Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

THAM LUẬN BIỆN PHÁP PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 9 trang )

PGD&ĐT T.P MÓNG CÁI
TRƯỜNG MN HẢI YÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Yên ngày 27tháng 9 năm 2015

THAM LUẬN
BIỆN PHÁP PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC
XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
- Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị.
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi tới quý vị đại biểu cùng toàn thể cùng toàn thể
hội nghị lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Như chúng ta biết rằng xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là làm cho giáo dục trở
thành của xã hội, hay nói cách khác là huy động toàn xã hội tham gia làm giáo dục,
động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp
chính quyền, đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội - kinh tế, các gia đình
và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, đóng
góp trí tuệ, nhân lực, vật lực cho giáo dục; kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội; tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh mọi nơi, trong từng
cộng đồng, từng tập thể. Trong khi nguồn lực của nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn
còn hạn hẹp thì việc huy động đẩy mạnh XHHGD là rất cần thiết.
Xác định tầm quan trọng của công tác XHHGD, tại địa bàn phường Hải Yên
nói chung và trường MN Hải Yên nói riêng, trong những năm học qua chúng tôi
luôn quan tâm và coi đây là một nhiệm vụ song song với nhiệm vụ đổi mới phương
pháp để nâng cao chất lượng học sinh trong nhà trường. Từ đó tìm ra giải pháp hữu
hiệu để thực hiện tốt công tác XHHGD, huy động mọi người tham gia làm giáo dục
từng bước có hiệu quả.
I.Khái quát đặc điểm tình hình nhà trường:


* Thuận lợi.
Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục, giảng dạy của nhà trường có
nhiều chuyển biến tích cực, quy mô trường lớp được xây dựng và củng cố, đội ngũ


giáo viên được tăng cường về số lượng, trẻ hoá về độ tuổi, cơ bản đáp ứng về chuyên
môn nghiệp vụ.
Nhận thức của phụ huynh về cấp học mầm non đã có sự tiến bộ. Phụ huynh đã
có sự quan tâm và phối kết hợp cùng với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ và trong các hội thi, chuyên đề....
* Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn tới
công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn, đó là: Đời sống của nhân dân không đồng
đều, vẫn còn hộ nghèo, một bộ phận nhân dân đang rất khó khăn, không có điều kiện
để chăm lo cho con em học tập; Mặt bằng dân trí đang ở mức thấp, nhận thức về việc
học, việc chăm lo rèn luyện, giáo dục nhân cách cho con em của một bộ phận nhân
dân còn hạn chế. Một số học sinh có nhận thức lệch lạc dẫn đến tình trạng bỏ học, đi
học không chuyên cần ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục; Điều kiện địa lý của
phường khá phức tạp, gây khó khăn cho việc quy hoạch, tập trung đầu tư tạo điều
kiện nâng cao chất lượng giáo dục.
Đặc biệt, trường được tiếp nhận cơ sở vật chất từ UBND cũ, quy mô trường
lớp chưa đảm bảo, không đảm bảo an toàn trong các hoạt động của trẻ. Công tác dạy
và học còn gặp rất nhiều khó khăn, do còn khó khăn về cơ sở vật chất.
Năm học 2014-2015 trường có 10 nhóm lớp nhưng chỉ có 7 phòng học không
đáp ứng được nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân trên địa bàn. Hiện tại 1 phòng
học với diện tích 77,88m2 tổ chức học ghép cho 2 lớp với tổng số trẻ 85 trẻ, 2 lớp
phải mượn khu vui chơi và nhà văn hóa của UBND phường
Trong năm học 2014-2015 tôi được tiếp nhận chủ nhiệm lớp 5 tuổi A3 với cơ
sở vật chất còn nhiều khó khăn, hạ tầng bị xuống cấp trầm trọng do ảnh hưởng của
thời gian: mái nhà bị mối mọt gẫy mái, võng trần, các thanh xà nhà trên mái bị mối

mọt, mục nát, khi trời mưa to gây nên dột làm ảnh hưởng đến hoạt động của cô và
trẻ, không đảm bảo tính mạng an toàn của trẻ.
Trên đây là một số hình ảnh của lớp 5 tuổi A3 như tình trạng xà nhà bị mối
mọt, ngói bị mục và bị vỡ và quá trình sửa chữa lớp.


Xà nhà bị mối mọt

Ngói bị mọc và bị vỡ

Thi công sửa chữa lớp


Theo thông tư 36/2013-BGDĐT 2013 quy định mỗi lớp 5 tuổi có một bộ máy
tính và một bộ phần mềm Kidsmart. Trong năm học 2014-2015 các lớp năm tuổi
thiếu bộ máy tính, phần mềm Kidsmart cho trẻ 5 tuổi.
II. Các giải pháp phối hợp với phụ huynh trong việc thực hiện XHHGD trong
nhà trường:
Từ thực trạng trên, để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh, huy động được mọi nguồn lực hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục của Phường nói
chung và Trường MN Hải Yên nói riêng, chúng tôi đã thực hiện đồng bộ các giải
pháp, đó là:
* Thứ nhất: Công tác tham mưu và tuyên truyền
Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn phường , trường
đóng vai trò chủ đạo, chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính
trị xã hội khác; tích cực tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền cùng với nhà trường
tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về yêu
cầu của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Sự cần thiết
của việc học tập nhằm tạo hành trang cho con em có đủ bản lĩnh để làm chủ bản thân,
làm chủ xã hội, tự lập thân, lập nghiêp, trở thành những công dân hữu ích cho xã

hội. Yêu cầu của công tác tuyên truyền là phải cụ thể, vận động mọi lực lượng xã
hội, mọi người dân tham gia. Như tổ chức tuyên truyền trong tiếp xúc và họp phụ
huynh, trong các buổi họp thôn, khu họp ở phường có sự tham gia của lãnh đạo các
thôn, khu...
Từ đó nêu cao được tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ khu, các ban
ngành đoàn thể cùng vào cuộc với nhà trường trong công tác vận động nhân dân để
thúc đẩy các bậc phụ huynh tự giác chăm lo đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ ở nhà cũng như ở lớp.
Tranh thủ sự hỗ trợ về thời gian, công sức, sự đóng góp vật chất của các bậc
phụ huynh kết hợp với sự trang bị, hỗ trợ của ngành giáo dục và chính quyền địa
phương


*Thứ hai: Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ
Chất lượng chăm sóc giáo dục là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho phụ
huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội ... Tích cực thực hiện các biện
pháp giáo dục, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển
toàn diện, thực hiện lịch khám sức khỏe, cân, đo, theo dõi đánh giá sức khỏe trẻ bằng
biểu đồ tăng trưởng, bồi dưỡng riêng cho trẻ như cho trẻ uống sữa ... yêu cầu phụ
huynh quan sát kiểm tra bữa ăn của trẻ, kết hợp việc tuyên truyền giáo dục theo từng
chủ đề. Vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ chơi phục vụ các chủ đề học của trẻ
mở các buổi chuyên đề, tọa đàm có phụ huynh tham gia, phụ huynh ủng hộ khen
thưởng qua các hội thi, khen thưởng sơ kết, tổng kết...
* Thứ ba: Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm
Chủ trương của nhà trường là tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp cho
toàn bộ khuôn viên trong và ngoài lớp. Chúng tôi đã phát động phong trào '' Tạo môi
trường nhóm lớp'' cùng với các bậc phụ huynh của mỗi lớp thi đua tận dụng vật liệu
phế thải để tạo ra những bình hoa ngộ nghĩnh dễ thương treo ở các hành lang trong
sân trường, vận động phụ huynh tặng các cây xanh nhỏ để tên trẻ vào bình cây xanh,
ngoài các bình cây xanh nhỏ vận động phụ huynh ủng hộ cây kiểng trồng ngoài sân,

nhờ vậy khuôn viên trường tạo được màu xanh tươi mát. Tất cả đã tạo nên được một
môi trường thân thiện, để cho trẻ ''Mỗi ngày đến trường là một ngày vui''.
* Thứ tư: Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động
từ sự đóng góp của cha mẹ học sinh.
Ngoài chế độ quy định về các khoản thu chi, ban đại diện cha mẹ học sinh
các lớp chủ động bàn với cô giáo chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường cùng phối
hợp đề xuất xây dựng qũy hội của trường của lớp, huy động sự hảo tâm của các phụ
huynh học sinh, đề ra kế hoạch thu và sử dụng, sau đó thống nhất trong hội nghị phụ
huynh học sinh toàn trường. Xây dựng quy chế phối hợp giữa BGH nhà trường với
ban đại diện cha mẹ học sinh phù hợp với đặc điểm, hoạt động của nhà trường của
lớp: Tham gia giám sát các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, phối hợp tổ chức các
ngày lễ hội, khen thưởng giáo viên giỏi, bé khỏe bé ngoan, cháu ngoan Bác Hồ, lễ
hội mừng xuân và một số hội thi khác, trợ cấp cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, chi
tiền điện, nước, sửa chữa nhỏ...


Song song với việc huy động nguồn lực, quản lý chặt chẽ các nguồn lực
được huy động là khâu quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm kinh
phí. Ban đại diện cha mẹ học sinh trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động cùng
nhà trường. Ban đại diện giám sát các nguồn huy động việc chi và sử dụng vào các
mục đích công khai rõ ràng, hàng năm tổng kết đánh giá các mặt mạnh mặt yếu, đề ra
giải pháp khắc phục, thông báo trong cuộc họp phụ huynh toàn trường.
III. Kêt quả
Xã hội hoá giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục mầm non nói riêng là chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong chiến dịch xây dựng đất nước. Với trường
mầm non Hải Yên trong năm qua công tác xã hội hoá do có những biện pháp hữu
hiệu nhằm tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục đã đạt được một số kết quả:
- Giúp cho phụ huynh nhận thức được vị trí, vai trò của giáo dục mầm non
chính là giai đoạn đầu tiên hết sức quan trọng để tạo nguồn lực con người. Xây dựng,
huy động và tổ chức các chi hội phụ huynh các lớp cộng đồng trách nhiệm đối với

việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đó là sự kết hợp giữa nhà trường với
gia đình để giúp trẻ phát triển, đó là việc giúp các gia đình có những kiến thức cần
thiết để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại gia đình.
- Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong
việc thực hiện công tác XHH, Cơ sở vật chất nhà trường khang trang sạch đẹp, đảm
bảo khung cảnh sư phạm ngoài sự đầu tư của ngân sách nhà nước.
Trên đây là một số hình ảnh của của lớp sau khi đã được tu sửa lại


Trong những năm học qua, đặc biêt là trong 2 năm học 2013-2014 và 20142015 phụ huynh có nhiều đóng góp về CSVC cho trường, cho lớp như : trang bị 05
bộ máy tính để cho trẻ học phần mềm Kisdmart, 05 máy in trị giá : 40,000,000, ,một
bộ loa 3, quạt máy trị giá 3,400,000 đ và mái vòm diện tích 120m2 trị giá
40,600,000đ nhằm phục vụ các hoạt động chuyên đề, hội thi, các ngày lễ lớn ...của
cô và trẻ trong trường.
Trên đây là một số hình ảnh sau khi sau khi nhà trường phát động phong trào
xã hội giáo dục.


Những kết quả về việc thực hiện xã hội hóa giáo dục của nhà trường đang
khiêm tốn, chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Song đó là thành quả rất đáng trân trọng vì là kết quả của sự nỗ lực vượt lên nhiều
khó khăn của tập thể sư phạm nhà trường, sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, toàn thể nhân dân và những người làm công tác giáo dục trên địa
bàn phường và thành phố. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phải có tinh thần trách


nhiệm cao, quyết tâm thực hiện XHHGD để nâng cao chất lượng giáo dục một cách
mạnh mẽ hơn.
Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi về công tác xã hội hóa trong 2 năm
học vừa qua. Một lần nữa xin kính chúc sức khỏe các vị đại biểu, chúc hội nghị thành

công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn



×