Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý duy trì sỉ số học sinh trường trug học cơ sở Thạnh Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.99 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Nguyễn Cao Tùng
Năm sinh: 1984
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Vật Lý.
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Quản lý chuyên môn.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Trong những năm qua, nhiều địa phương “nóng” lên vì những thông tin học sinh
bỏ học. Tình trạng học sinh bỏ học đã, đang gia tăng và còn có nguy cơ tăng cao hơn
nữa trên các địa phương nói chung, cũng như Thạnh Lợi nói riêng. Điều đó, khiến
những ai có tâm huyết với giáo dục, với sự phát triển của địa phương cũng không
khỏi trăn trở và nhức nhối.
Trường trung học cơ sở Thạnh Lợi, thuộc xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, là
một xã thuộc diện xa nhất, khó khăn nhất của huyện. Trong những năm qua, tuy đã
được sự quan tâm đầu tư của UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, cùng địa
phương để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị dạy học và triển khai nhiều
chính sách hỗ trợ để học sinh tới trường. Trường cũng đã phấn đấu đạt chuẩn quốc
gia. Nhưng tình trạng học sinh giảm, bỏ học ở đây chiếm tỷ lệ khá cao so với các
Trường trung học cơ sở khác trên địa bàn huyện. Nguy cơ học sinh bỏ học, tỷ lệ học
sinh giảm qua các năm tiếp theo có khả năng tăng cao. Điều này đã trở thành nổi lo
không chỉ của ngành Giáo dục huyện, của cả cấp ủy, chính quyền địa phương đang
trên con đường xây dựng nông thôn mới mà đó cũng chính là nỗi trăn trở lớn của cán
bộ quản lí, giáo viên thuộc đơn vị trường THCS Thạnh Lợi.


Nằm cách trung tâm huyện Tháp Mười khoảng 30km, Trường trung học cơ sở
Thạnh Lợi, xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười được xem là ngôi trường THCS xa
PGD&ĐT và nhỏ nhất huyện (tính về qui mô trường lớp và số giáo viên, học sinh).
Trong những năm qua, nhà trường được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
dạy và học, đội ngũ cán bộ giáo viên được chuẩn hóa theo từng năm học. Nhưng một
thực trạng đang diễn ra ở đây là số lượng học sinh bỏ học giữa chừng, học sinh giảm
đang có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê số lượng học sinh bỏ học, số học sinh
giảm của trường và báo cáo của bộ phận phổ cập cho biết: Năm học 2013 – 2014,
toàn trường có 255 em, với 8 lớp học – nhưng đến cuối năm, số lượng học sinh bỏ
học và giảm là 6 em, chiếm tỷ lệ hơn 2,4%; năm học 2014 – 2015 số học sinh giảm,
bỏ học là 9 em, tỷ lệ 3,4%; năm học 2015-2016 là 11 học sinh, chiếm tỷ lệ 4,7%. Từ
thực tế cho thấy, có khoảng 30% học sinh nghĩ do bị hổng kiến thức từ cấp học dưới,


học yếu dẫn đến lười học; khoảng 20% nghĩ, giảm do hoàn cảnh khó khăn, nhà quá
xa trường, đặc biệt là các em ở ấp 3, ấp 4 và Vĩnh Châu A, Tân Hưng, Long An;
khoảng 40% do nhà nghèo theo gia đình đi làm ăn xa như Bình Dương, Đồng Nai…;
đáng nói là có khoảng 10% gia đình khá, giàu cũng cho con em nghĩ học vì cho là
học nhiều sau này cũng thất nghiệp, hay lớn lên cho các em ở nhà làm ruộng học chi
nhiều hoặc đỗ thừa con học bị đau đầu nên cho nghĩ. Chính điều đó đã khiến cho
công tác chống bỏ học, ngăn ngừa tỷ lệ học sinh giảm trong năm học gặp rất nhiều
khó khăn.
Thực tế cho thấy, việc học sinh bỏ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả tr ước mắt
lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã
hội. Khi bỏ học, tâm trạng thường chán chường khiến những học sinh này dễ bị kích
động, lôi kéo. Từ đó có thể hình thành nên một lượng thanh thiếu niên thất học, lêu
lổng, dễ sa vào các thói hư tật xấu, có thể sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp
luật... Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu đến
mức tốt đa tỷ lệ học sinh giảm, bỏ học trong các năm học cho trường THCS Thạnh
Lợi là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lí do nói trên, tôi

xin đề xuất sáng kiến như sau:
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
"Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, duy trì sỉ số học sinh trường
THCS Thạnh Lợi" trong tình hình mới.
2.2. Lĩnh vực áp dụng:
Sáng kiến kinh nghiệm chỉ áp dụng trong lĩnh vực quản lí, duy trì sỉ số học
sinh, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh giảm, bỏ học trong năm. Cụ thể
đã áp dụng tại trường THCS Thạnh Lợi.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng và nguy cơ về tình hình
công tác quản lý, duy trì sỉ số học sinh, tôi xin đề xuất các giải pháp quản lý, duy trì
sỉ số học sinh, hạn chế tỷ lệ học sinh giảm, bỏ học cho trường THCS Thạnh Lợi thuộc
huyện Tháp Mười, nhằm tạo nên sự chuyển biến tích cực về công tác duy trì sỉ số học
sinh trong nhà trường, thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của ngành giao, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
3.1. Giải pháp 1: Tổ chức dạy học phụ đạo học sinh cả về học lực và giáo
dục đạo đức học sinh gặp khó khăn (học sinh yếu, kém) một cách chặt chẽ.
3.1.1. Mục đích
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “hai không”. Tổ chức xác định đúng các đối
tượng học sinh gặp khó khăn trong học tập và học sinh có nguy cơ bỏ học. Tổ chức
phụ đạo học sinh nhằm giúp các em bổ sung phần kiến thức hỏng, học tập theo kịp
bạn bè, lấy lại sự ham học, tự tin vào khả năng học tập của chính mình.
3.1.2. Nội dung
Chuyên môn tăng cường công tác quản lý công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh
khó khăn trong học tập một cách chặt chẽ bằng kế hoạch, có phân công nhiệm vụ cụ
thể từng cá nhân, bộ phận trong nhà trường, có kiểm tra, giám sát và sơ, tổng kết một
cách nghiêm túc.
Tổ chức công tác quản lý giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tư tưởng, lòng ham
học cho học sinh một cách bài bản.



Tổ chức hội thảo, chuyên đề nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu để giúp đỡ học
sinh, ngăn chặn tình trạng giảm, bỏ học vì lí do học yếu.
3.1.3. Các bước tiến hành
Ngay từ đầu năm học, bộ phận chuyên môn đã tổ chức lên kế hoạch phụ đạo
học sinh, đề nghị về Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo bồi dưỡng, kèm
cặp học sinh yếu kém, có nguy cơ bỏ học của trường, để quản lí và kiểm tra việc bồi
dưỡng học sinh yếu kém, có nguy cơ bỏ học. Đề nghị nhà trường thành lập ban phòng
chống bỏ học và Hội cha (mẹ) học sinh phối hợp thực hiện tốt công tác.
Chuyên môn tiếp tục tổ chức cho giáo viên thuộc các bộ môn học (Toán, Vật
lí, Hóa học, Ngữ văn, Sử, Địa, Sinh và Tiếng anh) và giáo viên chủ nhiệm thực hiện
công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh khó khăn trong học tập và học sinh có nguy cơ bỏ
học với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Đối với giáo viên chủ nhiệm: Lập danh sách học sinh yếu kém, có nguy cơ
yếu kém, bỏ học theo qui định. Thực hiện báo cáo theo yêu cầu của tổ trưởng. Thực
hiện kèm cặp, giúp đỡ những học sinh khó khăn về đọc, viết (nhất là đối tượng lớp
6); hỗ trợ, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học của lớp
mình chủ nhiệm. Định kì hàng tháng có cập nhật theo mẫu và báo cáo chất lượng,
tiến bộ của học sinh yếu, kém chung của lớp, báo cáo tình hình tham gia học tập, thái
độ học tập của những học sinh có nguy cơ bỏ học qua kì hợp hội đồng.
Đối với giáo viên dạy lớp: Mỗi giáo viên lập danh sách học sinh yếu kém theo
bộ môn, lớp mình phụ trách, chia theo tổ nhóm đối tượng. Đăng kí với TTCM về
danh sách, kế hoạch bồi dưỡng, lịch bồi dưỡng và thực hiện công tác bồi dưỡng, phụ
đạo học sinh. Định kì hợp tổ báo cáo kết quả trước tổ chuyên môn, đồng thời cập nhật
kết quả, chất lượng báo cáo tình hình về bộ phận chuyên môn hàng tháng (theo mẫu).
Đối với tổ, TTCM có nhiệm vụ tổ chức sơ kết công tác bồi dưỡng HSYK
hàng tháng, học kì, năm học (sau mỗi kì phát sổ liên lạc) trong thời gian họp tổ. Tổ
chức các chuyên đề có liên quan đến công tác phụ đạo học sinh…
Bộ phận chuyên môn tổ chức các hội thảo cấp trường nhằm tìm giải pháp hữu

hiệu, cụ thể cho từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh có nguy cơ bỏ học;
Tổ chức dạy học kì III một cách nghiêm túc, tránh tình trạng xem nhẹ, hình thức.
Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá chất lượng theo học kì
và năm.
Phối hợp CĐCS căn cứ vào kết quả bồi dưỡng, kèm cặp học sinh yếu kém, có
nguy cơ bỏ học của giáo viên, của toàn trường để nhà trường tính vào việc xét thi đua
khen thưởng, xếp loại công chức và xếp loại thi đua, chuẩn nghề nghiệp giáo viên
vào cuối năm học nhằm thúc đẩy tạo hiệu ứng phong trào một cách mạnh mẽ.
3.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, quan tâm giúp đỡ học
sinh nghèo.
Tổ chức thực hiện cuộc vận động “nói không với hiện tượng học sinh bỏ học
vì nghèo”. Xã hội ta không thể để cho con em vì nghèo mà thất học. Vì thế, công tác
phối hợp thực hiện công tác XHH giáo dục giúp đỡ học sinh nghèo là một trong
những giải pháp quan trọng, thiết thực, để giúp đỡ gia đình và những học sinh nghèo
tham gia học tập tốt.
3.2.1. Mục đích
Tổ chức thực hiện công tác XHH giáo dục, vận động nhiều suất học bổng,
nhiều khoản trợ cấp khó khăn, nhiều phần quà nhằm hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghèo.


Tạo mọi điều điều kiện về cả vật chất lẫn tinh thần giúp các em học tập tốt, yêu
trường, yêu thầy cô, bạn bè, hạn chế thái độ mặc cảm, không ham học, bỏ học vì
nghèo.
3.2.2. Nội dung
Tổ chức xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục cho nhà trường, lựa chọn
những cán bộ nắm nguyên tác của công tác XHH giáo dục, có kĩ năng giao tiếp tốt,
có uy tín.
Tổ chức tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, hội cha mẹ học
sinh cùng tham gia thực hiện kế hoạch XHH giáo dục của nhàn trường. Tổ chức các
hoạt động XHH giáo dục, tổ chức phát học bổng, trợ cấp khó khăn cho học sinh một

cách kịp thời, hiệu quả.
3.2.3. Các bước tiến hành.
Ngay trong hè trước khai giảng năm học mới, nhà trường tổ chức rà soát, lập
danh sách học sinh nghèo, cận nghèo, khó khăn của nhà trường trong năm học. Trong
đó, nhà trường xác định rõ các đối tượng có nguy cơ bỏ học để có phương án tham
mưu, vận động giúp đỡ trong năm học mới.
Ngay khi bắt đầu năm học mới, nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch XHH
giáo dục trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng học sinh cần được giúp đỡ, phân
công cụ thể những cán bộ, giáo viên có hiểu biết, có kỹ năng giao tiếp tốt, lời nói có
tính thuyết phục cao, có uy tính tham gia thực hiện kế hoạch. Nhà trường tiếp tục xây
dựng các kế hoạch tham mưu, phối hợp cụ thể với chính quyền địa phương. Nêu rõ
mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng, tính cấp thiết và các đối tượng cụ thể cần được
quan tâm, giúp đỡ. Từ đó chính quyền địa phương với chức năng quản lí Nhà nước
của mình không chỉ huy động, góp sức mà còn tạo cơ sở pháp lí cho việc huy động và
tổ chức điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng và phát
triển giáo dục. Qua đó có thể nhận được sự hỗ trợ của địa phương, huy động sức
mạnh tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể, kêu gọi sự đóng góp hỗ trợ của các
mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế trên địa bàn, ngoài địa bàn
qua uy tín của địa phương.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường cũng phát huy vai trò của hội cha mẹ học
sinh bằng cách tổ chức họp, tổ chức đại hôi hội cha mẹ học sinh. Các lớp đều cử ra
những phụ huynh tâm huyết, có uy tín đại diện cho lớp. Nhà trường thành lập ban đại
diện cha mẹ học sinh cấp trường là những người có uy tính, có sức ảnh hưởng mạnh
trong phụ huynh, có tâm huyết cùng chung tay xây dựng nhà trường, cùng thực hiện
phong trào XHH giáo dục. Từ đó, công tác XHH giáo dục của nhà trường trong
những năm qua đều có hiệu quả tích cực.
Song song với công tác kế hoạch XHH, nhà trường cũng tổ chức huy động
học sinh ngay đầu năm học. Trong đó, nhà trường đặc biệt quan tâm đến các đối
tượng học sinh nghèo, có phân công đảng viên, giáo viên có kinh nghiệm tham gia tư
vấn, tìm hiểu tâm tư, nguyên vọng của học sinh. Tổ chức tư vấn đến từng trường hợp

học sinh và gia đình học sinh chưa ra lớp và học sinh nghèo biết về chính sách hỗ trợ,
quan tâm học sinh nghèo của nhà trường để gia đình và học sinh yên tâm tiếp tục học.
Sau khi đã có được những suất học bổng, Nhà trường tổ chức trao học bổng,
trợ cấp khó khăn và những chính sách hỗ khác vào dịp khai giảng năm học mới để
học sinh có đầy đủ điều kiên tốt nhất tham gia học tập. Định kì kết thúc học kì, năm


học nhà trường có sơ, tổng kết đánh giá hiệu quả của công tác XHH để rút kinh
nghiệm hoạt động cho những năm học tiếp theo
3.3. Giải pháp 3: Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho cha mẹ học sinh và
học sinh.
3.3.2. Mục đích
Định hướng cho học sinh gặp khó khăn, vướng mắc trong học tập, sinh hoạt,
cũng như trong cuộc sống. Giúp các em hiểu được tầm quan trong của việc học tập và
có thái độ học tập tích cực. Đồng thời định hướng, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
Tổ chức thăm hỏi, quan tâm đến cuộc sống, gia đình những học sinh gặp khó
khăn có nguy cơ bỏ học. Từ đó, nhà trường tổ chức tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ học
sinh nhằm tạo động cơ học tập tốt cho học sinh, hạn chế học sinh có tư tưởng bỏ học.
3.3.2. Nội dung
Thành lập tổ tư vấn giáo dục mà trong đó, các thành viên của tổ tư vấn phải
có uy tín được học sinh và phụ huynh kính trọng, phải có kinh nghiệm, tâm huyết,
tinh thần trách nhiệm cao, phải am hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh để việc tư vấn có
hiệu quả.
Tổ tư vấn thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm:
- Tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh: nhằm trợ giúp đối tượng được tư
vấn nhận ra chính mình, nhận biết tầm quan trọng của việc học tập, tự tin vào khả
năng của mình và định hướng được hướng đi trong tương lại. Từ đó, giúp các em tự
thay đổi hành vi, thái độ học tập.
- Tư vấn giáo dục: nhằm can thiệp, phát hiện, phòng ngừa, hỗ trợ, uốn nắn,
giáo dục đạo đức học sinh trong quá trình học tập. Nhất là những học sinh có nguy cơ

bỏ học.
- Tổ chức thăm hỏi, tư vấn hướng nghiệp cho cha mẹ học sinh, nhằm giúp cha
mẹ học sinh năm bắt tình hình học tập của con em mình và có quan tâm đúng mức
đến việc học của con em.
3.3.3. Các bước tiến hành
Ra quyết định thành tổ tư vấn giáo dục. Hoàn chỉnh các hồ sơ về thành lập,
các nội quy hoạt động, danh sách tổ tư vấn (cán bộ, viên chức, giáo viên trong
trường).
Tổ tư vấn xây dựng kế hoạch và thực hiện về tư vấn, hướng nghiệp trong nhà
trường. Tổ chức hướng dẫn phương pháp tư vấn phù hợp với điều kiện nhà trường.
Tổ chức rà soát các đối tượng có nguy cơ bỏ học, phân công đảng viên, giáo
viên có uy tín đảm nhiệm giúp đỡ học sinh thường xuyên. Những giáo viên được
phân công đảm nhiệm đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học phải thường xuyên tạo
mối quan hệ, phối hợp tốt với gia đình về tình hình học tập của con em mình để cùng
tìm giải pháp giúp đỡ các em học tốt. Định kì báo cáo về nhà trường về tình hình
chuyển biến của học sinh.
Ngoài các giải pháp trên, nhà trường đồng thời có nhiều hoạt động khác nhằm
giảm thiểu tình trang học sinh bỏ học như: tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
phong trào thi đua “THTT, HSTC”. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa,
TDTT…
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng: Công tác quản lý, duy trì sỉ số học sinh trong nhà
trường là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện. Các giải pháp


nêu trên sẽ dễ dàng áp dụng ở các trường học. Đồng thời đây cũng là những giải pháp
phù hợp với thực tiễn của trường THCS Thạnh Lợi, chắc chắn nó sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả trong công tác duy trì sỉ số học sinh.
4.2. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến bước đầu chỉ áp dụng đối học sinh của trường
THCS Thạnh Lợi.

5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
Đề tài áp dụng từ đầu năm học 2016-2017 đến nay. Tính đến hết tháng 3, năm
học 2016-2017, trường đã có 9 trường hợp học sinh có nguy cơ giảm, bỏ học, học
hành không ổn định. Trường đã thực hiện các giải pháp nêu trên bước đầu có những
chuyển biến tích cực. Kết quả của những cách làm trên, trong năm học 2016-2017
này, đa số học sinh tự giác học tập chăm chỉ hơn, hiện tượng học sinh bỏ học, đi học
không chuyên cần giảm. Những năm trước đây tỷ lệ học sinh giảm và bỏ học trên
2%, thì năm học 2016 – 2017 tính đến thời điểm tháng 03/2017 không có học sinh
nào bỏ học. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, học sinh khá giỏi hàng năm
ổn định, học sinh yếu kém giảm.
Qua kết quả thực tế trong công tác duy trì sỉ số học sinh của đơn vị, tôi tin
chắc rằng chất lượng công tác duy trì sỉ số ở học kì 2 sẽ kết quả đạt cao và ổn định.
Đồng thời, nếu sáng kiến của bản thân được nhân rộng sẽ mang lại hiệu quả như sau:
- Góp phần làm phong phú thêm hệ thống các giải pháp mang lại hiệu quả
cao trong công tác quản lí, duy trì sỉ số học sinh. Góp phần nâng cao được chất lượng
giáo dục của nhà trường.
- Giúp nhà trường xây dựng được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa ba môi
trường giáo dục là Nhà trường, gia đình và xã hội và các tổ chức khác ở trong và
ngoài nhà trường để thực hiện công tác giáo dục học sinh, có các biện pháp tích cực
để huy động sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên bộ môn và nhân viên, các lực lượng
trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương.
Trên đây là sáng kiến, cải tiến giải pháp mới trong quản lí, duy trì sỉ số học
sinh của bản thân tôi trong năm 2016-2017. Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng
kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị

Thạnh Lợi, ngày 13 tháng 3 năm 2017
Người báo cáo

Nguyễn Cao Tùng




×