Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty chứng khoán ngân hàng công thương việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.19 KB, 24 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động
từ năm 2000. Trải qua hơn 9 năm đi vào hoạt động, với bao thăng
trầm thử thách, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước
phát triển đáng kể. Quy mô thị trường ngày một mở rộng thể hiện ở
sự gia tăng số lượng các công ty niêm yết, tỷ lệ vốn hóa thị trường,
sự gia tăng số tài khoản của các nhà đầu tư. Cùng với sự phát triển
của thị trường, số lượng CTCK ra đời cũng ngày một nhiều hơn. Sự
cạnh tranh giữa các CTCK đang ngày càng trở nên quyết liệt hơn đặc
biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh
tế quốc tế hiện nay. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển thì các
CTCK không còn cách nào khác là phải tự mình nâng cao năng lực
cạnh tranh bằng việc đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ phục vu khách hàng.
Là một trong những công ty tiên phong trên TTCK Việt Nam,
CTCK Ngân hàng TMCP Công Thương cũng đã đạt được những
thành tựu khả quan. Tuy nhiên, so với các CTCK khác thì năng lực
cạnh tranh của công ty vẫn còn nhiều hạn chế.
Để tận dụng tốt những lợi thế của mình trên cơ sở xác định
những điểm yếu, tận dụng cơ hội mà WTO mang lại để vượt qua
những thách thức. Tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Chứng khoán Ngân Hàng Công Thương Việt
Nam” để nghiên cứu là đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay của CTCK NHCTVN nói riêng cũng như các CTCK
khác nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn


2


- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh của CTCK.
- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCK NHCT, đánh
giá kết quả đạt được, rút ra một số tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của CTCK NHCTVN trong điều kiện hội nhập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của công ty chứng
khoán NHCTVN
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của CTCK NHCTVN từ năm
2004 cho đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng
và Duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp phân tích tình
huống, điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh.
5. Những đóng góp của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung
và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh của CTCK, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, những
thời cơ và thách thức của CTCK NHCTVN, đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK NHCTVN.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và NLCT của CTCK.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCK Ngân hàng T
Công Thương Việt Nam trong giai đoạn năm 2004-2009.


3

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Ngân
hàng Công Thương Việt Nam.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN
1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh: Cạnh tranh” là sự ganh đua giữa
các chủ thể kinh tế (giữa các quốc gia, doanh nghiệp) trên cơ sở sử
dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp áp dụng khoa học công
nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu khách
hàng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý và “cạnh tranh”
cũng tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm cùng loại thông qua các
giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo ra. Qua đó, doanh nghiệp sẽ
giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để
tối đa hóa lợi nhuận.
1.1.2 Các loại hình cạnh tranh
+ Cạnh tranh giữa người bán và người mua
+ Cạnh tranh giữa người mua với nhau
+ Cạnh tranh giữa những người bán với nhau
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành
+ Cạnh tranh giữa các ngành
+ Cạnh tranh hoàn hảo
+ Cạnh tranh không hoàn
1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định
nghĩa: “ Năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành,
các vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra


4

việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên
cơ sở bền vững”.
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
1.2.1 Khái niệm
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và
nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng
mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản
xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Năng lực, trình độ quản lý
- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý
- Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp
- Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp
1.2.2.2 Năng lực về các nguồn lực
- Năng lực về vốn
- Năng lực về lao động
- Năng lực về công nghệ
1.2.2.3 Năng lực đáp ứng nhu cầu về CL, SPDV khách hàng
1.2.2.4 Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D)
1.2.2.5 Hiệu suất
ROE = thu nhập sau thuế/Vốn chủ sở hữu;
ROA = thu nhập sau thuế/tổng tài sản;
1.2.2.6 Năng lực Marketing
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp
1.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài
1.2.3.2 Các nhân tố bên trong
1.3. Đặc điểm chung và nghiệp vụ chủ yếu của CTCK
1.3.1 Đặc điểm chung:



5
- Phần lớn tài sản là tài sản tài chính
- Sản phẩm dễ bị bắt chước
- Có khả năng xảy ra xung đột lợi ích
- Mức độ chuyên môn hoá cao
- Là doanh nghiệp hoạt động có điều kiện
1.3.2 Hoạt động nghiệp vụ của công ty chứng khoán
- Hoạt động môi giới chứng khoán
- Hoạt động tự doanh chứng khoán
- Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Hoạt động quản lý danh mục đầu tư
- Hoạt động tư vấn
1.3.3 Vai trò của các công ty chứng khoán
CTCK góp phần quan trọng trong việc tăng chất lượng giao
dịch chứng khoán, tăng tính thanh khoản cho chứng khoán, giảm rủi
ro để đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng tính hiệu quả của thị trường
nói chung và hiệu quả đầu tư chứng khoán nói riêng.
1.3.4 Năng lực cạnh tranh của Công ty chứng khoán
Năng lực cạnh tranh của CTCK là thể hiện thực lực và lợi thế
của công ty so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các
đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.
1.4 Các điểm lưu ý khi đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK
Đánh giá NLCT của mọi doanh nghiệp nói chung và công ty
chứng khoán nói riêng, ngoài tiêu chí tài chính vững mạnh thì các chỉ
tiêu phi tài chính đóng một vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, những
ngành kinh doanh đòi hỏi hàm lượng chất xám cao như các CTCK thì
chỉ tiêu này lại càng quan trọng. Vì vậy, tác giả xin đưa ra một số chỉ
tiêu có ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực cạnh tranh đối với CTCK,
một ngành có nhiều sự khác biệt này.



6
- Về lao động
Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như CTCK thì
yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất
lượng của dịch vụ. Đội ngũ nhân viên của CTCK chính là người đem
lại cho khách hàng những cảm nhận về chứng khoán và sản phẩm
dịch vụ của CTCK, đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với
CTCK.
* Về số lượng lao động : phải có lực lượng đủ về số lượng
* Về chất lượng lao động: Chất lượng nguồn nhân lực của
CTCK thể hiện qua các tiêu chí:
- Trình độ văn hoá của người lao động
- Kỹ năng quản trị đối với nhà điều hành
- Về công nghệ: giúp CTCK tạo ra sự khác biệt, chiếm ưu thế hơn
đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp công ty mở rộng thị phần.
- Sản phẩm dịch vụ và chất lượng dịch vụ
Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và chất lượng dịch vụ sẽ giúp
cho các công ty chứng khoán:
+ Tăng lợi nhuận cho công ty
+ Thúc đẩy các dịch vụ khác cùng phát triển
+ Tăng khả năng cạnh tranh của các CTCK trong nền KTTT
- Hoạt động marketing: sẽ góp phần nâng cao được hình ảnh, vị thế
của CTCK trên thị trường.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CTCK
1.5.1 Nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
1.5.2 Nhóm yếu tố thuộc nội lực của công ty chứng khoán
1.6 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
bằng ma trận SWOT



7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.
2.1Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam là

đơn vị thành viên của Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành
lập theo quyết định số 126/QĐ - NHCT1 ngày 01/06/2000 của Chủ tịch
Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam, với quy mô vốn
điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp phép thực hiện đầy đủ
các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Với số vốn điều
lệ hiện nay là 789.934.000.000 đồng và được sự hỗ trợ tích cực của
mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc của Ngân hàng Công thương
Việt Nam, Công ty Chứng khoán Công thương luôn sát cánh, hỗ trợ
khách hàng trong các hoạt động trên thị trường chứng khoán.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh:
Qua 8 năm hoạt động, các mặt hoạt động nghiệp vụ của Công
ty đã có bước phát triển và có bước tăng trưởng tương đối cao. Nhờ
vậy, kết quả tài chính của Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế
hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao, chỉ riêng năm 2008 là
năm khó khăn chung, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chỉ số
VNINDEX giảm sút mạnh dẫn đến lợi nhuận công ty cũng giảm
nhiều so với năm trước.



8
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinbankSc
Từ năm 2004-2009

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

tiêu

2004

2005

2006

2007


2008

2009

Vốn

122.070

130.407

155.207

429.054

600.106

852.145

Tổng

417.939

608.458

1.172.564

888.498

1.109.666


1.119.876

DThu

37.113

52.103

102.874

206.969

174.356

284.329

C.Phí

25.838

39.282

77.151

107.144

161.246

163.820


LN

11.275

12.821

25.723

98.226

13.095

103.336

30%

25%

25%

48%

8%

36%

CSH

TSLN
/Dthu


( Nguồn: Báo cáo kiểm toán của VietinbankSc từ năm 2004-2009)
Kết quả hoạt động kinh doanh của cty được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 2.1Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của VietinbankSc

300000
250000
200000
150000
100000
50000
0

Doanh thu
Chi phí
L?i nhu?n
Nam Nam Nam Nam Nam Nam
2004 2005 2006 2007 2008 2009

2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK NHCT VN


9
2.2.1 Hiệu suất
Bảng 2.2 Doanh thu và lợi nhuận của CTCK NHCTVN năm
2008-2009
Chỉ tiêu

Đơn vị: Triệu đồng
Năm


Tỷ

Năm

Tỷ

2008

trọng

2009

trọng

%/ DT
Tổng doanh thu
- HĐ môi giới CK

%/ DT

174.3

283.72

56

0

15.82


9,08%

48.052

0
- Hoạt động đầu tư
CK, góp vốn
- Hoạt động bảo lãnh

% (+/-)

63.07%
16,90

203.74

%

%
33.87%

154.9

88.88

207.45

72,96


65

%

6

%

483

1,62%

6.940

3,94%

1.336%

2.351

0,42%

4.249

5,99%

80.73%

608


0,21%

-

phát hành, đại lý
phát hành CK
- Hoạt động tư vấn
- Hoạt động khác

738

17.62%
Khả năng sinh lời
- Tỷ suất sinh lời gộp

17,84

49,30

- Tỷ suất sinh lời của

7,51

36,42

LNST

1,31

9,49


2,54

12,57

+ ROA
+ ROE
Hiệu quả quản lý


10
0,16
0,29
120
18

0,25
0,33
140
25

20

22

16

20

hành


12

17

- Tư vấn

54

56

879

1.922

7.748

9.430

30

347

196

250

14

11


- Số vòng quay TSản
- Số vòng quay vốn
Số lượng lao động
- Môi giới
- Đầu tư chứng
khoán, góp vốn.
- Bảo lãnh phát
hành, đại lý phát

- Khác
Doanh số/ 1 lao
động
- Môi giới
- Đầu tư chứng
khoán, góp vốn.
- Bảo lãnh phát
hành, đại lý phát
hành
- Tư vấn
- Khác

( Nguồn : Công ty cổ phần chứng khoán- VietinbankSc)
2.2.2 Thị phần
2.2.2.1 Thị phần hoạt động môi giới tại SGD TP HCM và TTGD HN
Bảng 2.9 Thị phần hoạt động môi giới của VietinbankSc


11
Thị


phần Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

7,8%

5,35%

2,7%


2,10%

2,30%

17,64%

10,65%

4,5%

1,9%

2,2%

tại

Sở GD TP 5,37%
HCM
TTGD HN

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004-2009
VietinbankSc)
Thị phần hoạt động môi giới của công ty rất thấp tại hai Sở giao
dịch Chứng khoán TP HCM và TT Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
* Thị phần môi giới tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh
Những năm đầu hoạt động, thị phần hoạt động môi giới của công
ty đạt tỷ lệ tương đối, năm 2005 có tăng trưởng so với năm 2004 ( tăng
2,43%) nhưng đến năm 2006, 2007, 2008, 2009 thì thị phần hoạt động
môi giới của công ty giảm sút hẳn.

Năm 2009 thị phần hoạt động môi giới có sự thay đổi lớn,
những tên tuổi lớn như SSI, VCBS, SBS... bị soán ngôi, thay vào đó là
sự vươn lên mạnh mẽ của công ty chứng khoán TSC chiếm 9,13%, SSI
8,26%, SBS 7,27%.... Thị phần hoạt động môi giới của VietinbankSc
chỉ được xếp ở thị phần chung với các công ty chứng khoán có thị
phần thấp khác.
* Thị phần hoạt động môi giới tại TT GDịch Chứng khoán Hà Nội
Công ty đã tạo nên giao dịch chủ yếu trên TTGD Chứng khoán
Hà Nội trong năm 2005.. Nhưng đến những năm sau này, thị phần
của công ty tại TTGD Chứng khoán Hà nội lại bị thu hẹp do số lượng
các công ty chứng khoán tăng mạnh.
2.2.2.2 Thị phần của Công ty theo phạm vi lãnh thổ của nhà đầu tư
* Thị phần hoạt động môi giới cổ phiếu đối với nhà đầu tư nội


12
Thị phần hoạt động môi giới trong nước của VietinbankSc rất
thấp, chỉ được xếp hạng chung trong bảng đánh giá xếp hạng của Sở
giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Công ty chứng khoán Ngân hàng
Công thương là công ty có ưu thế về nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng
Công thương Việt Nam nên thiết nghĩ Công ty nên tân dụng lợi thế
này để có những biện pháp tích cực, đẩy mạnh thị phần hoạt động
môi giới trong nước hơn nữa.
* Thị phần hoạt động môi giới cổ phiếu cho nhà đầu tư nước
ngoài: Thị phần của Công ty Chứng khoán NHCT cũng rất kém, chỉ
được xếp hạng chung trong nhóm các công ty chứng khoán có thị
phần hoạt động môi giới cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ
trọng thấp. Đây là thị phần đầy tiềm năng, các công ty chứng khoán
nào đẩy mạnh được thị phần này sẽ có cơ hội phát triển được thương
hiệu trên thị trường quốc tế.

Do đó, để lôi kéo lại khách hàng này đòi hỏi công ty phải nỗ
lực hết mình, phải cung cấp dịch vụ thực sự “vượt trội” hơn các công
ty khác: thời gian xử lý lệnh giao dịch cho khách hàng nhanh chóng,
chính xác. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin liên quan tới chứng
khoán và TTCK đầy đủ, cập nhật hơn, có nhiều bản phân tích đánh
giá chứng khoán và TTCK của những chuyên gia phân tích có uy tín
nhằm tạo thêm giá trị gia tăng cho khách hàng
2.2.2.3 Thị phần môi giới của Công ty theo số lượng tài khoản
Theo bảng xếp hạng của Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM về
số lượng tài khoản nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thì
VietinbankSc được xếp ở vị trí thứ 5 với 38.591 tài khoản của nhà
đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước, 08 tài khoản của nhà đầu tư cá
nhân nước ngoài, không có tài khoản nào của tổ chức nước ngoài,
điều này cũng tạo nên hạn chế cho công ty về thị phần cũng như uy


13
tín. Trong khi đó, các công ty chứng khoán của Ngân hàng Ngoại
thương, công ty chứng khoán sài gòn, Công ty chứng khoán Á Châu,
Bảo Việt… với những chính sách chiến lược áp dụng kịp thời luôn
được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng về số lượng tài khoản giao
dịch. Các nhà đầu tư cá nhân cũng như tổ chức của nước ngoài phần
lớn mở tài khoản giao dịch tại đây càng tạo thêm uy tín cho những
công ty này.
2.2.3 Năng lực về nguồn lực
2.2.3.1 Vốn và khả năng huy động vốn
Tại thời điểm 31/12/2009, tổng tài sản của VietinbankSc là 1,12 tỷ
đồng, tăng 1% so với năm 2008, vốn điều lệ của VietinbankSc là
789,9 tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2008 do trong kỳ công ty thực
hiện cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Được sự hậu thuẫn của ngân hàng mẹ, quy mô tổng tài sản và vốn
chủ sở hữu tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng trung bình của vốn chủ sở hữu trong 3 năm gần đây là 41%.
Tính đến ngày 01/7/2009, theo thông tin từ website của Ủy ban chứng
khoán Nhà nước, TTCK Việt Nam có 104 Công ty chứng khoán,
VietinBankSc hiện đang là 1 trong 10 Công ty chứng khoán có số vốn
điều lệ lớn nhất thị trường, khẳng định năng lực tài chính, năng lực hoạt
động và vị thế của Công ty trên thị trường.
2.2.3.2 Năng lực về lao động
Nhìn chung, CTCK VietinbankSc đã nhận thức được tầm quan
trọng của nguồn nhân lực trong sự nghiệp của mình và xác định rõ đây
là yếu tố xác định năng lực cạnh tranh quan trọng của CTCK. Vì vậy,
CTCK VietinbankSc đã chú trọng và có nhiều đổi mới nguồn nhân lực
cả về lượng và chất, ban hành nhiều quy chế, chính sách về quản lý cán
bộ, đặc cơ sở cho công tác quản lý cán bộ đi vào nề nếp.


14
Bảng 2.15 : Số lượng lao động của VietinbankSc tại thời điểm ngày
31/12/2009
Trình độ

Số lượng cán bộ

Tiến sỹ kinh tế

02

Thạc sỹ kinh tế


15

Cử nhân kinh tế

107

Khác

16

( Nguồn: Văn phòng Công ty Chứng khoán NHCTVN)
2.2.3.3 Năng lực về công nghệ
Hệ thống công nghệ thông tin tại công ty lạc hậu và chậm phát
triển nhất so với các công ty chứng khoán khác: Kể từ khi thành lập,
Công ty yếu kém về công nghệ thông tin trên tất cả các mặt: phần
mềm , phần cứng và cơ sở hạ tầng mạng. Hệ thống Công nghệ thông
tin được đầu tư từ những ngày đầu thị trường mới đi vào hoạt động
với quy mô nhỏ, khối lượng giao dịch thấp nên đến nay trở nên quá
lạc hậu.Phần mềm giao dịch của công ty được xây dựng rất sơ khai,
chỉ nhập được lệnh và ghép lệnh bằng tay, không kiểm tra được số dư
cũng như không hạn chế được các lỗi giao dịch theo quy định của
UBCK Nhà nước. Đến cuối năm 2004, Công ty mới đưa được phần
mềm giao dịch mới vào hoạt động tuy nhiên cũng chưa phải là phần
mềm hiện đại và chuần xác. Vì vậy, nhân viên giao dịch gặp rất nhiều
khó khăn trong kỹ năng thao tác xử lý các giao dịch cho khách hàng.
2.2.4 Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ
Công ty chứng khoán NHCT VN có các sản phẩm dịch vụ như sau:
- Môi giới

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp


- Lưu ký

- Tư vấn đầu tư

- Tự doanh

- Bảo lãnh phát hành


15
Tính đa dạng của sản phẩm không chỉ đơn thuần là những sản
phẩm mới mà là những sản phẩm mới ra đời trên sự biến đổi của sản
phẩm truyền thống nhưng xét về bản chất cũng có thể là một. Nhìn
chung các CTCK đều cung cấp đầy đủ các dịch vụ chứng khoán kết
nối vốn và cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, mỗi công ty sẽ có những thế
mạnh cũng như những hạn chế trong lĩnh vực kinh doanh này.
Một trong những bước tiến quan trọng nhất của ngành kinh
doanh chính của VietinbankSc là sự gia tăng về doanh thu từ phí môi
giới và tỷ lệ của phí môi giới trên tổng doanh thu. Doanh thu từ phí
môi giới tăng 303% so với năm 2008 và đóng góp 16,91% trong tổng
doanh thu so với năm trước. Đây là năm đầu tiên doanh thu từ hoạt
động môi giới của VietinbankSc đạt chỉ tiêu và đủ bù đắp cho tất cả
các hoạt động của công ty. Điều này cho thấy công ty đang đi đúng
chiến lược vạch ra là tập trung đẩy mạnh các lĩnh vực kinh doanh thu
phí mà cụ thể là lĩnh vực kinh doanh môi giới nhằm giảm thiểu rủi ro
đầu tư tự doanh, vốn là lĩnh vực kinh doanh phổ biến của các CTCK
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
VietinbankSc đã triển khai việc phân khúc khách hàng nhằm
duy trì sự tập trung trong kinh doanh, tạo ra hai phân phúc riêng biệt

với tên gọi là khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Tạo ra sự
phát triển mạnh mẽ việc đa dạng hoá sản phẩm và chuyên biệt hóa
dịch vụ ở mỗi phân khúc. Mỗi phân khúc khách hàng được tổ chức
lại nhằm phân bổ nguồn lực tốt hơn (về nhân lực, công nghệ, năng
lực hỗ trợ trong tài chính) cho phép mỗi phân khúc khách hàng phát
triển độc lập trong hoạt động và hỗ trợ giao dịch. Bước đi chiến lược
này sẽ giúp VietinbankSc tiến gần đến tham vọng cung cấp các dịch
vụ tư vấn tài chính chuyên nghiệp và chuyên biệt hoá đến tất cả các
đối tượng trên thị trường Việt Nam.


16
Công ty đã giới thiệu các sản phẩm hỗ trợ thanh toán, giúp các
nhà đầu tư cá nhân có thêm khả năng tăng dùng đòn bẩy tài chính
trong giao dịch và đầu tư chứng khoán. Lợi thế lớn của VietinbankSc
so với các đối thủ cạnh tranh về khả năng cung cấp sản phẩm hỗ trợ
thanh toán là được hỗ trợ từ Ngân hàng mẹ, với nguồn lực tài chính
dồi dào. Công ty đã dự báo được nhu cầu vốn cho những chương
trình hỗ trợ thanh toán này sẽ tăng nhanh trong tương lai, khi mà dịch
vụ hỗ trợ thanh toán trở nên quen thuộc và phổ biến hơn với nhà đầu
tư cá nhân và đồng thời mạng lưới của công ty tiếp tục mở rộng. Với
công nghệ được nâng cấp và năng lực quả lý rủi ro của mình, công ty
đã dần thay thế cho các chương trình cho vay cầm cố bằng cổ phiếu
do các ngân hàng cung cấp và sản phẩm “repo” của những cổ phiếu
chưa niêm yết bằng các dịch vụ hỗ trợ thanh toán. Một trong những
thành công của VietinBankSc trong tình hình kinh doanh, giao dịch
chứng khoán rất khó khăn là đã tập trung các nguồn lực vào việc
nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao tiện ích
cho các NĐT. VietinBankSc là một Công ty Chứng khoán đầu tiên
trên TTCK tách bạch tài khoản tiền gửi của NĐT và tài khoản của

Công ty, kết hợp với VietinBank cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện
ích cho khách hàng như: cho vay ứng trước, nộp tiền, nhận tiền ngay
tại Công ty để bảo toàn tuyệt đối đồng vốn cho khách hàng như gửi
tiết kiệm tại ngân hàng. Từ đầu năm 2009 đến nay, Công ty vẫn tiếp
tục khai trương hệ thống Đại lý nhận lệnh mới là các Chi nhánh của
Ngân hàng Công thương nhằm đón đầu khi thị trường hồi phục. Hiện
tại, tổng đại lý nhận lệnh của Công ty đã lên tới 96 đại lý trên các địa
bàn cả nước. Đây là lợi thế vượt trội của VietinbankSc so với nhiều
công ty chứng khoán khác. Hệ thống công nghệ thông tin mới được
đầu tư và đang trong quá trình vận hành chính thức sẽ góp phần


17
không nhỏ vào đổi mới toàn diện hệ thống giao dịch, nâng cao chất
lượng phục vụ, thu hút thêm lượng lớn khách hàng thông qua các
dịch vụ gia tăng. VietinBankSc đã nghiên cứu và đầu tư cho một số
sản phẩm mới phục vụ cho các nhà đầu tư như:


Triển khai phần mềm giao dịch mới Smart Pro do Công ty

Free Will của Thái Lan cung cấp.


Bắt đầu đưa vào sử dụng giao dịch qua Internet bằng hệ

thống Trade Pro của Free Will hoặc Easy Trade của HT2D.


Triển khai phần mềm thông báo kết quả khớp lệnh, thông


báo số dư cho khách hàng qua SMS.


Kết nối trực tuyến với HOSE và HASTC.



Kết nối với hệ thống giao dịch UPCOM tại HASTC.
Bên cạnh đó, khi cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Công thương

Việt Nam chính thức giao dịch trên HOSE sẽ đóng góp một phần
không nhỏ cho doanh thu hoạt động môi giới của Công ty, vì hầu hết
CBCNV của Ngân hàng trên địa bàn cả nước đều mở tài khoản tại
VietinBankSc.
Tuy nhiên, Công ty cần phải phát triển thêm một số hoạt động như:
- Hoạt động phân tích và tư vấn đầu tư. Hoạt động này phát triển
sẽ kết nối được khách hàng đến với công ty. Hoạt động phân tích sẽ
góp phần thực hiện chiến lược “ hợp tác” với các doanh nghiệp nhằm
thu hút các doanh nghiệp tiềm năng về với VietinbankSc. Các báo
cáo phân tích sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường
chứng khoán thế giới và Việt Nam, để đưa ra các nhận định và
khuyến nghị về cơ hội cho các nhà đầu tư. Hoạt động phân tích sẽ
góp phần tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của VietinbankSc.
- Mô hình chuyên viên tài chính cá nhân (chuyên viên tư vấn), mỗi
khách hàng sẽ được một chuyên viên tư vấn phụ trách. Chuyên viên


18
này sẽ tìm hiểu kỹ nhu cầu của nhà đầu tư: số tiền đầu tư, mức độ

chấp nhận rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận.. qua đó chuyên viên tư vấn đưa
ra các tư vấn phù hợp cho khách hàng, phù hợp với xu hướng, nhịp đi
của thị trường. Các chuyên viên tư vấn sẽ được hưởng hoa hồng môi
giới, đây chính lày yếu tố thúc đẩy sự học hỏi, trau dồi kiến thức,
thông tin thị trường thường xuyên của các chuyên viên tư vấn để có
những tư vấn hợp lý tối ưu nhất cho các nhà đầu tư.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển của Công ty Chứng khoán NHCTVN
3.1.1 Dự báo thị trường Chứng khoán trong những năm tới
3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Chứng khoán Ngân hàng
Công thương Việt Nam giai đoạn 2010- 2014
Mục tiêu của VietinbankSc là trở thành định chế tài chính vững
mạnh, với hoạt động chính trên thị trường chứng khoán đồng thời đa
dạng hoá hoạt động kinh doanh thông qua việc đầu tư góp vốn thành
lập các công ty trong lĩnh vực quản lý quỹ, bất động sản...nhằm gia
tăng lợi ích cho khách hàng và cổ đông và kinh doanh dựa trên nền
tảng giá trị cốt lõi:
-

Tập trung vào khách hàng

-

Tin cậy

-


Chính trực

-

Nhân văn

Qua những mục tiêu đó, công ty đã đặt ra những định hướng chính
trong năm 2010:
- Phát triển mạnh về hoạt động môi giới, nâng cao thị phần hoạt


19
động môi giới của Công ty trên thị trường Chứng khoán, từ đó đẩy
mạnh doanh thu về hoạt động môi giới.
- Nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách
hàng. Công ty đặt mục tiêu sẽ trở thành 1 trong 5 công ty chứng
khoán hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2010
- Xây dựng môi trường làm việc năng động với cơ sở vật chất tiên
tiến hiện đại
- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tạo lập duy trì và phát triển
thương hiệu của công ty Chứng khoán Công thương nhằm quảng bá
hình ảnh và thu hút khách hàng.
- Thông qua các đối tác chiến lược tìm kiếm khách hàng là các nhà
đầu tư nước ngoài ở các thị trường tiềm năng, đặc biệt là các quỹ đầu
tư, các công ty đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh.
- Tiếp tục từng bước đầu tư đổi mới đồng bộ các trang thiết bị, hệ
thống công nghệ thông tin bao gồm phần cứng, phần mềm và cơ sở
hạ tầng nhằm đáp ứng được nhu cầu giao dịch với quy mô lớn, kiểm
soát rủi ro, quản lý dữ liệu tập trung toàn công ty nhằm đáp ứng ngày
càng cao của thị trường.

3.1.3 Vận dụng ma trận SWOT để nâng cao năng lực cạnh tranh
của VietinbankSc
* Phát huy thế mạnh
- Tận dụng mạng lưới rộng khắp để phát triển các sản phẩm dịch
vụ. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và chất lượng dịch vụ ở những
thành phố lớn, thành phố đang phát triển như (Đồng Nai, Bình
Dương, Khánh Hoà, Đà Nẵng)
- Thiết lập được mối quan hệ, tạo dựng niềm tin với khách hàng
dựa trên thương hiệu đã có sẵn.
* Khắc phục điểm yếu


20
- Nâng cao chất lượng nhân sự trên cơ sở xây dựng và đào tạo
một đội ngũ nhân viên với một tư tưởng mới, hiểu và nhận biết được
tầm quan trọng của khách hàng đối với sự tồn vong và phát triển của
CTCK. Đào tạo một đội ngũ lao động với tinh thần làm việc hết
mình, cống hiến vì sự nghiệp của VietinbankSc.
- Hoàn thiện chất lượng dịch vụ trên những lợi thế về mạng lưới,
thương hiệu. Xây dựng chính sách chăm sóc, tiếp thị khách hàng.
* Tận dụng cơ hội
- Nhanh chóng phát triển những sản phẩm có tính công nghệ cao.
- Tiếp cận được phương pháp quản lý chuyên nghiệp, công nghệ
mới từ các công ty chứng khoán nước ngoài.
* Vượt qua thử thách
- Tăng cường sức mạnh tài chính để đầu tư phát triển công nghệ
mới, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị nhằm cải tiến “
tốc độ” truyền tải dữ liệu nhằm đảm bảo an toàn, nhanh chóng và
chính xác trong mọi giao dịch. Tránh tình trạng gây tắt nghẽn đường
truyền, gây thiệt hại cho khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của

công ty.
- Hoàn thiện và nâng cao vai trò quản trị trong hoạt động kinh
doanh chứng khoán. Vì một khi xu thế cạnh tranh ngày càng gia tăng
giữa các CTCK thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán
cũng gia tăng. Ngoài ra, không chỉ riêng trong lĩnh vực chứng khoán
mới đối mặt với xu thế cạnh tranh mà tất cả các ngành khác trong nền
kinh tế cũng chịu chung áp lực đó, vì vậy tính đỗ vỡ của thị trường
cũng sẽ gia tăng.
- Tiếp tục hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, công tác
tuyển dụng để thu hút nguồn lực có ‘chất xám” đảm bảo được một
đội ngũ nhân viên giàu nghị lực, đủ năng lực quản lý và điều hành


21
trong giai đoạn hiện tại và kế thừa trong tương lai.
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng
khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam
3.2.1 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực và tổ chức qlý
VietinbankSc là một công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ môi
giới, tư vấn đầu tư chứng khoán, chất lượng sản phẩm dịch vụ tùy
thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ chuyên môn ở từng vị trí công
việc. Vì thế năng lực chuyên môn của nhà quản lý cũng như nhân
viên cao sẽ là tiền đề tốt để từ đó công ty cho ra được những sản
phẩm dịch vụ tư vấn có chất lượng
3.2.2 Giải pháp về phát triển ngành nghề và sản phẩm dịch vụ
3.2.3 Nhóm giải pháp về đầu tư công nghệ
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần nâng cao năng lực phục vụ, giảm chi phí và tăng cường
hình ảnh, uy tín cho ngành chứng khoán. Trong điều kiện thị trường
ngày càng phát triển, số lượng các chủ thể tham gia trên thị trường

chứng khoán ngày càng đông, nên việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ
thuật và công nghệ phải được tiến hành nhanh chóng, đảm bảo việc
giao dịch của khách hàng được chính xác.
- Tiếp tục từng bước đầu tư đổi mới đồng bộ các trang thiết bị, hệ
thống công nghệ thông tin bao gồm phần cứng, phần mềm và cơ sở
hạ tầng nhằm đáp ứng được nhu cầu giao dịch với quy mô lớn, kiểm
soát rủi ro, quản lý dữ liệu tập trung toàn công ty nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển ngày càng cao của thị trường khi triển khai thực hiện
giao dịch không sàn;
Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia thuộc Phòng công nghệ
thông tin VIETINBANKSC cho thấy: với quy mô phát triển của thị
trường trung bình khoảng 20%/năm trong vòng từ 3 tới 5 năm tiếp


22
theo, hệ thống công nghệ thông tin của VIETINBANKSC hiện nay
đủ khả năng thực hiện các nghiệp vụ.
Tuy nhiên, cùng với lộ trình tự do hóa thị trường tài chính tuân thủ
theo cam kết khi gia nhập tổ chức WTO, các chuẩn mực thị trường
theo thông lệ quốc tế cũng dần dần từng bước được áp dụng trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Khi đó, để duy trì lợi thế cạnh tranh
về công nghệ của mình VietinbankSc nên đổi mới, nâng cấp công
nghệ bằng cách sử dụng công nghệ của các nước có thị trường chứng
khoán.
3.2.4 Nhóm giải pháp về Marketing
3.2.4.1 Xây dựng chính sách khách hàng
3.2.4.2 Xây dựng chính sách marketing
3.2.5 Phát triển thương hiệu VietinbankSc
Nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu của VietinbankSc
không chỉ là một CTCK có quy mô tài chính và hoạt động lớn mà

còn là CTCK có chất lượng dịch vụ tốt nhất. Phương tiện để cạnh
tranh và nâng cao uy tín chủ yếu của Công ty đó là chất lượng dịch
vụ và khả năng thõa mãn yêu cầu của khách hàng, thay vì dựa vào uy
tín của ngân hàng mẹ, NHCTVN. Giải pháp cho vấn đề này là
VietinbankSc phải hướng tới sự hoàn thiện về chất lượng đối với các
sản phẩm dịch vụ, về trình độ quản lý kinh doanh, về công nghệ của
mình. Uy tín được xác định là tài sản lớn nhất của CTCK, giúp cho
công ty tồn tại được trong môi trường cạnh tranh.
Để thị phần ngày một lớn mạnh, VietinbankSc phải kết hợp
được nguồn lực sẵn có với các nguồn lực vô hình để tăng dần chất
lượng dịch vụ, có một đội ngũ lao động giỏi cùng với thiết bị kỹ thuật
cao sẽ đem lại sự thõa mãn ngày càng cao cho khách hàng, giữ vững


23
được danh tiếng của mình trước khách hàng để danh tiếng đó ngày
một nổi tiếng hơn.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Với các cơ quan quản lý Nhà Nước
3.3.1.1 Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp liên quan chứng khoán và
TTCK
3.3.1.2 Khơi thông các kênh thông tin cho nhà đầu tư
3.3.1.3 Đưa ra tiêu chuẩn về công nghệ cho chủ thể tham gia thị
trường
3.3.1.4 Nâng cao vai trò của ủy ban giám sát thị trường
3.3.2 Với Ngân hàng Công Thương Việt Nam
- Tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận với khách hàng là các tổ
chức có quan hệ với Ngân hàng Công thương, đặc biệt là các doanh
nghiệp Nhà Nước, các công ty cổ phần.
- Giới thiệu về CTCK và các dịch vụ của CTCK trong các chiến

dịch quảng cáo của Ngân hàng Công thương.
- Yêu cầu các chi nhánh nơi CTCK mở đại lý cần có sự quan tâm,
chỉ đạo và đầu tư để đại lý của Công ty phát triển, với vai trò không
chỉ là đại lý nhận lệnh của CTCK mà còn là cầu nối giữa CTCK với
các ban ngành, các doanh nghiệp và công chúng đầu tư trên địa bàn.
Kể từ ngày 01/7/2009, Công ty TNHH Chứng khoán NHCT VN
chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần
Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam theo giấy phép
thành lập và hoạt động số 107/UBCK-GP ngày 01/7/2009 do Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước cấp.


24
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh được xem là tất yếu, là sự
sống còn của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Để có thể cạnh tranh đuợc
với thị trường trong nước, tạo cơ sở vươn ra thị trường nước
ngoài,VietinbankSc còn phải thực sự có nhiều nổ lực trong việc
củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và
chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát
triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu
để trỏ thành Công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, đảm bảo phát
triển an toàn, hiệu quả và bền vững.
Với mong muốn trên, luận văn “ Nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam” đã
nghiên cứu, luận giải và làm sáng tỏ vấn đề sau:
-

Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về cạnh tranh và năng lực


cạnh tranh
-

Qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCK

NHCTVN, luận văn đã đánh giá được những ưu điểm và hạn chế,
về các điểm mạnh cơ bản cũng như các điểm yếu và rút ra được
năng lực cạnh tranh hiện nay của CTCK NHCTVN.
-

Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, luận văn đã đưa ra một số

giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại CTCK
NHCTVN. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị với cơ quan quản
lý nhà nước, với Ngân hàng Công thương Việt Nam để việc thực
hiện các giải pháp của Vietinbankc được thuận lợi hơn.



×