Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giải pháp mở rộng qui mô tín dụng ưu đãi đối với học sinh , sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội quảng nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.02 KB, 24 trang )

-1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngân hàng Chính sách xã hội là một định chế của nhà nước,
được thành lập để thực hiện các mục tiêu tín dụng ưu đãi có chỉ định
của Chính phủ. Trong các chương trình tín dụng ưu đãi của
NHCSXH, tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên đã góp phần
trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực cho nước nhà.
Việc đánh giá kết quả chương trình tín dụng ưu đãi đối với học
sinh, sinh viên và đưa ra các giải pháp mở rộng quy mô tín dụng của
NHCSXH là một sự cần thiết hiện nay.
Với những lý do trên, bản thân chọn đề tài: “GIẢI PHÁP MỞ
RỘNG QUY MÔ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẢNG
NAM” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Lý luận về NHCSXH và tín dụng ưu đãi đối với học sinh,
sinh viên của NHCSXH.
- Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế của chương
trình tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên trong những năm
qua.
- Đề xuất một số giải pháp mở rộng quy mô tín dụng ưu đãi đối
với học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Đề tài chỉ xem xét các khách hàng của
NHCSXH và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam.
Phạm vi thời gian: Các số liệu thu thập của NHCSXH và tỉnh
Quảng Nam trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008.
Tổng quan tài liệu: Các tài liệu về tín dụng ngân hàng nói
chung và tín dụng ưu đãi NHCSXH nói riêng, các tài liệu liên quan
đến hoạt động kinh tế - chính trị và xã hội,…
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Đề tài dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy


vật lịch sử, sử dụng các phương pháp phân tích, mô tả, so sánh và
tổng hợp.


-25. Những đóng góp của đề tài:
Trên cơ sở việc nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được,
đề tài đưa ra những giải pháp mở rộng quy mô tín dụng, nâng cao
chất lượng tín dụng, những đề xuất để thực hiện có hiệu quả chương
trình mục tiêu của Chính phủ giao cho NHCSXH.
6. Kết cấu luận văn:
Chương 1: Tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên của
NHCSXH.
Chương 2: Thực trạng tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh
viên của NHCSXH tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Một số giải pháp mở rộng quy mô tín dụng ưu đãi
đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
CHƯƠNG 1
TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1 Ngân hàng chính sách xã hội trong hệ thống ngân hàng
1.1.1 Ngân hàng chính sách xã hội trong hệ thống ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng chính sách xã hội
Chính phủ ban hành Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày
4/10/2002 về tín dụng người nghèo và các đối tượng chính sách khác
nhằm sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho
người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi.
Qua đó Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐTTg ngày 04/10/2002 về thành lập NHCSXH. Ngân hàng Chính sách
xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà để phục vụ người
nghèo và các đối tượng chính sách khác.
1.1.1.2 Chức năng

- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước.
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền
gửi và các giấy tờ có giá khác.
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi
hoặc không hoàn trả gốc của cá nhân và các tổ chức.


-3- NHCSXH được thực hiện các dịch vụ về thanh toán và ngân
quỹ:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức theo hợp đồng uỷ
thác.
1.1.1.3 Nhiệm vụ của Ngân hàng chính sách xã hội
NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để phục vụ
người nghèo và các đối tượng chính sách khác; phục vụ miền núi, hải
đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm thực hiện các
chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước
1.1.2 Vai trò, đặc thù của Ngân hàng chính sách xã hội
1.1.2.1 Vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội
- Làm đầu mối để huy động mọi nguồn vốn dành cho người
nghèo và các đối tượng chính sách khác
- Vốn cho vay giúp người vay vốn tự nâng cao năng lực SXKD
của mình tạo tiền đề hoà nhập sản xuất hàng hoá thị trường.
- Cung cấp vốn tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác.
- Vốn tín dụng NHCSXH góp phần tạo nhiều cơ hội việc làm.
- Vốn tín dụng ưu đãi góp phần nâng cao thu nhập.
1.1.2.2 Đặc thù của Ngân hàng chính sách xã hội
o Đặc thù về mô hình tổ

chức
Mô hình quản lý của NHCSXH có sự hiện diện của một số cơ
quan quản lý Nhà nước có liên quan để tham gia quản trị ngân hàng.
o Đặc thù về cơ chế hoạt
động
- Về mục tiêu hoạt động: NHCSXH hoạt động không vì mục
tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hoạt động chính là nhằm XĐGN, giải
quyết việc làm trên cơ sở bảo tồn vốn đầu tư.
- Về đối tượng khách hàng:Đối tượng khách hàng của
NHCSXH có hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác


-4- Về nguồn vốn: Vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội được
tạo lập chủ yếu từ Ngân sách Nhà nước.
* Về sử dụng vốn:
- Món cho vay nhỏ, chi phí quản lý cao.
- Vốn tín dụng đầu tư mang tính rủi ro cao.
- Các quy trình cho vay khác biệt so với các Ngân hàng thương
mại.
- Thực thi các chính sách tín dụng ưu đãi như: ưu đãi về các
điều kiện vay vốn, ưu đãi về lãi suất cho vay…
- Áp dụng phương thức uỷ thác qua các tổ chức Chính trị xã
hội.
1.2 Tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên của Ngân hàng
chính sách xã hội.
1.2.1 Tín dụng ưu đãi của NHCSXH
1.2.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người
đi vay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện
dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá.

1.2.1.2 Tín dụng ưu đãi của NHCSXH
Tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy
động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu
đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống;
góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm
nghèo, ổn định xã hội.
1.2.2 Tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên
1.2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo học sinh,
sinh viên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Cơ chế chính sách
- Công tác quản lý giáo dục.
- Cơ sở vật chất ngành đào tạo
- Chất lượng đội ngũ giáo viên
- Chi phí trong quá trình đào tạo


-5Chi phí này được xem xét trên 2 khía cạnh là: Chi phí của
cơ sở đào tạo và Chi phí của người được đào tạo.
Chi phí của người được đào tạo phải bỏ ra là một phần
không nhỏ góp phần nên sự thành công hay thất bại trong suốt quá
trình học tập của học sinh, sinh viên. Đây chính là đối tượng phục vụ
của NHCSXH nhằm góp phần vào công cuộc đào tạo nguồn nhân lực
cho nước nhà.
1.2.2.2 Sự cần thiết của tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên
Đầu tư để mở rộng, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra nguồn
nhân lực có trí thức cao là một biện pháp đầu tư khôn ngoan nhất
nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về kinh tế, khoa học kỹ
thuật, giúp nước ta hội nhập một cách bình đẳng với các nước phát

triển.
1.2.2.3 Tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên
Tín dụng đối với học sinh, sinh viên là một trong những hoạt
động tín dụng ưu đãi của NHCSXH nhằm đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ
tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có đủ điều
kiện học tập.
- Đối tượng được vay vốn
- Phương thức cho vay
- Điều kiện vay vốn
- Mức vốn cho vay
- Thời hạn cho vay
- Lãi suất cho vay
- Trả nợ gốc và lãi tiền vay
- Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn
- Xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan
- Kiểm tra sử dụng vốn vay
1.2.3 Kinh nghiệm của các nước về việc phát huy tín dụng ngân
hàng đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước được thể hiện qua
2 ngân hàng là: Ngân hàng Grameen và Ngân hàng Ngân hàng nhân
dân Indonesia (BRI)


-6CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỌC SINH,
SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỈNH QUẢNG NAM
1.3 Đặc điểm, tình hình của tỉnh Quảng Nam ảnh hướng đến
tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên

1.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
GDP
T.độ tăng GDP

Năm
2003
5.991
10,36

Năm
2004
7.096
11,55

Năm
2005
8.815
12,48

Năm
2006
10.600
13,45

Năm
2007

13.009
14,38

Năm
2008
14.665
12,73

Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam,Niên giám thống kê 2005-2008
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2004 - 2008 đạt trên
10%/năm. Cơ chế chính sách mới đã có tác dụng huy động tiềm năng
và thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.
Một số hạn chế: Kinh tế tăng trưởng nhưng chưa vững chắc;
công nghiệp chưa có sản phẩm chủ lực và thương hiệu có sức cạnh
tranh cao; thị trường xuất khẩu một số sản phẩm thiếu bền vững;
công nghiệp nông thôn phát triển chậm.
1.3.2 Tình hình lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm
2003-2008
1.3.2.1 Tình hình dân số và lao động
Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động tỉnh Quảng Nam từ 2004 - 2008
Đvt: nghìn người
Chỉ tiêu
Dân số
- Thành thị
- Nông thôn
Lao động

Năm
2004
1.454

230
1224
731

Năm
2005
1.466
251
1215
746

Năm
2006
1.478
266
1212
764

Năm
2007
1.489
283
1206
780

Năm
2008
1.504
264
1240

799

Nguồn: Báo cáo hằng năm sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Nam


-7-

Biểu đồ 2.1. Tình hình dân số tỉnh Quảng Nam từ 2004-2008
Phần lớn dân số Quảng Nam vẫn tiếp tục sống chủ yếu ở nông
thôn. Tỷ lệ dân số sống ở vùng nông thôn là trên 80%.
Bảng 2.3 Nguồn lao động phân theo ngành kinh tế
Đvt: nghìn người
Chỉ tiêu
Lao động ngành nông,
lâm, ngư nghiệp
Lao động ngành sản
xuất công nghiệp
Lao
động
ngành
thương mại, dịch vụ
Tổng cộng

Năm
2004

Năm
2005

Năm

2006

Năm
2007

Năm
2008

528

532

536

539

499

81

88

97

102

123

122


126

131

139

177

731

746

764

780

799

Nguồn: Báo cáo hằng năm sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Nam

Biểu đồ 2.2. Nguồn lao động phân theo ngành kinh tế năm 2008


-8Cơ cấu lao động của tỉnh mặc dù có sự phát triển và chuyển
dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động công nghiệp, nhưng sự
chuyển dịch còn chậm, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao,
62,45% trong số này đang hoạt động trong ngành nông nghiệp,
15,39% đang phục vụ trong các ngành công nghiệp và xây dựng, và
22,15% đang làm việc trong ngành dịch vụ..
1.3.2.2 Tình hình đào tạo nguồn lao động

Để nguồn lao động phát huy hiệu quả trong quá trình sử dụng
thì đòi hỏi trước hết là lao động phải qua các lớp đào tạo.
Bảng 2.4 Tình hình đào tạo nguồn lao động
Đvt: nghìn người
Năm
2004
731
129
602

Chỉ tiêu
Tổng số lao động
Lao động qua đào tạo
Lao động chưa qua đào tạo
Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo (%)

82.35

Năm
2005
746
149
597
80.0
3

Năm
2006
764
166

598
78.27

Năm
2007
780
192
588
75.3
8

Nguồn: Báo cáo hằng năm sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Nam
Lao động qua chưa qua đào tạo trên địa bàn tỉnh hằng năm còn rất
so với tỷ lệ chung của cả nước. Năm 2008 tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo
trên địa bàn tỉnh là 70,59% trong khi tỷ lệ này của cả nước là 68,5%
o Lao động phân theo cấp độ
đào tạo
Lao động có trình độ chuyên môn cao (đại học, cao đẳng) chưa
nhiều, chiếm tỷ lệ 12,77%/Tổng số lao động qua đào tạo. Đây là đội
ngũ lao động nắm giữ các vị trí chủ chốt trong các hoạt động kinh tế.
Bảng 2.5 Lao động phân theo cấp độ đào tạo
Đvt: nghìn người
Chỉ tiêu
Đại học, cao đẳng
Trung cấp
Công nhân kỹ thuật
Lao động qua đào tạo

Năm
2004

19
31
79
129

Năm
2005
22
37
90
149

Năm
2006
23
41
102
166

Năm
2007
25
50
117
192

Năm
2008
30
60

145
235

Nguồn: Báo cáo hằng năm sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Nam

Năm
2008
799
235
564
70.5
9


-9Cơ cấu trình độ lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh còn
bất cập. Tỷ lệ đại học và cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp - công
nhân kỹ thuật trên địa bàn tỉnh trong những năm qua là 1-2,1-5 trong
khi tỷ lệ của cả nước là 1-2,5-6, các nước trong khu vực là 1-4-10 và
các nước công nghiệp phát triển là 1-4-20.
1.4 Ngân hàng CSXH thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1.4.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của NHCSXH
tỉnh Quảng Nam
Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam được thành lập ngày 14
tháng 01 năm 2003.
1.4.2 Chức năng và bộ máy tổ chức của NHCSXH tỉnh Quảng
Nam
1.4.2.1 Chức năng
1.4.2.2 Bộ máy tổ chức của NHCSXH tỉnh Quảng Nam
1.4.3 Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của

Chính phủ trên địa bàn Quảng Nam trong những năm qua
1.4.3.1 Về nguồn vốn:
Nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng
Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7 Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh tỉnh Quảng Nam
(2003-2008)
Đvt: Tỷ đồng
Năm Năm Năm Năm Năm
Năm
Nguồn vốn
2003 2004 2005 2006 2007
2008
355.
1. Trung ương
219
282
472
677
1095.5
9
2. Huy động tại địa phương
2.7
11.5 15.4 14.4 13.3
10.3
3. Ngân sách địa phương.
7.7 14.7 17.3 18.1 20.5
23.9
2.1 Ngân sách tỉnh hỗ trợ
6.7 12.1 14.3 14.4
16

18.2
2.2 Ngân sách huyện hỗ
1
2.6
3
3.7
4.5
5.7
trợ
Tổng cộng
229.4 308.2 388.6 504.5 710.8
1129.7
Nguồn: Báo cáo hằng năm của NHCSXH tỉnh Quảng Nam.


- 10 Hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam trong
những năm vừa qua chủ yếu là nguồn vốn của Trung ương chuyển
về. Bên cạnh đó cón có nguồn vốn huy động và nguồn vốn ngân sách
địa phương chuyển sang NHCSXH để cho vay ưu đãi.
1.4.3.2

Tình hình chung về hoạt động cho vay từ năm 2003-2008

Bảng 2.8 Các chỉ tiêu cơ bản từ năm 2003 - 2008
Đvt: tỷ đồng
Trong đó
Dư nợ
đến
Nợ
Tỷ lệ

Chương trình
31/12/ quá
NQH
2008
hạn
(%)
Cho vay hộ nghèo
831
439
578
3
0,52
Cho vay GQVL
121
95
65
1
1,54
Cho vay HSSV
210
2
208
Cho vay hộ SXKD vùng KK
169
13
156
Cho vay NSVSMT
77
6
71

Cho vay đối tượng CS đi LĐNN
15
6
9
Cho vay hộ đồng bào DTTS
9
9
Cho vay dự án ngành lâm nghiệp
30
30
Tổng cộng
1.462
561 1.126
4
0,36
Nguồn: Báo cáo hằng năm của NHCSXH tỉnh Quảng Nam.
Doanh
số cho
vay

Doanh
số thu
nợ

Tổng doanh số giải ngân cho vay từ năm 2004 - 2008 đạt 1.462
tỷ đồng với 08 chương trình tín dụng. Trong đó cao nhất là hộ nghèo
với 831 tỷ đồng, tiếp đến là chương trình cho vay học sinh, sinh viên
với 210 tỷ đồng.
Chi nhánh đã làm tốt công tác thu hồi nợ, nhất là nợ đến hạn,
nợ quá hạn. Đến 31/12/2008 nợ quá hạn là 7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ

0,36%/tổng dư nợ.


- 11 -

Bảng 2.9 Diễn biến dư nợ từng chương trình qua các năm
Đvt: tỷ đồng
Chương trình
Cho vay hộ nghèo
Cho vay GQVL
Cho vay HSSV
Cho vay hộ SXKD vùng KK
Cho vay NSVSMT
Cho vay đối tượng CS đi LĐNN
Cho vay hộ đồng bào DTTS
Cho vay dự án ngành lâm nghiệp
Tổng Dư nợ

Năm
2003
186
39

225

Năm
2004
249
46
0.4


Năm
2005
329
50
1

Năm
2006
418
54
2

1

5

15
8

296.4

1
386

7
504

Năm
2007

483
59
50
56
35
8
3
14
708

Năm
2008
578
65
208
156
71
9
9
30
1126

Nguồn: Báo cáo hằng năm của NHCSXH tỉnh Quảng Nam.
Mức tăng trưởng mỗi năm đều trên 30%, năm 2008 Chi
nhánh có sự tăng trưởng vượt bậc là 59%. Chương trình cho vay học
sinh, sinh viên, năm thực hiện Quyết định 157, Chi nhánh đã có mức
tăng trưởng 2400% so với năm 2006. Đến cuối năm 2008, dư nợ cho
vay Học sinh sinh viên đứng thứ 2 sau dư nợ cho vay hộ nghèo.
1.4.3.3 Diễn biến số khách hàng còn dư nợ
Diễn biến khách hàng còn dư nợ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10 Diễn biến số khách hàng còn dư nợ
Đvt: Khách hàng
Chương trình

Năm
2003

Năm
2004

Cho vay hộ nghèo
60.571 73.416
Cho vay GQVL
3.000 3.271
Cho vay HSSV
267
Hộ SXKD vùng KK
Cho vay NSVSMT
Cho vay đối tượng
57
CS đi LĐNN
Cho vay hộ đồng bào
DTTS

Năm
2005

Năm
2006


Năm
2007

84.238 89.741 95.009
5.807 5.235 4.407
400 1.112 13.201
2.788
4.176 8.807
327

516

Năm 2008
Tăng so
Tổng số
với 2003
93.870
33.299
4.263
1.263
27.130
27.130
7.150
7.150
15.304
15.304

609

627


627

712

1.777

1.777


- 12 Cho vay dự án ngành
lâm nghiệp
Tổng cộng

90
63.571

77.011

382

742

1.475

1.475

90.862 101.162 126.095

151.596


80.025

Nguồn:
hằng
nămcòn
củadưNHCSXH
tỉnhnhánh
Quảng Nam
Đến cuối năm
2008,Báo
số cáo
khách
hàng
nợ tại Chi
tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2003. Đối với chương trình cho vay
học sinh sinh viên, số lượng khách hàng tăng lên nhanh chóng sau
khi Quyết định 157 ra đời.
1.4.3.4 Tình hình uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội
Công tác cho vay của NHCSXH đa phần được ủy thác qua các
tổ chức chính trị xã hội
Bảng 2.11 Tình hình dư nợ uỷ thác qua các tổ chức chính trị
xã hội
Đvt: Tỷ đồng

Tổ chức Chính trị
Xã hội
Hội phụ nữ
Hội nông dân
Hội cựu chiến binh

Đoàn thanh niên
Tổng cộng

Năm
2003

Năm
2004

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

63
60
40
2
165

138
140
30
4
312


184
195
37
14
430

273
277
53
30
633

Năm 2008
Tăng
Tổng so với
số
năm
2004
465
402
420
360
121
81
82
80
1.088
923

Nguồn: Báo cáo hằng năm của NHCSXH tỉnh Quảng Nam.

Đến 31/12/2008, tổng số dư nợ tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh
Quảng Nam được uỷ thác qua các tổ chức chính trị nhận uỷ thác lên
đến 96,3%/tổng dư nợ, năm sau luôn cao hơn năm trước.
1.5 Thực trạng Tín dụng ưu đãi HSSV trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam
1.5.1 Quy trình cho vay, thu nợ thu lãi chương trình cho vay
HSSV
1.5.1.1 Quy trình cho vay ưu đãi HSSV
Quy trình cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên được quy
định thống nhất trên toàn quốc, cụ thể như sau:


- 13 (1)
Người vay

Tổ TK&VV

(6)

(7)

(3)

(2)

(5)

(4)
Ngân hàng CSXH


UBND xã phường

Hình 2.1.

Quy trình cho vay HSSV

1.5.1.2 Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay
1.5.2 Tình hình cho vay ưu đãi HSSV trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam từ năm 2005-2008
1.5.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cho vay ưu đãi đối với
học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
o Tình hình lao động chưa
qua đào tạo
Bên cạnh số lao động được đào tạo, Quảng Nam vẫn còn một
lượng lớn lao động chưa qua đào tạo.
Bảng 2.12 Tình hình lao động chưa qua đào tạo năm 2008
Đvt: nghìn người
Chỉ tiêu
Hộ nghèo
Hộ khó khăn
Hộ có đủ điều kiện
Tổng cộng

Miền núi
39
42
27
108

Trung du

67
78
48
193

Đồng bằng
91
106
66
263

Tổng cộng
197
226
141
564

Nguồn Báo cáo năm 2008 của sở LĐTB&XH tỉnh Quảng Nam
Lao động chưa qua đào tạo thuộc diện hộ nghèo và hộ khá
khăn chiếm tỷ lệ cao 75% trên tổng số lao động chưa qua đào tạo.
Số lượng lao động chưa qua đào tạo tại các vùng miền núi và
trung du cũng khá cao, chiếm tỷ lệ 53 %.


- 14 Chương trình tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên của
NHCSXH sẽ góp phần vào việc cải thiện, nâng cao chất lượng lực
lượng lao động được đào tạo trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến.
o Tình hình học sinh, sinh
viên trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam

Bảng 2.13 Tình hình học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam
Đvt: học sinh, sinh viên
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Đại học
17.897
18.645
19.390
20.197
Cao đẳng
16.436
17.122
17.806
18.548
Trung cấp
8.805
9.172
9.539
9.936
Nghề
843
878
913
951
Tổng số HSSV
43.980

45.818
47.648
49.632
Nguồn Báo cáo hằng năm của sở GDĐT tỉnh Quảng Nam
Qua bảng 2.13 thể hiện một sự thiếu cân đối giữa các cấp bậc
đào tạo, trong khi cấp bậc Đại học, cao đẳng chiếm một tỷ lệ lớn thì
bậc trung cấp, nghề vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. Nếu tỷ lệ này tiếp
tục duy trì trong thời gian đến thì dễ dẫn đến tình trạng thừa thầy
thiếu thợ. Trong khi đó, định hướng phát triển kinh tế của UBND
tủnh trong thời gian đến đòi hỏi cần có một đội nghũ lao động lành
nghề, có chuyên môn cao để thực hiện công việc
1.5.2.2 Cho vay ưu đãi học sinh sinh viên trong các chương trình
tín dụng ưu đãi của NHCSXH Quảng Nam
Bảng 2.14 Mức tăng trưởng dư nợ qua các năm
Đvt: %
Chương trình
Cho vay hộ nghèo
Cho vay GQVL
Cho vay HSSV
Cho vay hộ SXKD vùng KK
Cho vay NSVSMT
Cho vay đối tượng CS đi

Năm
2003
9.4
18.2

Năm
2004

33.9
17.9

Năm
2005
32.1
8.7
150.0

Năm
2006
27.1
8.0
100.0

Năm
2007
15.6
9.3
2400.0

400.0

60.0

133.3
0.0

Năm
2008

19.7
10.2
316.0
178.6
102.9
12.5


- 15 LĐNN
Cho vay hộ đồng bào DTTS
Cho vay dự án ngành lâm
nghiệp
Tổng cộng

200.0
10.8

31.6

30.4

600.0

100.0

114.3

30.6

40.5


59.0

1.5.2.3 Tình hình cho vay ưu đãi HSSV từ năm 2005-2008
Bảng 2.15 Các chỉ tiêu cơ bản về cho vay HSSV từ 2005 -2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Năm
Năm
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Doanh số cho vay
1
1
48
159
Doanh số thu nợ
1
Dư nợ
1
2
50
208
Số hộ KH còn dư nợ
400
1.112 13.021

27.130
Số HSSV còn dư nợ
413
1.210 13.158
27.923
Nguồn: Báo cáo hằng năm của NHCSXH tỉnh Quảng Nam
Doanh số cho vay năm 2007 đạt 48 tỷ đồng, năm 2008 đã tăng
lên 159 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với năm 2007. Số hộ gia đình được
vay vốn ưu đãi đã đạt 13.021 hộ năm 2007 và 27.130 hộ năm 2008.
Qua đó đã giải quyết cho 13.158 học sinh sinh viên năm 2007 và
27.932 học sinh sinh viên năm 2008 được vay vốn.
1.5.2.4 Dư nợ phân theo hình thức đào tạo
Nguồn vốn ưu đãi của chính phủ không chỉ cho vay đối với
học sinh, sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng mà còn
được cho vay đối với học sinh, sinh viên đang học trung cấp, nghề
ngắn hạn.
Bảng 2.16 Tình hình dư nợ theo hình thức đào tạo
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Học nghề

Năm 2007
Số tiền
Số HSSV
22
5.897
19

4.825
8
2.107
1
329

Năm 2008
Số tiền
Số HSSV
86
11.363
79
10.435
39
5.590
4
535


- 16 Tổng cộng

50

13.158

208

27.923

Nguồn: Báo cáo hằng năm của NHCSXH tỉnh Quảng Nam

Hiện nay số lượng sinh viên vay vốn đang theo học đại học,
cao đẳng lớn hơn rất nhiều so với học sinh vay vốn học trung cấp,
nghề. Đây là yếu tố tốt nhằm đào tạo lược lượng lao động có trình độ
cao. Tuy nhiên về lâu dài, nếu tỷ lệ này không thay đổi thì sẽ dấn đến
tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.
1.5.2.5 Dư nợ phân theo ngành nghề đào tạo
Học sinh, sinh viên vay vốn đang theo học rất nhiều ngành
nghề khác nhau như kinh tế, kỹ thuật, du lịch …
Bảng 2.17 Dư nợ phân theo ngành nghề đào tạo
Đvt: Tỷ đồng, sinh viên
Chỉ tiêu
Ngành Kinh tế
Ngành Kỹ Thuật
Ngành Du lịch và ngành khác
Ngành Sư phạm
Ngành Nông lâm nghiệp
Ngành Văn hoá nghệ thuật
Tổng cộng

Năm 2007
Dư nợ Số HSSV
15
4.771
14
3.408
11
2.503
6
1.381
3

743
1
352
50
13.158

Năm 2008
Dư nợ Số HSSV
69
9.268
56
7.684
40
5.213
25
3.475
13
1.604
5
679
208
27.923

Nguồn: Báo cáo hằng năm của NHCSXH tỉnh Quảng Nam
Hiện nay phần lớn con em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vay
vốn đang theo học các ngành kinh tế, kỹ thuật. Đây là nhân tố quan
trọng trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương
từ một tỉnh thuần nông sang phát triển các ngành công nghiệp, dịch
vụ..
1.5.2.6 Dư nợ phân theo địa phương, vùng miền

Bảng 2.19 Tỷ lệ dư nợ cho vay HSSV phân theo vùng, miền
Đvt: Tỷ lệ %
Chỉ tiêu
Đồng bằng

Năm 2007
Dư nợ
Số HSSV
66,00
67,77

Năm 2008
Dư nợ
Số HSSV
65,87
67,74


- 17 Trung du
Miền núi
Tổng cộng

30,00
4,00
100,00

2,76
4,64
100,00


29,81
4,33
100,00

27,59
4,66
100,00

Nguồn: Báo cáo hằng năm của NHCSXH tỉnh Quảng Nam

Biểu đồ 2.6 Dư nợ phân theo vùng năm 2008
Một thực tế là hiện nay tỷ lệ học sinh, sinh viên tại các huyện
miền núi còn rất thấp do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, điều kiện kinh
tế của nhân dân các huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, do dó
dẫn đến tỷ lệ thi đậu vào các trường là kiêm tốn.
1.6 Đánh giá kết quả tín dụng đ ối với học sinh sinh viên trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
1.6.1 Kết quả đạt được
- Số lượng học sinh sinh viên vay vốn để trang trải chi phí học
tập tăng nhanh qua các năm. Từ 413 học sinh sinh viên năm 2005 đã
lên đến 27.923 học sinh sinh viên năm 2008.
- Công tác cho vay được phủ đều từ các huyền miền núi cao
đến các huyện, thành phố đồng bằng.
- Việc ủy thác qua các tổ chức Hội giúp cho người nghèo và
các đối tượng chính sách khác tiếp cận dịch vụ tín dụng ưu đãi của
Chính phủ.
- Chi nhánh đã xây dựng được trên 4.600 Tổ tiết kiệm và vay
vốn trên địa bàn toàn tỉnh để quản lý đồng vốn
* Chương trình tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh
viên đã đạt được những mục tiêu:

Một là: Nguồn vốn ưu đãi đã giúp giảm gánh nặng về tài
chính cho những gia đình nghèo có con, em đang theo.


- 18 Hai là: Góp phần bảo đảm cơ hội tiếp cận đào tạo, nâng cao
chất lượng đào tạo, hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng.
Ba là: Học sinh, sinh viên được vay vốn nhận thức được sự
quan tâm của xã hội đối với mình để sử dụng đồng vốn sao cho có
hiệu quả nhất và biết chuẩn bị kế hoạch cho tương lai.
Bốn là: Từ góc độ xã hội, đất nước có thêm nguồn nhân lực
có tri thức, có tay nghề, có ích cho xã hội.
1.6.2 Hạn chế
- Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH phụ thuộc vào vốn cấp
bù của Ngân sách hàng năm. Nguồn vốn địa phương còn hạn chế.
- Về cơ chế cho vay: Quy trình vay vốn còn rườm rà, hồ sơ,
thủ tục nhiều, nhiều khâu.
- Với mức cho còn thấp chưa đảm bảo để các em có đủ điều
kiện trang trải chi phí học tập.
- Công tác xác nhận tại các trường hiện nay còn chậm. Chưa có
cơ chế quản lý chung giữa ngân hàng nơi cho vay và nơi đào tạo.
- Nhiều trường chưa phổ biến rộng rãi cho học sinh, sinh viên.
Công tác thông tin tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng.
- Thành viên Ban đại diện HĐQT ở các cấp làm việc theo chế
độ kiêm nhiệm nên ít thời gian và điều kiện để thực thi nhiệm vụ.
- Công tác giải ngân ở miền núi, nhất là các xã vùng cao gặp
rất nhiều khó khăn, do điều kiện giao thông trở ngại.
- Về cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc còn thiếu, chưa đáp
ứng được nhu cầu công việc.
- Lực lượng cán bộ đa số là những cán bộ nên còn hạn chế về
kinh nghiệm công tác.

1.6.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác cho vay ưu
đãi HSSV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1.6.3.1 Các chính sách của Nhà nước về tín dụng ưu đãi đối với
HSSV
Sau khi có quyết định 157, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo
thực hiện tốt công tác cho vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh, hằng năm, đều
tổ chức sơ kết, tổng kết.


- 19 UBND tỉnh ban hành Đề án tiếp tục đổi mới và phát triển dạy
nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2015 làm căn cứ để xây dựng
nhu cầu vốn cho những năm tiếp theo.
1.6.3.2 Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong quá
trình thực hiện cho vay ưu đãi HSSV
- Sự phối hợi giữa các đơn vị nhận uỷ thác
- Sự phối hợp với các đơn vị liên quan
- Sự phối hợp với các đơn vị đào tạo trên địa bàn tỉnh.
1.6.3.3 Công tác thông tin tuyên truyền
1.6.3.4 Về phía Ngân hàng
Tiến hành tập huấn cho tất cả cán bộ làm công tác chuyên
môn, cán bộ chủ chốt của UBND cấp xã, cán bộ và các tổ chức đoàn
thể nhận uỷ thác và các tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn.
Tổ chức tốt giao dịch xã định kỳ và bổ sung thêm các phiên
giao dịch lưu động.
Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức
chính trị xã hội cùng phối hợp với NHCSXH tổ chức thực hiện.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG QUY MÔ TÍN DỤNG ƯU
ĐÃI ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM

1.7 Những cơ sở để xây dựng các giải pháp
1.7.1 Định hướng của Đảng, Nhà nước trong việc đào tạo nguồn
nhân lực
Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đến công tác
đào tạo nguồn nhân lực cho nước nhà.
1.7.2 Định hướng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam trong thời gian đến
UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định số 17/2008/QĐUBND ngày 18/6/2008 về ban hành Đề án tiếp tục đổi mới và phát
triển dạy nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 - 2015.
Chỉ tiêu phấn đấu từ năm 2009 -2010 và định hướng đến năm
2015 là nâng dần tỷ lệ lao động được đào tạo từ 29,41% năm 2008


- 20 lên 50% năm 2015. Trong đó lao động được đào tạo nghề đến năm
2015 chiếm 40% trên tổng số lao động đang làm việc.
1.8 Những giải pháp mở rộng quy mô tín dụng ưu đãi đối với
HSSV của NHCSXH tỉnh Quảng Nam
1.8.1 Tạo lập nguồn vốn
* Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước:
Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước không nên chỉ tập trung từ
ngân sách Trung ương mà cần phải được chú trọng, tăng cường ở địa
phương các cấp.
* Vốn huy động
Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Nam cần chủ động xây dựng
kế hoạch huy động nguồn vốn lãi suất thấp của cộng đồng người
nghèo và các đối tượng chính sách.
Lấy ví dụ: Hiện nay số khách hàng của Chi nhánh NHCSXH
tỉnh Quảng Nam còn dư nợ đến thời điểm 31/12/2008 là 150.000
khách hàng sẽ huy động được một lượng vốn như sau:
Số vốn huy động 01 tháng = 150.000 người X 20.000

đồng/người X 80% = 2.400.000.000 đồng (2,4 tỷ đồng)
Số vốn huy động 01 năm = 2,4 tỷ/tháng X12 tháng = 28,8 tỷ
đồng
* Nguồn vốn nhận tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước
* Vốn đi vay
Riêng đối với nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên,
ngoài các giải pháp về tạo lập nguồn vốn đã nêu trên cần tập
trung một số biện pháp sau:
- Việc chuyển vốn không nên tập trung theo kỳ của năm học
mà cần đảm bảo cho vay các tháng trong năm.
- Mỗi năm ngân sách Nhà nước bố trí từ 6.500 đến 7.000 tỷ
đồng cho chương trình này. Như vậy, tổng nguồn vốn để quay vòng
chương trình sẽ khoảng từ 30 nghìn đến 35 nghìn tỷ đồng.
- Huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp sử dụng lao
động đã qua đào


- 21 1.8.2 Giải pháp về hoạt động cho vay
1.8.2.1 Về phương thức cho vay
Tiếp tục duy trì, củng cố phương thức cho vay uỷ thác từng
phần qua các tổ chức hội, đoàn thể. Củng cố hoạt động của các điểm
giao dịch lưu động tại xã, phường.
1.8.2.2 Về điều kiện, quy trình cho vay
* Về điều kiện cho vay:
Bổ sung thêm phần cam kết như sau: “Nếu học sinh, sinh viên
được vay vốn từ NHCSXH để học tập, sau khi hoàn thành khóa học
phải có trách nhiệm trả gốc và lãi cho Ngân hàng theo đúng thỏa
thuận”.
Các hộ gia đình có từ 02 con trở lên cùng đang học thì được

vay vốn mà không cần phải xét duyệt về đối tượng.
* Về quy trình cho vay:
Thực hiện nghiêm túc việc giao dịch tại xã phường, để người
dân thuận tiện đi lại.
Về thủ tục cho vay đơn giản để phù hợp với trình độ dân trí
của hộ nghèo.
Để đảm bảo cung ứng vốn kịp thời và thuận tiện cho hộ nghèo
vay vốn NHCSXH cần phải:
+ Chủ động phân bổ vốn kế hoạch cho các Chi nhánh ngay từ
đầu năm.
+ Đơn giản hoá quy trình và thủ tục vay vốn, đảm bảo cho hộ
vay vốn dễ nhớ, dễ hiểu và dễ thực hiện.
+ Cán bộ ngân hàng phải có lòng nhiệt tình, tận tuỵ …
1.8.2.3 Mức vốn cho vay:
Mức cho vay cần tăng lên 1.000.000 đồng/tháng/học sinh.
Đề nghị Chính phủ giao việc điều chỉnh mức cho vay đối với
học sinh, sinh viên cho Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính trên cơ
sở tham mưu của NHCSXH.
1.8.2.4 Về lãi suất cho vay
Không nên quá chú trọng vào lãi suất thấp mà cần nâng cao về
điều kiện cho vay, quy trình, thủ tục, tạo điều kiện tốt nhất cho học
sinh, sinh viên trong quá trình vay vốn học tập.


- 22 1.8.2.5 Công tác giải ngân
- NHCSXH phối kết hợp với các NHTM có hệ thống chi nhánh
rộng trên toàn quốc, có trang máy ATM nhiều để tiến hành cho vay
thông qua thẻ.
- Các cơ sở đào tạo cần tiền hành thu học phí đối với những
học sinh, sinh viên được vay vốn thông qua chuyển khoản tại Ngân

hàng.
1.8.3 Phối kết hợp với các đơn vị nhận ủy thác trong quá trình
triển khai thực hiện
1.8.4 Củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của
Tổ TK&VV
1.8.5 Phối kết hợp với các đơn vị đào tạo trong quá trình triển
khai thực hiện công tác cho vay
NHCSXH cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp xây
dựng phần mền quản lý chung nhằm theo dõi, quản lý học sinh, sinh
viên trong quá trình vay vốn.
1.8.6 Xây dựng cơ chế thu hồi nợ khi học sinh, sinh viên ra
trường
Cần có cơ chế liên hệ giữa hộ gia đình với doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh nơi tuyển dụng là học sinh, sinh viên có vay vốn
với NHCSXH để tạo điều kiện cho hộ gia đình trả nợ, tạo nguồn vốn
quay vòng để NHCSXH có vốn tạp trung cho vay.
1.8.7 Xây dựng các kênh thông tin về chương trình tín dụng ưu
đãi đối với HSSV
Công tác tuyên truyền không chỉ tập trung trên các phương tiện
thông tin đại chúng mà cả trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa tại các
trường.
1.8.8 Các giải pháp hạn chế rủi ro
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba nhà, NHCSXH (đầu tư
vốn) - Cơ sở đào tạo (đào tạo học sinh, sinh viên) - Các tổ chức
Chính trị xã hội (quản lý vốn vay).
- Đưa hoạt động của tổ TK&VV vào nề nếp, chất lượng.
- Nâng cao vai trò quản lý của đơn vị nhận ủy thác.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ.



- 23 1.8.9

Các giải pháp khác
* Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ
* Tăng cường công tác đào tạo cán bộ thực hiện nghiệp vụ
1.9 Một số kiến nghị
1.9.1 Đối với các Bộ ngành có liên quan
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính có giải
pháp để huy động các nguồn vốn có lãi suất tạo điều kiện cho
NHCSXH ổn định, bền vững.
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần hỗ trợ NHCSXH hoàn
thiện, kết nối vào hệ thống thanh toán chung của ngành ngân hàng.
- Đối với Bộ giáo dục và đào tạo: Cần phối kết hợp chặc chẽ
với NHCSXH trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.
1.9.2 Đối với NHCSXH Việt Nam
Xây dựng cơ chế cho vay mang tính tổng hợp bao gồm nhiều
chương trình tín dụng.
Xây dựng cơ chế liên tịch theo hướng nâng cao hơn nữa trách
nhiệm đối với bên nhận uỷ thác.
Tham mưu Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ nâng mức
cho vay lên 1.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Trang bị đầy đủ các phương tiện, máy móc phục vụ để đảm
bảo quá trình hoạt động của Ngân hàng.
1.9.3 Đối với UBND tỉnh Quảng Nam và các đơn vị nhận ủy
thác
* Đối với UBND tỉnh Quảng Nam
Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động của Chi nhánh NHCSXH trên địa bàn.
* Đối với các Hội đoàn thể nhận ủy thác.
Các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác cần nhận thức

được NHCSXH là ngân hàng của chính tổ chức mình.
Tổ chức sơ kết, tổng kết chuyên đề nhận uỷ thác.


- 24 KẾT LUẬN
Bên cạnh các chương trình tín dụng ưu đãi được chính phủ
giao, tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nằm trong chiến lược
nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nổ lực
nhằm đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên đến
đúng đối tượng thụ hưởng. Công tác cho vay ưu đãi đối với học sinh
sinh viên đã được mở rộng cả về quy mô lẫn đối tượng phục vụ, với
quyết tâm không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học do không có
tiền đóng học phí và trang trải các chi phí liên quan khác trong suốt
quá trình học tập theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Công tác cho vay ưu đãi đối với học sinh sinh viên cũng đã
góp phần không nhỏ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam. Lực lượng lao động được đào tạo sẽ là một
nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Với bản luận văn này tác giả mong muốn đóng góp một phần
nhỏ kiến thức của mình vào lĩnh vực nghiên cứu các giải pháp mở
rộng quy mô tín dụng ưu đãi đối với học sinh sinh viên trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo
trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của Tiến sĩ
Nguyễn Hòa Nhân, các thầy cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế, Đại
học Đà Nẵng và bạn bè đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành luận
văn này.




×