Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KHẢO sát văn học dân GIAN STIÊNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.92 KB, 118 trang )

1

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI STIÊNG
Lịch sử tộc người Stiêng
Tên gọi
Trong bảng danh mục các dân tộc Việt Nam (Ban hành theo quyết định
số 121 – TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979) của Tổng cục thống kê, số
thứ tự 22 có ghi dân tộc Xtiêng. Ngoài ra còn có một số cách gọi và cách viết
khác như: Satiêng, Sađiêng, Xađiêng, XaChiêng, XaTiêng, Xêdiêng…Trong
thời Pháp thuộc, danh từ dùng để chỉ các tộc người thiểu số ở vùng cao là
“mọi”, “man”, trong đó có người Stiêng.
Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất cách viết và gọi tên “Stiêng”.
Chúng tôi đi thực tế điền dã và hỏi người Stiêng về tên gọi của dân tộc mình.
Phần lớn họ đồng ý với cách gọi tên và phiên âm như trên. Đây cũng là cách
dùng phổ biến của một số nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây.
“Theo tiếng Stiêng và cách phát âm gốc thì phải viết là Sdiêng. Do chữ
D trong tiếng Stiêng rất khó phát âm, không đọc như chữ D, Đ trong tiếng
Việt, người Stiêng thường đọc chữ D như cách phát âm trong tiếng Anh, dần
dần họ viết và đọc hẳn như chữ Đ trong tiếng Việt nên những người làm
nghiên cứu và ghi chép về người Stiêng đã biến đổi tên từ Sdiêng thành
Stiêng” [64, 7].
Người Stiêng có nhiều nhóm địa phương. Một số tài liệu cho rằng, có
bốn nhóm là: Bù Đíp, Bù Lách, Bù Dek, Bù Lơ. Một vài tài liệu khác cũng
ghi nhận có bốn nhóm địa phương Stiêng là: Bù Dih – Vu Dih (vùng thấp),
Bù Lơ – Vu Lơ (vùng cao), Bù Biêt – Vu Viêt (nhóm ảnh hưởng người
Mnông, số đầu người sông Đak Quit và tại tỉnh MunĐunKiRi) và Bù Las –
Vu Las (nhóm sống ở khu vực trảng). Hiện nay, người Stiêng chủ yếu còn tồn


2



tại hai nhóm chính là Bù Lơ và Bù Dek.
Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước từ
trước đến nay đều thống nhất xếp ngôn ngữ Stiêng vào họ Nam Á, nhóm Môn
– Khmer. Trong quá khứ cũng như hiện tại, người Stiêng có những quan hệ
về nguồn gốc, lịch sử phát triển tộc người, có mối giao lưu văn hóa với các
dân tộc ít người ở Tây Nguyên như Mnông, Mạ, Kơho, Khmer…
Lịch sử tộc người
Những tài liệu khảo cổ học, nhân chủng học ở miền Đông Nam bộ, đặc
biệt là ở tỉnh Bình Phước còn quá ít để có thể giúp chúng ta hiểu thấu đáo về
lịch sử, nguồn gốc tộc người Stiêng thời cổ đại. Những di tích, di chỉ tìm
được ở Dốc Chùa (Tân Uyên, Bình Dương), thành Cổ Tròn (Bình Long, Bình
Phước), bộ đàn đá (Lộc Ninh, Bình Phước) là những phát hiện quan trọng.
Tuy nhiên, những phát hiện ấy chưa là căn cứ chính xác để khẳng định rằng
người Stiêng là chủ nhân của các nền văn hóa cổ xưa ấy.
Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một số nhà nghiên cứu người
Pháp như Taber (1838), Azémar (1887), Barthélémy (1904), Raulin (1936)…
đã nghiên cứu và cho ra đời một số tác phẩm về người Stiêng ở Bình Phước.
Qua những tài liệu khảo cổ học, nhân chủng học, dân tộc học của các tác giả
nêu trên, chúng ta có thể hình dung về địa bàn sinh sống của người Stiêng như
sau: từ thời kì Đá mới đến thời kì Đồ đồng ở miền Nam Đông Dương, trong
đó có vùng đất Bình Phước ngày nay là địa bàn sinh sống của người Stiêng
(nhóm Indônêdiêng) cổ đại, ngôn ngữ nhóm Môn – Khmer. Đây là vùng đất
của tổ tiên người Stiêng và một số dân tộc khác như Mạ, Mnông và nhiều dân
tộc khác ở Tây Nguyên [1, 10-13].
Từ khoảng thế kỉ II đến thế kỉ III, tộc người Stiêng phát triển mạnh, khu
vực cư trú ngày càng được mở rộng ở vùng Nam Tây Nguyên và Đông Nam
bộ. Sau thế kỉ X, người Stiêng đã trở thành một tộc người hùng mạnh. Một số



3

tài liệu đã nhắc đến một “Vương quốc Stiêng”, “Vương quốc Mạ”…cho thấy
sự phát triển hùng mạnh của các tộc người ở đây nhưng có lẽ đó chưa phải là
một quốc gia theo đầy đủ ý nghĩa của nó [1, 48-49].
Theo những phần ghi chép trong sách địa lí, lịch sử thời Nguyễn và một
vài công trình khảo sát của người Pháp ghi lại thì vùng cư trú của người
Stiêng trước thế kỉ XIX khá rộng lớn, chiếm gần hết tỉnh Bình Phước, lan
sang một phần tỉnh Tây Ninh hiện nay. Đây cũng là khu vực tranh chấp giữa
người Chăm và người Khmer trong nhiều thế kỉ. Về sau, một số nhóm người
Khmer từ phía Tây và Tây Bắc đã chuyển cư vào vùng phía Tây tỉnh Bình
Phước, đẩy lùi và thu hẹp địa bàn cư trú của người Stiêng. Một vài nhóm
người Chăm trong cuộc tranh chấp với người Khmer cũng trụ lại phía Tây
Nam, vùng giữa sông Sài Gòn và sông Bé, góp phần làm thu hẹp địa bàn cư
trú của người Stiêng lui về phía Bắc. Đến cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX,
sự hiện diện của người Việt trong cuộc Nam tiến đã nhanh chóng đẩy người
Stiêng rút khỏi các vùng cư trú dọc các chi lưu sông Sài Gòn và sông Bé,
sông Đồng Nai. Vào khoảng những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, công cuộc
bình định và thành lập các đồn điền cao su của thực dân Pháp đã xua đuổi
người Stiêng rời khỏi vùng đất đỏ phía Tây Bắc Thủ Dầu Một vào các thung
lũng đất xám.
Người Stiêng vốn là một nhóm người từ phía Bắc, di chuyển xuống phía
Nam bán đảo Đông Dương, cùng thời với những đợt chuyển cư lớn ở Đông
Nam Á lục địa. Người Stiêng có thể đã định cư ở miền Nam Tây Nguyên từ
những thế kỉ trước công nguyên. Họ đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện
địa lí tự nhiên khu vực rừng mưa nhiệt đới Nam Tây Nguyên, đặc biệt là
những cánh rừng mưa nhiệt đới ở vùng Phước Long và rừng savan, nơi thềm
dốc của cao nguyên đổ xuống vùng Đông Nam bộ hiện nay. Trong quá trình
làm quen với vùng đất mới, hẳn đã diễn ra sự tiếp xúc với các tộc người láng
giềng, người Stiêng đã tiếp thu, học hỏi và xây dựng cho mình một diện mạo



4

kinh tế - văn hóa - xã hội khá đặc sắc.
Theo số liệu của Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, tính đến ngày
01/01/2011, dân số người Stiêng ở tỉnh là 80.726 người. Stiêng Bù Lơ là
nhóm người Stiêng sinh sống ở vùng núi cao, tập trung cư trú ở một số xã:
Đăk Ơ, Đăk Nhau, Thọ Sơn, Thống Nhất của các huyện Bù Đăng, Đồng Phú
và thị xã Phước Long. Stiêng Bù Dek ở vùng đất thấp, sống ở nhà sàn, biết sử
dụng trâu bò kéo cày làm ruộng nước, tập trung ở thị xã Bình Long, Bù Đốp,
Lộc Ninh, Chơn Thành. Đồng bào dân tộc cư trú khắp các huyện trong tỉnh
nhưng đông nhất là các huyện Bù Gia Mập 1, Hớn Quản2, Bù Đăng, Lộc Ninh,
thị xã Bình Long.
Như vậy, có thể nói rằng, Bình Phước là địa bàn cư trú chủ yếu của
người Stiêng, là “trung tâm” của văn hóa Stiêng ở Việt Nam, là vùng đất lưu
giữ vốn văn học dân gian Stiêng đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2.

Hoạt động kinh tế

Canh tác nương rẫy, lúa nước
Kinh tế nương rẫy là loại hình kinh tế truyền thống chủ yếu của người
Stiêng. Sống trong điều kiện tự nhiên khá thuận lợi: đất đai màu mỡ, khí hậu
nhiệt đới gió mùa, người Stiêng từ lâu đã biết đến việc canh tác lúa rẫy cũng
như đã tích lũy cho mình khá nhiều kinh nghiệm gieo trồng.
Người Stiêng Bù Lơ và Bù Dek hiện nay vẫn duy trì việc canh tác lúa
rẫy. Riêng người Stiêng Bù Dek đã biết đến kĩ thuật canh tác lúa nước.
Người Stiêng gọi rẫy là mir. Để chọn đất làm rẫy, từ tháng mười hai âm
lịch, họ đã bắt đầu đi rừng để tìm đất, ra dấu, khoanh vùng. Việc chọn rẫy sẽ

do người đứng đầu trong làng (tom poh) bàn bạc với những người đứng đầu
trong gia đình, dòng họ (mpoh) và phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng ý hay
không đồng ý của thần linh. Ngay đêm đầu tiên nằm ngủ trên mảnh đất sẽ
1

Huyện mới của tỉnh Bình Phước, được tách ra từ huyện Phước Long
Huyện mới của tỉnh Bình Phước, được tách ra từ huyện Bình Long

2


5

chọn làm rẫy, nếu người Stiêng mơ thấy cây có trái, lúa có bông, có nhiều ong
bay lượn…thì đó là điềm lành, báo hiệu sự đồng ý của thần linh, cho phép họ
phát rẫy, dọn rẫy và canh tác tại mảnh đất này. Nếu họ mơ thấy lũ lụt, giông
bão, trâu bò chết, trăn chết thì đó là điềm gở, báo hiệu sự phản đối của thần
linh. Dù mảnh đất ấy có màu mỡ, có vị trí tốt đến cỡ nào thì họ cũng có thể bỏ
đi. Bởi theo người Stiêng, nếu bất chấp sự phản đối của thần linh thì họ chỉ
chuốc lấy tai họa mà thôi. Ngay cả khi rẫy đã phát xong, đốt xong, nếu thấy
con trăn chết trên rẫy thì họ cũng không làm vì họ cho rằng con trăn chết
chính là điềm báo sẽ có xác người.
Khi rẫy đã đốt và dọn xong (tháng ba âm lịch), đồng bào tiến hành tỉa
bắp, lúa ngắn ngày, trồng cà, bầu, bí, mướp…để lấy ngắn nuôi dài. Đến tháng
tư (âm lịch), đồng bào mới trồng những giống lúa dài ngày khác. Một đám
rẫy, đồng bào có thể trồng nhiều giống lúa và hoa màu khác nhau.
Sau khi thu hoạch, họ không để lúa trên rẫy mà đem về nhà. Ở vùng
Stiêng Bù Lơ, họ làm sạch và cất lúa trong các bồ đựng thóc ngay trên giàn
bếp. Ở vùng Stiêng Bù Dek, họ cất lúa trong những kho nhỏ ở gần nhà ở. Sau
khi thu hoạch, họ nghỉ ngơi và tổ chức lễ hội “Lúa mới”.

Kĩ thuật canh tác nương rẫy đơn giản, theo phương pháp “phát, đốt,
chọc, trỉa” truyền thống.
Ở vùng Stiêng Bù Dek, người Stiêng đã biết sử dụng các công cụ hiện
đại trong việc canh tác lúa nước, sử dụng hệ thống thủy lợi và đưa vào gieo
trồng các giống lúa mới cho năng suất cao, làm cho đời sống của đồng bào
nơi đây được cải thiện.
Săn bắt và hái lượm
Sống trong khu vực địa lí có nhiều thuận lợi nên hoạt động săn bắt và hái
lượm của người Stiêng rất phát triển. Hoạt động này chiếm một vị trí quan
trọng trong đời sống kinh tế của người Stiêng.


6

“Hoạt động săn bắt của người Stiêng đạt đến đỉnh cao với việc chế tác
các loại nỏ, mang cung3, bẫy lớn nhỏ và các phương tiện săn bắt cá nhân, tập
thể” [1, 89]. Việc săn bắt các loài thú lớn trong một thời gian dài đã chiếm ưu
thế trong sinh hoạt kinh tế của người Stiêng. Trong ghi chép của các giáo sĩ
phương Tây, đặc biệt là của H.Azémar, cảnh săn bắt thú rừng của người
Stiêng hiện lên khá rõ nét với sự dũng cảm, thông minh của con người, với
những kĩ thuật săn bắt đa dạng, độc đáo. Kĩ thuật săn bắt của người Stiêng
không thua kém gì kĩ thuật săn bắt của những người anh em láng giềng trong
khu vực Tây Nguyên [1, 89-92].
Tên ná là vũ khí săn bắt chủ yếu của người Stiêng. Trong quá trình săn
bắt, người Stiêng đã biết dùng các loại thuốc độc chế tạo bằng các nhựa cây
rừng. Những loại thuốc độc này là bí mật gia truyền trong các gia đình dòng
họ Stiêng.
Người Stiêng thường hay tổ chức những cuộc đi săn tập thể của toàn
poh. Đó thực sự là những ngày hội đối với họ. Hoạt động săn bắt ngoài niềm
vui giải trí còn mang lại nguồn thực phẩm dự trữ lâu dài và góp phần bảo vệ

mùa màng, nương rẫy.
Khu vực cư trú của người Stiêng thường ở gần những con sông, suối lớn.
Đây là điều kiện thuận lợi để họ phát triển nghề đánh bắt cá. Có hai dịp đánh
bắt cá trong năm đó là vào mùa mưa, khi nước dâng ngập sông suối và các
vùng đất trũng, người Stiêng bắt đầu tổ chức đánh bắt cá. Dịp khác là vào
cuối mùa khô, khi nước đã cạn dần, họ đưa cả gia đình ra gần bờ sông, suối,
che tạm nơi trú ẩn và cả gia đình cùng đánh bắt cá.
Người Stiêng rất có ý thức trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Khi săn bắt cũng như khi đánh cá, họ tránh vào mùa các con vật sinh
sản, tránh bắt các con vật nhỏ, không phá tổ, hang hốc của chúng.
Ngoài hoạt động săn bắt, hoạt động hái lượm cũng là hoạt động kinh tế
3

Mang cung là tên gọi một loại bẫy săn bắt thú của người Stiêng


7

giữ vị trí khá quan trọng trong đời sống của người Stiêng.
Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hái lượm của
người Stiêng. Chỉ cần một chiếc gùi, một cái chà gạc, đi vào rừng một lúc là
người phụ nữ Stiêng có thể mang về một bữa ăn đạm bạc cho cả gia đình
gồm: lá nhíp, rau tàu bay, nấm, củ mài, củ chụp, măng lồ ô, chuột rừng…
Các nghề thủ công truyền thống
Nghề rèn
Sử thi Stiêng còn lưu giữ những đoạn miêu tả các công đoạn, kĩ thuật rèn
gươm, dao, công cụ chặt đẽo của các nghệ nhân, các vị tổ sư người Stiêng.
Nghề rèn của người Stiêng nổi tiếng một thời trong khu vực Nam Tây
Nguyên với những công cụ, vật dụng, vũ khí tinh xảo. Những vũ khí, công cụ
của người Stiêng và phần lớn các dân tộc ở Tây Nguyên đều giống nhau, song

có sự khác nhau về loại hình. Chỉ ở người Stiêng mới có những chiếc chà gạc
wir cổ sơ theo tập quán tháp buộc bằng dây và những chiếc chà gạc wir to lớn
về hình thù được lắp ráp theo kiểu đóng vòng thông qua nghệ thuật rèn. Đó là
một dạng đặc biệt mà ít có dân tộc nào có được. Một dụng cụ khác rất tiêu
biểu cho đặc trưng của người Stiêng đó là con dao tay có lưỡi nhọn theo hình
trăng lưỡi liềm (peh). Con dao này là dụng cụ vạn năng đối với đời sống đồng
bào và được tôi luyện rất sắc. Con dao này cũng thường gặp ở một số dân tộc
khác với những dạng phát triển hơn nhưng khả năng vạn năng lại không bằng
con dao của đồng bào Stiêng. Peh được dùng để vót tên độc trong các cuộc đi
săn, làm bẫy diệt thú, vót nan, đan lát, điêu khắc trang trí trên gỗ và tre, mổ
thịt gia súc, làm cá, làm bù tọc, nhái, ếch phơi khô…Những công cụ sản xuất
nêu trên đều bắt nguồn từ kĩ thuật rèn và nghề rèn nổi tiếng của người Stiêng.
“Nghề rèn của người Stiêng còn giữ được những nét đặc trưng về tộc người
rất rõ nét” [18, 27].
Nghề dệt vải


8

Nghề dệt vải cũng là một trong những nghề thủ công truyền thống của
đồng bào Stiêng. Phụ nữ người Stiêng ngay lúc còn ở với cha mẹ đã được bà,
được mẹ dạy cho cách quay tơ, dệt vải để khi về nhà chồng, biết trồng bông
dệt vải, biết đan khố, đan chăn cho chồng con hoặc mang đi trao đổi. Vì vậy,
nghề dệt ở người Stiêng tồn tại theo hình thức gia truyền.
Sản phẩm dệt của người Stiêng có nhiều nét gần gũi với các dân tộc khác
ở Tây Nguyên. Các loại hoa văn trang trí chủ yếu dùng các màu trắng, đen,
đỏ, vàng. Người Stiêng chủ yếu dùng hai gam màu chính là trắng và đen. Họ
đặc biệt chú ý đến các đường viền hoa văn quanh tấm vải, tạo nên vẻ độc đáo
và đẹp mắt.
Trước đây, người Stiêng tự trồng bông vải trên rẫy chen với các loại hoa

màu hoặc ngay trong khu vực đất đai quanh nhà ở để có nguồn nguyên liệu
dệt. Ngày nay, việc trồng bông vải không còn được phổ biến. Để có nguyên
liệu, họ phải mua sợi từ những vùng khác nhau. Nghề dệt đến nay vẫn còn
phổ biến trong đồng bào Stiêng.
1.3. Tổ chức xã hội truyền thống
Hệ thống xã hội tộc người Stiêng có nhiều nét tương đồng với các tộc
người khác ở Tây Nguyên. Dạng tập hợp người tồn tại phổ biến trong xã hội
người Stiêng gồm có dạng tập hợp người theo khu vực cư trú (poh), dạng tập
hợp người dựa trên quan hệ gia đình (yau và nak) và dạng tập hợp người theo
quan hệ dòng họ (găp mpol).
Poh
Người Stiêng gọi đơn vị cư trú của mình là poh, bon hoặc wang tùy theo
vùng. So với một vài dân tộc ở Tây Nguyên, đơn vị cư trú poh của người
Stiêng có quy mô nhỏ hơn. Các poh của người Stiêng phân bố rải rác theo các
dòng suối nhỏ. Mỗi poh có khoảng trên dưới năm ngôi nhà dài. Ở vùng Stiêng
Bù Dek, đơn vị cư trú thường gọi là wang, có khi gọi là sóc, đó là những poh


9

Stiêng gần với người Khmer.
Poh của người Stiêng được gọi tên bắt đầu phần lớn là từ bù và từ đak.
Từ bù có nhiều ý nghĩa khác nhau. Theo nghĩa hẹp chỉ họ, người ta. Theo
nghĩa rộng chỉ cộng đồng trong một khu vực nhất định nào đó (Bù Gia Mập,
Bù Nho, Bù Môn, Bù Lố, Bù Du, Bù Nga, Bù Na, Bù Đăng, Bù Đốp, Bù
Nó…). Từ đak, tiếng gốc là dac, nghĩa là nước (Đak Ơ, Đak Nhau, Đak
Ur…). Cách gọi tên đơn vị cư trú của người Stiêng như vậy cũng có nhiều nét
tương tự như các dân tộc Mnông, Mạ…là những anh em láng giềng thuộc ngữ
hệ Môn – Khmer.
Ở mỗi poh, thường có người đứng đầu, gọi là tom poh (tom có nghĩa là

cây, được hiểu là trụ, gốc). Người đứng đầu poh là người chuyên lo điều
hành, giải quyết các công việc nội bộ của poh. Bu kuông (hay còn gọi là
m’ranh) là những người già có uy tín lớn, hiểu biết sâu sắc vốn văn hóa, tập
quán của cộng đồng mình và lo việc cố vấn cho các tom poh để nhằm duy trì
trật tự, giữ gìn các tập tục truyền thống, văn hóa của làng. Mê prak là thầy
bói, thầy cúng. Theo quan niệm của người Stiêng, mê prak là người có khả
năng giao tiếp được với thần linh, có khả năng chữa bệnh cho mọi người
trong poh và là người tiến hành các nghi thức cúng tế thần linh.
Yau và nak
Trong quan hệ gia đình, do đặc điểm riêng về hôn nhân nên cấu trúc gia
đình của hai nhóm cũng có những khác biệt nhất định. Ở gia đình Stiêng Bù
Lơ là gia đình lớn phụ hệ do người đàn ông nắm quyền quản lý các nak của
mình và người phụ nữ chỉ là nhân tố phụ chịu trách nhiệm dạy dỗ con cái.
Còn trong đại gia đình người Stiêng Bù Dek lại tính theo huyết thống về phía
người đàn bà nên trong gia đình vai trò của người đàn bà rất quan trọng. Họ
chịu trách nhiệm quản lý về dòng họ và sinh hoạt gia đình, còn người đàn ông
giữ một vai trò nhất định trong hoạt động sản xuất, kinh tế của gia đình.
Yau, tiếng Stiêng có nghĩa là nhà. Tập quán ở nhà dài của người Stiêng


10

thực chất là mô hình gia đình nhiều thế hệ. Với mô hình này, cha mẹ muốn
quản lí con cái của mình thật chặt chẽ cũng như muốn chứng minh với làng về
vị thế của mình, về sự đoàn kết trong gia đình.
Mỗi yau của người Stiêng bao gồm từ 3 đến 5 nak (bếp). Mỗi nak được
coi như một hộ gia đình, gồm vợ chồng và con cái chưa trưởng thành. Trong
một yau thì các nak được đánh dấu bằng số bếp dùng đun nấu. Phía trên dàn
bếp là vựa thóc của riêng nak đó. Giới hạn của các nak trong yau được đánh
dấu một cách tương đối, không có phên che hay vách ngăn. Phía trên đầu nằm

của các gian ngủ thường để chiêng, ché, các tài sản quý của nak đó.
Mối quan hệ giữa các nak với nhau trong cùng một yau mang tính chất
huyết thống được tính về phía người đàn bà. Thông thường mỗi yau bao gồm
một nak của cha mẹ và các nak của con gái sống cùng chàng rể. Một vài yau
còn có thể thêm một người bà con xa hay người từ nơi khác đến và đã được
xem như người nhà. Nak của những người này thường ở phía cuối nhà.
Để chỉ người chủ nhà dài, người Stiêng gọi là tom yau, nhưng từ này
không thông dụng lắm. Khái niệm “chủ nhà” của người Stiêng chỉ có một ý
nghĩa tương đối. Tom yau chỉ là người đứng ra giao tiếp với bên ngoài theo
tính chất lễ nghi, còn trách nhiệm quản lí yau hầu như không có vị trí mấy, vì
các nak mang tính độc lập khá rõ. Trường hợp quyết định những công việc
chung của các yau, các nak thỏa thuận thống nhất ý kiến. Cùng với việc khẳng
định ngày càng vững chắc cơ sở kinh tế độc lập của các nak thì vai trò tom
yau ngày càng mờ nhạt.
Găp mpol
Người Stiêng phân biệt rất rõ trong quan hệ dòng họ của mình. Họ gọi
quan hệ này là găp mpol. Bên trong găp mpol được chia làm hai phần là mput
và mpang. Mput là dòng họ tính từ ông bà, cha mẹ, con cháu và mpang là bà
con tính theo hàng ngang cùng thế hệ như anh em, chị em. Quan hệ họ hàng
của người Stiêng còn được mở rộng bởi những quan hệ hôn nhân như put sai,


11

pang sai, có nghĩa là họ hàng phía bên vợ. Như vậy, mỗi cá nhân Stiêng là
thành viên của hai găp mpol có quan hệ hôn nhân với nhau. Cũng chính vì
mối quan hệ được mở rộng như trên nên những dòng họ Stiêng được phân bố
trên địa bàn khá rộng.
Nam giới Stiêng thường mang họ Điểu. Họ Điểu xuất hiện vào khoảng
cuối thế kỉ XIX do triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp đặt ra nhằm kiểm

soát địa bàn cư trú của người Stiêng. Còn nữ giới Stiêng mang họ Thị, một số
ít khác mang họ Đrâu.
Những người già bu kuông (m’ranh) và cả chủ nhà tom yau có nhiệm vụ
duy trì mối quan hệ dòng họ. Mỗi dòng họ của người Stiêng có thể có địa bàn
cư trú riêng, hoặc xen kẽ với các dòng họ khác nên việc xác định mối quan hệ
dòng họ rất khó khăn và phức tạp. Trách nhiệm của các thành viên trong một
găp mpol là phải bảo vệ sự tồn tại và phát triển của dòng họ mình, đặc biệt là
bảo vệ danh dự, bảo vệ sự trong sạch của dòng họ. Nếu người ngoài dòng họ
phát hiện người trong găp mpol của mình có ma lai (chă)4 thì dòng họ đó bắt
buộc phải tự xử lý đối với người có ma lai. Trường hợp loạn luân (đoăng ih)
cũng vậy, nội bộ dòng họ phải tự giải quyết và xử lí công khai trước các dòng
họ khác.
Vào những ngày lễ hội cúng lúa mới, các dòng họ thường tổ chức những
cuộc vui kéo dài. Đây chính là dịp tốt để mọi người nhận mặt họ hàng và để
thắt chặt tình đoàn kết trong một găp mpol.
1.4.

Đặc điểm văn hóa tộc người Stiêng

Văn hóa vật chất
Ăn
Nguồn lương thực chính của người Stiêng là gạo và bắp. Thức ăn hàng
ngày của họ là các loại cá, thịt rừng, rau rừng (đọt mây, lá nhíp, măng rừng).
4

Ma lai (chă): là những người ban đêm biến thành ma quỷ đi hút máu làm người khác ốm đau, chết chóc.
Đồng bào có nhiều cách thử như đổ chì vào lòng bàn tay, hoặc lặn nước... Người bị nghi là ma lai sẽ bị dân
làng đưa vào rừng thủ tiêu bằng cách chặt đầu hoặc chôn sống, vợ và con sẽ bán đi nơi xa làm tôi tớ.



12

Người Stiêng thích ăn rau nhíp, một loại cây rừng lá mỏng rất ngấm mỡ
thường được nấu canh và ăn với mì tôm. Mỗi khi thịt trâu, bò hay đi săn về
được con thú lớn, ăn không hết, đồng bào để dành một ít treo trên gác bếp, khi
cần tiếp khách hay khi thiếu đồ ăn thì mang ra chế biến. Riêng muối và cá khô
được dùng chủ yếu trong mùa mưa.
Thức ăn được chế biến đơn giản: luộc, nướng và kho. Chủ yếu là nướng.
Người Stiêng vùng Lộc Ninh rất thích ăn thịt heo rừng nướng chấm muối ớt.
Món ăn đặc sắc nhất của người Stiêng là món canh thụt, cơm lam. Canh
thụt là món ăn được chế biến từ nhiều loại rau rừng như đọt chuối, lá nhíp.
Các loại rau này được vò nát rồi cho vào một ống lồ ô, đôi khi có cả cá, thịt
rừng, ếch nhái, và thêm một ít muối trắng. Bữa cơm có canh thụt, cơm lam, có
thêm dĩa thịt heo rừng nướng chấm muối ớt là biểu hiện sự mến khách của
người Stiêng.
Người Stiêng, đặc biệt là phụ nữ, có tục kiêng ăn thịt khỉ. Những người
già cho rằng, khỉ là loài vật đã dạy cho người Stiêng biết cách sinh đẻ. Từ đó,
họ kiêng ăn thịt khỉ như một cách để trả ơn cho loài vật này.
Khi lên rẫy, đồng bào Stiêng thường bỏ thức ăn vào trong quả bầu đắng.
Ngoài đựng thức ăn, quả bầu đắng còn dùng để đựng nước, đựng rượu cần.
Quả bầu đắng là vật không thể thiếu trong đời sống của người Stiêng. Có thể
nói rằng, quả bầu đắng chính là một trong những nét văn hóa độc đáo của
người Stiêng.
Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Stiêng có tục uống
rượu cần vào những dịp quan trọng, trong lễ tết, hội hè, đình đám…
Hút thuốc lá cũng khá phổ biến trong người Stiêng. Đàn ông, đàn bà và
cả trẻ em đều thích hút thuốc lá. Họ có thể hút cả ngày. Đặc biệt, người Stiêng
thích hút loại thuốc lá do chính tay họ trồng. Khi hút, họ thường quấn thuốc
bằng lá rừng, lá chuối hoặc vỏ bắp khô theo kiểu sâu kèn.
Mặc



13

Trang phục của người Stiêng khá giản dị, thuận tiện cho sinh hoạt và lao
động. Đàn ông đóng khố, ở trần. Đàn bà mặc váy ngắn đến bắp chân, mặc áo
chui đầu. Ở một số nơi gần khu vực người Khmer sinh sống, phụ nữ Stiêng
thường quấn váy của người Khmer. Dù vậy, khi đi vào những vùng người
Stiêng sinh sống, ta vẫn bắt gặp những người già (phụ nữ) cao tuổi ở trần, cổ
đeo nhiều chuỗi vòng hạt cườm nhiều màu, dái tai căng rộng bởi đôi hoa tai
ngà voi. Họ cũng là lớp người cuối cùng có những chiếc răng cửa hàm trên bị
cắt cụt do tục cà răng.
Cách đóng khố của người Stiêng tạo nên hình chữ T và múi khố bỏ về
đằng trước. Các trang trí trên khố thường nằm ở hai đầu khố với những búp
tua màu sắc sặc sỡ, còn trang trí trên váy thường nằm ở thân, gấu váy và sử
dụng các gam màu nguyên như đỏ, trắng trên nền vải đen.
Trang sức của người đàn ông và đàn bà Stiêng thường tập trung vào mái
tóc. Tóc để dài được búi thành búi nhỏ sau gáy, cài lược sắt hoặc giắt các loại
lông chim có màu sắc sặc sỡ. Trên vai người đàn ông còn mắc thêm một chiếc
chà gạc hoặc giắt hông một chiếc dao peh.
Người già, người trẻ, nam hay nữ đều thích đeo các loại vòng. Chủ yếu
là các vòng tay bằng đồng và các chuỗi cườm nhiều màu sắc. Tục cà răng
căng tai, xăm mình, xăm mặt chỉ còn thấy ở một số người già.
Ngày nay, lớp trẻ Stiêng đã bắt đầu ăn mặc giống người Kinh. Họ chỉ
đóng khố, mặc váy vào những dịp lễ tết, hội hè…

Ngôi nhà dài truyền thống trở thành nét văn hóa đặc sắc của người
Stiêng. Tuy nhiên cấu trúc ngôi nhà có sự khác nhau giữa hai vùng Stiêng Bù
Lơ và Bù Dek.
Người Stiêng Bù Lơ ở miền cao sinh sống trong những ngôi nhà dài nền

đất, mái tranh, vách bằng tre nứa.


14

Nhà dài của người Stiêng thường dài khoảng 25-30m, mái thấp gần
chạm đất và có hai cửa ra vào ở hai đầu nhà. Một số nhà dài ở vùng Đắk Ơ có
đặc điểm 4 góc nhà lượn tròn chứ không vuông như nhà bình thường. Theo
tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay toàn tỉnh Bình Phước chỉ còn lại duy nhất
một ngôi nhà dài của gia đình ông Điểu Đố, ở số 27, sóc Bù Môn, xã Đoàn
Kết, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng. Chủ nhà cho biết ngôi nhà này được
làm cách đây hơn 60 năm và hiện là ngôi nhà dài duy nhất còn lại ở tỉnh Bình
Phước cho đến tận ngày nay.
Người Stiêng Bù Dek cũng sống trong những ngôi nhà dài nhưng là nhà
sàn dài. Nhà sàn Stiêng Bù Dek có hai dạng: loại nhà sàn dài và nhà sàn ngắn,
bé cho từng hộ gia đình. Ở Bình Long còn một số nhà sàn cổ theo truyền
thống Stiêng: cột lớn, vách nhà nghiêng loe ra ở phía trên. Do quá trình cư trú
gần người Khmer nên ngôi nhà sàn dài của nhóm này chịu ảnh hưởng ít nhiều
về kiến trúc ngôi nhà của người Khmer như có sàn cao, có cầu thang lên
xuống.
Văn hóa tinh thần
Tập quán, tín ngưỡng
Người Stiêng quan niệm “vạn vật hữu linh”, rằng bất cứ vật gì cũng có
hồn từ con người đến con vật, từ đồ vật trong nhà đến cây cối, rừng, núi,
sông, suối, do đó họ thờ đa thần: Thần Mặt Trời, Thần Mặt Trăng, Thần Gió,
Thần Mưa, Thần Sấm, Thần Sét, Thần Núi, Thần Sông, Thần Thác Nước....
Nhưng quan trọng đối với người Stiêng là vị Thần Yang Liêng, người đã khai
sáng ra vùng đất của người Stiêng hiện nay. Bên cạnh đó là các vị thần được
tôn thờ như Thần Núi Yang Yumbra (cư ngụ trên đỉnh núi Bà Rá), Thần Thác
Liêng Hur, người chiến thắng các Thần Thác Nước khác trong vùng. Họ luôn

kính cẩn lễ cúng thần linh bất cứ trong trường hợp nào, tin rằng thần linh lúc
nào cũng ở bên họ, vừa giúp đỡ, chở che, vừa trừng phạt khi họ trái ý thần
linh. Khi cúng bái, họ không cầu khấn riêng một vị thần nào, họ gọi tên rất


15

nhiều vị thần mà họ có thể nhớ để được sự giúp đỡ.
Mọi hoạt động của người Stiêng đều chịu sự chi phối bởi nhiều phong
tục và kiêng kị. Sinh đẻ, hôn nhân, tang ma đối với họ là những việc rất hệ
trọng:
Sinh đẻ: Phụ nữ kiêng cữ cẩn thận ngay từ thời kỳ mang thai. Xưa kia,
người phụ nữ khi sinh đẻ thường phải tự xoay xở một mình ngoài rừng.
Người Stiêng cho rằng nếu sinh đẻ ở nhà sẽ xúc phạm đến “Thần Lúa”. Ngày
nay, người phụ nữ được sinh đẻ ngay trong nhà của mình, nhưng khi sinh đẻ
xong cũng phải cúng một con lợn cho Thần Lúa.
Cưới xin: Người Stiêng quan niệm hôn nhân là một sự kiện trọng đại
trong cuộc đời và là việc chung của dòng họ. Tuy cùng chung những nghi
thức hôn nhân giống nhau nhưng nhóm Stiêng Bù Lơ theo chế độ phụ hệ nên
quyền chủ động ở người nhà trai, còn nhóm Stiêng Bù Dek theo chế độ mẫu
hệ nên hôn nhân do nhà gái đảm nhiệm.
Vì theo chế độ mẫu hệ nên ở nhóm Stiêng Bù Dek, người phụ nữ có vai
trò rất lớn trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Một trong những quyền đó là
quyền được cưới chồng và con cái mang họ mẹ. Trước đây, độ tuổi kết hôn
của nam và nữ người Stiêng là từ 15 đến 17 tuổi. Điều kiện kết hôn là cả nam
và nữ đều phải trải qua lễ thành đinh bằng việc hoàn thành lễ cà răng, căng
tai. Khi đến tuổi trưởng thành, các cô gái Stiêng Bù Dek nếu thích chàng trai
nào đó sẽ bắt chuyện làm quen.
Nội hôn là đặc điểm nổi bật trong hôn nhân dân tộc Stiêng ở Bình
Phước. Họ thích kết hôn với người đồng tộc và khó chấp nhận người xa lạ vì

cho rằng những tai họa bất trắc như hạn hán, mất mùa, bệnh dịch rất dễ xảy ra
khi kết hôn với đối tượng ngoài tộc. Hai hình thức hôn nhân đặc biệt vẫn còn
tồn tại là hôn nhân anh em chồng-chị em vợ và hôn nhân con cô-con cậu. Hôn
nhân anh em chồng-chị em vợ còn được gọi là tục nối dây như tập tục ở một
số dân tộc Tây Nguyên. Tục nối dây diễn ra chủ yếu với mục đích giữ lại tài


16

sản của dòng họ.
Theo phong tục truyền thống của người Stiêng, trong đêm cưới, hai vợ
chồng buộc chỉ đỏ vào tay nhau hoặc trao cườm thay cho lời thề nguyền
chung thủy. Sau khi mọi người ăn uống vui chơi, cô dâu và chú rể thực hiện
một nghi thức: cùng bước vào nhà dưới sự chứng kiến của những người phụ
nữ lớn tuổi trong dòng họ. Chờ lúc cô dâu, chú rể vào hẳn bên trong nhà thì 3
người phụ nữ lấy chày giã vào cối không. Hành động này tượng trưng cho tín
ngưỡng phồn thực của người Stiêng.
Sau đám cưới, người Stiêng còn có tục trả của. Lễ trả của có thể tổ chức
bên nhà trai hay bên nhà gái đều được. Nếu sau nhiều năm chung sống mà
không có con hoặc gia đình giàu có cần thêm người làm và quản lý, người
chồng có thể xin vợ cả cho cưới thêm vợ bé. Vợ cả và vợ bé phải coi nhau
như chị em và con cái của họ đẻ ra đều phải gọi họ bằng mẹ. Người Stiêng
cũng cho phép cha mẹ giao ước với nhau về hôn nhân của con cái.
Theo già làng Điểu Hum, ấp 8B, xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, một điều
đáng tự hào trong đời sống hiện nay mà người Stiêng còn giữ được đó là một
số quy tắc ứng xử trong cộng đồng. Một trong những quy tắc đó là mỗi người
Stiêng dù bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ được cái sự lễ phép khi
giao tiếp. Lễ phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, với già làng, với những người
lớn tuổi và cả với những người đã khuất. Mỗi lần hát kể sử thi hay hát ru cho
chúng tôi nghe, những nghệ nhân thường làm một động tác đó là cầu khấn

ông bà, tổ tiên. Bà Thị Vớ, ấp 8C, xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh cho rằng, việc
làm lễ vái trâu, cúng rượu, cúng trầu cau trước khi hát kể sử thi hay hát ru
chính là cách để tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên vì đã có công dạy dỗ con cháu.
Đó còn là cách cầu xin ông bà tổ tiên cho phép con cháu được kể, được hát
theo yêu cầu.
Lễ hội


17

Như nhiều dân tộc ít người khác, người Stiêng cũng có nhiều lễ hội: lễ
hội “quay đầu trâu” mừng lúa mới, lễ hội phá bàu, lễ hội cầu mưa, lễ hội bà
bóng. Mỗi lễ hội mang một nét đặc trưng riêng. Chúng tôi có dịp tham dự hai
lễ hội của người Stiêng. Đó là lễ phá bàu và lễ cúng bà bóng. Chúng tôi xin
được giới thiệu ngắn gọn về hai lễ hội này:
• Lễ hội phá bàu:
Lễ hội phá bàu cứ 5 năm được tổ chức một lần. Đây còn gọi là lễ hội
bắt cá (phá bàu bắt cá). Có nơi người dân gọi chệch đi là phá bào. Lễ hội
diễn ra cả tuần với nhiều hoạt động sôi nổi. Thời gian diễn ra lễ hội thường
vào khoảng tháng ba dương lịch. Theo ông Điểu Ganh, xã Quang Minh,
huyện Chơn Thành, lễ hội này có từ rất xa xưa. Trước khi diễn ra lễ hội, già
làng làm lễ cúng thần linh, xin phép cho mọi người được xuống bàu bắt cá.
Tiếp đến là nghi lễ đánh cồng chiêng, uống rượu cần. Sau khi lễ xong, tất cả
mọi người cùng xuống bàu bắt cá, nướng cá lên và cùng ăn cá, uống rượu cần,
chơi các trò chơi dân gian ngay tại chỗ từ ngày này qua ngày khác.
Lễ hội phá bàu là một trong những lễ hội quan trọng của người Stiêng,
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Stiêng. Ngoài giá trị tôn vinh, bảo lưu
nghề cá, đây còn là dịp thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn kết cộng đồng và tạo
điều kiện vui chơi cho bà con sau những ngày vất vả trên nương rẫy.
• Lễ hội bà bóng:

Phần lớn lễ bà bóng thường tổ chức vào ban đêm. Khi trong nhà có con
bệnh, chủ nhà sai người đi mời bà bóng (mê prak) đến tận nhà để cúng bái.
Nhưng khi cúng xong, bà bóng sẽ tự đi về một mình, đó là tục lệ riêng của
người Stiêng.
Khi cúng bà bóng, lễ vật thường là gà, heo, trâu. Bà bóng lên đồng, đọc
thần chú và bắt đầu cúng bái. Tiếng trống, tiếng cồng chiêng nổi lên hòa vào
những điệu nhảy, những lời khấn nguyện của bà bóng. Vào khoảng giữa đêm,


18

khi nghe nhạc cồng chiêng nổi lên, đó là lúc đang cúng bà bóng.
Cúng bà bóng là một cách để cầu xin thần linh, ông bà tổ tiên, ma quỷ
tha cho con bệnh. Người Stiêng tin rằng, mọi sự ốm đau, bệnh tật của con
người chính là do đắc tội với thần linh, với ông bà cõi âm. Đó là một hình
thức trừng phạt. Muốn khỏi bệnh, phải làm lễ cúng, cầu xin thần linh, ông bà
cõi âm tha tội. Sau khi cúng bà bóng, nếu lành bệnh thì phải trả lễ cho thần
linh, ông bà dưới cõi âm. Cúng gà, heo hoặc cúng trâu, bò. Sau đó lấy máu
heo, gà, trâu, bò vấy vào cây nêu, coi như đã trả lễ. Sau khi trả lễ, mọi người
tổ chức vui chơi, giết heo, gà, trâu, bò ăn mừng, uống rượu cần, đánh cồng
chiêng từ ngày này qua ngày khác (có khi kéo dài cả tháng).
Phần lễ bà bóng diễn ra trong phạm vi gia đình. Nếu người trong gia
đình khỏi bệnh, mọi người trong làng cùng nhau ăn mừng, lúc này, phần hội
diễn ra trong phạm vi cộng đồng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở xã Lộc Hòa, Lộc An và một số xã thuộc
huyện Lộc Ninh, lễ hội bà bóng còn rất phổ biến nhưng với quy mô nhỏ hơn
trước đây.
Âm nhạc
Những ai đã từng đặt chân đến các poh, các bon, các wang của người
Stiêng trên khắp dải đất Bình Phước đều có chung một nhận xét rằng: người

Stiêng bản tính đôn hậu, mến khách, dễ gần, yêu tự do và đặc biệt rất yêu ca
hát.
Nhắc đến âm nhạc cổ truyền của người Stiêng, không thể không nhắc
đến cồng chiêng. Cũng như nhiều dân tộc anh em sinh sống trên dọc dãy
Trường Sơn, cồng chiêng gắn bó với cộng đồng Stiêng như máu thịt. Cồng
chiêng trở thành biểu tượng cho sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần của
đồng bào Stiêng. Nghệ thuật cồng chiêng Stiêng mang nhiều nét chung của
cồng chiêng Tây Nguyên nhưng cũng có nhiều yếu tố độc đáo mang tính đặc
thù của dân tộc mình. Theo tục lệ của người Stiêng, cồng chiêng chỉ được


19

đánh trong làng, không được đem ra ngoài làng hoặc đem đi xa. Trước khi
đánh cồng chiêng đồng bào thường làm lễ cúng xin phép thần linh. Bộ chiêng
của người Stiêng thường gồm 6 chiếc. Cách đánh cồng chiêng của người
Stiêng có nhiều điểm khác so với cách đánh cồng chiêng của một số dân tộc ít
người ở Tây Nguyên. Và đồng bào chỉ đánh cồng chiêng trong những dịp
quan trọng như trong lễ hội, ma chay, cưới hỏi…Nếu không có việc gì quan
trọng, tự tiện đánh cồng chiêng là điều hết sức kiêng kị đối với người Stiêng.
Sinh hoạt văn hóa cồng chiêng đối với người dân Stiêng hiện nay vẫn
còn phổ biến. Cồng chiêng vẫn là tài sản quý giá của mỗi gia đình, của toàn
thể cộng đồng. Theo chúng tôi tìm hiểu, cho đến thời điểm hiện nay, nhiều
vùng dân tộc Stiêng còn lưu giữ những bộ cồng chiêng có giá trị. Tiêu biểu là
xã Lộc Hòa, toàn xã hiện có hơn 40 bộ cồng chiêng có giá trị.
Không những yêu ca hát, người Stiêng còn là những bậc thầy trong việc
chế tác và sử dụng nhiều nhạc cụ. Nhiều nhạc sĩ nhận xét rằng, người Stiêng
có trình độ thẩm âm độc đáo. Những nhạc cụ nổi tiếng của người Stiêng như
kèn Mbuốt, sáo Tơ lết, sáo U-Kooc-le, sáo Pia, sáo Nhôm, kèn Nung biên, đàn
Đình-put, khèn bầu và một số loại trống…Dân nhạc Stiêng là những bài ngắn,

gọn, đơn giản và thường mô phỏng tiếng suối chảy, tiếng gió thổi, tiếng con
chim hót…những hiện tượng tự nhiên gần gũi với cuộc sống của đồng bào.
Văn học dân gian
Người Stiêng nổi tiếng với lối hát nói, hát kể (tâm pơt). Tâm pớt là lối
hát nói, hát kể, do một hay hai người thể hiện. Đó là một hình thức diễn
xướng chung cho nhiều thể loại như: ca dao-dân ca, sử thi, truyền thuyết, thần
thoại…(chủ yếu là diễn xướng sử thi). Vùng Stiêng Bù Đek còn gọi hình thức
này là hát pơn raw. Người càng cao tuổi càng biết nhiều bài tâm pơt và hát
càng hay. Ngoài ra, người Stiêng còn có thể loại tình ca (Nao lan), trường ca
(O Kroong), hát ru, hát đồng dao...
Người Stiêng có khá nhiều thần thoại, sử thi, truyền thuyết, thơ ca dân


20

gian về nguồn gốc dân tộc, lai lịch các vị thần, về lịch sử đấu tranh và xây
dựng cộng đồng, về tình yêu nam nữ, về những hiện tượng tự nhiên trong đời
sống và sinh hoạt của đồng bào. Vốn văn học dân gian của người Stiêng khá
phong phú và đa dạng nhưng hiện nay vẫn đang còn tiềm ẩn, chưa được khai
thác nhiều.
1.5.

Tình hình tư liệu văn học dân gian Stiêng

Để giúp người đọc dễ hình dung về tình hình tư liệu văn học dân gian
Stiêng, chúng tôi tiến hành sắp xếp các công trình sưu tầm, nghiên cứu văn
học dân gian Stiêng theo thể loại:
*Thần thoại:
Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam (Tập 1, thần thoại) [63]: có 01
bản kể thần thoại của người Stiêng. Đó là: Nguồn gốc loài người.

Tìm hiểu truyện cổ tộc người Stiêng ở Bình Phước [88]: Phan Xuân
Viện đã thống kê được 30 bản kể thần thoại (dựa trên 02 đợt thực tế, sưu tầm,
điền dã văn học dân gian Bình Phước trong đó có văn học dân gian/truyện kể
dân gian Stiêng của tập thể sinh viên và giảng viên Khoa Văn học và Ngôn
ngữ, trường Đại học KHXH&NV TP.HCM). Tuy nhiên, chỉ có 12 trong tổng
số 30 bản kể thần thoại nói trên được công bố. Đây cũng chính là 12 bản kể
mà tác giả Nguyễn Thị Tuyết Sương sưu tuyển và giới thiệu trong luận văn
tốt nghiệp đại học của mình với đề tài Văn học dân gian Bình Phước –
Truyện kể dân gian [53].
Như vậy, số lượng bản kể thần thoại Stiêng mà chúng tôi tiếp cận được
là 13.
*Sử thi:
Sử thi tộc người Stiêng – Krông Kơ Laas đoạt hồn nàng Rơ Liêng Mas
[68]: giới thiệu kết quả sưu tầm và nghiên cứu 01 bản kể sử thi Stiêng. Đó là
sử thi Krông Kơ Laas đoạt hồn nàng Rơ Liêng Mas.


21

Trong chuyến đi thực tế điền dã, chúng tôi tìm hiểu và được biết nguời
Stiêng có hơn 10 sử thi. Nhưng vì hạn chế thời gian nên chúng tôi chỉ tiến
hành ghi âm, kí âm và biên dịch 04 sử thi Stiêng5. Đó là các sử thi: Jiang
xuống từ xứ Thánh, Nglon Hơr lưu lạc trốn thân, Tung Vrơ Lênh mơ ước
cái khiên thần, Vram đoạn tuyệt với L’hab Kruôt-Vram làm lễ kết hôn với
R’liang Mas.
Như vậy, số lượng bản kể sử thi Stiêng mà chúng tôi tiếp cận được là 05.
*Truyền thuyết:
Huyền thoại miệt vườn [54]: có 01 bản kể truyền thuyết Stiêng. Đó là
Truyền thuyết về thác nước Lieng Hur.
Tuyển tập truyện cổ tích các dân tộc ở Việt Nam [66]: có 01 bản kể

truyền thuyết của người Stiêng: Sự tích kiêng ăn thịt Cà héc.
Tìm hiểu truyện cổ tộc người Stiêng ở Bình Phước [88]: Phan Xuân
Viện đã thống kê được 29 bản kể truyền thuyết. Tuy nhiên, chỉ có 13 trong
tổng số 29 bản kể nói trên được công bố. Đây cũng chính là 13 bản kể mà tác
giả Nguyễn Thị Tuyết Sương sưu tuyển và giới thiệu trong luận văn tốt
nghiệp đại học của mình với đề tài Văn học dân gian Bình Phước – Truyện
kể dân gian [53].
Trong chuyến đi thực tế, điền dã, chúng tôi đã sưu tầm được 07 bản kể
truyền thuyết của người Stiêng. Đó là: Truyền thuyết về Bưng Jiang, sông
Măng, Truyền thuyết về mộ đá Rlêm, Truyền thuyết về núi Bà Đen và Bà
Rá, Truyền thuyết về đá phụ tử, Truyền thuyết về bãi đá voi, Truyền thuyết
về thác Đăk U, Truyền thuyết về trảng cỏ Bàu Lạch.
Như vậy, số lượng bản kể truyền thuyết Stiêng mà chúng tôi tiếp cận
được là 22.
*Truyện cổ tích:

5

Bốn sử thi này chúng tôi sưu tầm ở Lộc Ninh (thuộc vùng Stiêng Bù Dek)


22

Hợp tuyển truyện cổ tích Việt Nam [44]: có 01 bản kể truyện cổ tích của
người Stiêng. Đó là: Người mồ côi.
Tìm hiểu truyện cổ tộc người Stiêng ở Bình Phước [88]: Phan Xuân
Viện đã thống kê được 160 truyện cổ tích. Tuy nhiên, chỉ có 67 trong tổng số
160 bản kể nói trên được công bố. Đây cũng chính là 67 truyện cổ tích mà tác
giả Nguyễn Thị Tuyết Sương sưu tuyển và giới thiệu trong luận văn tốt
nghiệp đại học của mình với đề tài Văn học dân gian Bình Phước – Truyện

kể dân gian [53].
Trong chuyến đi thực tế, điền dã, chúng tôi đã sưu tầm được 03 truyện
cổ tích của người Stiêng. Đó là: Rùa và cọp, Ốc và thỏ, Ông dạy dỗ con
cháu.
Như vậy, số lượng truyện cổ tích Stiêng mà chúng tôi tiếp cận được là
71.
*Truyện cười:
Tìm hiểu truyện cổ tộc người Stiêng ở Bình Phước [88]: Phan Xuân
Viện đã thống kê được 13 truyện cười. Tuy nhiên, chưa có bản kể nào được
công bố.
*Truyện ngụ ngôn:
Tìm hiểu truyện cổ tộc người Stiêng ở Bình Phước [88]: Phan Xuân
Viện đã thống kê được 01 truyện ngụ ngôn. Đây cũng chính là bản kể mà tác
giả Nguyễn Thị Tuyết Sương sưu tuyển và giới thiệu trong luận văn tốt
nghiệp đại học của mình với đề tài Văn học dân gian Bình Phước – Truyện
kể dân gian [53].
Như vậy, số lượng bản kể truyện ngụ ngôn Stiêng mà chúng tôi tiếp cận
được là 01.
*Ca dao-dân ca:
Dân ca Sông Bé [75]: Công bố 12 bài dân ca Stiêng (cả phần kí âm và
dịch nghĩa).


23

Qua 2 năm sưu tầm văn học dân gian Stiêng, Điểu Đức đã công bố và
phổ nhạc 10 bài ca dao-dân ca Stiêng [tài liệu do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh
Bình Phước cung cấp].
Trong chuyến đi thực tế, điền dã, chúng tôi đã ghi âm, sưu tầm được 03
bài hát ru.

Như vậy, số lượng ca dao-dân ca Stiêng mà chúng tôi tiếp cận được là 25
bài.
Có thể tóm tắt số lượng tác phẩm văn học dân gian Stiêng (dựa trên
nguồn tác phẩm đã được công bố trước đây và nguồn tác phẩm do tác giả luận
văn sưu tầm) qua bảng sau:
Bảng khảo sát tình hình tư liệu văn học dân gian Stiêng
(dựa trên nguồn tác phẩm đã được công bố)
STT
1
2
3
4
5
6
7

Thể loại
Thần thoại
Sử thi
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện cười
Truyện ngụ ngôn
Ca dao-dân ca

Tài liệu khảo sát
[53], [63], [88]
[68]
[53], [54], [66], [88]
[44], [53], [88]

[53], [88]
[53], [88]
[75], [76]

Số lượng
13
01
15
68
0
01
22

Bảng khảo sát tình hình tư liệu văn học dân gian Stiêng
(do tác giả luận văn sưu tầm, điền dã)
STT
1
2
3
4
5
6
7

Thể loại
Thần thoại
Sử thi
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện cười

Truyện ngụ ngôn
Ca dao-dân ca

Số lượng
0
04
07
03
0
0
03


24

Cơ cấu thể loại và số lượng tác phẩm ở mỗi thể loại
trong văn học dân gian Stiêng
STT
1
2
3
4
5
6
7

Thể loại
Thần thoại
Sử thi
Truyền thuyết

Truyện cổ tích
Truyện cười
Truyện ngụ ngôn
Ca dao-dân ca

Số lượng tác phẩm
13
5
22
71
0
1
25

Tỷ lệ (%)
9,48
3,64
16,05
51,82
0
0,72
18,24

Qua các bảng thống kê trên có thể thấy thiếu sót của những người đi
trước (trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Stiêng) khi
không để ý nhiều đến thể loại sử thi, bỏ lọt nhiều tác phẩm sử thi. Và kết quả
sưu tầm, điền dã của chúng tôi đã góp phần làm thay đổi cơ cấu thể loại trong
văn học dân gian Stiêng.
Cũng qua kết quả nghiên cứu về tình hình tư liệu văn học dân gian
Stiêng, có thể rút ra một vài kết luận sau:

Về phương diện thể loại, văn học dân gian Stiêng mang những nét chung
của văn học dân gian cả nước. Văn học dân gian Stiêng có khá đầy đủ các thể
loại như: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, ca
dao – dân ca…


25

Thế nhưng, cơ cấu thể loại và số lượng tác phẩm ở mỗi thể loại lại phân
bố không đồng đều. Cụ thể như sau:
Truyện cổ tích có số lượng tác phẩm nhiều nhất: 71 (chiếm 51,82 %),
truyền thuyết: 22 (chiếm 16,05%), thần thoại: 13 (chiếm 9,48 %), ca dao-dân
ca: 25 (chiếm 18,24 %), sử thi: 05 (chiếm 3,64 %) truyện ngụ ngôn: 01
(chiếm 0,72 %).
Như vậy, có thể thấy, truyện cổ tích là thể loại chiếm ưu thế trong văn
học dân gian Stiêng. Truyện ngụ ngôn có số lượng tác phẩm ít nhất trong văn
học dân gian Stiêng. Riêng hai thể loại tục ngữ và câu đố chúng tôi chưa thể
kết luận điều gì. Vì như đã nêu ở phần mở đầu, các tác phẩm được sưu tuyển
trong hai tài liệu Văn học dân gian Bình Phước – Tục ngữ và câu đố (2009)
và Văn học dân gian Bình Phước – Ca dao dân ca (2009) chủ yếu là của
người Kinh, một số tác phẩm có nhiều nghi vấn nên chúng tôi không chọn hai
tài liệu này để khảo sát.
Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, văn học dân gian Stiêng khá phong
phú và đa dạng nhưng vẫn còn ở dạng tiềm ẩn, chưa được sưu tầm, nghiên
cứu nhiều. Việc công bố tác phẩm còn rải rác, chưa tập trung.
Dựa vào những nguồn tài liệu trên, chúng tôi không có tham vọng đi sâu
phân tích, lí giải một cách cụ thể, cặn kẽ các thể loại cũng như các đặc điểm
của từng thể loại trong văn học dân gian Stiêng. Chúng tôi chỉ dám coi đây
như một bước thử nghiệm tiếp cận các thể loại trong văn học dân gian Stiêng
bằng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích để giúp người đọc nhận diện

được phần nào bức tranh toàn cảnh về văn học dân gian Stiêng qua tư liệu
nghiên cứu của những người đi trước và qua kết quả chuyến đi thực tế, điền
dã của chúng tôi.
Do thời gian có hạn nên trong chuyến đi thực tế, điền dã chúng tôi chỉ
khảo sát thể loại sử thi và một số thể loại khác như thần thoại, truyền thuyết,
truyện cổ tích và ca dao-dân ca. Vì thế, ở chương 2 và chương 3, chúng tôi


×