Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÁO CÁO THỰC HÀNH CTXH CÁ NHÂN (TẠI TRUNG TÂM CTXH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.74 KB, 18 trang )

TRƯỜNG TCN KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG ĐOÀN TIỀN GIANG
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Sinh viên: Nguyễn Thế Phương
Mã số SV: CTXH01.1533
Lớp: CTXH01.15
GV hướng dẫn: Kiều Văn Tu
Năm học: 2016 - 2017


LỜI CẢM ƠN
Với mục đích củng cố và bổ sung kiến thức đã được học và tìm hiểu rõ
hơn về chuyên môn công tác xã hội cá nhân, đồng thời hiểu biết về chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên công tác xã hội từ đó hình thành
ý thức đạo đức nghề nghiệp; chính vì thế nên đợt thực tấp này rất có quan
trọng với bản thân tôi.
Đợt thực hành tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang này là cơ
hội cũng như thách thức để tôi nổ lực rèn luyện bản thân. Qua đó tìm tòi học
hỏi những kiến thức ngoài sách vỡ, góp phần nâng cao nhận thức của bản thân
về những hoàn cảnh khó khăn, nâng cao khả năng tham gia vào tiến trình ra
quyết định, lập kế hoạch trợ giúp cho thân chủ của mình. Những gì tiếp thu
được trong quá trình thực hành sẽ làm hành trang giúp tôi nắm vững và vận
dụng kiến thức chuyên môn vào công tác sau này.
Để có được kết quả như vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Lãnh đạo và anh chị làm việc tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hành.
Do kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế vì vậy trong bài
báo cáo không thể tránh khỏi những thiết sót. Mong thầy cho tôi những góp ý


để nội dung được hoàn thiện hơn.

1


Phần I:
KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm công tác xã hội
Tiền Giang


Địa chỉ: ấp Phong Thuận, xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang



ĐT: 0733.850.121



Email:



Diện tích là 26.828.39 m2



Sơ lược quá trình hình thành:


- Ngày 22/6/2012 UBND ra quyết định số Trung tâm Công tác xã hội
tỉnh Tiền Giang được thành lập qua nhiều giai đoạn:
- Tháng 11/1976 UBND tỉnh ra quyết định số 79/QĐ công lập hóa cơ sở
Trại dưỡng lão Thánh Gia – Tân Mỹ Chánh giao cho Ty Thương binh
và Xã hội Tiền Giang quản lý;
- Ngày 15/04/1978 UBND tỉnh ra quyết định số 484/QĐ-UB đổi tên trại
dưỡng lão thành trại xã hội Mỹ Tho thuộc Ty Thương binh và Xã hội
Tiền Giang;
-

Ngày 25/07/1995 UBND tỉnh ra quyết định số 1282/QĐ-UB đổi tên
trại xã hội Mỹ Tho thành Trung tâm xã hội Tiền Giang;

- Ngày 03/11/2006 UBND tỉnh Tiền Giang ra quyết định số 4150/QĐUBND đổi tên Trung tâm xã hội Tiền Giang thành Trung tâm Bảo trợ
xã hội Tiền Giang;
- Ngày 26/11/2007 UBND tỉnh ra quyết định số 4208/QĐ-UBND quy
định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm Bảo trợ xã

2


hội Tiền Giang trực thuộc Sở Lao động - Thương binh xã hội Tiền
Giang.

II. Tổ chức cơ sở
II.1. Hệ thống tổ chức bộ máy

Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang được chia thành các bộ
phận bao gồm bộ phận Hành chính - Quản trị - Tổng hợp , bộ phận Y tế Điều dưỡng, bộ phận Tuyên truyền – Giáo dục – Dạy nghề, bộ phận Công tác
xã hội trẻ em với tổng số là 54 cán bộ, trong đó có 01 giám đốc và 03 phó

giám đốc tương ứng với mỗi bộ phận và một số cán bộ khác.
II.2. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động:
Năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp cho
Trung tâm là 49 người (Quyết định số 40/QĐ-SNV ngày 06/02/2012). Ngoài
ra còn có 06 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Tổng số chỉ
tiêu được giao là 55 người. Tổng số CCVC của Trung tâm hiện có 55 người.
3


Căn cứ Quyết định 1492/2012/QĐ-UBND về việc Tổ chức lại Trung tâm
Bảo trợ xã hội thành Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang thuộc Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội, hiện nay cơ cấu tổ chức, biên chế Trung tâm
gồm: 04 phòng chuyên môn nghiệp vụ
-

Ban giám đốc: 04 người ( gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc)
Phòng Tổ chức – Hành chánh – Tổng hợp : 20 người
Phòng Công tác xã hội trẻ em: 02 người
Phòng Y tế - Điều dưỡng: 27 người

- Phòng Tuyên truyền – Giáo dục – Dạy nghề: 02 người
Trình độ cao đẳng, đại học là 16 người, trung cấp 25 người, còn lại 14
người
II.3. Các tổ chức đoàn thể
- Chi bộ Trung tâm Công tác xã hội
- Công đoàn bộ phận Trung tâm Công tác xã hội
- Chi đoàn Thanh niên Trung tâm Công tác xã hội
- Chi hội Cựu chiến binh
III. Chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của Trung tâm
III.1. Chức năng

- Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang là đơn vị trực thuộc Sở Lao
Động Thương Binh – Xã Hội Tiền Giang chịu sự quản lý của Ban Giám
đốc Sở, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn
của các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ Lao Động Thương Binh – Xã
Hội. Trung tâm có đầy đủ tư cách pháp nhân; có con dấu, tài khoản
riêng và được dự toán kinh phí hoạt động theo đúng pháp luật.
- Trung tâm có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc Sở tổ chức thực
hiện quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, lao động sản
xuất, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và tổ chức các hoạt động khác
cho các đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh đang được nuôi dưỡng tại
trung tâm theo đúng qui định Nhà nước.
4


3.2

Nhiệm vụ của trung tâm

- Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang có nhiệm vụ tiếp nhận,
quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng quy định tại điều 5 của
Nghị định 68/NĐ – CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều
kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã
hội.
- Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các
đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt
động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề,
giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể
chất, trí tuệ và nhân cách.
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều

kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi Trung tâm bảo trợ xã hội trở về với gia
đình, tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn
định cuộc sống.
- Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có vấn đề
xã hội ở cộng đồng nơi Trung tâm đặt trụ sở (nếu có điều kiện).
- Tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước
ngoài trở về, được các cơ quan chức năng ở Việt Nam tiếp nhận, phân
loại, đánh giá và bàn giao cho Trung tâm dựa trên sự tự nguyện của đối
tượng để tiếp tục hỗ trợ thông qua việc cung cấp các dịch vụ phục hồi
sức khỏe, tư vấn tâm lý, pháp lý hướng nghiệp và chuẩn bị tái hòa nhập
cộng đồng; tổ chức thực hiện các hoạt động được quy định tại mục II
của Thông tư số 05/2009/TT-BLĐTBXH ngày 17/02/2009 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội.

5


- Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối
nhiễu tâm trí đang sống tại cộng đồng.
- Tổ chức các hoạt động công tác xã hội trẻ em.
- Cung cấp các dịch vụ công về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình
có vấn đề xã hội cộng đồng.
- Quản lý, bảo trì và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản của Trung
tâm; quản lý viên chức, người lao động theo quy định; thực hiện việc
thu, chi tài chính đúng quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
- - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội giao và theo quy định của pháp luật
3.3.


Quyền hạn của Trung tâm

- Liên hệ với các cơ quan chức năng của Nhà nước, các tổ chức chính trị
xã hội, các doanh nghiệp để thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị
theo đúng quy định của pháp luật.
- Liên hệ với cá nhân, các tổ chức từ thiện xã hội trong và ngoài nước
trong việc vận động tiếp nhận các nguồn tài trợ, các dự án từ thiện nhân
đạo cho Trung tâm theo quy định của Nhà nước.
-

Thực hiện công tác quản lý tổ chức nhân sự, tài chính, tài sản của
Trung tâm theo quy định của Nhà nước. Không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ đối tượng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
công chức , viên chức và người lao động công tác tại Trung tâm;

- Được ban hành các nội quy, quy định trong các hoạt động của Trung
tâm theo thẩm quyền và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Quyết định các hình thức khen thưởng và kỷ luật theo quy định thuộc
thẩm quyền của Trung tâm.
- Phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện và
các phòng ban, đơn vị chuyên môn thuộc Sở trong việc tổ chức tiếp
6


nhận, quản lý và thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến đối
tượng và hoạt động của Trung tâm.

4. Thuân lợi , khó khăn
4.1.


Thuận lợi

- Được sự quan tâm và quản lý chặt chẽ của UBND tỉnh.
- Nhận được sự hổ trợ từ chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện,
các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, sự tài trợ của các tổ chức nước
ngoài
- Có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, tích cực, tận tâm, yêu thương các
đối tượng như người thân của mình.
- Khuôn viên Trung tâm tương đối rộng trồng được nhiều cây xanh nên
thuận lợi cho việc phục hồi sức khỏe cho đối tượng.
- Do vị trí nằm sát mặt đường rộng lớn nên thuận tiện cho việc đi lại của
các đoàn làm công tác từ thiện.
4.2.

Khó khăn

- Biên chế còn thiếu do đó công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đôi lúc gặp
khó khăn do đối tượng đông lại bệnh đa dạng. Cơ sở vật chất phục vụ
đối tượng còn hạn chế.
- Xác minh đối tượng còn gặp nhiều khó khăn do cán bộ xã, phường
chưa tích cực hợp tác, viên chức phòng Công tác trẻ em còn thiếu kinh
nghiệm trong việc xác minh đối tượng.
- Công tác dạy nghề có thực hiện nhưng không xuyên suốt do không tìm
được nguồn hàng gia công.

7


Phần II.
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

I.

Phân tích trường hợp:

- Mô tả trường hợp:
Thân chủ là chị Trần Thị Giúp bị khuyết tật, đang được chăm sóc tại
trung tâm. Chị bị mất sức lao động, có tật ở 2 tay và 1 chân (2 tay co quắp,
chân hơi bị co rút) miệng hơi méo và nói chuyện không rõ chữ nhưng trí
óc minh mẫn. Do bệnh tình của mình nên thân chủ không thể lập gia đình.
Thân chủ hay than thở rằng chị cảm thấy mình vô dụng.
- Phân tích trường hợp:
• Tình trạng khuyết tật của thân chủ là do sốt phát ban từ lúc mới sinh
ra.
• Người nhà thường ít hay vô thăm nên chị cảm giác mình bị bỏ rơi, là
người thừa. Từ đó làm tâm lý chị không thoải mái, ít tiếp xúc với
những người sống cùng phòng với mình và nhân viên chăm sóc. Chị
không cảm thấy hào hứng với những hoạt động mà trung tâm mang
lại.
- Giải quyết vấn đề:
• Thu thập thêm thông tin để phân tích cụ thể và chính xác hơn trường
hợp của thân chủ.
• Nói chuyện với chị Giúp nhằm làm thay đổi cách suy nghĩ của chị về
cuộc sống và tình trạng hiện tại của mình. Tạo điều kiện để chị chia
sẻ những tâm tư tình cảm của mình.
II.

Hồ sơ cá nhân:
II.1

Thông tin cá nhân thân chủ:


- Họ và tên: Trần Thị Giúp
- Giới tính: Nữ
8


- Năm sinh: 1958 (58 tuổi)
- Nơi sinh: xã An Cư, Cái Bè, Tiền Giang
- Địa chỉ: ấp An Thái, xã An Cư, Cái Bè, Tiền Giang
- Các thông tin khác về thân chủ:
+ Quá trình sống và lớn lên: lớn lên cùng gia đình có 4 người, đến năm 35
tuổi thì cha mẹ mất, kinh tế gia đình đi xuống nên người chị của thân chủ phải
đi làm xa để có tiền trang trải cuộc sống. Từ đó không ai chăm sóc chị Giúp,
UBND xã làm hồ sơ cho chị vào Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang.
+ Tình trạng học vấn về chuyên môn: không được đi học, do tay có tật nên
không học được bất kỳ nghề nào.
+ Tình trạng nghề nghiệp: thất nghiệp
+ Tình trạng thể chất, tinh thần: cao 1m56, nặng 39 kg, thường xuyên bị
các bệnh như cảm, đau đầu và choáng. Tinh thần không thoải mái do cảm
thấy mình vô ích và là gánh nặng của mọi người.
2.1 Thông tin về môi trường thân chủ:
- Thông tin về gia đình:
+ Cha, mẹ: cha mẹ mất sớm
+ Anh, chị: người chị đi làm ăn xa
- Sơ đồ thế hệ:

Chú thích:

Nam


Nữ

9


- Sơ đồ sinh thái
NVCS
Y TẾ
TT
CTX
H

Chị
Giúpp

Các chính
sách trợ
cấp
Đối
tượng
trong
khu

Chú thích :

: mối quan hệ tốt, 2 chiều
: mối quan hệ 2 chiều nhưng không rõ ràng
: mối quan hệ tác động 1 chiều

Qua sơ đồ sinh thái trên có thể thấy thân chủ có mối quan hệ thân thiết

2 chiều với trung tâm công tác xã hội, ngoài ra thân chủ còn nhận được sự tác
động 1 chiều từ các dịch vụ chăm sóc y tế, các chính sách trợ cấp. Bên cạnh
những mối quan hệ tốt đó thân chủ còn có mối quan hệ 2 chiều nhưng chưa rõ
ràng với các đối tượng trong khu, nhân viên chăm sóc bởi vì do tâm lý của chị
luôn bị đè nặng bởi suy nghĩ mình vô dụng.

10


III. Quá trình thực tập
Giai đoạn 1: Tìm hiểu cơ sở thực tập và chọn ca thực hành:
Ngày giờ
8 giờ, 15/9/2016

Địa điểm
Công việc
Trung tâm Công tác xã Trình bài lý do đến
hội tỉnh Tiền Giang
trung tâm và xin ý kiến
của lãnh đạo trung tâm.

8 giờ, 17/9/2016

Trung tâm Công tác xã Tiền trạm, quan sát thói
hội tỉnh Tiền Giang
quen, giờ giấc và sinh
hoạt của các đối tượng
tại trung tâm

Giai đoạn 2: Thực hành công tác xã hội cá nhân

Ngày giờ
8 giờ, 19/9/2016

8 giờ, 23/9/2016

Địa điểm
Công việc
Trung tâm Công tác xã Tiếp xúc với thân chủ
hội tỉnh Tiền Giang
để tạo lập mối quan hệ,
hẹn thân chủ tuần sau
sẽ quay lại.
Trung tâm Công tác xã Tiếp tục nói chuyện với
hội tỉnh Tiền Giang
thân chủ, tạo sự tin
tưởng

IV. Tiến trình làm việc với thân chủ
- Giai đoạn 1: Tiếp cận và khám phá
+ Quá trình tiếp cận thân chủ
• Thuận lợi: do đã gặp mặt và nói chuyện hai lần nên thân chủ có
phần tin tưởng, chịu lắng nghe, có phản hồi giao tiếp đặc biệt khi
nhắc đến gia đình.
• Khó khăn: do thân chủ gặp khuyết tật ở miệng nên cuộc giao tiếp
có phần không rõ ràng, sức khỏe thân chủ không tốt nên không
nói chuyện lâu.
11


+ Nhận diện vấn đề thân chủ

 Sơ đồ cây vấn đề:

Ngại giao tiếp, không hứng
thú với các hoạt động

Do nhân viên chưa
khơi gợi đúng vấn đề
thân chủ quan tâm

Do thân chủ bị khuyết
tật nên vận động khó
khăn

 Thứ nhất : nhân viên phải chăm sóc nhiều đối tượng nên thời gian quan
tâm cũng như giao tiếp với thân chủ còn hạn chế.
 Thứ hai : do phát âm của thân chủ không rõ nên những người khác cũng
ngại giao tiếp.
- Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ
+ Đánh giá vấn đề của thân chủ:
Vấn đề thân chủ đang gặp phải là do gò bó tâm lý, sống thu mình
nên không giải tỏa được cảm xúc, có dấu hiệu trầm cảm, không có sự
quan tâm từ gia đình, gần như không thể liên lạc được với người chị
của thân chủ.

12


+ Sơ đồ ma trận SWOT
Điểm mạnh
Cơ hội

- Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm - Học hỏi được những kỹ năng hay
đam mê công việc
kinh nghiệm mới
- Có khả năng phản ứng nhạy bén
nhanh đối với công việc

Điểm yếu
- Thiếu kinh nghiệm công tác
- Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao

Thách thức
- Một số kỹ năng không còn phù hợp
- Những áp lực từ công việc

- Giai đoạn 3: Quá trình can thiệp
Thời gian
8 giờ, 26/9/2016

10 giờ, 26/9/2016

Đối tượng tác
động
Những người
sống
chung
phòng với thân
chủ

Nội dung tác
động

Kêu gọi sự
đồng cảm của
những người
này nhằm sang
sẻ khó khăn
Nhân
viên Chia sẽ những
chăm sóc
vấn đề mà thân
chủ quan tâm
cho nhân viên
chăm sóc

13

Kết quả mong
đợi
Thiết lập được
mối quan hệ cho
thân chủ và những
người cùng phòng
Thân chủ và nhân
viên chăm sóc
giao tiếp nhiều
hơn


Thời
gian


Phương Nội dung
pháp tác tác động
động
8 giờ,
Trung tâm Đàm vấn, Quan sát Quan sát
30/9/2016 CTXH TG trò chuyện
mối quan
hệ, giao
tiếp giữa
thân chủ
với nhân
viên chăm
sóc

những
người
cùng
phòng

V.

Địa điểm

Kênh tác
động

Kết quả
tác động
Có được
sự

gắng
kết
giữa
các
đối
tượng, có
sự
phản
hồi tốt từ
thân chủ,
tâm lý thân
chủ thật sự
thoải mái

Những thay đổi bản thân
Tập thói quen quan tâm đến người thân và mọi người xung quanh. Gắn

kết nhiều hơn với cộng đồng, thường xuyên trao dồi đạo đức, kỹ năng nghể
nghiệp để thực hiện tốt những công việc trong ngành công tác xã hội nói riêng
và cộng đồng nói chung.

14


PHẦN III
Ý KIẾN VÀ ĐỀ NGHỊ
Khuyến nghị đối với cơ sở thực tập

I.


- Cần có đội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp được đào tạo chuyên
môn sâu và có kiến thức hiểu biết về ngành CTXH, thật sự tâm huyết
với nghề.
- Tạo nhiều điều kiện hơn nữa để người tâm thần hòa nhập cộng đồng.
- Do số lượng người bệnh tâm thần ở trung tâm hiện nay khá đông
( khoảng 70 %) nên cần thiết phải có một bác sĩ chuyên khoa tâm thần .
- Huy động nhiều nguồn lực các tổ chức, cá nhân bên ngoài để phục vụ
cho việc nuôi dưỡng chăm sóc.
- Kết nối với các dịch vụ xã hội cần thiết nhằm năng cao chất lượng phục
vụ đối tượng
- Trung tâm cần tạo điều kiện để toàn bộ nhân viên đang công tác tại
trung tâm có cơ hội tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc và điều trị
người bệnh tâm thần.
II.

Khuyến nghị đối với nhà trường

- Có nhiều chương trình dự án cho sinh viên ngành công tác xã hội tiếp
xúc với thực tế nhiều hơn. Chương trình học cần có nhiều hơn các buổi
đi thực hành, thực tế.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nghành.
- Tạo ra nguồn kiểm huấn viên hoặc tình nguyện viên có kinh nghiệm
giúp đỡ sinh viên khi đi thực hành.
III.

Khuyến nghị với sinh viên

- Điều quan trọng nhất là sinh viên ngành CTXH phải thật sự là những
người có tâm, yêu nghề, giàu lòng nhiệt huyết.


15


- Trong quá trình học tập cần nắm vững những kiến thức căn bản chuyên
ngành, luôn trau dồi và học hỏi kĩ năng, nâng cao năng lực về chuyên
môn.
- Tham gia nhiều hơn nữa vào các tổ chức xã hội, cộng đồng để trau dồi
kinh nghiệm, tạo tiền đề để hoàn thành tốt thực tập cuối khóa.
- Sinh viên cần nâng cao ý thức học tập hơn nữa trong quá trình học cũng
như khi đi thực tập hay thực hành qua các khóa học.
- Học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô, các anh chị đi trước, trong quá
trình thực tập cần vận dụng việc tìm hiểu khai thác thông tin nhiều hơn
và nếu có thể nên khai thác thông tin từ nhiều phía./.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình CTXH cá nhân – thầy Kiều Văn Tu;
- Các nghị định, quyết định của UBND tỉnh Tiền Giang tại trang web
www.tiengiang.gov.vn;
- Tài liệu tại tủ sách của Trung tâm CTXH tỉnh Tiền Giang.

17



×