Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

BÀI GIẢNG KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề lý LUẬN về các HÌNH THỨC BIỂU HIỆN của GIÁ TRỊ THẶNG dư và sự vận DỤNG vào PHÁT TRIỂN KINH tế ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.97 KB, 38 trang )

Chuyên đề:
LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN
CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. VỊ TRÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí của lý luận về các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư.
Lý luận về các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư giúp ta có sự nhận
thức toàn diện, có hệ thống về học thuyết giá trị thặng dư thông qua việc tìm
ra và mô tả những hình thái cụ thể đẻ ra từ quá trình vận động của tư bản với
tư cách là một chỉnh thể. Ở quyển I của tác phẩm Tư bản chúng ta đã nghiên
cứu riêng các mặt của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa với tư cách là quá
trình sản xuất trực tiếp và trong sự nghiên cứu ấy đã không kể đến tất cả
những ảnh hưởng do những nhân tố bên ngoài quá trình ấy gây ra. Nhưng đời
sống của tư bản còn vượt ra ngoài quá trình sản xuất trực tiếp ấy.
Trong thế giới hiện thực, quá trình sản xuất trực tiếp còn được bổ xung
bằng quá trình lưu thông. Quá trình này là đối tượng nghiên cứu của Quyển II
và đã được quyển II giải quyết. Nhưng quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa,
xét toàn bộ, là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông.
Và trong lưu thông các hình thái cụ thể của giá trị thặng dư mới được biểu
hiện ra. Chính dưới những hình thái cụ thể ấy mà các tư bản đã đối diện với
nhau trong sự vận động hiện thực của chúng, còn hình thái của tư bản trong
quá trình sản xuất trực tiếp, cũng như hình thái của nó trong quá trình lưu
thông, thì chỉ là những giai đoạn cá biệt nếu đem so với những hình thái cụ
thể đó. Những biến thể của tư bản, trình bày trong chuyên đề này như
Ph.Ăngghen viết: sẽ từng bước tiến gần đến cái hình thái mà chúng thể hiện ra
ở bề mặt của xã hội, trong sự tác động qua lại giữa các tư bản khác nhau,
trong sự cạnh tranh và trong ý thức thông thường của bản thân những nhân
viên sản xuất 1.
1

C.Mác & Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 25, phần I, Tr. 47 - 48.



1


Về mặt phương pháp luận, điều quan trọng nhất trong chuyên đề này là
luận giải rõ các hình thái chuyển hóa: chi phí sản xuất là hình thái chuyển hóa
của giá trị; lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư; tỷ suất lợi
nhuận là hình thái chuyển hóa của tỷ suất giá trị thặng dư. Từ những hình thái
chuyển hóa chung nhất và do đó, trừu tượng nhất ấy, chúng ta sẽ đi đến những
hình thái riêng cụ thể hơn như lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất, lợi nhuận
thương nghiệp, sự phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận
doanh nghiệp, sự chuyển hóa lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô.
C.Mác nói rằng, nếu những hình thái biểu hiện và bản chất của sự vật
trực tiếp nhất trí với nhau thì mọi khoa học đều trở nên thừa. Hiện tượng
thường xuyên tạc bản chất, như trên bề mặt xã hội tư bản biểu hiện thành tiền
đẻ ra tiền; về bản chất giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất, đó
là một bộ phận giá trị mới sáng tạo ra, ngoài giá trị bộ phận bù lại giá trị sức
lao động và tỷ lệ thuận với tư bản khả biển, nhưng ở bên ngoài nó lại biểu
hiện thành lợi nhuận, thành con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước đó. Cũng như
vậy, về bản chất, hàng hóa và tiền tệ vốn là hình thái hàng hóa và hình thái
tiền tệ của tư bản công nghhiệp, nhưng ở bề ngoài xã hội hàng hóa và tiền tệ
có đời sống độc lập và biểu hiện thành tư bản thương nghiệp và tư bản cho
vay, do đó lợi nhuận biểu hiện thành lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức và
thu được từ lưu thông chứ không phải từ sản xuất.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
không thể chỉ dừng lại ở sự phân tích một cách trừu tượng quá trình sản xuất
và quá trình lưu thông mà còn phải nghiên cứu sự vận động hiện thực trong
đó các tư bản dối diện với nhau dưới những hình thái cụ thể. Đó là nhiệm vụ
của chuyên đề này, nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở kết quả
nghiên cứu của các chuyên đề trước.

1.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Sự vận động hiện thực của tư bản cũng được trình bày từ trừu tượng

2


đến cụ thể. Thí dụ: giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận; lợi nhuận
chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân ở giai đoạn hoàn thành (tức là có cả
thương nhân tham gia vào quá trình bình quân hoá lợi nhuận) và cuối cùng là
những hình thái cụ thể nhất trong đời thường: lợi nhuận doanh nghiệp, lợi tức
và địa tô. Hay là từ tư bản công nghiệp như một thể thống nhất, do phân công
lao động xã hội tách ra tư bản thương nhân, tư bản cho vay, tư bản ngân hàng
và tư bản kinh doanh nông nghiệp.
- Kết hợp lô gíc và lịch sử.
2. NỘI DUNG LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THÁI BIỂU HIỆN CỦA
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
2.1. Sự chuyển hóa của giá trị thành chi phí sản xuất và giá trị thặng
dư thành lợi nhuận, tỷ suất giá trị thặng dư thành tỷ suất lợi nhuận.
Như đã giới thiệu trong chuyên đề 1, trong quyển III “Tư bản gồm có 7
phần, thì phần thứ nhất, nghiên cứu bằng cách nào và do đâu mà cái bản chất
là giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện ra bên ngoài dưới hình
thái lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Trong phần này lợi nhuận vẫn được nghiên
cứu một cách trừu tượng nhất và giả định như trước: hàng hóa bán theo giá
trị, mỗi nhà tư bản công nghiệp vẫn thu toàn bộ giá trị thặng dư đã sản xuất
ra; lưu thông chưa tách khỏi sản xuất. Nhưng ở đây lợi nhuận cũng đã không
thống nhất với bản chất của nó là giá trị thặng dư.
Nhìn bề ngoài hao phí lao động thành chi phí sản xuất, và giá trị thặng dư
được coi là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, vì nó được thu về tư lưu thông
dưới dạng tăng thêm ngoài chi phí sản xuất. Chính vì vậy phần này bắt đầu
nghiên cứu từ chi phí sản xuất. Bước chuyển từ cái không nhìn thấy được đến

cái trực tiếp lộ ra bên ngoài ở các hiện tượng, được bắt đầu tự sự phân tích ba
phạm trù của đời sống hàng ngày: chi phí sản xuất; lợi nhuận; tỷ suất lợi nhuận.
Nói cách khác ở đây nghiên cứu ba sự chuyển hóa chung nhất: hao phí lao
động chuyển hóa thành chi phí tư bản; sự chiếm đoạt lao động thặng dư thành

3


sự tự lớn lên của tư bản; và mức độ bóc lột thành mức độ tăng lên của tư bản.
* Sự chuyển hóa của giá trị thành chi phí sản xuất và giá trị thặng dư
thành lợi nhuận
Theo học thuyết giá trị lao động của Mác thì chi phí lao động xã hội thực
tế để sản xuất và tạo ra giá trị của hàng hoá bao gồm chi phí lao động sống và
chi phí lao động quá khứ. Và trong giá trị của bất cứ hàng hóa nào sản xuất
theo kiểu tư bản chủ nghĩa cũng đều biểu thị bằng công thức: W = c + v +
m”2. Nếu trong giá trị ấy, chúng ta đem trừ giá trị thặng dư di, thì sẽ chỉ còn
lại có cái ngang giá, hay cái giá trị nằm trong hàng hóa bù lại giá trị tư bản c
+ v được chi ra dưới hình thái các yếu tố sản xuất.
Nhưng đối với nhà tư bản, chi phí mà họ bỏ ra để sản xuất hàng hoá
được do bằng chi phí về tư bản, tức là lượng tư bản nhất định bỏ ra để mua tư
liệu sản xuất (c) và sức lao động (v). Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản
và ký hiệu là: k (Kost), k = c + v”3. Theo đó, công thức W = c + v + m được
chuyển thành W = k + m. Hay giá trị hàng hóa = chi phí sản xuất + giá trị
thặng dư.
Như vậy, chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa được đo bằng
chi phí về tư bản; còn chi phí thực tế của nó thì được đo bằng chi phí về lao
động. Vì vậy, về mặt lượng, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa của hàng hóa khác
với giá trị của nó hay là khác với chi phí sản xuất thực tế của nó; chi phí sản xuất
ấy thấp hơn giá trị của hàng hóa, vì rằng nếu W = k + m thì k = W m.
Ở chuyên đề trước, chúng ta đã thấy rằng, mặc dầu giá trị thặng dư chỉ là

kết quả của sự thay đổi giá trị của tư bản khả biến v, và do đó đứng về mặt nguồn
gốc của nó mà nói thì giá trị thặng dư chỉ là một sự tăng thêm của tư bản khả
biến, nhưng khi quá trình sản xuất kết thúc, giá trị thặng dư lại hình thành cái
khoản tăng thêm của giá trị c + v, tức là của toàn bộ tư bản đã chi phí. Công thức
C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 25, phần I, Nxb CTQG, H 1994,
tr48.
3
Sđd, tr 51.
2

4


c + ( v + m ) chỉ ra rằng, m là do sự chuyển hóa của một giá trị tư bản nhất định
v, được ứng ra cho sức lao động, thành một lượng đang biến đổi, tức là do sự
chuyển hóa một lượng bất biến thành một lượng khả biến mà ra, công thức ấy
cũng có thể viết là ( c + v ) + m” 4. Do vậy đối với nhà tư bản, rõ ràng là số giá
trị tăng thêm ấy là kết quả của những quá trình sản xuất mà tư bản đã tiến hành,
vậy số ấy là do bản thân tư bản sinh ra; vì sau quá trình sản xuất mới có số giá trị
thặng dư ấy, còn trước quá trình sản xuất thì không có nó 5. Cho nên, giá trị
thặng dư được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái
chuyển hóa là lợi nhuận. Nếu chúng ta gọi lợi nhuận là p thì công thức W = c +
v + m = k + m chuyển thành W = k + p, hay giá trị hàng hóa bằng chi phí sản
xuất + lợi nhuận.
Vậy, cứ thoạt nhìn vào công thức này ta thấy rằng lợi nhuận và giá trị thặng
dư cũng là một: lợi nhuận chẳng qua là hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư,
hình thái mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tất nhiên phải đẻ ra. Bởi vì
trong sự hình thành chi phí sản xuất như nó thể hiện ra ở bên ngoài, người ta
không thể nào biết được sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến,
cho nên nguồn gốc của sự thay đổi giá trị được hiểu như là kết quả của toàn bộ

quá trình sản xuất và của toàn bộ tư bản, chứ không phải chỉ của riêng tư bản
khả biến. Thực chất Lợi nhuận mà nhà tư bản thu được là do chỗ hắn bán một
cái mà hắn đã không phải trả tiền. Giá trị thặng dư hay lợi nhuận chính là phần
giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần
dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao
động được trả công chứa đựng trong hàng hóa 6
Chúng ta thấy rằng, chi phí sản xuất của hàng hóa thấp hơn giá trị của nó.
Vì giá trị hàng hóa W = k + m, nên k = W m. Nếu như m = 0 thì chi phí sản xuất k
= W, trường hợp này không bao giờ xảy ra trên cơ sở sản xuất tư bản chủ nghĩa,
Sđd, tr 62.
Sđd, tr.63.
6
Sđd, tr.74.
4
5

5


mặc dầu trong những tình hình đặc biệt nào đó của thị trường, giá bán hàng hóa đều
có thể hạ xuống bằng chi phí sản xuất của chúng và thậm chí còn thấp hơn.
Như vậy, nếu hàng hóa được bán theo giá trị của nó, thì người ta đã thực
hiện được một lợi nhuận, lợi nhuận đó bằng phần giá trị dôi ra ngoài chi phí sản
xuất của hàng hóa, tức là bằng toàn bộ giá trị thặng dư chứa đựng trong giá trị
của hàng hóa. Nhưng nhà tư bản có thể bán hàng hóa dưới giá trị của nó mà vẫn
có lợi nhuận. Chừng nào giá bán của hàng hóa còn cao hơn chi phí sản xuất của
nó dù giá bán thấp hơn giá trị của nó thì bao giờ cũng vẫn thực hiện được một
bộ phận giá trị thặng dư chứa đựng trong nó.
Điều đó, không những giải thích được những hiện tượng thông thường
trong cạnh tranh, Chẳng hạn như một số trường hợp bán hạ giá (underselling),

giá cả hàng hóa trong một số ngành công nghiệp nào đó thấp hơn một cách bất
thường. Tuy nhiên, giới hạn thấp nhất của giá bán hàng hóa là do chi phí sản
xuất của nó qui định. Nếu giá bán hàng hóa thấp hơn chi phí sản xuất, thì giá bán
không thể bù lại được hoàn toàn các yếu tố của tư bản sản xuất đã chi ra. Nếu
quá trình này cứ tiếp tục mãi như thế, thì giá trị tư bản ứng ra sẽ không còn nữa.
Từ đó cho thấy giá bán của hàng hóa chí ít cũng phải dù đắp được chi phí sản
xuất, thì sản xuất mới có thế tồn tại. Và trong môi trường cạnh tranh tư bản chủ
nghĩa thì p không phải lúc nào cũng đúng bằng m, thậm chí hiện tượng p = m
chỉ là rất ngẫu nhiên và hiếm có, về cơ bản là p không đồng nhất với m.
* Sự chuyển hóa của tỷ suất m thành tỷ suất p
Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ số % giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến gọi là
tỷ suất giá trị thặng dư ( m = m/v hay m = m.v); còn tỷ số % giữa giá trị thặng
dư với tổng tư bản (c + v hay k) gọi là tỷ suất lợi nhuận (p’). Như vậy, chúng
ta có tỷ suất lợi nhuận:

m
p =

m
%=

%
Quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư
k
c+
v
Từ các công thức trên đây chúng ta có:
v
v
m’

% = m’
%
k
c
6
+v


p =
Phương trình này cũng có thể biểu hiện bằng tỷ lệ
P :m=v:k
Nghĩa là tỷ suất lợi nhuận so với tỷ suất giá trị thặng dư thì cũng như tư
bản khả biến so với toàn bộ tư bản. Vậy, p là sự biến tướng của m.
Từ tỷ lệ đó, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng về mặt lượng, tỷ suất lợi
nhuận p bao giờ cũng bé hơn tỷ suất giá trị thặng dư m’, vì v tư bản khả biến
bao giờ cũng nhỏ hơn k, tổng số của tư bản c + v. Mặc dù p chỉ là sự chuyển
hóa của m, nhưng về mặt chất, m hoàn toàn khác p. Nếu m phản ánh trình độ
bóc lột của nhà tư bản, thì p lại phản ánh mức doanh lợi của việc đầu tư tư
bản. Nó chỉ cho nhà tư bản thấy nên đầu tư vào đâu thì có lợi hơn.
Những nhân tổ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi
nhuận càng lớn và ngược lại. Do đó, tất cả các thủ đoạn nhằm nâng cao trình
độ bóc lột giá trị thặng dư như: kéo dài thời gian lao động, tăng cường độ lao
động, tăng năng suất lao động cũng chính là những thủ đoạn nhằm nâng cao
tỷ suất lợi nhuận.
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư
không thay đổi, nếu cấu tạo hữu cơ của tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận
càng giảm và ngược lại. Trên thực tế, cùng với sự phát triển của sản xuất tư
bản chủ nghĩa cấu tạo hữu cơ của tư bản có xu hướng tăng lên đó là qui luật
của tích lũy tư bản, nên tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống.

- Tốc độ chu chuyển của tư bản: Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng
chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.
- Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư
bản khả biến không đổi, tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng
lớn. Vì vậy trong thực tế, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm

7


mọi cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc thiệt bị, nhà
xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiêu quả cao nhất; kéo dài ngày lao
dodọng; tăng cường độ lao động; thay thế nguyên, nhiên liệu đắt tiền bằng
nguyên nhiên liệu rẻ tiền; gảm những chi phí bảo hiểm lao dộng, bảo vệ môi
trường; giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế liệu, phế phẩm, phế
thải để sản xuất hàng hóa.
2.2. Sự chuyển hóa lợi nhuận thành lợi nhuận bình quân
Khi phân tích sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận chúng ta
cũng vẫn đang chỉ xem xét sự vận động của tư bản cá biệt. Song trên thực tế
sự vận động của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là tổng hòa sự vận động của
tổng tư bản xã hội. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tư bản xã hội trong sự vận
động cụ thể hơn: với tư cách là tổng thể những tư bản cá biệt tích cực tác
động lẫn nhau, tức là trong cuộc cạnh tranh không ngừng của chúng, dẫn đến
sự khác nhau về lượng giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận. Và sự canh tranh
quyết liệt giữa các nhà tư bản đã dẫn đến mức độ chuyển hóa thứ hai: lợi
nhuận thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất.
* Cạnh tranh nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường
Cạnh tranh nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng
một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu lợi nhuận
siêu ngạch. Biện pháp mà các nhà tư bản sử dụng trong cạnh tranh ở phạm vi

ngành là thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng
suất lao động...làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa do xí nghiệp sản xuất ra
thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến kết quả là hình thành nên giá
trị xã hội (giá trị thị trường) của từng loại hàng hóa. Theo C.Mác, một mặt
phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hóa được sản
xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Mặt khác lại phải coi giá trị thị

8


trường là giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất ra trong những
điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng
số những sản phẩm của khu vực này. Chỉ trong những tình hình rất đặc biệt,
giá trị thị trường mới bị chi phối bởi những hàng hóa được sản xuất ra hoặc
giả trong những điều kiện bất lợi nhất, hoặc giả trong những điều kiện thuận
lợi nhất7. Và giá trị thị trường chính là cái trục để giả cả thị trường xoay
quanh. Như vậy, trong điều kiện canh tranh, ở cấp độ thấp, tức cạnh tranh nội
bộ ngành giá trị hàng hóa cái mà rất trừu tượng đã chuyển hóa thành cái hình
thức biểu hiện thực tế, cụ thể và sinh động của nó là giá trị thị trường.
* Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân,
giá cả sản xuất.
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất
khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi. Cạnh tranh giữa các ngành
dẫn đến sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất chỉ diễn ra khi
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển đến trình độ cao hơn. Mà điều
kiện của nó là: việc di chuyển tư bản đầu tư từ ngành này sang ngành khác trở
nên dể dàng; đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển; sự liên hệ
rộng rãi giữa các ngành sản xuất và quan hệ tín dụng phát triển.
Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là: tự do di chuyển tư bản từ ngành

này sang ngành khác, tức là tự phát phân phối tư bản (c và v) vào các ngành
sản xuất khác nhau. Kết quả của sự cạnh tranh này là lợi nhuận chuyển hóa
thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất.
Giả sử có ba ngành sản xuất khác nhau, tư bản của mỗi ngành đều bằng
100, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 100%, tốc độ chu chuyển của tư bản
như nhau. Nhưng do những điều kiện tư nhiên, kinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản
lý và cấu tạo hữu cơ khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Ví dụ:
7

Sđd, tr.271.
9


Ngành sản

Chi phí sản

m (%)

Khối lượng

p’(%)

xuất
xuất
m
Cơ khí
80 c + 20 v
100

20
20
Dệt
70 c + 30 v
100
30
30
Da
60 c + 40 v
100
40
40
Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác
nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau, Nhà tư bản không thể bằng lòng, đứng
yên ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp.
Trong ví dụ trên, các nhà tư bản ở ngành cơ khí và ngành dệt sẽ di chuyển tư
bản của mình sang ngành da, vì vậy làm cho qui mô của ngành da được mở rộng,
sản phẩm của ngành da tăng lên (cung lớn hơn cầu), do dó giá cả của ngành da sẽ
hạ xuống và theo đó tỷ suất lợi nhuận của nó cũng giảm xuống. Trái lại, ở ngành cơ
khí và ngành dệt, qui mô sản xuất bị thu hẹp, sản phẩm của hai ngành này bị giảm
xuống (cung thấp hơn cầu) nên giá cả hàng hóa của chúng tăng lên, tỷ suất lợi
nhuận cũng tăng lên. Như vậy, do hiện tượng di chuyển tư bản từ ngành này sang
ngành khác làm thay đổi qui mô sản xuất và cung cầu hàng hóa, dẫn đến làm cho
giá cả hàng hóa và theo đó là tỷ suất lợi nhuận cá biệt của các ngành có sự tăng
giảm khác nhau theo tác động của cung cầu.
Sự tự do di chuyển tư bản này chỉ tạm dừng khi tỷ suất lợi nhuận của tất cả
các ngành đều xấp xỉ bằng nhau. Kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá tri thặng
dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành sản xuất, ký hiệu là p.


∑m
Theo đó, p =

X

100%
∑ ( c + v)
C.Mác viết: “Những tỷ suất lợi nhuận hình thành trong những ngành sản
xuất khác nhau, lúc đầu rất khác nhau. Do ảnh hưởng của cạnh tranh, những
tỷ suất lợi nhuận khác nhau đó san bằng thành tỷ số lợi nhuận chung, đó là

10


con số trung bình của tất cả những tỷ suất lợi nhuận khác nhau8.
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì số lợi nhuận của các
ngành sản xuất đều tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân và do đó nếu có số
tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng
nhau, gọi là lợi nhuận bình quân.
Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng
nhau, dù đầu tư vào những ngành khác nhau. Ký hiệu là p. p = p’ x k
Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che
dẫu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Bởi vì, nhìn vẻ bề ngoài,
cứ có một lượng tư bản ngang nhau, đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở bất cứ
ngành nào cũng đem lại một lợi nhuận xấp xỉ bằng nhau. Như vậy, dường như
giữa giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất và lợi nhuận được thực hiện
trong lưu thông không có quan hệ gì với nhau và tư bản có khả năng tự sinh
sôi nảy nở.
Cùng với sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình
quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất. C.Mác viết: “Điều

mà cạnh tranh thực hiện được, và hơn nữa, thực hiện được trước hết trong một
khu vực sản xuất, là: từ những giá trị cá biệt khác nhau của từng hàng hóa lập
ra một giá trị thị trường và một giá cả thị trường như nhau. Nhưng chỉ có sự
cạnh tranh của những tư bản của các ngành khác nhau mới tạo nên giá cả sản
xuất, giá cả này san bằng các tỷ suất lợi nhuận của các ngành khác nhau 9
Giá cả sản xuất của hàng hóa bằng chi phí sản xuất cộng lợi nhuận bình
quân. GCSX = k + p. Giá cả sản xuất là cơ sở của giá trị thị trường. Giá cả thị
trường vận động lên xuống xung quanh giá cả sản xuất. Cơ sở của giá cả sản
xuất là giá trị. Vì vậy, đối với từng doanh nghiệp trong các ngành sản xuất
riêng biệt, giá cả sản xuất có thể thay đổi lớn hơn, hoặc thấp hơn giá trị.
Nhưng xét cho cùng thì tổng số giá cả sản xuất của hàng hóa đã sản xuất bằng
8
9

Sđd, tr.
Sđd, tr 274, 275

11


tổng giá trị của chúng.
Trong mỗi ngành sản xuất riêng biệt, giá cả sản xuát có thể thay đổi trong
ba trường hợp sau: Giá cả sản xuất thay đổi do có sư thay đổi của tỷ suất lợi
nhuận bình quân, còn giá trị hàng hóa không đổi; Giá cả sản xuất thay đổi do giá
trị hàng hóa thay đổi, còn tỷ suất lợi nhuận bình quân không thay đổi; Giá cả
thay đổi do sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị của hàng hóa.
* Qui luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống
Bản chất của qui luật: “Tư bản khả biến càng giảm dần xuống một cách
tương đối so với tư bản bất biến, thì cấu tạo hữu cơ của tổng tư bản ngày càng
tăng dần lên, và hậu quả trực tiếp của xu hướng ấy là tỷ suất giá trị thặng dư

biểu hiện thành tỷ suất lợi nhuận chung cứ thấp dần mãi xuống, trong khi mức
độ bóc lột lao động vẫn không thay đổi thậm chí còn tăng lên nữa10.
Ví dụ: Với một m là 100%
Nếu c = 50, v = 100, thì p’ = 100/150 = 662/3%
Nếu c = 100, v = 100, thì p’ = 100/200 = 50%
Nếu c = 200, v = 100, thì p’ = 100/300 = 331/3%
Nếu c = 300, v = 100, thì p’ = 100/400 = 25%
C.Mác khẳng định: xu hướng tỷ suất lợi nhuận chung cứ hạ thấp dần
chẳng qua chỉ là cái biểu hiện của sự tiến bộ của năng suất lao động xã hội,
một biểu hiện mà chỉ riêng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới có 11.
Bởi vì, xuất phát từ bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Vì khối lượng lao động sống được sử dụng không ngừng giảm bớt so với khối
lượng lao động đã được vật hóa mà nó vận dụng, so với khối lượng tư liệu sản
xuất được tiêu dùng cho sản xuất phải không ngừng giảm xuống nên tỷ suất
lợi nhuận phải không ngừng hạ xuống.
Ta biết rằng cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên là kết quả của sự tích tụ
và tập trung tư bản gắn với việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Cho nên, cấu tạo
10
11

Sđd, tr322.
Sđd tr. 323.

12


hữu cơ của tư bản tăng lên, một mặt, nói lên qui mô tư bản đầu tư đã được
tăng thêm; mặt khác nói lên năng lực sản xuất của tư bản đã được phát triển
theo chiều sâu. Nêu mức tăng của tổng tư bản đầu tư lớn hơn mức giảm của tỷ
suất lợi nhuận do cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên thì khối lượng lợi nhuận

sẽ được tăng lên. Việc phát triển sản xuất dựa trên kỹ thuật tiến bộ là tiền đề
vật chất để tăng năng suất lao động.
Năng suất lao động tăng lên, giá trị cá biệt của hàng hóa giảm xuống là
cơ sở để hạ thấp giá bán hàng hóa. Việc hạ thấp giá bán làm cho tỷ suất lợi
nhuận theo đơn vị hàng hóa giảm xuống. Nhưng khi năng suất lao động tăng
lên sẽ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn hơn. Khi mức tăng khối lượng hàng hóa
bán trên thị trường lớn hơn mức giảm của tỷ suất lợi nhuận theo đơn vị sản
phẩm, thì khối lượng lợi nhuận tăng lên một cách tuyệt đối.
Như vậy, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, một mặt làm cho tỷ suất lợi
nhuận giảm xuống; mặt khác, làm cho khối lượng lợi nhuận tăng thêm. Đó là
hình thức biểu hiện tính chất hai mặt của qui luật tỷ suất lợi nhuận có xu
hướng giảm xuống.
Sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận là do các nhân tố củ yếu sau đây
ngăn trở:
Một là, tăng mức độ bóc lột lao động. Khi nghiên cứu cấu tạo hữu cơ của
tư bản ta thấy, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng chứng tỏ kỹ thuật và công nghệ
hiện đại được sử dụng vào sản xuất càng nhiều. Và chính điều đó lại là điều
kiện để nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động hay nâng cao tỷ suất giá trị
thặng dư. Trong khi đó, p’ lại tỷ thuận với m’ nên sự tăng lên của m’ hay sự
tăng mức độ bóc lột lao động sẽ cản trở sự giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận.
Hai là, hạ thấp tiền công xuống dưới giá trị sức lao động. Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản gắn kiền với sự tồn tại của đội quân thất nghiệp. Lợi
dụng cung cầu về sức lao động, các nhà tư bản gây sức ép với đội quân làm
thuê trên nhiều mặt, trong đó có việc hạ thấp tiền công. Hạ thấp tiền công của

13


công nhân dưới giá trị sức lao động của họ có nghĩa là làm giảm bớt phần lao
động được trả công, do đó làm tăng phần lao động thặng dư hay tăng khối

lướng giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó, cản trở sự giảm xuống của tỷ
suất lợi nhuận.
Ba là, hạ giá cả của các yếu tố tư bản bất biến. Sự tăng lên của cấu tạo
hữu cơ của tư bản, một mặt làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống; mặt khác
làm cho năng suất lao động tăng lên, giá cả tư liệu sản xuất giảm xuống. Và
chính giá cả tư liệu sản xuất giảm xuống đã làm cho cấu tạo giá trị của tư bản
tăng với mức thấp hơn mức tăng của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Do đó, tỷ
suất lợi nhuận giảm đi ít hơn mức tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Bốn là, nhân khẩu thừa tương đối. Nhân khẩu thừa tương đối là điều kiện
để cho một số ngành công nghiệp tiếp tục tồn tại trong điều kiện kỹ thuật mà
vẫn thu đượctỷ suất lợi nhuận cao do tiền công rẻ mạt. Đồng thời có những
ngành công nghiệp mới ra đời với cấu tạo hữu cơ tư bản thấp, vì ở đây lao
động sống còn chiếm ưu thế. Những ngành công nghiệp mới này có thể thu
hút số lao động dư thừa ở các ngành công nghiệp có cấu tạo hữu cơ tư bản
cao. Việc lợi dụng nhân tố nói trên trong điều kiện chủ nghĩa tư bản hiện đại
được tiến hành bằng cách dịch chuyển vốn đầu tư sang các nước đang phát
triển, nơi có nguồn lao động dư thừa và tiền công rất thấp nên thu được tỷ
suất lợi nhuận cao. Do đó khi tham gia bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận chung,
nó có tác dụng cản trở sự hạ thấp của tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Năm là, ngoại thương. Thông qua ngoại thương, một mặt các nhà tư bản
có thể mua được ở nước ngoài tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt cho công
nhân với giá rẻ, là, giảm được lượng tư bản bất biến và tư bản khả biến. Mặt
khác, cũng nhờ ngoại thương, các nhà tư bản có thể thu được lơi nhuận cao
hơn kinh doanh ở trong nước, nhờ đó tăng tỷ suất lợi nhuận để bù lại sự giảm
sút của tỷ suất lợi nhuận do cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên.
Sáu là, tư bản cố phần. Sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển thì bộ

14



phận tư bản được dùng làm tư bản sinh lợi tức càng phát triển. Bộ phận tư bản
này được đem đầu tư vào các xí nghiệp sản xuất lớn dưới hình thức tư bản cổ
phần và chỉ được hưởng lợi tức cổ phần. Các tư bản cổ phần này không tham
gia vào việc bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận chung, vì lợi tức cổ phần thấp
hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân. Song nó lại góp phần bù lại sự giảm sút của
tỷ suất lợi nhuận.
Tóm lại, do những tác động của các nhan tố trên dây đã làm cho sự giảm
sút của tỷ suất lợi nhuận do cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên chỉ diễn ra như
một xu hướng. C.Mác gọi qui luật này là qui luật tỷ suất lợi nhuận có xu
hướng giảm xuống.
Dưới đây là ví dụ về sự giảm dần tỷ suất lợi nhuận ở Cộng hòa liên bang
Đức từ năm 50 đến năm 1985 (Bảng 1).
Năm

C+V

M

m’

(triệu USD)
(triệu USD)
(%)
1950
59.517
33.182
181,4
1955
120.708
71.415

215,4
1960
188.185
99.441
214,7
1965
362.468
186.343
223,1
1970
554.996
290.053
273,9
1975
917.883
386.234
250,1
1980
1.198.288
581.835
277,1
1985
1.476.090
702.313
323,3
2.3. Những hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư

p’
(%)
55,8

59,2
52,7
51,4
52,3
42,1
48,6
47,6

2.3.1. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp
Trong quyển I, II và các phần trước của quyển III C.Mác đều giả định tư
bản công nghiệp là một thể thống nhất. Trong phần này tư bản hàng hóa và tư
bản tiền tệ được xem xét trong sự tách biệt của chúng với tư bản công nghiệp.
Đối với giá trị thặng dư cũng vậy, Q I nghiên cứu giá trị thặng dư được sản
xuất như thế nào, Q II tìm hiểu giá trị thặng dư được lưu thông như thế nào,
còn 3 phần đầu của Q III phân tích giá trị thặng dư được biểu hiện ra ngoài bề
mặt của xã hội như thế nào. Nhưng trong tất cả các công trình nghiên cứu đó
15


giá trị thặng dư, cũng như tư bản đều được coi là khối thống nhất. Trong phần
này, giá trị thặng dư được nghiên cứu dưới hình thái đặc biệt của nó là lợi
nhuận thương nghiệp. Mặt khác, phần này không giữ giả định rằng các nhà tư
bản công nghiệp chiếm đoạt toàn bộ giá trị thặng dư nữa; giờ đây xem xét giá
trị thặng dư được phân phối như thế nào trong nội bộ giai cấp tư sản, giữa tư
bản công nghiệp và tư bản thương nhân.
* Tư bản thương nghiệp
Đứng về mặt lịch sử, tư bản thương nghiệp có trước tư bản công nghiệp,
nó xuất hiện từ lâu trước khi có tư bản công nghiệp, thậm chí còn thúc đẩy sự
ra đời của tư bản công nghiệp. Nhưng đó là tư bản thương nghiệp trước chủ
nghĩa tư bản, tồn tại độc lập với sản xuất và được cải tạo thành tư bản thương

nghiệp trong chủ nghĩa tư bản. Tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản
chỉ là một bộ phận của tư bản hàng hóa của tư bản công nghiệp tách ra, thực
hiện chức năng chuyển hàng hóa thành tiền tệ, nó vừa phụ thuộc vào tư bản
công nghiệp, vừa độc lập tương đối.
Như vậy, tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản hàng hóa,
chứ không phải là toàn bộ tư bản hàng hóa trong xã hội, bởi vì còn một bộ
phận hàng hóa khác không qua tay thương nhân mà đi thẳng từ xí nghiệp này
sang xí nghiệp khác. Ví dụ, nhà máy nhiệt điện ký hợp đồng trực tiếp mua
than của mỏ than, hay khí đốt của mỏ dầu khí, than và khí đốt được chở thẳng
đến nhà máy điện không qua thương nhân.
Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp vừa có tính
độc lập tương đối. Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ: tư bản thương nghiệp chỉ là
một bộ phận tư bản hàng hóa của tư bản công nghiệp. Với nghĩa đó, sản xuất
quyết định lưu thông. Không có sản xuất thì không có hnàg hóa để lưu thông.
Tính độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp thể hiện ở chỗ, chức năng
chuyển hóa cuối cùng của H thành T trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư
bản công nghiệp, nằm trong tay người khác. Và chính người khác đó là thương

16


nhân ứng tư bản tiền tệ ra nhằm thu lợi nhuận, mà tư bản ứng ra dó chỉ ở trong
lĩnh vực của lưu thông, không bao giờ mang hình thái tư bản sản xuất.
Tính độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp càng tăng lên khi có sự
phát triển của hệ thống tín dụng ngân hàng. Thương nhân có thể trực tiếp mua
hàng mới trước khi hàng cũ được bán hết, tao ra nhu cầu giả tạo. Nếu cí nhiều
thương nhân ở khâu trung gian, nhất là trong lĩnh vực ngoại thương, nhu cầu
giả tạo đó càng được mở rộng ra quá mức và nếu để thị trường tự điều tiết, thì
đây là một trong những nhân tố làm gay gắt khủng hoảng sản xuất hàng hóa
thừa so với nhu cầu có khả năng thanh toán, khủng hoảng này thường nổ ra

trước tiên trong khâu bán buôn và những ngân hàng cho các nhà buôn vay tiền.
* Lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản
Nếu đứng trên góc độ hàng hóa hữu hình (chưa xét đến hàng hóa vô
hình, tức là dịch vụ thương nghiệp thuần túy), thì lưu thông không trực tiếp
tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng tư bản ứng vào lưu thông cũng phải
thu được lợi nhuận bình quân chung. C.Mác viết: “Nếu chúng ta gạt bỏ không
nói đến tất cả các chức năng khác nhau có thể gắn liền với tư bản thương
nghiệp, như bảo quản hàng hóa, gởi hàng hóa đi, vận chuyển, phân loại, chọn
lọc và chỉ nói đến chức năng thật sự của nó là mua để bản, thì tư bản thương
nghiệp không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, mà chỉ giúp cho việc thực hiện
giá trị và giá trị thặng dư và do đó giúp cho việc trao đổi hàng hóa thực sự,
cho việc chuyển hàng hóa từ tay người này sang tay người khác. Vì giai đoạn
lưu thông của tư bản công nghiệp, cũng như việc sản xuất, là một giai đoạn
của quá trình sản xuất...cũng phải đem lại lợi nhuận trung bình hàng năm hệt
như tư bản đang hoạt động trong các ngành sản xuất khác vậy 12. Nếu lợi
nhuận thương nghiệp thấp hơn lợi nhuận công nghiệp thì tư bản sẽ rút khỏi
lưu thông và đầu tư vào sản xuất và ngược lại, nghĩa là tư bản thương nghiệp
cũng tham gia bình quân hóa lợi nhuận.
12

Sđd tr.428.

17


Nhưng vì lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư, nên lợi nhuận thương
nghiệp chỉ có thể là một bộ phận giá trị thặng dư do công nhân trong lĩnh vực
sản xuất tạo ra mà nhà tư bản công nghiệp nhường lại cho tư bản thương
nghiệp vì đã thay nhà tư bản công nghiệp đảm trách khâu lưu thông. Vậy
nhường bằng cách nào ?

C.Mác khẳng định: rõ ràng là thương nhân chỉ có thể lấy lợi nhuận của
mình trong giá cả của những hnàg hóa mà anh ta bán ra, và càng rõ ràng là lợi
nhuận anh ta thu được trong việc bán hàng hóa phải bằng số chênh lệch giữa
giá bán và giá mua hàng hóa, tức là nó phải bằng số dư của giá bán trừ đi giá
mua 13. Để làm rõ nguồn gốc dẫn ra lợi nhuận thương nghiệp ta có thể dẫn ra
thì dụ sau (trong ví dụ này, giả định không có các loại chi phí lưu thông):
Giả định nhà tư bản công nghiệp ứng ra tư bản bất biến là 720, tư bản khả biến
là 180, tổng cộng là 900, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, tư bản cố định hao mòn
hết trong năm. Như vậy tổng khối lượng giá trị thặng dư là 180 và tổng giá trị của
sản phẩm xã hội là 900 + 180 = 1080. Giả định tư bản công nghiệp là một thể thống
nhất, chưa xét lưu thông, tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ bằng:
180
x 100% =
20%
900
Khi có nhà tư bản thương nhân tham gia vào quá trình kinh doanh, công
thức trên đây sẽ thay đổi. Giả dụ, nhà tư bản thương nhân ứng ra là 100 (vì tư
bản thương nhân quay nhiều vòng trong năm, ở đây ta hiểu ngầm là quy khonảg
10,8 vòng một năm). Như vậy tổng tư bản ứng ra sẽ là 900 + 100 = 1000 và tỷ
suất lợi nhuận bình quân sẽ giảm xuống còn:
180
x 100% =
18%
1000
13

Sđd tr. 429

18



Nhà tư bản công nghiệp sẽ thu lợi nhuận bằng 18 % của tư bản ứng ra,
tức là 18 % của 900 bằng 162 và sẽ bán hằng cho thương nhân theo giá 900 +
162 = 1062. Thương nhân sẽ bán cho người tiêu dùng theo giá 1080 và thu lợi
nhuận bằng 18, tức cũng là 18 % của tư bản thương nghiệp đã ứng ra. Như
vậy đúng như C.Mác đã nói, lợi nhuận thương nghiệp có được là do giá bán
của thương nhân cao hơn giá mua, nhưng không phải vì giá mua cao hơn giá
trị mà vì giá mua thấp hơn giá trị hàng hóa. C.Mác gọi mức giá mà nhà tư bản
công nghiệp bán cho thương nhân (1062 thấp hơn giá trị hàng hóa) là giá cả
sản xuất theo nghĩa hẹp.
Sở dĩ nhà tư bản công nghiệp vui lòng nhường bớt lợi nhuận cho tư bản
thương nghiệp là vị lợi ích kinh tếj hạn chế sự giảm sút của tỷ suất lợi nhuận
chung so với khi không có thương nhân. Nếu thương nhân không đem lại lợi
ích như vậy thì không có lý do để tồn tại.
Giả dụ, không có thương nhân, tư bản ứng vào lưu thông và dự trữ có thể
là 200. Như vậy, tổng tư bản sẽ là 900 + 200 = 1100 và tỷ suất lợi nhuận
chung sẽ giảm xuống chỉ còn:
180
4
x 100% = 16
%
Những con số minh chứng1100
cho nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp
11
trên đây chỉ đúng trong trường hợp chưa tính đến chi phí lưu thông. Nhưng
trong thực tế kinh doanh thương nghiệp, thương nhân phải ứng tư bản cho cả
chi phí lưu thông. Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông giống
như chi phí sản xuất nê không đề cập ở đây, mà chỉ tính chi phí lưu thông
thuần túy. Giả định chi phí lưu thông thuần túy là 50, như vậy ngoài tư bản
cong nghiệp là 900, tư bản thương nghiệp ứng ra mua hàng hóa là 100, còn

thêm chi phí lưu thông thuần túy là 50 nữa, tổng cộng tư bản ứng ra là 1050.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân lúc này sẽ là:

19


180
1
x 100% = 17
%
Theo đó, lợi nhuận của
tư bản công nghiệp là 900 x 171/7%
1050
7 của tư bản công nghiệp chỉ còn 1054 2/7.
bằng 154 2/7. Vì thế, giá bán
Thương nhân sẽ thu lợi nhuận bằng 150 x 171/7% bằng 25 5/7. Còn giá bán
của thương nhân sẽ là: 1054 2/7 + 25 5/7 + 50 = 1130.
* Chi phí lưu thông
Như trên đã nói, ngoài tư bản mua hàng hóa, nhà tư bản thương nghiệp
còn phải ứng tư bản cho chi phí lưu thông. Có hai loại chi phí lưu thông: chi
phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông và chi phí lưu thông thuần túy.
Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông là những loại chi phí
làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của
xã hội: bảo quản giá trị sử dụng, chi phí vận chuyển hoặc làm cho giá trị sử
dụng của hàng hóa thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng như phân oại,
đóng gói...chi phí này được gọi là chi phí sản xuất, lao động hao phí cho các
hoạt động nói trên cũng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư và được nhập vào giá
trị của hàng hóa. Tuy nhiên, cũng như sự hình thành giá trị hàng hóa nói
chung, xã hội chỉ thừa nhận chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông
trung bình hợp lý. Bởi vậy cần phấn đấu tiết kiệm cả những loại chi phí này.

Chi phí lưu thông thuần túy gồm những chi phí gắn với sự biến hóa hình
thái từ hàng hóa sang tiền hoặc từ tiền sang hàng hóa, không liên quan gì tới
giá trị sử dụng của hàng hóa, như chi phí cho việc bán, quảng cáo, đặt đại lý,
giao dịch thư tín, xây dựng cửa hàng, quầy hàng, tiền lương cho nhân viên
thương nghiệp, sổ sách kế toán,v.v...
Trước đây với tư duy kinh tế hiện vật, người ta không coi dịch vụ thương
nghiệp thuần túy là loại hàng hóa đặc biệt. Các sách giáo khoa Kinh tế chính
trị thường bỏ cách phân tích của C.Mác cho rằng, chi phí lưu thông thuần túy

20


cũng được chuyển vào giá bán hàng hóa, chỉ đề cập một cách chung chung
rằng chi phí lưu thông thuần túy không làm cho giá trị hàng hóa tăng thêm và
lao động thực hiện việc biến đổi hình thái giá trị không tạo ra giá trị và giá trị
thặng dư. Ngay nay, với tư duy kinh tế thị trường cần nhận thức đúng quan
điểm của C.mác về vấn đề này.
Theo tư duy kinh tế hiện vật, người ta không thừa nhận con số 1130
trong ví dụ về lợi nhuận thương nghiệp đã phân tích ở trên, vì như thế là bán
cao hơn giá trị và vi phạm nguyên lý: trong xã hội tổng giá cả phải bằng tổng
giá trị. Và người ta vẫn giải thích rằng, phần chi phí lưu thông thuần túy được
trừ vào giá trị thặng dư và nhà tư bản công nghiệp phải nhượng thêm một bộ
phận giá trị thặng dư cho các nhà tư bản thương nghiệp bằng số chi phí lưu
thông thuần túy nói trên, nên tổng giá trị hàng hóa vẫn chỉ là 1080.
Để làm sáng tỏ vấn đề này, trước hết, cần đứng trên góc độ hàng hóa hiện
vật để phân tích và vẫn lấy ví dụ đã nêu trên. Để sản xuất và lưu thông hàng
hóa, các nhà tư bản công nghiệp phải ứng ra 720 + 180, cộng lại bằng 900,
còn các nhà tư bản thương nghiệp phải ứng ra 100 để mua hàng hóa và 50 cho
chi phí lưu thông thuần túy. Khoản tư bản 100 ứng ra để mua hàng hóa chỉ ở
dưới hình thái tiền tạm ứng và khi bán xong hàng hóa lại thu về. Nếu thương

nhân mua chịu và chỉ thanh toán cho nhà tư bản công nghiệp sau khi bán xong
hàng hóa thì không có khoản tạm ứng 100 này, bởi vậy khi xét hàng hóa hiện
vật có thể tạm gạt khoản 100 này ra ngoài sự tính toán giá trị hàng hóa. Còn
khoản tư bản 50 cho chi phí lưu thông thuần túy trên danh nghĩa cũng do
thương nhân ứng ra dưới hình thái tiền, nhưng nó phải chuyển thành hiện vật
như cửa hàng, quầy hàng, sổ sách kế toán...và tư liệu sinh hoạt cho nhân viên
thương nghiệp. Nếu tính theo tỷ lệ C/V = 4/1, thì số 50 đó chia thành 40 (C)
và 10 (V). Như vậy, về thực chất, các nhà tư bản công nghiệp phải là người
sản xuất ra hiện vật để dùng làm các yếu tố vật chất cho hoạt động thương
nghiệp và sau khi các yếu tố này đã tiêu dùng hết, sẽ lại phải bù đắp lại dưới

21


hình thái hiện vật để tiếp tục quá trình tái sản xuất.
Tóm lại, tổng số tư bản ứng ra dưới hình thái hàng hóa hiện vật là 900
của tư bản công nghiệp và 50 của tư bản thương nghiệp, tổng cộng là 950.
Nhưng trong quá trình hoạt động, chi phí lưu thông thuần túy không được
chuyển sang hiện vật, vì nó không liên quan gì đến giá trị sử dụng của hàng
hóa, do đó, nó không tạo sản phẩm thặng dư và giá trị thặng dư. Chỉ có tư bản
công nghiệp mang lại 180 giá trị thặng dư. Giá trị tổng sản phẩm xã hội sẽ là
950 + 180 = 1130. Tổng số giá trị 1130 này đều chứa đựng trong giá trị sử
dụng dưới hình thái hiện vật. Nhưng 50 chi phí lưu thông thuần túy, qua quá
trình hoạt động hao mòn mà không chuyển sang hiện vật, nên đến cuối năm,
tổng giá trị của hàng hóa dưới dạng hiện vật chỉ còn 1080. Để tái sản xuất
giản đơn, người ta lại phải ứng ra dưới hình thái hiện vật 720 (C) + 180 (V)
cho lĩnh vực công nghiệp và 40 (C) + 10 (V) cho chi phí lưu thông, nên giá trị
thặng dư chỉ còn lại 130. Với ý nghĩa đó, C.Mác coi chi phí lưu thông thuần
túy là hư phí, không những không tạo ra sản phẩm thặng dư và giá trị thặng
dư, mà còn khấu trừ vào giá trị thặng dư làm cho giá trị thặng dư giảm xuống

từ 180 xuống còn 130.
Bây giờ chúng ta không chỉ xét hàng hóa hiện vật mà xét cả hàng hóa vô
hình, tức là dịch vụ thương nghiệp thuần túy. Cũng như các loại dịch vụ khác,
sản phẩm của dịch vụ thương nghiệp là hàng hóa vô hình . Để có hàng hóa vô
hình này cũng phải hao phí lao động quá khứ và lao động sống. Mặt khác
hàng hóa vô hình cũng được trao đổi lấy hàng hóa hiện vật và các loại hàng
hóa vô hình (tức các loại dịch vụ) khác.
Bởi vậy, nếu thống kế cả hàng hóa hiện vật và hàng hóa vô hình, thì tổng
giá trị của hàng hóa cả năm đúng bằng 1130 (trong đó 1080 là giá trị của hàng
hóa hiện vật và 50 là giá trị hàng hóa dịch vụ thương nghiệp). Những người
được nhận hàng hóa dịch vụ thương nghiệp hàng hóa vô hình phải trả lại vật
ngang giá bằng hàng hóa hiện vật hoặc hàng hóa vô hình khác. Theo đó, khi

22


tính tổng giá trị hàng hóa (theo nghĩa rộng) phải tính cả hàng hóa hữu hình và
hàng hóa vô hình là 1130 như C.Mác đã tính, chứ không phải là 1080. Vì vậy
bán theo giá 1130 mới là bán đúng giá trị và có như vậy người hoạt động
trong lĩnh vực thương nghiệp mới bù đắp được chi phí của mình14.
Ngày nay, hệ thống hạch toán nhà nước (SNA) mà chúng ta và nhiều
nước trên thế giới áp dụng hiện nay, là theo tư duy kinh tế hàng hóa, tính cả
dịch vụ không sản xuất, đúng như C.Mác đã đề cập trước đây.
Cũng cần phải thấy rằng, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, năng
suất lao động trong các ngành sản xuất vật chất tăng lên cho phép rút bớt sức
người sức của sang các ngành dịch vụ không sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội về các loại dịch vụ. Vì vậy, quan điểm của Mác về dịch
vụ thương nghiệp thuần túy cho ta cơ sở khoa học để hiểu về các loại dịch vụ
không sản xuất và thấy rõ tính khoa học và thực tiễn của SNA.
2.3.2. Tư bản sinh lợi tức

Sự thống nhất về ba hình thái của tư bản chỉ biểu hiện trực tiếp trong tư
bản công nghiệp. Tư bản thương nghiệp chỉ là sự thống nhất của hai hình thái
của tư bản: hình thái tiền tệ và hình thái hàng hóa, mối quan hệ giữa hai hình
thái ấy với tư bản sản xuất bị che lấp. Trong tư bản cho vay chỉ có một hình
thái của tư bản - hình thái tiền tệ, mối liên hệ giữa nó với tư bản sản xuất và tư
bản hàng hóa đều bị che đậy, gây ra ảo tưởng tiền đẻ ra tiền.
Phần trước đã phân tích việc tách tư bản hàng hóa và tư bản tiền tệ từ tư
bản công nghiệp thành tư bản kinh doanh hàng hóa và tư bản kinh doanh tiền
tệ (gộp lại thành tư bản thương nhân), phần này nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến việc tách tư bản tiền tệ thành tư bản sinh lợi tức (tư bản cho vay).
Nhưng đây là sự tách ra khác hẳn. Điểm giống nhau chỉ là ở chỗ tư bản
thương nhân và tư bản cho vay đều là phái sinh từ tư bản công nghiệp. Nhưng
sự vận động của tư bản thương nhân, còn là một mắt khâu trong TSX xã hội
14

Sđd, tr.443 - 444.

23


và có tham gia bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Còn tư bản sinh lợi tức thì
không phải như vậy. Mối liên hệ của nó với tái sản xuất của tư bản, sự vận
động của nó, hình thức nó chiếm hữu một bộ phận giá trị thặng dư, đều mang
những nét riêng có của nó và làm cho nó đối lập với cả tư bản công nghiệp và
tư bản thương nhân. Trên một ý nghĩa nhất định, tư bản sinh lợi tức là tư bản
phái sinh không những của tư bản công nghiệp mà của cả tư bản thương nhân,
nó là tư bản phái sinh hạng hai.
Tư bản cho vay xuất hiện rất sớm, trước chủ nghĩa tư bản dưới hình thái
tư bản cho vay nặng lãi. Điều kiện tồn tại của tư bản cho vay nặng lãi là các
sản phẩm được chuyển hóa thành hàng hóa và các chức năng của tiền tệ đã

được phát triển trên thực tế. Trước chủ nghĩa tư bản hoạt động của loại tư bản
này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xa xỉ của bọn chủ nô, vua chúa phong
kiến và bọn quí tộc; đáp nhu cầu đi vay của những người dân khi gặp thiên
tai, rủi ro, bức bách về nhu cầu tiêu dùng. Mức lợi tức thường rất cao, vì vậy
tư bản cho vay nặng lãi đã kìm hãm sản xuất và gây nên nhiều hậu quả cho
đời sống xã hội. Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản hoàn toàn khác với tư
bản cho vay nặng lãi. Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là một bộ phận
của tư bản tiền tệ trong tuần hoàn của tư bản công nghiệp tách ra và có sự
vận động độc lập. Lý do xuất hiện hay tồn tại của nó là do trong quá trình
tuần hoàn của tư bản, có một số nhà tư bản có một bộ phận tư bản tạm thời
nhàn rỗi cí nhu cầu cho vay để thu lợi tức; trong khi đó, một số nhà tư bản
khác lại cho nhu cầu đi vay để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Từ
quan hệ cung cầu về tư bản đó, xuất hiện tư bản cho vay.
Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là một loại tư bản đặc biệt, khác
với tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp: Tư bản cho vay là tư bản mà
quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng. Cùng một tư bản nhưng đối với người
cho vay thì nó là tư bản sở hữu, còn gọi là tư bản tài sản. Đối với người đi vay
nó là tư bản hoạt động hay gọi là tư bản chức năng làm chức năng tư bản để

24


sinh ra lợi nhuận; Tư bản cho vay là hàng hóa, nhưng là hàng hóa đặc biệt, nó
cũng có giá trị và giá trị sử dụng, có người mua và người bán, có giá cả, giá cả
của nó cũng lên xuống theo quan hệ cung cầu...Nhưng nó không giống các hàng
hóa thông thường, bởi vid người bán không mất quyền sở hữu, người mua khi sử
dụng thì giá trị của nó không những không mất đi mà còn tăng lên; giá cả của nó
không do giá trị mà do giá trị sử dụng do khả năng tạo ra lợi nhuận quyết định;
Tư bản cho vay là loại tư bản được sùng bái nhất. Công thức rút gọn của tư
bản cho vay là T T. Theo công thức này quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa

được che dấu một cách kín đáo nhất, tư bản cho vay trở nên thần bí và được
sùng bái nhất.
Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản cũng là tư bản sinh lợi, sau một
thời gian giao cho nhà tư bản đi vay sử dụng, người đi vay phải hoàn trả lại
cho người cho vay số tiền ban đầu và kèm theo giá trị tăng thêm. Giá trị tăng
thêm đó là lợi tức, ký hiệu bằng chữ Z.
Vậy nguồn gốc, bản chất của Z là gì ?
Tiền là tư bản ngay từ khi nó được cho vay nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Nhưng từ khi chuyển từ người cho vay sang người đi vay, tiền chưa để ra lợi
nhuận. Tiên đi vay phải trở thành tư bản hoạt động thì mới tạo ra lợi nhuận.
Lợi nhuận thu được từ số tiền đi vay ấy sau khi đã hoạt động đem lại được
chia thành lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp. Phần lợi nhuanạ thuộc về người
cho vay gọi là lợi tức. Điều này là hoàn toàn hợp lý, vì nhà tư bản hoạt động
đã xử dụng tư bản của người khác, nhờ giá trị sử dụng của tư bản cho vay này
mà anh ta thu được lợi nhuận, nên anh ta phải trả tiền cho việc đã sử dụng giá
trị sử dụng đó.
Như vậy, về thực chất, lợi tức cho vay chỉ là một phần của lợi nhuận mà
nhà tư bản hoạt động thu được nhờ sử dụng tư bản đi vay, phải trả cho tư bản
cho vay. Trên thực tế, lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư
bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp hoạt động nhờ tư bản đi vay phải chia

25


×