Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích chi tiết tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.91 KB, 13 trang )

HAI ĐỨA TRẺ
(Thạch Lam)
A. KHÁI QUÁT
1. Tác giả
- Thạch Lam là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kỳ 30 - 45.
Là một nhà văn lãng mạn nhưng tác phẩm của ông lại giàu hiện thực, thấm
đượm lòng nhân ái và xót thương những con người bất hạnh. Mỗi tác phẩm
của ông như một bài thơ trữ tình đượm buồn, trong đó chủ yếu miêu tả
những trạng thái tâm lí con người và thể hiện cảm quan hiện thực sâu sắc.
- “Xúc cảm của Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở từ những chân cảm
đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo… Thạch Lam là nhà văn quý
mến cuộc sống, luôn trân trọng sự sống của mọi người xung quanh” –
Nguyễn Tuân.
2. Tác phẩm
“Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam, in trong tập “Nắng
trong vườn” (1938). Truyện ngắn đã thể hiện niềm xót thương chân thành, thấm
thía của nhà văn với những con người sống quẩn quanh trong phố huyện đen tối,
cũng đồng thời trân trọng, nâng niu những mong ước khiêm nhường, nhỏ nhoi tuy
còn mong manh của họ.
B. TÌM HIỂU TÁC PHẨM
ĐỀ 1: PHÂN TÍCH BỨC TRANH THIÊN NHIÊN VÀ CUỘC SỐNG CON
NGƯỜI NƠI PHỐ HUYỆN NGHÈO ĐỂ LÀM RÕ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO
TRONG TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM.
Tư tưởng nhân đạo:
- Sự thấu hiểu, xót thương cho số phận bất hạnh của con người.
1


- Lên án, căm giận những thế lực độc ác đày đọa cuộc sống con người.
- Thể hiện sự trân trọng, ngợi ca, yêu mến những phẩm chất tốt đẹp của con
người.


- Thể hiện niềm tin tốt đẹp vào con người:
+ Vào bản chất tốt đẹp của con người không thể bị huỷ hoại.
+ Tin vào tương lai tươi sáng của con người.
 MB:
- Tác giả (A.1)
- Tác phẩm: “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam, in
trong tập “Nắng trong vườn” (1938). Thông qua việc miêu tả một cách đầy
ám ảnh bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện, tác
phẩm đã thể hiện rõ giá trị nhân đạo sâu sắc.
TB:
1. Bức tranh thiên nhiên:
Trong truyện ngắn: “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã miêu tả bức tranh thiên
nhiên với những nét đặc trưng nhất của một không gian phố huyện, vừa làm nền
cho hoạt động của con người, vừa gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật, cũng đồng
thời tạo ra chất trữ tình đặc biệt cho truyện ngắn. Đó là bức tranh thiên nhiên êm ả,
đượm buồn của phố huyện nghèo trong giờ khắc ngày tàn.
ÂM THANH:
- Tiếng trống  không gian  thời gian
- Tĩnh: hoàng hôn  buồn
- Tiếng trống: ngưng đọng của thời gian
- Tiếng trống vang ra để gọi buổi chiều  nhân hóa  âm thanh không vô tri
2


CẢNH NGÀY TÀN: trước hết gợi ra qua âm thanh của tiếng trống thu không. Trong
cảm nhận của Liên, những âm thanh ấy vang ra “từng tiếng một” – cảm giác cho
thấy không gian xung quanh Liên rất yên ả, tĩnh lặng, và trong một sắc thái nào đó,
nó gợi liên tưởng đến sự ngưng đọng, buồn tẻ của thời gian. Tiếng trống ấy với
Liên không đơn thuần là tín hiệu vô tri, hờ hững của thời gian, nó là những âm
thanh vang ra để gọi buổi chiều – động từ “gọi” khiến tiếng trống lúc hoàng hôn

như có linh hồn, tâm trạng – một linh hồn ảm đạm, một tâm trạng buồn bã, một nỗi
buồn của âm thanh gọi nỗi buồn trong cảnh vật; một sự giao cảm tha thiết, u hoài.
“CHIỀU, CHIỀU RỒI, MỘT CHIỀU ÊM Ả NHƯ RU”  một tiếng kêu khẽ
khàng nói về sự thay đổi của thời gian:
- Tiếng muỗi vo ve  Yên lặng
- Tiếng ếch nhái  hiu quạnh
- Tiếng hoa bàng rụng  buồn, thi vị, khe khẽ
- Câu văn: “Chiều, chiều rồi…” tựa như một câu thơ trong bài thơ trữ tình
đượm buồn; nó là tiếng kêu khẽ khàng, tiếng thở dài âm thầm của nhà văn,
của nhân vật để bộc lộ nỗi buồn dịu dàng trong “một chiều êm ả như ru…”.
Trong không gian yên ả của chiều quê, chỉ có tiếng “ếch nhái văng vẳng”
gợi sự buồn tẻ, hiu quạnh của xóm làng, “tiếng muỗi vo ve” làm rõ hơn sự
tĩnh lặng; “tiếng hoa bàng rụng khe khẽ từng loạt” vừa êm đềm, thi vị, vừa
man mác, u buồn.
- Thiên nhiên còn được hiện ra trong những hình ảnh và màu sắc đầy ấn
tượng:
+ Đầu tiên là hoàng hôn với hình ảnh mặt trời “đỏ rực như lửa cháy” ,
những đám mây hồng được so sánh với “hòn than sắp tàn” – đó là những
gam màu chói gắt và ấm nóng, nhưng vẫn không xua được cảm giác về sự
lụi tàn, bao trùm lên không gian chiều quê.
3


+ Sau cảnh hoàng hôn là những hình ảnh đầy ấn tượng của bóng tối. Bắt đầu
là một nét vẽ ngược sáng của hoàng hôn với bóng tối đen sẫm của dãy tre
làng in trên nền trời rồi sau đó bóng tối mênh mông, thăm thẳm dày đặc, con
đường qua sông, con đường qua chợ vào làng, các ngõ làng và toàn thể
không gian phố huyện. Bóng tối không chỉ phủ lên cảnh vật, bóng tối còn
“ngập đầy dần” trong mắt Liên, thấm vào tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm của
em: “nỗi buồn man mác trước cái thời khắc của ngày tàn”. Đó là nỗi buồn

dường như vô cớ, ngay Liên cũng không hiểu vì sao mình lại buồn, có lẽ đó
là nỗi u hoài thường có của con người khi chứng kiến sự trôi chảy, tàn lụi
của thời gian. Tuy nhiên để những đứa trẻ ngây thơ phải buồn bã ngắm
hoàng hôn, Thạch Lam đã gieo vào lòng người đọc một nỗi xót xa, thương
cảm đầu tiên cho sự đáng buồn của cuộc đời. Cũng có thể thấy trong tâm
hồn Liên bóng tối ở phố huyện không hề xa lạ mà gần gũi, quen thuộc, đầy
thi vị. Nhà văn miêu tả Liên ngồi trong “một đêm mùa hạ êm như nhung,
đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê và ngoài kia, đồng
ruộng vẫn mênh mang và yên lặng…” – những câu văn không chỉ thể hiện
chất thơ của cuộc sống mà còn cho thấy sự tinh tế của tâm hồn con người.
- Thiên nhiên phố huyện còn được miêu tả thật gợi cảm với ngàn sao lấp lánh
trên bầu trời đêm thăm thẳm, với những vệt sáng nhấp nháy của đom đóm
chập chờn lẫn khuất trong những cành cây
 Thiên nhiên phố huyện đã được miêu tả với sự hòa hợp giữa hình ảnh, màu sắc,
âm thanh, ánh sáng và cả bóng tối trong những câu văn êm ả như thơ. Đặt trong
ánh mắt quan sát tinh tế và sự cảm nhận mơ mộng của Liên, bức tranh thiên nhiên
nơi phố huyện nghèo êm đềm, thân thuộc, vừa man mác, u buồn thấm đượm cảm
giác êm đềm, thân thương của con người với cảnh sắc quê hương
2. Bức tranh cuộc sống con người

4


a) Bức tranh cuộc sống con người phố huyện trước hết được gợi ra trong cảnh chợ
tàn. Phố huyện vốn đã nghèo, chợ huyện cũng nghèo, khi chợ chiều đã vắng (người
về hết và tiếng ồn ào cũng mất), chỉ còn lại những lều quán trơ chọi, rác rưởi ngổn
ngang, sự nghèo nàn tàn tạ càng hiện rõ. Không còn sự đông đúc để nhìn, không
còn sự ồn ào để nghe, hai đứa trẻ cảm nhận sự tĩnh lặng tàn tạ của cảnh chợ chiều
qua khứu giác: “Mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi của cát
bụi quen thuộc quá, khiến 2 chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê

hương này…”. Đó là một sự cảm nhận tinh tế của những con người có niềm yêu
gắn bó, thân thiết với quê hương.
b) Những kiếp đời tàn
- Cảnh tàn tạ cuối ngày đã khiến Liên buồn man mác, những kiếp đời mòn mỏi nơi
phố huyện nghèo càng khiến trái tim nhân hậu, nhẹ nhàng của em tràn ngập niềm
thương xót.
- Nhìn những “đứa trẻ con nhà nghèo… cúi lom khom nhặt rác, tìm tòi những thứ
còn dùng được trong chỗ rác rưởi ở chợ; Liên động lòng thương”, dù chính em
cũng không có tiền để giúp lũ trẻ (Bản thân việc duy trì sự sống bằng những phế
thải của sự sống đã cho thấy cái tàn tạ, buồn thảm của cuộc sống lênh đênh).
CHỊ TÝ:
Tiêu biểu cho những kiếp đời tàn là hình ảnh mẹ con chị Tý. Ban ngày chị mò cua
bắt tép, một công việc chất chưởng cầu may, tối về mới dọn hàng nước. Khách
hàng của chị chỉ loanh quanh vài anh phu xe, phu gạo, mua nhiều lắm cũng chỉ bát
nước chè tươi hay điếu thuốc lào. Tiền kiếm được chẳng là bao mà hôm nào chị
cũng dọn hàng. Tuy nhiên, dáng điệu uể oải, thái độ chán chường và nhất là thái độ
đầy ngán ngẩm: “Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì”  Cho thấy chị Tý
dọn hàng không vì sinh kế, không vì niềm vui, chỉ làm như một thói quen tẻ nhạt,
nhàm chán, một sự lặp lại đơn điệu, mòn mỏi mỗi ngày mà chính chị cũng chẳng
thiết nghĩ đến việc thoát ra, thay đổi, Hình ảnh chiếc đèn con của chị trở đi trở lại
5


trong truyện như một biểu tượng đầy ám ảnh về những kiếp sống leo lét trong bóng
tối của xã hội cũ. Ngọn đèn con không làm cuộc đời họ sáng thêm nhưng lại đủ sức
soi dõi sự nghèo khổ, hiu hắt của họ.
BÀ CỤ THI:
Ấn tượng nhất cho những kiếp đời tàn là hình ảnh bà cụ Thi hơi điên với tiếng cười
“khanh khách”, với dáng người “lảo đảo” khuất dần trong bóng tối. Cảnh 2 chị
em Liên và An “đứng sững nhìn theo cụ” không chỉ thể hiện cảm giác sợ hãi mà

còn thể hiện nỗi xót thương, ái ngại cho một kiếp sống vô cảm, vô thức. Cuộc đời
cụ cũng là một bóng tối triền miên, góp phần làm dày thêm bóng tối của phố
huyện.
BÁC PHỞ SIÊU – GIA ĐÌNH BÁC XẨM:
Góp thêm cho sự tàn tạ của những cư dân phố huyện là hình ảnh bác phở Siêu với
những món quà xa xỉ, là gia đình bác Xẩm trên manh chiếu rách với “mấy tiếng
đàn bầu bật bật trong yên lặng”, không có người nghe, là thằng con lê la nghịch
nhặt rác bẩn vùi trong cát bên đường.
HAI ĐỬA TRẺ:
- Bản thân 2 chị em Liên và An cũng sống trong một kiếp đời tàn. Cuộc sống
với những gì có thể coi là tốt đẹp đã lùi vào dĩ vãng trong kí ức xa xăm, mơ
hồ của hai đứa trẻ về Hà Nội “một vùng sáng rực và lấp lánh” và “những
cốc nước lạnh xanh đỏ”. Bây giờ bố mất việc, mẹ quần quật suốt ngày với
gánh hàng xáo, 2 chị em trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Sự nghèo nàn,
tàn tạ trong cuộc sống của hai đứa trẻ hiện ra trong hình ảnh: “chiếc chõng
nan sắp gãy kêu cót két”, “tấm phên nứa dán giấy nhật trình cũ nát”, “2
bánh rưỡi xà phòng bán được trong ngày chợ phiên”.
- Ở cuối truyện, khi đoàn tàu đã đi qua, khi không còn gì để chờ đợi, hai đứa
trẻ thiếp đi trong giấc ngủ “tịch mịch và đầy bóng tối”. Chi tiết này cho thấy

6


cuộc sống ban ngày của hai đứa trẻ buồn chán đến mức ngay cả trong giấc
mơ cũng chỉ là một cõi tăm tối hư vô.
- Như vậy ngày này qua ngày khác, “Từng ấy con người trong bóng tối mong
đợi cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống nghèo khổ của họ”. Tất cả cư dân
phố huyện sống âm thầm, mệt mỏi trong bóng tối xơ xác, heo hắt trong
nghèo khổ, buồn chán trong sự ngưng trệ, quẩn quanh. Họ vẫn cứ mơ hồ chờ
đợi “một cái gì” tốt đẹp hơn dù sự chờ đợi ấy thật xa xôi, vô vọng. Có thể

nhận ra sự chờ đợi ấy trong lời nhắc chậm rãi về những người khách hàng
chưa ra, trong cách nói chuyện buồn bã của bác xẩm hay cái nghển cổ trông
ngóng của bác Siêu ngóng đợi tàu về, đặc biệt là trong tâm trạng ngắc ngoải
của hai đứa trẻ khi hàng đêm ngồi chờ đoàn tàu từ Hà Nội qua ga xép nhỏ.
Hi vọng vào sự thay đổi của một cuộc đời dù monh manh, mơ hồ, Thạch
Lam vẫn cho thấy những con người ở đây không muốn bị nhấn chìm lấp vào
bóng tối, trở thành vô nghĩa bởi sự quẩn quanh, mòn mỏi.
 KL:
- Truyện ngắn đã thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, từ
văn phong đặc biệt giàu chất trữ tình, kiểu truyện không có cốt truyện, cả tác phẩm
là thành quả của những trạng thái tâm lý man mác. Tác phẩm cũng thể hiện sự tài
hoa của Thạch Lam: dùng những nguồn sáng nhỏ nhoi để chỉ ra khoảng tối mênh
mông, dùng những mẩu đối thoại vu vơ để gợi ra sự vô nghĩa chán chường, tập
hợp những chi tiết để miêu tả: ngày tàn, chợ tàn, đời tàn. Miêu tả sâu sắc những
trạng thái tâm hồn tạo nên sự tương hợp giữa con người và thiên nhiên  tác phẩm
quả là có chất thơ đặc sắc.
- Truyện ngắn đã khắc họa chân thực, sâu sắc và cảm động bức tranh thiên
nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo. Đặc điểm chung về những cư
dân phố huyện là sự xơ xác, mệt mỏi về cuộc sống rủi may cùng những mong đợi
7


về một tương lai xa xôi, mờ nhạt. Miêu tả sự tăm tối, nhà văn đã thể hiện niềm cảm
thông sâu sắc với những kiếp người ; đồng thời nâng niu, trân trọng, trìu mến
những mong manh hi vọng của họ về sự đổi mới.
 Biểu hiện giản dị, chân thực nhất của giá trị nhân đạo mà nhà văn đã đem đến
cho tác phẩm của mình.
ĐỀ 2: PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG CỦA LIÊN VÀ AN TRONG CẢNH ĐỢI
TÀU ĐỂ LÀM RÕ TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO THẠCH LAM GỬI GẮM
TRONG TRUYỆN.

 MB:
- Tác giả
- “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam in trong tập “Nắng
trong vườn” (1938). Thông qua việc miêu tả chân thực và cảm động hình
ảnh của Liên và An hàng đêm ngồi chờ tàu từ Hà Nội đến căn xép nhỏ,
Thạch Lam đã đưa đến cho tác phẩm giá trị nhân đạo sâu sắc.
 TB:
1. Đêm nào Liên và An cũng cố thức chờ tàu từ Hà Nội đi qua ga xép nhỏ của phố
huyện. Dù mẹ có dặn phải cố thức để đợi những người khách cuối cùng của đêm
khuya, nhưng trong thực tế, cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu ngay trong ngày chợ phiên
đã chỉ bán được 2 bánh xà phòng rưỡi nên ban đêm cũng không bán gì được thêm
nữa. Với lại có thì họ cũng chỉ mua bao diêm, điếu thuốc.
 Việc chờ tàu hàng đêm của Liên không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu của đời
sống vật chất.
2. Việc chờ tàu của Liên và An hầu như chỉ xuất phát từ nhu cầu của đời sống tinh
thần.

8


Hàng ngày, hai đứa trẻ phải sống trong một thế giới tăm tối, buồn tẻ, nghèo khổ
của phố huyện.
- Thế giới xung quanh các em ngập tràn bóng tối: “Thứ bóng tối nhẫn nại,
uất ức đời thôn quê” (Thế Lữ). Từ cảnh hoàng hôn buồn bã phút ngày tàn cho tới
bóng tối mênh mông sâu thẳm của thôn quê. Bóng tối xung quanh các em hiện rõ
khi được soi bằng những nguồn sáng le lói trong lòng nó – từ những khe ánh sáng
lóe ra, từ những cửa hàng còn thức  ngọn đèn của Liên thưa thớt từng hột sáng
lọt qua phên nứa, từ những
chấm lửa từ cái bếp của bác phở Siêu.
- Ngọn đèn leo lét của chị Tí mà ánh sáng chỉ được chiếu trong một vùng đất

nhỏ.
- Bóng tối thì dày đặc, thăm thẳm, mênh mông còn ánh sáng thì nhỏ nhoi,
yếu ớt với những khe, hột, chấm… Tòan bộ hoạt động của phố huyện lúc đêm về
là những bóng người lầm lụi, mòn mỏi, tập trung quanh ngọn đèn của chị Tí.
Những ngọn đèn gợi nỗi ám ảnh về những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện về
đêm.
- Không chỉ tăm tối, thế giới vây bọc xung quanh hai đứa trẻ còn buồn tẻ,
quẩn quanh, nghèo khổ với cảnh chợ tàn và những kiếp đời tàn. Sự nghèo khổ của
phố huyện hiện rõ khi chợ chiều đã vãn, chỉ còn lại những lều quán trơ trọi, rác
rưởi ngổn ngang nơi mặt đất và những đứa trẻ con đi nhặt rác, tìm tòi những thứ
còn dùng được trong những rác rưởi phế thải. Sự nghèo khổ còn hiện ra trong
những nét mặt cũ kĩ, những lời nói vẩn vơ, điệu bộ chán chường, mảnh đời lay
lắt… Người này trông chờ vào người kia trong một vòng tròn quẩn quanh, vô
vọng, trong một nhịp sống buồn tẻ, tàn tạ, như trong 2 câu thơ của Huy Cận:
“Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng từng ấy mặt người”.

9


Ngày nào hai đứa trẻ cũng chứng kiến từng ấy cảnh, từng ấy gương mặt, nghe từng
ấy tiếng nói, nhìn từng ấy hành động: Từ cảnh chị Tý dọn hàng nước với thái độ uể
oải, chán chường đến tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi điên, từ bác phở Siêu
với món quà xa xỉ thường là ế ẩm cho đến gia đình bác xẩm trên manh chiếu rách
với “mấy tiếng đàn bầu bật bật trong yên lặng” không có người nghe, với hình ảnh
thằng con lê la: “nghịch nhặt rác bẩn vùi trong cát ven đường”.
- Bản thân chị em Liên và An cũng đang sống trong cảnh tàn tạ, buồn tẻ với
cái cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu mà ngay trong ngày chợ phiên cũng chẳng ăn
thua gì, với cái chõng nan sắp gãy kêu cót két và tấm phên nứa dán giấy nhật
trình cũ nát… Cuộc sống với tất cả những gì có thể coi là tốt đẹp đã lùi vào

dĩ vãng, khi gia đình Liên còn ở Hà Nội, kỉ niệm chỉ còn là “một vùng sáng
rực lấp lánh” với “những cốc nước lạnh xanh đỏ” mơ hồ, xa xăm đầy tiếc
nuối trong lòng hai đứa trẻ.
- Trong truyện ngắn, Thạch Lam luôn để 2 nhân vật nhỏ bé của mình xuất
hiện trong cảnh yên lặng, tịch mịch: Khi chiều xuống, Liên “ngồi yên lặng”
nhìn hoàng hôn, rồi cả hai chị em “gượng nhẹ ngồi yên, nhìn ra phố”, đến
khi đêm về, chúng lại “ngồi yên trên chõng”… Có cảm giác như hai đứa trẻ
hòa quyện vào cái yên lặng của phố huyện, thậm chí chúng phải gượng nhẹ
như sợ làm xao động cái tĩnh lặng sâu thẳm ấy. Để hai đứa trẻ ngây thơ yên
lặng ngồi nhìn sự lặng yên vây bọc xung quanh, dường như Thạch Lam
muốn bộc lộ sự cảm thông sâu sắc của mình với những kiếp người tràn ngập
trong bóng tối, trong sự buồn khổ nhẹ nhàng trong cõi tịch mịch hư vô.
3. Chờ đoàn tàu:
Chính cuộc sống quẩn quanh, tàn tạ vây bọc xung quanh hai đứa trẻ cũng như sự
đơn điệu, tẻ nhạt trong cuộc sống nghèo khổ của chính chúng khiến cho Liên và
An khao khát, khắc khoải chờ đợi giờ phút đoàn tàu đêm từ Hà Nội đi qua.

10


- Đoàn tàu là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya với hai đứa trẻ, hoạt
động ấy có khả năng khuấy động mãnh liệt nhịp sống tù đọng, tẻ nhạt của
phố huyện nghèo, đem lại cho nó sự đổi thay dù chỉ trong chốc lát. Đoàn tàu
đem đến cho phố huyện một thế giới khác lạ: Nếu phố huyện tàn tạ tối tăm
thì đoàn tàu sáng trưng và rực rỡ, nếu phố huyện tù đọng và ngưng trệ thì
đoàn tàu náo nhiệt và sống động, nếu phố huyện còn những kiếp đời tàn xác
xơ nghèo khổ thì đoàn tàu hiện ra những hành khách sang trọng và giàu có.
Sự khác biệt sâu sắc của hai thế giới ấy là nguyên nhân của niềm khao khát
được chờ đợi của hai đứa trẻ mỗi lúc đêm về.
- Niềm khao khát khiến giờ khắc đoàn tàu ngang qua ga xép nhỏ của phố

huyện trở thành một giờ khắc thiêng liêng, trang trọng đến mức nếu bỏ lỡ
giờ khắc ấy thì một ngày của hai đứa trẻ sẽ trôi qua vô nghĩa. Hai đứa trẻ
buồn ngủ “díu cả mắt” mà vẫn cố thức để được nhìn thấy chuyến tàu, bé An
trước khi ngủ còn dặn chị đánh thức trước khi đoàn tàu đến. Tàu chưa đến,
hai đứa trẻ đã nhận ra dấu hiệu đầu tiên của nó qua sự xuất hiện của người
gác ghi. Tàu còn ở phía xa, Liên đã trông thấy “ngọn lửa xanh biếc sát mặt
đất như ma trơi”, đã xúc động nghe “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, kéo dài
ra theo ngọn gió xa xôi” – trong cảm nhận của Liên, tiếng còi tàu đã trở
thành một âm thanh mơ hồ xao xuyến, ngân vang, tiếng còi dịu dàng trong
gió đêm, trong sự chờ đợi da diết của con người. Khi đoàn tàu rầm rộ đi tới,
hai chị em choáng ngợp và háo hức lắng nghe “tiếng dồn dập, tiếng xe rít
mạnh vào ghi…tiếng hành khác ồn ào khe khẽ”, quan sát thấy cả “một làn
khói bừng trắng phía xa”. Khi tàu ngang qua, Liên và An say mê ngắm nhìn
các toa tàu đèn sáng trưng. Những toa trên sang trọng lố nhố những người,
đồng và kền lấp lánh và sau cùng, khi đoàn tàu xa khuất vào đêm tối, chỉ để
lại những đốm than đỏ bay trên đường sắt… Chiếc đèn xanh treo trên toa

11


cuối cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre, hai đứa trẻ vẫn ngẩn ngơ dõi
theo cái “chấm nhỏ” của ngọn đèn ấy trong niềm khát khao tiếc nuối.
- Thực ra, đó là chuyến tàu: “Không đông như mọi khi, thưa vắng người và
hình như kém sáng”, vậy mà nó vẫn đem đến cho hai đứa trẻ bao nhiêu xúc
động. Sự xúc đôngj hiện lên trong cử chỉ: “Liên cầm tay em không đáp” khi
An hỏi chị một câu gì đó, dáng vẻ Liên “lặng người theo mơ tưởng” – “mơ
tưởng về một thế giới khác” mà đoàn tàu vừa đem qua. Hai chữ Hà Nội ngân
nga trong lòng cô bé nghèo “…Họ ở Hà Nội về… Hà Nội xa xăm, Hà Nội
sáng rực…”
- Đoàn tàu không chỉ khiến hai đứa trẻ như thoát ra khỏi không gian tăm tối,

buồn tẻ, nghèo khổ của phố huyện, đoàn tàu còn đem đến những hiện hữu
của thời gian trong tâm tư hai đứa trẻ, đó là niềm vui trong chốc lát của hiện
tại, là những kí ức tuổi thơ êm đẹp trong quá khứ, là mong manh một thoáng
mơ ước như mơ hồ chờ đợi một tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn.
 Tuy nhiên niềm vui chỉ thoáng qua và ngay sau đó là nỗi buồn ập đến day
dứt, thấm thía vì sự ngậm ngùi thương cảm cho hiện tại nơi phố huyện nghèo
buồn xơ xác mà sự xuất hiện của đoàn tàu chỉ làm tăng thêm sự tương phản đến
xót xa. Thực chất, đoàn tàu chỉ đi lướt qua bên ngoài không gian phố huyện
đêm rồi rất nhanh sau đó trả phố huyện vào màn đêm “mênh mang và yên
lặng”. Đêm nào đoàn tàu cũng qua, vậy mà vậy mà đêm nào từng ấy cư dân của
phố huyện cũng khắc khoải, kiên nhẫn chờ tới lúc đoàn tàu đi qua rồi mới lặng
lẽ chìm vào bóng tối quen thuộc và sâu thẳm của mình. Chị Tý và bác Siêu về
làng, gia đình bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu rách bên đường, hai đứa trẻ
cũng “ngập dần vào giấc ngủ yên tĩnh”. Ánh sáng của đoàn tàu chỉ vút qua như
một tia chớp song nó cũng mang đến cho những kiếp người đang sống lay lắt
trong bóng tối một thoáng vui nhờ ngóng theo… Mơ tưởng về đoàn tàu, về Hà
Nội, về một thế giới khác chính là mong muốn được thoát ra khỏi thế giới tù
12


hãm, tăm tối, nghèo khổ của mình dù chỉ trong thoáng chốc, dù chỉ để có một
ảo giác như được sống, hoặc ít ra được chờ đợi, được hi vọng về một thế giới
tốt đẹp hơn.
 KL:
1. Nghệ thuật:
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nhất là đoạn văn miêu tả tâm trạng khắc khoải của
Liên và An khi hằng đêm chờ đoàn tàu từ Hà Nội đi qua đã thể hiện rõ nét phong
cách nghệ thuật của Thạch Lam: những truyện ngắn rất ít sự kiện và hành động
song đầy ắp những rung cảm tâm tư, những câu văn trong sáng, tinh tế, những
đoạn văn miêu tả thiên nhiên và tâm trạng con người thấm đẫm chất thơ.

2. Nội dung:
Cả truyện ngắn là nối tiếp những đoạn văn miêu tả tâm trạng của Liên và An, trong
đó đoạn văn miêu tả tâm trạng khắc khoải chờ đoàn tàu từ Hà Nội đi qua ga xép
nhỏ của phố huyện là đặc điểm có ý nghĩa khi bộc lộ những nét đặc sắc nhất trong
tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam: Đó là lòng nhân ái, tình yêu thương con người,
niềm tin yêu, quý trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người. Qua tâm trạng của
hai đứa trẻ khi hằng đêm đợi tàu, Thạch Lam đã thể hiện lòng trắc ẩn, nỗi lo âu, sự
băn khoăn, thương xót cho tình trạng sống mòn mỏi, quẩn quanh, vô vọng của
những con người nghèo khổ. Ông đã rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh những con
người bất hạnh ấy rất dễ bị vùi lấp, bị lãng quên trong đói nghèo, tăm tối, họ có thể
vô danh nhưng tuyệt đối đừng để sự tồn tại của họ trong cuộc đời này trở thành vô
nghĩa. Nhà văn đã phát hiện và trân trọng những khát khao đổi đời chính đáng của
con người, nhất là ở những đứa trẻ, những mầm sống nhỏ nhoi đang có nguy cơ bị
tàn úa trên mảnh đất cộc cằn. Nhờ đó, truyện ngắn thức tỉnh ý thức cá nhân trong
mỗi con người để họ vươn tới “một thế giới khác”, xứng đáng với CON NGƯỜI.

13



×