Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại sở giao thông vận tải quảng ngãi (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.13 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng năm nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư ngày càng tăng
và chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách nhà nước, trong GDP, là
nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Qui mô của các dự án đầu tư và hiệu quả của nó tác động trực tiếp đến
sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế và đời sống con người.
Tại Quảng Ngãi các dự án đầu tư xây dựng trong lĩnh vực giao
thông đa phần được giao cho các BQL dự án của Sở Giao thông vận tải
Quảng Ngãi quản lý. Việc quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực giao
thông hiệu quả có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đối với đơn vị mà còn tác
động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Ý nghĩa của công tác quản lý dự
án và sự cần thiết hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư nói chung
và các dự án đầu tư tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi nói riêng chính
là lý do để tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ cơ sở lý thuyết về quản
lý dự án đầu tư và từ phân tích thực trạng tình hình quản lý các dự án
đầu tư tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi, đưa ra các giải pháp cụ
thể nhằm hoàn thiện những điểm yếu còn tồn tại trong công tác quản lý
dự án đầu tư tại đơn vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các dự án đầu tư của Sở
Giao thông vận tải Quảng Ngãi giai đoạn 2007-2011. Về đối tượng chủ
thể tham gia quản lý dự án đầu tư, luận văn tập trung vào nghiên cứu bộ
máy các phòng ban trực tiếp tham gia công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại cơ quan Văn phòng Sở và tại hai Ban quản lý dự án là BQL các
dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Quảng Ngãi và BQL dự án
đường tỉnh 623.




2
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như
tiếp cận hệ thống, thống kê đối chiếu so sánh, kết hợp với khảo sát thực
tế, phân tích đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, quan sát các mối
liên hệ để lý giải các vấn đề lý luận cơ bản liên quan công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó,
Luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
(1) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi.
(2) Phân tích, tổng hợp, đánh giá và luận giải có cơ sở lý luận
khoa học về thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Sở
Giao thông vận tải Quảng Ngãi trong những năm gần đây 2007-2011.
(3) Đưa ra giải pháp giải quyết và các kiến nghị nhằm hoàn
thiện và tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Sở Giao
thông vận tải Quảng Ngãi, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử
dụng vốn NSNN và hiệu quả xã hội khác.
6. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB tại Sở
Giao thông vận tải Quảng Ngãi
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án
đầu tư XDCB tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm
Quản lý, theo nghĩa chung là sự tác động có mục đích của chủ thể


3
vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quản
lý dự án đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào
dự án đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận
hành kết quả đầu tư) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế
xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả,
hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, trong điều kiện
xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và
quy luật đặc thù của đầu tư.
1.1.2. Sự cần thiết của việc quản lý các dự án đầu tư
Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước như
các dự án do Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi đảm nhận thường có
Ban quản lý dự án làm đại diện thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý sử
dụng phần vốn của nhà nước. Tuy vậy, hoạt động quản lý của các Ban
quản lý dự án chỉ giới hạn trong phạm vi quản trị dự án chứ không phải
hoạt động quản lý nhà nước đối với các dự án nhà nước.
Do vậy quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư từ nguồn ngân
sách nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn, tài nguyên thiên
nhiên,...
- Đảm bảo cho quá trình đầu tư, xây dựng công trình đúng quy
hoạch và thiết kế được duyệt, đảm bảo bền vững và mỹ quan, đảm bảo
chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý.
- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra .
- Hỗ trợ các Ban quản lý dự án thực hiện đúng vai trò chức năng
nhiệm vụ của người đại diện sở hữu nhà nước trong các dự án.

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.2.1. Lập dự án đầu tư
Giai đoạn lập dự án chính là giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư
xây dựng cơ bản hay còn gọi là giai đoạn chuẩn bị đầu tư, gồm hai công
việc chính, đó là:


4
Thứ nhất: Xây dựng ý tưởng dự án
Thứ hai: Phát triển dự án.
Trong tất cả các giai đoạn từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi kết
thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác vận hành thì giai đoạn chuẩn bị
đầu tư là quan trọng nhất, nó tạo tiền đề và quyết định sự thành công
hay thất bại ở các giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành
kết quả đầu tư.
1.2.2. Thẩm định dự án đầu tư
1.2.2.1. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
a) Nội dung thẩm định dự án đầu tư của người quyết định đầu tư
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án.
b) Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng; sự kết
nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào;
- Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi
trường, phòng chống cháy nổ;
- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn,
năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
1.2.2.2. Các phương pháp thẩm định DAĐT
a) Phương pháp thẩm định theo trình tự
Đó là cách thẩm định tuần tự theo trình tự biện chứng, từ thẩm

định tổng quát đến thẩm định chi tiết, kết quả trước làm tiền đề cho kết
quả sau.
b) Phương pháp so sánh các chỉ tiêu
Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến trong thực tế. Sử
dụng phương pháp này để đánh giá tính hợp lý và chính xác về các chỉ
tiêu của dự án. Trên cơ sở đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự
án, làm cơ sở ra quyết định đầu tư.
c) Phương pháp thẩm định dự án dựa trên phân tích độ nhạy cảm của


5
dự án
Phương pháp này thường áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp.
Đây là một phương pháp hiện đại được áp dụng trong thẩm định dự án
đầu tư. Mục đích là tìm ra các yếu tố nhạy cảm, ảnh hưởng đến các chỉ
tiêu chủ yếu của dự án như: chi phí đầu tư, nguyên liệu đầu vào, chính
sách của Nhà nước thay đổi theo hướng bất lợi cho dự án.
d) Phương pháp thẩm định dự án có xem xét đến những yếu tố rủi ro
Quá trình hình thành và thực hiện các dự án đầu tư thường rất
dài, trong khi đó dự án được xây dựng dựa trên cơ sở những dữ liệu giả
định của tương lai, do đó khi thực hiện dự án có thể phát sinh những rủi
ro không lường trước. Vì vậy, trong quá trình phân tích, đánh giá cần
xem xét những rủi ro có thể xảy ra, đây được xem là những nhân tố có
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án.
1.2.3. Lựa chọn nhà thầu
1.2.3.1. Nội dung quản lý đấu thầu
a) Kế hoạch cho hoạt động đấu thầu
Kế hoạch đấu thầu được lập cho toàn bộ dự án, hoặc trong trường
hợp chưa đủ điều kiện và thật cần thiết thì lập KHĐT cho 1 gói thầu
(hạng mục) và được người có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cho

chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu.
b) Tổ chức đấu thầu
Bao gồm tổ chức bộ máy, phân cấp trong đấu thầu, tổ chức nhân sự
trong đấu thầu, tổ chức hệ thống thông tin, dữ liệu về quản lý đấu thầu,
tổ chức thực hiện đấu thầu theo kế hoạch đã định.
c) Chỉ đạo đấu thầu
Là việc huy động và điều phối các nguồn lực phục vụ cho công tác
đấu thầu theo đúng kế hoạch, tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu
thầu thông qua các hoạt động thẩm định, phê duyệt đấu thầu, giám sát
đấu thầu nhằm đạt các mục tiêu đề ra, ngăn ngừa các sai sót, vi phạm
trong quá trình thực hiện.


6
d) Thanh tra, kiểm tra đấu thầu
Nhằm mục đích ngăn ngừa, xử lý có hiệu quả đối với các sai phạm,
tiêu cực nảy sinh trong các khâu của quá trình đấu thầu. Nội dung là
kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về công tác đấu thầu
như: tổ chức hoạt động đấu thầu, hình thức áp dụng đấu thầu hạn chế,
chỉ định thầu
1.2.3.2. Hình thức, phương thức đấu thầu và các tiêu chuẩn, phương
pháp để đánh giá lựa chọn nhà thầu
a) Hình thức, phương thức đấu thầu
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của gói thầu mà chủ đầu tư có thể
lựa chọn hình thức đấu thầu (như: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế,
chỉ định thầu,...) và phương thức đấu thầu (như: đấu thầu 1 túi hồ sơ, đấu
thầu 2 túi hồ sơ, đấu thầu 2 giai đoạn) khác nhau.
b)Tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu
Tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu được cụ thể hóa trong HSMT và được lập
theo mẫu quy định hiện hành của Chính Phủ, bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.
- Tiêu chuẩn đánh giá về trình độ, kỹ thuật chuyên môn của nhà thầu.
- Tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính, thương mại.
c) Phương pháp đánh giá HSDT
- Đánh giá sơ bộ HSDT
- Đánh giá chi tiết HSDT
1.2.4. Tổ chức thực hiện đầu tư
Để ngắn gọn, sau đây chúng ta gọi tắt công tác quản lý dự án ở
giai đoạn thực hiện đầu tư là quản lý dự án đầu tư. Quản lý dự án đầu tư
là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá
trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng
thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu
đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những
phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.


7
Mục tiêu của quản lý dự án được mô tả về mặt toán học theo
công thức C = f(P, T, S). Trong đó, C là chi phí, P là mức độ hoàn
thành công việc, T là thời gian thực hiện, S là phạm vi dự án.
1.2.4.1. Lập kế hoạch thực hiện dự án
Lập kế hoạch là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc,
dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển
một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn
dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch
truyền thống.
1.2.4.2. Quản lý tiến độ xây dựng công trình
Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi
công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với
tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công
kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn,
tháng, quý, năm.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi
công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện
nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án.
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên
có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng
công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng
ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng
tiến độ của dự án.
1.2.4.3. Quản lý chất lượng công trình, giám sát thi công
Nội dung chủ yếu bao gồm:
- Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư:
- Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư
đối với hình thức tổng thầu:
1.2.4.4. Quản lý chi phí, thanh, quyết toán công trình


8
a) Quản lý chi phí
Quản lý chi phí là việc kiểm tra theo dõi tiến độ chi phí, xác
định những thay đổi so với kế hoạch, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
để quản lý hiệu quả chi phí dự án.
b) Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình
Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc
hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng,
giám sát và các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối
lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức thanh toán trong hợp
đồng đã ký kết.

c) Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được
thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được
quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
1.2.5. Kiểm soát dự án đầu tư
1.2.5.1. Các giai đoạn của quá trình kiểm soát dự án
a) Theo dõi các công việc của dự án
Theo dõi các công việc của dự án là quá trình xem xét, thu thập
thông tin, thống kê, phân tích và lập báo cáo về tiến trình thực hiện dự
án trên thực tế so sánh với kế hoạch. Có nhiều phương pháp để theo dõi
dự án, tuy nhiên phương pháp mốc thời gian (mốc dự án) được quan
tâm nhiều nhất, nó được coi là một công cụ để giám sát dự án.
b) Đo lường tiến triển thực hiện dự án
Đo lường tiến triển thực hiện dự án là việc xem xét và ghi nhận
kết quả thực hiện các công việc của dự án theo lịch trình đã định sẵn về
mặt thời gian, chất lượng, chi phí. Trong QLDA có nhiều phương pháp
đo lường hiệu quả thực hiện dự án, tuy nhiên phương pháp "Earned
Value Management" (EVM – Quản lý giá trị thu được) là một trong
những công cụ hữu hiệu để thực hiện.


9
c) Phân tích kết quả
Phân tích kết quả là quá trình đánh giá kết quả công việc và so
sánh kết quả thu được với kế hoạch đề ra nhằm phát hiện những sai
lệch, thiếu sót và các nguyên nhân tác động, ảnh hưởng.
d)Điều chỉnh trong quá trình thực hiện
Sau khi phân tích, đánh giá nếu thấy sai lệch so với báo cáo cần

tiến hành điêu chỉnh kịp thời. Mức độ điều chỉnh tùy thuộc vào sai lệch
ít hay nhiều so với kế hoạch.
1.2.5.2. Nội dung kiểm soát dự án
a) Giám sát và đánh giá dự án
Giám sát dự án là việc liên tục thu thập và phân tích thông tin để
đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án. Công việc giám sát
dự án do cán bộ dự án và những đối tượng tham gia dự án thực hiện và
đây là một phần trong công tác quản lý dự án.
Đánh giá dự án là việc xem xét theo định kỳ một cách hệ thống và
khách quan tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, ảnh hưởng và tính bền
vững của các hoạt động của dự án.
Việc giám sát và đánh giá đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng để
đồng vốn đầu tư được sử dụng đúng mục tiêu và đảm bảo sự tăng
trưởng chung của nền kinh tế, được áp dụng đối với các dự án sử dụng
30% vốn nhà nước trở lên và cả các dự án sử dụng nguồn vốn khác.
b) Quản lý rủi ro dự án
Quản lý rủi ro được định nghĩa là một sự cố gắng có tổ chức để
nhận ra và lượng hoá các khả năng xảy ra rủi ro đồng thời đề xuất các
kế hoạch nhằm loại trừ hoặc giảm bớt các hậu quả mà rủi ro có thể gây
ra. Nhìn chung, quá trình quản lý rủi ro gồm 4 bước sau:
- Nhận dạng rủi ro.
- Phân loại rủi ro.
- Đo lường và đánh giá rủi ro.
- Xử lý rủi ro.


10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XDCB TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NGÃI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NGÃI
2.1.1. Giới thiệu về Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi – chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, có chức năng tham mưu, giúp
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao
thông vận tải, bao gồm: đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải và an
toàn giao thông trên địa bàn.
Sở Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác
của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh
tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải.
Thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND
ngày 05/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
2.1.2. Tổ chức quản lý của Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi
Tổ chức quản lý của đơn bị gồm:
1. Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc có các Phó giám đốc và các
phòng chuyên môn nghiệp vụ.
2. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, gồm:
- Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông vận tải;
- Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới;
- Ban Quản lý Cảng Sa Kỳ;
- Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong từng giai
đoạn, Giám đốc Sở Giao thông vận tải sẽ xây dựng đề án thành lập
thêm các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh quyết định.


11

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XDCB TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NGÃI GIAI
ĐOẠN 2007 -2011
2.2.1. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Mặc dù đơn vị có chức năng lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật nếu đủ
điều kiện năng lực theo quy định của Nhà nước nhưng trong thực tế
những năm qua hầu hết các Báo cáo kinh tế kỹ thuật do Sở Giao thông
vận tải Quảng Ngãi làm chủ đầu tư đều thuê tư vấn lập. Tuy nhiên việc
lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các dự án lớn, trọng điểm thì đội
ngũ cán bộ tư vấn đơn vị vẫn thực hiện chưa hiệu quả.
Đối với công tác lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
công trình thì chủ đầu tư tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị tư vấn có
đầy đủ điều kiện, năng lực tiến hành ký kết hợp đồng khảo sát, lập hồ sơ
thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình.
Nội dung hồ sơ dự án được lập theo các quy định hiện hành (theo
Nghị định 52, 12, 07 và các Nghị định thay thế như Nghị định 16, 112
và nay là Nghị định số 12/2009/NĐ-CP).
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện công tác lập dự án của một số dự án trọng
điểm của Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi (giai đoạn 2007 -2011)
Tiểu dự án Sông
Dự án Đường
Dự án Đường
Nội dung
Trường-Trà
ven biển Dung
Di Lăng -Trà
Bồng-Bình Long
Quất Sa Huỳnh
Trung
Thời gian lập dự án

- Kế hoạch
1 năm
2 năm
6 tháng
- Thực hiện
2 năm 6 tháng
3 năm
1 năm
- Chậm tiến độ
1 năm 6 tháng
2 năm
6 tháng
Số lần điều chỉnh
4 lần
5 lần
3 lần

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãiphòng QLĐT)
2.2.2. Thẩm định dự án
- Nội dung thẩm định dự án:
+ Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án
+ Xem xét đảm bảo tính khả thi của dự án


12
Về căn cứ thẩm định dự án: Cán bộ thẩm định dự án tại đơn vị
chủ yếu dựa vào các văn bản, quy định về đầu tư xây dựng, các tiêu
chuẩn, định mức, quy phạm được ban hành chính thức để thực hiện.
Về phương tiện thẩm định dự án: Đơn vị sử dụng hệ thống máy
móc và các phần mềm thông dụng trong tính toán các chỉ tiêu tài chính

của dự án, trong việc kiểm tra khối lượng và tổng dự toán, điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định. Tuy nhiên, hệ thống thông
tin của đơn vị chưa được nối mạng, chưa có trung tâm thực hiện chức
năng lưu trữ, cập nhật thông tin kịp thời do đó việc khai thác thông tin
phục vụ cho công tác thẩm định và các công tác khác còn hạn chế.
Về đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án: tại Sở Giao
thông vận tải Quảng Ngãi cán bộ phòng Quản lý đầu tư thực hiện công
tác chuẩn bị hồ sơ dự án đầu tư (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật), thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán xây dựng công
trình để trình cấp quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt hoặc trình
lãnh đạo Sở thẩm định, phê duyệt. Cán bộ Phòng Đầu tư phải chịu trách
nhiệm về độ chính xác của các số liệu trình ký (quy định tại quy trình
quản lý dự án đối với các dự án do Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi
làm chủ đầu tư).
Số lượng cán bộ phòng Quản lý đầu tư tại Sở Giao thông vận tải
Quảng Ngãi là 15 người, còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được đào
tạo bài bản về các kỹ năng thẩm định, phân tích dự án đầu tư. Chính vì
vậy việc thẩm định và thẩm định sơ bộ hồ sơ của các đơn vị tư vấn lập
trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt còn hời hợt nên chất
lượng một số dự án khi trình duyệt rất thấp, phải bổ sung, giải trình
nhiều lần, dẫn đến thời gian phê duyệt dự án kéo dài. Đây cũng là đòi
hỏi cấp thiết cần phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ thực hiện thẩm định dự án ở đơn vị.


13
Bảng 2.2 Tình hình thực hiện công tác thẩm định dự án của một số dự án
trọng điểm của Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi (giai đoạn 2007 -2011)
Tiểu dự án Sông Dự án Đường ven Dự án Đường
Nội dung

Trường-Trà Bồng- biển Dung Quất Di Lăng -Trà
Bình Long
Sa Huỳnh
Trung
Số lần thẩm định
3 lần
4 lần
2 lần
Thời gian thẩm định
4 tháng
6 tháng
3 tháng
Tổng mức đầu tư theo Quyết 730.152 triệu đồng
2.507.500 triệu
217.000 triệu
định phê duyệt dự án
đồng
đồng
Tổng dự toán đầu tư theo 1.125.000 triệu
3.134.500 triệu
412 triệu đồng
thiết kế
đồng
đồng
Giá trị vượt tổng mức đầu 394.848 triệu đồng
627 triệu đồng
195 triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi - phòng QLĐT)


2.2.3. Lựa chọn nhà thầu
Quy trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện qua các bước sau:
Chuẩn bị đấu thầu
(Lập HSMT, phê duyệt KHĐT và HSMT)

Tổ chức đấu thầu
(Thông báo, bán HSMT, nhận HSDT, mở thầu)

Đánh giá HSDT
Thương thảo, ký kết hợp đồng

Thông báo kết quả đấu thầu

Thẩm định và phê duyệt KQĐT

Hình 2.2 Quy trình lựa chọn nhà thầu tại Sở GTVT Quảng Ngãi
(Nguồn: phòng QLĐT Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi)


14
Bảng 2.3 Số lượng các gói thầu theo hình thức chọn thầu
Phân loại theo hình thức chọn thầu
Số dự
Đấu thầu rộng Đấu thầu hạn
án Số gói
Chỉ định thầu
Năm
rãi
chế
thực thầu

Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
hiện
lượng
%
lượng
%
lượng
%
2007
11
17
10
58,8
7
41,2
2008
13
25
16
64
1
4
8
32
2009

15
27
20
74
7
26
2010
14
32
26
81
6
19
2011
12
23
19
83
4
17
Tổng
65
124
91
72,16
1
4
32
27,04
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi phòng QLĐT)

Bảng 2.4 Gía trị tiết kiệm của công tác đấu thầu qua các năm
TT

Năm 2007 2008

2009

2010

2011

Thực hiện

Tổng
cộng

1

Tổng số gói thầu

17

25

27

32

23


124

2

Giá trị ước tính (tỷ đồng)

2.112 3.853 4.354 2.277 1.725 14.321

3

Giá trị trúng thầu

1.938 3.593 4.053 2.130 1.626 13.340

4

Giá trị giảm thầu (tiết kiệm)

174

260

301

147

99

981


5

Tỷ lệ giảm thầu, tiết kiệm (%)

8,24

6,75

6,91

6,46

5,74

6,85

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi phòng QLĐT)
2.2.4. Tổ chức thực hiện đầu tư
2.2.4.1. Lập kế hoạch thực hiện dự án
- Trên cơ sở nhiệm vụ được UBND tỉnh, Bộ Giao thông vận tải
giao, phòng Quản lý đầu tư chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên
môn, nghiệp vụ và BQL dự án tham mưu Gíam đốc Sở phê duyệt kế
hoạch tổng thể thực hiện dự án;


15
- Dựa vào kế hoạch tổng thể được duyệt, Ban QLDA có trách
nhiệm lập Kế hoạch chi tiết thực hiện dự án được giao nhiệm vụ quản
lý, trong đó phải nêu cụ thể nội dung công việc, thời gian hoàn thành và
trách nhiệm của các cá nhân tham gia quản lý dự án;

- Kế hoạch thực hiện dự án bao gồm: kế hoạch chuẩn bị đầu tư
dự án; kế hoạch bồi thường GPMB, tái định cư; Kế hoạch thực hiện đầu
tư dự án.
- Phòng Quản lý đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra tính khả thi
của Kế hoạch chi tiết do Ban QLDA lập và trình Giám đốc Sở phê
duyệt trước khi triển khai các bước tiếp theo của dự án; đôn đốc, kiểm
tra Ban QLDA và các đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực
hiện Kế hoạch chi tiết được duyệt.
2.2.4.2. Quản lý tiến độ xây dựng công trình
Ban QLDA:
- Kiểm tra tiến độ, kế hoạch, biện pháp thi công do các nhà thầu
lập, thực hiện việc hiệu chỉnh (hoặc lập lại nếu thấy cần thiết) nhưng
phải phù hợp với kế hoạch, tiến độ tổng thể và các mốc thời gian quan
trọng đã được phê duyệt;
- Chịu trách nhiệm quản lý tiến độ thực hiện đầu tư dự án;
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thực hiện theo đúng tiến
độ được duyệt;
- Việc điều chỉnh tiến độ chỉ thực hiện khi được sự cho phép
của Giám đốc Sở.
Phòng Quản lý đầu tư:
- Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tiến độ thực hiện dự
án của Ban QLDA và các nhà thầu; tham mưu Giám đốc Sở tổ chức họp
giao ban tiến độ định kỳ hoặc đột xuất;
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, tham mưu Giám đốc Sở trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng theo
đề nghị của các nhà thầu và Ban QLDA để làm cơ sở thực hiện.


16
Họp giao ban, kiểm tra tiến độ

- Đối với các dự án trọng điểm: Ban QLDA họp giao ban, kiểm
tra tiến độ 1 tuần 1 lần; Sở GTVT tổ chức họp 1 tháng 1 lần, ngoài ra
còn tham mưu cho UBND Tỉnh họp giao ban, kiểm tra tiến độ theo chỉ
đạo của UBND Tỉnh.
- Đối với các dự án khác: Ban QLDA họp giao ban, kiểm tra
tiến độ 1 tháng 1 lần; Sở GTVT tổ chức họp khi cần thiết.
- Đối với các cuộc họp giao ban do lãnh đạo Sở GTVT hoặc
lãnh đạo UBND Tỉnh chủ trì, nội dung họp giao ban kiểm tra tiến độ dự
án do Ban QLDA chuẩn bị, phòng Quản lý đầu tư chịu trách nhiệm
kiểm tra, tổng hợp.
2.2.4.3. Quản lý chất lượng công trình, giám sát thi công
Ban QLDA
- Xây dựng quy trình quản lý chất lượng dự án trình Sở GTVT
phê duyệt và tổ chức thực hiện; chịu trách nhiệm toàn diện về chất
lượng công trình từ khi khởi công đến khi kết thúc đưa công trình đi vào
khai thác, sử dụng.
- Tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng
công trình theo yêu cầu của Sở giao thông vận tải; tổ chức kiểm tra và
chứng nhận sự phù hợp của công trình (nếu cần thiết);
- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công
trình khi đủ các điều kiện năng lực theo quy định.
- Trong trường hợp Ban QLDA không đủ năng lực giám sát thi
công xây dựng công trình thì Sở GTVT sẽ lựa chọn nhà thầu thực hiện
nhiệm vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
Phòng Quản lý đầu tư: Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất,
thực hiện việc giám sát, đôn đốc Ban QLDA, các nhà thầu thi công xây
lắp, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế (thực hiện nhiệm vụ giám sát tác
giả) trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.
Phòng Quản lý giao thông:



17
- Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng dự án do Ban QLDA
lập và tham mưu Giám đốc Sở duyệt;
- Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng
công trình của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo quy định
của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với phòng Quản lý đầu tư và Ban QLDA
tham mưu Giám đốc Sở các biện pháp xử lý kỹ thuật đối với các sự cố
công trình phát sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án.
- Đối với Quản lý chất lượng tại công trình: chủ yếu quản lý ở các
nội dung sau: Kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào - Giám sát chất lượng
trong quá trình thực hiện – Kiểm tra chất lượng đầu ra của sản phẩm.
- Đối với Quản lý chất lượng do nhà thầu tự tổ chức: Theo
Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì nhà thầu chịu trách nhiệm chính và
trước tiên về chất lượng công việc mình hoàn thành, vì vậy trong thời
gian qua công tác quản lý chất lượng do nhà thầu tự tổ chức, tại đơn vị
chủ yếu chỉ kiểm tra một số hoạt động.
2.2.4.4. Quản lý chi phí, thanh, quyết toán công trình
Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư là một khâu không thể
thiếu của quá trình thực hiện dự án, đảm bảo hoàn thành trọn vẹn dự án.
Trong những năm qua việc thanh toán khối lượng cho các nhà thầu của
các Ban quản lý dự án thuộc Sở GTVT rất kịp thời, việc giải ngân cuối
các năm đa phần đều hoàn thành đúng kế họach được giao. Hầu hết tiến
độ quyết toán các dự án đều đảm bảo tiến độ tất toán tài khoản kịp thời.
Sở GTVT đã chỉ đạo, đề xuất cấp thẩm quyền kiểm soát việc thanh toán
vốn, quy trình, chất lượng trong thanh quyết toán vốn từng bước được
nâng cao, cải tiến thủ tục hồ sơ, giảm thời gian giải quyết khi tạm ứng
vốn, phối hợp các cơ quan tài chính, kho bạc, xây dựng,.. trong việc đôn
đốc công tác thanh quyết toán vốn đầu tư các dự án tồn đọng trên tài

khoản kho bạc.


18
Bảng 2.5 Số liệu giải ngân vốn đầu tư XDCB năm 2011 của một số
dự án tiêu biểu
ĐVT: đồng
Tổng mức
Kế
đầu tư
hoạch
TT
được
năm
duyệt
2011
1 Đường Nguyễn Trãi
126.178
50
2 Bồ Đề - Đức Lợi - Mỹ Á
36.434 17.000
3 Đường Nguyễn Công Phương
30.495
50
4 Dự án Cầu Mới
18.329 13.600
5 Đường Đồng Cát Suối Bùn
14.990
9.000
6 Cầu Gò Nhung

14.000
4.707
7 Quốc lộ 1A Bình Minh
8.094 13.200
8 NTLS Hành Minh - Hành Phước
6.244
4.200
Quốc lộ 24 Thạch Trụ - Phổ
9
396.099 25.000
Phong
10 Dung Quất Sa Huỳnh
729.000 323.677
Danh mục dự án,
nguồn vốn

Thực
%giải
Giải
hiện
ngân so
ngân
năm
với KH
2011
2011
vốn
122
50
100%

17.659 17.000
100%
50
50
100%
18.422 13.600
100%
8.074 9.000
100%
4.707 4.707
100%
13.109 12.860
97%
3.133 2.214
53%
77.762 10.874

43%

99.321 58.359

18%

2.2.4.5. Quản lý nguồn nhân lực

Nhân sự của các Ban quản lý dự án trực thuộc Sở GTVT
Quảng Ngãi hiện nay không nhiều, đông nhất là 30 người ở Ban
quản lý các ĐTXD công trình giao thông, số lượng cán bộ không
nhiều nhưng khối lượng công việc quản lý lại rất lớn. Do đó, từ
lâu công tác đào tạo nhân sự đã được Sở giao thông vận tải hết

sức chú trọng. Một mặt, các cán bộ được cử đi học các khóa đào
tạo nâng cao nghiệp vụ ngắn hạn, dài hạn, hoặc đơn vị trực tiếp
mời những chuyên gia có kinh nghiệm về hướng dẫn, hỗ trợ
những phần nhân lực chưa đáp ứng được trong quá trình làm việc.
2.2.5. Kiểm soát dự án
2.2.5.1. Giám sát và đánh giá dự án
2.2.5.2. Quản lý rủi ro dự án
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XDCB TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NGÃI GIAI
ĐOẠN 2007 -2011
2.3.1. Các kết quả đạt được


19
- Công tác thẩm định dự án nhìn chung đáp ứng khá về yêu cầu
chuyên môn, trình độ đội ngũ làm công tác tác thẩm định ngày càng
được nâng cao.
- Tỷ lệ đấu thầu rộng rãi chiếm tỷ lệ cao (72,16%), đội ngũ cán
bộ làm công tác đấu thầu ngày càng trưởng thành, góp phần tiết kiệm
nguồn vốn ĐTXDCB cho NSNN.
- Công tác quản lý tiến độ: Trong quá trình thực hiện dự án, đơn
vị đã tổ chức theo dõi, bám sát công trường, kịp thời ghi lại những diễn
biến phát sinh. Định kỳ báo cáo về phòng nghiệp vụ liên quan và Ban
Giám đốc để kịp thời xử lý các tình huống vướng mắc phát sinh. Nhờ
vậy mà tiến độ một số dự án đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Công tác quản lý chất lượng dự án: Căn cứ những quy định
của Nhà nước về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình,
Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chi
tiết, chặt chẽ, từ kiểm tra đầu vào – kiểm tra trong quá trình thực hiện –
kiểm tra đầu ra. Nhờ đó giảm thiểu được sai sót trong thi công, chất

lượng công trình được nâng cao.
- Công tác quản lý rủi ro dự án: Đơn vị đã ứng dụng phương
pháp thống kê nhằm dự báo thời tiết khu vực trong năm để định mốc
thời gian thi công phù hợp (đổ bêtông, rải nhựa đường,…).
2.3.2. Các mặt hạn chế
- Chất lượng công tác thẩm định chưa cao: cách thức thẩm định chủ
yếu dứa vào số liệu, thông tin do bên tư vấn lập, việc đi thực tế, kiểm tra đối
chứng thông tin còn thiếu, dẫn đến việc thẩm định yếu tố thị trường (đầu
vào, đầu ra của dự án) chưa được đề cập kỹ và quan tâm đúng mức
- Chất lượng lựa chọn nhà thầu chưa thực sự được nâng cao: Việc
lập các HSMT còn nhiều bất cập, các yêu cầu kỹ thuật đôi khi thiếu hợp
lý gây lãng phí hoặc khó lựa chọn nhà thầu
- Công tác giám sát và kiểm soát việc thực hiện dự án chưa mang
tính chuyên nghiệp và thực sự hiệu quả.


20
- Công tác quản lý chất lượng dự án chưa chú trọng vào nhân tố
con người, đặt biệt là đạo đức của kỹ sư tư vấn giám sát.
- Trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc không hoàn thành
nhiệm vụ được giao chưa được xem xét một cách rõ ràng, thỏa đáng.
- Việc thực hiện quy định về quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
của các chủ đầu tư chưa được các cấp, các ngành đôn đốc, chỉ đạo một
cách nghiêm chỉnh.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ công chức còn chưa đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ.
2.3.3. Những nguyên nhân của các hạn chế
- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý
dự án đầu tư và xây dựng chưa đồng bộ và chưa theo kịp với thực tế.
- Đội ngũ cán bộ quản lý dự án của đơn vị chủ yếu là các kỹ sư,

số lượng khá mỏng so với khối lượng công việc được giao, nghiệp vụ
thiên về kỹ thuật, không chuyên về quản lý dự án.
- Khi lựa chọn nhà thầu Tổ chuyên gia xét thầu chủ yếu thiên về
khía cạnh giá thầu thấp mà ít chú ý đến năng lực của nhà thầu
- Một số bộ phận cán bộ quản lý yếu kém cả về trình độ chuyên
môn lẫn phẩm chất đạo đức.
- Sự phối hợp trong công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra chưa
chặt chẽ, chưa có cơ chế phối hợp, quy trình phối hợp và chế độ trách
nhiệm để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDXB TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
QUẢNG NGÃI
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Quan điểm phát triển giao thông tỉnh Quảng Ngãi đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020
Với quan điểm giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng


21
trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi
trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát
triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành
Quyết định 3855/QĐ-UBND ngày 31/12/2005 về Quy hoạch phát triển
giao thông tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 cả về đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không.
3.1.2. Nhiệm vụ của Sở giao thông vận tải Quảng Ngãi trong kế
hoạch thực hiện quy hoạch giao thông của UBND tỉnh Quảng Ngãi
theo định hướng đến năm 2020
Theo Quyết định 3855/QĐ-UBND ngày 31/12/2005 của UBND

tỉnh Quảng Ngãi Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi được giao nhiệm
vụ làm chủ đầu tư của dự án Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển
Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 có định hướng đến
năm 2020. Đây là một dự án lớn về giao thông của tỉnh Quảng Ngãi bao
gồm các nội dung cơ bản sau:
- Quy hoạch phát triển hệ thống đường bộ
- Quy hoạch hệ thống bến xe
- Quy hoạch phát triển mạng lưới đường sông
- Quy hoạch luồng tuyến
- Quy hoạch bến bãi
- Quy hoạch phát triển cảng biển và vận tải biển:
- Quy hoạch phát triển đường sắt qua tỉnh Quảng Ngãi
- Quy hoạch phát triển ngành hàng không
3.1.3. Hệ thống quan điểm định hướng khi xây dựng các giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB tại Sở GTVT
Quảng Ngãi
3.1.3.1. Tuân thủ các quy định của pháp luật
3.1.3.2. Đảm bảo đánh gía đầy đủ các nội dung trong từng giai đoạn của
dự án


22
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA SỞ
GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NGÃI
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình
3.2.1.1. Xác lập quy trình soạn thảo dự án đầu tư
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác lập dự án
3.2.2. Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư
3.2.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu đối với công tác thẩm định dự

án đầu tư
- Yêu cầu về nhận thức đối với công tác thẩm định:
- Căn cứ, nội dung và phương tiện thẩm định DA:
3.2.2.2. Xây dựng phương pháp thẩm định dự án đầu tư
3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây
dựng
3.2.3.1. Xây dựng quy trình lựa chọn nhà thầu
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
3.2.3.3. Tổ chức chặt chẽ công tác kiểm tra, thanh tra việc lựa chọn
nhà thầu
- Kiểm tra kỹ HSMT
- Tiền kiểm và hậu kiểm trong quá trình giám sát xét thầu
3.2.4. Hoàn thiện công tác giám sát và kiểm soát quá trình thi công
3.2.4.1. Hoàn thiện công tác giám sát và kiểm soát tiến độ thi công
* Phổ biến và giao nhiệm vụ:
* Tổ chức theo dõi, gíam sát tiến độ:
* Sử dụng chỉ số SPI đo lường sự biến động của kế hoạch:
* Xác định nguyên nhân chậm tiến độ:
* Các giải pháp xử lý chậm tiến độ:
3.2.4.2. Hoàn thiện công tác giám sát và kiểm soát rủi ro
a) Đánh giá khả năng hoàn thành dự án đúng tiến độ
b) Bổ sung phương án giảm thiểu rủi ro


23
3.2.4.3. Hoàn thiện công tác giám sát và kiểm soát chất lượng dự án
3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án
3.2.6. Triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 quy định tại đề án 30/QĐ-TTg và
Quyết định 435/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của UBND tỉnh Quảng

Ngãi đối với các thủ tục hành chính chưa được chuẩn hóa.
3.2.7. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước
KẾT LUẬN
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông là chìa khóa quan
trọng để tăng cường sức bật của kinh tế, mở ra một xu thế tăng cường
hội nhập giao lưu giữa các vùng miền trên cả nước. Nhờ những cố gắng
trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều đầu tư cho công tác
xây dựng, nâng cấp và bảo trì hệ thống đường giao thông tạo đà cho sự
phát triển kinh tế tỉnh nhà. Quản lý các dự án giao thông có nguồn vốn
NSNN đảm bảo hiệu quả đang là vấn đề bức xúc được Đảng, Nhà nước
và cả xã hội hết sức quan tâm. Trong những năm qua, công tác quản lý
dự án tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả
quan trọng vừa đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ chính trị của Tỉnh
giao, vừa hạn chế thất thoát tiền và tài sản Nhà nước. Tuy nhiên, bên
cạch đó vẫn còn những hạn chế, bất cập cần phải có những giải pháp,
biện pháp triển khai hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án ĐTXDCB
tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi ” đã tập trung giải quyết một
cách cơ bản các yêu cầu nội dung đặt ra, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hoá những vấn
đề lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư, những nội dung cơ bản của
công tác quản lý dự án đầu tư.


24
Thứ hai, Luận văn đã thống kê tổng hợp, phân tích và đánh giá
thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư XDCB tại Sở Giao thông vận
tải Quảng Ngãi trong những năm qua (giai đoạn 2007 -2011). Qua đó,
chỉ rõ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập và
nguyên nhân của những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện công tác

quản lý dự án đầu tư XDCB tại KBNN Quảng Ngãi.
Thứ ba, Trên cơ sở những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên
nhân đã được xác định, luận văn đã đưa ra hệ thống các quan điểm định
hướng; qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể, giải pháp có tính định
hướng nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án
ĐTXDCB tại Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi trong thời gian tới.
Trên cơ sở bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
về quản lý dự án và ĐTXDCB, luận văn đề xuất một hệ thống các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án ĐTXDCB nguồn vốn
NSNN và đưa ra các điều kiện để thực hiện các giải pháp đó. Các giải
pháp đề xuất của Luận văn được dựa trên các luận cứ khoa học về lý
luận và thực tiễn. Ngoài những phương pháp, các giải pháp dưa ra nhằm
giải quyết những hạn chế, bất cập trước mắt, Luận văn còn chú trọng đề
xuất những giải pháp mang tính định hướng và chiến lược lâu dài cho
công tác quản lý dự án trong thời gian tới. Một số giải pháp của đề tài
đã đưa ra chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót - rất mong được sự
quan tâm góp ý xây dựng của Thầy Cô giáo, các Nhà khoa học để đề tài
được hoàn thiện và có tính khả thi hơn.,.



×