Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thiết kế hoạt động ngoại khóa văn học dân gian cho học sinh ở trường THPT tập sơn, huyện trà cú, tỉnh trà vinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 16 trang )

TÓM TẮT
HĐNK văn học theo quan niệm đổi mới PPGD là một hình thức tự học tích
cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo
dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho HS; phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá.
Ngoại khoá VHDG góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của VHDG
(tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, gắn với sinh hoạt xã hội…), điều mà GV
và HS rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian
giảng dạy. Ngoại khoá VHDG cho phép chúng ta khai thác tác phẩm VHDG ở nhiều
góc độ, thỏa mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm VHDG trong môi trường diễn
xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên những
vẻ đẹp độc đáo của VHDG. Ngoại khoá VHDG còn tăng cường tính thời sự, tính xã
hội cho nội dung bài học.
Thế nhưng, lâu nay trong nhà trường phổ thông, HĐNK văn học được hiểu là
hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lý chuyên môn. Việc tổ
chức ngoại khoá văn học tuỳ thuộc vào quỹ thời gian vốn rất hẹp hòi, vào năng lực và
nhiệt tình của người dạy và nhu cầu, hứng thú của người học. Mọi yêu cầu mục đích của
môn học coi như đã được giải quyết triệt để khi bài giảng trên lớp chấm dứt. Quan niệm
về HĐNK văn học như trên là chưa thoả đáng, chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích của
hoạt động này trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn mà đặc biệt là VHDG.
Căn cứ vào tình hình thực tế ở nhà trường phổ thông mà cụ thể là ở trường THPT
Tập Sơn chúng tôi đang giảng dạy và nhu cầu học tập của HS. Chúng tôi muốn người
học tìm được những bổ ích thiết thực, tìm được niềm vui trong học tập bằng những buổi
ngoại khóa VHDG. Biết rằng dạy và học trong chính khóa đã khó, tổ chức bằng ngoại
khóa lại càng khó hơn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng thiết kế và thử nghiệm hình thức
học tập này ở bộ phận VHDG. Chọn đề tài “Thiết kế hoạt động ngoại khóa văn học
dân gian cho học sinh ở Trường THPT Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” để
nghiên cứu, chúng tôi hy vọng đóng góp được phần nào trong việc nâng cao hiệu quả
giảng dạy bộ môn Ngữ văn mà cụ thể là ở bộ phận VHDG trong nhà trường.

-iii-




ABSTRACT
Literature extracurricular activities under the concept of teaching methods
innovation is a positive form of self-study, useful and effective, connecting the
podium with the reality of life, expand, extend the thinking - evaluation of lessons for
students; promote positive, creative initiative of students, check the quality of
teaching in the course hours.
Extracurricular folklore contributed to unravel the basic characteristics of
folklore (as a collective, as word of mouth, as variants, associated with social
activities ...), which teachers and students very difficult to implement in the course
time due to limited conditions and instructional time. Extracurricular folklore allows
us to exploit folk literature in multiple angles, satisfying the needs of as "resurrection"
of literary folk oratorio in the environment, through the submission form described
by words - music - dance, lighten up the unique beauty of folklore. Extracurricular
folklore also enhances news, social content for lessons.
But so far in the school, extracurricular activities Literature is understood as
activities outside of school, is a side activities, outside professional managers. The
organization of extracurricular Literature time depending on the fund which is very
narrow, the competence and enthusiasm of teachers and demand, interest of learners.
Any request for the purpose of the course was considered solved when terminating
class lectures. The notion of extra-curricular activities such literature is
unsatisfactory, not paid adequate attention to the benefits of this activity in the process
of teaching and learning departments, especially folklore.
Based on the actual situation in the schools, but in particular in high schools Tap
Son we are teaching and learning needs of students. We want learners find useful
practical, find joy in learning with extracurricular sessions folklore. Knowing that formal
teaching and learning in the organization has difficulty in extracurricular even harder but
we still try to design and test this form of learning in the folklore department. Select the
topic "Design extracurricular activities folklore to students at high schools Tap Son" to

study, we hope to contribute to be somewhat effective in improving the teaching of
Literature that stuff be in the folklore department in the school.
-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ..............................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................................4
3. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu ........................................................................6
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .........................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................7
7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................7
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ
NGOẠI KHÓA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ............................................................................................................8
1.1. Lý thuyết chung về hoạt động ngoại khóa .........................................................8
1.1.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa ..................................................................8
1.1.2. Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa .................................................11
1.2. Hoạt động ngoại khóa văn học dân gian ..........................................................15
1.2.1. Cơ sở lý luận của hoạt động ngoại khóa văn học dân gian ........................15
1.2.2. Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa văn học dân gian ....................18

1.2.3. Các hình thức tổ chức HĐNK văn học dân gian ........................................19
1.2.4. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian ...............32

-v-


1.3. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian ở trường THPT
Tập Sơn ..................................................................................................................34
1.3.1. Sơ nét tình hình về trường THPT Tập Sơn .................................................34
1.3.2. Thực trạng tổ chức ngoại khóa văn học dân gian ở trường THPT Tập Sơn.....36
1.3.2.1. Các hoạt động tổ chức chuyên môn: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên
môn, cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp ....................................................36
1.3.2.2. Các hoạt động tổ chức ngoại khóa văn học dân gian ở trường THPT
Tập Sơn ............................................................................................................38
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VĂN
HỌC DÂN GIAN Ở TRƯỜNG THPT TẬP SƠN ...............................................42
2.1. Định hướng triển khai ......................................................................................42
2.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................42
2.1.2. Đối tượng thực nghiệm và địa điểm thực nghiệm ......................................43
2.1.3. Tiến trình thực nghiệm ...............................................................................43
2.1.3.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................43
2.1.3.2. Yêu cầu thực nghiệm ...........................................................................44
2.1.3.3. Thời gian thực nghiệm ........................................................................44
2.1.3.4. Quy trình thực nghiệm ........................................................................45
2.2. Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa văn học dân gian ở Trường THPT
Tập Sơn ..................................................................................................................45
2.2.1. Hoạt động ngoại khóa góc “Giải trí với văn học dân gian”........................45
2.2.1.1. Mục tiêu ...............................................................................................45
2.2.1.2. Hình thức tiến hành .............................................................................46
2.2.2. Hoạt động ngoại khóa tại phòng máy “Thi đua giữa hai đội về tri thức văn

học dân gian” ........................................................................................................47
2.2.2.1. Mục tiêu ...............................................................................................47
2.2.2.2. Hình thức tiến hành .............................................................................47
2.2.3. Hoạt động ngoại khóa “Ôn tập Văn học dân gian trong sân trường” .........48
2.2.3.1. Mục tiêu cần đạt ..................................................................................48

-vi-


2.2.3.2. Khung chương trình ............................................................................49
2.2.3.3. Đối tượng tham gia và thiết bị .............................................................49
2.2.3.4. Nội dung hoạt động .............................................................................49
2.2.4. Hoạt động “Diễn xướng văn học dân gian” tại lớp ....................................52
2.2.4.1. Mục tiêu cần đạt ..................................................................................52
2.2.4.2. Khung chương trình ............................................................................52
2.2.4.3. Đối tượng tham gia và thiết bị .............................................................53
2.2.4.4. Nội dung hoạt động .............................................................................53
2.2.5. Hoạt động ngoại khóa tham quan dã ngoại, sưu tầm văn hóa dân gian ngoài
nhà trường .............................................................................................................55
2.2.5.1. Hoạt động ngoại khóa tham quan dã ngoại .........................................55
2.2.5.2. Sưu tầm văn hóa dân gian ngoài nhà trường .......................................60
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT .................69
3.1. Bài dạy thực nghiệm hoạt động ngoại khóa văn học dân gian ở Trường THPT
Tập Sơn ...................................................................................................................69
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................69
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm ..................................................................................69
3.1.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .............................................................69
3.1.4. Thời gian và quy trình thực nghiệm ...........................................................70
3.1.4.1. Thời gian thực nghiệm ........................................................................70
3.1.4.2. Quy trình thực nghiệm ........................................................................70

3.1.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm .....................................................................71
3.1.5.1. Chuẩn bị thực nghiệm .........................................................................71
3.1.5.2. Bài thực nghiệm ..................................................................................71
3.2. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................79
3.2.1. Nhận định về hiệu quả của hoạt động ngoại khóa văn học dân gian ..........79
3.2.2. Nhận xét tinh thần, thái độ, tình cảm của học sinh khi tham gia hoạt động
ngoại khóa văn học dân gian ................................................................................83
3.2.3. Ý kiến của giáo viên và học sinh về hoạt động ngoại khóa văn học dân gian ..83

-vii-


3.2.3.1. Ý kiến của học sinh về hoạt động ngoại khóa văn học dân gian ........83
3.2.3.2. Ý kiến của giáo viên về hoạt động ngoại khóa văn học dân gian .......84
3.3. Những khó khăn hạn chế, bài học kinh nghiệm và một số đề xuất từ hoạt động
ngoại khóa văn học dân gian trong nhà trường .......................................................85
3.3.1. Những khó khăn hạn chế của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học
dân gian ................................................................................................................85
3.3.2. Phương hướng, giải pháp ............................................................................85
3.3.3. Những bài học kinh nghiệm từ nhà trường về hoạt động ngoại khóa văn học
dân gian .................................................................................................................86
3.3.4. Một số đề xuất.............................................................................................86
KẾT LUẬN ..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
PHỤ LỤC .................................................................................................................96
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN .....................................96
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH .......................................99
PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH .....................................................................................102

-viii-



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

KS:

Khảo sát

HĐNK:

Hoạt động ngoại khóa

VHDG:

Văn học dân gian

HĐGDNGLL:

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

PPDH:

Phương pháp dạy học


SGK:

Sách giáo khoa

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

-ix-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cũng như tất cả các môn học khác, việc nâng cao chất lượng dạy học môn văn
có mối quan hệ gắn bó hữu cơ đến việc nâng cao chất lượng các HĐNK văn học.
HĐNK văn học có tác dụng to lớn trong việc rèn luyện năng khiếu, bồi dưỡng nhân
tài văn học. Ngoài công tác giáo dục tư tưởng, tình cảm, mở rộng bổ sung cho kiến
thức chính khóa, phát triển tài năng cá nhân, nâng cao khả năng hoạt động tự lập và
trình độ thực hành cho HS, nó còn có tác dụng gắn liền HS với đời sống một cách có
hiệu quả. Nó có khả năng nâng cao hứng thú học tập văn học cho người học và có tác
dụng rất lớn về mặt giáo dục, giáo dưỡng.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Văn học, gần đây, trên các diễn
đàn nghiên cứu, các hội nghị, hội thảo, người ta đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới
PPGD. Mối quan tâm bức xúc đối với những người trực tiếp giảng dạy văn học ở nhà
trường phổ thông là làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh,

nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn
Văn học trong tình hình hiện nay.
Giải quyết thực trạng trên, cần phải kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy
cả giờ chính khoá lẫn HĐNK, mà trước hết là phải có một quan niệm đúng về tầm
quan trọng ý nghĩa của những HĐNK văn học.
Theo dõi quá trình đổi mới PPGD Ngữ văn ở nhà trường phổ thông trong
những năm gần đây, nội dung đổi mới thường tập trung vào giờ chính khoá, còn hình
thức ngoại khóa thì ít được chú trọng triển khai. Phải chăng hoạt động ngoài giờ của
HS là không quan trọng, không đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng giảng
dạy và học tập bộ môn? Đã đến lúc cần xác định lại vị trí, vai trò của HĐNK, phát
huy cao độ tính năng động sáng tạo, niềm hứng thú của HS.
HĐNK văn học theo quan niệm đổi mới PPGD là một hình thức tự học tích
cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo
dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho HS; phát huy tính tích cực, chủ động

-1-


sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. HĐNK
văn học, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, “góp phần tạo
ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho HS. Qua hoạt động
ngoại khoá Văn học, HS được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ
dục” [28, Tr. 381].
HĐNK văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy
học phần VHDG ở THPT vì những lí do sau:
Ngoại khoá VHDG góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của VHDG
(tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, gắn với sinh hoạt xã hội…), điều mà GV
và HS rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian
giảng dạy. Ví dụ, để làm rõ đặc điểm gắn với sinh hoạt xã hội của VHDG, người dạy
phải lý giải về hoàn cảnh nảy sinh và môi trường diễn xướng của nó; làm sáng tỏ tính

dị bản thì cần phải so sánh nhiều văn bản khác nhau,...những thao tác này khó có thể
thực hiện được trong giờ chính khóa.
Ngoại khoá VHDG cho phép chúng ta khai thác tác phẩm VHDG ở nhiều góc
độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm VHDG trong môi trường diễn xướng,
thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp
độc đáo của VHDG.
Ngoại khoá VHDG cho phép người dạy khắc phục được những bất cập trong
chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có
thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được
đặt ra trong chương trình chính khóa.
Ngoại khoá VHDG còn tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài
học. Qua hoạt động ngoại khoá VHDG, HS có thể hiểu sâu hơn về những giá trị
VHDG của quê hương, đất nước.
Thế nhưng, lâu nay trong nhà trường phổ thông, HĐNK văn học được hiểu là
hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lý chuyên môn. Việc
tổ chức ngoại khoá văn học tuỳ thuộc vào quỹ thời gian vốn rất hẹp hòi, vào năng lực
và nhiệt tình của người dạy và nhu cầu, hứng thú của người học. Nó được coi là một

-2-


hoạt động giải trí, tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ (ca - múa nhạc), thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài, phiến diện về mặt nội dung. Sở dĩ có tình
trạng như vậy vì chương trình nội khoá lâu nay chỉ chú trọng cung cấp kiến thức về
mặt số lượng, coi nhẹ việc rèn luyện kĩ năng, tách rời lý thuyết với thực hành. Mọi
yêu cầu mục đích của môn học coi như đã được giải quyết triệt để khi bài giảng trên
lớp chấm dứt. Quan niệm về hoạt động ngoại khoá văn học như trên là chưa thoả
đáng, chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích của hoạt động này trong quá trình giảng
dạy và học tập bộ môn mà đặc biệt là VHDG.
Nhà nghiên cứu VHDG Cao Huy Đình đã từng đặt vấn đề “ Quần chúng xưa
luôn luôn gắn việc sáng tác VHDG với sinh hoạt thực tiễn và trình diễn nghệ

thuật.Vậy bộ môn VHDG có nhiệm vụ sưu tầm và nghiên cứu các hình thức sinh hoạt
thực tiễn và các kiểu trình diễn nghệ thuật ấy không?”. Câu hỏi ấy đến nay đã được
đa số các nhà VHDG nước ta và thế giới trả lời theo hướng khẳng định. Ở Việt Nam,
bộ phận VHDG được đưa vào giảng dạy ở hầu hết các cấp học. Nhưng HS chỉ được
tiếp cận các tác phẩm VHDG bằng ngôn từ trên văn bản, nếu người dạy không chú ý
hình thức tồn tại của tác phẩm trong dân gian, vô tình đã xóa mờ đi “hình thức sinh
hoạt thực tiễn và các kiểu trình diễn nghệ thuật” của tác phẩm.Vì thế rất cần HĐNK
VHDG để HS tự khám phá các hình thức tồn tại của VHDG trong đời sống.
Tổ chức HĐNK VHDG là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý
nghĩa khoa học. Tuy nhiên, để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng về khâu tổ chức, thiết kế hoạt đông,…và nghiên cứu kĩ về chương trình. Căn
cứ vào tình hình thực tế ở nhà trường phổ thông mà cụ thể là ở trường THPT Tập Sơn
tôi đang giảng dạy và nhu cầu học tập của bộ môn, tôi muốn người học tìm được
những bổ ích thiết thực, tìm được niềm vui trong học tập bằng những buổi ngoại khóa
VHDG. Biết rằng dạy và học trong chính khóa đã khó tổ chức bằng ngoại khóa lại
càng khó hơn nhưng tôi vẫn cố gắng thiết kế và thử nghiệm hình thức học tập này ở
bộ phận VHDG. Chọn đề tài “Thiết kế hoạt động ngoại khóa văn học dân gian cho
học sinh ở Trường THPT Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu
tôi hy vọng đóng góp được phần nào trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn
Ngữ văn mà cụ thể là ở bộ phận VHDG trong nhà trường.

-3-


2. Lịch sử vấn đề
Ở các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực như: Mỹ, Hàn Quốc,
Singapo,…ngoại khóa nói chung và ngoại khóa văn học nói riêng là một phần không
thể thiếu trong chương trình đào tạo của mình. Còn ở Việt Nam, trong khoảng hai
mươi năm trở lại đây, vấn đề ngoại khóa văn học đã được chú ý nghiên cứu trên cả
bình diện lý thuyết và thực hành.

Trong các giáo trình lí luận và PPGD văn đều có dành một phần bàn về ngoại
khóa và các HĐNK văn học như: “Hoạt động văn học ngoài nhà trường, vị trí của
công tác ngoại khóa văn học”, “Công tác ngoại khóa văn học với nhiệm vụ đào tạo
con người toàn diện của nhà trường xã hội chủ nghĩa”, “Nguyên tắc HĐNK văn học”
của GS.Phan Trọng Luận; “Tổ chức và hướng dẫn đọc ngoại khóa văn học” của
TS.Trần Thanh Bình; gần đây nhất một số Hội thảo đáng chú ý đề cập đến vấn đề
HĐNK như: Hội thảo “Hiệu quả của HĐNK đối với việc nâng cao chất lượng day học trong nhà trường phổ thông” của Viện Nghiên cứu giáo dục - Trung tâm đánh giá
và và kiểm định chất lượng giáo dục; Hội thảo “Công tác quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông” của Trường Cán bộ quản lí giáo dục Thành
phố Hồ Chí Minh cũng đã làm sáng tỏ vấn đề xung quanh HĐNK, HĐNK văn học.
Về HĐNK VHDG Sách viết không nhiều nhưng trong thực tế giảng dạy
HĐNK VHDG được các nhà trường từ trung học cơ sở đến THPT và cả bậc đai học
thực hiện từ lâu và đã đem lại những hiệu quả thiết thực.
- Ở bậc trung học cơ sở
Trong quyển kỷ yếu hội thảo “Hiệu quả của HĐNK đối với việc nâng cao chất
lượng dạy - học trong nhà trường phổ thông” của Trường Đại học sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, có một số bài viết của các GV đang công tác tại thành phố nhận
xét về những hữu ích của HĐNK VHDG.
- Ở bậc THPT
Cô Tạ Thị Thanh Tâm, trường THPT Phan Đăng Lưu, thành phố Hồ Chí Minh,
đã khẳng định hiệu quả của HĐNK VHDG đối với việc nâng cao chất lượng học tập
môn văn trong trường phổ thông “HS không còn học chay, học thụ động mà các em

-4-


sẽ trực tiếp được tìm hiểu các vấn đề mà sách đã viết và cả không viết, những điều
mà thầy cô không có điều kiện để truyền thụ cho các em trong giờ dạy chính khóa…”
Qua mạng chúng tôi lại được biết trường THPT Nguyễn Tất Thành đã tổ chức
ngoại khóa VHDG vào ngày 19 tháng 11 năm 2008, với những nội dung sôi nổi và

bổ ích, buổi ngoại khóa vừa là sân chơi thú vị cho HS vừa là món quà ý nghĩa gởi
đến thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11.
Tương tự như thế, chiều ngày 12 tháng 01 năm 2009, tại hội trường Trường
THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng, tổ Ngữ văn đã tổ chức ngoại khóa VHDG với chủ đề
“Hội xuân”. Hội xuân ở các làng bản Việt Nam, cùng với các nghi lễ các hình thức
diễn xướng ca múa nhạc và trình diễn sân khấu là các trò chơi dân gian. Đây là hoạt
động thiết thực, nó giúp HS củng cố mở rộng được kiến thức.
- Ở bậc đại học
Năm 2009, tổ bộ môn Ngữ văn và câu lạc bộ “Văn thơ” của trường đại học An
Giang đã tổ chức ngoại khóa VHDG cho các sinh viên chuyên ngành ngữ văn.
Chương trình ngoại khóa văn VHDG là sự trải nghiệm những kiến thức về VHDG
mà các sinh viên đang học. HĐNK này giúp sinh viên hiểu rõ hơn những đặc trưng
của VHDG, đây cũng là cơ hội để sinh viên rèn luyện các kĩ năng sống như: kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng tổ chức, kĩ năng dàn dựng, thiết kế,… Hình thức học tập này sẽ làm
cho môn Ngữ văn ở trường phổ thông trở nên hấp dẫn hơn, góp phần giúp các sinh
viên rèn luyện những kĩ năng sư phạm cần thiết để trở thành một GV dạy văn thực
thụ, biết đổi mới phương pháp giảng dạy và thành công hơn trong công việc và nghề
nghiệp của mình.
Mặc dù HĐNK VHDG đã được quan tâm và PPGD bằng hình thức thực hành
này đã được ứng dụng khá rộng rãi và mang lại những kết quả tốt trong việc dạy - học
môn văn trong nhiều nhà trường phổ thông. Nhưng nhìn chung, các công trình các công
trình trên chỉ trình bày một cách khái quát, nhiều khái niệm liên quan đến HĐNK chưa
được xác định thống nhất. Chẳng hạn như: ngoại khóa là hình thức học tập hay vui
chơi, dạy học thêm, bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu kém có phải là ngoại khóa hay
không? Các hình thức ngoại khóa, quy trình tổ chức HĐNK chưa được làm rõ, GV và

-5-


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học Tiếng
Việt, NXB Giáo Dục.
[2] A.V. Petrovski (chủ biên) (1982), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm,
(tập 2), NXB Giáo Dục.
[3] Nguyễn Thanh Bình (2003), “Một vài trao đổi xung quanh công tác ngoại khóa văn
học trong nhà trường THPT”, Tạp chí Thông tin khoa học, Đại học An Giang, (15).
[4] Trần Thanh Bình (2007), “Tổ chức và hướng dẫn HS đọc ngoại khóa văn học”,
Tạp chí Khoa Học ĐHSP TPHCM, (11).
[5] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2003), Tài liệu đổi mới phưong pháp dạy học môn Ngữ
văn THPT, NXB Giáo dục.
[6] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình
SGK Ngữ văn lớp 10, NXB Giáo dục.
[7] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Ngữ văn 10 (tập 1, 2), NXB Giáo dục.
[8] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Ngữ văn 10 - Sách GV (tập 1, 2), NXB Giáo dục.
[9] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Bài tập Ngữ văn 10 (tập 1, 2), NXB Giáo dục.
[10] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra đánh giá trong quá
trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS (môn Ngữ văn cấp THPT),
Hà Nội.
[11] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2014), Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục phổ thông, Trường ĐHSP TPHCM.
[12] Đoàn Thụy Bảo Châu (2010), Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung
học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Thành
Phố Hồ Chí Minh.
[13] Lê Thị Ngọc Chi (2010), Vận dụng quan điểm “tích hợp” và “tích cực” trong
việc dạy học ngữ pháp ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục
học, Trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.

-92-



[14] Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa
Học Xã Hội.
[15] Trương Quang Dũng (2007), “Một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông hiện nay”, Kỷ
yếu hội thảo khoa học “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng
cao chất lượng dạy-học ở nhà trường phổ thông”, Trường Đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
[16] Phạm Văn Đồng (1986), Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, NXB
Giáo Dục.
[17] Nguyễn Bích Hà (2010), Giáo trình VHDG, NXB Đại học Sư phạm.
[18] Phạm Thanh Hải (2007), “Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa ở trường
phổ thông nhìn từ góc độ dạy học ở trường sư phạm”, Kỷ yếu hội thảo khoa học
“Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy-học
ở nhà trường phổ thông”, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[19] Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, NXB Khoa Học Xã Hội.
[20] Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm
văn chương, NXB Giáo Dục.
[21] Lê Tiến Hùng, Hà Nhật Thăng (1995), Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo Dục.
[22] Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - lý luận, biện pháp, kỹ thuật, NXB
ĐHQG, Hà Nội.
[23] Nguyễn Xuân Kính (2012), Một nhận thức về văn học dân gian Viêt Nam, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[24] Nguyễn Xuân Lạc (1998), Văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo Dục.
[25] Lê Thị Thu Liễu (2007), “Một vài suy nghĩ về giải pháp để nâng cao hiệu quả
của hoạt động ngoại khóa trong nhà trường”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hiệu
quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy - học ở nhà
trường phổ thông”, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[26] Lê Nguyên Long (1998), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, NXB
Giáo dục.


-93-


[27] Phan Trọng Luận (1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn, NXB Giáo Dục.
[28] Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (1998),
Phương pháp dạy học Văn, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[29] Phương Lựu (1997), Tiếp nhận văn học, NXB Giáo dục.
[30] Phương Lựu (2012), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại Học
Sư Phạm.
[31] Trần Thị Ngọc (2007), “Về hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ Thông
& quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối
với việc nâng cao chất lượng dạy - học ở nhà trường phổ thông”, Trường Đại
học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[32] Huỳnh Như Phương (2010), Lý luận văn học nhập môn, NXB Đại học Quốc gia
TP.Hồ Chí Minh.
[33] Huỳnh Như Phương, (2009), “Văn học và văn hóa truyền thống”, Tạp chí nhà
văn, (10), tr.7.
[34] Lê Tấn, Quỳnh Cẩm Giang (2007), “Hoạt động ngoại khóa nhìn từ góc độ của
người học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối
với việc nâng cao chất lượng dạy-học ở nhà trường phổ thông”, Trường Đại
học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[35] Nguyễn Thị Thảo (2013), Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực
học tập của HS THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Viện Đảm bảo chất lượng
giáo dục – ĐHQGHN.
[36] Phùng Thị Nguyệt Thu (2007), “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa với việc
nâng cao chất liệu giảng dạy, học tập trong nhà trường phổ thông”, Kỷ yếu hội
thảo khoa học “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất
lượng dạy - học ở nhà trường phổ thông”, Trường Đại học sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh
[37] V. A. Nhikônxki (1978), Phương pháp dạy học văn ở nhà trường phổ thông,

NXB Giáo dục.

-94-


[38] Huỳnh Vân (dịch) (1978), “Song đề của “Mỹ học tiếp nhận”, Man-Phơ-Rét NaoMan”, Tạp chí văn học, (4), tr.2.
[39] X. Macarenco (1974), Một số kinh nghiệm giáo dục, NXB Giáo Dục.
[40] Phạm Thu Yến (2014), Phân tích tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể
loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

-95-



×