Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÀI THAM LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.31 KB, 7 trang )

BÀI THAM LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC
Lời đầu tiện tôi kính chúc các quý vị , các thầy, cô giáo
sức khỏe, công tác tốt, hạnh phúc. Chúc hội thảo về công
tác chủ nhiệm lớp Trường THCS Châu Sơn

thành công tốt

đẹp.
Kính thưa các đồng chí
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ thường xuyên và
quan trọng của xã hội,nhất là giáo dục đạo đức cho trẻ em đang ngồi trên
ghế nhà trường- những người sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước. Việc giáo dục đạo đức càng trở nên quan trọng và thật sự cấp thiết khi
đất nước ta bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển. Có ý kiến cho rằng:
trẻ em bây giờ hư hỏng, cứng đầu, khó dạy hơn trẻ em ngày xưa, giáo dục
đạo đức cho trẻ là vấn đề nan giải và phức tạp hơn trước đây rất nhiều lần.
Về nhận xét ấy đúng hay sai? Giáo dục đạo đức cho trẻ khó hay dễ, không
thể trả lời chủ quan và nóng vội. Hãy nhìn nhận vấn đề khoa học và tìm giải
pháp cũng phải trên cơ sở phân tích thật sự nghiêm túc và khoa học. Là một
giáo viên trực tiếp giảng dạy kết hợp làm công tác chủ nhiệm lớp 8A tôi xin
bàn luận về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

I.Đặc điểm tình hình:
1.Đặc điểm chung của xã hội:
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Đây là cơ hội
vàng đối với Việt Nam để phát triển nền kinh tế thị trường đưa nước ta trở
thành một đất nước giàu mạnh. Sự giao lưu kinh tế, văn hóa giúp trẻ em có
sự phát triển từ chiều cao, cân nặng, hình thể tới sự thông minh, trí tuệ, nhạy
bén và sự hoạt bát, tự tin năng động thích cái mới. Song nền kinh tế thị
trường bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ những mặt trái như tính cạnh



tranh, lợi nhuận, tính thực dụng, ích kỉ, vụ lợi cũng ảnh hưởng tới việc hình
thành tính cách của trẻ em hiện nay. Bên cạnh đó nhiều gia đình học sinh ít
con nên nuông chiều sắm cho con điện thoại di động, máy nghe nhạc….
Phim ảnh tràn lan, sách truyện thiếu chọn lọc, đồ chơi bạo lực, các sân khấu
ca nhạc có nơi, có lúc chưa thật lành mạnh, trẻ em thiếu nơi vui chơi, giải
trí…tất cả đã làm ảnh hưởng đến việc hình thành và giáo dục đạo đức cho
trẻ em.
2.Đặc điểm riêng:
- Cùng với sự hội nhập và phát triển của cả nước xã Châu Sơn cũng đang
trên đà phát triển. Đặc biệt rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội.
- Học sinh ở địa phương đa phần là con nhà nông dân nên rất thật thà, chất
phác.
Tuy nhiên nhìn chung sức học của học sinh còn yếu, phụ huynh chưa có điều
kiện quan tâm sâu sát do nhận thức và điều kiện kinh tế.
II.Thực trạng đạo đức của học sinh trong nhà trường hiện nay:
Hiện nay ở trường THCS Châu Sơn đa số các em học sinh có đạo đức
ngoan, lễ phép. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh có biểu hiện
đáng lo ngại về đạo đức như: hay mất trật tự, bỏ tiết, bỏ giờ, không học bài ở
lớp, ở nhà chưa thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường như không
thực hiện đồng phục, mang điện thoại vào trong trường, trong giờ học dung
để nhắn tin, quay lén thầy cô, lên fecabook, chat…. Một số học sinh chưa
thức sự hòa nhập vào các phong trào mà nhà trường phát động tham gia các
hoạt động một cách bắt buộc. Thậm chí có học sinh cá biệt còn mang hung
khí đến trường gây gổ đánh nhau. Một vấn đề nổi cộm nữa là các em học
sinh lớp 8, lớp 9 có biểu hiện yêu đương nên chểnh mảng trong vấn đề thực
hiện nề nếp của nhà trường vì các em thích thể hiện cho rằng như thế là



mình đã lớn bởi tâm lí lứa tuổi của các em học sinh lớp 8 đang có sự biến
chuyển và thay đổi đáng kể. Nếu giáo viên chủ nhiệm không nắm bắt kịp
thời để can thiệp, tư vấn thì e rằng các em sẽ có những biểu hiện sai lệch về
đạo đức.
III. Giải pháp, biện pháp đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh:
1.Về tư cách đạo đức, tác phong và thực hiện nội quy.
Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi ham hoạt động các nhân nên
phải dùng phương pháp khen, chê đúng lúc, đúng chỗ, đúng
theo tâm lí của từng em. Có em biểu hiện ăn năn hối hận khi
mắc lỗi thì phải nói chuyện tâm tình, lên giọng đúng lúc và
phải nhân rộng nâng cao mặt tốt của các em, để các em
thấy mình đang còn có ích, thấy cái hại, cái lợi từ đó không
dám vi phạm vì xấu hổ. Khi làm việc với các em phải thực sự
nghiêm túc, khi khen ngợi phải niềm nở, vui vẻ, tạo tâm lí
cho HS vừa nể phục vừa kính phục, vừa nghiêm túc thực
hiện.
Đối với những em có biểu hiện thái độ ương bướng, lì lợm
phải nhẹ nhàng, động viên an ủi, nêu các gương xấu, hậu
quả xấu từ các hành động đấy có thể tạo ra. Các GVCN
không nên máy móc, cứng nhắc, cho nghỉ học một em thì dễ,
để em hs đó tốt lên mới khó. Dù các em hs có vi phạm đến
đâu vẫn phải đưa ra, tìm một điểm tốt của hs đó, để khích lệ
động viên, tránh được sự tiêu cực trong tinh thần của các em
thấy còn cơ hội để sửa sai. Khi GD HS lớp 6 -7 thì dùng
phương pháp so sánh, đối với hs khối 8 mà lớp tôi chủ nhiệm
thì đôi khi tôi phải kích thích tính tự ái về tính thích làm người


lớn của các em, để các em học sinh lớp tôi thấy rằng mình vi
phạm, mắc lỗi thì không phải là thanh niên. Chắc chắn học

sinh sẽ có thái độ khác đi.
Về vấn đề tâm lí của tuổi mới lớn đặc biệt là học sinh lớp 8
cần phải nhẹ nhàng, khéo léo, trao đổi với phụ huynh khi
thấy có biểu hiện khác thường khi đi học, khi chưa quá
muộn. Muốn HS thực hiện tốt các yêu cầu đề ra thì đội ngũ
cán bộ lớp phải hoàn chỉnh, cần tập huấn cho các em, có thể
hai tuần phải họp ban cán sự lớp để tìm cách giải quyết một
số khó khăn khi thực hiện, uốn nắn thái độ của HS.. Việc sao
đỏ trừ điểm không mạnh và hiệu quả bằng bàn tay uốn nắn
giúp đỡ của GVCN đối với lớp của mình. Cần cho HS tham gia
tất cả các hoạt động của lớp, của trường, sắp tới sẽ có các
giải thi đấu thể thao, văn nghệ GVCN nên đưa ra tiêu chí,
nêu em nào vi phạm sẽ không được vào đội tuyển của lớp coi
đó là một chỉ tiêu xếp loại hạnh kiểm tôi nghĩ chắc chắn có
chuyển biến tốt.
2.Đặc điểm của học sinh THCS
Đặc điểm của học sinh lớp 8 mà tôi chủ nhiệm là thích
khám phá và hào hứng với cái mới, các em luôn hăng hái,
nhiệt tình với các hoạt đọng ngoại khóa, với các hình thức lễ
hội. Vì vậy hàng năm chúng ta nên đổi mới cách làm nhằm
tạo sự hấp dẫn, hào hứng cho các em khi đến với hội trại, hội
thi, hay các ngày lễ kỉ niệm hay ngày nhà giáo Việt Nam.
Chính từ việc tổ chức sáng tạo các hoạt động ngoại khóa đã
góp phần quan trọng giáo dục đạo đức cho học sinh.


3. Hiện nay các phương tiện thông tin đại chung rất đa dạng với nguồn thông
tin phong phú học sinh có thể đọc báo, lên mạng cập nhật rất nhiều thông tin
ỏ nhiều lĩnh vực, nếu chúng ta không giải thích hướng dẫn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ
hội giáo dục đạo đức cho trẻ. Chúng ta nên tận dụng các bảng tin của công

đoàn, chi đoàn, liên đội để cung cấp các thông tin nóng hổi và trong các buổi
chào cờ đầu tuần học sinh sẽ được nghe thông báo, giải thích về các vấn đề
liên quan đến địa phương, hoặc ngành đang được xã hội quan tâm. Ngoài
những vấn đề kể trên tôi thiết nghĩ liên đội nên nghiên cứu tổ chức các hoạt
động phong phú trong các giờ ra chơi như: thứ 2, thứ 7 các em sẽ được nghe
chương trình phát thanh măng non. Đọc báo đội, thông tin về liên đội, kể
chuyện đạo đức.
Thứ 4 và thứ 6 có chương trình quà tặng âm nhạc nhằm tạo diều kiện cho
thầy cô giáo và học sinh thể hiện tình cảm, chia sẻ cảm xúc thông qua các
bài hát, thứ 3 và thứ 5 hàng tuần các em sẽ được vui chơi giải trí thư giãn với
các trò chơi dân gian, trò chơi vận động lành mạnh hấp dẫn bổ ích. Qua đó
tạo điều kiện cho học sinh có một môi trường văn hóa, thân thiện làm cho
các em chăm ngoan, bồi dưỡng tình cảm, bồi dưỡng ý thức giúp các em sống
đẹp, sống tốt, sống có ích.
4. Giáo dục đạo đức cho học sinh muốn hiệu quả cần phải phát huy tối đa
vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm: ngay từ đầu năm học giáo viên
chủ nhiệm nhằm bàn giao học sinh từ năm học trước, nắm chắc trình độ học
tập, kết quả rèn luyện hạnh kiểm của học sinh lớp mình, danh sách học sinh
thường xuyên vi phạm cần được quan tâm giáo dục, các học sinh cá biệt của
lớp để có kế hoạch, biện pháp giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch
và đề ra các biện pháp để quản lí chặt chẽ học sinh có biểu hiện vi phạm đạo
đức.


5. Tuy nhiên trường học có cố gắng bao nhiêu, thầy cô có tài giỏi đến mấy
cũng không thể làm cho đứa trẻ tự nhiên trở nên tốt nếu không có sự phối
hợp, giáo dục của gia đình và sự quan tâm của xã hội. Giáo viên chủ nhiệm
nên phát huy vai trò tích cực của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp mình tạo
ra sự nhất trí đồng thuận về mục đích, phương pháp giáo dục, thường xuyên
phối hợp với cha mẹ học sinh và tranh thủ sự phối hợp của chính quyền, ban

ngành đoàn thể của địa phương như đoàn xã, công an xã…trong viêc giáo
dục học sinh.
IV. Đề xuất:
Để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tôi xin đưa ra một số đề xuất:
1. Về phía hội cha mẹ học sinh:
- Phụ huynh cần quan tâm có trách nhiệm hơn đến con em mình tích cực
phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Thường xuyên trao đổi các thông tin cùa con em mình tới giáo viên chủ
nhiệm để nắm bắt kịp thời.
Với học sinh cá biệt cha mẹ cần tích cực hợp tác, hội cha mẹ học sinh nên
khuyến khích động viên khen thưởng kịp thời đối với những cháu làm việc
tốt hay có những tiến bộ về đạo đức.
2. Về phía nhà trường:
- Tố chức các cuộc thi tạo sân chơi lành mạnh cho các em.
- Khen thưởng động viên biểu dương kịp thời những em có đạo đức tốt hay
có tiến bộ về đạo đức.
3. Về phía phòng, Sở: đẩy mạnh phong trào nhân rộng điển hình tiên tiến
trong toàn ngành, giới thiệu những đơn vị làm tốt công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh tạo điều kiện cho các trường học tập, trao đối kinh nghiệm, hỗ
trợ lẫn nhau.


Như vậy ta có thể kết luận nhiều lần và không bao giờ thừa là: giáo dục đạo
đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.
Công việc này đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và thận trọng của các giáo viên chủ
nhiệm lớp. Tôi xin kết thúc bài viết của mình với tình cảm muốn được chia
sẻ và lắng nghe ý kiến trao đổi đóng góp của các đồng chí giáo viên chủ
nhiệm khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Châu Sơn, ngày 10 tháng 3 năm 2014

Người báo cáo
GVCN

Bùi Thị Lan Phương



×