Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bài tiểu luận lịch sử báo chí báo chí thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.13 KB, 30 trang )

Mở đầu
Báo chí ra đời là một sự thỏa mãn nhu cầu thông tin cho độc giả, đó là
một sản phẩm tất yếu của xã hội, của lịch sử, thời đại. Từ khi ra đời đến bây
giờ báo chí đã đang và sẽ làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình. Cùng với
sự ra đời và phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì báo chí cũng đã có
cho mình bước phát triển nhảy vọt minh chứng là sự ra đời của nhiều loại hình
báo chí khác nhau. Từ đó các nước có cho mình một nền báo chí phát triển
hơn và đi theo các con đường, xu hướng khác nhau.Nổi bật trong đó là nền
báo chí Mỹ. Đây là một cường quốc về truyền thông, một nước có nền báo chí
phát triển nhất thế giới.
Để được gọi là nền báo chí thì bản thân nó phải bao gồm rất nhiều loại
hình báo chí khác nhau, bao gồm báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng,
báo ảnh.Điều đó đồng nghĩa với việc khi ta nói Mỹ là nước có nền báo chí
phát triển có nghĩa là việc đó là đất nước phát triển ở tất cả các loại hình báo
chí kể trên và phát triển một cách toàn diện cả về số lượng phát hành,in ấn,
truy cập, chất lượng thông tin.
Đúng như vậy với các loại hình báo chí kể trên đều không phải chỉ ra
đời ở Mỹ mà nó còn ra đời ở các nước khác nhau, họ cũng không phải là nước
có nền báo chí ra đời sớm nhất trên thế giới tính trên phương diện lịch sử.
Nhưng qua quá trình phát triển họ đã cho thế giới nói chung và giới truyền
thông thế giới nói riêng thấy rằng mỹ là nước có nền báo chí phát triển nhất
thế giới cả trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai vẫn giữ được ngôi vị
đó. Minh chứng cho nhận định trên chúng ta cùng xem xét các số liệu cho thấy
sự phát triển lớn mạnh và nhận thấy vị trí ông trùm trong làng truyền thông mà
Mỹ đã có được, và có được bằng cách nào.
1


Tùy vào cách tiếp cận vấn đề khác nhau mà chúng ta có cái nhìn nhận vấn
đề khác nhau. Ở trong trường hợp này chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề là thành tựu
mà Mỹ đã đạt được trên lĩnh vực báo chí bằng cách đi từ quá khứ ra đời và


quá trình phát triển , hay nói cách khác đi là các giai đoạn phát triển của báo
chí Mỹ ,để họ có được vị trí như ngày hôm nay.

2


NỘI DUNG
Để chúng ta có cái nhìn toàn diện và đánh giá đúng về nền báo chí Mỹ
thì cách lựa chọn cách tiếp cận là việc tìm hiểu các giai đoạn phát triển của
nền báo chí nước này là phù hợp.Bởi vì qua từng giai đoạn phát triển khác
nhau nó sẽ cho ta cái nhìn toàn cảnh của một nền báo chí và con đường đi lên
cái gọi là đỉnh cao là hoàng kim. Trong từng giai đoạn đó ta cũng thấy được sự
xuất hiện lần lượt của các loại hình báo chí.Cũng từ đó có cho mình câu trả lời
Mỹ đã làm như thế nào để biến cái tiến chung của nhân loại thành bước phát
triển thần kỳ của họ ,quá trình phát triển đó cũng đã tạo ra các xu hướng phát
triển chung của bái chí thế giới.Để tạo ra xu hướng chứng tỏ một điều họ phải
có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ,và Mỹ đã làm được điều này.
Để khẳng định đó là một nền báo chí phát triển thì trước hết ta phải hiểu về
nền báo chí đó đã ,mà muốn hiểu được thì ta phải làm công việc đó là tìm hiểu
qua các giai đoạn phát triển của lịch sử ra đời và phát triển của báo chí Mỹ sau
đó mới là các thành tựu có được để trở thành cường quốc truyền thông.
Nếu dùng một phép so sánh thì các giai đoạn phát triển hay lịch sử
phát triển của nền báo chí Mỹ giống như gốc rể của một cái cây , thành tựu
mà nó đạt được ( những minh chứng cho khẳng định đây là nền báo chí phát
triển nhất thế giới) thì được ví như là những bông hoa với đầy đủ sắc màu và
với những trái ngọt. Từ đó ta hiểu được tầm quan trọng của việc tìm hiểu vấn
đề này khi đi theo trình tự từ gốc đi lên, bởi điều đó giúp ta có cái nhìn hoàn
thiện hơn.
Thống nhất quan điểm này chúng ta sẽ lần lượt chứng minh sự phát triển thần
kỳ của báo chí Mỹ qua 5 giai đoạn phát triển ( tính từ năm 1609 đến nay ).


3


Ở giai đoạn thứ nhất : từ năm 1690-1765 ( đây là giai đoạn báo chí
thuộc địa).
Khi nói đến một nền báo chí nào đó thì trước hết ta cần quan tâm và
chú ý đến đó là dấu mốc ra đời bởi nó cho ta biết đó là nền báo chí ra đời sớm
hay muộn, đó có phải là nền báo chí có lịch sử phát triển lau đời hay không,
nó sẽ trả lời cho rất nhiều câu hỏi và thông tin liên quan. Đối với Mỹ cũng
không ngoại lệ, tờ báo đầu tiên ra đời ở đất nước này mang tên “ Công chúng
và những vấn đề trong nước và quốc tế” vào năm 1690. Đây là tờ báo đánh
dấu sự ra đời của nền báo chí Mỹ. Bởi khi ta lập luận lịch sử ra dời của các
loại hình báo chí thì báo in là loaị hình báo chí ra đời sớm nhất nên khi một
đất nước cho ra đời tờ báo in thì điều đó đồng nghĩa với việc đó là một dấu
mốc cho sự ra đời của một nền báo chí .Đối với tờ báo đầu tiên này của Mỹ
đứng dưới quyền của Benjamin harris, do thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ cơ
bản nên nhanh chóng bị phá sản và đóng cửa.Tuy sự tồn tại chóng vánh nhưng
sự ra đời của nó đã phần nào khẳng định Mỹ là một nước có nền báo chí ra đời
sớm ,nó cũng góp phần tạo tiền đề cho những thành tựu rực rỡ sau này.
Lần lượt các năm sau đó 1704 có tờ Bostơn Newletter của John Camlell
ra đời và sau đó lần lượt là sự ra đời của các tờ báo khác với nội dung đăng tải
là các thông tin thời sự ,nghị luận, thơ ca, giải trí, báo chí đều có nội dung phê
bình để tạo dư luận mạnh mẽ, các tờ báo ra đời lần lượt nó khẳng định sự phát
triển nhanh chóng của nền báo chí Mỹ nói chung và của loại hình báo in nói
riêng.
Trải qua quá trình phát triển của báo chí thuộc địa nền báo chí Mỹ có
bước chuyển mình khi chuyển sang giai đoạn báo chí cách mạng (17651785).Từ khi ra đời báo chí nước này đã có cho mình phương châm chiến lược
là lấy việc phản ánh thông tin một cách chân thực làm cho các tờ báo phát
4



triển và khẳng định được tên tuổi của họ trước công chúng bởi họ biết cách
gây dựng lòng tin và lấy được lòng tin.Ở giai đoạn này thì luật tem thuế đã
làm tăng thêm chống đối nước Anh ở Mỹ lên đến cực độ, các cuộc tranh luận
giành độc lập nổ ra khắp các mặt báo ở Mỹ, tư tưởng đấu tranh nhen nhóm
trong nhiều người được bộc lộ trên báo một cách rộng rãi.Để làm được điều
này chứng tỏ một điều báo chí Mỹ được công chúng đón nhận và ủng hộ bởi
tính trung thực của thông tin và uy tín của tòa soạn đã gây dựng được.Trong
giai đoạn này báo chí Mỹ đã làm được cái mà báo chí phải làm đó là phản ánh
thông tin và tạo dư luận .Làm được điều này là bởi họ có uy tín có thương
hiệu, điều mà các nền báo chí khác phải chạy đuổi dài dài. Riêng điều đó thôi
cũng đủ khẳng định vị trí của nền báo chí Mỹ.
Giai đoạn (1783-1830) đây là giai đoạn báo chí phản ánh sự tranh
chấp giữa các đảnh phái. Lúc này Mỹ mới được thành lập nên còn non trẻ, lại
thường xuyên xảy ra các cuộc tranh luận giữa hai phe cộng hòa và liên bang
,các vụ việc này thì được đưa ra mặt báo dẫn đến báo chí của hai bên công
kích nhau.
Bởi vì trong xã hội phương tây thì báo chí đóng vai trò như loại quyền
lực thứ tư sau hành pháp, tư pháp, luật pháp. Nó có sức mạnh ghê gớm nó có
thể xây dựng lên môtj nhà nước nhưng cũng đồng thời có thể lật đổ chính nhà
nước đó bằng sức mạnh dư luận. Chính vì thế mà các nhà chính trị gia đã dùng
báo chí cho mục đích chính trị, họ dùng báo chí để vận động hành lang lôi kéo
sự ủng hộ của cử tri, báo chí phe này thì nói xấu phe kia , tuy nhiên loại báo
chí đó không tồn tại được lâu bởi vì các nhà báo nhận ra sự đúng đắn và vô tư
là hai đức tính tiêu biểu nhất cho báo chí có thể tồn tại và phát triển. Bởi vì
độc giả không thể chịu được cảnh các nhà báo đấu đá nhau trên mặt báo và
làm cho thông tin bị sai lệch ,điều đó là không thể chấp nhận được. Mỹ là
5



nước có nền báo chí phát triển nhất thế giới là vì họ tuân thủ điều này để thông
tin được đảm bảo.
Đến giai đoan (1830-1860) với tên gọi là thời kỳ báo chí 1 xu. Trong
giai đoạn này số người biết đọc biết viết tăng lên, trình độ dân trí được cải
thiện đáng kể nên nhu cầu tiếp cận thông tin cũng tăng theo và đòi hỏi mức độ
cao hơn.Cùng với sự phát triển của công nghệ in ấn đã tạo đà cho báo in có
bước phát triển mạnh mẽ.Chính từ đây những tờ báo 1 xu ra đời.Mở đầu cho
xu thế này là tờ “ The New York Sun” của BenjaminH Day năm 1833, ông đã
có bước đi khá liều lĩnh, khi bán báo từ 6 xu rớt xuống còn 1 xu, trong khi
lương của nhân viên được trả là 75 xu/tuần. Không phải ông thừa dư tiền bạc
để làm báo ra để ban phát và bán vơí giá rẻ mạt như vậy.Ông làm như vậy là
để thu hút độc giả mua báo, nhờ có chiến lược như thế mà số lượng người mua
báo tăng gấp 3 lần, tiền bán báo thu được tăng từ 20 - 40%, số lượng quảng
cáo tăng 60 - 80 % mang lại nguồn lợi nhuận cực kỳ lớn. Bên cạnh đó còn có
tờ Morning post của Horace Creeley, Mỹ là một nước tư bản nên họ chỉ làm
hoặc đầu tư vào những gì nó thực sự mang lại lợi nhuận cao nhất cho họ
thôi,ảnh hưởng bởi tư tưởng đó nên báo chí cũng như vậy họ đã làm cho tờ
báo của mình thật hay, xây dựng tên tuổi có được thương hiệu để họ bán ra và
thu về lợi nhuận cao nhất. Ở Mỹ các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của
mình để quảng cáo thì họ phải đích thân mang tiền đến tòa soạn để xin được
giành chỗ cho quảng cáo bởi nhờ vào thương hiệu của các tờ báo giúp họ bán
được sản phẩm,hợp tác theo kiểu đôi bên cùng có lợi.Đó cũng là phương châm
hoạt động của báo chí tư bản nói chung và của báo chí Mỹ nói riêng.Để đánh
giá đó có phải là nền báo chí phát triển không thì một chỉ tiêu quan trọng nhất
là số lượng phát hành hay nói cách khác là số lượng báo bán ra, bởi số lượng

6



báo bán ra chứng minh cho việc tờ báo đó là một sản phẩm có uy tín có thông
tin đáng tin cậy, chất lượng thông tin cao.
Bước sang giai đoạn từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1930 báo chí Mỹ có
bước chuyển quan trọng trong việc đưa tin tức và cách thức làm báo, lúc này
nghề làm báo trở thành nghề báo vàng, họ biến nghề báo thành ngành nghề
kinh doanh có lãi. Bởi vì họ mang thông tin ra để rao bán, các chủ báo, tổng
biên tập đều cử các phóng viên của mình xuống cơ sở, tòa án, đường phố để
đưa tin. Việc đưa ti một cách ồ ạt làm cho báo chí Mỹ đã xâm phạm quá nhiều
vào đời tư của các nhân vật nổi tiếng, họ lấy việc khai thác thông ti từ những
người nổi tiếng làm đề tài đưa lên mặt báo. Tuy nhiên cách làm báo như vậy
không kéo dài và bị tẩy chay và từ đó không còn cách thức đưa tin như vậy
nữa.
Trong thời kỳ này báo chí Mỹ đã có bước nhảy vọt khi họ phát triển
rất mạnh mẽ đủ lớn đủ tiềm lực để có thể thành lập ra các tập đoàn báo chí.
Tập đoàn báo chí ra đời đầu tiên ở Mỹ là Saip vào năm 1876, sau đó là các tập
đoàn báo chí nổi tiếng khác lần lượt xuất hiện như Pulizơ và Heart. Mỗi tập
đoàn này lại chọn cho mình cách thức đưa tin khác nhau, có tập đoàn thì đưa
tin theo hướng chân thật khách quan, nhưng cũng có tập đoàn lại đưa tin theo
hướng giật gân câu khách. Tại thời điểm này chúng ta có thể khẳng định rằng
báo chí Mỹ đã phát triển và xứng tầm là một cường quốc về thông tin truyền
thông.
Khoa học kỹ thuật phát triển, các nhà khoa học đã tìm ra sóng điện
từ, nó có thể phục vụ cho quá trình truyền tin. Chính từ đây chúng ta chứng
kiến một loại hình báo chí mới ra đời. Khác với loại hình báo in được tin
thông tin theo kiểu một chiều, các nhà báo thực hiện quá trình sáng tạo tác
phẩm sau đó in ấn phát hành rồi công chúng tiếp nhận bằng kênh thị giác, có
7


phần tĩnh không sinh động. Báo phát thanh mang đến cho độc giả thông tin

bằng âm thanh cùng những tiếng động, người tiếp nhận thông tin không còn
thấy bị tẻ nhạt nữa. Chính vì thế mà công chúng đã rất hào hứng chờ đón loại
hình báo chí mới này, coi đó là đứa con tinh thần mới trong lĩnh vực truyền
thông nói chung. Đối với Mỹ thì báo phát thanh ra đời vào năm 1919, lần đầu
tiên giọng nói của con người được được thu lại và phát đi. Mỹ cũng như các
nước khác đã tận dụng lợi thế này để thông tin, điều đó được cụ thể hóa bằng
các bản tin phát thanh, chương trình phát thanh, các đài phát thanh. Điều đó
làm cho loại hình báo phát thanh có được vị thế trong hệ thống các loại hình
báo chí,minh chứng là Mỹ đã làm rất tốt điều này khi có hệ thống các đài phát
thanh lớn mạnh.
Không ngừng cải tiến và phát triển khoa học kỹ thuật các nhà khoa học đã
cho ra đời truyền hình, nó khắc phục những khuyết điểm của phát thanh như
có thêm hình ảnh động,cùng với âm thanh nên nó hấp dẫn công chúng hơn.
Nhờ đó mà loại hình báo truyền hình đã ra đời, nó hoàn thiện và khắc phục
những khuyết điểm của báo phat thanh và báo in. Ở Mỹ thì báo truyền hình ra
đời vào năm 1927 và nó đã phát triển mạnh mẽ.
Tính đến thời điểm này các loại hình báo chí có sự cạnh tranh để tồn tại
và phát triển khá quyết liệt. Truyền hình và phát thanh ra đời không làm cho
báo in mất đi mà ngược lại nó vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển không ngừng.
Mỹ là một minh chứng cụ thể cho điều này, các tờ nhật báo của Mỹ có sự phát
triển và thực sự nở rộ , vào năm 1910 có 2400 cơ quan nhật báo, bởi tính chất
cạnh tranh với các loại hình báo chí khác nên số lượng dầu báo có sự giảm
dần, năm 1960 còn 2200 tờ nhật báo, năm 1990 là 1700 tờ và ngày nay còn
khoảng 1400 nhật báo. Tuy nhiên với con số 1400 nhật báo thì đó là một con
số đáng nể, bởi chỉ có những cường quốc về truyền thông mới làm được điều
8


này. Bởi nó chứng minh cho sự lớn mạnh và uy tín của đất nước đó trong làng
truyền thông thế giới.Một dẫn chứng nữa là số lượng phát hành tăng đến

chóng mặt, vào năm 1910 là 28 triệu bản, năm 1960 là 61 triệu bản, 56 triệu
bản là con số của ngày nay. Đây là cái đích cần vươn tới và cũng là con số
đáng mơ ước của nhiều nền báo chí khác trên thế giới.
Giai đoạn từ năm 1930 đến nay, dù chiến tranh thế giới thứ 2
diễn ra với quy mô rộng lớn nhưng nền báo chí của Mỹ vẫn phát triển và
không bị ảnh hưởng. Tại thời điểm này các nước tham gia chiến tranh thế giới
thứ 2 thì kinh tế bị kìm hãm, các lĩnh vực khác ảnh hưởng, kém phát triển, bở
hầu hết các nguồn lực đều dốc vào cho chiến tranh. Năm 1950 sau khi đại
chiến thế giới thứ 2 kết thúc các nước đều bị thiệt hại nặng nề, riêng chỉ có các
nước như: Mỹ - Anh – Nga là tiếp tục phát triển. Các nhà máy lắp ráp máy thu
hình phát triển mạnh, nếu trước chiến tranh thế giơí thứ 2 vào năm 1945 ở Mỹ
có 48 nhà máy thì đến năm 1950 là 100 nhà máy lắp ráp. Điều đó chứng tỏ
rằng mức độ hay tốc độ phát triển của báo truyền hình ở Mỹ như thế nào bởi
số lượng đầu máy tính trên hộ gia đình tăng, Mỹ còn đầu tư để cải tiến kỹ
thuật của máy thu hình, máy thu thanh và công nghệ in ấn.
Ngoài cải tiến về kỹ thuật thì các cơ quan báo chí còn cải tiến cả
phương thức hoạt động, các tập đoàn báo chí thì có quy mô rộng lớn hơn, mức
độ tập trung hóa trong tay các tập đoàn báo chí của Mỹ tăng lên. Minh chứng
là trước năm 1945 trong tay của một tập đoàn báo chói ở Mỹ chỉ có trong tay
khoảng 2 đến 80 nhật báo, nhưng sau năm 1945 trong tay của một tập đoàn
báo chí đã có từ 60 đến 165 nhật báo, điều này cho thấy được quy mô của các
tập đoàn báo chí lớn hơn rất nhiều ( cả về khâu tổ chức, số lượng nhật báo, số
lượng phóng viên làm việc trong đó).

9


Một trong những tập đoàn báo chí của Mỹ có tầm ảnh hưởng
rộng lớn đó là tập đoàn : Gannet , tập đoàn nàu nắm giữ trong tay 85 nhật báo
với hơn 1000 loại ấn phẩm báo chí khác nhau, 23 kênh truyền hình trình chiếu

vào hầu khắp các khung giờ với mật độ phủ sóng là 20 triệu hộ gia đình, với
232 triệu cư dân truy cập vào trang web chính thức của tập đoàn Gannet này.
Với số lượng người truy cập, đón đọc, đón nghe và đón xem như vậy đã
chứng minh cho chúng ta thấy được tầm ảnh hưởng của tập đoàn Gannet này
tới đâu nói riêng và với nền báo chí Mỹ nói chung đôí vơí công chúng.
Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của nền báo chí Mỹ tính cho
đến thời điểm hiện nay cũng nhằm mục đích khẳng định thêm cho nhận định “
Mỹ là nước có nền báo chí phát triển nhất thế giới “. Đây là một cường quốc
thông tin trên thế giới, các nước khác có nổi lên với vai trò là nước có nền
truyền thông phát triển nhưng khi lấy Mỹ ra so sánh thì đây còn là một khoảng
cách khá xa. Thành tích đó không phải họ tự bịa ra, tự đặt lấy, tự phong cho
mình mà đó là cả một quá trình phát triển không ngừng, cải tiến làm mời mình
để có được, những con số trên là một dấu mốc đáng nể cho bất kỳ một quốc
gia nào muốn vượt qua Mỹ trong lĩnh vực này.
Ở Mỹ tính trong từng loại hình thì :
Báo in đã có tới 1400 nhật báo, 900 báo bán ra ngày chủ nhật, 9031 báo ra
thưa kỳ, 12000 tạp chí các loại.
Báo phát thanh thì có 12000 đài phát thanh trong đó có khoảng 2000 đài
không thương mại trực thuộc các vụ viện nghiên cứu và của các trường đại
học.

10


Báo truyền hình rất phát triển có khoảng 1500 đài truyền hình với các đài
truyền hình nổi tiếng như : ABC, CBS, NBC, CNN, CNBC với mức độ phủ
sóng rộng khắp.
Báo mạng là loại hình báo chí trẻ nhất trong các loại hình báo chí, tuy thế
nhưng sự phát triển của nó đạt đến độ chóng mặt trên toàn cầu nói chung và
với nước Mỹ nói riêng. Ở Mỹ có khoảng 550 triệu trang web được lập ra phục

vụ cho công chúng có thể tiếp cận thông tin 24 / 24h.
Cùng với sự phát triển đó là việc ra đời của các hãng thông tấn , Mỹ có tới
350 hãng thông tấn, nổi tiếng với các hãng tin như : AP, UPI, UPT, USIA nó
làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, địa chỉ cho các vị lãnh đạo Đảng và Nhà
nước đề ra các đối sách trong những tình huống phức tạp.
Qúa trình ra đời của các loại hình báo chí cũng như các giai đoạn phát
triển của nền báo chí Mỹ đã giúp ta phần nào hình dung ra sức mạnh to lớn
của Mỹ với vai trò “ông lớn “ trong làng truyền thông thế giới. Để khẳng định
thêm một lần nữa vị trí số 1 trên lĩnh vực báo chí của Mỹ ta cùng nhau xem
xét các bằng chứng xác thực là các cơ quan báo chí nổi tiếng của nước này
( trên tất cả các loại hình báo chí ). Bởi những minh chứng này sẽ giúp ta có
cái nhìn toàn diện hơn, thực tế hơn, cụ thể hơn, chính xác hơn.
Trước tiên chúng ta sẽ cùng xét loại hình Báo ảnh của Mỹ, đây là loại
hình báo chí được xuất bản bởi các dạng ấn phẩm thưa kỳ và tạp chí trong đó
có các tờ báo nổi tiếng, cùng với đó là các giải thưởng lớn mang tầm cỡ quốc
tế trong lĩnh vực này như : Photo prees, pulizơ...được hình thành và trao giải
thường niên. Cùng với sự phát triển của máy ảnh kỹ thuật số, ảnh màu ra đời
vào những năm 1930 làm cho chất lượng của các tờ báo ảnh được nâng lên rõ
rệt, các tờ tạp chí ảnh của Mỹ rất được thịnh hành và tạo được niềm tin với
11


công chúng bởi những nét đặc trưng và thế mạnh mà báo ảnh có được như khả
năng lột tả sự kiện một cách chính xác chân thực, ghi lại những khoảnh khắc,
khắc phục những hạn chế của baó in báo phát thanh là không cho độc giả nhìn
nhận sự kiện bằng trực giác .qua đó tạo dựng được niềm tin từ công chúng và
mang lại thương hiệu cho tòa soạn báo. Lịch sử báo chí chứng kiến sự ra đời
của báo truyền hình và báo mạng bằng những lợi thế vượt trội nên hai loại
hình báo chí này rất phát triển và có phần lấn át các loại hình báo chí bởi thu
hút được lượng công chúng đông đảo. Tuy có bị cạnh tranh mạnh mẽ nhưng

Báo ảnh trên thế giới nói chung và của Mỹ nói riêng vẫn tiếp tục tồn tại và
phát triển, bởi vì nó được sự hổ trợ của các thiết bị công nghệ được cải tiến
như : Máy ảnh, máy in, công nghệ tráng phim pha màu. Mỹ được biết đến với
các tờ tạp chí ảnh có chất lượng cả nội dung thông tin chứa đựng và hình thức
trình bày, nên hầu như các giải thưởng lớn về ảnh trên thế giới Mỹ đều là ứng
cử viên sáng giá và đều giành được.
Nước Mỹ được biết đến là một nước có trình độ dân trí thuộc top cao trên
thế giới nên đó cũng được coi là nguyên nhân hay nói cách là động lực thúc
đẩy báo chí phát triển.Bên cạnh đó một nguyên nhân nữa là mức thu nhập
bình quân của dân cư ở mức cao nên công chúng có đủ điều kiện và chi phí để
chi trả cho việc mua thông tin từ các loại hình truyền thông mà không hề tiếc
hay phải bị chi phối bơỉ chi phí sinh hoạt khác. Chính vì thế ta sẽ thấy con số
các đầu báo xuất bản, các tờ tạp chí được phát hành mỗi ngày là rất lớn để đáp
ứng nhu cầu thông tin của lượng công chúng lớn. Mỹ là một đất nước có nền
báo chí phát triển thể hiện qua các con số đáng ngưỡng mộ với 12000 tạp chí
các loại in ra 28 triệu bản trên một lần xuất bản và ra định kỳ, có khoảng 36
nhà in được phân bố trên toàn trên toàn thế giới và in ra 16 tiếng khác nhau
với nội dung sâu sắc về các đề tài khác nhau, những sự kiện diễn ra hằng ngày.
12


Đó là một con số rất lớn bởi độ phổ cập và sức ảnh hưởng của các tờ tạp chí
này đến công chúng là rất lớn. Như chúng ta biết tạp chí là loại ấn phẩm thưa
kì và rất kén công chúng, mỗi người lại có nhu cầu về các kiểu thông tin khác
nhau, các tờ báo ra hằng ngày thì chỉ chủ yếu xoáy sâu vào các thông tin có
tính thời sự nóng hổi, nên với loại hình ấn phẩm như tạp chí mà Mỹ có thể đưa
nó đến với công chúng như vậy, không chỉ phục vụ công chúng trong nước mà
còn hướng tới lượng công chúng tiềm năng ở nước ngoài, toàn cầu hóa các ấn
phẩm mà họ làm ra là mọt thành tựu không nhỏ của báo chí Mỹ, đó cũng là
minh chứng rõ nhất cho sức ảnh hưởng của ông trùm trong làng truyền thông

thế giới này. Nếu chúng ta làm một phép tính đơn giản là lấy tổng dân số của
Mỹ so sánh với tổng số các tờ báo in ra hằng ngày, các tạp chí xuất bản ra thì
đó là một tỉ lệ rất đáng mơ ước của các quốc gia khác trên thế giới. Tham
vong của Mỹ không dừng lại ở đó, họ sản xuất ra không chỉ để phục vụ công
chúng ở trong nước mà còn mong muốn mang dòng áo chí của họ, báo chí
phương Tây vươn ra thế giới, phủ sóng và có mặt ở khắp các châu lục từ châu
Á sang Âu, Phi, Mỹ la tinh. Đối với Mỹ họ đã đang và sẽ vẫn tiếp tục con
đường đó. Minh chứng cụ thể nhất là họ mang kỹ thuật in ấn của mình ra nước
ngoài, dịch báo của họ ra các thứ tiếng khác nhau để phụ vụ cho công chúng
nước ngoài, đó là một việc rất khó nhưng với vai trò và vị thế của một ông lớn
trong làng báo chí Mỹ đã huy động và tập trung (tiền bạc, công nghệ, chất
lượng thông tin và cách làm báo chuyên nghiệp) để làm được tham vọng của
mình.
Với các nước tư bản thì lơị nhuận chính là động lực thúc đẩy họ làm
việc, chính vì thế họ sẽ giành hết tâm lực trí lực của mình vào mỗi đứa con
tinh thần của mình, để các ấn phẩm đó dến với công chúng nhiều nhất, ấn
tượng nhất và trả lại cho họ thứ họ cần đó là danh tiếng và tiền bạc.Ở Mỹ các
13


tờ tạp chí cũng rất ăn nên làm ra, nổi bật trong đó là các tạp chí khoa học kỹ
thuật, họ làm ra và bán với giá rất đắt, chủ yếu là các tạp chí chuyên ngành y
học, dược học có tạp chí bán với giá 19000USD / 24 số, trong khi đó thì tạp
chí chuyên ngành lịch sử, tạp chí khoa học xã hội thì chỉ bán với giá 40USD /
24 số. Bởi vì sao lại có sự khác biệt như vậy, chi phí bỏ ra để mua các loại tạp
chí khoa học công nghệ rất đắt nhưng họ vẫn bỏ tiền túi ra mua bởi vì nó thiết
thực cho đời sống, những thông tin mà các cuốn tạp chí đó mang lại mang hơi
thở của cuộc sống. Trong khi đó nhìn vào thực trạng các tờ tạp chí của nước ta
thì lượng bán ra không đáng kể mà hầu như sản xuất ra chỉ để lưu hành nội bộ
và mang đi biếu tặng. Đó chính là sự khác nhau trong tư duy, mục đích làm

báo nói riêng và phương thức làm truyền thông nói chung của các quốc gia,
đặc biệt là với một đế chế về truyền thông như Mỹ.
Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy hơi thở linh hồn của nền báo
chí cũng là các tờ Nhật báo. Bởi vì nó phản ánh các vấn đề cuả cuộc sống
thường nhật mà công công chúng quan tâm. Mỹ cũng không nằm ngoài quy
luật tiếp nhận này, hầu hêt công chúng ở đây đều đón chờ các số báo của các
tờ Nhật báo, bởi những tờ báo đó mang lại cho họ thứ thông tin mà họ đang
mong chờ ( thông tin về chính sự ở Mỹ, thông tin về tình hình thế giới, tài
chính tiền tệ, giá cổ phiếu, bất động sản, thuế, pháp luật...) cùng những phân
tích chuyên sâu của các chuyên gia, điều đó phục vụ cho cuộc sống của họ.
Chính vì thế mà Nhật báo ở Mỹ rất phát triển và có tiếng nói cũng như tầm
ảnh hưởng của nó với công chúng rất sâu rộng.
Một trong số tờ Nhật báo ở Mỹ được công chúng đón đọc và đặt niềm
tin vào đó phải kể đến đầu tiên là tờ “The New York Time” hay goi cách khác
là tờ “Thời báo New York”, ngoài ra nó còn có tên tiếng Việt là: Thời báo
Niu-Giooc, Thời báo Nữu Ước hay Nữu Ước Thời báo. Đây là một nhật báo
14


được xuất bản tại Thành phố New York bởi Arthur O. Sulzberger Jr. và được
phân phối ở khắp Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Nó trực thuộc Công ty
New York Times, công ty đó cũng xuất bản khoảng 40 tờ báo khác, trong đó
có International Herald Tribune và The Boston Globe. Tờ báo này còn được
gọi với tên hiệu là "Bà tóc bạc" (Gray Lady) và được đánh giá là tờ báo danh
giá (newspaper of record) của Mỹ.

“The New York Times”, là một trong những tờ báo quan trọng nhất trong
lịch sử Hoa Kỳ, nó được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1851 bởi Henry Jarvis
Raymond và George Jones. Ông Raymond cũng là một trong những giám đốc
15



thành lập ra Associated Press năm 1856. Adolph Ochs mua báo Times năm
1896 và dưới chỉ huy của ông, tờ báo này xây dựng kế hoạch phạm vi phát
hành quốc tế và sau đó nó đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Năm 1897, ông đặt
ra khẩu hiệu "All The News That's Fit To Print" của báo này, nhiều người ở
thời điểm đó coi đó là một câu nói chọc đến những tờ báo khác cạnh tranh với
nó ở Thành phố New York .Mà không akhác chính là hai tờ New York World
và New York Journal American. Hai tờ báo mà nổi tiếng về phương thức đưa
tin mang tính giật gân. Sau khi di chuyển tòa soạn của tờ báo đến tòa nhà mới
trên Đường số 42, khu vực đó được đặt tên Quảng trường Times năm 1904.
Chín năm sau, tờ Times mở cửa một nhà phụ ở số 229 Đường 43, vị trí hiện
nay của tòa soạn, về sau họ bán Tòa nhà Times năm 1961.
Khi ra đời tờ New York Times đầu tiên chỉ có mục đích phát hành mỗi sáng
trong tuần trừ sáng chủ nhật, tuy nhiên trong Nội chiến Hoa Kỳ, tờ Times bắt
đầu in ra cả tờ vào sáng chủ nhật giống các nhật báo khác. Nó được trao Giải
Pulitzer về những bản tin tức và những bài về chiến tranh thế giới thứ nhât
vào năm 1918. Đến năm 1919 tờ New York Times đã gửi tờ báo của mình qua
Đại Tây Dương tới Luân Đôn lần đầu tiên để mở rộng thị trường và vươn ra
xa hơn.
Tờ báo này đã phát triển rất nhanh chóng, số lượng xuất bản tăng nhanh
nên tòa soạn đươc mở rộng hơn nữa. Tờ báo này đã được xuất bản ở những
thành phố lớn và các bang của Mỹ để phục vụ lượng công chúng đông đảo
như: Ann Arbor, Michigan; Austin, Texas; Atlanta, Georgia; Billerica,
Massachusetts; Canton, Ohio; Chicago, Illinois; College Point, New York;
Concord, California; Dayton, Ohio , Denver, Colorado; Fort Lauderdale,
Florida; Gastonia, Bắc Carolina; Edison, New Jersey; Lakeland, Florida;
16



Phoenix, Arizona; Minneapolis, Minnesota; Springfield, Virginia; Kent,
Washington; Torrance, California; và Toronto (Canada).
Tờ nhật báo lớn nhất nước Mỹ này còn biết đến khi nó đã đạt kỹ lục về
số trang báo, vào năm 1987 là 1600 trang và nặng khoảng 7kg và có 964 trang
khổ lớn. Đây là một chỉ số đánh giá về hình thức và số lượng in ấn các trang
báo của tờ báo, đó cũng là cơ sở để đánh giá đó có phải là tờ báo có chất
lượng và tầm cỡ không.
Hiện nay tờ báo có lượng phát hành rất lớn và có nhiều ấn phẩm cùng
các phụ chương khác, đồng thời để thu hút thêm độc giả trong thời đại công
nghệ số và sức ép của báo mạng thì The New York Times đã mở rộng đối
tượng công chúng của mình bằng cách thành lập các trang web, nhờ có chiến
lược cụ thể này mà tờ bão đã thu hút thêm khoảng 12 triệu lượt người truy
cập. Nếu đặt lên bàn cân để so sánh thì liệu trên thế giới, ở các nền báo chí của
các nước đã có bao nhiêu tờ nhật báo làm được như thế, đặc biệt lại là loại
hình báo in. Những thành tích đó là động lực để họ ngày càng phát triển, họ đã
không ngừng cải tiến các phương thức đưa tin, luôn lấy các sự kiện nổi bật
mang tính thời sự và có ý nghĩa xã hội làm đề tài sáng tạo tác phẩm. Để chứng
minh sự lớn mạnh của mình tờ báo này đã quy tụ đội ngũ phóng viên đông
đảo với 900 người, họ được đánh giá là làm việc rất cơ động và có phong cách
làm việc rất chuyên nghiệp. Họ tác nghiệp mọi lúc mọi nơi để đảm bảo tính
cập nhật thông tin tới độc giả đồng thờ ở họ có tính cạnh tranh rất cao bởi nó
ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập và cả trách nhiệm của họ ở trong đó nữa.
Ở phương Tây cách nào đem lại nhiều lợi nhuận nhất thì họ sẽ áp dụng
triệt để, chính vì thế ở các tòa soạn báo cũng vậy họ phải có cho mình những
chiến lược kinh doanh cụ thể và những phương thức giúc mình thu lại lợi
17


nhuận cao nhất. Tờ The New York Times đã có cho mình một phương pháp
làm báo rất đáng học tập, ngoài việc làm ra thông tin và bán thông tin làm

chiến lược quyết định thì họ còn sử dụng giấy tái sinh để in báo vừa tiết kiệm
lại vừa thực hiện tốt chiến dịch bảo vệ môi trường, một phương thức đã giúp
họ thành công và còn thành công hơn nữa trong tương lai.
Tờ nhật báo thứ hai cần phải nhắc đến là tờ “Bưu điện Oa- sinh –
tơn”. Đây là tờ báo đạt kỷ lục về số lượng báo bán ra, với con số bán ra là 1
triệu bản / ngày, để thấy rõ sức mạnh của nó thì ta thử làm một phép so sánh
nhỏ ( ta thử đem cộng tất cả số lượng bán ra của các tờ nhật báo của Việt Nam
trong một ngày rồi so sánh với chỉ một tờ báo này của Mỹ thì sẽ thấy đó là
một khoảng cách một sự chênh lệch rất lớn. Tờ báo này có phương thức làm
việc rất chuyên nghiệp, có phòng tin tức với sự làm việc của hơn 600 phóng
viên. Để cạnh tranh được với các tờ báo khác thì mỗi tờ báo phaỉ tạo dựng
được tên tuổi của mình bằng những tác phẩm ấn tượng và thực sự có giá trị.
Tờ “Bưu điện Oa- sinh- tơn” thực sự nổi tiếng là nhờ việc phát hiện ra vụ “Oatơ-ghet”, vụ việc đã buộc tổng thống Ních- Xơn phải từ chức, bởi họ làm việc
theo phương châm coi thông tin là mục tiêu hàng đầu nên họ phản ánh thông
tin một cách trung thực nhất. Từ việc đó công chúng đã biết được những sự
thật một cách toàn diện nhất chân thật nhất và một hiệu quả đã đạt được là tòa
soạn này đã tạo được niềm tin từ phía công chúng và lượng phát hành tăng
nhanh và đạt được một con số đáng mơ ước với các tờ báo khác.
Cùng xem xét tờ nhật báo nữa của Mỹ là tờ “ Thời báo Log-an-giơ-let” đã
dạt được thành tựu là 15 triêụ bản/ kỳ với 500 trang báo, ngày bình thường thì
ra khoảng 2 triệu bản với 2143 trang. Cùng với đó là sự trang bị bởi đội ngũ
phong viên hùng hậu , giỏi giang và làm việc rất có trách nhiệm, đặt dưới sự
lãnh đạo của một tổng biên tập tài năng và có đầu óc lãnh đạo.
18


Ngoài ra chúng ta phải kể đến tờ báo USD Today với 154 tờ nhật
báo ,đây là tờ báo quốc gia , truyền tải thông tin mang tính nội bộ quốc gia,
với lượng ,phát hành vào loại cao nhất nước Mỹ. Nó ra đời vào năm 1982
nhưng nó không ngừng cải tiến cả về nội dung và hình thức để hấp dẫn độc

giả trong nước hơn nữa. Đồng thời tờ báo cũng lập ra trang web chính thức để
bạn đọc quan tâm truy cập, nó đã thành côn khi thu húttới 3 triệu lượt người
truy cập mỗi ngày.
Một nền báo chí được đánh giá là đứng đầu khi nó phát triển toàn diện
ở tất cả các loại hình báo chí. Sau báo in là phát thanh, với loại hình báo này
Mỹ đã rất chú trọng vào để phát triển với các đài phát thanh trong nước và mở
rộng ra quốc tế.
Đặc biệt là sự phát triển của truyền hình trong nền báo chí ở Mỹ một
minh chứng cụ thể cho vị trí số một của Mỹ, những phát minh khoa học kỹ
thuật cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã tạo tiền đề cho truyền hình ra đời và phát
triển , vào năm 1927, chương trình truyền hình thử nghiệm qua dây dẫn đầu
tiên được thực hiện thành công tại Mỹ giữa hai thành phố Washingtơn và New
york . Từu đó truyền hình bắt đầu phát triển và dần dần có vị thế riêng trong
lĩnh vực truyền thông. Ở Mỹ cũng vậy chúng ta cùng tìm hiểu các đài truyền
hình nổi tiếng có sức ảnh hưởng rộng lớn, một loại hình báo chí được công
chúng rất yêu thích ở Mỹ. Qua đó ta sẽ nhận thấy tầm ảnh hưởng của nó với
thế giới nói chung và với làng truyền thông nói riêng.
Khi nhắc tới truyền hình, đặc biệt là truyền hình thế giới chúng ta sẽ
nghĩ ngay đến CNN .Đây là đài truyền hình lớn nhất nước Mỹ và có độ phủ
sóng mức độ ảnh hưởng rộng nhất thế giới, sự ra đời của truyền hình đã mở ra
một trang mới cho lich sử truyền thông thế giới, “Truyền hình là kênh truyền
thông truyền tải thông điệp bằng hình ảnh động với đầy đủ màu sắc vốn có
19


của cuộc sống”. Với ưu thế là hội tụ những ưu điểm như (hình ảnh động, âm
thanh, tiếng nói ) nên nó có cho mình một sức hút đặc biệt.Chính vì thế sự ra
đời của CNN là một tất yếu trong quy luật ra đời và phát triển của lĩnh vực
truyền hình. Đây là một đài truyền hình ra đời ở Mỹ, một nước có ngành
truyền thông phất triển một cách năng động và nhiều tiềm năng để phát triển.

CNN đã làm như thế nào để biến mình từ một đài của quốc gia phát triển và
vươn mình ra khắp các châu lục và có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Đóng vai trò
là một loại hình báo chí nên bản thân nó phải thực hiện những nhiệm vụ cũng
như có những chức năng của mình.

CNN đạt dưới sự lãnh đạo của một nhân vật rất tài năng và có
tên tuổi và xuất sắc trong làng truyền thông thế giới là Ted Turner. Ban đầu
ông đã mua và sát nhập các đài truyền hình nhỏ, các đài truyền hình khu vực
lại với nhau lại và dần dần hình thành nên một đài truyền hình thống nhất .
Năm 1970 ông bán đi công ty quảng cáo của cha mình và dùng số tiền đó để
mua lại một đài truyền hình ở bang At-lan-ta và hình thành nên đài truyền
20


hình với tên gọi “ Hệ thốn truyền thông Turner” (Turner Broadcasting System)
và đây chính là cha đẻ của CNN. Cùng với sự nâng đỡ của khoa học kỹ thuật,
với sự kiện Mỹ phóng thành công vệ tinh RCA, nó đã mở ra kỹ nguyên mới
cho ngành công nghiệp truyền hình cáp. Qua quá trình phát triển thì tháng 6 –
1980 cùng với hệ thống truyền hình cáp quốc gia thì Ted Tunner đã xây dựng
thành công đài truyền hình CNN.
Ban đầu đài chỉ phát sóng trong phạm vi 40 dặm quanh đài trung tâm
và khung giờ còn hạn chế, nhưng bây giờ CNN là hãng truyền hình duy nhất
trên thế giới với khung giờ phát sóng là 24/ 24 giờ, 7/7 ngày của tuần liên tục
cập nhật tin tức, những tin tức đa dạng nhất ở các địa phương trên nước Mỹ và
các nước trên thế giới. CNN thực sự trở nên nổi tiêng và được biết đến nhiều
hơn với sự kiện “Chiến tranh vùng vịnh”. CNN là hãng truyền hình duy nhất
đã có những thứơc phim, những phóng sự trực tiếp các sự kiện xung quanh vụ
xung đột I –răc và Cô-oet ở vùng vịnh Péc-xích năm 1991. Đến năm 2001
CNN đã làm được cái mà các đài khác trên thế giới phải mơ ước đó là việc
quay lại được những thước phim về sự sụp đổ của tòa nhà tại trung tâm

thương mại, cho khán giả chứng kiến sự kiện này một cách đầy đủ nhất.
CNN đã giúp cho người ta có thể xem những phóng sự được truyền
hình trực tiếp từ nơi xảy ra sự kiện hoặc những phóng sự dài tập làm sáng tỏ
những sự kiện cả loài người quan tâm như sự kiện thảm kịch ở Thiên An Môn,
chiến tranh vùng vịnh, phiên tòa xử cầu thủ bóng chuyền huyền thoại
O.G.Xim-xơn, tang lể công nương Đi-an-na. CNN là ông lớn con chim đầu
đàn đã làm được việc áp ứng những nhu cầu thông tin thiết yếu nhất của khán
giả, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin.
Đây là một tập đoàn truyền thông nhưng chuyên bên lĩnh vực truyền
hình, là một đài truyền hình có tầm cỡ, nó khiến cho bất kỳ đài truyền hình
21


nào trên thế giới phải trầm trồ ngợi ca , bởi nó là nơi hội tụ của đội ngũ nhân
viên hùng hậu. Nếu các hãng lớn trên thế giới như: ABC, CBS, NBC, số lượng
nhân viên không vượt quá 1000-1200 người thì CNN là nơi hội tụ của hơn 300
phóng viên, 800 cộng tác viên ở khắp nơi để sẵn sàng đưa tin về tài khi phát
hiện ra có thông tin và sự kiện mới, có hơn 1000 nhân viên làm công việc thu
thập tin tức. Đội ngũ nhân viên đáng ngưỡng mộ đối với một đài truyền hình,
không ở đâu phóng viên lại đa năng như ở CNN một người có thể làm rất
nhiều công việc ,sẵn sàng đi vào những chỗ nguy hiểm nhất để có được thông
tin và họ làm việc rất có tinh thần trách nhiệm với bất cứ sản phẩm báo chí
nào. Cùng với đó là hệ thống các trung tâm thu phát tin, CNN với 37 trung
tâm thông tin trên toàn cầu, 15 đài truyền hình cáp và các vệ tinh thu sóng, đó
là những trang thiết bị tối tân nhất, hiện đại nhất được trang bị phục vụ cho
quá trình làm tin tức được tiến hành nhanh nhất làm cho chất lượng hình ảnh,
thông tin đảm bảo, tốc độ phát sóng nhanh nhất mật độ phủ sóng rộng nhất.
Nhà đài không chỉ chú trọng vào lĩnh vực truyền hình mà còn mở rộng tầm
ảnh hưởng của mình bằng cách mở rộng thêm 2 mạng lưới phát thanh và 8
Website để đọc giả có thể nghe và truy cập, bình luận và đóng góp ý kiến.

Sức mạnh của nhà đài thể hiện ở mạng lưới hoạt động với 800 đài
truyền hình khắp nơi trên thế giới chuyên phát tin tức của CNN, điều đó đồng
nghĩa với việc hơn 200 quốc gia trên thế giới vơí 800 đài truyền hình đang
ngày ngày mua lại tin tức và phát đi các chương trình của CNN , hình ảnh ví
von CNN là máy tính chủ còn các đài truyền hình khác là hệ thống các máy
tính được nối mạng và kết nối trực tiếp với máy chủ, nó đóng vai trò là nguồn
phát đi tin tức. Đó là một minh chứng cho sức mạnh ghê ghớm và tầm ảnh
hưởng to lớn mà chỉ có CNN mới làm được. Đây là hình thức đài truyền hình
không biên giới đã được Mỹ tiến hình thực hiện trong chiến lược toàn cầu hóa
22


thông tin. Nó là một đài truyền hình chung cho cả thế giới, cả thế giới cùng
đón xem chương trình của một nhà đài. Để thành công như thế ngoài công
nghệ thiết bị kỹ thuật hiện đại thì họ còn có phương thức làm việc chuyên
nghiệp, phương châm thông tin rất phù hợp với tâm lý tiếp nhận của khán giả,
với câu khẩu hiệu “ Bạn hãy là người đầu tiên được cập nhật thông tin”. Nhờ
đó mà họ phấn đấu để tin tức của họ đến với công chúng nhanh nhất và đáng
tin cậy nhất, từ đó tên tuổi được tạo dựng và sức ảnh hưởng được nhân lên.
Đó là một thành công của CNN , thành công của truyền hình Mỹ và cũng là
thành công của nền báo chí Mỹ. Nó là một biểu tượng của báo chí Mỹ khẳng
định và cũng cố hơn nữa vị trí số 1 của báo chí Mỹ đồng thời là dấu son của
làng truyền thông thế giới.
Vị trí số 1 của Mỹ còn được biểu hiện qua các tập đoàn báo chí và các
hãng thông tấn nổi tiếng, bởi ở đó báo chí Mỹ bộc lộ hết được quyền uy của
mình hơn nữa. Chúng ta cùng xét sự lớn mạnh đó qua các hãng thông tấn có
uy tín như: AP, UPI, USIA.
Trước hết là hãng thông tấn AP được biết đến với việc đứng đầu lượng thông
tin bán ra hàng ngày (khoảng 20 triệu từ + phóng sự + hình ảnh+ record + tạp
chí). Với lượng khách hàng hết sức đông đảo khoảng 15000 bao gồm cả báo in

và phát thanh, hãng này rất đầu tư về cơ sở vật chất và các trang thiết bị bởi vì
họ quan niệm làm ra thông tin để bán nên phải làm thế nào để có được thông
tin nhanh nhất và chất lượng nhất nên đầu tư cơ sở vật chất là một chiến lược
dễ hiểu. Hiện nay hãng có 5 vệ tinh, có hệ thống máy tính tự động hóa các quá
trình thu thập và xử lí tin tức, bên cạnh đó có hơn 900 trung tâm thông tin lắp
đặt Ăng-ten để thu thập xử lí thông tin, với cơ sở vật chất được trang bị như
vậy sẽ giúp cho AP tham gia đầy đủ vào chu trình truyền tin, lấy tin một cách
nhanh chóng và hiệu qủa nhất. Chính vì thế mà nó được nằm trong top 4 hãng
23


thông tấn lớn nhất thế giới (AP, UPI, Roitơ, AFP) chi phối thế giới tới 50 %
lượng thông tin toàn cầu. Hầu như các loại hình truyền thông trên thế giới đều
có mối liên hệ với hãng thông tấn này, đều mua lại tin tức về phát lại, về biên
tập lại để in ấn và phát sóng, Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu khi các bài báo
viết về các sự kiện quốc tế mà chúng ta không có điều liện sang trực tiếp nơi
xảy ra sự kiện để tác nghiệp thì ta mua lại tin tức những số liệu, hình ảnh,
đoạn phim có trích dẫn nguồn là từ hãng AP.
AP có tới 3600 nhân viên làm việ tại đây, đặt quan hệ với hàng trăm quốc gia
có phóng viên rải khắp các nơi trên thế giới, với 126 phân xã trong nước, 120
phân xã nước ngoài. Con số đó đủ để chứng minh rằng sự lớn mạnh của hãng
này như thế nào.
Hãng thông tấn nổi tiếng tiếp theo của Mỹ là UPI, nó ra đời vào năm 1907
trên cơ sở đóng góp cổ phần của các hiệp hội báo chí trong nước và quốc tế.
Vào năm 1993 bị hiệp hội Ả Rập Xê út mua đứt bởi năng lực quản lí kém và
trả lương quá cao cho các phóng viên ở Châu Á làm ảnh hưởng đến nội bộ
hãng bởi có sự phân biệt đối xử . Đến năm 1997 hãng thanh lí và chỉ còn lại
UPI Nettrack.
Hãng thông tấn này có độ phủ sóng rộng khắp lượng thông tin mà hãng bán ra
mỗi ngày khoảng: 13 triệu từ + phóng sự + hình ảnh + tạp chí + record .

Khách hàng chủ yếu của hãng là quốc tế, chất lượng thông tin tốt và tốc độ
phát tán nhanh bởi những yếu tố là cơ sở vật chất trang thiết bị tốt tự động hóa
quá trình xử lí thông tin và bởi đội ngũ nhân viên đông đảo với khoảng 2000
người và 8000 cộng tác viên làm việc chuyên nghiệp . Hãng thông tấn UPI nổi
tiếng với việc trả lương cho phóng viên quá cao khoảng 80000 USD/ năm
trong khi hãng tin Roito của Anh chỉ trả ở mức 15000 USD/ năm. Đó cũng là
24


một chiến lược trong việc thu hút phóng viên giỏi về cho hãng và cũng là động
lực để họ làm việc tích cực hơn
Hãng thông tấn thứ 3 phải nhắc tới là USIA, đây là hãn cung cấp
thông chuyên cung cấp thông tin cho báo chí Mỹ ở nước ngoài, chi phối hoạt
động của các đài nổi tiếng như : Đài Châu Âu tự do, đài Châu Á tự do. Đó là
minh chứng cho khả năng vươn xa của hãng ti này và tính tự do báo chí được
thể hiện rất cao.
Các hãng thông tấn là hình ảnh minh họa cụ thể nhất cho bức tranh toàn
cảnh báo chí Mỹ, đó là một nền báo chí phát triển và phát triển một cách toàn
diện, đa dạng và có những thành tựu rực rỡ và ngày càng tô điểm cho bức hơn
nữa cho bức tranh báo chí thế giới.
Đứng trước xu hướng toàn cầu hóa , quốc tế hóa báo chí các nước trên thế
giới trong đó có Mỹ đã hình thành nên các tập đoàn báo chí. Mỹ là nươc có
các tập đoàn báo chí hoạt động mạnh mẽ nhất và vươn ra nước ngoài hiệu quả
nhất. Xu hướng phát triển của báo chí hiện đại đặt ra yêu cầu phải sát nhập các
cơ quan báo chí nhỏ lại hoặc có sự dàn xếp mua bán để hình thành nên các tập
đoàn báo chí và các quốc gia hoạt động như một cường quốc về thông tin. Mỹ
cũng vậy không nằm ngoài xu thế chung đó, họ đã ình thành cho mình những
tập đoàn báo chí truyền thông mà phạm vi hoạt đọng của nó không chỉ dừng
lại ở một khu vực môt vùng lãnh thổ mà nó là toàn cầu, hầu khắp các châu lục.
Nổi bât trong số đó có các tập đoàn: Crip, New Corporation, Steven,

M.Bleomberg. Đây là những ông lớn trong hoạt động truyền thông bởi nó có
đầy đủ các hãng thông tấn hoạt động trong đó, những phát ngôn viên toàn cầu,
là các đài truyền hình không biên giới, những hãng chuyên sản xuất phim
Hollyword, hãng sản xuất phim hoạt hình đĩa hát cho trẻ em WaltDisney,
những gã khổng lồ, những trang mạng xã hội mà hầu hết quốc gia nào cũng
25


×