Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG trong chương trình giáo dục Mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.89 KB, 39 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------- -------------

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
trong chương trình GDMN


Kĩ năng sống là gì?
Vì sao phải dạy kĩ
năng sống cho
trẻ?


Một số vấn đề chung về KNS và GD KNS
Quan niệm về KNS:
- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là
khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive)
và tích cực (positive), giúp các cá nhân có
thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và
thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi
hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận
này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến
thức, hình thành thái độ và kỹ năng.


Quan niệm về KNS (tiếp)
- Theo UNESCO, KNS gắn với 4 trụ cột của
GD, đó là: Học để biết, gồm các KN tư duy
như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra


quyết định, nhận thức được hậu quả,…; Học
làm người gồm các KN cá nhân như: ứng
phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức,
tự tin,…; Học để sống với người khác, gồm
các KN xã hội như; giao tiếp, thương lượng,
tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm,
thể hiện sự cảm thông; Học để làm, gồm KN
thực hiện công việc và các nhiệm vụ như KN
đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…


Bản chất của KNS
Bản chất của KNS là kỹ năng tự
quản bản thân và kỹ năng xã hội
cần thiết để cá nhân tự lực trong
cuộc sống, học tập và làm việc
hiệu quả.


Kĩ năng sống là:

Khả năng làm chủ bản thân của
mỗi người, khả năng ứng xử phù
hợp với những người khác và với
xã hội, khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc
sống.


Lưu ý

 Cần phân biệt KNS với các KN

thực hiện công việc, kĩ năng
chuyên môn, nghề nghiệp như
đọc, đếm, vẽ, soạn thảo văn bản,
xác định phương hướng,…


PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG
* Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem KNS
gồm các kỹ năng cốt lõi sau:

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng suy nghĩ/tư duy phân tích có phê
phán

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
 Kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân

Kỹ năng tự nhận thức và tự tin của bản thân,
xác định giá trị.
 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông.

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.



PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG (tiếp)

* Trong giáo dục ở Anh, KNS được chia
thành 6 nhóm chính là:
a. Hợp tác nhóm.
b. Tự quản.
c. Tham gia hiệu quả.
d. Suy nghĩ/tư duy bình luận, phê phán.
đ. Suy nghĩ sáng tạo.
e. Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.


PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG (tiếp)
* Ở Việt Nam :
a. Nhóm các KN nhận biết và sống với chính
mình: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó
với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng,
tự tin, ...
b. Nhóm các KN nhận biết và sống với người
khác: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu
thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm
thông, hợp tác,...
c. Nhóm các KN ra quyết định một cách có hiệu
quả: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê
phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải
quyết vấn đề,...


PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG (tiếp)

 Kỹ

năng sống thay đổi theo nền
văn hoá và hoàn cảnh xã hội. Vì
vậy, trong quá trình dạy kỹ năng
sống, cần xem xét các yếu tố văn
hoá và xã hội có ảnh hưởng đến
việc ra quyết định hay lựa chọn
hành động.


MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CỐT LÕI
 Kỹ năng tự nhận thức
 Tự trọng
 Thể hiện sự cảm thông
 Có trách nhiệm với xã hội
 Ứng phó với sự căng thẳng
 Kiểm soát cảm xúc
 Giao tiếp hiệu quả
 Quan hệ của cá nhân với người

khác


MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CỐT LÕI
 Suy nghĩ sáng tạo.
 Suy nghĩ phê phán.
 Ra quyết định.
 Giải quyết vấn đề.



SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ

1. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:
Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và
hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc
đã có hành vi đúng.
- KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến
thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành
mạnh.
- KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển XH, ngăn ngừa các
vấn đề xã hội và bảo vệ quyển con người.
- Giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội
tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và
giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục KNS còn giải quyết
một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền
công dân được công nhân trong luật pháp Việt Nam và
quốc tế.


SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ

2. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ:
-

-

Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích
động … Hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu
tác động đan xen của những yếu tố tích cực và

tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa
chọn những giá trị, phải đương đầu với những
khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực.
Nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành
vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng,
thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
GD KNS giúp các em có khả năng ứng phó tích
cực trước sức ép của CS và sự lôi kéo thiếu lành
mạnh, giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
với GĐ, bạn bè và mọi người, sống an toàn, lành
mạnh và phát triển tốt.


SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ

3. Đối với trẻ MN
 Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được
sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của
mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển
toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và
chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng
định mình trong cuộc sống...
 Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những
giá trị sống để phát triển NC, do đó cần giáo dục
KNS cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có
hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ


THẢO LUẬN NHÓM








Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ MN?
Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong chương
trình giáo dục mầm non
Các nhóm kĩ năng sống cần dạy cho trẻ mầm
non?
Hãy nêu một số KNS cụ thể được bạn dạy
cho trẻ tại trường/lớp.


MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
 Mục

tiêu của giáo dục kỹ năng sống là
rèn luyện cách tư duy tích cực, hình
thành thói quen tốt thông qua các hoạt
động và bài tập trải nghiệm.
 Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là
để giúp người học có khả năng làm chủ
bản thân, ứng xử phù hợp với xung
quanh và có khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc sống.


MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG (tt)

 Mục

tiêu giáo dục KNS cho trẻ MN là
nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc
sống, biết được những điều nên làm và
không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động
và biết cách xử lý các tình huống trong
cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy
sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở
thành người có trách nhiệm và có cuộc
sống hài hòa trong tương lai.


Các nhóm KNS có thể dạy cho trẻ em
tuổi mầm non
 Nhóm kĩ năng chăm sóc bản thân

Kỹ năng tự phục vụ.
- Kỹ năng tự bảo vệ trước những tình
huống nguy hiểm.
- Nhận biết giá trị bản thân.
 Nhóm kĩ năng quản lý cảm xúc:
- Học cách thông cảm và chia sẻ
- Kiểm soát tình cảm.
- Lòng tự trọng
-


Các nhóm KNS có thể dạy cho trẻ em
tuổi mầm non

 Nhóm kĩ năng giao tiếp:
-

Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với
người khác.
Kỹ năng thuyết phục và thương thuyết.
Sự tự tin.
Kỹ năng thay đổi hành vi.
Kỹ năng giáo tiếp.


Các nhóm KNS có thể dạy cho trẻ em
tuổi mầm non
 Nhóm

kĩ năng học tập:
- Ý thức trách nhiệm.
- Kỹ năng thiết lập và thực hiện mục tiêu.
 Nhóm kĩ năng lãnh đạo:
- Kỹ năng tổ chức hoạt động.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng ra quyết định.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.


Định hướng GDKNS trong nhà trường
phổ thông ở Việt Nam

1. Quan niệm về KNS
Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất quan điểm

của UNICEF: Kỹ năng sống là cách tiếp cận
giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới.
(Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về
tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ
năng).


Mục đích và yêu cầu của đưa GDKNS
vào các HĐGD
GDKNS tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức,
kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của
thực tiễn gần gũi với đời sống hàng ngày.
- Tổ chức GDKNS nhằm tạo hứng thú, sáng
tạo và tính tích cực hơn trong các hoạt động
của trẻ
tránh làm hình thức, làm quá tải chương
trình hiện có.


Nội dung giáo dục KNS cho trẻ trong chương trình
GDMN







Đơn giản.
Gần gũi

Thiết thực với cuộc sống
Tạo cơ hội cho trẻ vận dụng kiến thức, kỹ
năng đã học vào giải quyết các vấn đề của
thực tiễn gần gũi với đời sống của trẻ.
Tạo hứng thú, sáng tạo và tính tích cực hơn
trong các hoạt động cho trẻ


×