Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài dự thi đuối nước của học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 10 trang )

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lộc Hòa
Địa chỉ : Thôn Nam Khe Dài- Lộc Hòa- Phú Lộc- Thừa Thừa Huế
Điện thoại: 054.3872.127
Email:


BÀI VIẾT DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH THCS
- Thông tin dự thi nhóm gồm 02 học sinh:
1. Họ và tên: Trần Thị Mỹ Diệu
Ngày sinh: 18 tháng 11 năm 2003
2. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thi
Ngày sinh: 01 tháng 10 năm 2003

Lớp: 8/1
Lớp: 8/1

1


I. TÊN TÌNH HUỐNG
Theo thông tin báo điện tử www.24h.com.vn đã đưa vào “ ngày 27/07/2016, tin từ
UBND xã Lộc Hòa (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, trên địa bàn vừa
xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 2 mẹ con chết đuối.
Theo đó, chiều 26/07/2016, chị Trần Thị Thanh Bình (40 tuổi, trú thôn La Phú, xã
Lộc Hòa) cùng con trai là Nguyễn Minh Quang (học sinh lớp 6 ) lên khu vực đập Truồi
(xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc) để nhặt ve chai kiếm sống, sau đó không thấy trở về.


Sau một đêm không thấy 2 mẹ con về nhà, gia đình chị Bình đã tổ chức tìm kiếm. Phải
mất rất nhiều thời gian, người nhà mới phát hiện thi thể 2 mẹ con bị đuối nước ở hồ
Truồi. Gần đó là 2 chiếc xe đạp cùng một số bao đựng ve chai của nạn nhân.”
- Vừa đọc bài báo xong cả lớp rất thương tiếc với cái chết thương tâm của hai mẹ con chị
Bình.
Bạn Diệu liền lên tiếng: “nếu giả sử chúng mình có mặt ở đó thì làm cách nào để cứu
hai mẹ con bạn Quang nhỉ “ ? thì cả lớp bỗng ồ lên và các bạn thảo luận rất sôi nổi
những phương pháp cứu người đuối nước.
Với những tình huống thiết thực như thế nên lớp 8/1 chúng em đưa ra tình huống
“ CỨU NGƯỜI ĐUỐI NƯỚC Ở CÁC KHE, SUỐI, HỒ, ĐẬP…TẠI XÃ LỘC HÒA,
HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Đuối nước là một trong những tai nạn có số người tử vong hàng đầu mỗi năm, đối
tượng chủ yếu là thiếu niên, nhi đồng. Vậy nguyên nhân của đuối nước là gì? Cách phòng
tránh như thế nào? Cứu nạn nhân đuối nước ra sao?… Để trả lời được những câu hỏi đó
hai chúng em mạnh dạn thống nhất tìm hiểu tình huống “cứu người đuối nước ở các
khe, suối, hồ, đập…tại xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” để giúp
cho bản thân, bạn bè và mọi người có cái nhìn tổng thể về tình huống với mục tiêu:
+ Giảm thiệt hại về người và của trong trường hợp thiên tai lũ lụt, tham gia giao thông
đường thủy, tắm sông, làm việc dưới nước...
+ Hình thành cho mọi người có kiến thức, kĩ năng về nguy cơ của tai nạn đuối nước, loại
bỏ những hành vi chủ quan, các hoạt động rủ rê chơi đùa hằng ngày thiếu suy nghĩ có
nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
+ Giúp bản thân và những ai quan tâm có kiến thức, kĩ năng vững vàng sẵn sàng ứng phó
với tình huống đuối nước và các tình huống khác trong cuộc sống.
+ Tập làm quen với nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG
1.Cơ sở khoa học
Theo Sinh học 6,7,8; Hóa học 8 oxi là chất khí duy trì sự sống của cơ thể con

người và hầu hết các loài sinh vật. Oxi tham gia vào quá trình hô hấp, giúp ti thể trong tế
2


bào trao đổi chất giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động, đặc biệt nơ-ron thần kinh
não.
Đuối nước là hiện tượng cơ thể rơi vào tình trạng thiếu oxi do nước ngập bộ phận
hô hấp, ngăn cản oxi vào cơ thể, không cung cấp đủ oxi cho quá trình trao đổi chất của tế
bào, làm cho tế bào không thể tạo ra năng lượng cho mình và cơ thể hoạt động để duy trì
sự sống, dẫn đến chết.
Để thực hiện đề tài này chúng em đã vận dụng kiến thức các môn Sinh học, Địa lí,
Hóa học, Vật lí, Công nghệ, Giáo dục Công dân, Âm nhạc, Tin học...
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay đuối nước là một vấn đề đáng quan tâm, nó đã cướp đi tính mạng nhiều
người, gây nhiều đau thương, mất mát cho người thân và xã hội. Nạn nhân chủ yếu lại
nằm ở lứa tuổi thiếu niên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Theo thống kê của
các cơ quan chức năng, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 6.000 trẻ em chết vì tai nạn
đuối nước ( trung bình có khoảng 9 trẻ em chết vì đuối nước mỗi ngày), chỉ sau tai nạn
giao thông. Một con số làm nhức lòng các bậc cha mẹ, thầy cô và các nhà quản lý. Việt
Nam là một nước nhiều sông, suối, hồ ao, đập… lại chịu mưa bão, lũ lụt hàng năm.
Địa bàn xã Lộc Hòa quê em là xã
vùng gò đồi miền núi, nằm ở thượng
nguồn sông Truồi thuộc khu I huyện
Phú Lộc. Sông Truồi phát ngồn từ
dãy Bạch Mã-Hải Vân, chảy theo
hướng Nam – Bắc, chiều dài 24km,
đổ ra đầm Cầu Hai và chảy ra biển ở
cửa Tư Hiền, với nhiều ghềnh, thác
Kênh mương ở Lộc Hòa
và hệ thống khe, suối khá dày đặc

như thác Cây Hòe, thác Ông, thác Trường, thác Cối Xay ( Ma Bàn), thác Mông Thạch,
thác Tu, thác Quảng…Các con suối như: suối Hợp Hai, suối Ông Viên, suối Ba Trại. Bên
cạnh đó còn có hệ thống kênh, mương thủy lợi.
Mặt khác, Lộc Hòa có 3/5 thôn: An Hà, Bắc Khe Dài, Làng Đông là những vùng thấp
trũng hay bị ngập lũ vào mùa mưa lũ, cho nên hàng năm không ít người dân bị đuối
nước, đặc biệt các bạn học sinh đi học rất nguy hiểm.
3. Quy trình nghiên cứu
3.1. Thời gian nghiên cứu: từ tháng
10/2016 – 12/2016, chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn tìm hiểu, điều tra, khảo sát và
thu thập thông tin.
+ Giai đoạn thực hiện nghiên cứu và tổng
hợp.
Thượng nguồn sông Truồi qua xã Lộc Hòa

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nguyên nhân của đuối nước.
+ Cách phòng tránh đuối nước.
+ Phương pháp cứu người bị đuối nước.
3.3. Đối tượng
Những người dân ở nơi có nguy cơ cao bị lũ ống, lũ quét, người tham gia giao
thông đường thủy và đánh bắt cá, tôm…ở hồ Truồi, đường ngập lũ, trẻ em tắm sông,
suối, ao hồ...
IV. GIẢI PHÁP TÌNH HUỐNG
1.Nguyên nhân đuối nước
- Nguyên nhân khách quan: Do thiên tai, lũ lụt (lũ ống, lũ quét, sóng thần..), tai nạn giao
thông đường thủy, bị ngã xuống nước…

- Nguyên nhân chủ quan: Tắm, bơi, nhảy từ cao xuống nước … ; cứu nạn nhân đuối
nước, bơi lặn làm việc trong nước …
2. Hội chứng sau khi ngạt nước
Theo bác sỹ Huỳnh Minh Châu - trạm trưởng trạm y tế xã Lộc Hòa cho biết bệnh
nhân bị ngạt nước sau đó có thể xẩy ra các hội chứng:
- Giảm oxi máu do nhiều yếu tố
+ Nước vào phế nang gây ra một màng nước ngăn cách sự khuyếch tán oxi qua
màng phế nang với mao mạch.
+ Co thắt phế quản, co thắt động mạch phổi.
+ Tăng sức cản phổi.
- Phù phổi cấp
+ Yếu tố thẩm thấu: nước khi vào phổi đều có thể gây phù phổi cấp.
+ Tăng gánh đột ngột ở thất phải, tăng gánh ở tuần hoàn máu.
+ Giảm oxi tổ chức ảnh hưởng đến thần kinh trung ương và cơ tim.
+ Niêm mạc phế quản, phế nang bị kích thích do nước bẩn, hóa chất...
- Sau khi đã thở lại và tim đã đập trở lại, nạn nhân vẫn còn bị đe doạ bởi nhiều biến
chứng:
+ Giảm thân nhiệt.
+ Rối loạn thần kinh do mất oxi não như: lẫn lộn, giãy giụa, hôn mê, hội chứng bó
tháp, co giật.
+ Phù phổi cấp.
+ Trụy mạch.
3. Cách phòng tránh và cứu nạn nhân đuối nước
3.1. Cách phòng tránh
3.1.1 Cách phòng tránh đuối nước do thiên tai, lũ lụt
- Mong muốn được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, tổ chức xã hội để người dân di dời
4


ra khỏi vùng nguy cơ bị lũ ống, lũ quét, vùng trũng… đến nơi an toàn định cư hay di cư

khi mùa mưa lũ về. Xây dựng nhà chống lũ, hệ thống đê điều chống lũ…
- Có hệ thống báo, dự báo lũ để người dân biết mà phòng tránh kịp thời;
+ Hệ thống cột báo độ sâu của lũ, hệ thống cột chỉ dẫn đường đi …
+ Lắp đặt các thiết bị dự báo từ xa để đủ thời gian thoát khỏi vùng nguy hiểm khi
lũ từ thượng nguồn bất ngờ ập đến.
+ Khi tham gia phòng chống lũ lụt phải mặc áo phao, người dân nhất thiết phải qua
sông nhưng không có phương tiện giao thông, cầu cống thì phải trang bị áo phao, phao,
can nhựa, buộc dây bên này sang bên kia sông để bám bơi qua…
3.1.2 Cách phòng tránh đuối nước do tham gia
giao thông đường thủy
Các phương tiện tham gia giao thông đường thủy
phải có các dụng cụ phòng hộ như áo phao, phao
cứu sinh, can nhựa …để đề phòng không may xẩy
ra tai nạn.
*Giải pháp: Dựa vào môn vật lí khối lượng
riêng của không khí nhẹ hơn nước và người.
Chúng em thiết kế áo phao tự chế giúp cho các
bạn học sinh và người dân tự làm để mặc khi
Mô hình áo phao tự chế
tham gia giao thông đường thủy, đi qua những
nơi ngập lũ, tắm, làm việc dưới nước đề phòng đuối nước.
Thiết bị: Một chiếc cặp có chổ giắt chai nước hoặc 6 chai nước khoáng vỏ nhựa buộc
vào 2 thanh xốp .
Cách làm: Đối với cặp có chổ để chai nước hai bên thì chỉ cần chọn hai vỏ chai nước
vừa chổ, rồi đính chặt vào cặp là được. Đính chặt 6 vỏ chai xung quanh theo chiều thẳng
đứng của 2 thanh xốp ( 4 vỏ trước, 2 vỏ hai bên hông).
Cách sử dụng: Khi tham gia giao thông đường thủy, đi qua vùng lũ…thì ta mặc vào sẽ
tránh được đuối nước.
*Đây là thiết bị rẻ tiền và dễ làm, có ý nghĩa rất lớn. Rất mong các bạn học sinh nên
làm cho con mình phòng thân.

3.1.3 Cách phòng tránh đuối nước do tắm sông, suối, ao, hồ...
Vận dụng môn Giáo dục công dân, Thể dục, Sinh học tuyên truyền cách đề phòng đuối
nước khi tắm sông…
- Đối với chính quyền địa phương: Thường xuyên tuyên tuyền về tai nạn đuối nước,
những nguy cơ dẫn đến đuối nước.
- Đối với nhà trường: Phối hợp với cha mẹ học sinh, tổng phụ trách Đội, giáo viên thể
dục, câu lạc bộ bơi… tuyên truyền, giáo dục, tổ chức ngoại khóa tìm hiểu về vấn đề đuối
nước, cách phòng tránh và phương pháp cứu đuối nước. Nhà trường tổ chức lớp học bơi
5


tại cơ sở giáo dục. Các bố mẹ nên cho con mình học bơi khi đến tuổi phù hợp.
- Đối với học sinh:
+ Dù biết bơi hay không khi tắm nên có phao, áo phao…; trước khi tắm phải khởi
động làm nóng cơ, khi quá mệt không nên bơi, không nên tắm quá lâu, nơi quá sâu, bơi
quá xa bờ… các trường hợp trên dẫn đến chuột rút, kiệt sức, dẫn đến đuối nước.
+ Khi tắm không rủ nhau nhảy từ cao xuống nước, vì thường không có kĩ thuật nhảy
nên khi rơi phần tiếp xúc thường là ngực, lưng… gây choáng, sặc nước… dẫn đến đuối
nước.
+ Tốt nhất khi đi bơi nên có người lớn đi kèm.
+ Tìm hiểu, tuyên truyền đến các bạn học sinh trong trường, xã, cha mẹ các bạn để
hiểu biết về tai nạn đuối nước.
3.2 Phương pháp cứu nạn nhân đuối nước
Mặc dù có biết bơi hay không, khi gặp một người bị đuối nước, ta phải bình tĩnh, xử
lí khẩn trương, khéo léo, kêu gọi những người xung quanh tới trợ giúp. Nhưng luôn luôn
phải để ý tới nạn nhân và cố gắng với sáng kiến và khả năng của mình tìm mọi cách để
giải phóng đường hô hấp, đưa nạn nhân lên bờ.
3.2.1 Cấp cứu ngay ở dưới nước
Vận dụng môn Vật lí, Thể dục:
- Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào...

hoặc xa hơn một chút thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên
được trên mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, can dầu ăn... để nạn nhân
làm phao rồi kéo nạn nhân lên bờ.
- Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ.
- Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền cho nạn nhân bám
vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy, hoặc trong trường hợp
khẩn thiết, ta buộc dây bám vào người và nhảy xuống nước cứu họ và dìu lên thuyền.
- Trường hợp nếu ta biết bơi, nạn nhân ở xa bờ không thể dùng gậy hoặc sào, phải cởi
quần áo thật nhanh, dùng miệng cắn áo (để hai tay không vướng víu) bơi nhanh về phía
nạn nhân, đến gần cầm chặt tay áo, tung thân
áo cho nạn nhân nắm lấy, rồi vừa bơi vừa kéo
nạn nhân vào bờ. Nếu được nên tự trang bị
cho mình một phao cứu hộ, hoặc bất kỳ một
vật gì có thể nổi được như chai nhựa, quả
bóng...
- Theo kinh nghiệm của nhiều người cho biết,
lời nói trấn an của người cứu hộ rất quan
trọng, khi bơi tới cứu nạn nhân, tìm cách trấn
an cho họ vững tâm, tin tưởng là sẽ được cứu
6


thoát. Lời nói kịp thời của chúng ta đã cứu được nạn nhân 50% rồi, vì họ ổn định được
tâm lý và bớt uống nước.
Lưu ý: Giải pháp nhảy xuống nước cứu nạn nhân là giải pháp cuối cùng. Bởi vì thực tế
đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biết về các phương pháp cứu nạn
nhân đuối nước, bị nạn nhân ôm cứng và cả hai cùng chết.
3.2.2 Một số phương pháp khi bơi ra cứu nạn nhân
Vận dụng kiến thức môn Sinh học, Thể dục có một số phương pháp bơi cứu nạn nhân
như sau:

- Phương pháp 1: Nạn nhân nằm ngửa, người cứu hộ bơi ở phía sau nạn nhân, một tay
dùng để bơi, một tay vắt lên ngang ngực xốc chéo qua nách bên kia. Bơi kiểu nhái đưa họ
vào bờ. Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt, nhưng làm cho nạn nhân được an toàn
nhất.

- Phương pháp 2: Từ phía sau, người cứu hộ dùng tay nắm ngay chùm tóc phía trên
trán, giật ngửa đầu nạn nhân ra phía sau và kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước .

- Phương pháp 3: Nắm cổ áo lật ngữa người nạn nhân kéo vào, nếu nạn nhân còn mặc
đầy đủ quần áo.
7


- Phương pháp 4: Nâng cằm nạn nhân cho nằm ngửa hẳn mặt lên, mũi của nạn nhân sẽ
được thoát ra khỏi mặt nước.

- Phương pháp 5: Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thật sự, ta có thể dùng hai tay nâng đầu nạn
nhân nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng 2 chân và kéo vào bờ.
- Phương pháp 6: Nếu nạn nhân đã bất tỉnh. Ta có thể bơi ngửa, dùng ngực để đỡ đầu
nạn nhân, hai tay xốc dưới nách cho nạn nhân nằm sải với tư thế thoải mái. Hai chân đạp
kiểu nhái đưa nạn nhân vào bờ.

3.3 Cứu nạn nhân khi đã đưa lên bờ
Vận dụng kiến thức Sinh học 8 chúng ta có
các kĩ thuật cứu nạn nhân như sau:
- Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ
mà nạn nhân đã bị bất tỉnh, thì hãy xem thử
họ có còn thở hay không. Nếu như họ còn
thở thì chỉ cần xóc nước. Muốn xóc nước thì
ta làm như sau : Cõng nạn nhân lên cổ, đầu

xuôi xuống dưới rồi xóc vài lần cho nước
chảy ra, để nạn nhân xuống nơi bằng phẳng,
thoáng mát dùng tay móc những vật lạ mà
8


họ đã nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp; nới lỏng quần áo, dây nịt,
cà vạt…
- Nếu không thở nữa thì cần hô hấp nhân tạo ngay. Nếu có thể thì đặt nạn nhân nằm ngửa
trên một mô đất cao, hay bàn ghế, giường… để chúng ta đỡ cúi gập người khi thao tác
cấp cứu.
+ Thao tác ép tim lồng ngực: Đặt đầu thẳng, quỳ bên cạnh nạn nhân (ngang tim), đặt bàn
tay trái lên 1/3 dưới xương ức, bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, hai tay duỗi thẳng, hai
vai vuông góc với tay; dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lồng ngực của nạn nhân
nhịp nhàng, liên tục 60-80 lần/1 phút.
+ Thao tác phương pháp hà hơi thổi ngạt: Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, kéo
hoặc đẩy hàm dưới để cho miệng nạn nhân mở ra. Dùng bản tay vừa đẩy trán, vừa bịt
mũi nạn nhân lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng banh hàm nạn nhân và
kéo miệng mở ra. Chúng ta hít sâu, há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân; thổi hơi
thật mạnh cho đến khi thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên, mấy hơi đầu cần thổi thật
mạnh. Sau đó nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra. Lặp lại động tác trên với nhịp độ
12 lần trong một phút đối với người lớn và 20 lần một phút đối với trẻ em. Cứ khoảng
20-30 lần ép tim thì chuyển sang thổi ngạt 2 lần.

V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Bước 1: Sau khi nghe triển khai kế hoạch của nhà trường chúng em tiến hành họp
lớp, phân nhóm, tham mưu ý kiến tư vấn của thầy hướng dẫn; hai chúng em quyết định
lựa chọn chủ đề “cứu người đuối nước ở các khe, suối, hồ, đập…tại xã Lộc Hòa,
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Bước 2: Phân công nhiệm vụ trong nhóm.

+ Nhóm trưởng: Trần Thị Mỹ Diệu
+ Thư kí: Nguyễn Ngọc Thi

9


Bước 3: Tìm hiểu, điều tra, khảo sát, thu thập thông tin.
Bước 4: Nghiên cứu lựa chọn giải pháp kiến thức liên môn vào giải quyết tình
huống thực tiễn “cứu người đuối nước ở các khe, suối, hồ, đập…tại xã Lộc Hòa,
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ”
- Vận dụng môn Vật lí thiết kế áo phao tự làm thế nào để giúp các bạn khi đi học qua
vùng lũ, vùng sông nước được an toàn tính mạng.
- Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân tuyên tuyền các bạn thường rủ nhau tắm
sông, ao, hồ, đập… có nguy cơ cao bị đuối nước.
- Cung cấp thông tin về kiến thức, kĩ năng cấp cứu nạn nhân đuối nước.
- Vận dụng môn Thể dục để hướng dẫn các bạn tập bơi.
Bước 5: Tiến hành thực nghiệm đánh giá đề tài, báo cáo kết quả nghiên cứu đến
các bạn trong lớp toàn trường.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Vận dụng kiến thức các môn Sinh học, Vật lí, Thể dục, Công nghệ, Giáo dục công
dân… vào đề tài “cứu người đuối nước ở các khe, suối, hồ, đập…tại xã Lộc Hòa,
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” góp phần hạn chế nạn nhân đuối nước, bảo vệ
tài sản của nhân dân.
- Giúp mỗi người rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống thực tiễn và biết cách vận dụng kiến
thức lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống, cũng như rèn luyện kĩ năng “học đi đôi với hành”,
nâng cao chất lượng học tập.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
- Qua đây giúp chúng em đam mê học tập, say sưa nghiên cứu khoa học. Từ đó giúp
chúng em thêm yêu thích các môn học và luôn mong muốn được vận dụng các kiến thức
của nhiều môn học để giải quyết được nhiều vấn đề trong học tập và cuộc sống thường

ngày.

Lộc Hòa, ngày 01 tháng 12 năm 2016
Đại diện nhóm

Trần Thị Mỹ Diệu

10



×