Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Một số giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả trong môn giáo dục công dân khối 9 ở trường Trung học cơ sở Thạnh lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.65 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Điệp Năm sinh: 1983
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học ngữ văn
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Dạy học tích hợp lien môn được coi là quan niệm dạy học hiện đại nhằm
phát huy tính tích cực của người học. Thực hiện tích hợp trong dạy học góp phần
hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề, phát
triển tư duy tổng hợp cho học sinh. Song, thực trạng việc giảng dạy bộ môn giáo
dục công dân nói chung và giáo dục công dân lớp 9 nói riêng hiệu quả đạt được
chưa cao. Do phần lớn học sinh hiện nay có tâm lí coi nhẹ, không xem trọng bộ
môn, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập, thậm chí còn lơ là khi thấy
mình đã có đủ điểm cần thiết. Vì vậy, nên khi dduocj hỏi, khai thác sâu vào vấn đề
các em thường xảy ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi. Về phía giáo viên
trong nhà trường chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy lien
môn, đặc biệt là việc dạy trong môn GDCD. Việc vận dụng tích hợp lien môn vào
bài dạy còn lúng túng nên quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức
đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, lien hệ với các môn dạy khác.
Nhận ra được điều đó nên tôi mạnh dạn chọn đề ra: “ Một số giải pháp tích hợp liên
môn có hiệu quả trong môn GDCD 9 ở trường THCS Thạnh Lợi” để nâng cao chất
lượng và hiệu quả trong giảng dạy.
Kết quả thu được từ phiếu khảo sát (trước khi vận dụng kiến thức liên môn
trong môn GDCD lớp 9):


Học lực
Tổng
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
số HS
Số HS
Tỷ lệ
Số HS
Tỷ lệ
Số HS
Tỷ lệ
9a1
25
18
72%
7
28%
9a2
25
10
40%
10
40%
5
20%
- Từ kết quả trên cho thấy số học sinh chưa tích cực trong học tập còn cao,
các em chưa đủ khả năng để xử lí những tình huống từ thực tế vì các em chưa tích



hợp được những kiến thức từ các môn học khác để giải quyết vấn đề một cách hiệu
quả.
- Dạy học tích hợp liên môn yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào
giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề thực tiễn bao gồm cả
tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan
đến nhiều môn học.
- Nhận thức được điều đó, tôi luôn vận dụng những kiến thức từ các môn học
khác để tích hợp vào nội dung bài dạy của mình, tùy vào từng lớp dạy mà chúng ta
thực hiện cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả thiết thực nhất trong quá trình dạy
học.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng;
2.1 Tên sáng kiến.
“ Một số giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả trong môn giáo dục công dân khối
9 ở trường THCS Thạnh lợi”
2.2 Lĩnh vực áp dụng.
Trong nghành giáo dục đặc biệt là học sinh khối 9 trường THCS Thạnh Lợi
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
Môn GDCD là môn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân
cách học sinh cho nên làm sao cho các em thấy được những kiến thức giảng dạy
cho các em chính là cuộc đời, là cuộc sống xung quanh mình, làm sao để học sinh
tự liên hệ, vận dụng, khắc sâu kiến thức vào thực tiễn cuộc sống là vấn đề mà tôi
trăn trở và nghiên cứu các giải pháp để thực hiện. Qua tích lũy kinh nghiệm giảng
dạy và học hỏi thêm một số đồng nghiệp, các tài liệu tập huấn, bản thân đã áp dụng
một số giải pháp sau để thực hiện ở các em học sinh Khối 9:
3.1 Giải pháp 1: Các nguyên tắc tích hợp:
- Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng
phải nhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết là tạo
nên con người có khả năng hành động trên nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc.
- Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức cần phải khách quan, phản ánh đúng

bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học
được tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ nhau, giúp người học thuận lợi
trong học tập và vận dụng vào trong cuộc sống.
- Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng kiến thức, kĩ
năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn học tập.
- Tránh gò ép: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của các môn học có liên
quan chỉ đóng vai trò là công cụ cho nội dung chính. Nội dung và các hoạt động
phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phat triển các năng lực người học.
3.2 Giải pháp 2: Xác định nội dung dạy học liên môn
- Cần phải rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau, tìm
những kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
Ví dụ: Trong chưng trình môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân
có các nội dung kiến thức chung thuộc các chủ đề như: Môi trường, Bùng nổ dân
số, Dịch bệnh, Truyền thống dân tộc, Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa…Rà


soát chương trình dạy học các môn này, có thể xác định được một số kiến thức liên
môn như sau:
+ Môn Lịch sử và Địa lí kiến thức chung về: Điều kiện tự nhiên và vị trí địa
lí; Hệ thống bản đồ; Lịch sử và Địa lí của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thé
giới.
+ Môn Ngữ văn và Lịch sử có các kiến thức chung về: Các tác phẩm văn
học; Văn học nước ngoài; Văn hóa phục hưng; Các tác giả, tác phẩm.
- Chương trình giáo dục nào cũng tồn tại những nội dung kiến thức liên môn,
vì vậy việc dạy học tích hợp liên môn cần thực hiện ngay trong chương trình hiện
hành, mặc dù việc thiết kế, sắp xếp các nội dung dạy học trong chương trình, trong
sách giáo khoa chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu đó.
3.3 Giải pháp 3: Nội dung để trình bày một chủ đề tích hợp liên môn.
3.3.1 Tên chủ đề.

Căn cứ vào nội dung kiến thức của chúng trong thực tiễn để xác định tên chủ đề sao
cho phù hợp, thể hiện được nội dung tích hợp liên môn.
3.3.2 Nội dung chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề.
- Trình bày về nội dung kiến thức thuộc chương trình các môn được dạy học
tích hợp trong chủ đề; Nêu rõ yêu cầu cần đạt được; tên bài (tiết), thời lượng phân
phối chưng trình hiện hành và thời điểm dạy học theo chương trình hiện hành.
Phương án, kế hoạch dạy học môn học sau khi đã tách riêng phần nội dung kiến
thức được dạy theo chủ đề đã xây dựng.
- Trình bày nội dung dạy học trong chủ chủ đề; phân tích về thời lượng và
thời điểm thực hiện chủ đề trong mối liên hệ phù hợp với chương trình dạy học các
môn học liên quan.
- Trình bày ý tưởng, câu hỏi của chủ đề nhằm giải quyết một vấn đề nào đó
để qua đó học sinh học được nội dung kiến thức liên môn và các kĩ năng tương
ứng đã được tách ra từ chương trình các môn học nói trên, có thể là vấn đề theo nội
dung dạy học hoặc vấn đề giải quyết trong thực tiễn.
- Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề trong dạy học các môn học liên quan,
hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ
và phát triển năng lực, phăm chất của học sinh.
3.3.3 Mục tiêu của chủ đề.
Thể hiện rõ yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Các năng lực
chính hướng tới: Học sinh được học thông qua thực hành, sáng tạo và tạo ra sản
phẩm học tập có ý nghĩa cho bản thân; có thể thiết kế, xây dựng sáng tạo ra sản
phẩm hoặc thực hiện một việc nào đó.
Ví dụ: Bài 17 “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”
* Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc.
+ Trách nhiệm của học sinh.
- Kĩ năng:

+ Xác định vị trí địa lí, ranh giới nước ta trên bản đồ.


+ Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ
quốc ở trường học và nơi cư trú.
+ Tuyên truyền vận động mọi người trong gia đình, bạn bè, người thân tham
gia thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
+ Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để
có được kiến thức mới.
- Thái độ:
+ Đồng tình, ủng hộ hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Phê phán những hành vi sai trái làm tổn hại đến chủ quyền, lảnh thổ quốc
gia; những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
+ Bồi dưỡng khả năng vận dụng bài học vào thực tế.
Có thể tích hợp kiến thức môn:
* Môn Lịch sử:
- Lịch sử lớp 7. Bài 11: “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
(1075- 1077).
Học sinh hiểu được ý nghĩa của bài thơ thần Lý Thường kiệt.
* Môn Địa lý 8: Bài 23: “Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam”.
Học sinh hiểu biết được vị trí, hình dạng, kích thước lãnh thổ là những yếu tố địa lý
góp phần hình thành nên những đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh huongr
sâu sắc đến mọi hoạt động kinh tế- xã hội nước ta.
* Môn Ngữ văn: Những tác phẩm văn học nói về lòng yêu nước của nhân
dân ta.
* Môn Âm nhạc: Những bài hát về tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng
hòa bình…
Tiến trình thực hiện:
a. Bảo vệ Tổ quốc là gì?
Giới thiệu bài thơ : “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành địa phận tại sách trời
Cơ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Bài thơ của Lí Thường Kiệt được viết vào mùa xuân năm 1077 là lời khẳng
định về độc lập, chủ quyền của Việt Nam- Sông núi nước Nam là của người Nam
ta, nếu quân giặc xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời.
Giáo viên cho học sinh xem đoạn vi deo: Hình ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn
Độc lập vào ngày 02 tháng 09 năm 1945 và câu nói của Bác: “Các vua Hùng có
công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước…
* Muốn bảo vệ Tổ quốc phải năm được vị trí, giới hạn của lãnh thổ Việt
Nam. (Dựa vào kiến thức môn Địa lý 8)
- Lãnh thổ Việt Nam bao gồm phần đất liền, vùng biển, vùng trời thuộc chủ
quyền của Việt Nam.
- Phần đất liền của nước ta kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650km. Việt
Nam có đường bờ biển cong hình chữ S dài 3260km, với hơn 4600km đường biên
giới trên đất liền làm thành khung cơ bản của lãnh thổ.


- Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rất rộng về phía Đông và
Đông Nam. Vùng biển Việt Nam rộng gấp 3 lần đất liền, trên biển nước ta có rất
nhiều đảo và quần đảo.
- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm trên lảnh thổ nước ta,
trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là biên giới bên
ngoài của lãnh hải và không gian các đảo…
=> Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc? Trách nhiệm của học sinh?
Chúng ta có được như ngày hôm nay là nhờ công lao to lớn của bao vị anh

hùng đã ngã xuống, không tiếc xương máu của mình, chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
Trong lịch sử có các vị anh hùng: Lê Lợi, Quang Trung, Bà Triệu…Chương trình
lịch sử 8,9 có rất nhiều trận đánh hào hùng được ghi vào trang vàng lịch sử.
-> Vì vậy, chúng ta là những thế hệ đi sau được thừa hưởng những gì mà thế
hệ trước để lại, phải có ý thức bảo vệ Tổ quốc góp phần công sức nhỏ bé của mình
vào công cuộc xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển vững mạnh.
- Trong văn học, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều tác phẩm thể hiện lòng yêu
nước của nhân dân ta: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh), Quê
hương (Tế Hanh), Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn), …
- Trong môn Âm nhac lớp 9: “Nối vòng tay lớn” nói về tinh thần đoàn kết
của dân tộc hay truyền tải thông điệp của trẻ em “Chúng em caabf hòa bình”…
=> Ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường, học sinh cần phải ra sức học tập,
tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự…
3.3.4 Phương pháp tích hợp
- Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp
vào các bài dạy, tùy từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hẹ,
lồng ghép bộ phận hay toàn phần (Phần nội dung bài học, phần bài tập hay phần
tổng kết bài…) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho logic và
hài hòa…từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
- Để nâng cao hiệu quả môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số
phương pháp như sau:
+ Phương pháp dự án.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp liên hệ thực tiễn…
- Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp đặt và
giải quyết vấn đề. Phương pháp này là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo
ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề hoạt động tự
giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh
tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ

bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là “Tình huống gợi vấn đề”
vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến;
4.1 Khả năng áp dụng.


Qua kết quả thực hiện, bản thân thấy các giải pháp tương đối dễ thực hiện,
có hiệu quả cao đối với bộ môn Giáo dục công dân có thể nhân rộng ra ở cấp trung
học cơ sở và trung học phổ thông.
Tuy nhiên, trong vấn đề dạy học muốn nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi
người giáo viên cần phải hết sức linh hoạt và sáng tạo trong vận dụng kiến thức và
phương pháp sao cho phù hợp với thực tế địa phương và đối tượng học sinh. Dạy
học sao cho thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh một cách tự nhiên không
gò bó và giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn.
4.2 Phạm vi áp dụng sáng kiến
Học sinh khối 9 trường THCS trong huyện và đặc biệt là học sinh khối 9
trường THCS thạnh Lợi.
5. Nêu những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến;
Qua quá trình công tác, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Tôi đã vận
dụng vào quá trình giảng dạy ở khối 9 trường THCS Thạnh Lợi năm học 20162017 và đạt được kết quả như sau:
- Trong giờ học các em tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Những em ít phát biểu thì cũng có những chuyển biến tốt, mạnh dạn hơn
khi đưa ra chính kiến của mình để giải quyết vấn đề.
- Các em biết vận dụng kiến thức có liên quan để giải quyết tình huống mà
giáo viên đặt ra.
- Lớp học rất sinh động, các em có thể phát huy sở trường về nội dung môn
học có liên quan mà mình nắm vững để tích hợp vào bài.
Học lực
Tổng
Lớp

Giỏi
Khá
Trung bình
số HS
Số HS
Tỷ lệ
Số HS
Tỷ lệ
Số HS
Tỷ lệ
9a1
25
25
100%
9a2
25
20
80%
5
20%
Nhận ra điều đó nên tôi mạnh dạn chọ đề ra : “ Một số giải pháp tích hợp
liên môn có hiệu quả trong môn giáo dục công dân khối 9 ở trường THCS
Thạnh lợi”để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giảng dạy.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi tắt là
sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2016- 2017
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp
huyện./.
Thạnh Lợi, ngày 1 tháng 3 năm 2017
Thủ trưởng đơn vị
Người báo cáo

(ký tên, đóng dấu)
(ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Điệp



×