Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin về dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.53 KB, 18 trang )

1

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề dân tộc là một nội dung có ý nghĩa chiến lược lớn của chủ
nghĩa Mác – Lênin và của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là vấn đề thực
tiễn nóng bỏng đòi hỏi giải quyết một cách đúng đắn.
Việc nhận thức đúng đắn quan điểm của chủ nghhĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng
cộng sản Việt Nam, đã giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên cả nước
nói chung và có những chính sách phù hợp đến từng địa phương trong
cả nước nói riêng.
Đối với huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một huyện
miền núi có nhiều dân tộc sinh sống như: Cơ tu, Tà ôi, Pa cô, Pa hy,Vân
Kiều,…Việc thực hiện tốt chính sách dân tộc là một vấn đề bức thiết.
Muốn vậy, cần phải nắm vững những quan điểm của chủ nghhĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc sẽ giúp chúng ta có cơ sở
khoa học để đánh giá đúng việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa ra những giải pháp định hướng
tốt hơn để thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện nhằm ổn định
tình hình chính trị, phát triển kinh tế xã hội.
Đặc biệt, Nam Đông nói riêng và cả nước nói chung đang bước
vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề ổn định chính trị và
đoàn kết dân tộc được xem là chiến lược quan trọng.Vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài: “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc và việc
thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhất định.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong nhiều năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp


và gián tiếp phán ánh những mức độ và khía cạnh khác nhau về quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc thực hiện chính sách dân tộc
trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như:
“Một số suy nghĩ trong việc vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin
vế vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam” của tác giả Trần Đình Huỳnh, tạp chí Dân tộc học. Tác giả: Phan
Hữu Dật với “Về việc xác định các dân tộc, các nguyên tắc cơ bản của
chính sách dân tộc của Đảng” bài viết đã đề cập đến các nguyên tắc cơ
bản, chính sách dân tộc của Lê nin và các nguyên tắc cơ bản của chính
sách dân tộc của Đảng ta Từ bài viết trên tôi đã học hỏi thêm về các
nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc.“ Đổi mới tư duy trong
nghiên cứu lí luận và thực tiễn vấn đề dân tộc nước ta để thực hiện tốt
chính sách dân tộc của Đảng ta trong giai đoạn mới” của Hoàng
Tường Minh. “Chính sách Lênin nít về dân tộc trong thực tiễn cách
mạng” của Đỗ Tư. “Tư tưởng của V.I. Lênin về quyền con người và
SVTH: Dương Thị Bê


2

Khóa luận tốt nghiệp

giá trị thực tiễn ở Việt Nam” của Hoàng Mai Hương, Nguyễn Hồng Hải.
Ngoài ra còn nhiều tài liệu, Tạp chí triết học, Tạp chí Cộng sản,
Tạp chí lí luận chính trị, và các tác phẩm của các nhà kinh điển, các nhà
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học đầu ngành, các cán bộ công
tác lí luận chính trị.
Với tinh đó, trong khóa luận này tác giả muốn đề cấp đến chủ nghĩa
Mác – Lên nin về vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tác giả đã chọn đề tài này làm

khóa luận tốt nghiệp của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích:
Góp phần làm rõ quan điểm của củ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề
dân tộc và việc vận dụng quan điểm đó vào việc phân tích đánh giá tình
hình, thực trạng thực hiện chính sách dân tộc và đưa ra những giải pháp
định hướng cho việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông,
tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Trình bày hệ thống quan điểm của củ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về dân tộc. Nêu ra những chính sách dân tộc của Đảng
Cộng Sản Việt Nam trên cở sở đó chỉ ra những việc thực hiện chính sách
dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.Qua đó đã nêu lên một
số đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách dân tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian
đến.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Cơ sở lí luận:
Đề tài lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc làm cơ sở để nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp một số
phương pháp nghiên cứu khác như: Phân tích – tổng hợp, lôgic – lịch sử,
khái quát…
5. Đóng góp của đề tài.
Với phạm vi là khóa luận tốt nghiệp, đề tài không kỳ vọng gì
nhiều. Tuy nhiên, đề tài nêu lên một cách có hệ thống, khoa học quan
điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc.
Bên cạnh đó, đã làm rõ những phần nào chính sách dân tộc của Đảng

Cộng sản Việt Nam nói chung cũng như việc thực hiện chính sách dân
tộc ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Với kết quả đó
đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề
này và nói lên việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Nam Đông,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
SVTH: Dương Thị Bê


3

Khóa luận tốt nghiệp

6. Kết cấu của khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
Khoá luận được kết cấu thành 2 chương, 7 tiết.
CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ DÂN TỘC VÀ
CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
1.1. Khái niệm dân tộc và chính sách dân tộc
1.1.1. Khái niệm về dân tộc
Lịch sử phát triển nhân loại đã chứng minh rằng: dân tộc là sản
phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người.Tuy nhiên, ở
mỗi quốc gia, khu vực sự hình thành dân tộc có những đặc thù khác nhau
do đó có rất nhiều khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất:
Nghĩa thứ nhất: Dân tộc là chỉ cộng đồng người có mối quan hệ
chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, văn
hóa có những đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý
thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.

Với nghĩa này dân tộc là một bộ phận của quốc gia.
Ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Ba na, dân tộc Êđê… ở nước ta .
Nghĩa thứ hai: Chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân
dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ
chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau về quyền
lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh
chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.
Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó (quốc
gia dân tộc).
Ví dụ: Dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Viêt Nam…Ta
cũng có thể gọi: là quốc gia Ấn Độ, quốc gia Trung Hoa, quốc gia Việt
Nam.
Dân tộc thường được nhân biết qua các đặc trưng chủ yếu sau:
- Có chung sinh hoạt kinh tế, các mối quan hệ kinh tế là cơ sở để
liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc. Nó tạo nên cở sở vững
chắc của cộng đồng dân tộc.
- Có thể tập trung trên một vùng lãnh thổ của cả nước hoặc cư trú
đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan
trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước.
- Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn
ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực kinh tế,
văn hoá, tình cảm.
- Có nét tâm lý riêng ( nét tâm lý dân tộc ) biểu hiện kết tinh trong
đặc thù văn hoá dân tộc gắn bó với nết văn hoá của cả cộng đồng các dân
tộc (quốc gia dân tộc).
SVTH: Dương Thị Bê


4


Khóa luận tốt nghiệp

Các đặc trưng chủ yếu trên gắn bó chặt chẽ với nhau trong một
chỉnh thể đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định.
Sự tổng hợp các đặc trưng nêu trên làm cho cộng đồng dân tộc
được đề cập ở đây về thực chất là một cộng đồng xã hội - tộc người,
trong đó những nhân tố tộc người đoàn kết, hoà quyện vào các nhân tố xã
hội. Điều đó làm cho khái niệm dân tộc khác với các khái niệm sắc tộc,
chủng tộc, thường chỉ căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, chẳng hạn màu
da, hay cấu tạo tự nhiên, các bộ phận trong cơ thể phân loại cộng đồng
người.
Hiểu khái niệm và các đặc trưng của dân tộc như trên càng thấy
rằng khái niện dân tộc và khái niệm quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau.
Điều khẳng định có căn cứ ở chổ dân tộc ra đời trong những quốc gia
nhất định và thường thì những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi
không tách rời với sự chín muồi của nhân tố hình thành quốc gia chúng
bổ xung và thúc đẩy lẫn nhau.
1.1.2 Khái niệm về chính sách dân tộc
Thuật ngữ “Chính sách dân tộc” cần được phân biệt với chính sách
xã hội, chính sách miền núi và chính sách dân vận của Đảng, để từ đó
xác định vị trí, nội dung, tổ chức bộ máy, phương hướng hoạt động thực
hiện chính sách dân tộc.
Chính sách dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cư
đa dân tộc của một quốc gia theo quan điểm của giai cấp nắm chính
quyền. Chính sách dân tộc của Đảng công sản là môt hệ thống chủ
trương và giải pháp nhằm thực hiện quyền bình đẳng chính trị, kinh tế,
văn hoá giữa các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu
số có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp. Chính sách dân tộc của Đảng
và nhà nước ta đảm bảo phát huy sức mạnh dân tộc và bản sắc tốt đẹp
của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích giữa các dân tộc

làm cho các dân tộc đoàn kết, bình đẳng giúp đỡ lẫn nhau cùng phát
triển.
.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc
1.2.1 Quan điểm của Mác-Ăngghen về dân tộc
Khi đọc tác phẩm của Mác – Ăngghen chúng ta thấy rằng hai ông
chưa nêu lên định nghĩa về giai cấp hay dân tộc. Nhưng rãi rác đó đây
trong các công trình nghiên cứu của hai ông có thể rút ra một số luận
điểm về vấn đề quan trọng này:
Một là: Mác và Ăngghen cương quyết chống lại ách áp bức và bóc
lột các dân tộc khác của giai cấp tư sản:
“Hãy xóa bỏ trình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc
này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ”[6;106]
Một dân tộc này mà đi bóc lột dân tộc khác thì dân tộc đó không
thể tự do.
Hai là: khi đề cập đến phong trào giải phóng dân tộc ở Ba Lan, Ai
SVTH: Dương Thị Bê


5

Khóa luận tốt nghiệp

– xơ - len, vùng Băng can… Mác và Ăngghen trước sau như một ủng hộ
cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, để thành lập chế độ tự trị, thậm
chí tách ra thành một nhà nước độc lập riêng biệt.
Trong thư đề ngày 2. 11.1867 Mác viết cho Ăngghen như sau:
“Trước kia tôi cho rằng Ai-xơ-len không thể tách khỏi mặc dù sau khi
tách ra thì tình hình sẽ đi đến thành lập liên bang’’[5;533].
Để giải quyết vấn đề dân tộc một cách triệt để trên lập trường giai
cấp vô sản, Mác và Ăngghen chủ trương tiến hành thủ tiêu nhà nước tư

sản xây dựng một nhà nước kiểu mới, không còn đối kháng giai cấp nữa.
“Khi sự đối kháng giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì
sự thù địch giữa các dân tộc đồng thời cũng mất theo”[6;106]
Trong điều kiện lúc đó hai ông nhận thức rằng cách mạng xã hội
không thể giành thắng lợi trong một nước riêng lẻ mà chỉ có thể thắng lợi
trong một loạt nước, vì vậy để đạt được mục đích lật đổ giai cấp tư sản,
giai cấp vô sản tất cả các nước hãy liên hiệp lại. Nhu cầu tất yếu là phải
thiết lập sự đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa quốc tế vô sản là nét rất quan
trọng trong thế giới quan cộng sản chủ nghĩa. Chính vì vậy, “Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản” nổi tiếng kết thúc bằng khẩu hiệu có sức mạnh động
viên và cổ vũ lớn lao mang tính thời đại “Vô sản tất cả các nước đoàn kết
lại”.[6;132]
1.2.2 Quan điểm của Lênin về dân tộc
Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề dân
tộc, dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách
mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách
quan của phong trào dân tộc. Lênin đã khái quát lại thành “Cương lĩnh
dân tộc” của Đảng cộng sản. Trong tác phẩm về quyền dân tộc tự quyết,
Người đã nêu rõ: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được
quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại” [14;375].
“Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc đầu tiên trong
cương lĩnh mác xít về vấn đề dân tộc. Đây là một phạm trù rất rộng, nó
không chỉ là sự bình đẳng giữa dân tộc này với dân tộc khác trong nội bộ
của một quốc gia mà còn là sự bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc khác
trong quan hệ quốc tế. Theo V.I.Lênin nội hàm của quyền bình đẳng dân
tộc bao gồm bình đẳng trong việc thành lập quốc gia dân tộc riêng của
họ”. [12;73].
Ý nghĩa sâu sắc về quyền bình đẳng dân tộc, Lênin chỉ rõ như sau:
ý nghĩa thật sự của việc đòi quyền bình đẳng chung quy chỉ là đòi thủ
tiêu giai cấp. Bình đẳng văn hóa có nghĩa là các dân tộc có quyền sử

dụng tiếng mẹ đẻ trong trường học, văn hóa, nhà hát… Mặt khác Lênin
còn cho rằng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa sẽ đòi hỏi các dân tộc
sống trong một quốc gia phải học tiếng của dân tộc đa số.
Quyền dân tộc tự quyết : là nguyên tắc quan trọng thứ hai trong
cương lĩnh của Lênin về vấn đề dân tộc. Mọi người đều biết, đế quốc
SVTH: Dương Thị Bê


6

Khóa luận tốt nghiệp

Nga Sa Hoàng là một nhà tù lớn của rất nhiều dân tộc. Các dân tộc bị trị
bị áp bức và bị bóc lột nặng nề không được quyền quyết định vận mệnh
của mình. Và có thể nói rằng: “Các dân tộc có quyền tự quyết” không
phải là để các dân tộc tách ra, mà chính là để các dân tộc xích lại gần
nhau, sức mạnh của khẩu hiệu đó là ở chỗ, nó gạt bỏ tất cả mọi cơ sở về
mưu đồ xâm lăng của dân tộc này đối với dân tộc khác và nhằm cho sự
chuẩn bị cho các dân tộc tiến tới sự liên minh tự nguyên vào một quốc
gia xã hội chủ nghĩa bao gồm nhiều dân tộc.
Lênin còn nói: “ Chủ nghĩa xã hội có mục đích không những xóa
bỏ tình trạng nhân loại bị chia thành những quốc gia nhỏ ….dân tộc được
tự do phân lập thì mới có thể đạt được sự hợp nhất tất nhiên của các dân
tộc”.[15;328]
“Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại” là nguyên tắc thứ ba
trong cương lĩnh của Lênin về vấn đề của các dân tộc”. Trên thực tế, luận
điểm này lần đầu tiên được phát triển bởi C.Mác và Ph.Ăngghen và được
Lênin kế thừa và phát triển. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản đang phát
triển mạnh mẽ. C.Mác và Ph.Ăngghen nhận thấy rằng cách mạng xã hội
chủ nghĩa không thể thắng lợi được trong một nước riêng lẻ, mà có thể

lật đổ giai cấp tư sản giai cấp vô sản tất cả các nước phải liên hiệp lại”.
[12;75]
Quan hệ mật thiết đến sự liên minh quốc tế và sự đoàn kết nhân
dân lao động của các dân tộc trên thế giới là luận điểm của Lênin về vấn
đề hợp nhất các dân tộc. Lênin cho rằng: “Nguyên tắc của chủ mghĩa dân
tộc tư sản và sự phát triển dân tộc nói chung, do đó sinh ra đặc tính của
chủ nghĩa dân tộc tư sản, những cuộc xung đột dân tộc không có lối
thoát. Còn giai cấp tư sản thì không những không bảo vệ sự phát triển
của dân tộc, của mọi dân tộc, mà trái lại nó đề phòng cho quần chúng
khỏi những ảo tưởng như thế. Nó chủ trương để lưu thông tư bản chủ
nghĩa được tư do đầy đủ nhất và hoan nghênh mọi sự đồng hóa dân tộc,
trừ sự đồng hóa bằng bạo lực hoặc dựa trên sự đặc quyền”[14;169].
“Những luận điểm trong cương lĩnh Mácxít về vấn đề dân tộc do
V.I.Lênin đề ra là sự kế thừa và phát triển những luận điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen, ngoài lĩnh vực này nó chứng tỏ tư duy lý luận sắc bén của
V.I.Lênin và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của những người Bônsêvích
Nga” [12;77]. Đồng thời trong cương lĩnh còn là cơ sở lý luận pháp lý
để giải quyết các quan hệ dân tộc cả trong quan hệ tranh chấp, xung đột
giữa các dân tộc, nó có vai trò to lớn đặc biệt với phong trào giải phóng
dân tộc từ thế kỷ XX đến nay.
1. 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và quan điểm chính
sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta
1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề
dân tộc nói chung mà là vấn đề dân tộc thuộc địa, chất là để đấu tranh
SVTH: Dương Thị Bê


7


Khóa luận tốt nghiệp

giải phóng các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của chủ nghĩa
thực dân giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức bóc lột, thực hiện
quyền dân tộc tự quyết thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin về vấn đề thuộc địa và giải phóng dân tộc. Vấn đề dân tộc của chủ
nghĩa Mác- Lênin chủ yếu là vấn đề dân tộc ở các nước ở Châu Âu, còn
ở Hồ Chí Minh vấn đề dân tộc ở tất các nước trên thế giới, đặc biệt là vấn
đề dân tộc thuộc địa. Do vậy mà không ai hiểu vấn đề dân tộc thuộc địa
như Hồ Chí Minh. Người đã nhận định “ chủ nghĩa tư bản là một con đỉa
hai vòi, có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái
vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn
giết con vật ấy, người ta đồng thời phải cắt cả hai vòi”[ 10;298].
Chính vì vậy mà người khẳng định rằng cách mạng giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Tuy nhiên công cuộc giải phóng dân tộc thuộc địa phải dựa vào bản thân
dân tộc mình là chính, Cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa có thể
giành thắng lợi trước Cách mạng chính quốc đó là những điểm sáng tạo
của Hồ Chí Minh làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất ở trên đời là độc
lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Chính vì vậy, mục đích lớn nhất chi
phối cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh là: “Làm cho đất nước ta
hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được
học hành ”[10; 161].
Trên con đường học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và vân
dụng sáng tạo nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng, Nguyễn Ái Quốc
đã thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước. Người gửi đến Hội
nghị Véc-xây bản yêu sách gồm 8 điểm đòi hỏi các quyền tự do, dân chủ
cho nhân Việt Nam. Tuy nhiên bản yêu sách đó không được chấp nhận,
từ đó Người rút ra bài học: Các dân tộc muốn giải phóng chỉ có thể trông

cậy vào mình, và lực lượng bản thân mình. Từ đó, Người ra sức học tập
và tiến hành tổ chức để thành lập tổ chức Đảng và xác lập mục tiêu: Phải
đánh đuổi đế quốc Pháp cùng bọn phong kiến và làm cho nước Việt Nam
được hoàn toàn độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
tất cả dân tộc nên Hồ Chí Minh đã từng viết:
“Trên đời nghìn vạn điều cay đắng,
Không gì cay đắng chi bằng mất quyền tự do”[11;332].
Cũng chính vì thế mà Người luôn kêu gọi đồng bào đấu tranh
giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
“ Thà chết cho tự do còn hơn sống nô lệ” [10;18].
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc
lập và chủ quyền dân tộc. Người ra lời kêu gọi vang dội núi sông: “
Không! chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”. [10;480] và khi đế quốc Mỹ điên cuồng
SVTH: Dương Thị Bê


8

Khóa luận tốt nghiệp

tiến hành chiến tranh cục bộ ở Miềm Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại
ở Miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý bất hủ, có
giá trị thời đại là: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Được sự cổ vũ
của tinh trần đó, nhân dân hai miền Bắc – Nam, đã kiên cường đấu tranh
và buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình
ở Việt Nam.
Chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do”, không chỉ là lý
tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Đó
là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của sự nghiệp

đấu tranh vì độc lập tự do của Việt Nam, đồng thời là nguồn động viên
đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Vì thế Người không chỉ
được tôn vinh là: Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam mà còn là
người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc
thuộc địa trong thế kỷ XX.
1.3.2. Quan điểm chính sách dân tộc của Đảng – Nhà nước Việt
Nam
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc, Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi vấn đề dân
tộc và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt.
a. Những đặc điểm và tình hình dân tộc ở Việt Nam
Một là: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, đại gia đình
các dân tộc Việt Nam thống nhất hiện có 54 dân tộc anh em, dân số giữa
các dân tộc không đồng đều nhau. Dân tộc kinh là dân tộc đa số
Hai là: các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết đấu
tranh dựng nước và giữ nước xây dựng một cộng đồng dân tộc thống
nhất.
Ba là: Các dân tộc Việt Nam cư trú phân tán xen kẽ lẫn nhau.
Địa bàn cư trú của người dân chủ yếu là ở Đồng Bằng, ven biển và
trung du, còn các dân tộc thiểu số sống ở miền núi phía Bắc, vùng
Thanh- Nghệ -Tĩnh, Trường Sơn, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; Người
Hoa sống ở một số nơi thuận tiện cho làm ăn buôn bán, đặc biệt là ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Bốn là; các dân tộc thiểu số ở nước ta chủ yếu cư trú trên vùng
rừng núi có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng,
môi trường sinh thái.
Năm là: Các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế xã hội
không đều nhau.
Ở nước ta sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc là một
thực tế khách quan do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và điều kiên tự

nhiên quyết định.
b. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
Nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
là:
SVTH: Dương Thị Bê


9

Khóa luận tốt nghiệp

Một là: phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa phù hợp với điều kiện của từng vùng, đảm bảo cho các dân tộc
khai thác thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình và cho đất nước,
tham gia tích cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển vững
chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Hai là: Có chính sách ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào
tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức cho các dân tộc thiểu số.
Ba là: Kế thừa và phát triển văn hóa các cộng đồng dân tộc các dân
tộc Việt Nam và đặc trưng của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại, xây dựng nềm văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Bốn là: Quan tâm đặc biệt đến vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ
cách mạng và kháng chiến trước đây; tăng cường cỏ sở khám chữa bệnh,
cán bộ y tế cho các xã ,thôn, ấp nâng cao hơn nữa chất lượng công tác
chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc thiểu số; khuyến khích
trồng và sử dụng các loại thuốc dân gian; từng bước ngăn chặn suy giảm
dân số, suy giảm đời sống của một dân tộc thiểu số.
Năm là: Xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số và miền núi phải gắn chặt với chính sách an ninh
quốc phòng, nhất là vùng địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng biên giới;

ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định xã hội.
Những nội dung và mục tiêu chủ yếu trong chính sách của Đảng
trên đây là để thực hiện chung cho cả 54 dân tộc trên đất nước. Để thực
hện thắng lợi nội dung và mục tiêu chiến lược đó trong từng thời kỳ, căn
cứ vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước, của từng vùng dân tộc, từng
địa bàn dân cư, thậm chí từng dân tộc mà Đảng và nhà nước ta lại đề ra
những chính sách và biện pháp cụ thể.
1.4. Định hướng chính sách dân tộc của Tỉnh Thừa Thiên Huế
Để đưa các Nghị quyết, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ đi vào
trực tiễn cụ thể, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xem vấn đề dân tộc là
vấn đề trọng yếu và thực hiện một cách đầy đủ các chủ trương, đường lối
mà Chính phủ đề ra như thực hiện tốt các chính sách đối với các đồng
bào các dân tộc thiểu số.
Như việc UBND, Ban dân tộc Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra chiến
lược chương trình 135 qua hai giai đoạn I và giai đoạn II, thực hiện kinh
phí trợ giá trợ cước hàng chính sách miền núi Tỉnh Thừa Thiên Huế như:
Huyện Nam Đông, huyện A Lưới với hơn hai tỷ đồng năm 2008.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thi hành Nghị quyết số 289/QĐ TTG ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số
chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ
nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; góp phần bảo vệ rừng,
bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an
SVTH: Dương Thị Bê


10

Khóa luận tốt nghiệp


toàn xã hội tại các địa phương.
Các Nghị quyết, Chỉ thị, chủ trương chính sách dân tộc của tỉnh
Thừa Thiên Huế được ban hành đồng bộ và thực hiện có tính khả thi đến
tận huyện trong tỉnh.
Nam Đông là một huyện dân tộc miền núi của tỉnh Thừa Thiên
Huế, trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và đặc
biệt là sự quan tâm sâu sắc trực tiếp của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,
chính sách dân tộc đến với huyện Nam Đông ngày càng thiết thực và có
hiệu quả góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của người dân
đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số của huyện ngày càng cao hơn, kinh
tế ngày càng ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.
CHƯƠNG 2
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở HUYỆN NAM
ĐÔNG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Sơ lược về huyện Nam Đông
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách
thành phố Huế 50km về phía Tây Nam, được tách ra từ huyện Phú Lộc từ
năm 1990; huyện Nam Đông có ranh giới địa lý hành chính như sau :
- Phía Đông và phía Bắc giáp với huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Phía Tây giáp với huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Nam giáp với huyện Hiên, Tỉnh Quảng Nam.
Tổng diện tích đất tự nhiên là: 65052 ha
Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn. Dân số có 5162 hộ, 23875
khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 2161 hộ, 10292 khẩu, chiếm
43% dân số toàn huyện. Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
chủ yếu là dân tộc Cơ tu, và một ít các dân tộc khác như: Tà ôi, Pa cô, Pa
hy, Vân kiều …. Sống tập trung tại các xã: Thượng Quảng, Thượng

Long, Hương Hữu, Thượng Nhật, Hương Sơn, Thượng Lộ.
2.1.2 Kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng
a. Kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế được xác định là nông lâm nghiệp - công nghiệp dịch vụ và từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp.Tốc độ tăng
trưởng kinh tế ngày càng cao, thời kỳ 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng là
6,7%, thời kỳ 2001 - 2005 là 9,3% thì giai đoạn 2006 - 2008 tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm gần 13%.
- Nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện nhưng vẫn chú
trọng một số loài cây chủ lực như cao su, chuối, cây ăn quả có múi, các
loại giống lúa có năng suất cao, cây keo, bò lai sind, lợn lai…
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được quan taam đầu tư.
SVTH: Dương Thị Bê


11

Khóa luận tốt nghiệp

Ngoài các ngành sản xuất hiện có, hiện đã phát triển thêm một số ngành
nghề như: chế biến mủ cao su, cau khô, đá ốp lát, đá xây dựng, đan lát,
dệt Zèng…và đang khởi công xây dựng nhà máy xi măng Nam Đông,
đường La Sơn - Nam Đông, đường 74…nhằm khia thác tốt tiềm năng thế
mạnh của địa phương,
- Các ngành thương nghiệp, dịch vụ, du lịch có chuyển biến và
phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng hàng
năm đạt 22.
Về giáo dục: có những chuyển biến cả về quy mô, chất lượng dạy
và học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất huy động học sinh đến trường
mẫu giáo, tiểu học đạt trên 99%, trung học cơ sở đạt 97,5% và trung học
phổ thông đạt 92,6%.

Về y tế, dân số: Cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ được tăng cường
100% xã thị trấn có bác sĩ, bình quân đạt hơn 16 bác sĩ/1 vạn dân, bình
quân 3,7 giường bệnh/100 dân.
Lĩnh vực xã hội và đời sống nhân dân được quan tâm chỉ đạo, đến
nay 100% hộ gia đình chính sách có nhà ở kiên cố, tỉ lệ hộ nghèo năm
1993 là 32%(tiêu chí cũ) thì đến năm 2008 chỉ còn 11,43%.
b. An ninh - quốc phòng
An ninh quốc phòng trên địa bàn được giữ vững không có vấn đề trộm
cắp lớn xảy ra, các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng mang tính thuần túy.
- Giữ vững phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng xây dựng khối đại
đoàn kết của toàn dân. Chính quyền nhân dân từ huyện đến cơ sở ngày
càng đổi mới và nâng cao về trình độ, năng lực thực hiện tốt quy chế dân
chủ cơ sở, phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với chính quyền và
các cơ quan nhà nước; công tác cải cách hành chính bước đầu có chuyển
biến, đã giải quyết, kịp thời các giao dịch hành chính của tổ chức và công
nhân.
2.2 Thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc ở huyện
Nam Đông
2.2.1.Nhận thức của Đảng bộ, chính quyền huyện Nam Đông về
dân tộc và chính sách dân tộc
Từ khi tái lập huyện Nam Đông (tháng 10 năm 1990) đến nay, có
rất nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân
tộc như Nghị quyết số 24 - NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành
Trung ương khóa IX về công tác dân tộc, các chính sách của Nhà nước
như chương trình định canh định cư,135, 134, Quyết định số 32, 33,
167..., Tỉnh ủy đã có Nghị quyết số 07/NQ - TU ngày 23/11/2001 về
công tác chính sách đối với đồng bào dân tộc ở tỉnh Thừa Thiên Huế,
Huyện ủy đã đề ra chương trình hành động số 10; UBND huyện đã xây
dựng đề án xóa đói giảm nghèo, chương trình trọng điểm về nâng cao đời
sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; các ngành, các cấp ủy căn cứ chức

năng nhiện vụ xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết
SVTH: Dương Thị Bê


12

Khóa luận tốt nghiệp

thuộc lĩnh vực địa phương, ngành quản lý, từ đó huy động các nguồn lực
và giải pháp để thực hiên tốt mục tiêu, nhiệm vụ về công tác dân tộc và
chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Để phát huy nhanh hiệu quả các nguồn vốn trên địa bàn huyện đã
lồng ghép các chương trình dự án để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để
phát huy nhanh hiệu quả đầu tư. Bình quân hàng năm các ngồn vốn đầu
tư cho 01 xã là 3.578,0 triệu đồng. Từ việc lồng ghép các nguồn vốn đã
tạo điều kiện để phát triển kinh tế góp phần ổn định định cư, thúc đẩy sản
xuất phát triển, tạo thu nhập ổn định cho người dân góp phần đẩy nhanh
việc xóa đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn.
2.2.2 Ưu điểm đạt được.
Trong những năm qua phòng dân tộc huyện Nam Đông không
ngừng phấn đấu thực hiện tốt chính sách dân tộc, nhằm đưa huyện Nam
Đông phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Trong năm 2010 huyện đã đạt được rất nhiều những thành tựu trong
việc thực hiện chính sách dân tộc.
Chương trình 135:
Theo Thông báo vốn số 07/TB-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2009
của Uỷ ban nhân dân huyện:
Tổng số vốn đầu tư năm 2009 là: 2.056 triệu đồng
Theo thông báo vốn số 07/TB - UBND ngày 19 tháng 01 năm
2009 của Uỷ ban Nhân dân huyện về việc phân bố kinh phí chương trình

mục tiêu Quốc gia, chương trình 135 tổng vốn là 405.000.000 đồng
Hợp phần hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân
dân và trợ giúp pháp luật:
Căn cứ theo quyết định số 117/QĐ - UBND ngày 25 tháng 02 năm
2009 của Ủy ban nhân dân huyện, về việc hỗ trợ kinh phí học sinh con
hộ nghèo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn năm học 2008 - 2009 theo
Quyết định 112/2007/QĐ - TTg.
- Số học sinh con nhà nghèo được hỗ trợ 276 em học sinh Mầm
non với tổng số tiền 173. 880.000 đồng đã hỗ trợ và cấp phát tiền về các
trường Mầm non.
Chính sách trợ cước trợ giá:
Đã thực hiện tốt các chính sách trợ cước trợ giá các mặt hàng phân
bón, muối iốt, dầu hỏa, sắn củ tươi với với khối lượng 610 tấn, tổng mức
trợ giá trợ cước 138.745.000 đồng.
UBND huyện Nam Đông đã tổ chức triển khai thực hiện dự án
định canh, định cư tập trung và xen ghép trên địa bàn với tổng kinh phí
13,345 triệu đồng. Năm 2008 đã tiếp nhận nguồn vốn 500 triệu đồng bố
trí đầu tư hổ trợ định canh, định cư cho 33 hộ ở điểm tập trung Tà Rị xã
Hương Hữu, bình quân mỗi hộ 15 triệu đồng, 33 hộ vùng Tà Rị cơ bản
đã ổn định, định canh, định cư.
Thực hiện Quyết định số 384/QĐ - STC ngày 24 tháng 02 năm
SVTH: Dương Thị Bê


13

Khóa luận tốt nghiệp

2009 của Sở tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phân bố vốn thực
hiện chương trình Định canh, định cư tập trung Ta Rinh xã Thượng Nhật

năm 2009.
Phòng Lao động thương binh - Xã hội huyện là cơ quan được Ủy
ban nhân dân huyện giao thực hiện chương trình định canh định cư, triển
khai họp thôn bình xét các hộ ưu tiên được đến định canh định cư đợt I là
30 hộ/ 47 hộ theo dự án đã phê duyệt, hiện nay chưa có thông báo vốn về
hỗ trợ nhà ở: Cơ sở hạ tầng đã có thông báo vốn đang triển khai thi công
đường giao thông, khối lượng công trình đạt 70%, tổng giá trị dự toán
phê duyệt là 1.001.000 đồng, trong đó xây lắp 454.507.000 đồng, khối
lượng công tình đạt 60%.
Thực hiện Quyết định 32 của Thủ tướng năm 2007 - 2008 có 200
hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn với
kinh phí 1 tỉ đồng; trong đó: 50 hộ đầu tư vào phát triển sản xuất trồng
rừng, 150 hộ đầu tư vào chăn nuôi bò sinh sản.
Tình hình triển khai thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ - TTg về
chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
Đối với địa bàn huyện Nam Đông từ năm 2005 - 2009 đã xóa và
sửa chữa được 975 nhà tạm. Tổng kinh phí 11.383,0 triệu đồng (trong đó
vốn nhà nước đầu tư hỗ trợ 7.555,5 triệu đồng; nhân dân tự đóng góp
3.827,5 triệu đồng ).
Hỗ trợ phát triển sản xuất: Hỗ trợ lập vườn cho 1.110 hộ bao gồm
các loại: Cam, chanh, chuối, cau.
Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật: Tổ chức mở hơn 100 lớp
tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chi tiêu kinh tế hộ gia đình cho
hơn 2100 lược người tham gia, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản
xuất và cách thức làm ăn theo phương thức “bắt tay chỉ việc” và phương
châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”.
Hỗ trợ về y tế, văn hóa giáo dục: cấp phát 42.305 thẻ bảo hiểm y tế
miễn phí cho các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và nhân dân
các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ kinh phí
hàng tháng cho 525 em học sinh các xã, thôn đặc biệt khó khăn; xây

dựng 6 trạm truyền thanh không dây phục vụ công tác thông tin tuyên
truyền tại 6 xã định canh định cư.
Về giải quyết vốn vay phát triển sản xuất, giải quyết việc làm với
tổng kinh phí hơn 14 tỷ đồng cho các đối tượng hộ gia đình đồng bào dân
tộc thiểu số.
Đạt được những thành tựu trên là nhờ có được sự quan tâm đầu tư,
hỗ trợ của Đảng, Nhà nước của các tổ chức trong và ngoài nước và đặc
biệt là có sự đồng lòng, đồng sức, sự đoàn kết nhất trí cao của toàn thể
cán bộ và nhân dân huyện Nam Đông trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
miền núi, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Với những kết quả đạt được
SVTH: Dương Thị Bê


14

Khóa luận tốt nghiệp

sau 15 năm phấn đấu kể từ khi tái lập huyện, năm 2005, Đảng bộ và nhân
dân huyện được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh
hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
* Những hạn chế:
Tuy vậy trong quá trình thực hiện cũng có những hạn chế cần khắc
phục như sau:
Lực lượng cán bộ làm công tác dân tộc ở huyện và xã năng lực còn
yếu chưa chịu học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, một số
cán bộ tuổi cao, sức yếu chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay
Một số chính sách của Đảng và Nhà nước không đến được với
người dân, người dân không được tham mưu bàn bạc biểu quyết như: xét

tuyển cán bộ được hưởng chế độ dự án, một số đơn vị xã có Bí thư và
thôn trưởng ngồi xét chứ chưa đưa ra hội nghị của thôn. Đối với xã thì
thiếu kiểm tra thực tế vì vậy một số chủ trương xét đề nghị không chính
xác.
Nhìn chung kinh tế đồng bào các dân tộc còn chậm phát triển,
nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh
tác còn lạc.
Chất lượng hiệu quả giáo dục chưa đồng điều. Các công tác chăm
sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế. Một số bản sắc văn hóa bị mai một do
ảnh hưởng của cơ chế thị trường.
Hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số một số
nơi còn yếu, năng lực cán bộ và chế độ đãi ngộ hạn chế
* Nguyên nhân của hạn chế:
- Nguyên nhân khách quan:
Là một huyện miền núi có nhiều khó khăn, hệ thống tổ chức bộ
máy cơ quan làm công tác dân tộc ở xã chưa rõ ràng và đang còn kiêm
nhiệm.
Địa bàn trong huyện không lớn nhưng địa hình khó khăn, chia cắt
phức tạp thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
Đồng bào các dân tộc ở vùng cao sống phân tán, ít có cơ hội tiếp xúc với
các dịch vụ, phúc lợi xã hội và nền kinh tế thị trường.
Xuất phát điểm kinh tế - xã hội vùng dân tộc thấp, mang nặng tính
tự cấp, tự túc, phương thức sản xuất, tập quán canh tác còn lạc hậu;
nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế vùng dân tộc tuy có tăng song
so với yêu cầu vẫn còn hạn chế, dàn trãi nhiều nội dung.
Hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc ở cấp huyện chưa
ổn định làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện các chương
trình dự án, chính sách trên địa bàn.
- Nguyên nhân chủ quan:
Nhận thức của một số xã, ngành và một số cán bộ, đảng viên về

vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, công tác dân tộc chưa sâu sắc, chưa
SVTH: Dương Thị Bê


15

Khóa luận tốt nghiệp

toàn diện
Bộ máy Đảng và chính quyền có nơi, có lúc còn quan liêu, xa dân,
thực tế chưa nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của đồng bào
Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước, trong đó có chính sách dân tộc ở một số vùng còn nhiều yếu
kém, khuyết điểm. Nhìn chung công tác quản lí ở nhiều thôn, xã, vùng
dân tộc còn yếu về năng lực tổ chức lãnh đạo, lãnh đạo thực hện. Công
tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc thiểu số chưa được
quan tâm đúng mức.
2.3. Phương hướng, giải pháp và kiến nghị
2.3.1 Phương hướng
Thực hiện tốt Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định số 72
của Chính Phủ, Nghị quyết số 24 NQ - TW về công tác dân tộc, phát
triển toàn diện về kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện.
Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn.
Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, nâng cao
mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số cả về kinh tế, chính trị, xã hội,
quốc phòng an ninh, thể hiện tính nhân văn, nét đẹp văn hóa truyền thống
dân tộc ta.
Nâng cao hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh truyền
hình, tăng cường các hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền hướng về
cơ sở.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục
theo hướng hiện đại hóa, đổi mới chương trình và nâng cao chất lượng
giáo dục, đa dạng hóa phát triển nhanh các loại hình đào tạo.
Tăng cường tuyên truyền giáo dục năng cao ý thức cho mọi người
về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi
trường và tài nguyên rừng vùng đồng bào các dân tộc và miền núi
Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các xã
có nhiều dân tộc thiểu số.
2.3.2 Giải pháp
Nam Đông là một huyện miền núi có nhiều đồng bào các dân tộc
sinh sống, đa số đời sống đồng bào còn khó khăn, cơ sở vật chất còn
thiếu thốn. Vì vậy việc thực hiện tốt chính sách dân tộc là rất cần thiết
đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp vừa mang tính đột phá vừa
mang tính lâu dài nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh,
quốc phòng trên địa bàn huyện đặc biệt là vùng đồng bào các dân tộc,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Một là: Chủ động khai thác các thế mạnh của từng địa phương để
phát triển kinh tế xã hội, giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn ổn định
cuộc sống để từng bước vươn lên. Thực hiện giải pháp này cần chú trọng
các điểm cụ thể sau:
- Trong huyện có nhiều khu du lịch sinh thái, khu du lịch cộng
SVTH: Dương Thị Bê


16

Khóa luận tốt nghiệp

đồng cần phát huy tốt hơn nữa các thế mạnh của vùng để đẩy mạnh phát
triển kinh tế.

- Giải quyết đất sản xuất, nên giao cho các địa phương chủ động
theo hướng tổng hợp, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm
nghệp nông thôn vùng dân tộc thiểu số.
- Làm tốt công tác định canh, định cư phân bố lại dân cư hợp lý,
đặc biệt là ở vùng xa xôi hẻo lánh, để đồng bào ổn định sản xuất và đời
sống.
- Đối với thủy lợi cần coi trọng đảm bảo cả nước tưới lúa xuân, lúa
mùa các công trình phòng chống lũ lụt, nhất là lũ quét.
Hai là, có chính sách ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo
coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức cho các dân tộc thiểu số. Đây
là giải pháp có tính đột phá.
- Tăng cường kinh phí hàng năm để tào tạo cán bộ, công chức là
người dân tộc, hỗ trợ thêm trong việc cử tuyển trong việc cử tuyển đi đào
tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ.
- Ưu tiên bố trí và sử dụng hết học sinh, sinh viên người dân tộc
sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp về công tác lâu dài ở địa phương.
- Xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng
đối với các bộ, công chức người dân tộc để học tích cực học tập, nâng cao
trình độ. Đồng thời có chính sách thu hút cán bộ công chức có trình độ,
có năng lực hoạt động thực tiễn.
- Củng cố nâng cấp các trường dân tộc nội trú, các trung tâm giáo
dục thường xuyên để làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ người
dân tộc, nhất là cán bộ cấp xã.
Ba là: Tăng cường chăm sóc sức khỏe bảo vệ sức khỏe nhân dân
các dân tộc.
- Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong quần
chunga nhân dân, đẩy mạnh công tác phòng chúng các loại bệnh tật. Các
tổ chức, cán bộ, Đảng viên cần đi đầu trong công tác này.
- Phải chú trọng thực hiện công tác y tế dư phòng, đồng thời cần

xây dựng và hiện đại hóa trạm y tế xã có điều kiện và khả năng chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho bà con.
- Đẩy mạnh, tăng cương hơn nữa lực lượng y tế thôn bản để tiếp
cận đến đồng bào ở những vùng xa trung tâm.
Bốn là, tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
và chính quyền địa phương, thực hiện đồng bộ có hiệu quả các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc. Muốn vậy
phải tập trung vào những điểm sau:
Năm là, tăng cường cũng cố an ninh - quốc phòng, ổn định an ninh
trật tự an toàn xã hội, nhất là những nơi tiềm ẩn nhữnh yếu tố gây mất ổn
định.
SVTH: Dương Thị Bê


17

Khóa luận tốt nghiệp

Để thực hiện tốt chính sách dân tộc trên địa bàn huyện đảm bảo
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thì có rất
nhiều các biện pháp khác nhau, trên đây là những biện pháp cơ bản nhất
có được dựa trên thực trạng việc thực chính sách dân tộc của huyện.
Cũng cần nói rằng các giải pháp trên có quan hệ hữu cơ với nhau,
từng giải pháp điều có tác dụng của nó và có sự tương tác với các giải
pháp khác cấu thành một chỉnh thể toàn vẹn, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau
và phát huy tác dụng cao khi từng giải pháp vân dụng đúng thời điển và
đúng cách.
2.3.3.Kiến nghị
Một là: Cần quan tâm hơn nữa với chính sách đãi ngộ với cán bộ
quản lý cấp cơ sở, đặc biệt là cán bộ thôn, bản các vùng dân tộc thiểu số.

Hai là: Có chính sách ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục đào tạo,
tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng sử dụng đội ngũ tri thức là cán bộ
con em người dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo.
Ba là: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực
hiện các chương trình dự án quốc gia, có chính sách đầu tư vùng đồng
bào các dân tộc đặc biệt khó khăn phải nhanh và đồng bộ tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế xã hội ngày càng tốt hơn.
Bốn là: Ổn định bộ máy là công tác dân tộc từ cấp trên đến cơ sở
đảm bảo đủ cán bộ. Tránh tình trạng một người kiêm nhiệm nhiều công
việc…
Năm là: Đánh giá thực trạng đời sống của đồng bào các dân tộc
trên địa bàn huyện đưa ra những biện pháp chiến lược tổng thể phù hợp
điều kiện cụ thể phát triển kinh tế cho đồng bào.
Sáu là: Tiếp tục xây dụng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
Bảy là: Quy hoạch và bố trí dân cư, định canh, định cư, xóa đói
giảm nghèo. Phát triển các ngành kinh tế thế mạnh của huyện: Lâm
nghiệp, nông nghiệp… Đảm bảo tốt cho đồng bào các dân tộc.
Tám là: Có chính sách quan tâm đặc biệt đối với các xã vùng cao,
vùng sâu…Từng bước ngăn chặn tình trạng suy giảm dân số, suy giảm
đồi sống của một số dân tộc thiểu số.

SVTH: Dương Thị Bê


18

Khóa luận tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác – Ăngghen về vấn đề dân tộc,
dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế
giới và Cách mạng Nga, phân tích hai xu hướng khách quan của phong
trào dân tộc, V. I. Lênin đã khái quát thành “Cương lĩnh dân tộc” của chủ
nghĩa Mác – Lênin với ba nội dung chính: Thứ nhất, các dân tộc hoàn
toàn bình đẳng. Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết. Thứ ba, liên
hiệp các công dân tất cả các nước lại. Có thể nói rằng, “Cương lĩnh dân
tộc” của chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luận của đường lối, chính
sách dân tộc của Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Cương lĩnh dân tộc đó đã được Hồ Chí Minh học tập và vận dụng
một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi trọng vấn đề
dân tộc và gắn chặt với vấn đề giai cấp, vấn đề giải phóng xã hội, đồng
thời Đảng đã khẳng định rằng đất nước ta là một khối thống nhất không
thể chia cắt được, nhân dân ta sinh ra dù từ các dân tộc khác nhau nhưng
đều là anh em một nhà, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết dành và
giữ vững độc lập tự do, thống nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội .
Chính sách dân tộc của Đảng ta đã đến từng địa phương cụ thể,
như huyện Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế
nơi có nhiều dân tộc sinh sống các dân tộc ở đây luôn có được sự quan
tâm của chính quyền địa phương cuộc sống ngày càng ổn định và phát
triển như nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, huyện Nam Đông vẫn còn nhiều khó khăn như: khu
vực đồng bào dân tộc miền núi tỉ lệ hộ nghèo cận nghèo cao thoát nghèo
chưa bền vững. Hạ tầng cơ sở chưa phát triển, chưa khai thác hết thế
mạnh của vùng để phát triển kinh tế, hệ thống dịch vụ chưa phong phú,
các thiết bị văn hóa thể thao, y tế, giáo dục còn thiếu và nghèo. Trình độ
dân trí các dân tộc còn thấp, đời sống nhân dân còn khó khăn.
Nhận thức rõ một cách sâu sắc vai trò của công tác dân tộc và thực

trạng đồng bào các dân tộc trong huyện Đảng bộ và nhân dân huyện Nam
Đông đã thực hiện chính sách dân tộc có sáng tạo khoa học phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh của huyện xứng đáng với yêu cầu và nhiệm vụ
của tỉnh vạch ra.
Với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân huyện Nam
Đông đặc biệt là phòng dân tộc huyện, chúng ta có thể tin tưởng rằng
chính sách dân tộc ngày càng đi sâu vào đời sống nhân dân. Nâng cao
chất lượng cuộc sống, đồng bào các dân tộc phấn khởi tin tưởng vào chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

SVTH: Dương Thị Bê



×