MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các tư tưởng cải cách trong lịch sử dân tộc đều có những giá trị
thời đại nhất định và do đó, có mối liên hệ biện chứng với sự phát triển
của Việt Nam hiện nay. Công cuộc đổi mới đất nước đã đi được chặng
đường 25 năm. Rất nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục
đạt được sau khoảng thời gian này đã khẳng định tính đúng đắn của sự
nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, nhiều vấn đề bất cập cũng đã xuất
hiện và bộc lộ ngày càng rõ nét, gây cản trở quá trình phát triển đất nước
theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thực tiễn ấy đòi hỏi các nhà lý luận cần có những nghiên cứu tổng kết,
đánh giá khách quan nhằm, một mặt, khắc phục, điều chỉnh những bất cập
nảy sinh trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới; mặt khác, tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện triết lý phát triển của Việt Nam trong thời đại mới.
Trong quá trình xây dựng triết lý phát triển hiện nay ở nước ta, việc
nghiên cứu các giá trị tư tưởng cải cách trong lịch sử dân tộc, xem xét
những kết quả và bài học kinh nghiệm từ quá khứ nhằm tìm ra những hạt
nhân hợp lý là một điều không thể bỏ qua, bởi giữa truyền thống và hiện
đại luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong các tư tưởng cải
cách đó, rất đáng kể là tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ.
Từ khi nhà tư tưởng cải cách xuất sắc Nguyễn Trường Tộ qua đời
cho đến nay đã trải qua 140 năm. Đó là một thời gian đủ dài để có thể đưa
ra một sự đánh giá đầy đủ và khách quan về tư tưởng cải cách của
Nguyễn Trường Tộ, cũng như giá trị của nó đối với tiến trình lịch sử.
Toàn bộ các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã thể hiện bốn
phương diện đổi mới cơ bản trong tư duy, đó là tư duy chính trị mới, tư
duy ngoại giao mới, tư duy kinh tế mới và tư duy văn hóa- giáo dục mới.
1
Không những thế, Nguyễn Trường Tộ còn đóng góp nhiều phương pháp
mới trong việc tiếp cận và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là triết học.
Nguyễn Trường Tộ không chỉ là một nhà cải cách nổi tiếng, một
người Công giáo yêu nước tha thiết, mà còn là một nhà tư tưởng lớn của
Việt Nam trong thế kỷ XIX. Mặc dù bị hạn chế bởi thế giới quan duy tâm
tôn giáo, nhưng Nguyễn Trường Tộ đã có những tư tưởng triết học đặc
sắc về nhân sinh, xã hội… so với các nhà tư tưởng Việt Nam cùng thời.
Bên cạnh đó, ông còn đưa ra không ít những kiến nghị trong nhiều lĩnh
vực, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, quốc phòng, ngoại giao…
Đã có nhiều nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ và khẳng định ông
là người có tư duy vượt thời đại, đồng thời là một người công giáo yêu
nước. Sở dĩ như vậy là vì, có những điều ông viết cách đây đã hơn 150
năm mà đến nay vẫn còn đậm tính thời sự, như chống tham nhũng, buôn
lậu, mở cửa đầu tư với nước ngoài, về việc cải cách giáo dục…
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình là “Triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó dối
với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam’’.
2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ cũng như
tư tưởng cải cách của ông. Tuy mỗi người, mỗi ngành khoa học nghiên
cứu, khai thác ở những khía cạnh khác nhau nhưng tất cả đều đạt được
những kết quả đáng kể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người có nhiều
tài ba, nhiều tư tưởng, hoài bão lớn mà không gặp thời như Nguyễn
Trường Tộ.
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến “ Nguyễn Trường Tộ - con người
và di thảo” của tác giả Trương Bá Cần biên soạn. Cuốn sách đã góp phần
hình thành một “ chân dung” Nguyễn Trường Tộ tương đối trọn vẹn. Tác
giả Trương Bá Cần đã tập hợp được tương đối đầy đủ những “ di thảo”,
những “ tư liệu thành văn” của Nguyễn Trường Tộ. Toàn tập “di thảo”
2
này cũng chính là toàn bộ cuộc đời và tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ
được lưu giữ lại cho chúng ta và cho con cháu mai sau.
Ngoài ra, phải kể đến “Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất
nước - Kỷ yếu hội thảo khoa học” của Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm,
cuốn sách đã tập hợp được khá đầy đủ nhiều bài viết của nhiều tác giả,
nhiều nhà phê bình và nghiên cứu trong nước về các vấn đề, khía cạnh
khác nhau trong tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Đó
là các vấn đề về kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự hay dưới góc nhìn
của tư duy triết học….
Và còn nhiều công trình khác viết về Nguyễn Trường Tộ như Phê
bình tác phẩm Nguyễn Trường Tộ của Từ Ngọc Nguyễn Lân và Nguyễn
Hữu Năng; Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ
XIX của tác giả Đặng Duy Vận; Qúa trình chuyển biến tư tưởng chính trị
của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX: Qua các nhân vật tiêu biểu
của tác giả Doãn Chính cũng đã đóng góp một cách khá đầy đủ và có hệ
thống về Nguyễn Trường Tộ cũng như tư tưởng cải cách đất nước của
ông.
Những công trình nghiên cứu trên đây đã cung cấp nguồn tư liệu
quý giá để tác giả khóa luận nghiên thực hiện đề tài.
3. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích của đề tài: Góp phần nghiên cứu một cách đầy đủ và
có hệ thống về triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ và những ý nghĩa
lịch sử của nó.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Triết lý cải cách của Nguyễn
Trường Tộ và giá trị lịch sử của nó.
- Nhiệm vụ :
Nhiệm vụ của đề tài là:
+ Làm rõ các tiền đề hình thành tư tưởng cải cách của Nguyễn
Trường Tộ.
3
+ Luận giải nội dung cơ bản trong triết lý cải cách Nguyễn Trường
Tộ và làm rõ ý nghĩa lịch sử của nó.
+ Vận dụng những tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ trong quá trình
đổi mới ở Việt Nam hiện nay
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của khóa luận là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của khóa luận: phương pháp
logic và lịch sử, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, so sánh...
5. Đóng góp của đề tài
Bàn về tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ thực sự là một
việc khó, vì xung quanh vấn đề này còn nhiều ý kiến, tranh luận. Tuy
nhiên, với mong muốn được góp phần tìm hiểu rõ hơn về triết lý của các
nhà tư tưởng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, đặc biệt là với một người
yêu nước, có tri thức uyên thâm và mang nhiều hoài bão nhưng lại không
gặp thời như Nguyễn Trường Tộ. Tác giả đã đi đến trình bày một cách
ngắn gọn về cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà cải cách Nguyễn
Trường Tộ, về bối cảnh đất nước cũng như những tiền đề lý luận để sản
sinh ra con người và tư tưởng ấy. Đặc biệt, khi nêu những nội dung cơ
bản trong tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ, tác giả đã góp phần
rút ra những giá trị triết lý trong những tư tưởng đó và sự vận dụng trong
công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người quan
tâm đến tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và sự vận dụng trong
công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có 2 chương và 5 tiết.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: SỰ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ CẢI CÁCH CỦA
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
1.1. Vài nét về bối cảnh kinh tế- xã hội của Việt Nam vào cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX
Nhà Tây Sơn được thành lập là kết quả của cuộc vận động rộng
lớn của hàng triệu nông dân lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát trong
nước và chiến thắng bọn xâm lược bên ngoài. Nhưng tập đoàn phong
kiến phản động nhất đứng đầu là Nguyễn Ánh đã dựa vào thế lực của tư
bản Pháp đánh đổ nhà Tây Sơn, trở lại nắm chính quyền và phục hồi chế
độ phong kiến phản động. Sự khôi phục của nhà Nguyễn đã khiến xã hội
phong kiến nước ta sau ba trăm năm loạn lạc và nội chiến liên miên bị
tiêu điều xơ xác lại càng thêm khủng hoảng trầm trọng. Nông nghiệp đình
đốn, công – thương nghiệp bị kim hãm không phát triển được, do đó các
tầng lớp nhân dân đều bất bình với nhà Nguyễn. Những cuộc khởi nghĩa
nông dân nổ ra ở khắp nơi. Cùng với đó là sự uy hiếp của chủ nghĩa tư
bản khiến triều đình Huế ngày càng lụn bại. Ngay từ đầu, đã tỏ ra hoang
mang, do dự, không dám cương quyết chống lại xâm lược.
Về đối nội, mặc dù bọn xâm lược đang mở rộng tấn công và nguy
cơ mất nước đã rõ ràng nhưng triều đình vẫn đi sâu vào con đường lụi
bại. Đối với Pháp chũng tỏ ra hèn yếu bao nhiêu thì về đối với việc trị
nước yên dân chúng lại hết sức phản động bấy nhiêu.
Tình hình kinh tế nước ta lúc bấy giờ vô cùng suy đốn, nông
nghiệp cũng như công – thương nghiệp đều bị bỏ bê trễ nên kém phát
triển. Bộ máy nhà nước quan liêu ra sức bóc lột và vơ vét của nhân dân
khiến cho đời sống người dân đã cực khổ lại càng thêm khổ cực.Văn hóa
giáo dục cũng không phát triển được. Nội dung giáo dục vẫn sùng cổ, xa
thực tế và chuộng hình thức. Trước sự lụn bại của nhà Nguyễn và trước
5
nguy cơ mất nước, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh. Bên cạnh
phong trào chống Pháp xâm lược ở Nam Kỳ, thì ở Trung và Bắc vẫn tồn
tại những cuộc chiến tranh nông dân chống phong kiến.
Trước sự xâm lược ngày càng trắng trợn của thực dân Pháp và sự
lụn bại của triều đình Huế ngày càng trầm trọng, hàng ngũ của giai cấp
phong kiến cũng ngày càng phân hóa sâu sắc, xuất hiện hai xu hướng cơ
bản. Xu hướng thứ nhất, một số sĩ phu đứng về phía nhân dân, kiên quyết
chống Pháp. Những người sĩ phu này xuất phát từ lòng thiết tha yêu nước,
muốn bảo vệ nền tự chủ của nước nhà nhưng đồng thời cũng muốn bảo
vệ ý thức hệ phong kiến, bảo vệ nền văn hiến ngàn xưa. Họ chống Pháp
là muốn bảo vệ nhà cửa ruộng vườn, bảo vệ nhân dân nhưng họ thấy giữa
họ và những người Tây phương là khác loài và nền văn minh của địch là
“man rợ”. Vì vậy đối với họ, chỉ có một con đường là chống Pháp dù
bằng bất cứ giá nào và không thể có con đường hòa hoãn.
Bên cạnh xu hướng trên đây còn có một xu hướng muốn hòa với
địch để duy tân đất nước. Xu hướng này cho rằng, nước ta trong điều kiện
bấy giờ không thể chống lại được chủ nghĩa tư bản phương Tây nếu
không duy tân đất nước. Những người sĩ phu này cũng xuất phát từ lòng
thiết tha yêu nước và rất mực trung quân nhưng họ hoặc là người công
giáo, hoặc được đi ra nước ngoài chịu ảnh hưởng của nền văn minh
phương Tây nên con đường đi của họ có khác với những người sĩ phu
kháng Pháp. Họ chủ trương hòa với Pháp vì muốn triều đình phải mở
rộng ngoại giao với các nước, phải phát triển công thương nghiệp để dân
giàu, nước mạnh. Xu hướng duy tân ấy cũng được đặt ra từ năm 1861 và
người đặt vấn đề duy tân đầu tiên là Nguyễn Trường Tộ
1.2. Nguyễn Trường Tộ: Con người và sự nghiệp
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng
Nguyên, phủ Nghệ An trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa. Ngay từ
6
nhỏ ông đã rất thông thạo tứ thư ngũ kinh của Nho giáo. Năm 27 tuổi,
ông được giám mục Gauthier đưa vào chủng viện Tân Ấp thuộc xứ đạo
Xã Đoài để dạy chữ Hán cho giám mục và được giám mục dạy lại cho
chữ Pháp cũng như kiến thức khoa học châu Âu. Năm 1858, giám mục
Gauthier đưa Nguyễn Trường Tộ sang Pháp để tạo điều kiện học tập,
nâng cao kiến thức nhiều mặt.
Hơn hai năm ở Paris, ông đã có thêm hiểu biết về nhiều mặt như
khoa học- kỹ thuật, kiến trúc, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao và
pháp luật... Trên đường từ Pháp trở về Việt Nam, Nguyễn Trường Tộ có
dịp ghé qua Rome, Singapore và Hongkong. Năm 1861, trở về Tổ Quốc,
phải cập bến Sài Gòn khi tỉnh thành Gia Định đã bị Pháp và Tây Ban Nha
chiếm đóng.
Gần ba năm sống trong lòng giặc, Nguyễn Trường Tộ bất đắc dĩ
phải làm việc với Pháp, phiên dịch các công hàm trao đổi giữa triều đình
Huế với soái thủ Pháp ở Gia Định. Nhiều lần ông sửa bớt chữ nghĩa trong
công hàm của đôi bên, tránh những lời lẽ quá khích, xúc phạm tới triều
đình hoặc phương hại tới việc “tạm hòa” và thông báo cho các sứ thần
của triều đình một số âm mưu quỷ kế của giặc Pháp.
Năm 1863, ông tìm cách thoát ra khỏi khu vực chiếm đóng của
quân Pháp, liên hệ với triều đình Huế. Từ đây cho đến cuối đời, ông viết
hàng loạt điều trần, luận văn, tờ bẩm, nhiều kiến nghị có tầm chiến lược
nhằm canh tân đất nước, tạo thế vươn lên cho dân tộc, giữ nền độc lập
một cách khôn khéo mà vững chắc. Hơn sáu mươi di thảo của Nguyễn
Trường Tộ đã sưu tầm được, bàn về nhiều phương diện như kinh tế, văn
hóa – xã hội, ngoại giao và quân sự. Ngoài những bản điều trần tạo nên
một công trình trí tuệ vĩ đại vô giá, Nguyễn Trường Tộ còn để lại nhiều
hoạt động thực tiễn xuất sắc.
Trí tuệ lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ đã vượt hẳn lên trên tầm thời
đại giữa thế kỷ XIX ở Việt Nam. Vua Tự Đức tuy đã có lúc triệu ông “vào
7
kinh để hỏi việc lớn” và phải để ông sang Pháp thuê thầy thợ, mua sách
vở, máy móc, định du nhập kỹ thuật (năm 1866 - 1867), nhưng nói
chung, triều đình nhà Nguyễn cũng như các nho sĩ, văn thân thời ấy chưa
hiểu nổi luồng tư tưởng của ông, nên chưa coi trọng đúng mức những
kiến nghị cách tân của ông. Trí tuệ lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ bị lãng
quên như một luồng ánh sáng rọi vào đám sương mù dày đặc.
Ông chết âm thầm ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10 năm Tự
Đức thứ 24, tức 23 tháng 11 năm 1871
1.3. Những tiền đề lý luận đưa đến triết lý cải cách của Nguyễn
Trường Tộ
Có thể nói, tư tưởng Nguyễn Trường Tộ được hình thành là kết quả
của một sự hỗn dung các tư tưởng của Nho giáo và tư tưởng của nền văn
hóa Tây phương
1.3.1 Ảnh hưởng từ truyền thống Nho học
Có thể nói vốn liếng kiến thức về Hán học và những hiểu biết về
lịch sử cũng như luật lệ Đông phương là rất lớn, là cơ sở, những tiền đề lý
luận đầu tiên có ảnh hưởng đến hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ
sau này.
1.3.2 Ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây
Ngoài vốn liếng về Hán học, Nguyễn Trường Tộ đã sớm tiếp xúc
với văn hóa phương Tây, trước hết có thể là qua các giáo sĩ thừa sai người
Pháp, chủ yếu là giám mục Gauthier. Nguyễn Trường Tộ cũng đã có dịp
đi ra nước ngoài, nếu không qua các nước Tây Âu thì cũng qua các nước
Đông Nam Á, nơi đây ông đã được đọc các sách báo của Tây phương đã
được dịch ra tiếng Trung Quốc. Đây cũng là tiền đề lya luận thứ hai để
hình thành nên những tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ.
CHƯƠNG II
8
NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN
TRƯỜNG TỘ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI
MỚI Ở VIỆT NAM
2.1. Nội dung cơ bản trong triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ có một cuộc đời tương đối ngắn ngủi. Ông
sống chưa đầy 42 năm, nhưng cả cuộc đời của ông là một nỗ lực học hỏi
và tìm tòi không ngừng. Với một nhiệt tình và tài năng như thế, Nguyễn
Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình vua Tự Đức nhiều đề nghị cải
cách, canh tân và hiện đại hóa đất nước từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quân sự, ngoại giao... đều đã được lần lượt đề cập tới như một đòi hỏi
của quy luật phát triển hay như một yêu cầu bức thiết của thời cuộc.
2.1.1 Về công nghiệp
Đối với Nguyễn Trường Tộ cũng như đối với quy luật của lịch sử
và của xã hội, kinh tế là vấn đề hàng đầu. Ông luôn quan tâm trước tiên
đến việc làm cho dân giàu nước mạnh. Bởi vì dân có giàu, nước có mạnh
mới cứu được nước, giữ được nước.
Ông cũng đề nghị triều đình nên chủ động các điều kiện để khi họ
xin mở cửa đón họ vào, để mình làm chủ, họ làm khách, chứ nếu không
họ sẽ lập mưu chiếm hết, rồi họ làm chủ, mình là đầy tớ.
2.1.2 Về nông nghiệp
Nông nghiệp, đối với một nước lúc bấy giờ 99% dân chúng sống
bằng nghề nông, là một vấn đề quan trọng. Chính Nguyễn Trường Tộ
cũng nhìn nhận rằng: “Nông nghiệp là gốc, ăn mặc và hàng trăm nhu cầu
khác cho đời sống đều nhờ vào nông nghiệp”[1;61].
Theo ông, vấn đề chủ yếu trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp là phải phổ biến rộng rãi các kiến thức trong nhân dân.
2.1.3 Về thương nghiệp
Đối với thương nghiệp, Nguyễn Trường Tộ chủ trương giao lưu
hàng hóa bằng ngoại thương cũng như nội thương.
9
2.1.4 Về tài chính
Tài chính của Nhà nước phong kiến, thời Nguyễn Trường Tộ, chủ
yếu nhờ vào thuế (thuế đinh và thuế điền).
Đối với Nguyễn Trường Tộ, thuế là nghĩa vụ của nhân dân đói với
công việc chung của đất nước. Nhưng thuế phải công bằng và hợp lý.
2.1.5 Về chính trị
Nguyễn Trường Tộ mong muốn có một sự ổn định về chính trị. Có
lẽ Nguyễn Trường Tộ không đặt vấn đề lựa chọn chế độ chính trị, quân
chủ hay dân chủ, dân chủ tư sản hay dân chủ nhân dân, như chúng ta
quen nói ngày nay. Ông chỉ thấy là cần có một người nắm giềng mối quốc
gia. Và người đứng đầu quốc gia đó phải phục vụ lợi ích của toàn dân.
Nói tóm lại là, về chính trị, Nguyễn Trường Tộ không đề nghị thay đổi gì
cả. Ông chỉ muốn củng cố trật tự xã hội hiện hữu.
2.1.6 Về cải cách giáo dục
Ở ngay đầu bài “Học tập thực dụng trong nhân dân”(Di thảo số
18; 1 - 9 -1866), Nguyễn Trường Tộ nói: “Học tập bồi dưỡng nhân tài tức
là con đường đưa đến giàu mạnh”[1;135]. Nhưng về lối học cũ, lối học từ
chương, ông đã thấy ngay hồi còn nhỏ là vô bổ, nên ông cũng đã sớm đi
tìm lối học thực dụng.
2.1.7 Về việc dùng Quốc âm
Để cho nền giáo dục được phổ biến dễ dàng và rộng rãi trong nhân
dân, Nguyễn Trường Tộ chủ trương phải có quốc âm, tức là chữ viết mà
đọc lên ai cũng hiểu, dẫu không biết đọc cũng hiểu.
2.1.8 Về văn hóa
Nguyễn Trường Tộ đề nghị lập nhà in, xuất bản sách báo, để nâng
cao trình độ văn hóa của nhân dân, nhưng đồng thời cũng phải kiểm soát,
hạn chế, cấm đoán các loại sách nọc độc
2.1.9 Về công tác xã hội
10
Nguyễn Trường Tộ đã kiến nghị lên triều đình nhà Nguyễn nhiều
kiến nghị nhằm chăm lo cho những người bất hạnh trong xã hội, như nuôi
trẻ mồ côi, giúp đỡ người tàn tật, già yếu neo đơn, nghèo đói.
2.1.10 Về quốc phòng, an ninh
Nguyễn Trường Tộ có lẽ là người thấy rõ sự yếu kém của quân đội
nước ta và sức mạnh về vũ khí của quân đội Pháp thời đó. Sở dĩ ông luôn
đề nghị tạm hòa với Pháp, tạm nhượng bộ với Pháp là để củng cố lại lực
lượng, xiết chặt lại hàng ngũ. Vì thế mà ông luôn luôn quan tâm đến việc
tu chỉnh võ bị.
2.1.11 Về quan hệ ngoại giao
Vấn đề ngoại giao, chủ yếu là vấn đề đối phó với cuộc xâm lược
của Pháp, vốn là mối bận tâm lớn và liên lỉ của Nguyễn Trường Tộ. Bởi
vì nếu thế ngoại giao không ổn và việc thu xếp với Pháp không xong, thì
không thể nào tiến hành canh tân, phát triển đất nước được.
Đối với Nguyễn Trường Tộ vấn đề canh tân phát triển đất nước là
vấn đề hàng đầu. Do đó Nguyễn Trường Tộ chủ trương mở rộng giao
thương với các nước và tạm hòa với Pháp, tạm nhượng bộ với Pháp.
2.2. Những giá trị trong triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ
Đọc 58 di thảo của Nguyễn Trường Tộ, chúng ta sẽ tìm thấy được
ở đó những giá trị và đóng góp đối với lịch sử tư tưởng dân tộc của ông.
2.2.1 Toàn bộ các cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã thể hiện
bốn phương diện đổi mới cơ bản trong tư duy
Thứ nhất, đó là tư duy chính trị mới
Đường lối đức trị, lý tưởng xã hội thời Nghiêu, Thuấn, thiết chế
nhà nước phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế là khuôn mẫu
chính trị đã tồn tại lâu dài ở Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược.
Cách nhìn lấy Trung Quốc làm trung tâm đã khiến họ trở nên bất cập
trong phân tích thời thế, đánh giá tương quan lực lượng địch - ta, bản chất
11
của kẻ thù mới, từ đó không hoạch định được một chiến lược phù hợp
chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Trong bối cảnh đó, Nguyễn Trường Tộ cũng đi theo đường lối chủ
hoà. Nhưng, chủ hoà của Nguyễn Trường Tộ dựa trên cơ sở phân tích xu
hướng xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản phương Tây sang
phương Đông, phân tích tương quan mất cân bằng lực lượng giữa quân
xâm lược và triều đình. Đứng ở thời điểm hiện tại nhìn về quá khứ, chúng
ta thấy trong bối cảnh và thời điểm năm 1863, sau khi triều đình đã ký
hoà ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam bộ cho Pháp, chủ trương “đổi đất lấy
hoà bình” của Nguyễn Trường Tộ nhằm tận dụng cơ hội canh tân đất
nước là có cơ sở. Chủ trương hoà của ông là hoàn toàn khác với chủ
trương hoà (hay là hàng) của triều đình, bởi mục đích và sự chủ động.
Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ là một sự dung hoà các
tư tưởng chính trị của Nho giáo, Kitô giáo và tư sản của các nước Á - Âu
đương thời mà ông cho là hợp lẽ nhất, hiệu quả nhất.
Mong muốn xây dựng một mô hình nhà nước hiệu quả trong quản
lý đất nước, Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị nhiều cải cách hành chính,
như hợp tỉnh, huyện để tinh giản biên chế; giản lược thủ tục giấy tờ; tăng
lương và có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho quan chức để tăng trách nhiệm
của đội ngũ quan lại, chống tham nhũng; sử dụng đội ngũ quan lại có
thực tài, có chuyên ngành thực dụng ngoài Nho giáo… Những đề nghị cải
cách này, nếu được thực hiện sẽ dần dần tạo ra sự thay đổi lớn trong cơ
chế quản lý, điều hành nhà nước, nâng cao được sức mạnh quản lý của bộ
máy công quyền.
Như vậy, những đề nghị cải cách hành chính của Nguyễn Trường
Tộ đã thể hiện tầm tư duy chính trị đổi mới của ông. Đứng ở vị thế một
người độc lập đối với bộ máy nhà nước, Nguyễn Trường Tộ phân tích,
đánh giá nội lực yếu kém của triều đình trong tương quan với sức mạnh
quân sự của thực dân Pháp và đề nghị giải pháp hoà để canh tân mọi mặt
12
kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao nội lực, tiến tới bảo vệ lâu dài nền
hoà bình thực sự cho đất nước. Những tư tưởng chính trị này so với thực
trạng chính trị triều Nguyễn khi đó thực sự là có tính chất đổi mới. Ngày
nay, một phần những tư tưởng đó đã được hiện thực hoá và phát huy giá
trị trong thực tiễn cuộc sống, một phần khác vẫn còn đang gợi mở nhiều
bài học giá trị.
Thứ hai, đó là tư duy ngoại giao mới
Tư duy ngoại giao bế quan toả cảng, không giao thiệp với người
phương Tây đã khiến triều Nguyễn bỏ qua cơ hội phát triển kinh tế đất
nước, đồng thời không nhận thức được sự thay đổi lớn lao của cục diện
thế giới theo chiều hướng bất lợi cho dân tộc. Trong khi triều đình vẫn
bối rối trong vòng luẩn quẩn chủ chiến - chủ hoà, tìm cách chuộc lại đất
đai đã mất và duy trì đường lối ngoại giao đóng cửa bảo thủ, Nguyễn
Trường Tộ đã mạnh mẽ đề nghị con đường mở cửa thông thương, hướng
ngoại. Tư tưởng ngoại giao mở cửa của Nguyễn Trường Tộ đề cao quan
hệ đa phương và cùng có lợi về kinh tế, văn hoá.
Mặc dù chưa nhận thức được các điều kiện thực tế quyết định khả
năng thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong khu
vực và trên thế giới khi đó, nhưng rõ ràng, về mặt chiến lược, đường lối
ngoại giao đa phương mà Nguyễn Trường Tộ đề xướng là rất đúng đắn.
Đường lối ngoại giao này biểu lộ một tư duy ngoại giao hoàn toàn mới
trong lịch sử tư tưởng dân tộc Việt Nam và mang đặc trưng đường lối đối
ngoại của các dân tộc trong thời đại mới. Tiếc rằng, triều Nguyễn đã
không có được những động thái cần thiết thể hiện sự thay đổi trong
đường lối đối ngoại. Và, cho đến nay, đường lối ngoại giao đa phương, đa
chiều trên cơ sở các bên cùng có lợi mà Nguyễn Trường Tộ đã đề cập tới
trong điều trần của ông vẫn được coi là đường lối ngoại giao thông minh
trong quan hệ quốc tế hiện đại, đặc biệt là trong quan hệ của Việt Nam
với các nước hiện nay.
13
Thứ ba, đó là tư duy văn hoá - giáo dục mới
Từ sự phê phán nền học thuật cũ, từ nhận thức mới về tính ưu việt
của nền văn minh vật chất phương Tây, Nguyễn Trường Tộ đề nghị một
đường lối giáo dục mới, đó là: “cần phải tìm cái học thực dụng, phân chia
ra các khoa, các môn, ban thưởng nhiều cho những người dự thi vào các
khoa, các môn này để khuyến khích dần dần đưa đến kết quả lợi ích thì tệ
đoan sẽ dần dần mất đi. Ông đề nghị thành lập các khoa nông chính, thiên
văn, địa lý, công kỹ nghệ, luật học... trong chương trình đào tạo người tài
cho quốc gia. Nếu những cải cách về giáo dục đó được thực hiện thì sẽ
dần dần đào tạo được một đội ngũ nhân sự có trình độ khoa học tham gia
tích cực vào quá trình cải cách kinh tế theo hướng phát triển nền sản xuất
hiện đại.
Đứng trên quan điểm hiện đại, chúng ta thấy, Nguyễn Trường Tộ
đã tiên phong trong việc nắm bắt yêu cầu của lịch sử và thể hiện tư duy
xuất sắc trong đề nghị cải cách nền học thuật đương thời theo hướng thực
tiễn phương Tây, tuy vẫn còn khoảng trống lý luận về giáo dục đạo đức
và nhân cách làm người trong những đề nghị cải cách giáo dục này. Nền
giáo dục của chúng ta hiện nay đã cải cách từng bước được gần 20 năm
và ngày càng sát hợp với yêu cầu thực tế về nguồn nhân lực hơn. Tuy
nhiên, những tàn dư của việc học không đi đôi với hành, học lấy bằng
cấp, học để làm “quan”, sự bất cập trong giáo dục đạo đức, nhân cách…
vẫn là những vấn nạn mà nền giáo dục mới phải đương đầu, đòi hỏi phải
có những bổ sung mới về mặt lý luận.
Thứ tư, đó là tư duy kinh tế mới
Khi đề nghị thi hành đường lối giáo dục thực dụng đối lập với nền
giáo dục Nho giáo xa rời thực tiễn, nhằm mục đích đào tạo những con
người có tri thức khoa học cụ thể, ứng dụng vào quản lý, thực hành nghề
nghiệp, đem lại lợi ích thực tế trong cuộc sống, Nguyễn Trường Tộ đã đề
14
xuất một tư duy kinh tế mới, lấy lợi ích, lấy hiệu quả, lấy việc phát triển
nguồn của cải xã hội làm mục đích.
Nguyễn Trường Tộ chống lại các tư tưởng coi thường việc làm
giàu, trọng nghĩa hơn lợi, trọng nông ức thương đã trở thành truyền thống
trong xã hội Việt Nam khi đó.
Đường lối kinh tế mà Nguyễn Trường Tộ đề nghị theo phương
châm: “Nếu lợi cho dân thì không cứ phải theo xưa, nếu thích hợp thì
không cứ phải theo cũ, nếu học điều khôn thì không cứ là của địch hay
của ta”[1;150]. Chính tư duy kinh tế đổi mới này là cơ sở lý luận để
Nguyễn Trường Tộ đề nghị một loạt các cải cách kinh tế cụ thể về khai
thác khoáng sản, phát triển ngoại thương, mời gọi đầu tư nước ngoài, cải
cách nông nghiệp, xây dựng các ngành cơ khí, sửa chữa tàu thuyền...
Những đề nghị cải cách kinh tế này nếu được thực thi sẽ đem lại
nguồn cung của cải xã hội ngày càng dồi dào, nâng cao nội lực kinh tế,
dần dần đem lại một nền tảng phát triển kinh tế mới cho đất nước. Những
đề nghị cải cách kinh tế này, về thực chất, không có gì khác hơn là nhằm
thay đổi cơ cấu kinh tế thuần nông nghiệp sang xây dựng một nền kinh tế
nhiều ngành nghề theo quy luật kinh tế hàng hoá. Mặc dù những đề nghị
cải cách kinh tế của Nguyễn Trường Tộ chưa phải là những kế hoạch
hoàn chỉnh do không tính tới các điều kiện khả thi về mặt kinh phí, nguồn
nhân lực, điều kiện chính trị - xã hội..., nhưng rõ ràng, những đề nghị này
thể hiện tầm tư duy kinh tế vượt trước thời gian trong khuôn khổ bối cảnh
Việt Nam khi đó. Và lịch sử đã chứng minh, đó là con đường phát triển
kinh tế tất yếu để xây dựng một đất nước giàu mạnh.
2.2.2 Những giá trị trong tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ về
dân sinh và xây dựng xã hội hài hòa
2.2.2.1 Tư tưởng về dân sinh
Quan điểm xây dựng nền kinh tế hàng hoá để “dân giàu mà nước
cũng giàu”[1;161], “trong ngũ phúc, phú đứng đầu”[1;64] là quan điểm
15
cốt lõi, chủ đạo trong tư tưởng dân sinh của Nguyễn Trường Tộ. Từ tư
tưởng dân sinh nền tảng đối lập hoàn toàn với truyền thống này, ông đã
triển khai các tư tưởng cải cách về giáo dục, văn hoá, ngoại giao, chính
trị… thành một hệ thống tương đối đồng bộ, có sức thuyết phục lớn đối
với triều đình vua Tự Đức.
2.2.2 Tư tưởng về xã hội hài hoà
Tư tưởng dân sinh của Nguyễn Trường Tộ được đặt trong khuôn
khổ quan niệm của ông về xã hội hài hoà.
Chúng ta thấy tư tưởng về xây dựng một xã hội hài hoà của
Nguyễn Trường Tộ căn bản dựa trên những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, xã hội hài hoà là một xã hội ổn định; trong đó, quyền sống,
mưu sinh, tự do phát triển, tự do tôn giáo và những quyền con người cơ bản
khác được tôn trọng.
Thứ hai, xã hội hài hoà đó được cai quản bởi nhà vua sáng suốt,
trọng dụng người hiền tài trong quản lý, điều hành xã hội trong một thể
chế luật pháp nghiêm minh mà tất cả dân chúng và vua quan đều phải
tuân thủ.
Thứ ba, xã hội hài hoà đó phải được dựa trên một nền tảng kinh tế
phát triển; trong đó, lợi ích của các nhóm khác nhau được tôn trọng trên
cơ sở pháp luật.
Tư tưởng về xây dựng xã hội hài hoà của Nguyễn Trường Tộ chưa
thể hiện được sự nhận thức những mâu thuẫn gay gắt về lợi ích giữa các
nhóm xã hội, giữa các cộng đồng tôn giáo, giữa tầng lớp thống trị và khối
dân chúng bị trị, giữa dân tộc và đế quốc khiến cho xung đột không
ngừng nảy sinh; do đó, ông cũng không đưa ra được những giải pháp phù
hợp với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, quan niệm của ông về xã hội lý
tưởng như một xã hội hoà hợp của các nhóm xã hội, tôn giáo trên cơ sở
pháp luật, sự thịnh vượng, tôn trọng các quyền con người cơ bản là một
quan niệm có giá trị lâu dài trong tư duy chính trị - xã hội. Đặc biệt, khi
16
coi các phương pháp ôn hoà, trí tuệ, cải cách là phương thức tối ưu để xây
dựng xã hội hoà hợp lý tưởng, Nguyễn Trường Tộ đã đưa ra một tư tưởng
có ý nghĩa nhân văn rộng lớn, có tính thời đại sâu sắc không bó hẹp trong
khuôn khổ của dân tộc ở thế kỷ XIX.
2.2.3 Tư tưởng triết học thể hiện trong tư tưởng của Nguyễn
Trường Tộ
Nguyễn Trường Tộ không chỉ là một người yêu nước, ông còn là
một triết gia lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX. Đọc Di thảo của ông,
chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều luận điểm triết học tương đồng.
Nguyễn Trường Tộ cũng đã phát hiện ra yêu cầu khách quan của sự
sinh tồn trong xã hội. Ông viết: “Tôi thiết nghĩ, trong ngũ phúc, phú đứng
đầu, triệu dân trước tiên lo ăn”[1;64]. Rõ ràng, thế giới quan của ông là
thế giới quan tôn giáo vì ông là người công giáo mộ đạo, nhưng khi nhìn
nhận xã hội, xem xét một vấn đề cụ thể, ông lại có cái nhìn biện chứng
duy vật. Ông khẳng định rằng, không có sự vật tồn tại một mình, cô lập,
chỉ có các sự vật tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác.
Ông còn đi xa hơn nữa khi khẳng định thế giới này là có thật chứ
không phải tưởng tượng và khả năng nhận thức của con người (cụ thể ở
đây là các nhà khoa học) là vô tận. Nguyễn Trường Tộ dùng tư duy lôgíc
để xem xét, phân tích các mối quan hệ của những sự vật, hiện tượng phức
tạp trong xã hội nhằm tìm ra cái cơ sở hưng thịnh của quốc gia, đó là của
cải. Song, vấn đề không chỉ là của cải vật chất, vì theo ông, “hiền tài là
sinh lực của quốc gia, sinh lực con người ta mà mạnh thì gân cốt trong
người đều mạnh”[1;217]. Trong khi, cơ sở để thúc đẩy con người hành
động lại là “tài lợi”. Có thể nói, đây là một quan niệm duy vật. Ông cũng
cho rằng, mặc dù các hiện tượng xã hội muôn hình muôn vẻ, nhưng
chúng cũng hoạt động tuân theo những quy luật nhất định mà ông gọi là
“lý”.
17
Về thuật cai trị, ông chủ trương phải dùng luật pháp, đó là: “quan
dùng luật để trị, dân theo luật mà giữ gìn”[1;312]. Tuy nhiên, ông cũng
không hoàn toàn theo phái Pháp gia thiên về luật để trị nước, nhưng cũng
không dựa hẳn vào “đức trị” như Nho gia chủ trương, mà dung hoà mềm
dẻo hơn.
2.3 Vận dụng tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ trong công
cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Việc nhìn nhận, tổng kết, đánh giá lại các giá trị tư tưởng cải cách
trong lịch sử dân tộc, xem xét lại những kết quả và bài học kinh nghiệm
đổi mới của quá khứ nhằm khẳng định cơ sở lý luận nền tảng của việc
xây dựng và hoàn chỉnh lý luận phát triển của dân tộc trong thời đại ngày
nay là một điều không thể bỏ qua. Nhất là đối với một tư tưởng có nhiều
giá trị như tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ.
- Về cải cách hành chính
Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị nhiều cải cách hành chính như hợp
tỉnh, hợp huyện để tinh giản biên chế, giản lược thủ tục giấy tờ, tăng
lương và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho quan chức để tăng trách nhiệm
cho đội ngũ quan lại, chống tham nhũng và sử dụng đội ngũ quan lại có
thực tài… Những đề nghị cải cách này nếu được thực hiện sẽ dần dần tạo
ra một sự thay đổi lớn trong cơ chế quản lý, điều hành nhà nước, nâng
cao được sức mạnh quản lý của bộ máy công quyền.
Ngày nay, một phần những tư tưởng đó đã được hiện thực hóa và
phát huy giá trị trong thực tiễn cuộc sống, một phần khác vẫn còn đang
gợi mở nhiều bài học giá trị.
- Về đối ngoại
Có thể nói đường lối ngoại giao này biểu thị một tư duy ngoại giao
hoàn toàn mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam và mang đặc trưng đường
lối đối ngoại của các dân tộc trong thời đại mới.
18
Cho đến nay, đường lối ngoại giao đa phương, đa chiều trên cơ sở
các bên cùng có lợi mà Nguyễn Trường Tộ đã đề cập tới trong điều trần
của ông vẫn được coi là đường lối ngoại giao thông minh trong quan hệ
quốc tế, hiện đại, đặc biệt là trong quan hệ của Việt Nam với các nước
hiện nay.
- Về giáo dục
Đứng trên quan điểm hiện đại, chúng ta thấy, Nguyễn Trường Tộ
đã tiên phong trong việc nắm bắt yêu cầu của lịch sử và thể hiện tư duy
xuất sắc trong đề nghị cải cách nền học thuật đương thời theo hướng thực
tiễn phương Tây, tuy vẫn còn khoảng trống lý luận về giáo dục đạo đức
và nhân cách làm người trong những đề nghị cải cách giáo dục này. Nền
giáo dục của chúng ta hiện nay đã cải cách từng bước được gần 20 năm
và ngày càng sát hợp với yêu cầu thực tế về nguồn nhân lực hơn. Tuy
nhiên, những tàn dư của việc học không đi đôi với hành, học lấy bằng
cấp, học để làm “quan”, sự bất cập trong giáo dục đạo đức, nhân cách…
vẫn là những vấn nạn mà nền giáo dục mới phải đương đầu, đòi hỏi phải
có những bổ sung mới về mặt lý luận.
- Về kinh tế
Đứng ở thời điểm hiện tại, tư duy kinh tế mà Nguyễn Trường Tộ đề
nghị là một tư duy kinh tế mới, lấy lợi ích, lấy hiệu quả, lấy việc phát
triển nguồn của cải xã hội làm mục đích. Ông đề nghị, ngoài việc thực
hiện phát triển nông nghiệp, phải chú trọng khai thác, phát triển các
nguồn của cải, tài nguyên của đất nước. Chính tư duy kinh tế đổi mới này
là cơ sở lý luận để Nguyễn Trường Tộ đề nghị một loạt các cải cách kinh
tế cụ thể về khai thác khoáng sản, phát triển ngoại thương, mời gọi đầu tư
nước ngoài, cải cách nông nghiệp, xây dựng các ngành cơ khí, sửa chữa
tàu thuyền...
Những đề nghị cải cách kinh tế này, về thực chất, không có gì khác
hơn là nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế thuần nông nghiệp sang xây dựng
19
một nền kinh tế nhiều ngành nghề theo quy luật kinh tế hàng hoá. Mặc dù
những đề nghị cải cách kinh tế của Nguyễn Trường Tộ chưa phải là
những kế hoạch hoàn chỉnh do không tính tới các điều kiện khả thi về mặt
kinh phí, nguồn nhân lực, điều kiện chính trị - xã hội..., nhưng rõ ràng,
những đề nghị này thể hiện tầm tư duy kinh tế vượt trước thời gian trong
khuôn khổ bối cảnh Việt Nam khi đó. Và lịch sử đã chứng minh, đó là
con đường phát triển kinh tế tất yếu để xây dựng một đất nước giàu
mạnh.
Có thể thấy rằng đứng ở thời điểm hiện tại lúc bấy giờ nhưng
những tư tưởng kinh tế của Nguyễn Trường Tộ đã có sự đổi mới và vượt
thời đại.
KẾT LUẬN
Bệnh tật đã làm cho Nguyễn Trường Tộ - một con người tài ba mất
sớm. Ông mất ngày 22-11-1871, thọ 41 tuổi. Đây là mất mát lớn với gia
đình ông. Sự nhu nhược và hèn kém của triều đình nhà Nguyễn lúc đó đã
bỏ qua các bản kiến nghị đầy nhiệt huyết của ông không chỉ là nỗi bất
hạnh với ông, mà còn là mất mát với toàn thể dân tộc. Những công trình
kiến trúc do ông thiết kế, thi công có thể sẽ mai một theo năm tháng,
nhưng tấm lòng kính Chúa, yêu nước của ông thì còn lại mãi với non
sông như câu đối trên mộ của ông ở làng Bùi Chu: “Kính Chúa, yêu
người hằng tạc dạ. Trung quân, ái quốc vốn ghi lòng”.
Với những giá trị của mình, sức sống trong những tư tưởng của
Nguyễn Trường Tộ là điều không thể phủ nhận trong lịch sử dân tộc. 140
năm đã trôi qua kể từ khi nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ qua đời nhưng
những tư tưởng của ông vẫn có ý nghĩa to lớn, có giá trị đặc biệt đối với
thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học công nghệ đang bùng nổ khắp
toàn cầu, xu hướng mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế giữ các nước với
nhau đang ngày càng được đẩy mạnh. Tất cả các tư tưởng của ông chứa
20
đựng nhiều gợi mở có ý nghĩa đối với việc xây dựng một đường lối kinh
tế - xã hội phù hợp với yêu cầu hiện đại của dân tộc. Chúng ta có thể tìm
thấy ở ông nhiều tư tưởng về các vấn đề như kinh tế, văn hóa, xã hội,
giáo dục, quân sự hay ngoại giao. Những tư tưởng mà ông đưa ra vẫn còn
nhiều giá trị và có thể tìm thấy trong đó những tư tưởng có thể áp dụng
được trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay.
Thế kỷ XXI dù sẽ còn nhiều biến động bất trắc khó lường, nhưng
chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn tiếp tục soi sáng những vấn đề cơ bản của
thời đại và sự nghiệp đổi mới của chúng ta, vẫn là nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta. Độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội vẫn là giá trị cơ bản của nhân loại, là con
đường, mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và nhân dân ta phấn đấu. Chỉ có đi
theo con đường cách mạng dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, thì
dân tộc Việt Nam mới có thể ngẩng cao đầu, vững bước tiến lên trong thế
kỷ XXI.
Nghiên cứu những tư tưởng tiến bộ của nhân loại nói chung và của
dân tộc nói riêng có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn rất lớn.
Việc làm này góp phần làm phong phú thêm nền tảng lý luận của đất
nước, giúp cho các nhà nghiên cứu đưa ra được những tư tưởng, đường
lối đúng đắn đối với sự phát triển của đất nước.
Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ kể từ khi ra đời cho đến
nay đã trải qua một quá trình đủ dài để có thể đưa ra những nhận định và
đánh giá khách quan về những đóng góp cũng như hạn chế của Nguyễn
Trường Tộ đối với lịch sử tư tưởng của dân tộc. Những giá trị tích cực
trong tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đối với sự phát triển của
đất nước sẽ đóng góp thêm nhiều vào việc hình thành những tư tưởng cải
cách mới của các nhà lãnh đạo trong thời kỳ hiện nay, góp phần tích cực
vào sự nghiệp đổi mới của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nghiên
cứu tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ, chúng ta sẽ kế thừa được những tư
21
tưởng của ông về cải cách và phát triển đất nước nhằm góp phần làm
phong phú thêm kho tàng kiến thức của mình, cũng như tìm thấy được
trong đó những hạt nhân tư tưởng hợp lý, phù hợp với sự phát triển của
Việt Nam hiện nay. Việc làm này cũng có nghĩa là sự kế thừa và kết nối
tư tưởng giữa truyền thống với hiện đại, sự kết hợp này chắc chắn sẽ góp
phần đưa đất nước ta vững bước tiến vào thế kỷ XXI với một sức mạnh
mới, có thể sánh bước hội nhập cùng các nước phát triển khác trên thế
giới.
22
23