Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa dư luận xã hội và ý thức pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.93 KB, 14 trang )

MỤCLỤC
A.MỞ ĐẦU2
B.NỘI DUNG2
I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI

1, Khái niệm dư luận xã
hội………………………………………………………………..2
2, Khái niệm ý thức pháp luật……………………………………........3
II.MỐI QUAN HỆ GIỮA DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ Ý THỨC PHÁP LUẬT4

1.Sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật…………..4
1.1 Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật cá nhân…………..4
1.2 Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật của nhóm xã hội…..5
1.3 Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật xã hội……………..6.
2,Sự tác động của ý thức pháp luật đối với dư luận xã hội…………..8
C.KẾT LUẬN12

1


A MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, dư luận xã hội và ý thứ pháp luật ln có mối quan hệ chặt
chẽ ,ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.Như Ph.Ănggen đã từng viết:”sự phát
triển của chính trị ,pháp luật ,triết học ,tôn giáo,văn học nghệ thuật vv.đều dựa trên
cơ sở sự phát triển kinh tế.Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh
hưởng đến cơ sở kinh tế”(1).Luận điểm này chính là cơ sở để chung ta xem xét
mối quan hệ biện chứng giữa dư luận xã hội và ý thức pháp luật . Và việc tìm hiểu
rõ về mối quan hệ giữa chúng chính là biện pháp để nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật trong cộng đồng xã hội. Chính vì lý do đó em xin thực hiện bài luận với
đề tài : ”Phân tích mối quan hệ giữa dư luận xã hội và ý thức pháp luật.”


B NỘI DUNG
I.CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.Khái niệm dư luận xã hội
Ta có thể thấy rằng dư luạn xã hội là một hiện tượng xã hội phức tạp , do đó, khó
có thể lột tả hết được nội hàm của nó trong một số dịng định nghĩa ngắn gọn .
Chính vì vậy , về mặt lý luận , hầu như khơng có một định nghĩa nào về dư luận xã
hội được tất cả mọi người đồng tình chấp thuận .Theo B.K Phađerin –nhà nghiên
cứu dư luận xã hội người Nga thì : ”Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến ,trong đó
chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá ,sự nhận định bằng lời hoặc
không bằng lời ), phản ánh ý nghĩa của các thực tế ,quá trình ,hiện tượng sự kiện
đối với các thể chế ,giai cấp xã hội nói chung và thái độ cơng khai che đậy của các
nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động
CHÚ GIẢI:
(1) C.Mác và Ph.Ăngghen :Tồn tập,Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội,1999
t.39,tr.271
2


chạm tới lợiích chung của họ”(1).
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Mỹ lại thường sử dụng khái niệm
“công luận “ thay cho khái niệm dư luận xã hội và cũng nêu ra định nghĩa tương
tự. Chẳng hạn :”Công luận là sự phán xét đánh giá của các cộng đồng xã hội đối
với các vấn đề có tầm quan trọng được hình thành sau khi có sự tranh luận công
khai”(2).
Theo trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội thuộc ban tư tưởng văn hóa trung ương
thgắn liêì : ”Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề sự
kiện hiện tượng có tính thời sự”(3). Từ đó ta có thể định nghĩa dư luận xã hội như
sau :”Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến , thái độ có tính chất phán xét đánh giá
của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời
sự ,có liên quan tới lợi ích chung ,thu hút sự quan tâm của nhiều người và được thể

hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ”(4).
2 . Khái niệm ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là sản phẩm của quá trình phát triển cuả xã hội chịu sự ảnh hưởng
sâu sắc của hệ tư tưởng , quan điểm và quan niệm trong xã hội.Xung quanh khái
niệm ý thức pháp luật cịn có những quan niệm ,cách hiểu khác nhau.Theo quan
niệm thơng thường thì ý thức pháp luật được hiểu một cách đơn giản,gắn liền với
một trong những biểu hiện cụ thể cuả nó,như , ý thức chấp hành pháp luật của một
cá nhân hay tập thể nào đó ,phản ứng của con người trước một sự kiện pháp lý,thái
độ của người dân đối với một văn bản pháp quy.Dưới góc độ luật học, có nhiều
quan niệm về ý thức pháp luật đã được nêu ra.Chẳng

CHÚ GIẢI:
(1) ,(2) (3) (4) : TS. Ngọ Văn Nhân :Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức
pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011,
tr.19-20.
3


hạn : “Ý thức pháp luật là một dạng cụ thể của hệ thống ý thức xã hội ,nó phản
ánh những quy luật khách quan ,nó tác động đến mọi lĩnh vực hoạt động và đời
sống xã hội “ (1). Hay là một quan niệm khác cho rằng: “ý thức pháp luật –đó là
trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về pháp luật… , là thái độ đối với pháp
luật ,ý thức tôn trọng hay coi thường pháp luật ,đó là thái độ đối với hành vi vi
phạm pháp luật và phạm tội” (2) .Tuy nhiên ta có thẻ thể thấy một quan niệm đầy
đủ và chi tiết về ý thức pháp luật đó là: “Ý thức pháp luật là tổng thể những học
thuyết ,tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội ,thể hiện mối quan
hệ của con người đối với pháp luật hiện hành ,pháp luật đã qua và pháp luật cần
phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi
xử sự của con người , cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà
nước và các tổ chức xã hội” (3).

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ Ý THỨC PHÁP LUẬT
1. Sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật
1.1 Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật cá nhân
Sự hình thành một luồng dư kuaanj nào đó trước hết xuất phát từ ý thức cá nhân.
Trong cuộc sống , khi được nghe kể hoặc trực tiếp chứng kiến cacsuwj kiện , hiện
tượng pháp luật trong thực tế , các cá nhân sẽ suy ngẫm về sự việc hiện tượng đó
và từ đó nảy sinh những tình cảm , ý kiến bước đầu. Đây là cơ sở quan trọng để dư
luận xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành , củng cố và phát triển ý thức pháp luật
của cá nhân . Mà trước hết là dư luận xã hội tác động quan trọng tới tình cảm pháp
luật của cá nhân. Và nó được biểu hiện ở hai xu hướng cơ bản : một là , dư luận xã
hội khen ngợi , biểu dương tinh thần đấu tranh không khoan
CHÚ GIẢI:
(1):TS.Ngọ Văn Nhân: Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của
đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội ,2011,tr.107.
(2) :TS Ngọ Văn Nhân: xã hội học pháp luật ,Nxb Hồng Đức 2012,tr342
(3):Trường đại học luật Hà Nội , Giaos trình lý luận nhà nước và pháp luật , Nxb
Công an nhân dân ,Hà Nội ,1995,tr609.

4


nhượng trước các hành vi vi phạm pháp luật ,ủng hộ những việc làm phù hợp với
quyền và nghĩa vụ pháp lý của cơng dân. Ví dụ : Nhân dân ta thường bày tỏ sự xúc
động, cảm phục khi nghe tin về những tấm gương chiến sĩ công an hi sinh anh
dũng trong khi truy bắt tội phạm. Thứ hai , dư luận xã hội tác động tới tâm trạng
của cá nhân trước pháp luật. Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng
xã hội , dư luận xã hội có thể động viên khuyến khích, khơi gợi niềm tin của các cá
nhân , thành viên trong xã hội vào tính nghiêm minh của pháp luật , tư vấn về cách
ứng xử trước một thực tiễn pháp luật nhất định. Thông qua việc tạo ra những “
khuôn mẫu tư duy” , “ khuôn mẫu hành động “ cho các thành viên trong xã hội .

Dư luận xã hội hướng cho các cá nhân theo gương người tốt việc tốt trong lĩnh vực
chấp hành pháp luật.
Ngoài ra , thông qua dư luận xã hội , các cá nhân tự đánh giá về hành vi của mình
trong phạm vi điiều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành . Dư luận xã hội
là “ chuẩn mực “ , là “ tấm gương “ để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó mà định
hướng điều chỉnh hành vi cuả mình. Bởi sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội
luôn khiến cho các cá nhân phải suy nghĩ xem xét trước khi thực hiện một hành vi
pháp luật nào đó : hành vi đó là đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp với pháp
luật ? Nếu thực hiện hành vi đó thì có bị dư luận xã hội lên án hay khơng? Điều đó
cho thấy dư luận xã hội có tác động quan trọng tới cách thức mà mỗi cá nhân tự
đánh giá hành vi ứng xử của mình .
1.2 , Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật của nhóm xã hội.
Ý thức pháp luật của nhóm xã hội hình thành , phát triển và được thể hiện ra trên
nhận thức , quan điểm , thái độ , lập trường , tình cảm đối với pháp luật và các hiện
tượng pháp luật của tập hợp người có nét tương đồng và điều kiện sống , lao động ,
sinh hoạt , lợi ích cơ bản . Các thành viên của nhóm xã hội có những tình cảm ,
nhận thức , thái độ tương đối giống nhau về pháp luật tạo lên ý thức pháp luật
chung. Dư luận xã hội với tư cách là ý chí chung của các nhóm xã hội và cộng
đồng xã hội có tác động rất quan trọng đối với ý thức pháp luật của nhóm xã hội .
Dưới tác động của các luồng thông tin về các sự kiện , hiện tượng pháp luật xảy ra
trong xã hội , các thành viên của nhóm xã hội sẽ cùng được lơi cuốn vào q trình
bày tỏ sự quan tâm của mình thơng qua các hoạt động trao đổi bàn bạc, tìm kiếm
thơng tin, chia sẻ ý kiến với mọi người xung quanh . Cơ sở cho quá trình thảo luận
của nhóm xã hội là lợi ích chumg của cả nhóm và hệ thống các quy phạm pháp luật
5


hiện hành đang chi phối các khuôn mẫu tư duy và khn mẫu hành động của các
thành viên trong nhóm. Qua đó, nhóm xã hội cùng đi tới thái độ , tình cảm chung
trước các sự kiện , hiện tượng pháp luật. Sự va chạm , cọ xát các ý kiến , quan

điiểm về các sự kiện , hiện tượng pháp luật trong nhóm xã hội đã đưa tới kết quả là
nhận thức , tình cảm pháp luật , thái độ đối với pháp luật của nhóm. Từ sự phán xét
đánh giá chung đó nhóm xã hội đi tới hành động thống nhất nêu lên những kiến
nghị của họ trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã hội. Như vậy dư luận xã hội
đã tác động tích cực tới sự hình thành , củng cố và phát triển ý thức pháp luật của
nhóm.
1.3 Dư luận xã hội tác động đến ý thức pháp luật xã hội
Với tư cách là một hiện tượng xã hội , dư lauanj xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói
chung , đồng thời phản ánh các sự kiện , hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống
xã hội . Sự trao đổi , bàn bạc ý kiến giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện
, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là họ đạt được nhận thức chung , thống nhất
trong các phán xét đánh giá về sự việc , sự kiện pháp luật . Ban đầu , “ chuẩn mực
“ chung chi phối quá trình thảo luận , bàn bạc giữa họ là những thông tin , hiểu biết
về pháp luật mà mỗi thành viên , mỗi nhóm xã hội có được từ những nguồn khác
nhau , chủ yếu là những khái niệm cơ sở , mang tính kinh nghiệm . Các ý kiến
bước đầu đưa ra có thể khác nhau vì tình cảm , nhận thức của mỗi thành viên trong
xã hội là khác nhau . Dần dần các cuộc thảo luận đi vào chiều sâu , nội dung phán
xét đánh giá của dư luận xã hội tập trung vào những vấn đề trọng tâm , đưa ra được
những nhận định phản ánh đúng đắn bản chất của các sự kiện , hiện tượng pháp
luật . Khi đã hình thành , dư luận xã hội biểu thị thái độ , quan điểm , cảm xúc , ý
chí tập thể của đại đa số người trong cộng đồng xã hội trước thực tiễn đời sống
pháp luật của xã hội . thể hiện trình độ nhận thức cao , có tính hệ thống vế các về
các vấn đề có tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật .
Như vậy . trên cơ sở sự phán xét , đánh giá về các sự kiện , hiện tượng pháp luật
xảy ra trong đời sống xã hội , dư luận xã hội làm hình thành trong nhận thức của
mọi người ban đầu là những khái niệm cơ sở , mang tính bề ngồi ; dần dần tiến
đến những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý. Khi dư
luận xã hội lan truyền càng rộng thì sự thống nhất nội dung các phán xét đánh giá
càng cao càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn về


6


bản chất và các hiện tượng pháp luật . Như vậy , sự tác động của dư luận xã hội đối
với ý thức pháp luật xã hội còn thể hiện ở chỗ , dư luận xã hội tham gia vào việc
phổ biến , lan truyền các tư tưởng , quan điểm pháp luật tiến bộ nhận văn trong các
tầng lớp xã hội .
Dư luận xã hội cũng bảo vệ các quyền lợi , các giá trị phổ biến của xã hội cũng như
các giá trị , lợi ích cá nhân chính đáng của con người. Mỗi khi lợi ích , giá trị xã
hội bị xâm hại thì dư luận xã hội lập tức lên án , phản đối gay gắt .Ví dụ như những
vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng , xâm hại an ninh quốc gia...thường khiến cho
dư luận xã hội lên án gay gắt đòi trừng phạt nghiêm khắc những kẻ phạm tội như
vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng của Lê Văn Luyện về tội giết người vừa qua.
Trong trường hợp này dư luận xã hội đã phù hợp với ý thức pháp luật xã hội tiến
bộ , đáp ứng được lợi ích, nguyện vọng của đơng đảo quần chúng nhận dân . Điều
đó cho thấy dư luận xã hội có tác dụng củng cố, bảo vệ tính dân chủ , tính khoa học
và tính xã hội của ý thức pháp luật xã hội.
Dư luận xã hội cũng là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Và chính trong q
trình giao tiếp đó mà ý thức pháp luật được hình thành và phát triển; những tư
tưởng, quan điểm khoa học về pháp luật và những vấn đề cơ bản nhất của đời sống
pháp luật được thừa nhận và thịnh hành trong xã hội . Sự bàn bạc, thảo luận tìm ra
những quan điểm chung giữa các nhóm xã hội khác nhau là một trong những nhân
tố đảm bảo cho ý thức pháp luật xã hội mang tính khái qt ở trình độ cao và tính
hệ thống chặt chẽ.
Như vậy , dưới những ảnh hưởng nhất định của dư luận xã hội những tư tưởng ,
quan điểm khoa học về pháp luật và những vấn đề cơ bản nhất của đời sống pháp
luật từng bước được thẩm thấu vào trong nhận thức pháp luật của mỗi người , được
khái quát ở trình độ cao và mang tính hệ thống chặt chẽ; trở thành giá trị , chuẩn
mực chung cho toàn xã hội . Điều đó nói lên sự tác động rất quan trọng của dư luận
xã hội đến ý thức pháp luật.

2 .Sự tác động của ý thức pháp luật đối với dư luận xã hội.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa dư luận xã hội và ý thức pháp luật không chỉ thể

7


hiện ở sự tác động cuả dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật mà còn được thể
hiện rõ qua sự tác động trở lại của ý thức pháp luật đối với dư luận xã hội .
Thứ nhất , ý thức pháp luật là cơ sở , tiền đề cho sự hình thành thái độ , tình cảm,
niềm tin đối với pháp luật của công chúng – điều kiện tiên quyết cho sự hình thành
và phát triển dư luận xã hội về các vấn đề pháp luật .
Trong đời sống xã hội có rất nhiều sự kiện , hiện tượng xã hội diễn ra trong đó có
các hiện tượng , sự kiện pháp lý. Cùng với các sự kiện hiện tượng khác , các sự
kiện , hiện tượng pháp lý luôn là “ tiêu điểm” thu hút sự quan tâm chú ý của công
chúng nhất là những sự kiện pháp lý liên quan thiết thực đến lợi ích của họ. Đây
chính là xuất phát điểm của sự hình thành và lan truyền của những dư luận xã hội
có nội dung phản ánh các vấn đề về pháp luật. Dư luận xã hội về vấn đề pháp luật
thể hiện ý kiến ,thái độ của con người trước một thực tiễn pháp luật nhất định .
Thái độ đó là tích cực hay tiêu cực , ý kiến đó là đúng hay sai – điều đó phụ thuộc
vào tình cảm , thái độ , niềm tin của công chúng đối với pháp luật. “ Dư luận xã hội
về vấn đề hay hiện tượng pháp lý nào đó đã chứa đựng trong nó những tư tưởng
quan điểm , tư tưởng pháp lý và cả thái độ tình cảm của họ đối với vấn đề hay hiện
tượng pháp lý đó”(1).
Tình cảm ,thái độ ,niềm tin pháp luật là những nhân tố quan trọng của ý thức pháp
luật nói chung.Tình cảm pháp luật mang tính tích cực như u cơng lý ,thích sự
cơng bằng, đề cao trách nhiệm pháp lý ;thái độ đúng đắn sự kiện pháp luật như
công phẫn trước hành vi phạm tội đăc biệt nghiêm trọng ;niềm tin thực sự đối với
pháp luật như sự tin tưởng hồn tồn vào tính cơng bằng và nghiêm minh của
pháp luật vv,chỉ có thể có được ở cơng chúng khi nó dựa trên nền tảng ý thức
CHÚ GIẢI:

(1) Nguyễn Minh Đoan:Cần đẩy mạnh nghiên cứu dư luận phục vụ các hoạt động
pháp luật ,Tạp chí Luật học , Số 6 -2004,Hà Nội , tr.33

8


pháp luật xã hội ở trình độ cao,ý thức của bộ phân tiên tiến,đại diện cho xã hội
,được chính thức hóa trong tồn xã hội. Chỉ có dựa trên ý thức pháp luật ở trình độ
cao,dư luận xã hội về các vấn đề pháp luật mới có thể phản ánh chân thực ,khách
quan bản chất các sự kiện hiện tượng pháp lý diễn ra trong xã hội .
Ngược lại , nếu ý thức pháp luật ở trình độ thấp thì tình cảm, thái độ trước các vấn
đề pháp luật khơng rõ ràng ,niềm tin đối với pháp luật có thể mù quáng ;khi đó sẽ
dễ dẫn đến dư luạn xã hội phản ánh sai sự thật ,phát sinh tin đồn thất thiệt.
Như vậy ý thức pháp luật đã có sự tác động trở lại rất quan trọng đến dư luận xã
hội. Nó là cơ sở , tiền đề cho sự hìnhthành thái độ tình cảm ,niềm tin đối với pháp
luật của cơng chúng-điều kiện tiên quyết cho sự hình thành và phát triểncủa dư
luận xã hội về các vấn đề pháp luật.
Thứ hai, ý thức pháp luật cung cấp ,bổ sung những tri thức , hiểu biết pháp luật
cho cá nhân , nhóm xã hội ; từ đó , tạo ra “ khuôn mẫu tư duy “ cho sự phán xét
đánh giá của dư luận xã hội về các sự kiện , hiện tượng pháp lý diễn ra trong xã
hội .
Dư luận xã hội là sự phản ánh , phán xét , đánh giá của công chúng trước các sự
kiện , hiện tượng diễn ra trong thực tế xã hội.Sự phán sét , đánh giá của dư luận xã
hội bao giờ cũng phải dựa trên các “ khuôn mẫu tư duy “ nhất định. Khuôn mẫu tư
duy giúp con người nhanh chóng nắm băt tình huống , khơng phải tiêu tốn nhiều
trí lực cho việc tìm hiểu bối cảnh . “ Chỉ có các khái quát , phán xét , suy lý phổ
biến trong xã hội mới có thể trở thành khuôn mẫu tư duy xã hội . Dư luận xã hội là
phương thức tồn tại của khuôn mẫu tư duy xã hội . Để chủ động hình thành dư luận
xã hội trước hết phải hình thành các khn mẫu tư duy xã hội“ (1).
Khi các tình huống diễn ra trong đời sống xã hội là những sự kiện , hiện tượng

pháp lý thì cần phải có tri thức , hiểu biết pháp luật làm nền tảng cho khuôn mẫu
CHÚ GIẢI:
(1) Ban Tư tưởng –Văn hóa Trung ương –Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội
:Nghiên cứu ,sử dụng và định hướng dư luận xã hội , Hà Nội 1999, tr.15
tư duy của công chúng. Các tầng lớp xã hội sẽ không thể đưa ra các phán xét đánh
giá đúng đắn về các sự kiện hiện tượng pháp lý nếu thiếu kiến thức , thiếu hiểu biết
9


về pháp luật . Tính chất đúng hay sai , mức độ sâu sắc hay hời hợt , khuynh hướng
tán thành hay phản đối trong nội dung phản ánh của dư luận xã hội về các vấn đề
pháp luật cũng phụ thuộc vào trình độ tri thức , hiểu biết pháp luật của cơng
chúng. Đến lượt mình , tri thức , hiểu biết pháp luật của con người lại phụ thuộc
vào ý thức pháp luật của hở trình độ cao hay thấp ; bởi vì tri thức , hiểu biết pháp
luật vừa là nội dung vừa là thước đo trình độ ý thức pháp luật của con người.
Ý thức pháp luật là biểu hiện khả năng nhận thức của con người trong lĩnh vực
pháp luật . Nếu ý thức pháp luật là tích cực nó sẽ là điiều kiện trực tiếp quan trọng
để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ; nghĩa là , những người có trách
nhiệm soạn thảo xây dựng và ban hành pháp luật có ý thức pháp luật tốt , có trình
độ hiểu biết pháp luật cao ; cũng như các công dân khác khi tham gia thảo luận ,
đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật có ý thức pháp
luật tốt , thì họ sẽ là những ngượi góp phần tạo ra những văn bản pháp luật có giá
trị cao . Ngược lại , ý thức pháp luật của họ cịn ở trình độ thấp thì khó có thể xây
dựng được những văn bản pháp luật phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội .
Rõ ràng , ý thức pháp luật cung cấp , bổ sung những tri thức , hiểu biết pháp luật
cần thiết cho các cá nhân , các nhóm xã hội ; giúp họ có căn cứ pháp lý để nhìn
nhận , đánh giá các vấn đề pháp luật diễn ra trong xã hội . Thơng qua đó , ý thức
pháp luật tạo ra khuôn mẫu tư duy cho sự phán xét , đánh giá của dư luận xã hội về
các sự kiện , hiện tượng pháp lý diễn ra trong thực tiễn xã hội . Khi đã có khn
mẫu tư duy là những tri thức , hiểu biết đúng đắn vế pháp luật, dư luận xã hội mà

công chúng muốn có sẽ tự khắc nảy sinh và lan truyền khi gặp các sự kiện , hiện
tượng pháp lý tương ứng. Chẳng hạn , các khuôn mẫu tư duy như “ Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân , do nhân dân , vì
nhân dân “ , “ mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật “ , “ Cơng dân có quyền
tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật “ , “ Cơng dân có nghĩa vụ tn theo

Hiến pháp và pháp luật “ (1)... , là những quy định ngắn gọn , dễ hiểu trong Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi bổ sung năm
2001) . Những khuôn mẫu tư duy này được các cá nhân tiếp nhận , tích

10


lũy từ các kênh thông tin khác nhau , trở thành tri thức pháp luật và thường trực
trong ý thức pháp luật của họ . Sự tồn tại của những khuôn mẫu tư duy trên đây là
hết sức cần thiết , là nền tảng cho phán xét , đánh giá của dư luận xã hội về các
hiện tượng pháp lý diễn ra trong thực tiễn xã hội .
Thứ ba , ý thức pháp luật xã hội là nhân tố định hướng hành vi pháp lực hợp pháp
cho các chủ thể của dư luận xã hội .
Chủ thể của dư luận xã hội chính là các cộng đồng người mang dư luận xã hội bao
gồm các nhóm xã hội , các tập thể , các giai cấp , tầng lớp xã hội . Khơng có dư
luận xã hội của cá nhân đơn lẻ. Chính vì vậy dư luận xã hội được coi là biểu hiện
của hành vi tập thể thể hiện quan điểm, ý chí chung của nhiều người.
Khác với ý thức pháp luật của cá nhân và ý thức pháp luật của nhóm , ý thức
pháp luật xã hội mang tính khái qt ở trình độ cao và tính hệ thống chặt chẽ . Hệ
thống quan điểm , tư tưởng của ý thức pháp luật xã hội giữ vai trò quyết định đối
với tính đúng đắn , khoa học trong nội dung phán xét , đánh giá của dư luận xã hội
về các vấn đề pháp luật ; từ đó , ý thức pháp luật xã hội là nhân tố định hướng hành
vi pháp luật hợp pháp cho các chủ thể của dư luận xã hội .
Pháp luật là một hiện tượng khác quan , nhưng sự ra đời , hình thành và phát

triển lại phải thơng qua ý thức pháp luật của con người . Xã hội càng phát triển thì
pháp luật càng có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội , do đo , ý thức pháp luật
của con người phải càng cao . Quản lí xã hội bằng pháp luật là nguyên tắc hoạt
động của các nhà nước vì vậy địi hỏi nhà nước phải chú trọng đến việc xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật . Ý chí là tiến đề của pháp luật . Những thay đổi
khách quan trong đời sống xã hội trước hết phải được phản ánh trong ý thức pháp
luật, rồi sau đó mới thể hiện thành các quy phạm pháp luật tương ứng.
CHÚ GIẢI:(1) Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992( sửa đổi bổ sung năm 2001) ,Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội ,2002,
tr.123,139,140,146
Pháp luật chính là sự thể hiện những nhận thức về các hiện tượng pháp lý tồn tại
trong đời sống xã hội , từ đó đưa ra những cách thức xử sự chung cho các chủ thể.
11


Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để xây dựng một hệ thống pháp luật
phù hợp .
Pháp luật được ban hành là để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong xã hội . Nhưng
mục đích điều chỉnh của pháp luật được thực hiện phải thông qua hành vi xử sự
của con người vì vậy muốn phát huy được hiệu quả của pháp luật thì phải tổ chức
thực hiện pháp luật một cách tốt nhất . Và ý thức pháp luật là nhân tố rất quan
trọng để nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật . Ý thức pháp luật của các chủ thể
càng cao thì sự tuân thủ pháp luật , sử dụng pháp luật , chấp hành pháp luật của họ
càng đúng đắn . Ngược lại , ý thức pháp luật thấp thì việc tổ chức thực hiện pháp
luật sẽ kém hiệu quả .
Ý thức pháp luật cịn có vai trị quan trọng đối với việc áp dụng pháp luật trong
các trường hợp các quy phạm pháp luật hiện hành đã lạc hậu , lỗi thời , khơng cịn
phù hợp với thực tiễn cuộc sống , hoặc trong những trường hợp mà pháp luật
không trực tiếp đề cập đến . Trong trường hợp này , chủ thể áp dụng pháp luật phải
có bản lĩnh chính trị tốt , có ý thức pháp luật cao để tạo ra khả năng giải quyết

đúng đắn các vụ việc trên cơ sở vận dụng các quy định mà pháp luật cho phép .

C. KẾT LUẬN .

Như vậy , dư luận xã hội và ý thức pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ , tác động
qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau . Dư luận xã hội là cơ sở để nâng cao ý thức pháp
luật trong cộng đồng xã hội . Ngược lại , ý thức pháp luật lại là tiền đề để tạo ra dư
luận xã hội về các vấn đề pháp luật và là “ khuôn mẫu tư duy “ cho sự phán xét ,
đánh giá của dư luận xã hội về các sự kiện , hiện tượng pháp lý diễn ra trong xã hội
. Ngồi ra ý thức pháp luật cịn là nhân tố định hướng hành vi pháp luật hợp pháp
cho các chủ thể của dư luận xã hội . Việc nắm rõ mối quan hệ giữa dư luận xã hội
và ý thức pháp luật sẽ là điều kiện để nhà nước nhà nước và nhân dân ta tổ chức
thực hiện pháp luật một cách hiệu quả .

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. TS. Ngọ Văn Nhân : Xã hội học pháp luật , Nxb Hồng Đức , Hà Nội –
2012
2. TS.Ngọ Văn Nhân : Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp
luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở , NXB . Chính trị quốc gia Hà Nội
-2011
3. Trường Đại học Luật Hà Nội : Giáo trình lý luận nhà nước và pháp
luật NXB Công an nhân dân Hà Nội – 2011
4 . Nguyễn Minh Đoan : Cần đẩy mạnh nghiên cứu dư luận phục vụ các
hoạt động pháp luật , Tạp chí Luật học , Số 6 - 2004
5 .C.Mác và Ph. Ăngghen:Tồn tập ,Nxb.Chính trị quốc gia Hà Nội ,
1999


13


14



×