Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG vấn đề CHUNG về tâm lý học văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.96 KB, 16 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về khái niệm “văn hóa”
Sách báo thường đưa tin về sự xuất hiện thuật ngữ “Văn hóa” trong một cuốn từ
điển tiếng Anh vào năm 1920. Tuy nhiên, người đầu tiên sử dụng từ này trong khoa học
là Samuel von Pufendorf (1632 - 1692), nhà nghiên cứu lịch sử, pháp luật người Đức.
Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Ở đây, có thể đặc biệt lưu ý
tới những quan điểm chủ yếu như sau:
- Văn hóa là những gì do con người sáng tạo nên, đối lập với trạng thái tự nhiên
- Văn hóa là tồn bộ các giá trị vật chất và tinh thần
- Văn hóa là cái được con người thừa kế, tiếp nhận
- Văn hóa là “sự tiến bộ của những tiến bộ”
Từ những quan niệm nói trên và xuất phát từ đối tượng và nhiệm vụ tâm lý học,
văn hóa có những định nghĩa riêng, khác nhau.
Theo A. A. Belik, “những định nghĩa tâm lý về văn hóa tạo thành nhóm lớn
2
nhất” , ví dụ:
- W. Sumner định nghĩa văn hóa như là tổng thể những thích nghi của con người
với các điều kiện sống của nó.
- R. Benedict hiểu văn hóa là hành vi ứng xử có được mà mỗi thế hệ người cần
phải nắm lại từ đầu.
- G. Stein cho rằng văn hóa là sự tìm kiếm phép trị liệu trong thế giới hiện đại.
- M. Kerskovits coi văn hóa là tổng số những hành vi và kiểu tư duy tạo nên một
xã hội nào đó.
Ngồi ra, chúng ta có thể bổ sung thêm những định nghĩa khác như:
- Văn hóa là một lối sống (Jae-Hyeon Choe)33, (C.W.Wissler)4
- Văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngơn ngữ, tư tưởng, thị hiếu,
thẩm mỹ, những hiểu biết kỹ thuật cũng như toàn bộ tổ chức mơi trường của con người
(Bách khoa tồn thư Encyclopaedia Universalis của Pháp)5
- Văn hóa là khái niệm chung “chỉ các khía cạnh trí tuệ của văn minh trong một
nhóm dân cư nào đó, được hiểu như là sự thống nhất nhân chủng, địa lý hay ngôn ngữ.
Theo nghĩa rộng, văn hóa liên quan tới tồn bộ những huyền thoại, các nghệ thuật, khoa


2
3
4

A.A. Bekik: Đã dẫn ở chú thích (CT)2,tr 15
Theo Hồng Trinh (1996): Vấn đề văn hóa và phát triển. Nxb Chính trị Quốc gia, tr14 (Tác giả khơng nêu nguồn trích dẫn
cụ thể)
5


học, các chuẩn mực xã hội và những thói quen, bao gồm cả sự hình thành và tác động
của chúng”6.
Từ giác độ tâm lý học, có thể hiểu văn hóa là phức tạp tâm lý cỉnh thể được hình
thành và phát triển cao độ trong hoạt động của cá nhân, phản ánh dấu ấn của một cộng
đồng và là một nhân tố quan trọng bậc nhất của sự phát triển toàn diện nhân cách con
người.
2. Những đặc điểm của văn hóa
Xét từ giác độ tâm lý học, văn hóa có những đặc điểm cơ bản sau:
2.1. Văn hóa là một nhân tố quan trọng bậc nhất tạo ra con người và sự phát triển
tâm lý ở trình độ cao. Sự phát triển đó được coi như kết quả của những sự tương tác giữa
kiểu gen, văn hóa và mơi trường hoạt động của con người.
2.2. Văn hóa ln mang tính chất kép, tiềm ẩn và tường minh, tùy thuộc vào sự
phát hiện, tiếp thu những giá trị của nó. Có thể nói khác đi như M. Herskovits: Văn hóa
tồn tại khơng phụ thuộc vào con người và văn hóa khơng phải là gì khác, mà là một thực
hiện tâm lý tồn tại trong đầu óc của mỗi cá nhân.
3. Tâm lý học văn hóa
3.1. Một số xu hướng tâm lý học trong nghiên cứu văn hóa
Có thể nói, lịch sử của tâm lý học văn hóa bắt nguồn từ những xu hướng chủ yếu,
được trình bày dưới đây.
3.1.1. Tâm lý học các dân tộc (Voelkerpsychologie)

Đây là xu hướng tâm lý học ra đời năm 1860, xuất phát từ những quan niệm của
M. Lazarus và H. Steinthal khi xuất bản “Tạp chí nghiên cứu tâm lý các dân tộc và khoa
học ngơn ngữ” khắc phục được tình trạng chỉ chú ý tới cá nhân và bỏ qua mối quan hệ
giữa cá nhân và xã hội, xem nhẹ sự tham gia vào tinh thần chung, tinh thần của nhân dân
(Volksgeist).
Từ 1990, W.Wundt tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và cho công bố một tác phẩm lớn
gồm 10 tập phản ánh quan điểm cơ bản cho rằng tâm lý học các dân tộc có nhiệm vụ
nghiên cứu các q trình tâm lý trong mọi mối quan hệ vượt ra khỏi sự sinh tồn riêng lẻ
và dẫn đến sự tác động qua lại về tinh thần như điều kiện của chúng.
Theo G.G.Shpet, tâm lý học dân tộc có ba nhiệm vụ cơ bản:
+ Nhận thức tâm lý về bản chất tinh thần dân tộc
+ Phát hiện các quy luật của hoạt động tinh thần hoặc lý tưởng của dân tộc được
thực hiện trong cuộc sống, trong nghệ thuật và khoa học.
6

W.D. Froehlich (1993): Woerterbuch zur Psychologie. Deutscher Taschenbuch Verlag. Tr.250


+ Tìm ra các cơ sở, nguyên nhân làm xuất hiện, phát triển hoặc thủ tiêu những đặc
điểm của một dân tộc nào đó.
3.1.2. Tâm lý học nhóm
Một số nhà tâm lý học xã hội ở Pháp như G.Le Bon (1841-1931), G. Tarde (18431904), ở Mỹ như W.James đã nghiên cứu các cơ chế tâm lý của sự tương tác của con
người trong những nền văn hóa, cũng như những biến đổi văn hóa có liên quan đến ngơn
ngữ, tơn giáo, tình cảm, tư tưởng, chính trị.
Ở đây, chúng ta cũng có thể nhắc đến K. Lewin (1890-1947). Với khái niệm trung
tâm là “không gian sống” (Lebensraum), ông mô tả tồn bộ những gì quy định hành vi
của con người. Trong công thức V=f (PU) = f (L), K. Lewin đã nhấn mạnh vai trị quy
định tính cách và hành vi của cá nhân sống trong một nền văn hóa nào đó.
3.1.3. Phân tâm học
Phân tâm học ra đời vào thế kỷ thứ XX và như S. Fereud viết, tạo ra cái mới cùng

với tác phẩm “Lý giải giấc mơ” (Traumdeutung), được xuất bản năm 1900.
Việc coi trọng vai trò của văn hóa đã dẫn đến một cách tiếp cận mới khi lý giải
giấc mơ. Theo A. Hamburger hay A. Lorenzer, thay vì xuất phát từ sự phát triển của tuổi
ấu thơ, các nhà phân tâm học phải chú ý tới mối quan hệ với các chuẩn mực xã hội, tới
q trình xã hội hóa “đặc thù”7
Lý luận về văn hóa của Freud trong “Totem unt Tabu” (1912) phát triển trên nền
của tư duy tiến hóa luận. “Totem và Tabu” xuất hiện trong tiền sử loài người ở một bộ
tộc nguyên thủy. Ở đây, một người đàn ông tàn bạo đã chiếm đoạt các phụ nữ và cho đầy
ải, xua đuổi các con trai đến tuổi trưởng thành của mình. Về sau, những người con trai
này trốn thoát, giết và ăn thịt người cha, lấy mẹ và chị em gái.
Tình cảm tội lỗi và sự ân hận đã tạo nên điều cấm loạn luân (Inzesttabu) và cấm
ăn thịt động vật được coi là vật tổ (Totemtier). Đối với Freud, đó là lúc con người bắt
đầu có năng lực văn hóa.
3.1.4. Tâm lý học nhân văn
Sự ra đời của tâm lý học nhân văn trong những năm 60 của thế kỷ vừa qua là một
minh chứng rõ rệt cho sự phát triển tâm lý học, thể hiện ở việc phản đối tâm lý học hàn
lâm, hướng vào khoa học tự nhiên, xa rời thực tiễn và cuộc sống. Theo A.Maslow, sự sai
lầm, phiến diện đó đã dẫn đến hậu quả tất yếu là tâm lý học không thể nào nhận biết,
hiều được con người và các nền văn hóa.
7

Theo A. Hamburger: Psychoanalyse und Literatur. Trong Wolgang Mertens (Hg,1995): Schluesselgergriffe der
Psychoanalyse. Verlag Internationale Psychoanlyse Stuttgart, tr.396.


Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn và những nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất
của các nhà tâm lý học nhân văn lại chưa chú ý đầy đủ đến những biến đổi của xã hội,
của văn hóa. Vì thế, khi phân tích các khái niệm cơ bản nhất của tâm lý học nhân văn
như “sự thực hiện bản ngã” hay “sự hiện thức hóa bản ngã”, “trải nghiệm bản ngã” trong
“q trình nhóm”, R.O. Zucha đã coi đó là duy tâm vì, tồn tại quyết định ý thức chứ

khơng phải ý thức quyết định tồn tại.
Tâm lý học nhân văn của A.Maslow (1908-1970) cũng thường được nhắc đến
khơng chỉ vì sự phân biệt hai nền văn hóa trong xã hội hiện đại, được tạo ra trên cơ sở
định hướng theo những giá trị cao đẹp hay khuynh hướng quan liêu – kỹ trị trong cuộc
sống xã hội.
Cũng như E.Fromm, A.Maslow cho rằng xã hội phải coi trọng các mục tiêu phát
triển con người, những nhu cầu ở những cấp độ khác nhau, mà cao nhất là sự tự hiện
thực hóa tới mức tốt đẹp nhất có thể được. Tư tưởng này có ý nghĩa quan trọng đối với
sự hồn thiện nhân cách, thực hiện một đường lối giáo dục chân chính, thậm chí, như có
người đã nói, trở thành nền tảng cho các quan niệm phát triển kinh tế như ở Nhật vào
những năm 70-80.
3.1.5. Tâm lý học so sánh văn hóa
Tâm lý học xuyên văn hóa hoặc so sánh văn hóa (cross-cultural psychology,
kulturvergleichende) được các nhà tâm lý học như W.D.Froehlich, A.J Marsella, H.C.
Triandis quan niệm như một phân ngành tâm lý học ra đời trên cơ sở của tâm lý học văn
hóa và tâm lý học các dân tộc trước đây. Phạm vi nghiên cứu của nó là những chức năng
nhận thức cơ bản (ví dụ tri giác, tư duy), động cơ, thái độ, các khuynh hướng nghệ thuật,
sự phát triển và thực tiễn giáo dục, các quan hệ và chuẩn mực mang tính văn hóa.
3.2. Tâm lý học văn hóa
3.2.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong tham luận về “Tâm lý học – Một khoa học cơ bản về con người” tại Hội
nghị các nhà tâm lý học của các nước xã hội chủ nghĩa năm 1978 ở Postdam, G.Pirop
quy tâm lý học văn hóa vào nhóm các phân ngành gắn kết với thực tiễn như tâm lý học
sư phạm, tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động, tâm lý học lâm
sàng, tâm lý học sinh thái, tâm lý học tôn giáo,v.v8
Dựa theo 27 lĩnh vực chủ yếu của APA (American Psychological Association),
nhiều nhà tâm lý học hàng đầu của các nước nói tiếng Đức đã tiến hành phân loại theo 3
lĩnh vực chủ yếu là tâm lý học kinh nghiệm (empirical, dựa trên cơ sở quan sát và cả
8


Adolf Kossakowski (Hg. 1980): Psychologie im Sozialismus, Veb Deutscher Verlag der Wissenschaften Berlin, tr. 295-296


thực nghiệm), tâm lý học thuyết và tâm lý học triết học. Theo các danh mục, tâm lý học
văn hóa được xếp chung vào nhóm thứ nhất cùng với tâm lý học đại cương, tâm lý học
phát triển, tâm lý học so sánh, tâm lý học xã hội, tâm lý học pháp lý, tâm lý học quân sự,
tâm lý học lao động, nghề nghiệp và kinh tế, tâm lý học lâm sàng v.v 9. Còn xét về
nghiên cứu và giảng dạy, họ coi tâm lý học văn hóa là một phân ngành hướng vào mặt
xã hội (như tâm lý học ngôn ngữ, tâm lý học tôn giáo, tâm lý học chính trị, tâm lý học y
học...), chứ khơng thuộc nhóm tâm lý học ứng dụng thực tiễn (như tâm lý học công
nghiệp, tâm lý học quảng cáo, tâm lý học hàng khơng, trị liệu tâm lý, tâm lý học giao
thơng...)10
Có nhiều quan niệm khác nhau về phân ngành tâm lý học ví dụ:
- Tâm lý học văn hóa (Cultural Psychology, Psychology of culture) là một lĩnh
vực của tâm lý học xã hội, nghiên cứu các quá trình phát triển, tiếp nhận (Rezeption) và
ảnh hưởng của các tài sản văn hóa theo nghĩa rộng nhất, ví dụ nghệ thuật và các phong
cách nghệ thuật, phong tục và tập quán, các nhóm và chuẩn mực luật pháp, ngôn ngữ, sự
truyền đạt tri thức và khoa học, các mặt giá trị chung thể hiện văn hóa. Mục đích nghiên
cứu của nó là phân tích sự quy định qua lại lẫn nhau của các hiện tượng văn hóa, các
chuẩn mực của nhóm hay xã hội và các thái độ cá nhân, hứng thú và hành động 11. Tuy
nhiên, đây không phải là một bộ phận hợp thành của tâm lý học xã hội.
- Tâm lý học văn hóa nghiên cứu cái tâm lý trong văn hóa như là tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch
sử và sự tương tác giữa văn hóa và tâm lý con người12
Cách hiểu như quan niệm thứ hai là phù hợp với cách phân chia các ngành tâm lý
học hiện nay, phản ánh được đối tượng cơ bản của tâm lý học trong mối quan hệ với văn
hóa.
Để làm rõ đối tượng và nhiệm vụ của nó, chúng tơi xác định tâm lý học văn hóa
nghiên cứu các hiện tượng, q trình và quy luật tâm lý trong sáng tạo, truyền
(transmission) và tiếp nhận các giá trị văn hóa để góp phần phát triển tồn diện nhân

cách con người phù hợp với trình độ tiến hóa và văn minh đương đại.
3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu13
9

Dorch Psychologisches Woerterbuch (1996), Verlag Hans Huber, Bern. Goettinggen. Toronto. Seattle, tr.607
Dorsch Psychologisches Woerterbuch (1996): Đã dẫn ở chú thích 9, tr 608
11
W. Froehlich: Đã dẫn ở chú thichs6, tr. 250-251
12
D.Likhachop: Văn hóa và văn minh. Báo ảnh Liên Xơ, 2/90
13
Xin xem thêm Lê Đức Phúc: Một số điểm cần được chú ý trong nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực. Trong
Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (Chủ biên, 2004): Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách. Nxb. Chính trị Quốc gia Hà nội,
tr.380-379
10


Trước hết, có thể nói, việc nghiên cứu tâm lý học văn hóa cũng sử dụng các nhóm
phương pháp và những phương tiện tâm lý học nói chung với những biến thái khác nhau
của chúng: chọn đối tác (patner) cùng hành động thay vì trắc đạc xã hội (Soziometrie),
quan sát có tham gia (participant observation) trong q trình điền dã (field work) để có
thể nhìn từ bên trong (emic view) thay vì chỉ xuất phát từ cách nhìn của người ngồi
cuộc (etic view), thực nghiệm thơng qua việc tổ chức hành động giải quyết các vấn đề
của tình huống thực tế trên cơ sở truyền lại và tiếp nhận, sử dụng giá trị văn hóa thay vì
chỉ thuyết giảng, thảo luận, kiểm tra trên nhận thức v.v
Khơng chỉ có tâm lý học văn hóa mà tất cả các phân ngành tâm lý học đều phải
coi trọng yếu tố văn hóa khi lựa chọn hoặc xây dựng phương pháp nghiên cứu. Một vấn
đề hết sức có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, cịn mang tính thời sự cho đến bây giờ là
nhiều cơng trình từ nửa cuối thế kỷ XX đã cho thấy có những khác biệt do văn hóa tạo
nên ngay từ khi trẻ em mới được sinh ra.

Nếu khơng chú ý đến những đặc điểm văn hóa khác biệt (differential) mà chỉ quan
tâm đến những cái phổ quát (universal) thì sự thiên lệch này sẽ dẫn đến tình trạng phản
ánh và lý giải phiến diện, thậm chí sai lầm. Các cơng trình nghiên cứu mối quan hệ giữa
cái chung và cái riêng như của R.A. Levin ở Kenia, những người khác ở châu Phi,
Guatermala, Nam Tư, Mỹ, Nhật đã chứng minh cho sự thật là phải khắc phục những mặt
yếu kém về phương pháp xuất phát từ quan điểm lý luận không khoa học. Và từ lâu, các
nhà tâm lý học đã cố gắng tạo lập một cách nhìn tổng thể về mối tương liên (transaction)
giữa cá nhân – mơi trường trên cơ sở của một mơ hình bao hàm đầy đầy đủ các khía
cạnh sinh học, tâm lý và xã hội- sinh thái như Klaus A. Schneewind kết luận.

VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA CON NGƯỜI
Mối quan hệ giữa văn minh và văn hóa cũng như giữa văn minh và sự phát triển
của con người cho đến nay vẫn cần được nghiên cứu thêm, sâu hơn cả về lý luận lẫn thự
tiễn. Trên lĩnh vực tâm lý học, đó là vấn đề văn hóa và sự phát triển tâm lý, nhân cách
trong thời đại văn minh hiện nay.


1. Văn minh
Trước hết, văn minh là một khái niệm được hiểu theo những quan niệm khác
nhau.
- “Văn minh (Latinh, Pháp và Anh): 1/. Toàn bộ những điều kiện vật chất và xã
hội của cuộc sống được tạo ra (được cải thiện) nhờ sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật.
2/. Học vấn và văn hóa”14
- “Tất cả biến đổi do con người tạo ra ở ngoài cơ thể gọi là các thành tựu văn hóa;
tập hợp tồn bộ những thành tựu ấy gọi là văn hóa; các thời kỳ đặc trưng đỉnh cao của
văn hó gọi là văn minh. Hay nói văn hóa đi liền với văn minh, có thể coi văn hóa và văn
minh là hai từ đồng nghĩa với nhau”15
- “Văn minh đồng nghĩa với văn hóa khi người ta đối lập văn minh với bạo tàn.
Nhưng thơng thường, văn minh được dùng để chỉ trình độ phát triển của nhân loại đạt
được ở một thời kỳ lịch sử nào đó. Văn minh là thể hiện văn hóa trong lối sống”16

- “Văn minh I. Trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội lồi
người, có nền văn hóa vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng. II.1/. Có những
đặc trưng riêng của văn minh, của nền văn hóa phát triển cao. 2/. Thuộc về giai đoạn
phát triển thứ ba sau thời đại dã man, trong lich sử xã hội loài người kể từ khi có thuật
luyện kim và chữ viết (theo phân kỳ lịch sử xã hội của L.H. Morgan)”17
- “Từ văn minh thường được dùng như là đồng nghĩa với từ văn hóa. Tuy nhiên,
nó bao gồm một cái gì hon thế, hay đúng hơn, nó chỉ định một tình trạng nào đáy của
văn hóa, được coi là cao hơn và cũng thực sự là cao hơn”18
Như vậy, Jean Golfin cũng quan niệm như G. Lebon: “Một nền văn minh bao hàm
ngững nguyên tắc cố dịnh, kỷ luật, sự chuyển từ bản năng sang lý trí, có viễn kế về
tương lai, một trình độ cao về văn hóa”19
Trong tâm lý học, xét theo những ý kiến thống nhất, chúng ta có thể định nghĩa
văn minh là trình độ phát triển tâm lý, nhân cách của con người phù hợp với những điều
kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của thời đại.
2.1. Lối sống
Có những định nghĩa khác nhau về lối sống và dưới đây là một số ví dụ:
14

Das Fremdwoerterbuch (1990): Meyers Lexikonverlag Manheim Leipzig. Zuerich, tr.829-830
Bách khoa toàn thư Anh, T1, tr721 (Tiếng Anh). Theo Phạm Minh Hạc (Chủ biên,2001): Nghiên cứu con người và nguồn
nhân lực đi vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr.28
16
Trần Văn Bính (Chủ biên, 1997), Văn hóa xã hội chủ nghĩa. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.8
17
Hoàng Phê (Chủ biên, 1994): Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Trung tâm từ điển học. Hà Nội, tr.1062
18
Jean Golfin (2003): 50 từ then chốt của xã hội học. Nxb Thanh niên, tr.28
19
Gustave Le Bon (2006): Tâm lý học đám đông. Nxb. Tri thức, tr.30
15



- “Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các
dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình
thái kinh tế - xã hội nhất định, và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao
động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn
hóa”20
- “Lối sống là sinh hoạt cá nhân, chủ quan hóa của hệ thống những quan hệ xã
hội, của toàn bộ tổng thể những điều kiện sống, thể hiện trong hoạt động của con
người”21.
- “Lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt động sinh sống tiêu biểu xuất hiện
trong những quan hệ kinh tế - xã hội nhất định của các dân tộc, giai cấp, các nhóm xã
hội, cá nhân trong sản xuất vật chất và tinh thần, trong phạm vi xã hội – chính trị và
riêng tư thường ngày, trong những mối quan hệ qua lại của mọi người và trong đời sống
cá nhân”22.
Từ đó có thể rút ra ba kết luận cơ bản về những quan niệm nói trên như sau:
1. Lối sống là tồn bộ những hình thức hoạt động tiêu biểu, tương đối ổn định của
cá nhân và nhóm.
2. Lối sống được hình thành và thay đổi thông qua các quan hệ sản xuất vật chất
và tinh thần, chính trị và xã hội trong những điều kiện của các môi trường cụ thể khác
nhau.
3. Lối sống và những biểu hiện của nó, tuy phản ánh cái phổ quát, dấu ấn chung
của các thiết chế xã hội, dân tộc, vùng miền, song ln có sự khác biệt các nhân, và “sự
khác biệt văn minh”cần được chú ý nghiên cứu và tôn trọng.
Xuất phát từ đó, lối sống là khái niệm được dùng để chỉ tồn bộ những hình thức
hoạt động mang tính ổn định, đặc trưng cho cá nhân hay nhóm. Những hình thức này
được quy định bởi trình độ nhận thức về lẽ sống, cũng như điều kiện, khả năng thỏa mãn
nhu cầu liên quan đến những giá trị văn hóa.
2.2. Lẽ sống
2.2.1. Bàn về khái niệm

Cuộc sống cá nhân hay cộng đồng thường diễn ra theo một quan niệm nào đó, cịn
được gọi là lẽ sống. Hiện nay, lẽ sống vẫn còn được hiểu rất khác nhau . Điều đó dẫn
đến những trường hợp như sau:
20

Trần Văn Bính (Chủ biên): Đã trích dẫn ở chú thích 20, tr.211
V. Đơ-bơ-ri-a-nơp (1985): Xã hội học Mác – Lenin, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, tr.213
22
E.V. Soorrokhova: Sozialistische Lebensweise und die Psychologie des Menschen. Trong: Adlof Kossakowki (Hg., 1980),
Psychologie im Sozialismus. VEB Deutscher Verlag der Wissenschaften Berlin, tr.29
21


- Thu hẹp phạm vi nội hàm của khái niệm, coi lẽ sống là “Điều thường thấy ở đời,
được coi là hợp với quy luật, với đạo lý” 23. Song, lẽ sống của mỗi cá nhân có thể là rất
khác nhau, tích cực hoặc tiêu cực. Từ một giác độ khác, những ý kiến phê phán của chủ
nghĩa Machiavel (1469-1527) có liên quan đến kiểu hiện đương sống, đang làm và kiểu
đáng lẽ phải sống, phải làm24 cũng chứng minh thêm điều đó.
- Mâu thuẫn trong quan niệm, khi một mặt cho rằng “Lẽ sống được coi là mặt ý
thức của lối sống, là sự lựa chọn chủ quan của con người về một lối sống”, nhưng mặt
khác lại khẳng định “lối sống là cơ sở đầu tiên để hình thành nếp sống và lẽ sống”25.
Thực ra, lẽ sống là triết lý về cuộc đời, là mặt ý thức về cuộc sống của con người. Đây
không chỉ là quan niệm mang tính hệ thống về ý nghĩa, mục đích của cuộc sống mà còn
là cơ sở lý giải cách sống và sự thay đổi lối sống. Và vì thế, lẽ sống liên quan đến thế
giới quan, định hướng giá trị , giáo dục giá trị
2.3. Nếp sống
Nếp sống là khái niệm được dùng để chỉ thói quen, sinh sống, hoạt động theo
một hướng quy định, một trật tự nào đó. Nếp sống là mặt ổn định của lối sống và cũng
bị chi phối bởi lẽ sống.
Nếp sống không phải là mặt bản năng như một số người quan niệm. Nó được

hình thành và phát triển thơng qua những hoạt động thực tiễn các nhiệm vụ đặc thù của
từng lứa tuổi trong mối quan hệ với môi trường đa dạng xung quanh. Và vì thế, các giá
trị văn hóa ln đóng vai trò quan trọng. Việc nghiên cứu kỹ năng và thói quen đã cho
thấy mối quan hệ qua lại giữa chúng thể hiện đặc biệt rõ rệt, cụ thể trong nếp sống nói
chung. Là những phương thức hành vi được củng cố, các thói quen vừa góp phần làm
cho việc điều khiển hành động được dễ dàng, vừa làm cho con người hướng mạnh hơn
vào những giá trị thiết yếu đối với mình.
3. Về lối sống trong thời đại văn minh hiện nay
Trên bình diện tâm lý học, văn hóa được nghiên cứu như là mục tiêu cần đạt tới
để có sự phát triển nhân cách của con người văn minh đích thực. Tuy nhiên, khác với
tâm lý học nhân cách, tâm lý học văn hóa nghiên cứu sự tác động qua lại của văn hóa và
lối sống cũng như những điều kiện tâm lý của sự hình thành một lối sống có văn hóa
trong thời đại văn minh hiện nay.
23

Hồng Phê (Chủ biên, 1994): Đã dẫn ở chú thích 21, tr.537
Có thể xem thêm TS. Nguyễn Văn Đáng – Vũ Xuân Hương (1996): Văn hóa và nguyên lý quản trị. Nxb. Thống kê, tr. 2227
25
Trần Văn Bính (Chủ biên): Đã dẫn ở chú thích 20, tr. 215-216
24


Trong mọi thời đại, lối sống lý tưởng là lối sống có văn hóa. Đó cịn là lối sống
của người văn minh nhờ văn hóa ngày càng đạt tới trình độ cao hơn. Và một khi đã suy
nghĩ như vậy, thì “Phải quyết định lấy kiểu sống mà chúng ta mong muốn và phải ra tay
biến nó thành thiện thực”26
3.1. Những định hướng chung
Tuy bao giờ cũng thuộc về mỗi cá nhân, song lối sống luôn chịu ảnh hưởng của
những quan niệm, định hướng chung, mà phần nội dung này chỉ nêu lên những điểm cơ
bản nhất.

Trước hết, lối sống hiện nay, trong một thời đại văn minh mới, xuất hiện và diễn
ra như là hiệu quả của sự tương tác giữa truyền thống và hiện đại. Sách báo cũng đã nói
nhiều về mối quan hệ này mà qua đó, có thể khái qt thành 3 cách nhìn dưới đây:
- Truyền thống chuyển sang hiện đại
- Truyền thống chuyển sang hiện đại qua các giai đoạn “nửa truyền thống” và
“nửa hiện đại”;
- Truyền thống và hiện đại chính là sự biểu hiện đồng thời của hai mặt chi phối
lẫn nhau là sự liên tục và biến đổi.
3.2. Mức sống
Mức sống là: “Mức đạt được của các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần” 27.
Theo H. Benesch, mức sống có văn hóa (hay khơng) của một dân tộc được đánh giá theo
nhiều tiêu chuẩn, trong đó có sự phân tầng xã hội, gắn với những thuận lợi hoặc khó
khăn, ưu tiên hoặc yếu thế. Song, xét đến cùng, mức sống là trình độ thỏa mãn các nhu
cầu và những chi phí cho cuộc sống thường ngày của cá nhân, gia đình và xã hội.
3.3. Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống vừa phản ánh mức sống, vừa là tiêu chí cơ bản nhất của
việc đánh giá giá trị, hiệu quả về mặt văn hóa, tinh thần của lối sống là chủ yếu.
Chất lượng cuộc sống là quan niệm được xác định bởi ba khía cạnh như sau
- Chất lượng cuộc sống là một hiện tượng liên quan đến nhiều mặt quan trọng
của cuộc sống, như các điều kiện lao động, các hoàn cảnh ăn, ở, sức khỏe, giáo dục, các
quan hệ xã hội, môi trường v.v.
- Chất lượng cuộc sống là sự cảm nhận, đánh giá chủ quan của con người, ví dụ
về sự hài lịng và hạnh phúc, lo âu và sợ hãi v.v.
26

Charles Handy: Tìm cái hợp lý trong sự bất định. Trong: Tư duy lại tương lai. Nhiều tác giả, Rowan Gibson (Biên tập).
Nxb Trẻ TP.Hồ Chí Minh. Thời báo Kinh tế Sài Gịn – Trung tâm Châu Á – Thái Bình Dương 2002, tr.42
27
Hồng Phê (Chủ biên, 1994): Đã dẫn ở chú thích 21, tr. 631



- Chất lượng cuộc sống là những quan niệm mang tính chính sách xã hội truyền
thống về mục tiêu, như tự do và an tồn, tình hữu nghị và sự tham gia chính trị, sự cơng
bằng trong phân phối và chăm lo cho các thế hệ tương lai.
chúng ta vẫn cần nêu lên những định hướng chung.
+ Chất lượng của cuộc sống thể hiện trước hết và tập trung rõ nhất ở sự phát
triển toàn diện của con người
+ Chất lượng cuộc sống và trình độ phát triển nhân cách không chỉ chịu sự tác
động của nhân cách cá nhân hay các yếu tố chủ quan mà còn phụ thuộc vào nhiều kiều
kiện, quan hệ khác nữa.
“Nói đến đời sống văn hóa là nói đến trình độ học vấn; mức tiêu thụ các sản
phẩm truyền thông đại chúng; sự tham gia của người dân vào các hoạt động văn hóa
cộng đồng; năng lực và sự sáng tạo của cá nhân; trình độ tư tưởng, đạo đức, lối sống đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; mức độ bảo lưu và
thực hành văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể) của cá nhân và
công đồng; trạng thái tâm lý dân tộc và tâm lý tập thể và tất cả các tiêu chí đó đều đã
được

CÁCH TIẾP CẬN VĂN HÓA TRONG TÂM LÝ HỌC
1. Những cách tiếp cận
Tiếp cận (Approach) thường được quan niệm như là phương pháp. Cách hiều như
vậy là khơng đúng, vì khái niệm này phải được định nghĩa là cách nhìn, cách nghiên
cứu, giải quyết một vấn đề theo một quan điểm hay từ một giác độ nào đó. Có hai cách
tiếp cận chung và riêng thường được đề cập tới. Đó là:
1.1. Cách tiếp cận chung


Có thể cịn có những cách hiểu khác nhau do quan niệm và sự nhấn mạnh theo
từng lĩnh vực chuyên ngành, nhưng văn hóa đã trở thành khái niệm trung tâm của tâm lý
học phát triển và của việc nghiên cứu xã hội hóa. Cùng với gen và hoạt động trong

những mơi trường đa dạng, văn hóa đã trở thành một nhân tố quyết định sự phát triển
của con người nói chung và tâm lý nói riêng.
Cách nhìn trên đây phản ánh một bước tiến cơ bản của tư duy tâm lý học. Trong
quá trình này, trường phái lịch sử - văn hóa mà đại diện tiêu biểu nhất là L.X. Vwgotxki
đã có những đóng góp đáng kể về sự lý giải, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cá nhân và xã
hội; giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; và đem lại sự hiểu biết về con người là chủ thể
tích cực tạo ra sự phát triển của mình qua việc tiếp thu các giá trị văn hóa của xã hội và
trở thành thành viên của nền văn hóa.
1.2. Các cách tiếp cận riêng
Cách tiếp cận văn hóa cịn được thực hiện trên những bình diện cụ thể khác nhau.
Theo Z. Guerraoui và B. Troadec, đó là28:
- Cách tiếp cận xuyên văn hóa (L’approche culturelle comparative);
- Cách tiếp cận so sánh văn hóa (L’approche transculturelle);
- Cách tiếp cận liên văn hóa (L’approche interculturelle)
Từ những cách tiếp cận trên, chúng ta lại thấy cần đảm bảo nguyên tắc phát triển
trên cả 4 bình diện:
- Phát sinh chủng loại (Phylogenese);
- Phát sinh người (Anthropogenese);
- Phát sinh cá thể (Otogenese)
- Phát sinh thực tại (Actualgenese)
Có như vậy, người ta mới có thể khẳng định được vai trị của văn hóa, văn minh
đối với sự phát triển người và tâm lý của con người, từ thực thể phi xã hội đến thực thể
xã hội, từ đứa trẻ hầu như bất lực đến cá nhân tự hành động và điều chỉnh bản thân, từ
người phản ứng đến chủ động thích ứng và góp phần tích cực cải tạo hiện thực.
2. Nghiên cứu tâm lý theo cấu trúc các mặt và quan hệ của văn hóa
Từ phạm vi nghiên cứu của mình, một số nhà sử học ở nước ta đã đề cập tới
những mặt và quan hệ như sau:
- Các chức năng văn hóa: giáo dục, tổ chức và điều chỉnh xã hội, giao tiếp, định
hướng, dự báo, giải trí v.v
28


Zohra Guerraoui, Bertraand Troadec (2000): Psychologie interculturelle. Armand Colin/ HER, Pais, tr. 20-27


- Các thiết chế văn hóa: văn hóa sản xuất, văn hóa vũ trang, văn hóa sinh hoạt,
văn hóa nhà trường v.v
- Các thành tố văn hóa: ngơn ngữ, tín ngưỡng, phong tục – lễ tết – lễ hội, nghệ
thuật âm thanh và nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật tạo hình, nhà cửa – kiến trúc v.v
- Các quan hệ văn hóa, chủ yếu là:
- Gia đình- tộc họ- xóm làng
- Truyền thống và hiện đại trong văn hóa
- Con người và văn hóa, trong đó con người là chủ thể, sản phẩm và người đại
diện của văn hóa
- Quan hệ giữa con người và tự nhiên theo triết lý văn hóa mới của thế kỷ XXI
- Văn hóa và giáo dục
- Văn hóa và văn học, nghệ thuật, tơn giáo
- Văn hóa và kinh tế
- Văn hóa lối sống
Tuy nhiên, giới tâm lý học chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của mình là
phát hiện, lý giải và phát huy hiệu quả tác động của các hiện tượng, cơ chế và quy luật
tâm lý để góp phần phát triển tồn diện con người có văn hóa
3. Phát triển tồn diện con người theo tinh thần văn hóa biện chứng
Nhiều nhà khoa học đã chú ý tới “văn hóa biện chứng”, một khái niệm nhấn mạnh
tính q trình của mọi hoạt động tạo ra các giá trị mới, phù hợp với sự tiến hóa và phát
triển. Vì thế, người ta cịn gọi văn hóa là những thành tựu cao nhất ở vào một thời kỳ
lịch sử nào đó. Khi nghiên cứu các xã hội công nghiệp Tây Âu và Bắc Mỹ, thực tế cho
thấy sự thay đổi giá trị cũng liên quan đến sự biến đổi văn hóa.
Ở nước ta, vào cuối thế kỷ trước đã từng có quan niệm ngược lại, cho rằng giữa văn
hóa và phát triển tồn tại mố quan hệ giữa tĩnh và động, có nghĩa là văn hóa là biểu hiện
của sự yên tĩnh, cịn phát triển ln ln ở trạng thái động, biến đổi vơ cùng.

Tinh thần văn hóa biện chứng cịn thể hiện ở cách hiểu về sự phát triển nhân cách
của con người cũng chính là q trình biến đổi mà kết quả của nó là cá nhân ngày càng
có năng lực tự đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ mới.
Con người không chỉ tiếp thu, lĩnh hội mà cịn đối tượng hóa những sức mạnh bản
chất của mình, góp phần tạo ra những giá trị văn hóa mới đáp ứng những yêu cầu đương
đại.


Cách nhìn biện chứng về văn hóa cịn cho thấy văn hóa khơng phải là nhân tố duy
nhất tạo ra sự phát triển nhân cách của con người và hơn nữa, văn hóa cũng có sự hạn
chế của nó.
Bên cạnh tự nhiên, văn hóa là một mơi trường thứ hai do bản thân con người tạo ra
hoặc cải biến cho mình. Con người tác động, cải biến tự nhiên, chẳng hạn thơng qua việc
chăn ni và trồng trọt có mục đích, chăm sóc cơ thể và thỏa mãn theo kế hoạch các nhu
cầu thể chất, tâm lý và xã hội của mình. Con người đã sáng tạo cho bản thân các quan hệ
ăn ở, ngơn ngữ, các hình thức giao tiếp xã hội nhất định, luật pháp, nghệ thuật, khoa học
và tơn giáo.
Như vậy, có thể nói “văn hóa” là lá chắn bao quanh con người, đem lại cho con
người khả năng tự phát triển và tạo lập thế giới. Nhưng, nó cũng đồng thời gị bó, cản
trở con người. Vì thế, A. Gehlen đã từng nói rằng con người là một thực thể khiếm
khuyết. Và mối quan hệ giữa xây và chống ln giữ một vai trị quan trọng trong q
trình xây dựng con người có văn hóa.
4. Văn hóa và xã hội hóa
Để trở thành con người có văn hóa, mỗi cá nhân phải thích ứng với các chuẩn mực
của xã hội văn minh. Do đó, văn hóa đã trở thành khái niệm trung tâm trong nghiên cứu
xã hội hóa và tâm lý học phát triển. Điều đó được chứng minh qua nhiều cơng trình
nghiên cứu, như R. Oerter khẳng định.
Xã hội hóa khơng chỉ là q trình diễn ra từ phía cá nhân mà cịn là nhiệm vụ của
tồn xã hội. Nói khác đi, cá thể hóa và xã hội hóa liên quan mật thiết với nhau. Theo
quan niệm đó, xã hội hóa nói chung cũng như việc học văn hóa đồng nhất hóa với các

giá trị văn hóa thường được nghiên cứu ở các cấp độ sau:
- Cấp độ cá nhân
- Cấp độ thiết chế
- Cấp độ xã hội
- Cấp độ tương tác
5. Phòng ngừa và chống những biểu hiện phi văn hóa và phản văn hóa
Lối sống và hành vi của con người có những biểu hiện khơng được coi là văn hóa,
trong đó, những gì khơng phù hợp là phi văn hóa và những gì chống lại bản sắc văn hóa
tốt đẹp là phản văn hóa.
Hiện tượng phi văn hóa nảy sinh từ một trình độ tiến hóa cịn thấp, nếu xét về
phương diện phát sinh chủng loại hay phát triển của một cộng đồng nào đó. Nhưng, nó


cũng có thể xuất hiện do trình độ non kém của nhân cách. Trong khi đó, phản văn hóa
gắn liền với quan điểm chính trị - xã hội và thế giới quan cá nhân là chủ yếu. Từ đó, ta
có thể thấy cần có giải pháp phịng ngừa và khắc phục. Nói như S. Freud, văn minh cũng
địi hỏi phải đặt ra những điều cấm kỵ.
“Trong số những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật và tội phạm, có nguyên nhân
do lối sống thiếu văn hóa của cá nhân hay một nhóm người nào đó. Đó là lối sống vừa phủ
định những giá trị văn hóa trong lịch sử, vừa không phù hợp với xu thế thời đại”.
Cho đến nay, đã có sự phối hợp liên ngành trong những cố gắng góp phần chung
vào việc giải quyết các tệ nạn xã hội. Dưới đây là một số kết luận chủ yếu về những
nguyên nhân và phương hướng giải quyết cơ bản nhất.
- Sinh học hiện đại ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy con người cũng là một kết
quả của sự tiến hóa sinh học. Khơng chỉ những cấu trúc nhận thức mà cả những cấu trúc
hành vi (có ý nghĩa về mặt đạo đức chẳng hạn cũng đã được mã hóa trong gen). Một chuyên
ngành mới khác là y học sinh sản cũng nhấn mạnh vai trò ảnh hưởng của những kinh nghiệm
trong giai đoạn chu sinh và sơ sinh.
- Hiện tượng nhân cách sai lệch chuẩn mực phải được xem xét từ cả hai góc độ
phát sinh chủng loại và phát sinh cá thể.

Tuy nhiên, hành vi sai lệch chuẩn mực ỏ mỗi cá thể thường phụ thuộc vào trình độ
nhân cách và hồn cảnh, điều kiện, quan hệ xã hội thực tế chứ không phải diễn ra theo
độ tuổi, thời gian.
Nói chung ở tất cả các loại hình nhân cách suy thối, thái độ và hành vi tiêu cực có
thể xuất hiện bất cứ lúc nào nếu có sự tác động của một hay những nhân tố sau đây:
+ Nhân cách hình thành trong những điều kiện tác động mạnh mẽ trái pháp luật và
trái đạo đức diễn ra thường ngày ở gia đình, trong nhóm bạn bè v.v.
+ Sự tồn tại hệ thống những hành vi vô đạo đức và những vi phạm pháp luật thuộc
nhiều loại khác nhau, ngay cả sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý
+ Sự tách biệt của cá nhân đối với môi trường các xã hội và hệ thống quy phạm giá
trị, trong đó có sự biến đổi vị trí và vai trị xã hội;
+ Sự thối hóa về mặt xã hội của cá nhân theo hướng phản đạo đức và pháp luật,
phù hợp với hoạt động mà cá nhân đó coi là cần thiết, quan trọng;
+ Cá nhân mất đi những tình cảm lo lắng, sợ hãi, nhục nhã trước trách nhiệm hình sự
hoặc trách nhiệm xã hội khác.


Như vậy, mỗi nhân cách sai lệch chuẩn mực đều là hậu quả của một phức hợp các
nhân tố nhất định. Việc phát hiện đúng nguyên nhân và áp dụng các biện pháp đa dạng,
phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh cá biệt là hai yêu cầu cơ bản nhất của quá trình khắc
phục tệ nạn xã hội. Mặt khác, chính những kinh nghiệm và kết quả thực tế sẽ tạo nên cơ
sở xem xét, dự báo và phòng ngừa chủ động dễ dàng hơn.
- Từ những nội dung trình bày trên đây, ta có thể thấy có nhiều biện pháp, cơ chế
phòng ngừa và khắc phục khác nhau.
+ Tác động, làm thay đổi về chất sự định hướng giá trị cá nhân
+ Phòng ngừa là chiến lược mang tính ưu tiên và nhân đạo
+ Sự phịng ngừa và lảm giảm dần tệ nạn xã hội đòi hỏi phải thực hiện phương thức
tiếp cận phức hợp và cá biệt thông qua những biện pháp khác nhau.
+ Phương thức tiếp cận phức hợp và cá biệt hóa cịn nói lên sự phức tạp của hiện
tượng phản giá trị




×