Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý phổ thông 2017 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÂN HIỆP HUYỆN TỈNH KIÊN GIANG NĂM HỌC 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.33 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng cán bộ Quản lý giáo dục tiểu học
và trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang

TÊN TIỂU LUẬN :

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TRƯỜNG THPT TÂN HIỆP, HUYỆN TÂN HIỆP, TỈNH
KIÊN GIANG, NĂM HỌC 2015-2016

Học viên: Nguyễn Ngọc Minh Lý
Đơn vị công tác: Trường THPT Tân Hiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Kiên Giang, tháng
/2016

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng cán bộ Quản lý giáo dục tiểu học


và trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang

TÊN TIỂU LUẬN :

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TRƯỜNG THPT TÂN HIỆP, HUYỆN TÂN HIỆP,
TỈNH KIÊN GIANG, NĂM HỌC 2015-2016

Học viên: Nguyễn Ngọc Minh Lý
Đơn vị công tác: Trường THPT Tân Hiệp

Kiên Giang, tháng

2

/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Họ và tên :………………………………………………………………………………….
Lớp: …………………………………………………………Khóa ………..(20….- 20….)
Tên đề tài: ………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
……............................................................................................................................................
HẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM TỪNG PHẦN
Nhận xét
1. Lý do chọn

đề tài
(tối đa 1,0 điểm)

2. Phân tích tình
hình thực tế
(tối đa 4,0 điểm)

3. Kế hoạch
hành động
(tối đa 3,5 điểm)

4. Kết luận và
kiến nghị
(tối đa 1,0 điểm)
5. Hình thức
trình bày
(tối đa 0,5 điểm)
6. Nhận xét và
đánh giá chung
(Điểm số và chữ)

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
….
…………………………………………………………………

..…………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
….……………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
TP. Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm 2015
Người chấm
(Ký và ghi rõ họ tên)

3

Điểm


LỜI CÁM ƠN
Tiểu luận này em đã thực hiện hoàn thành đúng theo thời gian quy định theo
chương trình lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trung học 2015 mở tại Kiên Giang.
Trước tiên cho phép em bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám đốc Sở
Giáo dục – Đào tạo Kiên Giang, Phòng Giáo dục chuyên nghiệp của Sở Giáo dục –
Đào tạo Kiên Giang, quý thầy cô trường cán bộ quản lý TP Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện cho em học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tuấn trưởng phòng
giáo dục và bồi dưỡng của Sở Giáo dục – Đào tạo Kiên Giang đã tạo điều kiện cho
lớp học hoàn thành tốt nhiệm vụ. Em chân thành cảm ơn cô Tạ Thị Hoàng Oanh
giáo viên trường cán bộ quản lý TP Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt quá trình viết tiểu luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Trân trọng kính chào!
Người viết tiểu luận

Nguyễn Ngọc Minh Lý

4


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận

Trang
1

1.1. Lý do pháp lý

1

1.2. Lý do về lý luận

1


1.3. Lý do thực tiễn

2

2. Phân tích tình hình thực tế hoạt động của tổ chuyên môn trường THPT
Tân Hiệp – Huyện Tân Hiệp – Tỉnh Kiên Giang

3

2.1. Khái quát về Trường THPT Tân Hiệp

3

2.2. Thực trạng việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường
THPT Tân Hiệp

4

2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao công
tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THPT Tân Hiệp

8

2.4. Kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên
môn của trường THPT Tân Hiệp:

10

3. Kế hoạch hành động


13

3. 1. Lấy ý kiến đề xuất và nguyện vọng của các tổ chuyên môn và giáo
viên để lập bảng phân công chuyên môn đầu năm học.

13

3. 2. Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học của
tổ; giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân

14

3. 3. Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và
phụ đạo học sinh yếu kém

14

3. 4. Quy định về chế độ sinh hoạt tổ chuyên môn và nội dung sinh hoạt
tổ định kỳ

15

3. 5. Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học

16

3. 6. Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc thực hiện các loại
hồ sơ chuyên môn của giáo viên


17

3. 7. Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh

17

3. 8. Sơ kết hoạt động của các tổ chuyên môn

18

4. Kết luận và kiến nghị

19

5


4.1. Kết luận.

19

4.2. Kiến nghị.

20

1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN
1.1 Lý do pháp lý
Căn cứ Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông Ban hành kèm
theo Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo;

6


Căn cứ điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày
28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ở điều 16 có nêu:
Điều 16. Tổ chuyên môn (Trích điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học)
1. Hiệu Trưởng, các Phó Hiệu Trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện,
thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ
chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở
từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ một đến hai tổ phó chịu
sự quản lý chỉ đạo của Hiệu Trưởng, do Hiệu Trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của
tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng
và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình
và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các
thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy
định khác hiện hành;
c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu
công việc hay khi Hiệu Trưởng yêu cầu.
Căn cứ vào công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của:
Bộ Giáo dục và Đào tạo 3131/CT-BGDĐT ngày 25/ 8/ 2015
Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang số 1418/SGDĐT-GDTrH ngày 9/ 9/ 2015

Trên đây là một số căn cứ cơ bản về mặt pháp lý giúp Hiệu trưởng xây dựng kế
hoạch và triển khai việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn năm học 2015 – 2016 đến
từng cá nhân trong nhà trường được biết và thực hiện.
1.2. Lý do về lý luận
Tổ chuyên môn là một tổ chức trong nhà trường, tập hợp các giáo viên có cùng
chuyên môn giúp họ hành động theo mục tiêu thống nhất. Trong Nhà Trường, Hoạt động
của tổ chuyên môn là tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trong
quá trình dạy học – giáo dục. Qua hoạt động của tổ chuyên môn, Hiệu Trưởng biết rõ
được hoạt động của giáo viên, các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường. Vì vậy,
tăng cường chỉ đạo của Hiệu Trưởng đối với hoạt động của tổ chuyên môn là mối quan
tâm thường xuyên, hệ thống của quá trình quản lý.
Các tổ chuyên môn trong nhà trường có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp
với các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức, đoàn thể trong trường để thực hiện các

7


nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triển nhà trường. Trường
THPT, tổ chuyên môn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện
thực hiện các hoạt động dạy- học trong nhà trường. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện
những chỉ đạo chuyên môn của Hiệu Trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt
động dạy học, giáo dục như: thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá…qua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo
viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp, đánh giá giáo viên…. Vì thế, tăng cường công tác quản
lý của Hiệu Trưởng đối với hoạt động tổ chuyên môn là góp phần quan trọng việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn cũng như xây dựng tập thể nhà trường ngày
càng vững mạnh.
1.3
Lý do thực tiễn:
Trong những năm qua, hoạt động của các tổ chuyên môn tại trường THPT Tân

Hiệp đã đi vào nề nếp: sinh hoạt tổ định kỳ đúng theo quy định 2 tuần/ 1 lần; xây dựng
được phân phối chương trình chi tiết của từng bộ môn phù hợp với tình hình thực tế của
đơn vị; thống nhất nội dung giảng dạy; thống nhất ma trận đề và kiểm tra theo ma trận;
dự giờ thao giảng đúng quy định; tham mưu để Hiệu Trưởng phân công chuyên môn hợp
lý; thực hiện quản lý và đánh giá giáo viên đúng theo chuẩn nghề nghiệp và quy định của
đơn vị...
Bên cạnh, hoạt động của các tổ chuyên tại trường THPT Tân Hiệp vẫn còn một
số tồn tại nhất định: Việc lập kế hoạch còn mang tính đối phó, chưa có kế hoạch chiến
lược lâu dài. Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa có sức
thuyết phục nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi của giáo viên. Nội dung đưa ra
trao đổi chưa phong phú, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy
học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ; những vấn đề mới và khó ít được
mang ra bàn bạc, thảo luận. Các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn thường mang nặng tính
hình thức, dành quá nhiều thời gian cho việc triển khai văn bản chứ chưa tập trung thảo
luận các vấn đề chuyên môn như: biện pháp dạy các bài dạy khó, việc đổi mới phương
pháp dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, thiếu các buổi sinh hoạt chuyên đề. Về công tác thao
giảng dự giờ phần lớn mang tính thủ tục , khi nhận xét còn nể nang, chưa mạnh dạn góp ý
cho đồng nghiệp. Việc viết các sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng thường chỉ nhằm mục đích đủ điều kiện để xét các danh hiệu thi đua chứ
chưa thật sự hướng vào chất lượng bộ môn và hoạt động của nhà trường.
Chính vì thế, Hiệu Trưởng phải nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động
của tổ chuyên môn của đơn vị là cấp thiết. Từ đó, Hiệu Trưởng đề ra những định hướng,
biện pháp quản lý phù hợp nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục của đơn vị trong thời kỳ đổi
mới. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu là :
“ Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường THPT Tân Hiệp
- Huyện Tân Hiệp – Tỉnh Kiên Giang Năm học 2015-2016 ”

8



2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TRƯỜNG THPT TÂN HIỆP.
2.1. Khái quát về Trường THPT Tân Hiệp
Trường THPT Tân Hiệp được thành lập từ ngày 16 tháng 4 năm 1981 theo quyết định
số 402/QĐ-BGD của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo do thứ trưởng Lương Ngọc Toàn đã ký,
trường nằm trên quốc lộ 80 bên con sông Cái Sắn huyện Tân Hiệp và huyện là cửa ngõ
của tỉnh Kiên Giang giáp với Thành phố Cần Thơ và tỉnh An Giang.
Hiện nay, hội đồng sư phạm nhà trường có 116 CB-GV-NV.
Trong đó:
Hiệu Trưởng
:
01
Phó Hiệu Trưởng :
04
Giáo viên
:
102
Nhân viên
:
09
Trường có 10 tổ, 9 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng .
Chi bộ trường có 48 Đảng viên, được phân thành 4 tổ Đảng.
Năm học 2015 – 2016 trường gồm 44 lớp với 1644 học sinh, trong đó nữ 891;
Khối 10 có 17 lớp với 702 học sinh, trong đó nữ: 360;
Khối 11 có 14 lớp với 492 học sinh, trong đó nữ: 279;
Khối 12 có 13 lớp với 450 học sinh, trong đó nữ: 252.
Trường hiện có 22 phòng học và 03 phòng chức năng : phòng Vật Lý, phòng Hóa học,
phòng Sinh học, 04 phòng Tin học, 01 phòng thư viện, các phòng thiết bị cơ bản đáp ứng
được các dụng cụ dạy học và thực hành thí nghiệm của các bộ môn.
Từ năm 2010 đến nay trường đã có 11 giáo viên có trình độ Thạc sĩ đang giảng dạy

hoặc chuyển về giảng dạy ở trường Đại Học và trường THPT khác; có 06 giáo viên đạt
danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh. Nhiều năm qua, nhà trường đạt được danh hiệu “ Tập
thể lao động xuất sắc cấp tỉnh” , nhà trường được công nhận là công sở văn hóa và là
trường “ Xanh – Sạch – Đẹp” nhiều năm liền.
Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục tiếp tục được duy trì ở mức cao. Tỉ lệ
học sinh đậu tốt nghiệp hàng năm từ 95% trở lên, tỷ lệ đậu vào các trường Đại học, Cao
đẳng trên 40%.
Đảng bộ nhà trường liên tục được công nhận là đơn vị “ Trong sạch vững mạnh”.
Công Đoàn nhà trường nhiều năm liền được tặng Bằng khen, Giấy khen, và đạt được
danh hiệu “ Vững mạnh, xuất sắc”. Đoàn TNCSHCM của trường nhiều năm liền đạt danh
hiệu: “ Cơ sở Xuất sắc”. Những năm gần đây trường nhận được sự hổ trợ của Hội cha mẹ
học sinh, cựu học sinh và các mạnh thường quân trên 200 triệu đồng, đã cấp học bỗng,
mua sắm trang thiết bị, đèn quạt, khen thưởng cho học sinh và giáo viên.
2.2 Thực trạng việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Tân
Hiệp:

9


2.2.1 Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học:
Sau khi xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch chuyên môn của nhà trường, Hiệu
Trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học của tổ theo quy
trình và cách trình bày như kế hoạch năm học của nhà trường. Hiệu Trưởng trao đổi với
các tổ trưởng và cung cấp thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch như: văn bản về
chương trình, nhiệm vụ năm học; tình hình thực tế của nhà trường và của tổ; những yêu
cầu của nhà trường đối với chất lượng dạy học giáo dục… . Từ đó mỗi tổ trưởng sẽ xây
dựng kế hoạch tổ chuyên môn theo hướng bám sát các nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch
chuyên môn và kế hoạch năm học của nhà trường. Hiệu Trưởng duyệt kế hoạch của tổ
chuyên môn. Sau đó tổ trưởng sẽ tiến hành triển khai đến giáo viên trong tổ. Nhìn chung,
kế hoạch năm học của tổ chuyên môn được xây dựng khá cụ thể, rõ ràng và khoa học.

2.2.2 Hiệu Trưởng quy định chế độ sinh hoạt chuyên môn:
Hiệu Trưởng quy định chế độ sinh hoạt chuyên môn định kỳ 2 tuần/ 1 lần và các
hoạt động khác khi có công việc phát sinh trong năm học. Nội dung các buổi sinh hoạt
tập trung chủ yếu cho việc thảo luận chuyên môn như: phương pháp giảng dạy bài khó,
cách thức kiểm tra đánh giá, những nội dung dạy học tích hợp, công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém,… Thế nhưng, một vài tổ chuyên môn thực hiện các
nội dung chỉ mang tính hình thức, đối phó nên chưa thu hút được sự chú ý của giáo viên.
2.2.3 Hiệu Trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn tổ chức các hoạt động
chuyên môn:
Hằng tháng 2tuần/1lần, Hiệu Trưởng hoặc phó Hiệu Trưởng chuyên môn họp các tổ
trưởng, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch chuyên môn của trường và kế
hoạch của các tổ. Đồng thời các tổ trưởng chuyên môn báo cáo tình hình giảng dạy của
giáo viên và tình hình học tập của học sinh trong phạm vi quản lý của tổ.

* Những hoạt động của các tổ chuyên môn:
a/ Việc thực hiện chương trình:
Khi họp tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chức cho giáo viên thảo luận những khó khăn
trong việc thự hiện chương trình , thống nhất phân phối chương trình chi tiết của bộ môn,
lập và trình lãnh đạo duyệt. Hàng tháng tổ trưởng phải theo dõi việc thực hiện chương
trình của các giáo viên trong tổ và báo cáo với Hiệu Trưởng. Hiệu Trưởng hoặc phó Hiệu
Trưởng chuyên môn kiểm tra việc thực hiện chương trình ít nhất 1 giáo viên/1 lượt/1 học
kỳ.
Kết quả kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên (năm học 2014-2015):
Số giáo viên
được kiểm tra
103

Số lượt
kiểm tra
206


Tốt
167

10

Kết quả kiểm tra
Khá
TB
30
09

Yếu
00


b/ Công tác soạn giảng của giáo viên:
Các tổ trưởng thống nhất với giáo viên trong tổ về quy cách soạn giáo án ngay từ
đầu năm học. Đồng thời tổ chức cho giáo viên trao đổi các tài liệu tham khảo, làm đồ
dùng dạy học, sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường. Các tổ
trưởng phải thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc soạn giáo án của giáo viên. Sau khi
kiểm tra cần công bố kết quả, có nhận xét và góp ý để giúp giáo viên soạn bài tốt hơn; ghi
lại kết quả kiểm tra trong sổ theo dõi; cuối tháng tổng hợp báo cáo về phó Hiệu Trưởng
chuyên môn. Tuy nhiên thực tế vẫn có một vài tổ trưởng không thường xuyên thực hiện
việc kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra qua loa cho có lệ, không nhận xét hoặc chỉ góp ý chung
chung. Điều đó khiến cho một số giáo viên thờ ơ, không quan tâm nhiều đến việc soạn
giảng.
Kết quả kiểm tra bài soạn của giáo viên (năm học 2014-2015):
Số giáo viên
Số lượt

Kết quả kiểm tra
Tốt
Khá
TB
Yếu
được kiểm tra
kiểm tra
103
206
188
18
00
00
c/ Các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp:
Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ trong từng học kỳ; tổ
chức việc dự giờ và thao giảng, đánh giá, xếp loại giờ dạy. Trong năm học mỗi giáo viên
dự giờ đồng nghiệp ít nhất 8 tiết, dạy thao giảng ít nhất 4 tiết (trong đó ít nhất 02 tiết dạy
có ứng dụng công nghệ thông tin). Tổ trưởng tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề, thao
giảng về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học cho giáo viên trong tổ. Tổ trưởng
theo dõi và báo cáo với Hiệu Trưởng hàng tháng. Nhìn chung, các tổ chuyên môn đều
thực hiện đúng những quy định trên. Tuy nhiên, việc nhận xét, đánh giá, xếp loại giờ dạy
ở một vài tổ chưa thật sự sâu sát, còn nể nang nhau, chưa mạnh dạn trao đổi và góp ý cho
đồng nghiệp.
Kết quả đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên (năm học 2014-2015):
Số giáo viên
được kiểm tra
103

Số lượt
kiểm tra

398

Tốt
349

Kết quả kiểm tra
Khá
TB
49
02

Yếu
00

d/ Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Tổ trưởng chuyên môn triển khai quy định về kiểm tra (các hình thức kiểm tra, số
lượt kiểm tra), cách đánh giá, xếp loại học tập của học sinh; tập huấn kỹ năng biên soạn
đề kiểm tra; lập ngân hàng đề kiểm tra của bộ môn; tổ chức kiểm tra tập trung ít nhất
4 lần/ năm. Giáo viên gửi đề cho tổ trưởng duyệt trước khi cho kiểm tra. Tuy nhiên vẫn
có một số giáo viên ra đề không đúng ma trận, cho điểm theo cảm tính nhưng tổ trưởng
lại ít quan tâm theo dõi.
Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh (năm học 2014-2015):
Tốt

Khá

Trung bình

11


Yếu


Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

1283

81,93%

242

15,45%

31

1,98%


10

0,64%

Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh (năm học 2014-2015):
Giỏi
Số
Tỷ lệ
lượng
156
9,96%

Khá
Số
Tỷ lệ
lượng
570

Trung bình
Số
Tỷ lệ
lượng

36,40%

607

Yếu
Số

Tỷ lệ
lượng

38,76%

222

14,31%

Kém
Số
Tỷ lệ
lượng
10

0,64%

e/ Tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi:
Đối với công tác phụ đạo học sinh yếu kém: tổ trưởng chỉ đạo giáo viên lập danh
sách học sinh yếu kém dựa vào kết quả của tháng điểm đầu tiên, tìm nguyên nhân học
yếu của học sinh để có biện pháp phụ đạo phù hợp. Phó Hiệu Trưởng chuyên môn xếp
thời khóa biểu cho các lớp phụ đạo một cách hợp lý. Phần lớn giáo viên của trường thực
hiện khá tốt công tác phụ đạo học sinh yếu kém, giúp cho kết quả học tập của các em
được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, do không đủ phòng học nên gặp nhiều khó khăn trong
việc xếp lịch học phụ đạo. Nhiều học sinh tham gia chưa đầy đủ các buổi học phụ đạo.
Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh (năm học 2014-2015):
Xếp loại
Thời gian

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Đầu năm học

6,35%

28,50%

44,36%

18,34%

2,45%

Cuối năm học

9,96%

36,40%

38,76%

14,31%


0,64%

Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Tổ trưởng triển khai kế hoạch bồi
dưỡng học sinh giỏi cử trường; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ; chỉ
đạo giáo viên trong quá trình giảng dạy phát hiện các học sinh có năng khiếu về bộ môn
và có trách nhiệm bồi dưỡng thường xuyên; tổ chức thi tuyển chọn học sinh giỏi của bộ
môn và phân công giáo viên có kinh nghiệm phụ trách bồi dưỡng. Đa số các tổ chuyên
môn thực hiện tốt công tác trên. Tuy nhiên chế độ cho việc bồi dưỡng học sinh tương đối
thấp nên một vài giáo viên chưa thật sự hết lòng với công tác này.
Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa:
Năm học
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Số lượng giải
12
13
20
Kết quả thi năng khiếu, văn nghệ, thể dục thể thao, máy tính bỏ túi, thí nghiệm
thực hành cấp tỉnh:
Năm học

2012-2013

2013-2014

12

2014-2015



Số lượng giải

13

15

19

2.2.4 Hiệu Trưởng kiểm tra hoạt động của các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên:
Hiệu Trưởng kết hợp với các phó Hiệu Trưởng trực tiếp kiểm tra toàn diện hoạt động
của các tổ chuyên môn 1 lần/tổ/năm học (50% số tổ ở học kỳ I , 50% số tổ ở học kỳ II);
trực tiếp kiểm tra toàn diện giáo viên hoặc kiểm tra gián tiếp thông qua kết quả kiểm tra
của tổ chuyên môn ( tổ trưởng báo cáo) – mỗi giáo viên được kiểm tra 1 lần/ năm học .
Ngoài ra, Hiệu Trưởng có kiểm tra đột xuất tổ chuyên môn và giáo viên khi cần thiết. Kết
quả kiểm tra toàn diện là cơ sở để xét thi đua, khen thưởng, phân loại giáo viên cuối năm.
Kết quả kiểm tra toàn diện tổ chuyên môn (năm học 2014-2015):
Tốt
X
X
X

Tổ chuyên môn
Ngữ Văn
GDCD + Sử + Địa
Toán
Lý – Công nghệ
Hóa
Sinh

Anh văn
Tin học
Thể dục - GDQP

Kết quả kiểm tra
Khá
Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu

X
X
X
X
X
X

Kết quả kiểm tra toàn diện giáo viên (năm học 2014-2015):
Số giáo viên
được kiểm tra
103

Tốt
95

Khá
8

Kết quả kiểm tra
Đạt yêu cầu

00

Chưa đạt yêu cầu
00

2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao công tác quản lý
hoạt động tổ chuyên môn trong trường THPT Tân Hiệp:
2.3.1. Điểm mạnh:
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đều có kinh nghiệm trong công tác quản lý,
luôn tận tụy, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Hiệu Trưởng và phó Hiệu Trưởng có
sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn theo
đúng Điều lệ trường Trung học.
Đa số các tổ trưởng chuyên môn đều trẻ, có năng lực chuyên môn tốt, có tâm

13


huyết, được tập thể tổ tín nhiệm cao; có khả năng lập kế hoạch và triển khai thực hiện các
kế hoạch đạt hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn về
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Tập thể giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm
cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tích cực trong tự học và sáng tạo để nâng cao
trình độ chuyên môn và chất lượng giảng dạy.
2.3.2. Điểm yếu:
Đội ngũ giáo viên phần lớn còn trẻ, tuy rất nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm
trong giảng dạy và giải quyết các tình huống sư phạm. Còn một số giáo viên lớn tuổi thì
ngại đổi mới phương pháp đặc biệt là những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin.
Một vài tổ trưởng chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý tổ nên còn gặp khó khăn trong
việc điều hành các hoạt động tổ chuyên môn, chưa tạo được sự đoàn kết và đồng thuận
giữa các giáo viên trong tổ.

Cơ sở vật chất của trường tương đối đảm bảo những nhu cầu thiết yếu trong hoạt
động dạy học, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng tốt những hoạt động mang tính chuyên sâu
như: chưa có khu hiệu bộ; thiếu phòng học để tổ chức hoạt động phụ đạo học sinh yếu
kém; đồ dùng dạy học còn thiếu thốn; chưa có nhà đa năng nên khi vào mùa mưa gây ảnh
hưởng đến công tác giảng dạy - tập luyện môn thể dục và môn quốc phòng.
2.3.3. Thời cơ:
Sở Giáo Dục và Đào tạo Kiên Giang đã triển khai kịp thời các văn bản, chỉ đạo
sâu sát về chuyên môn; đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị dạy học.
Đồng thời mở các lớp bồi dưỡng và tập huấn về công tác quản lý cho lãnh đạo trường và
cán bộ dự nguồn học tập; mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên học tập,
nghiên cứu.
Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và Ban Đại diện Cha mẹ học
sinh luôn quan tâm, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Đồng
thời còn hỗ trợ khen thưởng cho học sinh và giáo viên hằng năm.
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông tạo cơ hội lớn cho
giáo viên và học sinh có được nguồn tư liệu phong phú để tham khảo, tự học, tự rèn
luyện. Đồng thời hỗ trợ đắc lực cho việc soạn giảng và công tác quản lý của lãnh đạo nhà
trường (Mọi thông tin và hoạt động của trường đều thông qua mail, liên lạc với phụ
huynh bằng thư điện tử….).
2.3.4. Thách thức:
Chương trình sách giáo khoa còn mang nặng tính hàn lâm, ít quan tâm đến thực
hành nên khó khăn trong đổi mới phương pháp. Cách thức kiểm tra, thi cử những năm
gần đây thay đổi liên tục, đột ngột, không theo lộ trình, gây tâm lý hoang mang cho cả
người học lẫn người dạy.
Học sinh của trường phần lớn là con em gia đình nông dân, điều kiện kinh tế khó

14


khăn. Nhiều học sinh đi học về còn phải phụ giúp gia đình; cha mẹ các em cũng bận rộn

với công việc hoặc đi làm ăn xa, không có thời gian quan tâm đến việc học của con em.
Một số phụ huynh phối hợp chưa tốt với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường trong công
tác giáo dục học sinh.
Trường nằm trong khu trung tâm thị trấn, có nhiều quán xá và các dịch vụ vui chơi
giải trí. Vì thế một số bộ phận học sinh sa đà vào những trò chơi vô bổ như: game online,
bida….làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
2.4. Kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của trường
THPT Tân Hiệp:
Căn cứ theo điều lệ trường Trung học và điều kiện nhân sự của trường, đầu mỗi
năm học, Hiệu Trưởng ra Quyết định thành lập các tổ chuyên môn, bổ nhiệm 01 tổ
trưởng, 01 tổ phó cho tổ có từ 07 thành viên trở lên. Đồng thời lập kế hoạch hoạt động để
quản lý các tổ chuyên môn, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, cụ thể như sau:
Hiệu Trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ:
kế hoạch năm học, kế hoạch dự giờ - thao giảng, kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch bồi
dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy
học, kế hoạch ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề,… .Sau đó tổ chức thực hiện dưới sự quản
lý và kiểm tra của Hiệu Trưởng và phó Hiệu Trưởng chuyên môn. Tổ trưởng quản lý và
kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình của giáo viên theo chuẩn kiến thức kỹ
năng; việc dạy học trên lớp; việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; việc dạy
thêm, học thêm; kiểm tra hồ sơ chuyên môn; ký duyệt giáo án hàng tháng; tổ chức thực
hiện các hoạt động chuyên đề; chú ý công tác phát triển đội ngũ, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên: bồi dưỡng theo chuyên đề, dự giờ, thao giảng, tổ chức giao lưu,
viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học…
Hiệu Trưởng chỉ đạo phó Hiệu Trưởng chuyên môn quản lý các tổ chuyên môn, tổ
chức sinh hoạt chuyên môn và các hoạt động dạy học theo mục tiêu, nội dung chương
trình đúng theo quy định của các cấp quản lý giáo dục đã ban hành; xếp thời khóa biểu
cho các lớp và các giáo viên bộ môn theo đúng quy chế chuyên môn, có quan tâm đến
nguyện vọng của giáo viên bộ môn, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện nhiệm
vụ đạt hiệu quả. Chỉ đạo phó Hiệu Trưởng cơ sở vật chất bố trí phòng học, các phòng
chức năng khác cho phù hợp – đặc biệt là phòng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

Một số tình huống trong công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn mà nhà
trường đã giải quyết thành công trong các năm học qua:
Trước đây việc hội họp và triển khai nội dung công việc của trường cũng như tổ
chuyên môn mất rất nhiều thời gian. Vì thế, những năm gần đây Hiệu Trưởng đã thống
nhất việc sử dụng hộp thư điện tử để thông tin nhanh hoặc triển khai nội dung công việc
cho giáo viên toàn trường và đề nghị giáo viên phải thường xuyên kiểm tra mail để nắm
bắt thông tin và thực hiện công việc theo yêu cầu…. Từ đó các văn bản như kế hoạch

15


tuần, thời khóa biểu, nội dung họp…đều được gửi trước cho giáo viên đọc, nghiên cứu và
đóng góp ý kiến nếu có.
Một vài tổ chuyên môn tiến hành họp tổ chỉ mang tính hình thức. Tổ trưởng chỉ
thông tin nhanh nội dung các văn bản rồi cho giáo viên về sớm chứ không tập trung vào
các nội dung quan trọng như nghiên cứu bài dạy khó, đổi mới phương pháp giảng dạy,
đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá…. Để khắc phục tình trạng này, Hiệu Trưởng đã mời
các tổ trưởng chuyên môn đến để trao đổi và góp ý, giúp họ nhận ra mục đích và ý nghĩa
thực sự của một buổi họp tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, Hiệu Trưởng hoặc các phó Hiệu
Trưởng sẽ đến dự đột xuất một số buổi sinh hoạt chuyên môn ở các tổ.
Có hiện tượng, giáo viên sao chép, dùng chung giáo án hoặc cũng có trường hợp
cùng một bài nhưng mỗi giáo viên có cách triển khai nội dung khác nhau, dẫn đến khó
khăn khi ôn tập cho học sinh và thống nhất đáp án khi chấm bài. Trước vấn đề này, Hiệu
Trưởng thống nhất cho các tổ cùng thảo luận và soạn giáo án giống nhau về nội dung
giảng dạy nhưng phải thể hiện sự riêng biệt trong hoạt động của giáo viên và học sinh.
Điều đó tạo được sự đồng thuận của giáo viên, vì giảm bớt thời gian, công sức cho việc
soạn giáo án nhưng lại có được nội dung giảng dạy thống nhất đồng bộ, thuận lợi cho
việc lập đề cương ôn tập và chấm bài.
Trường hợp một số giáo viên cho đề kiểm tra giống như nội dung đã dạy thêm,
dẫn đến thiếu công bằng và thiếu chuẩn xác trong kiểm tra, đánh giá. Để khắc phục điều

đó, Hiệu Trưởng cho tiến hành việc kiểm tra tập trung ở các môn và các khối lớp theo
hướng đề chung, chấm chung hoặc chấm chéo. Hiệu Trưởng yêu cầu các tổ xây dựng ma
trận đề chung, mỗi giáo viên có dạy khối đó sẽ ra một đề kiểm tra. Sau đó, phó Hiệu
Trưởng chuyên môn sẽ chọn một đề bất kỳ để thực hiện kiểm tra tập trung cho toàn khối.
Một số giáo viên ra đề mang tính thách đố học sinh hoặc không căn cứ vào ma
trận khiến học sinh không làm bài được và điểm số thấp. Trước tình trạng đó, Hiệu
Trưởng đã mời những giáo viên này đến để trao đổi, nhắc nhở. Sau đó yêu cầu giáo viên
toàn trường phải gửi đề kiểm tra cho tổ trưởng duyệt ít nhất trước một ngày khi tiến hành
kiểm tra trên lớp. Đồng thời khi kiểm tra hồ sơ, giáo viên phải nộp các đề kiểm tra đã cho
ở các lớp.
Lại có trường hợp giáo viên cho điểm theo cảm tính, thiếu công bằng khi gọi học
sinh lên bảng làm bài tập (cụ thể là môn Toán và môn Tiếng Anh). Giáo viên chỉ cho
điểm mười khi học sinh làm bài đúng, còn nếu làm sai một vài bước trong bài tập thì sẽ
bị điểm một chứ không cho các điểm số khác. Để loại bỏ tình trạng này, Hiệu Trưởng đã
gặp và trao đổi riêng với giáo viên, giúp họ nhận thức được vấn đề vì điều đó khiến học
sinh bất mãn. Sau đó chỉ đạo phó Hiệu Trưởng chuyên môn và tổ trưởng thu thập thông
tin từ phía học sinh của lớp có phản ánh, xem giáo viên đó đã thay đổi cách cho điểm
chưa, đồng thời đến dự giờ đột xuất những giáo viên này.
Có một vài giáo viên xử lý tình huống sư phạm chưa tốt, thiếu kiềm chế nên đôi

16


khi nặng lời với học sinh. Sau khi nhận được phản ánh, Hiệu Trưởng đã mời giáo viên đó
đến làm việc nhằm tìm hiểu nguyên nhân để có hướng giải quyết và chia sẻ nếu giáo viên
đó đang gặp phải những khó khăn hoặc có chuyện không vui. Đồng thời tổ chức những
buổi trao đổi trực tiếp giữa Hiệu Trưởng và học sinh để tiếp nhận thông tin từ lớp nhằm
điều chỉnh phương pháp quản lý và năng cao chất lượng giáo dục.
Đối với việc thiếu phòng để tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém, Hiệu Trưởng chỉ
đạo phó Hiệu Trưởng chuyên môn lập danh sách cho giáo viên đăng ký lớp, buổi phụ đạo

và tiến hành xếp lịch phụ đạo để tránh chồng chéo. Đồng thời chỉ đạo phó Hiệu Trưởng
cơ sở vật chất sắp xếp các phòng học cố định dành riêng cho các lớp phụ đạo này.
Có thể nói trong những năm qua, Hiệu Trưởng đã quản lý hoạt động của tổ chuyên
môn khá thành công. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như: việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học chưa cao, số lượng học sinh giỏi còn thấp so với một số trường
trong tỉnh,… Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu và chưa
đồng bộ, chất lượng đầu vào của học sinh vẫn còn thấp, học sinh cho rằng đi thi học sinh
giỏi sẽ mất thời nhiều thời gian vào một môn nhưng không có nhiều quyền lợi khi dự thi
tuyển sinh Đại học, một số giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi do chế độ thấp hoặc số tiết bồi dưỡng phải bù vào số tiết chuẩn. Hiệu Trưởng chưa
sắp xếp được thời gian để tham dự những buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ để nhận
xét, đánh giá và có ý kiến chỉ đạo cải tiến việc sinh hoạt chuyên môn…. Nếu khắc phục
được những hạn chế nêu trên thì hiệu quả giáo dục đào tạo của nhà trường nhất định sẽ
được phát triển cao hơn trong tương lai.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận:
Trong nhà trường,“Tổ chuyên môn” trực tiếp thực hiện các hoạt động dạy và học
của đơn vị. Nói cách khác, Tổ chuyên môn là nơi xây dựng, thực hiện và kiểm tra tất cả
các hoạt động của Thầy và Trò trong từng bộ môn theo kế hoạch hoạt động của Nhà
trường, trong mọi thời điểm và năm học. Hoạt động tổ chuyên môn trong từng trường có
vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục–đào tạo của trường đó.
Nhiều năm qua, công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT
Tân Hiệp đã được tổ chức thực hiện và duy trì thường xuyên. Nhưng để hoạt động của tổ
chuyên môn trường THPT Tân Hiệp tốt hơn thì cần phải đổi mới cách sinh hoạt tổ
chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp có
hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện từng
bước thực hiện thành công sự nghiệp giáo dục mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao
phó.
Hiệu Trưởng phải tăng cường các biện pháp quản lý Tổ chuyên môn, thường
xuyên kiểm tra, có đánh giá kịp thời để điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho các tổ khối


17


chuyên môn nhằm hoạt động đạt hiệu quả cao, khắc phục những tồn tại để vươn lên. Từ
đó, nâng cao chất lượng của bộ môn, xây dựng mỗi Tổ chuyên môn là một tập thể thực sự
đoàn kết, nhiệt tình thực hiện thành công kế hoạch của tổ, của trường.
Để đạt được điều đó, người hiệu trưởng phải có cái nhìn tổng quát và biết gắn
kết những ý tưởng riêng trong mỗi tổ thành ý tưởng chung của trường và biến những kế
hoạch đó thành những hoạt động cụ thể cho Tổ chuyên môn. Sinh hoạt Tổ chuyên môn sẽ
thực sự có hiệu quả khi các thành viên trong tổ thực sự đoàn kết, tự giác, nỗ lực không
ngừng và có thêm sự hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo nhà trường và các tổ chức đoàn thể.
Mỗi một giáo viên cần cố gắng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
thực sự “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, thi đua dạy tốt để xây
dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh, góp phần xây dựng nhà trường phát triển trong sự
nghiệp “trồng người” đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, từng bước xây dựng
trường THPT Tân Hiệp ngày càng vững mạnh.
Qua lớp học bồi dưỡng CBQL trường phổ thông 2015 tại Kiên Giang giúp tôi
hiểu rõ hơn về việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trường THPT. Với những kiến
thúc tôi đã được học và những kinh nghiệm tôi đã từng trải qua tôi tin chắc rằng trong
thời gian tới tôi sẽ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường tốt hơn rất nhiều so
với hiện tại.
3. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN
MÔN TẠI TRƯỜNG THPT TÂN HIỆP HUYỆN TÂN HIỆP – TỈNH KIÊN GIANG
NĂM HỌC 2015 -2016
( Kế hoạch học kỳ I – Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2015)
TT

TÊN
CÔNG

VIỆC

KẾT QUẢ
CẦN ĐẠT

NGƯỜI
PHỐI HỢP
THỰC HIỆN

ĐIỀU
KIỆN
THỰC
HIỆN

CÁCH THỨC
THỰC HIỆN

RỦI RO/
KHÓ
KHĂN
(NẾU
CÓ)

HƯỚNG
KHẮC
PHỤC
RỦI RO

1


Lấy ý
kiến đề
xuất và
nguyện
vọng của
các tổ
chuyên
môn và
giáo viên
để lập
bảng

- Có biên
bản dự
kiến phân
công
chuyên
môn của
các tổ cũng
những ý
kiến đề
xuất,
nguyện

Hiệu
trưởng, phó
hiệu trưởng,
tổ trưởng
chuyên
môn, giáo

viên.

- Dựa vào
kết quả
đánh giá
xếp loại
giáo viên
năm học
2014
-2015,
biên chế
năm học
2015-

- Hiệu trưởng
cung cấp cho
tổ trưởng quy
định về phân
công chuyên
môn, thông tin
về số lượng
lớp ở từng
khối, các
trường hợp
được ưu tiên

- Ý kiến
đề xuất
của tổ
hoặc

nguyện
vọng của
giáo
viên
không
hợp lý.
- Có một

- Hiệu
trưởng sẽ
giải trình,
phân tích
cho tổ
trưởng,
giáo viên
hiểu và
đồng
thuận.
- Không

18


TT

2

TÊN
CÔNG
VIỆC


KẾT QUẢ
CẦN ĐẠT

phân
công
chuyên
môn đầu
năm học.

vọng của
tổ, của giáo
viên.
- Lập được
bảng phân
công
chuyên
môn cho
toàn trường
một cách
khoa học,
phù hợp
với nguyện
vọng chính
đáng của
giáo viên

Chỉ
đạo các
tổ

trưởng
chuyên
môn xây
dựng kế

- Bản kế
hoạch năm
học của các
tổ bộ môn,
kế hoạch
cá nhân
của mỗi

NGƯỜI
PHỐI HỢP
THỰC HIỆN

Hiệu
trưởng, phó
hiệu trưởng,
tổ trưởng
chuyên
môn, giáo
viên.

ĐIỀU
KIỆN
THỰC
HIỆN


CÁCH THỨC
THỰC HIỆN

RỦI RO/
KHÓ
KHĂN
(NẾU
CÓ)

HƯỚNG
KHẮC
PHỤC
RỦI RO

2016 và
tình hình
thực tế
của
trường.
- Kinh
phí:
photo kết
quả đánh
giá xếp
loại giáo
viên năm
học
20142015 và
biên chế
năm học

20152016;
bảng
phân
công.
- Thời
gian: đầu
tháng
8/2015.

khi phân công.
- Tổ trưởng
họp tổ để lấy ý
kiến của giáo
viên, xây dựng
bảng dự kiến
phân công
chuyên môn
của tổ và gửi
cho hiệu
trưởng.
- Hiệu trưởng
tổng hợp, xem
xét, xây dựng
bảng phân
công chuyên
môn toàn
trường.

vài tổ bộ
môn bị

thừa hoặc
bị thiếu
giáo viên.

phân công
chủ nhiệm
hoặc các
kiêm
nhiệm
khác cho
bộ môn
thiếu giáo
viên. Phân
công
những
giáo viên
ở bộ môn
còn thiếu
tiết làm
giáo viên
chủ nhiệm
và kiêm
nhiệm

- Căn cứ
vào kế
hoạch
năm học,
kế hoạch
chuyên

môn; tình

- Chỉ đạo tổ
trưởng lập kế
hoạch dựa vào
kế hoạch năm
học, tình hình
thực tế của
trường, của tổ

- Một
vài chỉ
tiêu
chưa khả
thi, một
số giải
pháp

- Phân
tích số
liệu, góp
ý để
người
thực hiện
điều

19


TT


3

TÊN
CÔNG
VIỆC

KẾT QUẢ
CẦN ĐẠT

hoạch
năm học
của tổ;
giáo viên
xây
dựng kế
hoạch cá
nhân

giáo viên
phải khoa
học, đúng
quy định.

Chỉ
đạo tổ
chuyên
môn lập
kế hoạch
bồi

dưỡng
học sinh
giỏi và
phụ đạo
học sinh
yếu kém

- Kế hoạch
bồi dưỡng
học sinh
giỏi, phụ
đạo học
sinh yếu
kém của
các tổ bộ
môn.
- Nâng cao
chất lượng
dạy và học
của nhà
trường.

NGƯỜI
PHỐI HỢP
THỰC HIỆN

Hiệu
trưởng, phó
hiệu trưởng,
tổ trưởng

chuyên
môn, giáo
viên.

ĐIỀU
KIỆN
THỰC
HIỆN

CÁCH THỨC
THỰC HIỆN

RỦI RO/
KHÓ
KHĂN
(NẾU
CÓ)

HƯỚNG
KHẮC
PHỤC
RỦI RO

chỉnh cho
khả thi và
phù hợp
với thực
tế.
- Đôn đốc
nhắc nhở.


hình thực
tế của
trường,
của tổ và
cá nhân.
- Kinh
phí:
photo kế
hoạch
năm học,
kế hoạch
chuyên
môn của
trường.
- Thời
gian:
tháng
8/2015.

và cá nhân.
- Duyệt kế
hoạch và chỉ
đạo các bộ
phận tổ chức
thực hiện.

chưa
phù hợp
với thực

tế đơn
vị.
- Một số
tổ và cá
nhân
không
hoàn
thành kế
hoạch
đúng
thời hạn.

- Căn cứ vào
kế hoạch năm
học, kế hoạch
tổ; chỉ tiêu
phấn đấu
nâng cao chất
lượng giáo
dục.
- Phương
tiện: phòng
học, trang
thiết bị, giáo
án

- Tổ chức khảo
sát trình độ học
sinh, chọn đối
tượng.

- Chỉ đạo tổ
chuyên môn
phân công giáo
viên phụ trách.
- Chỉ đạo phó
hiệu trưởng
chuyên môn
xếp thời khóa
biểu, bố trí
phòng học,
theo dõi kiểm
tra báo cáo

- Học
sinh
trong đối
tượng
không
tham gia
lớp học.

- Kinh phí:
photo tài
liệu.
- Thời gian:
tháng 8 /
2015

20


- Giáo
viên được
phân công
bồi dưỡng,
phụ đạo
phối hợp
với giáo
viên chủ
nhiệm,
phụ huynh
học sinh
động viên
- Không các em
đủ phòng tham dự
học để tổ các lớp.
chức bồi - Cố gắng


TT

4

TÊN
CÔNG
VIỆC

Quy
định về
chế độ
sinh hoạt

tổ
chuyên
môn và
nội dung
sinh hoạt
tổ định
kỳ

KẾT QUẢ
CẦN ĐẠT

- Đảm bảo
thời gian
sinh hoạt
theo quy
định: 2 tuần/
1 lần.
- Nội dung
sinh hoạt tổ
tập trung
vào các vấn
đề chuyên
môn như:
phương
pháp giảng
dạy bài khó,
đổi mới
kiểm tra
đánh giá,
ứng dụng

công nghệ
thông tin,
sinh hoạt
chuyên đề
công tác bồi
dưỡng học
sinh giỏi,
phụ đạo học
sinh yếu
kém,….

NGƯỜI
PHỐI HỢP
THỰC HIỆN

Hiệu trưởng,
phó hiệu
trưởng, tổ
trưởng
chuyên môn,
giáo viên.

ĐIỀU
KIỆN
THỰC
HIỆN

- Căn cứ
vào kế
hoạch của

tổ chuyên
môn đã
được hiệu
trưởng
duyệt và
góp ý về
nội dung.
-Phương
tiện: phòng
họp chuyên
môn.
- Kinh
phí: Chi từ
văn phòng
phẩm,
photo tài
liệu và
sáng kiến
trong đổi
mới sinh
hoạt tổ
chuyên
môn.
- Thời
gian:
tháng
9/2015.

21


CÁCH THỨC
THỰC HIỆN

RỦI RO/
KHÓ
KHĂN
(NẾU
CÓ)

HƯỚNG
KHẮC
PHỤC
RỦI RO

hiệu trưởng.

dưỡng,
phụ đạo.

tận dụng
tối đa các
phòng học
để sắp xếp
giờ dạy.

- Hiệu trưởng
quy định số lần
sinh hoạt định
kỳ và phòng
sinh hoạt cho

mỗi tổ.
- Tổ trưởng tổ
xây dựng nội
dung sinh hoạt
và trình hiệu
trưởng duyệt.
- Tổ trưởng tổ
chức sinh hoạt
chuyên môn 2
tuần/ 1 lần.
- Hiệu trưởng
chỉ đạo các phó
hiệu trưởng dự
sinh hoạt của
các tổ ít nhất
một tháng một
lần và báo cáo
hiệu trưởng.

- Thời
gian sinh
hoạt tổ
chuyên
môn định
kỳ có thể
trùng với
các hoạt
động khác
của trường
hoặc rơi

vào những
ngày nghỉ
lễ.
- Hiệu
trưởng và
các phó
hiệu
trưởng bận
công việc
không dự
sinh hoạt
chuyên
môn của
các tổ.

- Tổ
trưởng
chuyên
môn linh
hoạt sắp
xếp thời
gian hợp
lý để tổ
chức sinh
hoạt đảm
bảo đúng
quy chế và
báo cáo
hiệu
trưởng.

- Hiệu
trưởng
linh động
cử người
khác dự
thay hoặc
nắm tình
hình qua
biên bản.


TT

TÊN
CÔNG
VIỆC

KẾT QUẢ
CẦN ĐẠT

NGƯỜI
PHỐI HỢP
THỰC HIỆN

ĐIỀU
KIỆN
THỰC
HIỆN

5


Chỉ đạo
tổ
chuyên
môn lập
kế hoạch
thực
hiện đổi
mới
phương
pháp
dạy học

- Nâng cao
nhận thức
giáo viên
về đổi mới
phương
pháp giảng
dạy.
- Giáo viên
vận dụng
thành thục
các phương
pháp giảng
dạy tích
cực, phù
hợp với
từng bài
giảng và

từng đối
tượng học
sinh, đạt
hiệu quả
tốt nhất.

Hiệu
trưởng, phó
hiệu trưởng,
tổ trưởng
chuyên
môn, nhân
viên phòng
thiết bị, giáo
viên.

- Căn cứ các
hướng dẫn
về thực hiện
đổi mới
phương
pháp dạy
học của Sở
Giáo Dục,
của trường.
- Phương
tiện: Bảng
tương tác,
máy chiếu,
Tivi màn

hình rộng 60
inch, laptop,
giấy A0,
A4…
- Thời gian:
tháng
10/2015.

22

CÁCH THỨC
THỰC HIỆN

- Hiệu trưởng
chỉ đạo phó
hiệu trưởng
chuyên môn,
các tổ trưởng
thống nhất tiêu
chuẩn đánh giá
giờ dạy, phổ
biến cho giáo
viên.
- Tổ bộ môn lập
kế hoạch dự
giờ, thao giảng.
- Chỉ đạo tổ
chuyên môn tổ
chức chuyên
đề, thao giảng.

- Chỉ đạo phó
hiệu trưởng, tổ
trưởng dự giờ
giáo viên, có
trao đổi rút kinh
nghiệm tiết dạy.

RỦI RO/
KHÓ
KHĂN
(NẾU
CÓ)

HƯỚNG
KHẮC
PHỤC
RỦI RO

- Thời
gian
thực
hiện
không
đúng kế
hoạch.
- Giáo
viên lớn
tuổi ngại
đổi mới.


- Linh
hoạt
trong
thực hiện.

- Tìm
hiểu lý
do, phân
công giáo
viên có
tay nghề
- Đồ
hỗ trợ.
dùng
- Mua
dạy học sắm thêm
chưa đáp trang
ứng yêu thiết bị;
cầu.
cán bộ
phụ trách
thiết bị
sắp xếp
cho giáo
viên đăng
ký mượn
thiết bị;
khuyến
khích
giáo viên

tự làm đồ
dùng dạy
học


TT

TÊN
CÔNG
VIỆC

KẾT QUẢ
CẦN ĐẠT

NGƯỜI
PHỐI HỢP
THỰC HIỆN

ĐIỀU
KIỆN
THỰC
HIỆN

CÁCH THỨC
THỰC HIỆN

RỦI RO/
KHÓ
KHĂN
(NẾU

CÓ)

HƯỚNG
KHẮC
PHỤC
RỦI RO

6

Chỉ đạo
các tổ
trưởng
chuyên
môn
kiểm tra
việc thực
hiện các
loại hồ

chuyên
môn của
giáo viên

- 100%
giáo viên
các tổ được
kiểm tra
thực hiện
tốt các loại
hồ sơ

chuyên
môn.

Hiệu
trưởng, phó
hiệu trưởng,
tổ trưởng
chuyên
môn, giáo
viên.

- Căn cứ kế
hoạch kiểm
tra nội bộ
của trường,
của tổ
chuyên môn.
- Phương
tiện: hồ sơ
giáo viên,
phân phối
chương
trình.
- Thời gian:
tháng
10/2015.

- Hiệu trưởng
quy định thời
gian kiểm tra,

duyệt hồ sơ
của giáo viên.
- Hiệu trưởng
chỉ đạo phó
hiệu trưởng
chuyên môn,
tổ trưởng kiểm
tra các loại hồ
sơ của giáo
viên, có nhận
xét đánh giá,
rút kinh
nghiệm; báo
cáo với hiệu
trưởng.

- Tìm
hiểu lý
do, đôn
đốc nhắc
nhở, lập
biên bản
xử lý
( nếu tái
diễn
nhiều
lần).

Chỉ đạo
tổ

chuyên
môn lập
kế hoạch
tổ chức
kiểm tra,
đánh giá
kết quả
học tập
của học
sinh

- Kế hoạch
tổ chức
kiểm tra,
đánh giá.
- Đề kiểm
tra đánh
giá đúng
thực chất
năng lực
học sinh.
- Kết quả
kiểm tra
đánh giá
đúng thực
chất năng

- Một số
giáo
viên còn

chậm trễ
trong
việc nộp
hồ sơ
chuyên
môn để
kiểm tra.
- Một số
hồ sơ
chuyên
môn còn
sai sót
về nội
dung và
hình
thức.
- Đề
kiểm tra
chưa
phù hợp
với đối
tượng
học sinh,
sai ma
trận.
- Học
sinh
vắng
kiểm tra
tập

trung.

7

Hiệu
trưởng, phó
hiệu trưởng,
tổ trưởng
chuyên
môn, giáo
viên bộ
môn, giáo
viên chủ
nhiệm.

- Căn cứ
thông tư 58
của Bộ Giáo
Dục và Đào
Tạo.
- Phương
tiện: phòng
học, đề kiểm
tra, giấy
kiểm tra.
- Thời gian:
cuối
tháng 11/
2015.


- Triển khai
thông tư 58
của Bộ Giáo
Dục và Đào
Tạo về quy
chế đánh giá,
xếp loại học
sinh.
- Tổ trưởng
thống nhất
cách ra đề
kiểm tra cho
giáo viên.
- Phó hiệu

23

- Hướng
dẫn giáo
viên
chỉnh sửa
đúng quy
định….
- Hướng
dẫn giáo
viên biên
soạn theo
các mức
độ phù
hợp, dựa

theo ma
trận
- Tổ chức
cho học
sinh kiểm
tra bổ
sung.


TT

TÊN
CÔNG
VIỆC

KẾT QUẢ
CẦN ĐẠT

NGƯỜI
PHỐI HỢP
THỰC HIỆN

ĐIỀU
KIỆN
THỰC
HIỆN

lực học
sinh.


8

Sơ kết
hoạt
động của
các tổ
chuyên
môn ở
học kỳ I

- Đành giá
những việc
đã làm
được, chưa
làm được,
tìm nguyên
nhân và
cách giải
quyết.
- Đánh giá,
xếp loại
chuẩn xác
các tập thể
và cá nhân
theo hướng
dẫn.

CÁCH THỨC
THỰC HIỆN


trưởng chuyên
môn, tổ trưởng
chuyên môn
kiểm tra việc
thực hiện của
giáo viên; tổng
hợp kết quả,
báo cáo hiệu
trưởng.

Hiệu
trưởng, phó
hiệu trưởng,
tổ trưởng
chuyên
môn, giáo
viên.

- Bản báo
cáo sơ kết
hoạt động
của các tổ
chuyên môn.
- Phương
tiện: Tiêu
chuẩn thi
đua, bảng
chấm điểm
cá nhân, kết
quả thực

hiện.
- Kinh phí:
chi khen
thưởng
- Thời gian:
cuối
tháng 12/
2015.

24

- Hiệu trưởng
yêu cầu các tổ
báo cáo các
hoạt động, có
nhận xét kết
quả từng công
việc.
- Tổ trưởng sơ
kết các hoạt
động của tổ
chuyên môn;
đề ra phương
hướng hoạt
động thời gian
tới.
- Tổ chức sơ
kết khen
thưởng.


RỦI RO/
KHÓ
KHĂN
(NẾU
CÓ)

- Chấm
bài chưa
chuẩn
xác,
không
đúng
tiến độ.

- Một
vài tổ
nộp báo
cáo
không
đúng
thời hạn.
- Nhận
xét, đánh
giá, các
số liệu
chứ
chuẩn
xác,
thiếu
trung

thực.

HƯỚNG
KHẮC
PHỤC
RỦI RO

- Tổ
trưởng
chấm lại
một số
bài; nhắc
nhở giáo
viên
chấm bài
chính xác
theo đáp
án, đùng
thời gian
quy định.
- Đôn đốc
các bộ
phận báo
cáo kịp
thời.
- Kiểm
tra, đối
chiếu số
liệu báo
cáo với

nguồn
minh
chứng;
phân tích
mức độ
hoàn
thành
nhiệm vụ;
khen
thưởng


TT

TÊN
CÔNG
VIỆC

KẾT QUẢ
CẦN ĐẠT

NGƯỜI
PHỐI HỢP
THỰC HIỆN

ĐIỀU
KIỆN
THỰC
HIỆN


CÁCH THỨC
THỰC HIỆN

RỦI RO/
KHÓ
KHĂN
(NẾU
CÓ)

HƯỚNG
KHẮC
PHỤC
RỦI RO

đúng
người,
đúng
việc.

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận:
Trong nhà trường,“Tổ chuyên môn” trực tiếp thực hiện các hoạt động dạy và học
của đơn vị. Nói cách khác, Tổ chuyên môn là nơi xây dựng, thực hiện và kiểm tra tất cả
các hoạt động của Thầy và Trò trong từng bộ môn theo kế hoạch hoạt động của Nhà
trường, trong mọi thời điểm và năm học. Hoạt động tổ chuyên môn trong từng trường có
vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục–đào tạo của trường đó.
Nhiều năm qua, công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT
Tân Hiệp đã được tổ chức thực hiện và duy trì thường xuyên. Nhưng để hoạt động của tổ
chuyên môn trường THPT Tân Hiệp tốt hơn thì cần phải đổi mới cách sinh hoạt tổ
chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp có

hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện từng
bước thực hiện thành công sự nghiệp giáo dục mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao
phó.
Hiệu Trưởng phải tăng cường các biện pháp quản lý Tổ chuyên môn, thường
xuyên kiểm tra, có đánh giá kịp thời để điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho các tổ khối
chuyên môn nhằm hoạt động đạt hiệu quả cao, khắc phục những tồn tại để vươn lên. Từ
đó, nâng cao chất lượng của bộ môn, xây dựng mỗi Tổ chuyên môn là một tập thể thực sự
đoàn kết, nhiệt tình thực hiện thành công kế hoạch của tổ, của trường.
Để đạt được điều đó, người hiệu trưởng phải có cái nhìn tổng quát và biết gắn
kết những ý tưởng riêng trong mỗi tổ thành ý tưởng chung của trường và biến những kế
hoạch đó thành những hoạt động cụ thể cho Tổ chuyên môn. Sinh hoạt Tổ chuyên môn sẽ
thực sự có hiệu quả khi các thành viên trong tổ thực sự đoàn kết, tự giác, nỗ lực không
ngừng và có thêm sự hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo nhà trường và các tổ chức đoàn thể.
Mỗi một giáo viên cần cố gắng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
thực sự “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, thi đua dạy tốt để xây
dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh, góp phần xây dựng nhà trường phát triển trong sự
nghiệp “trồng người” đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, từng bước xây dựng
25


×