Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 228 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT XÃ HỘI
VÀ HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội, 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG

MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT XÃ HỘI
VÀ HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Khảo sát tại Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số:

62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS. Nguyễn Quý Thanh
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Ngọc


Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu
nghiên cứu do tôi thu thập khách quan. Kết quả nghiên cứu trong luận án là khách
quan, trung thực, được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Dương Thị Thu Hương


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.
1.2.
1.3

Hướng nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hành vi rủi ro
Hướng nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành
vi rủi ro
Các điểm chính rút ra từ tổng quan nghiên cứu

Trang
1
23


23
31
39

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

41

2.1.
2.2.

41
50

Các khái niệm
Cơ sở lý luận và các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GẮN KẾT XÃ HỘI VÀ HÀNH VI RỦI RO
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI
3.1.
Đặc điểm gắn kết gia đình, nhà trường, xã hội của học sinh trung
học phổ thông Hà Nội
3.2.
Thực trạng hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông Hà Nội

64

CHƯƠNG 4: GẮN KẾT VỚI GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ
HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI


91

4.1.

93

4.2.
4.3.
4.4.

Gắn kết trong gia đình và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ
thông Hà Nội
Gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè và hành vi rủi ro của học
sinh trung học phổ thông Hà Nội
Gắn kết với các hoạt động xã hội, mạng xã hội và hành vi rủi ro của
học sinh trung học phổ thông Hà Nội.
Phân tích tổng hợp mối quan hệ giữa các yếu tố: gắn kết gia đình, nhà
trường, xã hội và hành vi rủi ro của hoc sinh trung học phổ thông Hà
Nội

64
74

108
116
128

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ


152

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

160

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BPTT

: Biện pháp tránh thai

CDC
CL
GT
HVGT
HVRR
NCL


: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
(Centers for Disease Control and Prevention)
: Công lập
: Giao thông
: Hành vi giao thông
: Hành vi rủi ro

: Ngoài Công Lập
: Nghị định

QHTD

: Quan hệ tình dục

SAVY1

: Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2003 (Survey Assessment of Vietnamese Youth)

SAVY2

: Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2009 (Survey Assessment of Vietnamese Youth)

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TTN

: Thanh thiếu niên

UBDS KHHGĐ

UBDSQG
VTN

: Uỷ ban Dân số Kế hoạch hoá gia đình.
: Uỷ ban dân số Quốc gia
: Vị thành niên

WHO
YRBSS

: Tổ chức Y tế thế giới
: Hệ thống giám sát hành vi rủi ro
(Youth Risk Behavior Surveillance System)


DANH MỤC BẢNG
Thứ tự



Tên bảng

Trang

Bảng 1

Chi tiết các nhóm biến số độc lập

6


Bảng 2

Thống kê mẫu được chọn vào nghiên cứu tại các trường THPT
Hà Nội

15

Bảng 3.1

Thực trạng các hành vi rủi ro của các thành viên trong gia đình

67

Bảng 3.2

Tỉ lệ học sinh trong mẫu nghiên cứu có bạn thân, bạn trong nhóm
chơi chung có các hành vi rủi ro cụ thể

70

Bảng 3.3

Thực trạng các hoạt động xã hội của học sinh THPT Hà Nội

71

Bảng 3.4

Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên


72

Bảng 3.5

Thực trạng số lượng bạn bè trên mạng xã hội của học sinh THPT

73

Bảng 3.6

Tần suất các hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội

74

Bảng 3.7

Mối quan hệ giữa hành vi uống hết 1 cốc bia/chén rượu, hút
thuốc lá, hút shisha, sử dụng ma túy, sử dụng thuốc/chất gây ảo
giác và hành vi gây bạo lực

77

Bảng 3.8

Mối quan hệ giữa hành vi uống hết 1 cốc bia/chén rượu, hút
thuốc lá, hút shisha, sử dụng ma túy, sử dụng thuốc/chất gây ảo
giác và hành vi giao thông không an toàn

78


Bảng 3.9

Lý do uống bia/rượu của học sinh THPT Hà Nội

80

Bảng 3.10

Lý do hút thuốc của học sinh THPT Hà Nội

81

Bảng 4.1

Các mối quan hệ gắn kết xã hội được triển khai phân tích.

91

Bảng 4.2

Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi giao thông
không an toàn của học sinh THPT Hà Nội

94

Bảng 4.3

Các mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối quan hệ giữa chỉ
số tổng hợp gắn kết gia đình và từng hành vi rủi ro cụ thể của
học sinh THPT


97

Bảng 4.4

Các chỉ số mô hình hồi quy đa biến các đặc điểm gắn kết gia
đình và số lượng (loại) hành vi rủi ro học sinh có liên quan

106

Bảng 4.5

Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa gắn kết nhà trường,
thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) với nguy cơ có các hành vi rủi
ro cụ thể.

107


Bảng 4.6

Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa gắn kết nhà trường,
thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) với các hành vi gây bạo lực cụ
thể

108

Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa mức độ gắn kết nhà
trường, thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) và nguy cơ có các hành
vi rủi ro cụ thể


107

Mô hình hồi quy logistic đơn biến mối quan hệ giữa mức độ gắn
kết nhà trường, thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) và nguy cơ có
từng HVGT không an toàn

110

Mối quan hệ giữa bạn thân/bạn trong nhóm chơi chung có hút
thuốc/không hút thuốc với tình trạng hút thuốc của nam/nữ học
sinh

111

Bảng 4.10

Mối quan hệ giữa việc đã từng/chưa từng tham gia các hoạt động
xã hội và thực trạng đã từng uống hết một ly bia/chén rượu

117

Bảng 4.11

Mối quan hệ giữa việc có/không tham gia CLB ngoại khoá và
hành vi gây bạo lực ở học sinh
Mối quan hệ giữa số lượng bạn trên mạng xã hội và hành vi rủi
ro
Mối quan hệ giữa số lượng bạn bè trên mạng xã hội và hành vi
bạo lực

Mối quan hệ giữa số lượng bạn bè trên mạng xã hội và hành vi
tự gây thương tích, có ý định tự tử và cố gắng tự tử
Tổng hợp các yếu tố có ý nghĩa giải thích cho từng hành vi rủi
ro cụ thể từ các mô hình hồi quy đa biến về các yếu tố có mối
quan hệ với từng hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội
Hồi quy đa biến các yếu tố đặc điểm học sinh, đặc điểm gắn kết
gia đình, nhà trường, xã hội giải thích thực trạng có đồng thời
nhiều hành vi rủi ro

122

Bảng 4.7

Bảng 4.8

Bảng 4.9

Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15

Bảng 4.16

123
125
126

130


145


DANH MỤC CÁC BIỂU
Thứ tự

Tên biểu

Trang

Điểm trung bình các chỉ số thành phần mức độ gắn kết gia
đình
Điểm trung bình các chỉ số gắn kết học sinh với nhà trường,
thầy cô, bạn bè
Thực trạng tham gia các hoạt động xã hội của học sinh THPT

66

Tần suất số loại HVGT không an toàn của học sinh THPT

Số loại hành vi bạo lực học sinh có liên quan

75

Biểu đồ 3.6

Tần suất số loại hành vi rủi ro học sinh đã từng có trong 18
hành vi

76


Biểu đồ 3.7

83

Biểu đồ 3.8

Tỉ lệ học sinh đã từng hút shisha, sử dụng chất gây nghiện,
sử dụng chất/thuốc gây ảo giác
Hành vi gây bạo lực của học sinh THPT Hà Nội

Biểu đồ 3.9

Tỉ lệ học sinh có các hành vi giao thông không an toàn

85

Biểu đồ 3.10

Tỉ lệ học sinh đã từng có ý định tự tử, cố gắng tự tử

88

Biểu đồ 4.1

Mối quan hệ giữa đặc điểm hôn nhân của bố & mẹ và hành
vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội

93


Biểu đồ 4.2

Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi gây bạo lực
của học sinh THPT Hà Nội

94

Biểu đồ 4.3

Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi gây thương
tích, có ý định tự tử, cố gắng tự tử của học sinh
Mối quan hệ giữa hành vi hút thuốc lá của người thân trong
gia đình và hành vi hút thuốc lá của học sinh

94

Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4
Biểu đồ 3.5

Biểu đồ 4.4
Biểu đồ 4.5

Mối quan hệ giữa hành vi gây bạo lực của người thân trong
gia đình và hành vi gây bạo lực thể chất của học sinh

Biểu đồ 4.6


Tỉ lệ học sinh đã từng sử dụng chất gây nghiện (ma tuý,
heroin, thuốc lắc) phân theo nhóm có bạn thân, bạn trong
nhóm chơi chung đã từng/chưa từng sử dụng chất gây nghiện

69
72

76

84

105
106

113


Biểu đồ 4.7

Biểu đồ 4.8

Biểu đồ 4.9
Biểu đồ 4.10

Biểu đồ 4.11
Biểu đồ 4.12
Biểu đồ 4.13


Tỉ lệ học sinh nam và nữ có hành vi bạo lực phân theo

nhóm có bạn thân, bạn trong nhóm đã từng và chưa từng có
hành vi bạo lực
Mối quan hệ giữa việc có đi làm thêm/không đi làm thêm
và hành vi đã từng hút thuốc/ thử hút thuốc của học sinh
THPT tại Hà Nội
Mối quan hệ giữa việc có đi làm thêm/không đi làm thêm
và hành vi đã từng sử dụng ma tuý
Mối quan hệ giữa học sinh nam/nữ; học sinh trường công
lập/ngoài công lập có đi làm thêm/không đi làm thêm và
hành vi đã từng sử dụng chất gây ảo giác (%).
Mối quan hệ giữa việc có/không đi làm thêm và hành vi gây
bạo lực
Mối quan hệ giữa thời gian sử dụng mạng xã hội và hành vi
rủi ro cụ thể của học sinh THPT
Mối quan hệ giữa thời gian sử dụng mạng xã hội và hành vi
gây bạo lực của học sinh THPT Hà Nội

114
119

120

121
122
124
124


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở mỗi giai đoạn khác nhau của vòng đời, con người có thể phải đối mặt nguy cơ tiềm
ẩn của rất nhiều những hành vi rủi ro (HVRR) rất khác nhau. Hành vi rủi ro là những
hành vi có thể gây ảnh hưởng trước mắt hoặc lâu dài đến sức khoẻ thể chất, tinh thần,
các cơ hội cuộc sống hay các ảnh hưởng xã hội khác cho cá nhân, cộng đồng. Đây là vấn
đề rất đáng quan tâm ở lứa tuổi vị thành niên (VTN) vì các bằng chứng từ nhiều nghiên
cứu trên thế giới đều cho thấy VTN là giai đoạn phải đối mặt với nhiều rủi ro cho sức
khoẻ và sự phát triển [88]. Thực tế ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, VTN đang gặp
phải một cuộc khủng hoảng của thực trạng có nhiều HVRR. Thực trạng này đã đặt xã hội
đứng trước các thách thức, gánh nặng và những bất ổn về kinh tế, xã hội, đặt cá nhân vào
những rủi ro, nguy cơ bệnh tật, chi phí chữa trị và cả những nguy cơ tử vong từ những
nguyên nhân hoàn toàn có thể phòng tránh được [88].
Hành vi rủi ro của VTN có thể gây hậu quả cả về sức khoẻ thể chất và tinh thần trước
mắt cũng như lâu dài cho cá nhân, cộng đồng và xã hội, đồng thời có nguy cơ gây áp lực
về kinh tế, y tế, xã hội và gánh nặng ngân sách cho các quốc gia. Theo báo cáo của tổ
chức Y tế thế giới, có hơn 2,6 triệu người trẻ tuổi từ 10 đến 24 tử vong hàng năm trên thế
giới và phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ những HVRR có thể phòng ngừa được. Tổ
chức Y tế thế giới đã từng đưa ra một vài con số đáng quan tâm như: hàng năm có khoảng
16 triệu nữ VTN trong độ tuổi 15 đến 19 sinh con, và VTN, thanh niên ở độ tuổi 15 – 24
chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số người trưởng thành nhiễm HIV mới. Ngoài ra có khoảng
20% VTN đã từng gặp phải những vấn đề về sức khoẻ tinh thần, khoảng 150 triệu người
trẻ tuổi hút thuốc và một số lượng đáng kể tham gia vào bạo lực cũng như tử vong vì bạo
lực [163, tr.1]
Tại Việt Nam, VTN chiếm khoảng 30% dân số và họ là thế hệ kế cận, nguồn lực lao
động và xây dựng đất nước trong tương lai. Đặt trong bối cảnh của sự hội nhập, phát
triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, sự biến đổi nhanh chóng của xã hội và của
mỗi gia đình hiện nay, VTN Việt Nam có thể đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều HVRR
khác nhau. Một số các bằng chứng thu được từ nghiên cứu Vị thành niên, thanh niên Việt
Nam lần thứ 2 (SAVY 2) năm 2008 đã chỉ ra rằng đây là nhóm có nguy cơ cao đối mặt

với các HVRR, trong đó liên quan trực tiếp đến những rủi ro về sức khoẻ: có khoảng
8,2% phụ nữ trong độ tuổi 15 – 24 có hoạt động tình dục đã từng nạo phá thai hay khoảng
20% số người được hỏi ở độ tuổi nói trên đã từng hút thuốc lá [163, tr.1]. Nghiên cứu
SAVY 2 cũng cho thấy những bằng chứng về thời điểm bắt đầu tham gia một số HVRR


2

chủ yếu nằm trong giai đoạn cuối VTN [26]. Ngoài ra, tại Việt Nam, tai nạn giao thông
là gánh nặng cơ bản của nhóm dân số trên 15 tuổi. Chấn thương liên quan đến giao thông
cũng là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi 15 – 19 [27].
Trong bối cảnh VTN, thanh niên có nguy cơ đối mặt với nhiều HVRR, trong những
năm gần đây, VTN trở thành đối tượng nhận được sự quan tâm của các cấp, ban ngành
và nhà nước với nhiều các chủ chương, chính sách ban hành đã đặt trọng tâm hướng tới
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ VTN. Ngày 7/6/2006, bộ Y tế đã ban hành Quyết định
số 2010/QĐ – BYT phê duyệt “Kế hoạch tổng thể Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khoẻ VTN và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng 2020”
trong đó đặt ra rất nhiều các mục tiêu nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần và đặc biệt
chú ý đến các vấn đề sức khoẻ có liên quan nhiều đến các HVRR như: tai nạn thương
tích, lạm dụng chất gây nghiện và sức khoẻ tâm thần, bệnh lây truyền qua đường tình
dục, HIV/AIDs [7].
Về mặt thực tiễn, mặc dù có một số nghiên cứu đáng chú ý có đề cập đến các vấn đề
chung của VTN, thanh niên Việt Nam tuy nhiên nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn hạn
chế, đặc biệt là còn ít các nghiên cứu phân tích các nguyên nhân xã hội, các yếu tố xã hội
có liên quan đến HVRR của VTN, thanh niên. Về mặt lý luận, các nghiên cứu về HVRR
của VTN mới chủ yếu dừng lại ở các nghiên cứu mô tả và phần lớn tiếp cận từ hướng
nghiên cứu y tế cộng công mà chưa có nhiều các nghiên cứu tiếp cận vấn đề và lý giải
vấn đề từ góc độ xã hội học hay sử dụng các lý thuyết xã hội học, khoa học xã hội liên
ngành nhằm làm cơ sở tìm hiểu, đánh giá các yếu tố xã hội có liên đến HVRR.
Học sinh THPT là nhóm thuộc vào độ tuổi VTN, cụ thể là giai đoạn cuối của VTN.

Các nghiên cứu VTN từ SAVY 1 đến SAVY 2 cho thấy VTN, VTN giai đoạn cuối đang
có xu hướng tham gia gia tăng và phổ biến hơn vào các HVRR. Vấn đề đặt ra đối với
riêng nhóm học sinh THPT - nhóm đối tượng dành phần lớn thời gian sống, học tập và
sinh hoạt trong môi trường gia đình và nhà trường, chịu sự tác động và quản lý của gia
đình và nhà trường, vậy họ có liên quan đến các HVRR không? Sống trong môi trường
gia đình, nhà trường cũng các mối quan hệ xã hội mới khác (như mạng xã hội), vậy những
đặc điểm gắn kết của học sinh với các môi trường đó có ảnh hưởng như thế nào đến nguy
cơ có các hành vi rủi? Thực tế, đây lại là vấn đề chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều
cả ở góc độ lý luận và thực tiễn tại Việt Nam.
Từ những vấn đề cấp thiết đặc ra ở trên, từ nhu cầu nhận thức từ góc độ lý luận và
thực tiễn như đã đề cập ở trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Mối quan hệ giữa gắn kết xã
hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông” với mục đích tiếp cận, phân tích
bổ sung thêm các hiểu biết từ góc độ lý luận và thực tiễn từ hướng tiếp cận xã hội học.


3

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích:
Trên cơ sở khung nghiên cứu được xây dựng, luận án hướng tới:
- Tìm hiểu thực trạng HVRR của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội, cụ thể như:
tần suất và mức độ phổ biến của từng hành vi rủi ro, nhận diện nhóm học sinh có nguy
cơ cao đối với từng HVRR cụ thể cũng như có nguy cơ cao với việc có đồng thời nhiều
HVRR.
- Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm gắn kết xã hội của học sinh, trong đó chú ý
đến mối quan hệ gắn kết gia đình, gắn kết nhà trường, gắn kết với các hoạt động xã hội,
mạng xã hội và nguy cơ có các HVRR của học sinh THPT Hà Nội, từ đó xác định cụ
thể các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ cũng như các yếu tố bảo vệ HVRR ở học sinh
THPT.
- Từ những số liệu thực tiễn, nghiên cứu hướng tới việc phát triển và làm giàu thêm

các lý thuyết, cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR của học sinh
THPT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý về giải pháp thực tiễn góp
phần quản lý, giám sát có hiệu quả HVRR của học sinh THPT tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ:
Để hướng tới đạt được các mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra
như sau:
- Mô tả và làm rõ thực trạng hành vi rủi ro ở từng nhóm học sinh với các điểm nhân
khẩu học cá nhân, đặc điểm gia đình, trường học, từ đó rút ra được những đặc điểm
nhận diện các nhóm học sinh có nguy cơ cao đối với các HVRR.
- Phân tích số liệu tìm hiểu và làm rõ quan hệ giữa đặc điểm và mức độ gắn kết xã
hội và HVRR của học sinh THPT Hà Nội. Cụ thể các gắn kết xã hội cơ bản sẽ được
giới hạn quan tâm phân tích trong nghiên cứu bao gồm:


Gắn kết xã hội trong gia đình của học sinh



Gắn kết học sinh với nhà trường, thầy cô, bạn bè



Các gắn kết xã hội khác: bao gồm gắn kết với các hoạt động xã hội (tình

nguyện/từ thiện, làm thêm, câu lạc bộ ngoại khoá) và gắn kết với mạng xã hội,
các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu: phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm gắn
kết xã hội nói trên có liên quan như thế nào đến nguy cơ có/không có các HVRR của
học sinh cũng như nguy cơ có nhiều HVRR của học sinh, từ đó tìm ra yếu tố làm tăng



4

nguy cơ có các hành vi rủi ro và những yếu tố có khả năng bảo vệ, góp phần làm giảm
nguy cơ có một hay nhiều HVRR ở học sinh THPT tại địa bàn nghiên cứu.
- Kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu, những đúc kết về lý luận và thực tiễn, đồng
thời đưa ra những gợi ý về mặt giải pháp góp phần quản lý, giám sát HVRR của học
sinh THPT.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm, mức độ gắn kết xã hội, cụ thể là
gắn kết gia đình, gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè, gắn kết với mạng xã hội, gắn
kết với các hoạt động xã hội của học sinh THPT Hà Nội với nguy cơ có các HVRR,
trong đó giới hạn nghiên cứu 4 nhóm với 18 HVRR cụ thể (được đề cập chi tiết trong
phần biến số).
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu chính: Học sinh THPT: bao gồm nam và nữ học sinh THPT tại
các trường được chọn vào mẫu nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội. Đây là khách thể nghiên
cứu được mời tham gia vào phỏng vấn bằng bảng hỏi với các câu hỏi có sẵn và phỏng
vấn sâu.
Ngoài ra, để có các thông tin bổ sung giải thích về lý do, hoàn cảnh, đặc biệt là mối
quan hệ giữa gắn kết của học sinh với gia đình, nhà trường và HVRR, do vậy nghiên
cứu chọn bổ sung thêm 3 nhóm tham gia phỏng vấn sâu:
• Phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi trung học phổ thông trên địa bàn Hà
Nội.
• Giáo viên, đại diện ban giám hiệu tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội được
chọn vào mẫu nghiên cứu.
• Học sinh đang học tại các trường THPT tại Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các quận nội thành thành phố Hà Nội.

- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Thời gian khảo sát tại thực địa: từ năm 2015 – 2017.


5

4. Khung nghiên cứu, biến số nghiên cứu
4.1. Khung phân tích mối quan hệ giữa các biến số

Hình 1: Khung nghiên cứu
Sơ đồ trên đây mô tả khung phân tích thể hiện mối quan hệ giữa các biến số được
phân tích cụ thể trong luận án. Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng HVRR của học sinh
THPT tại Hà Nội đặt trong mối quan hệ với các biến số độc lập, trong đó nghiên cứu
chú trọng đến mối quan hệ giữa đặc điểm gắn kết xã hội và HVRR của học sinh THPT,
tìm hiểu những gắn kết xã hội có khả năng giải thích cho HVRR của học sinh THPT tại
địa bàn nghiên cứu.
4.2. Biến số
Trong khuôn khổ luận án nghiên cứu độc lập và trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và
các lý thuyết lựa chọn áp dụng, nghiên cứu đặt trọng tâm tìm hiểu mối quan hệ giữa nhóm
biến số “gắn kết xã hội” có liên quan đến các nhóm HVRR của học sinh, trong đó chú
trọng chiều ảnh hưởng từ đặc điểm gắn kết xã hội khác nhau có liên quan như thế nào
đến nguy cơ có các HVRR ở học sinh THPT. Các biến số độc lập, phụ thuộc của nghiên
cứu được xác định cụ thể như sau:
4.2.1. Biến số độc lập
Có 2 nhóm biến số độc lập:


6

- Các mối quan hệ gắn kết xã hội của học sinh, cụ thể nghiên cứu giới hạn tìm hiểu 3
nhóm gắn kết:

• Gắn kết gia đình
• Gắn kết học sinh với nhà trường, thầy cô, bạn bè
• Gắn kết với các hoạt động xã hội và mạng xã hội.
- Đặc điểm nhân khẩu học (NKH) cá nhân, đặc điểm kinh tế - xã hội gia đình và đặc
điểm trường học
Cụ thể đặc điểm gắn kết xã hội ở từng nhóm trên được làm rõ ở bảng dưới đây:
Bảng 1: Chi tiết các nhóm biến số độc lập
Biến số độc lập
1.

Các
gắn
kết

hội

Thao tác hoá biến số

1. Gắn kết a. Quan hệ hôn
gia đình
nhân bố và mẹ
b. Mức độ gắn
kết giữa học
sinh với gia
đình

- Sống chung
- Không sống chung (ly thân/ly hôn/khác )
Được đánh giá thông qua điểm số gắn kết
của từng chỉ số thành phần:

• Mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình (gia đình là tổ ấm và các thành
viên thiết lập mối quan hệ tốt với nhau)
• Trong gia đình, học sinh được bày tỏ ý
kiến, được lắng nghe, tôn trọng
• Trong gia đình, học sinh được đối xử
công bằng, được tham gia các hoạt
động
• Gia đình là chỗ dựa tâm lý, tinh thần và
không chịu áp lực
• Gia đình thường xuyên quan tâm, nhắc
nhở, giám sát HVRR
c. Gắn kết với - Hành vi rủi ro mà người thân trong gia
các thành viên đình có: hút thuốc lá; uống bia/rượu; sử
có các hành vi dụng chất gây nghiện; hành vi bạo lực, gây
rủi ro
rối; hành vi giao thông không an toàn

2. Gắn kết a. Mức độ gắn Được đánh giá thông qua điểm số gắn kết
nhà
kết với trường của từng chỉ số thành phần:
trường
học, thầy cô, • Học sinh gắn kết và có cảm giác thuộc
bạn bè
về nhà trường
• Mức độ gắn kết với bạn bè
• Mức độ gắn kết với thầy cô
• Học sinh được đối xử công bằng, được
tham gia vào các hoạt động tại trường
• Học sinh đánh giá thầy cô là người

gương mẫu và thường xuyên quan tâm,
giám sát học sinh.


7

b. Có mối quan
hệ gắn kết với
bạn bè có nhiều
hành vi rủi ro

2.

3. Gắn kết

hội
khác: gắn
kết
với
các hoạt
động xã
hội

mạng xã
hội
1.
Đặc
Đặc
điểm
điểm NKH cá


nhân
nhân, 2.
Đặc
gia
điểm kinh
đình, tế - xã hội

gia đình
hội

- Hành vi rủi ro mà bạn thân/ bạn trong
nhóm chơi chung có:
• Hút thuốc lá
• Uống bia/rượu
• Sử dụng chất gây nghiện
• Hành vi bạo lực, gây rối
• Hành vi giao thông không an toàn
a. Gắn kết với - Có/không tham gia hoạt động từ
các hoạt động thiện/tình nguyện
xã hội
- Có/không tham gia hoạt động làm thêm
- Có/không tham gia CLB ngoại khoá.
b. Gắn kết với - Số lượng bạn bè trên mạng xã hội
mạng xã hội
- Thời gian trung bình/ngày sử dụng mạng
xã hội.
- Giới tính

Nam/ Nữ


- Khối học

Khối 10/ 11/ 12

- Học lực
- Trình độ học
vấn bố/mẹ
- Kinh tế gia
đình
- Đặc điểm
nghề nghiệp
3.
Đặc - Loại trường
điểm
- Vị trí trường
trường
học
học

Giỏi/Khá/TB/ Yếu
Từ THPT trở xuống và từ trung cấp/ cao
đẳng - đại học/trên đại học
Tài sản có giá trị: nhà riêng; ô tô; xe máy;
máy tính/ máy tính bảng nối mạng
Có nghề nghiệp ổn định/ không có nghề
nghiệp ổn định
- Công lập/ ngoài công lập
- Vị trí địa bàn quận


4.2.2. Biến số phụ thuộc
Biến số phụ thuộc: Hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội.
Nghiên cứu tìm hiểu 4 nhóm hành vi rủi ro, bao gồm 18 hành vi rủi ro cụ, thể như
sau:
- Nhóm 1 (5 hành vi): hút thuốc lá, uống bia/rượu, hút shisha, sử dụng chất gây nghiện
(ma tuý, heroin, cần sa, thuốc lắc), sử dụng thuốc/chất gây ảo giác.
- Nhóm 2 (3 hành vi): Hành vi gây bạo lực: bao gồm 3 loại: gây gổ, đánh nhau; bắt
nạt, doạ nạt (trực tiếp); bắt nạt, đe doạ, xúc phạm qua tin nhắn, mạng xã hội.
- Nhóm 3 (3 hành vi): Hành vi chủ động tự gây thương tích cho bản thân, có ý định
tự tử, đã từng cố gắng tự tử.


8

- Nhóm 4 (7 hành vi) gồm các hành vi giao thông không an toàn: nghiên cứu tập
trung tìm hiểu 7 hành vi (Không đội mũ bảo hiểm; phóng nhanh/vượt ẩu/vượt đèn đỏ/đi
sai làn đường; tự điều khiển xe máy (>50cm3) khi tham gia giao thông; tham gia giao
thông trên xe chở quá số người quy định; gây va quyệt, tai nạn giao thông; vi phạm luật
giao thông (ở mức nghiêm trọng hơn) bị công an nhắc nhở, xử phạt; đua xe.
Các hành vi rủi ro của học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu ở 2 khía cạnh cụ thể:
- Thực trạng có nhiều hành vi rủi ro.
- Tần suất, mức độ phổ biến của từng hành vi rủi ro cụ thể.
Thực tế có thể có rất nhiều hành vi được cho là tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro đối với sức
khoẻ thể chất, tinh thần, sự phát triển, tính mạng của học sinh, tuy nhiên trong giới hạn
một nghiên cứu độc lập, 4 nhóm hành vi cụ thể trên được lựa chọn trên cơ sở thông tin
có được từ tổng quan nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam và dựa trên giới
hạn của phương pháp thu thập thông tin và trong khuôn khổ một nghiên cứu độc lập
của 1 luận án Tiến sỹ. Một số các hành vi rủi ro khác như hành vi quan hệ tình dục
không an toàn, hành vi ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh ... cũng là những nhóm
hành vi rất cần quan tâm nghiên cứu trong các nghiên cứu tiếp theo nhằm bổ sung thêm

các nhận thức và hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu (xem thêm về cơ sở lựa
chọn hành vi trong trang 47 - 49)
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án hướng tới trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Hành vi rủi ro của học sinh THPT tại Hà Nội được biểu hiện cụ thể ở tần suất, mức
độ như thế nào? Học sinh THPT Hà Nội có đang đối mặt với nguy cơ có nhiều hành vi
rủi ro không và những nhóm học sinh nào có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro?
- Mối quan hệ gắn kết xã hội trong gia đình, trường học, gắn kết với thầy cô, bạn bè
của học sinh như thế nào? Học sinh có những mối quan hệ gắn kết xã hội khác như gắn
kết với các hoạt động xã hội và mạng xã hội ở tần suất và mức độ như thế nào?
- Các đặc điểm gắn kết xã hội, cụ thể là gắn kết với gia đình, nhà trường, các gắn kết
xã hội khác với có mối quan hệ như thế nào với hành vi rủi ro của học sinh THPT tại Hà
Nội? Trong các yếu tố thuộc về đặc điểm gắn kết gia đình, gắn kết nhà trường và các gắn
kết xã hội khác, những yếu tố nào có mối quan hệ góp phần bảo vệ nguy cơ có các hành
vi rủi ro của học sinh và những yếu tố nào góp phần làm tăng nguy cơ hành vi rủi ro ở
học sinh?


9

5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Những học sinh có mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình, gắn kết bền
chặt với gia đình, thường xuyên nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình thường ít liên
quan đến hành vi rủi ro hơn so với những nhóm học sinh có mối quan hệ gắn kết lỏng
lẻo với gia đình.
- Học sinh có mối quan hệ gắn kết bền chặt với nhà trường, không cảm giác cô đơn
tách biệt tại trường học thường ít liên quan đến các hành vi gây bạo lực với bạn bè và
với gây bạo lực bản thân (có ý định tự tử, cố gắng tự tử) so với học sinh có gắn kết lỏng
lẻo hơn với trường học.

- Những học sinh sống trong gia đình có người thân có liên quan đến nhiều hành vi
rủi ro, chơi với bạn bè có nhiều hành vi rủi ro thường sẽ có nguy cơ có nhiều hành vi
rủi ro hơn những những học sinh khác.
- Học sinh ít tham gia các hoạt động xã hội và dành quá nhiều thời gian trong ngày sử
dụng mạng xã hội có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro hơn so với nhóm học sinh không
đi làm thêm và dành ít thời gian sử dụng mạng xã hội
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Phương pháp luận chung
Phương pháp luận chung nhất được vận dụng là phương pháp luận Macxit (chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử). Theo quan điểm lịch sử, khi nghiên
cứu hành vi rủi ro của học sinh khó có thể tách ra khỏi những ảnh hưởng và tác động từ
môi trường sống như môi trường gia đình, nhà trường và các mối quan hệ gắn kết trong
xã hội, đặc biệt trong những giai đoạn xã hội có nhiều biến đổi và quá trình đô thị hoá
diễn ra nhanh như hiện nay.
6.1.2. Phương pháp luận chuyên ngành
Luận án sử dụng các lý thuyết xã hội học sau làm cơ sở phát triển khung nghiên cứu
và xác định các biến số nghiên cứu:
- Nghiên cứu vận dụng quan điểm, tinh thần cơ bản của lý thuyết cấu trúc xã hội làm
nền tảng chung cho nghiên cứu, là cơ sở để hướng đến tìm hiểu các yếu tố thuộc về cấu
trúc xã hội, mối quan hệ, gắn kết xã hội, môi trường xã hội ảnh hưởng đến hành vi rủi
ro của học sinh trung học. Bên cạnh đó, nghiên cứu vận dụng trực tiếp các lý thuyết sau
làm căn cứ xây dựng giả thuyết, khung nghiên cứu, triển khai xây dựng các chỉ báo cho
nghiên cứu:
- Lý thuyết học hỏi xã hội: Đây là lý thuyết đề cập đến sự ảnh hưởng của môi trường
xã hội và cá nhân "học hỏi" hay bị ảnh hưởng bởi hành vi, quan điểm, thái độ của những


10


người gần gũi với họ. Lý thuyết này góp phần xây dựng giả thuyết giả định về sự ảnh
hưởng từ môi trường đến hành vi rủi ro của học sinh. Học sinh có xu hướng có hành vi
giống với những người thân trong gia đình, bạn thân khi họ thường xuyên có mối quan
hệ khăng khít với họ. Từ lý thuyết này, nghiên cứu đưa ra giả thuyết về sự ảnh hưởng
của người thân, bạn bè đối với hành vi rủi ro của học sinh: những học sinh sinh ra ở
những gia đình có bố, mẹ, người thân hay có bạn bè có hành vi rủi ro sẽ có xu hướng
tham gia vào hành vi rủi ro nhiều hơn những học sinh khác.
- Mô hình lý thuyết của Berkman và cộng sự về sự hội nhập xã hội, gắn kết xã hội
tác động đến hành vi sức khoẻ của cá nhân. Đây là mô hình lý thuyết phân tích những
ảnh hưởng tạo dựng được từ việc cá nhân tham gia và gắn kết vào mạng lưới, cấu trúc
xã hội đối với các hành vi và cơ hội sức khoẻ. Mô hình này giúp một lần nữa củng cố
thêm cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội, hội nhập xã hội và hành vi sức
khoẻ, đặc biệt là hành vi rủi ro cho sức khoẻ. Đóng góp quan trọng từ mô hình lý thuyết
của Berkman đó là luận án đã kế thừa các ý tưởng từ khung phân tích nội hàm khái
niệm “gắn kết xã hội” nhằm xây dựng các chỉ báo đánh giá mức độ gắn kết bền chặt/
lỏng lẻo giữa học sinh với gia đình và nhà trường. Từ đó, khái niệm gắn kết không chỉ
được xem xét ở khía cạnh: có mối quan hệ tốt mà còn được đánh giá bổ sung thêm ở
các khía cạnh khác: có cảm giác thuộc về môi trường đó, tạo ảnh hưởng/ bị ảnh hưởng
bởi con người trong môi trường gắn kết, được hỗ trợ, giúp đỡ, được tham gia hoạt động,
được đối xử công bằng, được giám sát các hành vi nguy cơ hay hành vi lệch chuẩn,
hành vi có khả năng ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sức khoẻ. Và như vậy, chỉ số
đánh giá mức độ gắn kết của học sinh với gia đình, nhà trường và các mối quan hệ xã
hội khác sẽ trở nên đầy đủ, toàn diện và hệ thống hơn.
Khung nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa
có chọn lọc và phát triển, ứng dụng các lý thuyết nói trên trong bối cảnh và điều kiện
xã hội Việt Nam.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin:
Để có đủ các căn cứ khoa học giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận án sử

dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, trong đó phương
pháp định lượng là chủ đạo và phương pháp định tính đóng vai trò hỗ trợ bổ sung thêm
các giải thích và bằng chứng thực tiễn.
- Phương pháp định lượng: điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi với cỡ mẫu trên 1300
học sinh THPT tại các quận nội thành Hà Nội.


11

Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua công cụ nghiên cứu
là bảng hỏi nhằm thu thập thông tin thông qua các câu hỏi được cụ thể hoá từ các biến
số và chỉ báo nghiên cứu. Số liệu thu được giúp nhà nghiên cứu phân tích tần suất,
tương quan, hồi quy đơn biến, đa biến nhằm trả lời câu hỏi về mối quan hệ, đặc điểm
và mức độ gắn kết xã hội có quan hệ như thế nào đối với nguy cơ có các HVRR của
học sinh THPT tại Hà Nội.
- Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu được tiến hành đối với học sinh chủ yếu tập trung vào ý kiến của
những học sinh có nhiều HVRR bên cạnh một số ý kiến từ các học sinh là cán bộ lớp.
Mục đích: nhằm bổ sung thêm một số giải thích về nguyên nhân, lý do, bối cảnh, hoàn
cảnh và trải nghiệm của học sinh có HVRR, đặc biệt khám phá diễn giải từ học sinh về
sự gắn kết gia đình, nhà trường, xã hội và mối quan hệ đối như thế nào đối với HVRR
của học sinh THPT.
Ngoài ra phương pháp phỏng vấn sâu cũng được tiến hành đối với giáo viên, lãnh
đạo trường và phụ huynh học sinh nhằm tìm hiểu về những chia sẻ, kinh nghiệm tạo
dựng gắn kết với học sinh và ý nghĩa của nó trong việc quản lý HVRR của học sinh.
b. Thiết kế nghiên cứu và trình tự tiến hành:
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu được thiết kế theo trình tự các bước nghiên cứu:
định tính – định lượng – định tính, trong đó nghiên cứu định lượng là nghiên cứu chủ
đạo, nghiên cứu định tính thực hiện ban đầu nhằm khám phá vấn đề nhằm xây dựng
công cụ nghiên cứu sát với thực tiễn, nghiên cứu định tính thực hiện sau cùng nhằm bổ

sung và làm rõ hơn các phát hiện từ nghiên cứu định lượng. Cụ thể:
Bước 1: áp dụng phương pháp phỏng vấn tự do học sinh (10 học sinh), giáo viên (3
giáo viên) nhằm khám phá vấn đề, được thực hiện sau khi tiến hành tổng quan nghiên
cứu nhằm có thêm các thông tin thực tiễn xây dựng công cụ nghiên cứu: cụ thể như góp
phần xây dựng các thang đo phù hợp cho mỗi câu hỏi, kiểm tra và bổ sung/thay thế các
phương án trả lời cho các câu hỏi đóng trong bảng hỏi nhằm phản ánh được thực tiễn.
Bước 2: nghiên cứu định lượng điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi. Bảng hỏi sau khi
hoàn thiện được thử với 30 học sinh tại 2 trường: thử khả năng hiểu bảng hỏi như nhau
của học sinh, thử khả năng tự điền bảng hỏi, những phản hồi của học sinh đối với các
câu hỏi có khả năng hiểu nhầm hoặc đa nghĩa, những khó khăn khi trả lời và bổ sung
những phương án trả lời còn khuyết thiếu. Bảng hỏi được tiếp tục hoàn thiện sau khi có
những phản hồi của học sinh và tham vấn các ý kiến chuyên gia. Trước khi tiến hành
điều tra chính thức, bảng hỏi tiếp tục được thử lần 2 với 1 lớp học 42 học sinh nhằm
đảm bảo bảng hỏi được hoàn thiện ở mức tốt nhất.


12

Bước 3: nghiên cứu định tính - sau khi có những phân tích sơ bộ số liệu từ điều tra
định lượng, hướng dẫn phỏng vấn sâu được xây dựng và tiến hành phỏng vấn đối với
học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhằm thu thập thông tin bổ sung cho những phát hiện
từ nghiên cứu định lượng, hoặc những vấn đề cần làm rõ thêm từ kết quả phân tích số
liệu định lượng. Ngoài ra, phỏng vấn sâu cũng sẽ góp phần lý giải thêm nguyên nhân
HVRR có liên quan đến sự gắn kết xã hội, bao gồm trong đó là gắn kết gia đình và nhà
trường.
6.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
6.2.2.1. Điều tra định lượng bằng bảng hỏi
a. Cỡ mẫu
- Đặc điểm địa bàn chọn mẫu và khung lấy mẫu:
Nghiên cứu được giới hạn thực hiện tại các quận nội thành Hà Nội.

Hiện tại Hà Nội có 12 quận nội thành, và theo số liệu công bố tại trang thông tin của
Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, tại 12 quận nội thành Hà Nội có 37 trường THPT công
lập và 53 trường THPT ngoài công lập, với số học sinh ước tính khoảng 75.000. Mặc
dù số trường ngoài công lập lớn hơn số trường công lập, tuy nhiên nhiều trong số các
trường công lập có quy mô nhỏ, do vậy số lượng học sinh trường công lập vẫn lớn hơn
so với số lượng học sinh trường ngoài công lập và chiếm khoảng hơn 60% tổng số học
sinh THPT tại các quận nội thành [37].
- Cỡ mẫu:
Nghiên cứu sử dụng công thức tính cỡ mẫu được đưa ra bởi Krejcie và Morgan
(1970) để làm căn cứ tính cỡ mẫu cần thiết cho điều tra chọn mẫu.
Công thức sử dụng:

Trong đó:
S= Cỡ mẫu cần xác định
𝑋 " = xác định độ tin cậy với độ chính xác là 95% có sai số là d = 0,05 (5%)
N = quy mô dân số
P= tỉ lệ dân số (giả định là 0,5);
d = mức độ chính xác (0,05)
Căn cứ vào ước tính về quy mô học sinh THPT thuộc 12 quận nội thành Hà Nội =
71.400 học sinh, sử dụng công thức trên tính được cỡ mẫu dự kiến là S = 485 học sinh.


13

Nhằm tăng độ tin cậy và giảm bớt những sai số trong quá trình điều tra, nghiên cứu
đã được thực hiện với cỡ mẫu thực tế là 1333 học sinh.
b. Phương pháp chọn mẫu:
Phương pháp chọn: Mẫu được chọn theo nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn 1: chọn 3 quận trong số 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội vào
mẫu nghiên cứu.

3 quận được chọn vào mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản
trên cơ sở phân chia 12 quận thành 3 khu vực gắn liền với các giai đoạn mở rộng cùng
với quá trình đô thị hoá tại Hà Nội, dựa trên căn cứ thời điểm hình thành các quận nội
thành. Các giai đoạn hình thành các quận nội thành Hà Nội thành 3 giai đoạn:
+ Từ năm 1981 – 1994: Nội thành Hà Nội với 4 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Ba
Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Đây là những quận lâu đời, được hình thành sớm nhất.
+ Từ 1995 – 2003: bổ sung thêm 5 quận: Tây Hồ, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng
Mai, Cầu Giấy. Đây là những quận được ra đời trong giai đoạn đổi mới, hội nhập và
phát triển.
+ Từ năm 2009 đến 2013: bổ sung thêm 3 quận nội thành: Hà Đông, Bắc Từ Liêm
và Nam Từ Liêm – đây được coi là khu vực đô thị mới, thậm chí còn đang có sự chuyển
dịch kinh tế, về lối sống văn hoá nhằm thích ứng với đời sống đô thị.

Hình 2: Bản đồ các quận nội thành Hà Nội


14

Ba giai đoạn phát triển và mở rộng nội thành thành phố Hà Nội nói trên đã tạo dựng
nên những đặc trưng khác nhau về văn hoá, xã hội, sự phát triển kinh tế. Nhằm đạt được
tính đại diện cao nhất, ứng với từng giai đoạn phát triển và mở rộng, nghiên cứu chọn
1 quận đại diện vào mẫu nghiên cứu trong số các quận được hình thành/hình thành mới
ở từng giai đoạn và phương pháp lựa chọn là gắp thăm ngẫu nhiên. Kết quả 3 quận
thuộc 3 khu vực phân chia được chọn ngẫu nhiên vào mẫu nghiên cứu bao gồm: Quận
Hoàn Kiếm, quận Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm.
- Giai đoạn 2: chọn trường: chọn 6 trường THPT trong tổng số các trường (công lập
và ngoài công lập). Lập danh sách các trường công lập và các trường ngoài công lập
trong 3 quận được chọn, trộn đều danh sách. Từ danh sách trường công lập tại mỗi quận
sau khi đã được trộn, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản nhằm
bốc thăm bất kỳ một trường vào mẫu nghiên cứu. Tương tự, tại danh sách các trường

ngoài công lập, chọn ngẫu nhiên đơn giản bốc thăm bất kỳ 1 trường vào mẫu nghiên
cứu. Với 3 quận - đặc trưng cho 3 địa bàn nghiên cứu trực thuộc thành phố Hà Nội,
nghiên cứu lựa chọn được 6 trường vào mẫu nghiên cứu, để đảm bảo nguyên tắc đạo
đức trong nghiên cứu theo như cam kết trước khi tiến hành nghiên cứu, tên cụ thể các
trường sẽ không nêu tên cụ thể trong nghiên cứu.
Vì nghiên cứu hướng tới phân tích học sinh THPT có tính chất đại diện tại Hà Nội,
do vậy để tránh những sai lệch hay thiên lệch nên nghiên cứu đã loại bỏ một số trường
có đặc điểm đặc thù ra khỏi mẫu nghiên cứu: ví dụ như trường chuyên của thành phố
(trường chuyên Amstesdam) và hệ thống các trường dân lập chất lượng cao có yếu tố
nước ngoài (trường quốc tế hoặc kết hợp) và trường dân lập có hệ thống nội trú cho
học sinh các tỉnh khác đến học. Do vậy, kết luận từ nghiên cứu sẽ không phù hợp và
không bao gồm những học sinh thuộc nhóm trường này.
- Giai đoạn 3: chọn học sinh vào mẫu nghiên cứu tại mỗi trường trong số 6 trường
đã được chọn vào mẫu.
Với cỡ mẫu dự kiến khảo sát là 1300 học sinh và với khảo sát bước đầu về sỹ số tại
các lớp thuộc 6 trường dự kiến điều tra cho thấy về sỹ số học sinh là tương đối tương
đồng (mỗi khối từ 9 - 12 lớp; mỗi lớp từ 38 - 45 học sinh) trừ trường THPT ngoài công
lập thuộc quận mới (bắc Từ Liêm) với quy mô nhỏ hơn, số học sinh/ 1 lớp tương đương
với 50% quy mô học sinh các trường nói trên (sỹ số mỗi lớp chỉ khoảng 18 - 22 học
sinh), do vậy, chiến lược chọn học sinh tại các trường được quyết định như sau:
- Mỗi khối học sinh sẽ chọn ngẫu nhiên 2 lớp học vào mẫu nghiên cứu. Như vậy với
3 khối sẽ có 6 lớp học tại mỗi trường được chọn vào mẫu nghiên cứu.
- Tại mỗi lớp học: toàn bộ học sinh được cung cấp thông tin giới thiệu về mục đích,
ý nghĩa của nghiên cứu, sau đó được mời tham gia nghiên cứu. Bên cạnh đó, học sinh


15

cũng được phổ biến về tính khuyết danh của nghiên cứu, việc tham gia nghiên cứu là
tình nguyện và họ có thể rút lui khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào (kể cả khi đã

hoàn thành được một phần phiếu hỏi).
Với chiến lược chọn mẫu như trên, nghiên cứu lựa chọn được học sinh đại diện được
cả 3 khối học, đại diện cả khối trường công lập, ngoài công lập, đồng thời đại diện cho
các khu vực với đặc thù kinh tế - văn hoá - xã hội của thành phố Hà Nội. Theo thống
kê cơ cấu mẫu, số lượng mẫu phân chia cho các trường là tương đối ngang bằng nhau,
ngoại trừ trường THPT ngoài công lập thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm có quy mô nhỏ,
với sỹ số lớp vắng hơn nên tỉ lệ vào mẫu thấp hơn các trường khác. Cụ thể cơ cấu mẫu
tại mỗi trường như sau:
Bảng 2: Thống kê mẫu được chọn vào nghiên cứu tại các trường THPT Hà Nội
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Trường
Số học sinh được chọn
242
Công lập quận Bắc Từ Liêm
123
Ngoài công lập Bắc Từ Liêm
249
Công lập quận Cầu Giấy
220
Ngoài công lập quận Cầu Giấy
243
Công lập quận Hoàn Kiếm
Ngoài công lập quận Hoàn Kiếm
256


%
18.2
9.2
18.7
16.5
18.2
19.2

Tổng 6 trường
1333 học sinh
100%
Phân tích chi tiết các đặc điểm mẫu như địa bàn nghiên cứu, nhóm trường học, khối
học và giới tính từ mẫu nghiên cứu cho thấy mẫu nghiên cứu có những đặc điểm cơ bản
của tổng thể, phản ánh những đặc điểm cơ bản của học sinh THPT tại Hà Nội. Như vậy,
các kết luận nghiên cứu có khả năng suy rộng cho tổng thể là học sinh THPT tại Hà Nội
(chi tiết đặc điểm mẫu nghiên cứu được đề cập trong phụ lục (phụ lục 7, trang 39)
6.2.2.2. Chọn mẫu định tính.
a. Cỡ mẫu
Nhằm có thêm các thông tin bổ sung cho nghiên cứu, các phỏng vấn sâu được tiến
hành đối với 3 nhóm khách thể nghiên cứu, bao gồm: học sinh (cán bộ lớp và nhóm có
HVRR), phụ huynh học sinh và giáo viên (chủ nhiệm và đại diện lãnh đạo các trường).
Cụ thể số lượng các phỏng vấn sâu được tiến hành như sau:
- Học sinh: 15 học sinh tại các trường được chọn vào mẫu nghiên cứu.
- Phụ huynh: 8 phụ huynh
- Giáo viên và đại diện lãnh đạo các trường: 15 người.
b. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu có chủ đích được áp dụng chọn đối tượng tham gia phỏng
vấn.



16

Đối với phỏng vấn giáo viên và phụ trách trường: nghiên cứu sẽ phỏng vấn giáo
viên/quản lý, lãnh đạo phụ trách mảng đạo đức, nề nếp, lối sống, sau đó với sự giới
thiệu của giáo viên phụ trách sẽ phỏng vấn 2 - 3 giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm.
Đối với phỏng vấn học sinh: sau khi tiến hành phỏng vấn giáo viên phụ trách trường
và giáo viên chủ nhiệm, với sự giới thiệu của giáo viên lựa chọn học sinh phù hợp cho
phỏng vấn, thông thường tại các trường tiến hành phỏng vấn, 2 - 3 học sinh được mời
vào thực hiện phỏng vấn sâu, trong đó bao gồm cả học sinh gương mẫu (1 học sinh) và
học sinh chưa ngoan (từ 1 - 2 học sinh).
Phỏng vấn phụ huynh học sinh cũng được tiến hành với sự hỗ trợ và giới thiệu của
giáo viên, ban giám hiệu trường. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 8 phụ huynh, trong
đó bao gồm cả những phụ huynh có con ngoan, hợp tác với gia đình và nhà trường và
phụ huynh có con chưa ngoan, chưa hợp tác với gia đình và nhà trường.
6.2.3. Tổ chức thu thập thông tin và đạo đức trong nghiên cứu
6.2.3.1. Tổ chức thu thập thông tin
Đối với nghiên cứu định lượng, những học sinh tình nguyện tham gia nghiên cứu
được phát bảng hỏi để tự điền. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu,
học sinh được tạo điều kiện để điền bảng hỏi trong không gian riêng tư và thoải mái
nhất, không có sự hiện diện của giáo viên hay thành viên trong trường.
6.2.3.2. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu được tôn trọng và được đảm bảo trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu và ngay cả khi nghiên cứu đã kết thúc. Các yêu cầu cơ bản
của nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu cần đảm bảo bao gồm:
- Đảm bảo việc tham gia nghiên cứu của những học sinh được chọn vào mẫu nghiên
cứu là tự nguyện. Học sinh cũng được thông báo về việc họ có quyền rút lui khỏi nghiên
cứu bất kể giai đoạn nào mà không chịu bất kỳ áp lực gì.
- Học sinh được cung cấp và giải thích thông tin về mục đích, ý nghĩa của nghiên
cứu, các nội dung chính sẽ đề cập đến trong nghiên cứu và việc bảo vệ thông tin cá nhân

của học sinh tham gia vào nghiên cứu.
- Đây là nghiên cứu khuyết danh, người tham gia nghiên cứu không cần cung cấp
thông tin cá nhân như họ tên và tên lớp học, số điện thoại hay các thông tin có thể hỗ
trợ nhận diện học sinh. Các thông tin thu thập được từ nghiên cứu chỉ chỉ sử dụng vào
mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng vì bất kỳ mục đích nào khác. Hệ thống
dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu được mã hoá và lưu giữ trong hệ thống máy tính
của tác giả và có cài mã khoá bảo mật. Ngoài ra, cán bộ nghiên cứu đã ký bản cam kết
bảo đảm tuân thủ nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu với trường học và cá nhân tham
gia vào nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được giữ bản cam kết đạo đức nghiên cứu có


×