Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm soát chi phí tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình đô thị đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.32 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẶNG THỊ QUÝ THANH

TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN PHỤC VỤ KIỂM
SOÁT CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số
: 60.34.30

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - 2012


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI

Phản biện 1:............................................................................
Phản biện 2:...........................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà nẵng
vào ngày.........tháng ........năm 2012

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại hoạc Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Với định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công
tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng đã được chú
trọng thực hiện. Điều đó không chỉ có ý nghĩa khối lượng công việc của
ngành xây dựng cơ bản tăng lên mà song song với nó là số vốn đầu tư xây
dựng cơ bản cũng gia tăng. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế
nào để kiểm soát tốt CPXL, khắc phục được tình trạng lãng phí, thất thoát
vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp có thời gian kéo dài. Để
kiểm soát tốt CPXL trong quá trình thi công thì nhu cầu thông tin phục vụ
cho kiểm soát trở nên đa dạng và bức thiết.
Với mục tiêu và nhiệm vụ do Hội đồng quản trị của công ty đặt ra cho
Công ty Cổ phần ĐTXD Công trình Đô thị Đà Nẵng là kinh doanh có lãi, bảo
tồn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Công ty, đã đặt ra cho Công ty
một thách thức lớn trong vấn đề làm thế nào để kiểm soát tốt chi phí xây lắp.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu:
Kiểm soát nội bộ là bộ phận quan trọng giúp cho nhà quản lý kiểm tra,
giám sát được quá trình hoạt động. Trong đó kiểm soát chi phí là một vấn đề
quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Việc kiểm soát chi
phí tốt sẽ ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phi, tăng lợi
nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kiểm
soát tốt chi phí thì nhà quản trị cần phải có thông tin. Để đảm bảo thông tin
kế toán cung cấp cho nhà quản trị có chất lượng ngày càng cao thì cần thiết
phải xác định yêu cầu của thông tin kế toán cung cấp, từ đó có thể tổ chức
thông tin phù hợp và hữu ích cho nhà quản trri

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã có nghiên cứu một số công
trình tiêu biểu như:: “Xây dựng hệ thống kiểm soát chi phí xây lắp tại các
đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Miền Trung” của tác giả Nguyễn
Phi Sơn (2006), Đại học Đà Nẵng; “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi
phí sản xuất tại các đơn vị xây lắp trực thuộc Công ty Hữu Nghị Nam Lào”
của tác giả Trần Quang Hiền (2009, Đại học Đà Nẵng.


2
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đi sâu vào vấn đề tổ
chức các thủ tục kiểm soát chi phí xây lắp chứ chưa đi sâu vào vấn đề tổ chức
thông tin kế toán để phục vụ cho kiểm soát chi phí xây lắp.
3. Mục đích nghiên cứu:
Về lý luận: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các cơ sở lý luận
cơ bản về tổ chức thông tin kế toán nhằm phục vụ kiểm soát CPXL
Về thực tiễn: Thông qua việc tìm hiểu, thu thập, tổng hợp, phân tích
thông tin kế toán từ thực tiễn tại Công ty Cổ phần ĐTXD Công trình Đô thị
Đà Nẵng, phát hiện những hạn chế trong công tác tổ chức thông tin kế toán
phục vụ kiểm soát CPXL và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện
công tác tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm soát CPXL tại đơn vị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm
soát CPXL trong doanh nghiệp xây dựng bao gồm việc tổ chức thông tin để
kiểm soát trước, kiểm soát trong quá trình thi công công trình.
Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty Cổ phần ĐTXD Công trình Đô thị Đà
Nẵng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã dựa trên cơ sở phương pháp
luận duy vật biện chứng và sử dụng các phương pháp cụ thể như phương
pháp phân tích, tiếp cận thu thập thông tin, tổng hợp, so sánh lý luận và thực

tiễn để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
6. Tên và kết cấu của Luận văn:
Tên Luận văn: “Tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm soát chi phí tại
Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng công trình Đô thị Đà Nẵng”
Kết cấu luận văn: Ngoài lời mở đầu và kết luận, Nội dung của luận văn
được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm soát
chi phí trong doanh nghiệp xây lắp.
Chương 2: Thực trạng tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm soát chi
phí xây lắp tại Công ty Cổ phần ĐTXD Công trình Đô thị Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán phục vụ
kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần ĐTXD Công trình Đô thị Đà
Nẵng


3
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN PHỤC VỤ
KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Thông tin kế toán
1.1.1. Khái niệm, vai trò của thông tin
Đứng trên góc độ là người kế toán thì thông tin là những dữ liệu đã qua
quá trình xử lý thành dạng dễ hiểu, dễ sử dụng có nghĩa và có giá trị trong
việc ra quyết định đối với người nhận tin.
Thông tin có vai trò là phương tiện để thống nhất mọi hoạt động của tổ
chức, là cơ sở để ra các quyết định quản trị và nó tạo điều kiện cho các chức
năng quản trị tốt và gắn hoạt động của doanh nghiệp với môi trường bên
ngoài doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm, tính chất của thông tin kế toán
Thông tin kế toán là những thông tin có được do hệ thống kế toán xử lý

và cung cấp. Thông tin kế toán là thông tin động về tình hình chu chuyển tài
sản trong một doanh nghiệp; là những thông tin về hai mặt của mỗi hiện
tượng, mỗi quá trình và là kết quả của quá trình có tính 2 mặt: Thông ti và
kiểm tra
1.2. Kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị xây lắp
1.2.1. Khái quát về kiểm soát: Kiểm soát là quá trình áp dụng những cơ chế
và phương pháp để đảm bảo rằng các hoạt động và thành quả đạt được phù
hợp với mục tiêu, kế hoạch và chuẩn mục của tổ chức.
Kiểm soát chi phí là việc sử dụng các phương pháp thích hợp nhằm đánh
giá thực hiện kế hoạch chi phí. Mục tiêu của kiểm soát chi phí là xem xét:
Mức độ hoàn thành kế hoạch theo tiến độ đã được lập, Chi phí thực tế phát
sinh so với dự toán, Xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động
đến tình hình thực hiện dự toán chi phí.
1.2.2. Khái niệm về kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về
BCTC (COSO): KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị


4
và các nhân viên của doanh nghiệp chi phối, nó được thiết lập để cung cấp
một sự đảm bảo hợp lý. nhằm thực hiện ba mục tiêu: BCTC đáng tin cậy,
tuân thủ các luật lệ và quy định, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VAS 400: Hệ thống KSNB là các
quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp
dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm
tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, để lập BCTC trung
thực, hợp lý nhằm bảo vệ, quản lý, và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.
1.2.3. Vai trò, vị trí của hệ thống kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ có vai trò rất quan trọng trong công tác quản
lý, nó giúp cho nhà quản lý điều hành và kiểm soát tốt mọi hoạt động diễn ra

trong doanh nghiệp.
1.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến công
tác kiểm soát CPXL
1.3.1. Đặc điểm sản phẩm xây lắp: Sản phẩm xây lắp có các đặc điểm: là
những công trình, vật kiến trúc…có quy mô kết cấu phức tạp, sản phẩm xây
lắp cố định tại nơi sản xuất trong khi các điều kiện sản xuất phải di chuyển
theo địa điểm sản xuất sản phẩm, sản phẩm xây lắp được sử dụng lâu dài
chịu ảnh hưởng của môi trường sinh thái, cảnh quan và sau khi hoàn thành
sản phẩm xây lắp rất khó thay đổi.
1.3.2. Chi phí xây lắp:
CPXL là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa cần thiết để xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng hay trang bị
lại kỹ thuật công trình mà đơn vị bỏ ra trong một giai đoạn kinh doanh nhất
định.
Trên góc độ phân loại nhằm mục đích kiểm soát chi phí, người ta phân
loại chi phí theo công dụng kinh tế hay khoản mục chi phí: Chi phí NVL trực
tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sử dụng MTC, Chi phí sản xuất
chung.
1.4. Vị trí và vai trò của thông tin kế toán đối với kiểm soát CPXL


5
1.4.1. Vị trí của thông tin kế toán
1.4.2. Vai trò của thông tin kế toán đối với kiểm soát CPXL
Xuất phát từ vị trí của thông tin kế toán ta thấy để phục vụ kiểm soát chi
phí thông tin kế toán bao gồm các vai trò sau đây:
• Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch và dự toán.
• Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện.
• Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra đánh giá
Thông tin là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng

cao năng lực kiểm soát trong doanh nghiệp thông qua việc hình thành các
báo cáo để cung cấp thông tin về CPXL cho các cấp quản lý.
1.5. Tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm soát chi phí xây lắp
1.5.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp
1.5.2. Tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm soát CPXL trong doanh
nghiệp xây lắp:
Để kiểm soát thì cần phải có thông tin đầy đủ, một hệ thống thông tin
đầy đủ phải có hai nhân tố đó là: Thông tin dự toán và thông tin thực hiện.
1.5.2.1. Tổ chức thông tin dự toán
Tổ chức thông tin dự toán tức là lên kế hoạch về số lượng, chất lượng,
giá cả của từng loại NVL cần sử dụng theo từng công trình, hạng mục công
trình cũng như thời điểm, số lượng nhiên liệu sử dụng cho MTC công trình
một cách thích hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất sự hao hụt và thất thoát.
Trong các doanh nghiệp xây lắp, đối tượng cần lập dự toán là các hạng
mục công trình và công trình. Một điều thuận lợi trong việc xây dựng định
mức chi phí cho các công trình xây dựng là Bộ xây dựng đã ban hành hệ
thống định mức xây lắp tại Quyết định 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 và
công văn 1776&1777/CV-BXD ngày 14/9/2006 của Bộ xây dựng. Đây là cơ
sở cho các đơn vị xây lắp xây dựng định mức chi phí của mình; Hệ thống dự
toán này chính là hệ thống định mức cho các khoản mục chi phí.


6
1.5.2.2 Tổ chức thông tin thực hiện
Tổ chức thông tin thực hiện tức là tổ chức thông tin cho việc đo lường
các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình thi công công trình.
Thông tin thực hiện mà kế toán thu thập cho thấy tình hình hoạt động của
doanh nghiệp trong thời kỳ đã qua.
Để thông tin thực hiện phục vụ cho mục đích kiểm soát chi phí tại đơn vị
thì đòi hỏi thông tin đó phải được thu thập phù hợp với dự toán đã lập. Điều

đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của việc thực
hiện các kế hoạch.
a. Tổ chức thông tin thực hiện chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây
lắp bao gồm: Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu, tổ chức tài khoản kế toán,
Sử dụng hệ thống sổ kế toán và tổ chức hệ thống báo cáo về CPXL phù hợp
với đối tượng lập dự toán.
b. Để tổ chức thông tin thực hiện phục vụ cho kiểm soát CPXL cần tổ
chức thông tin ở tất cả các khoản mục CPXL:
*Đối với chi phí NVL trực tiếp: Cần tổ chức thông tin trong khâu cung
ứng và sử dụng NVL cả về số lượng, chất lượng và đơn giá nhằm ngăn ngừa
mất mát, hư hỏng hoặc sử dụng lãng phí NVL cho thi công xây lắp.
* Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Cần tổ chức thông tin trong khâu
sử dụng lao động như theo dõi, kiểm tra đạo đức nghề nghiệp, trình độ tay
nghề, ngày công, năng suất lao động.
* Đối với chi phí sử dụng MTC: Cần tổ chức thông tin trong khi sử dụng
máy phục vụ cho sản xuất như theo dõi số giờ công, vật tư sử dụng cho máy,
chi phí dịch vụ và chi phí bằng tiền khác phục vụ cho máy.
* Đối với chi phí sản xuất chung: Cần tổ chức thông tin theo dõi nhân
viên quản lý, vật tư sử dụng cho quản lý xây dựng. Do chi phí chung bao
gồm nhiều loại có tính chất khác nhau nên để kiểm soát tốt loại chi phí này
doanh nghiệp cần tổ chức chi tiết số liệu để tạo điều kiện tốt hơn trong quá
trình kiểm soát.
1.5.2.3. Sử dụng thông tin kế toán phục vụ kiểm soát chi phí xây lắp


7
Nhà quản trị sau khi lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế
hoạch đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá thực hiện nó. Phương pháp thường
dùng là so sánh số liệu dự toán (kế hoạch) với số liệu thực hiện, để từ đó
nhận diện các sai lệch giữa kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra. Để làm

được điều này nhà quản trị cần được cung cấp các báo cáo thực hiện, có tác
dụng như một bước phản hồi giúp nhà quản trị có thể nhận diện những vấn
đề cần phải điều chỉnh cho hợp lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tổ
chức thông tin kế toán nhằm phục vụ kiểm soát chi phí xây lắp. Qua đó rút ra
kết luận rằng, để kiểm soát tốt chi phí cần phải tổ chức tốt thông tin dự toán
(kế hoạch), tổ chức theo dõi thông tin thực hiện và kiểm tra đánh giá giữa
thực hiện với kế hoạch một cách phù hợp, khoa học.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN PHỤC VỤ KIỂM
SOÁT CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG.
2.1. Khái quát chung về tình hình công ty
Công ty Cổ phần ĐTXD công trình đô thị Đà Nẵng - trước đây là Công
ty Công trình đô thị Đà Nẵng trực thuộc Sở Giao thông Công chính thành
phố Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động theo hình thức cổ phần từ ngày
21 tháng 4 năm 2009.
Trụ sở chính: 26 Trần Bình Trọng, quận Hải Châu, TPĐN.
Vốn điều lệ: 23.000.000.000 đồng, Trong đó Nhà Nước giữ: 49%.
Công ty Cổ phần ĐTXD Công trình Đô thị Đà Nẵng là doanh nghiệp
hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó xây lắp là lĩnh vực hoạt động chính
và chủ yếu.
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý và tổ chức bộ máy kế
toán của công ty
2.2.1. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ


8

2.2.2. Tổ chức quản lý tại Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần ĐTXD Công trình Đô thị Đà Nẵng
được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng.
2.2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Để kiểm soát được dễ dàng chặt chẽ, Công ty áp dụng mô hình Bộ máy
kế toán vừa tập trung vừa phân tán.
2.3. Hệ thống thông tin kế toán của công ty: Hệ thống thông tin kế toán có
hai chức năng là thông tin và kiểm tra. Vì vậy nó góp phần bảo vệ tài sản và
cung cấp các thông tin đáng tin cậy phục vụ cho người sử dụng thông tin ra
quyết định.
2.3.1. Đặc điểm về hệ thống chứng từ kế toán
Công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán ban hành kèm theo quyết
định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Số lượng chứng
từ trong công ty là tương đối đầy đủ, phù hợp với trình độ cách thức quản lý
của bộ phận kế toán và thực hiện theo đúng quy định.
2.3.2. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức “Chứng từ ghi sổ” và
được sử dụng trên chương trình phần mềm kế toán dựa trên Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.
2.3.3. Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay Công ty đang áp dụng Hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản
sửa đổi, bổ sung liên quan để xây dựng hệ thống tài khoản riêng trong đó cụ
thể hóa thêm việc hạch toán một số tài khoản cho phù hợp với đặc điểm tổ
chức quản lý.
2.4. Thực trạng công tác tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm soát chi
phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng công trình Đô thị Đà
Nẵng
2.4.1. Yêu cầu kiểm soát chi phí ở công ty
2.4.1.1. Phân loại chi phí sản xuất tại công ty.

Tại công ty Cổ phần ĐTXD Công trình Đô thị Đà Nẵng, căn cứ trên mục
đích và công dụng của chúng, chi phí sản xuất được phân chia theo khoản
mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử
dụng MTC và chi phí sản xuất chung.


9
2.4.1.2. Yêu cầu kiểm soát chi phí xây lắp của Công ty
Mục tiêu của Công ty là giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo chất
lượng công trình, tuân thủ luật pháp, bảo tồn, phát triển vốn và tạo dựng uy
tín cho Công ty trên thị trường, chính điều đó yêu cầu Công ty phải kiểm
soát tốt CPXL. Để thông tin kế toán đáp ứng được mục tiêu kiểm soát CPXL
thì thông tin đó cần thiết phải được tổ chức từ khi chuẩn bị đến khi hoàn
thành công trình bao gồm: Tổ chức thông tin dự toán (Kế hoạch CPXL); tổ
chức luân chuyển chứng từ và tập hợp chi phí xây lắp trên cơ sở đó tổ chức
các báo cáo phục vụ kiểm soát chi phí trong quá trình thi công; tổ chức kiểm
tra và đánh giá giữa thực hiện và kế hoạch để giúp cho nhà quản trị đưa ra
các quyết định kịp thời và chính xác.
2.4.2. Tổ chức thông tin dự toán: Tại Công ty Cổ phần ĐTXD Công trình
Đô thị Đà Nẵng, dự toán chi phí trong hồ sơ dự thầu cũng chính là dự toán
CPXL của công trình, hạng mục công trình mà công ty sử dụng trong quá
trình thi công.
Trong nhiều năm qua việc lập dự toán nội bộ CPXL không được Công ty
quan tâm, đơn vị chủ yếu sử dụng dự toán CPXL trong hồ sơ dự thầu. Chính
vì thế công tác đo lường, so sánh gặp nhiều khó khăn.
Để có cơ sở giao thầu và đảm bảo thực hiện xây lắp đạt chất lượng theo
thiết kế. Chủ đầu tư thường yêu cầu Công ty XD kế hoạch chi phí, tuy nhiên
việc XD kế hoạch cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó nhằm hợp thức hóa
số liệu trong với giá trúng thầu để thuyết phục chủ đầu tư.
Do không XD kế hoạch CPXL ngắn hạn nên Ban lãnh đạo của Công ty

không có cơ sở để xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch thi công xây lắp,
không có cơ sở để so sánh CPXL thực tế phát sinh cũng như không thấy
được những nhân tố ảnh hưởng nhằm phát hiện vấn đề bất thường, sai sót để
điều chỉnh và sử lý kịp thời. Chính điều này đã làm cho công tác kiểm soát
CPXL tại Công ty gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu
quả của hoạt động xây lắp.
2.4.3. Tổ chức thông tin thực hiện:
Thông tin thực hiện là thông tin về hiện tượng và sự kiện xảy ra, đã phát
sinh. Tổ chức thông tin thực hiện tức là tổ chức thông tin cho việc đo lường


10
các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình thi công công trình phù
hợp với dự toán đã lập.
Tại công ty, CPXL được tập hợp cho cả công trình chứ không tập hợp
cho từng hạng mục, việc đo lường này không phù hợp với dự toán mà công
ty đã xây dựng, nó chỉ mang tính thống kê và viêc hạch toán chi phí phát
sinh tại các công trình chỉ phục vụ cho công tác kế toán tài chính tại đơn vị
chứ chưa phục vụ cho mục đích kiểm soát chi phí phát sinh và theo dõi đôn
đốc tiến độ thi công công trình.
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP
Công trình: Khu C – Nam cầu Cẩm Lệ (giai đoạn 2)
Quý 3 năm 2011
Tháng
Loại chi phí
NVLTT
NCTT
MTC
SXC
Tổng

07
561.746.602 367.427.323 528.182.438
56.941.032 1.514.297.395
08
498.684.625 339.013.000 405.228.550
57.664.000 1.300.590.175
09
563.520.948 485.120.437 417.114.987
36.080.920 1.501.837.292
Cộng
1.623.952.175 1.191.560.760 1.350.525.975
150.685.952 4.316.724.862
(Nguồn : Số liệu kế toán tại Công ty quý III năm 2011)
2.4.4. Báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch CPXL
Tại công ty, kế toán công trình chỉ thực hiện chức năng đơn thuần là ghi
chép chi phí đã phát sinh và báo cáo định kỳ hoặc khi công trình hoàn thành,
việc tập hợp CPXL chưa phù hợp với dự toán đã xây dựng, Điều đó có nghĩa
là thông tin dự toán và thông tin thực hiện CPXL chưa phục vụ cho công tác
kiểm soát chi phí. Việc phân tích chỉ thực hiện ở một số chỉ tiêu trên Bản
thuyết minh báo cáo tài chính, công tác phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch CPXL trong quá trình thi công phục vụ cho kiểm soát chi phí chưa
được thực hiện.
2.5. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức thông tin kế toán phục vụ
kiểm soát CPXL tại công ty CPĐTXD Công trình Đô thị Đà Nẵng.
2.5.1. Những ưu điểm
- Lãnh đạo công ty thấy rõ được tầm quan trọng của công tác kiểm soát
CPXL nên đã ban hành các quy chế, quy định về chức năng nhiệm vụ và
quyền hạn của các bộ phận, phòng ban...



11
- Hệ thống kế toán được tổ chức và vận hành phù hợp với đặc điểm tổ
chức sản xuất kinh doanh và quản lý. Chứng từ kế toán, tài khoản và sổ sách
kế toán được tổ chức hợp lý.
2.5.2. Những mặt hạn chế: Nhìn chung, thông tin kế toán tại Công ty hiện
nay chủ yếu là phục vụ cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, còn thông tin
phục vụ cho công tác quản lý nội bộ chưa được quan tâm đúng mức.
* Về tổ chức thông tin dự toán: Tại Công ty dự toán chi phí trong hồ sơ
dự thầu cũng chính là dự toán CPXL của công trình, hạng mục công trình mà
công ty sử dụng trong quá trình thi công. Trong nhiều năm qua việc lập dự
toán nội bộ CPXL chưa được quan tâm. Chính vì thế công tác đo lường, so
sánh gặp nhiều khó khăn. Điều này đã làm cho công tác kiểm soát CPXL tại
Công ty gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt
động xây lắp.
* Về tổ chức thông tin thực hiện:
- Về tổ chức chứng từ ban đầu: Nhìn chung việc tổ chức chứng từ ban
đầu ở công ty đã thực hiện tốt. Tuy nhiên, các mẫu chứng từ chưa hoàn toàn
đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chi phí sản xuất,.
- Về tổ chức tài khoản kế toán: Việc tổ chức tài khoản kế toán để thu thập
thông tin thực hiện phục vụ cho việc ra quyết định đã được tiến hành một
cách có hệ thống và khoa học Tuy nhiên, Công ty chưa tổ chức các tài khoản
chi tiết theo từng hạng mục phù hợp với dự toán CPXL để phục vụ cho việc
kiểm soát chi phí.
- Về hạch toán chi phí sản xuất: Công ty đã thực hiện tốt việc tổ chức
công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Tuy nhiên việc xác định đối tượng
tập hợp chi phí chưa phù hợp với dự toán CPXL không phục vụ cho mục
đích kiểm soát chi phí.
- Về việc lập các báo cáo: Hiện nay hệ thống báo cáo tại Công ty Cổ
phần Đầu tư Xây dựng công trình Đô thị Đà Nẵng vẫn sử dụng cho mục đích
báo cáo tài chính là chủ yếu, những thông tin về kiểm soát CPXL chưa được

cung cấp một cách đầy đủ.
- Sử dụng thông tin thu thập được trong kiểm soát chi phí xây lắp: Do dự
toán CPXL nội bộ và các kế hoạch CPXL chưa được thực hiện, bên cạnh đó
việc tập hợp CPXL không phù hợp với dự toán nên việc đối chiếu, phân tích
không chính xác, không phục vụ cho việc ra quyết định điều chỉnh kịp thời
và mục đích kiểm soát CPXL phát sinh tại các đội.


12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày khái quát về Công ty Cổ phần
ĐTXD Công trình Đô thị Đà Nẵng. Nội dung chính của chương 2 là xem xét
thực trạng về công tác tổ chức thông tin kế toán để phục vụ cho việc kiểm
soát CPXL tại Công ty. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá để tổng kết những
mặt tích cực cũng như hạn chế.. Từ những mặt hạn chế đó, tác giả sẽ đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thông tin phục vụ cho kiểm soát
CPXL tại công ty.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN
PHỤC VỤ KIỂM SOÁT CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CP ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm
soát CPXL tại Công ty CP ĐTXD Công trình Đô thị Đà Nẵng.
Chi phí là một trong những vấn đề mà nhà quản lý quan tâm trong điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt chức
năng kiểm soát chi phí, nhà quản trị cần thông tin từ kế toán. Chính vì vậy
công tác tổ chức thông tin kế toán để phục vụ cho kiểm soát CPXL là thật sự
cần thiết.
3.2. Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán phục vụ kiểm soát CPXL tại
Công ty Cổ phần ĐTXD Công trình Đô thị Đà Nẵng

3.2.1. Xác định mục tiêu và đối tượng kiểm soát CPXL tại công ty
Mục tiêu kiểm soát chi phí của Công ty là giảm chi phí, tối đa hóa lợi
nhuận, bảo đảm chất lượng công trình, tuân thủ luật pháp, bảo tồn, phát triển
vốn và tạo dựng uy tín cho Công ty trên thị trường xây lắp.
Để phục vụ cho mục tiêu kiểm soát CPXL của Công ty thì đối tượng
kiểm soát chi phí phải theo từng công trình, hạng mục công trình phù hợp
với dự toán và công tác quản lý thi công để dễ dàng cho việc kiểm tra, đánh
giá kết quả thực hiện với kế hoạch.
3.2.2. Hoàn thiện thông tin dự toán chi phí xây lắp
Mục đích của lập dự toán là: Cung cấp phương tiện thông tin một cách có
hệ thống toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp, làm căn cứ đánh giá thực hiện
và phát hiện các mặt hạn chế tồn tại trong sản xuất kinh doanh để có biện
pháp khắc phục. Vì vậy, để phục vụ cho mục tiêu kiểm soát CPXL, Công ty


13
cần tiến hành lập dự toán nội bộ CPXL theo từng hạng mục dựa trên hệ
thống định mức Dự toán XDCB số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ
Xây dựng; Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 hướng dẫn việc
lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Đơn giá thị trường tại thời
điểm bắt đầu thi công để dễ dàng quản lý chi phí xây lắp phát sinh tại các
đội.
Khi lập dự toán nội bộ cần chú ý tới biến động giá cả trên thị trường để
tránh dự toán và thực tế bị sai lệch nhiều, đồng thời phải chọn nhà cung ứng
chất lượng đạt yêu cầu và giá bán hợp lý.
Đối với những hạng mục công trình cần vốn lớn, thời gian thi công dài,
Công ty cần tiến hành lập kế hoạch chi phí ngắn hạn cho từng khoản mục chi
phí và theo từng tháng dựa trên dự toán nội bộ đã lập.
3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế hoạch chi

phí NVL trực

=KLXL x

Định mức tiêu hao NVL
cho 1 đơn vị KLXL

Đơn giá ngày
công lao động

x

Từ các chỉ tiêu trên, Kế hoạch chi phí NVL trực tiếp được lập:
Bảng 3.1. KẾ HOẠCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Công trình : Khu C– KDC Nam Cầu Cẩm Lệ mở rộng giai đoạn II
Hạng mục : Giao thông - (Từ ngày 1/9/2011 đến ngày 30/9/2011)
STT
1
2
3
4
...

Mã hiệu
AB.13411
AF.14323
AF.82111
AF.82111
...


Nội dung công việc
Cát đệm vỉa hè
Đá 1x2 bêtông bvỉa
Thép hình ván khuôn
Đá dăm đệm móng ..

KL XL
500m3
200m3
700m2
200m3

Đmức
1,22
0,9
0,52
1,2

Đơn giá
65.000
274.000
18.210
174.000

Tổng cộng

Thành tiền
39.650.000
49.320.000
6.628.440

41.760.000
310.420.158

Người lập
T. Phòng KH-KD
T. Phòng KT
Giám đốc
3.2.2.2. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn chi phí nhân công trực tiếp
Kế hoạch chi phí
nhân công trực tiếp

=KLXL x

Định mức ngày công lao
động cho 1 đơn vị KLXL

x

Đơn giá ngày
công lao động


14
Từ các chỉ tiêu trên, kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp được lập:
Bảng 3.2.
KẾ HOẠCH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Công trình : Khu C– KDC Nam Cầu Cẩm Lệ mở rộng giai đoạn II
Hạng mục : Giao thông - (Từ ngày 1/9/2011 đến ngày 30/9/2011)
TT


1
2
3
...

Mhiệu
AB.
64124
AB.
13411
AF.
14323

Ndung công việc

ĐVT

Đắp nền đường
- Ncông bậc 3/7
Đệm cát vỉa hè
- Ncông bậc 3/7
Đổ btông bvỉa
- Ncông bậc 3.5/7

công
công
công

KL
500

m3
500
m3
200m
3

ĐM

Đơn giá

Thành tiền

0,02
0,40

129.302
129.302

1.293.020
25.860.400

0.7

133.482

48.053.520

...

...

Tổng cộng

165.320.450

Người lập
T. Phòng KH-KD
T. Phòng KT
Giám đố
3.2.2.3. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn chi phí sử dụng máy thi công
Kế hoạch chi phí
sử dụng MTC

= KLXL x

Định mức ca máy
cho 1 đơn vị KLXL

x

Đơn giá
ca máy

Từ các chỉ tiêu trên, kế hoạch chi phí sử dụng MTC được lập:
Bảng 3.3.
KẾ HOẠCH CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Công trình : Khu C– KDC Nam Cầu Cẩm Lệ mở rộng giai đoạn II
Hạng mục : Giao thông - (Từ ngày 1/9/2011 đến ngày 30/9/2011)
TT

1


2
3
...

Mhiệu
AB.
64124
AF.
14323
AF .
82111
...

Ndung công việc
Đắp nền đường
- Máy đầm 16T
- Máy ủi 110CV
Btông bvỉa, đá 1x2
- Máy trộn 250l
Làm ván khuôn kloại ..
- máy hàn23KW

ĐVT
ca
ca
ca
ca

KL

500
m3
200
m3
700
m2

ĐM

Đơn giá

0,024
0,017
0,11

1.600.682
1.950.325
210.897

19.208.184
16.577.763
4.639.734

0,02

197.211

2.760.954

Tổng cộng


Người lập

Thành tiền

372.650.970

T. Phòng KH-KD

T. Phòng KT

Giám đốc


15
Đối với máy thi công của đơn vị cần tiến hành lập các kế hoạch chi tiết
cho từng khoản mục: Chi phí tiền lương, chi phí nhiên liệu tương tự như kế
hoạch chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Lập danh mục
chi phí đối với chi phí khấu hao và các chi phí bằng tiền khác.
3.2.2.4. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn chi phí sản xuất chung
Đối với hoạt động xây lắp, dự toán chi phí sản xuất chung được XD theo
tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí nhân công trực tiếp. Để tương thích, bộ phận
kỹ thuật tại Công ty cần XD tỷ lệ chi phí sản xuất chung tính trên chi phí
nhân công trực tiếp của từng KLXL.
3.2.3. Hoàn thiện thông tin thực hiện CPXL theo từng đối tượng kiểm
soát chi phí:
Tổ chức thông tin thực hiện tức là tổ chức thông tin cho việc đo lường
các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình thi công công trình. Kết
quả của quá trình thực hiện chi phí trong các công trình xây dựng được ghi
chép và đo lường qua hệ thống sổ sách kế toán, mẫu biểu báo cáo để phục vụ

cho công tác kiểm soát chi phí hiệu quả.
Để kiểm soát tốt CPXL, Công ty cần tập hợp CPXL theo từng nội dung
công việc cho từng hạng mục công trình phù hợp với dự toán đã lập.
Cụ thể, tại công trình Hạ tầng kỹ thuật khu C-khu dân cư Nam cầu Cẩm
Lệ giai đoạn 2, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải là từng hạng mục
như : San nền, giao thông, cấp nước, thoát nước và kế toán phải tập hợp chi
phí sản xuất một cách chi tiết, kịp thời theo từng nội dung công việc phù hợp
với đối tượng xây dựng dự toán của Công ty.
3.2.3.1. Hoàn thiện thông tin thực hiện chi phí NVL trực tiếp
Để giám sát được tiến độ thi công theo kế hoạch đã được lập và có biện
pháp xử lý kịp thời khi tiến độ công trình bị chậm trễ. Phòng Kế hoạch kinh
doanh và Phòng Kế toán của Công ty phải yêu cầu các đội XD, định kỳ vào
cuối ngày 15 và ngày 30 hàng tháng lập báo cáo về tình hình sử dụng vật tư,
Khối lượng công việc đã thực hiện và lập bảng kê phiếu xuất kho vật tư
chuyển cho BCH công trường ký duyệt, gửi về Phòng Kế hoạch kinh doanh
và Phòng Kế toán. Các báo cáo này cũng là cơ sở cho việc ký duyệt kế
hoạch cấp vật tư trong thời gian tới cho các đội XD, tránh tình trạng ứ đọng
vật tư.


16
Cuối tháng căn cứ vào các báo cáo của đội XD, kế toán công trình sẽ ghi
vào sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp cho từng hạng mục cụ thể theo từng nội
dung công việc (bảng 3.8). Dựa vào thông tin do bảng báo cáo này cung cấp,
nhà quản lý có thẻ nắm rõ chi phí thực tế phát sinh theo từng nội dung công
việc để có biện pháp quản lý thích hợp, hạn chế thất thoát, lãng phí.
Bảng 3.8. SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP
Công trình : Khu C– KDC Nam Cầu Cẩm Lệ mở rộng gđII
Hạng mục : Giao thông – Đội XD: đội 1 - Tháng 9 năm 2011
Chứng từ

Diễn giải
KLTH
TSố tiền
Chia ra (1.000đ)
(1.000đ)
Số
Ngày
Cát
Đá 1x2 …
0113
5/9
Cát đệm vỉa hè
300m3
21.960
21.960
0128
7/9
Đá 1x2 BT bvỉa
50m3
11.700
11.700
3
0132
7/9
T/hình vkhuôn
300m
2.808
...
...
....

Cộng số phát sinh
312.120,5
56.615,2
68.520,7
Ghi có TK 621
312.120,5
56.615,2
68.520,7
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
Để phục vụ cho công tác kiểm soát CPXL, định kỳ hàng tháng, dựa trên
Kế hoạch chi phí NVL trực tiếp, sổ chi tiết NVL trực tiếp và báo cáo từ các
đội XD gửi về, kế toán cần tiến hành lập các báo cáo về CPXL.
+ Báo cáo tình hình thực hiện KH chi phí NVL trực tiếp (Bảng 3.10)
Bảng 3.10. BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tên công trình: Khu C– KDC Nam Cầu Cẩm Lệ mở rộng giai đoạn II
Hạng mục: Giao thông – Đội 1 - (Từ ngày 01/9/2011 đến 30/9/2011)
TT

Mã hiệu

Công việc

ĐVT

A

B


C

D

1

AB. 13411

Đệm cát vỉa hè

1.000đ

2

AF.14323

Bêtông bó vỉa
- Đá 1x2
-Cát vàng

1.000đ

...

...

...

...


KL TH

1
500m3
200m3

Chi phí nguyên vật liệu
KH

T/tế

C/lệch

2

3

3

35.380

37.200

1.820

45.900
12.480

47.840

12.272

1.940
-208


17
3.2.3.2. Hoàn thiện thông tin thực hiện chi phí nhân công trực tiếp
Để kiểm soát tốt chi phí nhân công trực tiếp, Công ty cần tổ chức thông
tin để xem xét mức độ biến động năng suất lao động bình quân của một ngày
công xây lắp (Wnc):
Wnc = Giá trị KLXL thực hiện trong kỳ / Số ngày công XL trong kỳ
Định kỳ, vào ngày 15 và ngày 30 hàng tháng, khi nhận được báo cáo về
KLXL thực hiện trong kỳ từ các đội XD, Phòng Kế hoạch Kinh doanh phối
hợp với phòng kế toán lập bảng báo cáo về mức độ biến động năng suất lao
động bình quân của một ngày công xây lắp (theo bảng 3.11).
Bảng 3.11.
BÁO CÁO MỨC ĐỘ BIẾN ĐỘNG NĂNG XUẤT LAO
ĐỘNG BÌNH QUÂN MỘT NGÀY CÔNG XÂY LẮP

Tên công trình: Khu C– KDC Nam Cầu Cẩm Lệ mở rộng giai đoạn II
Hạng mục: Giao thông- Đội 1 - (Từ ngày 01/9 đến ngày 15/9)
TT

Công việc

KL KH

Số ngày
công KH


KL
thực tế

Số ngày
công t/tế

Wnckh

Wnctt

C/lệch

Đệm cát
500m3
28
210,15
14
17,86 15,01 -2,85
vỉa hè
2
BT bvỉa
200m3
28
110,50
14
7,14
7,89 +0,75
...
...

...
...
...
...
...
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Trưởng phòng KH-KD
Dựa trên thông tin do bảng báo cáo này cung cấp, nhà quản lý sẽ thấy
được năng suất lao động bình quân của một ngày công xây lắp thực tế trong
kỳ tăng hay giảm so với kế hoạch để có biện pháp cải tiến kịp thời công tác
tổ chức quản lý, sử dụng lao động, đồng thời phát hiện các nhân tố ảnh
hưởng để tìm ra biện pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất lao động, đẩy
nhanh tiến độ thi công, nâng chất lượng thi công công trình và tiết kiệm
dược CPXL.
Cuối tháng, dựa vào bảng chấm công, bảng báo cáo khối lượng trong
tháng, kế toán sẽ tiến hành lập sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp (theo
Bảng 3.12) và tiến hành lập báo cáo về tình hình sử dụng lao động và tình
hình thực hiện kế hoạch CPXL cụ thể theo từng nội dung công việc.
1


18
Bảng 3.12.
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Công trình : Khu C– KDC Nam Cầu Cẩm Lệ mở rộng gđII
Hạng mục: Giao thông- Đội 1 - Tháng 9 năm 2011
TT
1
2

3

Nội dung công việc

ĐVT

KLTH

Số công

Đơn giá

Thành tiền

Đắp nền đường
- Ncông bậc 3/7

công

500m3

11

129.302

1.422.322

Đệm cát vỉa hè
-Ncông bậc 3/7


công

500m3

227

129.302

29.351.554

Đổ bêtông bó vỉa
-Ncông bậc 3.5/7

công

200m3

305

133.482

40.712.010

...

...
Cộng số phát sinh
Ghi có TK 622

298.610.450

298.610.450

Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
+ Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 3.13.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

Tên công trình: Khu C– KDC Nam Cầu Cẩm Lệ mở rộng giai đoạn II
Hạng mục : Giao thông- Đội 1 - (Từ ngày 01/9/2011 đến 30/9/2011)
TT
Công việc
ĐVT
KLTH
Chi phí nhân công
KH
T/tế
C/lệch
3
1 Đệm cát vỉa hè
1.000đ 500m 29.092,9 29.351,5
258,6
3
2 Đắp nền đường 1.000đ 500m
1.293,0
1.422,3
129,3
...

...
...
...
...
3.2.3.3. Hoàn thiện thông tin thực hiện chi phí sử dụng máy thi công
* Đối với máy thi công do Công ty quản lý
Trong các khâu chấm công, sử dụng nhiên liêu, được tổ chức tương tự
như chi phí nguyên vật liêu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Để kiểm soát chi phí sử dụng MTC, định kỳ vào ngày 15 và ngày 30
hàng tháng, Đội trưởng phải báo cáo số lượng ca máy hoạt động theo từng
loại máy thi công đối với từng nội dung công việc gửi về công ty, kèm theo
bảng báo cáo hoạt động của từng loại máy.


19
Cuối tháng, căn cứ vào các báo cáo và chứng từ gốc được gửi về từ các
đội XD, kế toán sẽ tiến hành lập sổ chi tiết chi phí sử dụng MTC theo từng
nội dung công việc cho từng hạng mục công trình. (bảng 3.18)
Bảng 3.18. SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Công trình : Khu C– KDC Nam Cầu Cẩm Lệ mở rộng gđII
Hạng mục : Giao thông – Đội XD: Đội 1-Tháng 9 năm 2011
TT
Nội dung công việc
KLTH
Số ca
Số tiền
1 Đắp nền đường
500
- Máy đầm 16T
20,6

32.974.049
- Máy ủi 110CV
10,5
20.478.412
2 Bêtông bó vỉa, đá 1x2
- Máy trộn 250l
200
22,5
4.745.182
3

Làm ván khuôn bó vỉa
– máy hàn 23KW

500

10

1.972.110

...
Cộng số phát sinh
220.473.980
Ghi có TK 621
220.473.980
Để phục vụ cho công tác kiểm soát CPXL, cuối tháng Dựa trên Kế hoạch
và thực hiện chi phí máy thi công, kế toán tiến hành lập báo cáo Báo cáo về
tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sử dụng máy thi công (Theo bảng 3.19).
Bảng 3.19.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

KẾ HOẠCHI CHI PHÍ MÁY THI CÔNG
Tên công trình: Khu C– KDC Nam Cầu Cẩm Lệ mở rộng giai đoạn II
Hạng mục: Giao thông – Đội 1 - (Từ ngày 01/9/2011 đến 30/9/2011)
TT
Mã hiệu
Công việc
KLTH ĐVT
Chi phí nhân công
KH
T/tế
C/lệch
A
B
C
1
1
1
2
3
1

1

AB. 64124

AB. 14323

Đắp nền đường
- Máy đầm 16T
- Máy ủi 100cv

-BT bó vỉa

...

...
Cộng

500m3

200m3

1.000đ

1.000đ

32.013,6
19.503,3
4.639,7

32.974,0
20.478,4
4.745,2

...

...

960,4
975,1
105,5


...


20

T
T
A
1
2
...

Thông tin do Bảng báo cáo này cung cấp có thể giúp cho nhà quản lý
doanh nghiệp nắm rõ tình hình thực hiện kế hoạch chi phếcử dụng MTC theo
từng nội dung công việc để có biện pháp kiểm soát thích hợp.
3.2.3.4. Hoàn thiện thông tin thực hiện chi phí sản xuất chung
Để kiểm soát tốt khoản mục chi phí này, cần tổ chức thông tin kế toán
theo từng yếu tố chi phí, và các quy trình lập và luân chuyển chứng từ được
thực hiện giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp.
Cuối tháng, căn cứ vào các báo cáo và chứng từ gốc được gửi về từ các
đội XD, Bảng tính khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí
bằng tiền khác phát sinh có liên quan trực tiếp đến việc quản lý quá trình thi
công xây lắp, kế toán sẽ tiến hành lập sổ chi tiết chi phí sản xuất chung cho
từng hạng mục công trình.
3.2.4. Sử dụng thông tin thu thập được phục vụ cho kiểm soát CPXL
3.2.4.1. Báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí NVL trực tiếp
Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, ta có thể xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố như sau:

Tổng chi phí NVL
Định mức tiêu hao NVL
Đơn giá
trực tiếp
= KLXL x cho 1 đơn vị KLXL
x
NVL
v
Ký hiệu: Cv
= ∑ Qt
x
m
x
pv
Bảng 3.22.
Bảng báo cáo phân tích chi phí NVL trực tiếp
Công trình Khu C-khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ mở rộng giai 2
Hạng mục : Giao thông- Đội 1 - (Từ ngày 01/9/2011 đến 31/9/2011)
Loại
Chi phí NVL trực tiếp tính theo
Mức độ ảnh hưởng
Tổng
NVL
(∆Cv)
Qt.mvk.pvk Qt.mvt.pvk Qt.mvt.pvt
∆mv
∆pv
B
(1)
(2)

(3)
(2)-(1) (3)-(2)
Cát đệm
vỉa hè
35.380
35.960
37.200
580
1.240 1.820
Đá 1x2
bT bó vỉa
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
Người lập Kế toán trưởng
Phòng KH-KD
Giám đốc


21
Dựa vào thông tin từ bảng báo cáo này cung cấp, Công ty cần xem xét,
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng để tìm ra nguyên nhân biến động chi phí
NVL trực tiếp. Sự biến động của chi phí NVL trực tiếp có thể do nhiều
nguyên nhân như: trình độ tay nghề của công nhân chưa cao, việc bảo quản
vật tư chưa tốt làm cho hao hụt vượt định mức, ngoài ra cũng có thể do giá

cả thị trường có xu hướng biến động tăng, hay do địa điểm thu mua vật tư ở
cách xa công trường phải tốn kém nhiều chi phí vận chuyển, bốc dỡ...Từ đó,
Công ty có biện pháp kiểm soát tốt chi phí NVL trực tiếp.
3.2.4.2. Báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí nhân công trực tiếp
Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, ta có thể xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố như sau:
Tổng chi phí
Định mức ngày
Đơn giá
nhân công = KLXL x công lao động cho
x ngày công
trực tiếp
1 đơn vị KLXL
lao động
Ký hiệu:
Cn = ∑ Qt
x
mn
x
pn
Bảng 3.23. Bảng báo cáo phân tích chi phí nhân công trực tiếp
Công trình Khu C-khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ mở rộng giai 2
Hạng mục : Giao thông – Đội 1 (Từ ngày 01/9/2011 đến 31/9/2011)
TT

Loại NVL

Chi phí NVL trực tiếp tính theo
Qt.mnk.pnk
Qt.mnt.pnk

Qt.mnt.p

Mức độ a/h
∆mn
∆pn

Tổng
hợp
∆Cn

n

t

A
1
2
3
...

B
Đắp nền
- Ncông 3/7
Đệm cát vhè,
- Ncông 3/7
BT bó vỉa.
...
Cộng

...


(1)
1.293,02

(2)
1.422,32

29.092,9

29.351,55

...

(3)
1.422,3
2
29.351,
55

(2)-(1)
129,30

(3)-(2)
0

129,3

258,6

0


258,6

...

...

...

...

Người lập
Kế toán trưởng
Phòng KH-KD
Giám đốc
Thông tin từ bảng báo cáo này có thể cho thấy, chi phí nhân công trực
tiếp có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: do số lượng nhân công không đáp
ứng đủ dẫn đến tiến độ thi công không đảm bảo, do trình độ tay nghề của
công nhân thấp làm tăng ngày công lao động trên một đơn vị KLXL, do


22
công tác quản lý thi công chưa tốt, hay do cơ chế tiền lương và chính sách
nhân sự chưa thật sự khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân. Ngoài
ra cũng có thể do chưa kiểm soát tốt nên năng xuất lao động của công nhân
chưa cao...
Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặc năng xuất lao động sẽ góp
phần cải tiến công tác tổ chức quản lý sử dụng lao động, đồng thời phát hiện
các nhân tố ảnh hưởng và tìm biện pháp khắc phục nhằm nâng cao năng xuất
lao động.

3.2.4.3. Báo cáo phân tích tình hình thực hiện chi phí sử dụng MTC
Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, ta có thể xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố như sau:
Tổng chi phí
Số ca/giờ máy
Đơn giá
Sử dụng = KLXL x phục vụ cho
x ca/giờ
MTC
1 đơn vị KLXL
MTC
Ký hiệu: Cm
= ∑ Qt x
mm
x
pm
Bảng 3.24.
Bảng báo cáo phân tích chi phí sử dụng MTC
Công trình Khu C-khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ mở rộng giai 2
Hạng mục : Giao thông - Đội1 - (Từ ngày 01/9/2011 đến 31/9/2011)
T
T

Loại NVL

A
1

B


2
3
...

Chi phí NVL trực tiếp tính theo
m

Đắp nền
Mđầm 16T
Máy ủi 110
Máy xúc
Máy đầm

...
Cộng

Qt.m k.p
(1)

m

k

m
t

Qt.m .p
(2)

m


k

m
t

Qt.m .p
(3)

Mức độ ả/h
m

t

m

∆m
(2)-(1)

m

∆p
(3)-(2)

32.013,64
32.974,0
32.974,0 960,36
19.503,25
20.478,4
20.478,4 975,15

...
...
...
...
...
...

...

...

...

...

0
0

Tổng
∆Cn

960,36
975,15
...
...

Qua bảng phân tích trên, chi phí sử dụng máy thi công biến động có thể do:
số lượng máy không đủ phục vụ nhu cầu thi công làm tăng chi phí do chờ
máy, máy hoạt động không hết công suất, do trình độ tay nghề của công
nhân vận hành máy chưa cao, do đơn giá ca/giờ máy cao hoặc do chưa kiểm

soát tốt tinh thần và thái độ làm việc của nhân viện vận hành máy…


23
3.2.4.4. Phân tích tình hình thực hiện chi phí chung
Đối với chi phí sản xuất chung, việc phân tích, rà soát cũng được thực
hiện theo từng khoản mục chi phí: Tiền lương quản lý, vật liệu, công cụ phục
vụ thi công, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
bằng tiền khác. Số liệu căn cứ vào thực tế tập hợp trên sổ sách kế toán và
định mức xây dựng ban đầu. Phương pháp thực hiện việc phân tích tương tự
như phân tích các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí máy thi công.
Bảng 3.25.
Bảng phân tích chi phí sản xuất chung
Công trình Khu C-khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ mở rộng giai 2
Hạng mục : Giao thông - Đội 1 - (Từ ngày 01/9/2011 đến 31/9/2011)
Kế hoạch
Thực tế
Chênh lệch
Chỉ tiêu
Giá
Tỷ
Giá
Tỷ
Giá
Tỷ lệ
trị
trọng
trị
trọng

trị
(%)
- Chi phí tiền lương
- Chi phí trích theo lương
- Chi phí vật liệu, dụng cụ
- Chi phí khấu hao TSĐC
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
Tổng cộng
Bằng phương pháp so sánh, tiến hành phân tích chi phí sản xuất chung theo
tổng số và theo từng yếu tố chi phí.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm
tổ chức lại thông tin kế toán phục vụ cho mục đích kiểm soát CPXL từ khi
bắt đầu đến khi hoàn thành công trình bao gồm: tổ chức thông tin dự toán chi
phí sản xuất đặc biệt là các kế hoạch chi phí ngắn hạn để phục vụ cho kiểm
soát trước, tổ chức thông tin thực hiện phù hợp với kế hoạch để phục vụ cho
kiểm soát trong quá trình thi công, tổ chức lập các báo cáo về CPXL và tiến
hành kiểm tra, đánh giá thực hiện nó sau khi hoàn thành tại công ty Cổ phần
ĐTXD Công trình Đô thị Đà Nẵng. Nó giúp cho đơn vị đạt được mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo chất lượng công trình, tính tuân thủ luật pháp,


×