Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tư tưởng hồ chí minh vềphát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệmsự vận dụng tư tưởng đó của đảng ta liên hệ với việc thực hiện nội dung này ở việt nam, ở địa phương và của bản thân hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.75 KB, 20 trang )

MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU
Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới, người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người là hiện thân của
chân lý và chính nghĩa. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng đã khẳng định : “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan
điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam,
kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to
lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nói riêng thì những tư tưởng
của Người về phát triển kinh tế gắn liền với thực hành tiết kiệm chiếm một vị
trí quan trọng. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với thực
hành tiết kiệm xuất phát từ truyền thống văn hóa của đất nước. Theo quan
điểm của Bác: “hàng ngày ta phải ăn cơm, uống nước, phải thở khí trời để mà
sống. Những việc đó, ngày xưa cha ông ta phải làm, bây giờ chúng ta phải
làm, con cháu sau này cũng phải làm. Vậy ăn cơm, uống nước và thở khí trời
để đem lại cuộc sống cho con người thì đó là những việc không khi nào trở
thành cũ cả. Cần, Kiệm, Liêm, Chính đối với đời sống mới cũng vậy”. Chính
vì những lý do trên mà trong học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tôi
đã lựa chọn đề tài : “Tư tưởng Hồ Chí Minh vềphát triển kinh tế đi đôi với
thực hành tiết kiệm?Sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta? Liên hệ với việc
thực hiện nội dung này ở Việt Nam, ở địa phương và của bản thân hiện
nay? ». để nghiên cứu viết tiểu luận hết môn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng,
song do còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của tôi không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô để bài tiểu luận
của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !



2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
1.1.Mục tiêu của phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm
* Phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm nhằm nâng cao đời
sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh luôn coi kinh tế là cơ sở, là nền tảng để chăm lo phát triển
con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát triển
các lĩnh vực văn hóa, xã hội … Để cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng và phát
triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, phải huy động sức lực
của toàn dân, mọi cấp, mọi ngành thi đua đẩy mạnh sản xuất.
Người nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là
phát triển sản xuất, để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng
của mọi người ra để sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta hiện
nay ở miền Bắc,… khẩu hiệu của chúng ta là: tất cả phục vụ sản xuất! Tất cả
chúng ta, bất kỳ ở cấp nào, ngành nào, đều phải góp sức làm cho sản xuất
phát triển”.
Trong các bài nói chuyện với cán bộ và nhân dân các địa phương,
Người tiếp tục khẳng định tính tất yếu của việc đẩy mạnh sản xuất. Người coi
đẩy mạnh sản xuất là vấn đề trọng tâm, gốc rễ của mọi vấn đề kinh tế. Vì vậy,
tất cả mọi đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng ta đều không
ngừng đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm để nâng cao đời sống vật chất,
văn hóa của nhân dân. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, sản xuất bao giờ
cũng đi liền với tiết kiệm, giữa chúng có mối quan hệ rất mật thiết, tác động
thúc đẩy lẫn nhau và tạo điều kiện cho nhau phát triển. Người nói: “ Tăng gia

sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm. Phải tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì

3


giờ, phải tiết kiệm tiền của để tăng gia. Tiết kiệm giúp cho tăng gia và tăng
gia giúp cho tiết kiệm để đi đến kết quả tốt” .
Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng phải xây dựng một xã hội hoàn
toàn mới chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Nhờ xác định đúng đặc điểm, nội
dung, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những
việc cần làm trong phát triển kinh tế, văn hóa. Trong đó, Người luôn đề cao
vai trò của cán bộ và nhân dân trong việc đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết
kiệm, chống tham ô, lãng phí để xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân
vững mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong đời sống nhân dân. Người
nhiều lần khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất
và văn hóa của nhân dân” . Để thực hiện mục đích cao đẹp đó, theo Hồ Chí
Minh, nhân dân lao động phải tự xây lấy, phải phát huy tính độc lập, sang tạo
của mỗi người. Muốn vậy, nhân dân ta phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và quan liêu.
Đối với Chính Phủ, Người nhấn mạnh: “Hết sức chăm lo đời sống nhân
dân. Phải ra sức phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, lại phải phân phối
cho công bằng hợp lý, từng bước cải thiện việc ăn, mặc, ở, học, phục vụ sức
khỏe và giải trí của nhân dân” . Có lúc Người yêu cầu: “… Lâu nay, chúng ta
đòi hỏi nhân dân đóng góp. Từ đây, chúng ta phải ra sức hướng dẫn và giúp
đỡ nhân dân hơn nữa trong việc sản xuất và tiết kiệm, để cải thiện đời sống
của bộ đội và nhân dân, để làm cho dân giàu, nước mạnh” . Trong rất nhiều
bài viết và bài nói chuyện của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định:
“Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm – đó là khẩu hiệu chúng ta phải
quyết tâm thực hiện để không ngừng phát triển kinh tế và không ngừng nâng
cao đời sống của nhân dân” . Và Người cho rằng: “Nếu như hạnh phúc cảu

nhân dân là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội thì tăng gia là cánh tay phải của
hạnh phúc và tiết kiệm là cánh tay trai của hạnh phúc”
* Phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm nhằm giáo dục đạo
đức cách mạng và nhiệm vụ dân chủ cho toàn dân .
4


Ngoài mục tiêu kinh tế, kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết
kiệm nhằm mục tiêu giáo dục chính trị sâu sắc cho toàn dân. Người nói: “Nó
giáo dục cán bộ và nhân dân về quyền hạn và nhiệm vụ dân chủ. Nó thắt chặt
thêm mối đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân. Nó nâng cao trình độ chính trị
của cán bộ, của chiến sĩ và nhân dân. Nó gắn liền lòng yêu nước với tinh thần
quốc tế”
Phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế
mà nó còn có ý nghĩa chính trị to lớn: nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và giáo dục nhiệm vụ
cách mạng cho cán bộ, nhân dân. Bởi theo Người, chính trị là sự tham gia vào
công việc kinh tế, là việc vạch hướng đi cho kinh tế, xác định những hình thức,
nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nền kinh tế. Người nói: “Chính trị bây giờ
phải đi với kinh tế; công tác chính trị là mạch sống của công tác kinh tế” .
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiết kiệm không chỉ là điều kiện cho sự
phát triển kinh tế xã hội mà nó còn là tiêu chuẩn đạo đức của người cách
mạng, nó là một đức không thể thiếu của con người mới. Vấn đề giáo dục đạo
đức cho cán bộ đảng viên và nhân dân ta là vấn đề mà chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn luôn chú trọng. Đặc biệt trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn,
Người luôn nhắc nhở cán bộ đảng viên và nhân dân phải biết: Cần, Kiệm,
Liêm, Chính để xây dựng đất nước. Người cho đây là những phẩm giá cơ bản,
tốt đẹp nhất để làm người, làm cán bộ, đảng viên.
1.2. Nội dung chủ yếu của tư tưởng phát triển kinh tế đi đôi với
thực hành tiết kiệm

*Phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm là trách nhiệm, là
nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với tổ quốc.
Đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm là nét nổi bật trong tư
duy kinh tế của Hồ Chí Minh. Người cho rằng, giữa sản xuất và tiết kiệm luôn
gắn liền với nhau như một phương châm thực hành lao động cho nền kinh tế
vốn nghèo nàn, lạc hậu như nước ta. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất và thực hành
5


tiết kiệm là trách nhiệm, là một nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối
với tổ quốc. Vì vậy, toàn dân phải hiểu rằng tăng gia sản xuất và thực hành
tiết kiệm tức là yêu nước, là ích nước, lợi nhà. Cho nên, mỗi người dân phải
có ý thức tự nguyện, tự giác, phải có lòng say mê nhiệt tình tham gia lao
động, góp phần xây dựng nền kinh tế nước nhà. Người nói: “ Để đẩy mạnh
tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, mỗi người chúng ta phải nhận rõ: lao
động là một nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người công dân đối với Tổ quốc.
Ai cũng phải tùy theo khả năng mình mà tự nguyện tự giác tham gia lao động,
góp phần xây dựng nước nhà. Mỗi chúng ta phải nhận rõ: lao động – lao động
chân tay hay lao động trí óc – đều là vẻ vang đáng quý. Chúng ta phải chống
tư tưởng xem khinh lao động”
Người hiểu rõ giá trị của việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm trong xây
dựng kinh tế, nhất là đối với nước nghèo, đời sống thấp kém, Người cho rằng
muốn vươn lên thì vấn đề quan trọng là phải cần cù lao động và tiết kiệm.
Người giải thích: “Nước ta còn nghèo, muốn sung sướng thì phải tự lực cách
sinh, cần cù lao động. Phải cố gắng lao động sản xuất – lao động là nghĩa vụ
thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.
Hồ Chí Minh rất coi trọng người lao động, coi người lao động là vốn
quý nhất và Người đòi hỏi phải tổ chức lao động cho tốt để tiết kiệm lao động.
Người nói: “Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta
cần hết lòng chăm sóc sức khỏe và sử dụng thật hợp lý sức lao động của nhân

dân ta” .
* Tiết kiệm phải toàn diện, tiết kiệm ở mọi ngành
Quan điểm về tiết kiệm của Hồ Chí Minh mang nội dung khoa học – đó
là tích lũy để có nhiều sản phẩm và để được tiêu dùng nhiều hơn, để xây dựng
cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Tiết kiệm để sử dụng thời gian, nhân lực,
tài lực, trí tuệ của con người một cách đạt hiệu quả hơn trong điều kiện cho
phép. Tiết kiệm là hình thức giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng và huy

6


động nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Cho nên,
tiết kiệm mang ý nghĩa tích cực.
Tiết kiệm có thể được thực hiện ở mọi lĩnh vực sản xuất.
Thứ nhất, tiết kiệm sức lao động.
Đây là nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng tiết kiệm của Người.
Tiết kiệm sức lao động là phải biết tổ chức, sắp xếp nhân lực cho hợp lý, cân
đối, giảm bớt lao động dư thừa để nâng cao năng suất lao động của mỗi
người. Người nói: “Chúng ta phải tiết kiệm sức lao động. Thí dụ: việc gì trước
kia phải dùng 10 người, nay ta phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao
năng suất của mỗi người, nhờ vậy mà chỉ dung 5 người cũng làm được” .
Người yêu cầu: “Giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, văn hóa giáo dục…với nhau và trong mỗi ngành phải phát triển cân
đối. Trong nông nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng xem cần bao nhiêu ruộng? Có
bao nhiêu sức lao động? … Trong một nhà máy, cũng phải có cân đối. Nếu
chỉ cần 100 công nhân mà tuyển vào 150, thì lãng phí 50 người” .
Người còn nhắc nhở: “Các cơ quan chính quyền và đoàn thể, các cơ
quan kinh tế và các Ủy ban, cần phải nâng cao năng suất, giảm bớt số người
(tinh giản)”
Thứ hai, tiết kiệm thời giờ

Hồ Chí Minh cho việc tiết kiệm thời giờ là cần có kế hoạch cụ thể, chi
tiết, tính toán khoa học để giảm bớt thời gian cho mỗi sản phẩm, khắc phục
thời gian nhàn rỗi, đẩy mạnh tăng năng suất lao động. Người nói: “Chúng ta
phải tiết kiệm thời giờ. Việc gì trước kia phải làm 2 ngày, nay vì tổ chức sắp
xếp khéo, năng suất cao, ta có thể làm xong trong 1 ngày” .
Bởi lẽ, Người cho rằng: “Thì giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải.
Của cải nếu hết, còn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ
kéo nó trở lại được. Có ai kéo lại ngày hôm qua được không? Thánh hiền có
câu: “Một tấc bóng là một thước vàng”. Tục ngữ Âu nói: “Thời giờ tức là tiền
bạc”. Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là

7


người ngu dại” . Do đó, chúng ta phải biết tiết kiệm thời giờ, làm gì cũng cần
có kế hoạch cụ thể. Người nhắc nhở: “Công việc bất kỳ to nhỏ, đều có điều nên
làm trước, điều nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để
lại sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tổn thì giờ, mất
công nhiều mà kết quả ít” . Người cũng chỉ rõ: “Trong mọi công việc, phải tính
toán cân nhắc cẩn thận. Thì giờ là vàng bạc. Phải kiên quyết chống thói hội họp
lu bù, mất thì giờ, hại sức khỏe mà không kết quả thiết thực” .
Thứ ba, tiết kiệm tiền của
Hồ Chí Minh yêu cầu tiết kiệm tiền của nghĩa là không phung phí
nguyên liệu, vật liệu và tiền của trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Người
cho rằng, phương châm để tiết kiệm phải do tất cả các cấp, các ngành, từng cá
nhân tự giác thi hành và tìm cách tổ chức, sắp đặt cho hợp lý. Người thường
xuyên nhắc nhở: “Chúng ta phải tiết kiệm tiền của. Việc gì trước phải dùng
nhiều người, nhiều thì giờ, phải tốn 2 vạn đồng. Nay vì tiết kiệm được sức
người và thời gian, nguyên liệu, cho nên chỉ tốn một vạn là đủ. Nói tóm lại:
chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt cho hợp lý, để 1 người có thể làm việc

như 2 người, 1 ngày có thể làm việc của 2 ngày, 1 đồng có thể dùng bằng 2
đồng” . Một trong những hình thức tiết kiệm tiền của mà Hồ Chí Minh rất
quan tâm trong hoàn cảnh nước nghèo và ít vốn như nước ta, đó là quay vòng
vốn. Người nói: “Biết làm cho vốn quay vòng nhanh, thì có ít vốn mà dùng
được nhiều lần, nên sản xuất được nhiều”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào cả nước thực hành tiết
kiệm, tất cả mọi người từ trên xuống dưới, từ thành thị đến nông thôn đều tiết
kiệm và phong trào ấy nhất định phải lan rộng, ăn sâu, nhất định sẽ thành
công tốt đẹp. Theo Người ai cũng có thể và cũng nên tiết kiệm, tiết kiệm có
thể thực hiện ở nhiều lĩnh vực và hình thức khác nhau.
Ngay như trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Người đã
nói: “Các cơ quan tiết kiệm tiền công và của công, để đỡ tốn ngân quỹ; Chiến
sĩ thi đua tiết kiệm thuốc đạn, bằng cách bắn phát nào trúng phát ấy; Công
nhân tiết kiệm nguyên liệu; Học sinh thi đua tiết kiệm giấy bút; Đồng bào hậu
phương thi đua tiết kiệm tiền bạc và lương thực, để giúp đỡ bộ đội…”
8


Khi hòa bình, xây dựng đất nước, Người cho rằng phương châm triệt để
thực hành tiết kiệm phải do tất cả các ngành tự giác thi hành. Theo Người:
- Những người làm công tác hành chính sự nghiệp phải biết rút bớt hết
những gì không cần thiết, chớ hao phí giấy má và các thứ của công. Hao phí
những thứ đó là hao phí mồ hôi, nước mắt của dân. Chớ tưởng tiết kiệm
những cái cỏn con như mẩu giấy, ngòi bút là không có ảnh hưởng. Một người
như thế, trăm người như thế, vạn người như thế công quỹ bớt một số tiền
đáng kể, lấy ở mồ hôi, nước mắt của dân mà ra.
- Đối với ngành giáo dục, thầy và trò trong trường học phải biết tận
dụng thời gian truyền đạt và tiếp thu tri thức có kết quả tốt nhất, đồng thời tiết
kiệm giấy bút, biết giữ kỷ luật.
- Với ngành kinh tế nông nghiệp, nông dân phải tận dụng từng tấc đất,

không bỏ hoang.
- Với ngành kinh tế công nghiệp, công nhân phải biết sử dụng thuần
thục các loại máy móc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất để giảm
hàng phế thải và sản phẩm tồn đọng. Phải tiêu diệt thái độ lao động lười biếng
để nâng cao năng suất và giữ vững kỷ luật lao động.
- Các ngành xây dựng cơ bản càng cần phải dè sẻn nguyên liệu, vật liệu
thi công, bảo đảm chất lượng công trình. Người chỉ rõ: “Thiết kế và xây dựng
phải làm cho chắc, cho kỹ. Tránh làm ẩu rồi phải chữa đi chữa lại, vừa lãng
phí sức người, sức của, vừa không tốt cho sản xuất” .
- Đặc biệt đối với ngành tài chính, ngân hàng, mậu dịch, hoạt động lao
động bằng tiền của ngân sách nhà nước và để sử dụng đồng tiền cho hiệu quả
nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Người chỉ rõ: “Đồng tiền dính với hoạt
động của tất cả các ngành. Vì vậy, các ngành, các tổ chức kinh tế, các cơ quan
nhà nước cũng như toàn thể nhân dân phải biết sử dụng đồng tiền cho tốt…
một đồng tiền bỏ ra phải đảm bảo tăng thêm của cải cho xã hội, phải luân
chuyển nhanh, đừng để đọng. Phải tích cực huy động tiền nhàn rỗi để bỏ vào
sản xuất”.

9


CHƯƠNG 2. SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CỦA
ĐẢNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG
2.1.Sự vận dụng của Đảng ta
2.1.1.Trước thời kỳ đổi mới
Nhận thức vai trò to lớn của việc phát triển kinh tế đi đôi với thực hành
tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn của tình hình
kinh tế đất nước sau giải phóng, dân ta ở nhiều nơi đang gặp nạn đói nên
Đảng ta đã phát động phong trào: “Tích cực phát triển sản xuất, thực hành tiết

kiệm để phòng đói và cứu đói”, Đảng ta nhận định: “Trong việc chống nạn
đói thì việc phòng đói là căn bản, mà phòng đói là phát triển sản xuất, thực
hành tiết kiệm”. Theo đó, các địa phương phải kết hợp công tác tăng gia sản
xuất và tiết kiệm với công tác phát động quần chúng nói chung với công tác
thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ. Tiếp theo đó, ngay
sau thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc (năm 1953) Đảng ta đã đánh giá kết quả
của việc thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm để chống đói, tiếp tục đưa ra
phương hướng để thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm. Đảng ta nhận
định: “Công tác sản xuất là công tác trung tâm bậc nhất của vùng tự do, nơi
chưa phát động quần chúng. Ở nơi phát động quần chúng thì phát động quần
chúng là công tác trung tâm bậc nhất, và phải kết hợp chặt chẽ phát động quần
chúng với sản xuất”
Sau khi giành độc lập trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
Đảng ta tiếp tục chỉ đạo việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
sản xuất. Trong Thông tri số 194 – TT/TW, ngày 31 – 1- 1959 của Ban bí thư
đã chỉ rõ phương hướng giải quyết vấn đề thiếu ăn của nhân dân là: “Tích cực
đẩy mạnh cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm, đặc biệt chú ý vận động trồng
thêm màu ngắn ngày và trồng rau; vận động quần chúng tiết kiệm trong
những ngày tết” .
10


Như vậy, trong giai đoạn trước đổi mới, Đảng ta luôn nhận thức rõ vai
trò của phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, đây được coi là điều
kiện tiên phong để đưa nhân dân thoát khỏi nạn đói và tích lũy, cung cấp vật
chất cho chiến trường. Vì vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai
đoạn này được cụ thể hóa thông qua các chỉ thị và các cuộc vận động sản xuất
và tiết kiệm của Đảng đến toàn thể nhân dân.
2.1.2.Từ thời kỳ đổi mới đến nay
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đại hội lần thứ VI

của Đảng đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự
lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là sự đổi mới trong tư duy kinh
tế. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành
tiết kiệm, Đảng ta khẳng định: “Tiết kiệm là chính sách lớn phải được thực
hiện trong tất cả các hoạt động sản xuất, xây dựng và tiêu dùng xã hội. Chống
xa hoa lãng phí, phô trương, hình thức trong bộ máy quản lý Nhà nước và hợp
tác xã. Nêu cao lối sống giản dị, lành mạnh, dùng hàng trong nước sản xuất,
không chạy theo những thị hiếu tiêu dùng vượt quá khả năng của nền kinh tế”
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII và IX tiếp tục khẳng định
mục tiêu phát triển kinh tế phải đi đôi với thực hành tiết kiệm của đất nước,
Đảng ta coi tiết kiệm là quốc sách hàng đầu, chỉ có thực hiện tốt chính sách
sản xuất đi đôi với tiết kiệm, chúng ta mới đẩy nhanh nền kinh tế đất nước,
mới tránh được tình trạng tụt hậu ngày càng xa so với các nước. Đảng ta chỉ
ra các nguy cơ lớn của đất nước, trong đó nguy cơ tham những và quan liêu
được đánh giá là diễn biến phức tạp và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
đất nước. Vì vậy, những chỉ dẫn của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tiết
kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu thực sự là kim chỉ nam cho việc tìm
ra những biện pháp tích cực và hiệu quả để vượt qua những thách thức
nghiêm trọng đó.
2.2.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với
thực hành tiết kiệm ở Huyện Lang Chánh – Thanh Hóa hiện nay
11


Lang Chánh (Thanh Hóa) có 10 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự
nhiên toàn huyện là 58.631 ha, có 7 km đường biên giới Việt - Lào, với
45.637 người thuộc 3 dân tộc chính, trong đó dân tộc Thái, Mường chiếm
90,7% dân số, dân tộc Kinh chiếm 9,23%. Trải qua các thời kỳ lịch sử, đồng
bào các dân tộc thiểu số huyện Lang Chánh đã đoàn kết, chung sức chung
lòng xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Qua 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị,
phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang đi
vào cuộc sống, có sức lan tỏa sâu rộng, bước đầu đạt được những kết quả quan
trọng, góp phần tạo sự ổn định về tư tưởng chính trị, cổ vũ động viên Đảng bộ
và nhân dân các dân tộc trong huyện, phát huy truyền thống đoàn kết, hăng hái
thi đua, vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được nhiều kết quả quan trọng
trong các lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được cải thiện; văn hóa có nhiều chuyển biến tiến bộ; quốc phòng
- an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị được coi trọng, cải cách hành chính có nhiều đổi mới. Những
kết quả đó đã củng cố thêm niềm tin vững chắc cho Đảng bộ và nhân dân trong
huyện tin tưởng vào sự phát triển của quê hương Lang Chánh.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, các cơ quan, đơn vị từ huyện
đến cơ sở đã sáng tạo triển khai, phát động phong trào dưới nhiều hình thức
khác nhau với những nội dung cụ thể, thiết thực gắn với các phong trào, như
ủng hộ 2 ngày lương chung sức xây dựng nông thôn mới, phong trào“Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Hội phụ nữ xây dựng
kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực
hiện phong trào thi đua yêu nước “Phụ nữ Lang Chánh tích cực học tập, lao
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào tiết kiệm, vận động
hội viên tiết kiệm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em nghèo, đẩy mạnh thực hiện cuộc
vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”. Duy trì và nhân rộng các mô
hình tiết kiệm như lợn nhựa tiết kiệm, tổ nhóm tiết kiệm, tinh thần tương thân
12


tương ái giúp nhau ngày công, con giống cho gia đình hội viên. Hội Nông dân
huyện đã tổ chức cuộc thi “Nhà nông đua tài”, qua đó đã có nhiều gương hội
viên làm kinh tế giỏi như Lương Văn Hoàng, Chủ tịch Hội nông dân xã Trí
Nang; hội viên sản xuất kinh doanh giỏi như anh Nguyễn Trọng Châu, phố 1,

Thị trấn Lang Chánh... Hội Cựu chiến binh với gương sáng anh bộ đội cụ Hồ
đã có mô hình nuôi giun quế bước đầu đang có hiệu quả. Đoàn Thanh niên
với phong trào “Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác” đã được các cơ sở đoàn
trong toàn huyện tích cực hưởng ứng. Thông qua tổ chức thực hiện phong
trào “5 xung kích phát triển kinh tế” và 4 đồng hành với thanh niên trên con
đường lập thân, lập nghiệp, tuổi trẻ toàn huyện đã đảm nhận hàng chục công
trình, phần việc thanh niên, ước tính giá trị hàng trăm triệu đồng. Qua phong
trào“Hiến máu tình nguyện”, “Xung kích tình nguyện” đã xuất hiện nhiều tấm
gương điển hình tiêu biểu như: đoàn viên Lê Văn Thuận, cán bộ Trung tâm y
tế có 12 lần tình nguyện hiến máu; gương đoàn viên, thanh niên tham gia sản
xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao điển hình như: Phạm Văn Xoa, bí thư chi
đoàn thôn Mốc, Lê Văn Vũ, Chiềng Khạt xã Đồng Lương... Ngoài ra, còn có
các phong trào quyên góp xây dựng Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng và
các anh hùng Liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa, ủng hộ các gia đình bị thiệt hại tính
mạng, tài sản trong cơn lũ lịch sử vừa qua…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thực hiện Chỉ
thị 03-CT/TW, gắn với thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI
của Đảng bộ Lang Chánh vẫn còn những hạn chế, đó là: Việc “Làm theo” tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa đồng đều trong cán bộ, đảng viên; một số
ít cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa thật sự gương mẫu, nêu gương cho cấp dưới,
chưa tạo được sức lan tỏa rộng lớn; một số tổ chức đảng, địa phương, cơ
quan, đơn vị chưa chú trọng biểu dương, nhân rộng các gương điển hình để
mọi người học tập và noi theo.
Huyện ủy Lang Chánh xác định trọng tâm nội dung học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của năm 2014 là :“Nêu cao tinh thần trách
13


nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”. Trên cơ sở đó tiếp tục
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4

khóa XI gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
tập trung một số nội dung cụ thể như:
- Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của
Chỉ thị 03 đối với công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và sinh hoạt Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội bằng các buổi sinh hoạt chuyên đề về thực hiện Chỉ
thị, Quy định 101-QĐ/TW của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán
bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, Quy định 55-QĐ/TW
về kiểm tra và các quy định khác.
- Gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề
trong xây dựng Đảng hiện nay”, tiếp tục lựa chọn những vấn đề trọng tâm,
bức xúc, nổi cộm, hoặc còn yếu kém, hạn chế, xây dựng kế hoạch khắc phục,
phân công người phụ trách, định ra thời hạn giải quyết dứt điểm, cuối năm sơ
kết, đánh giá, báo cáo kết quả với cấp uỷ cấp trên.
- Tiếp tục rà soát, xây dựng các chuẩn mực đạo đức ngắn gọn, dễ nhớ,
dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá. Các ngành xây dựng và ban hành chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp, hướng dẫn thực hiện theo ngành dọc.
- Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, học sinh,
sinh viên, cán bộ, đảng viên và nhân dân theo tư tưởng, tấm gương đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh.
- Cấp uỷ các cấp xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra, đôn đốc,
giám sát việc thực hiện Chỉ thị, gắn với kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4.
- Cấp uỷ chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác tuyên truyền, xây dựng các
mô hình làm tốt, phát hiện các điển hình, tổ chức các hoạt động biểu dương
kịp thời.

14



Phát huy những thành quả đã đạt được trong các phong trào thi đua yêu
nước qua các thời kỳ, huyện Lang Chánh tiếp tục khơi dậy tinh thần yêu
nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm phát huy sức mạnh tổng
hợp của toàn dân tộc, giữ vững niềm tin tuyệt đối của đồng bào các dân tộc
thiểu số vào sự lãnh đạo của Đảng, khắc phục khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh
phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững. Đẩy mạnh
cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung và học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm nói riêng. Trước mắt, huyện Lang
Chánh đang tập trung phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là lâm nghiệp, xác
định thực hiện tốt Nghị quyết 30a, Quyết định 167, góp phần cải thiện, nâng
cao đời sống của nhân dân và đồng bào dân tộc trên địa bàn, từng bước thay
đổi diện mạo nông thôn miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

15


CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
TRONG ĐIỀU KIỆN NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1.Nêu cao tinh thần thi đua tích cực lao động, học tập, công tác
với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Ngày nay, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước cần phải nêu cao tinh thần hăng say lao động, học tập, phát huy tính
năng động, sáng tạo trong lao động và học tập nhằm tăng năng suất, chất
lượng và hiệu quả để không ngừng đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế
của đất nước. Đồng thời, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng công sức lao
động và tài sản của chính mình cũng như của tập thể, của nhân dân, không xa
hoa, lãng phí, không phô trương hình thức, biết sử dụng lao động, vật tư, tiền
vốn của nhà nước, của tập thể và của chính mình một cách có hiệu quả.

Phải kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nối
mà không đi đôi với làm, nói nhiều nhưng làm ít, miệng nói lời cao đạo
nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân, tư lợi,
việc gì có lợi cho mình thì hăng hái, việc gì không “kiếm chác” được cho
riêng mình thì thờ ơ, lãnh đạm. Không làm dối, làm ẩu, bòn rút của công ,…
3.2.Thực hiện tốt luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Để thực hiện tốt luật thực hành tiết kiệm thì cần cụ thể hóa luật thành
các văn bản hướng dẫn đối với từng đối tượng và nhà nước phải nêu gương đi
đầu trong việc chống lãng phí. Trước hết là trong quản lý, sử dụng ngân sách
nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, thời gian lao động trong khu vực nhà nước
và tài nguyên thiên nhiên. Gắn các nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, trong các phong trào thi đua của
từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị với những chỉ tiêu cụ thể, thiết thực.
Đồng thời, phải có những biện pháp để chống tham ô, lãng phí ngay trong các
cơ quan bảo vệ pháp luật, những cơ quan nhà nước liên quan đến đầu tư, cấp
16


phát vốn, chi tiêu ngân sách. Triệt để xóa bỏ cơ chế “xin – cho” mà phải xác
định nguyên tắc phân bổ kinh phí chung cho các địa phương gắn với trách
nhiệm rõ ràng. Đối với mỗi cá nhân phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết
đấu tranh chống tham lãng phí, tiêu cực, bảo vệ người tốt, bảo vệ chân lý.
3.3.Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo thống nhất cao về nhận
thức ở tất cả các ngành, các cấp, trước hết là cán bộ chủ chốt ý nghĩa và tầm
quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Đồng thời, động viên,
lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia, giúp đỡ, giám sát đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Mỗi đơn vị, cá

nhân phải đặt ra những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể và có những hình thức đánh
giá, khen thưởng, kỷ luật hợp lý.
Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " nêu
cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới. "Cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư" là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ "đối với
mình", được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp
với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo
đức cách mạng. Người là một tấm gương mẫu mực về "cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư". Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực hiện
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong giai đoạn hiện nay là:
- Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo,
có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và
tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương,
hình thức; biết sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể,
của chính mình một cách có hiệu quả.
- Thực hiện chí công, vô tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối
sống thực dụng. Đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải loại bỏ thói chạy
17


theo danh vọng, địa vị, giành giật lợi ích cho mình, lạm dụng quyền hạn, chức
vụ để chiếm đoạt của công, thu vén cho gia đình, cá nhân..., cục bộ, địa
phương chủ nghĩa. Phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường
lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không
chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu giếm khuyết điểm...
- Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải kiên quyết
chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm,
nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm
thì mang nặng đầu óc cá nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì "hăng hái",
tranh thủ kiếm lợi, việc gì không "kiếm chác" được cho riêng mình thì thờ ơ,

lãnh đạm. Không làm dối, làm ẩu, bòn rút của công, ăn bớt vật tư, tiền của
của Nhà nước và của nhân dân. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra
khỏi đời sống xã hội.
3.4.Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là luật kinh tế,
có cơ chế, giải pháp phòng ngừa cũng như cơ chế giám sát của các cấp
quản lý và nhân dân về việc sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước để
tránh tham ô, lãng phí.
Đảng và Nhà nước cần kiên quyết trong việc tăng cường chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy kiểm tra và kỷ luật Đảng; nâng cao hiệu lực
của hệ thống thanh tra các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan. Xử lý kịp thời, nghiêm minh , công
khai đối với những cán bộ, công chức tham nhũng, gây thiệt hại, lãng phí về
tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Đồng thời, xây dựng thiết chế khuyến
khích, bảo vệ cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia giám sát, phát hiện, đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí.

18


C. KẾT LUẬN
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên hãy soi mình vào tấm
gương của Bác, việc làm của Bác để suy ngẫm, để làm theo Bác từ việc nhỏ
nhất đến việc lớn với tâm nguyện thực lòng, tự giác. Chỉ khi nào mỗi tổ chức,
cá nhân xem tiết kiệm là mệnh lệnh và biến nó thành ý thức tự giác thì phong
trào thực hành tiết kiệm theo tấm gương của Bác mới thành công. Lịch sử sẽ
còn nhiều thay đổi, nhưng những bài học, tư tưởng quý báu của Người sẽ còn
sống mãi. Học tập tấm gương tiết kiệm của Bác Hồ chính là học tập để tiết
kiệm có thể trở thành một thói quen hàng ngày. Tiết kiệm không chỉ là tiết

kiệm của cải vật chất mà còn tiết kiệm thời gian, sức lực, tiết kiệm ngôn từ,
nói ít làm nhiều, lời nói phải đi đôi với việc làm. Mỗi người chúng ta bằng
những cách khác nhau hãy thực hiện tiết kiệm trong mọi lĩnh vực. Bởi khi tiết
kiệm, mỗi người sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững hơn cho đất nước.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Cộng sản số 20 (tháng 7 năm 2002). Thực hành tiết kiệm, chống tham

ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị
Doan.
2. Bộ Giáo dục và Đào Tạo: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia, năm 2009
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị quốc gia, năm 2011.
4. Nguyễn Văn Sáu: Nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kì
đổi mới, Nxb lý luận chính trị năm 2005.
5. Vũ Đình Hòe, Bùi Đình Phong: Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2010.

20



×