Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

một số biện pháp huy động khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.93 KB, 14 trang )

SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
A/Phần Mở đầu:
1.Bối cảnh của đề tài:
Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác
giáo dục và coi công tác giáo dục & đào tạo là quốc sách hàng đầu để xây dựng
và phát triển đất nước. Chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên có
những chính sách và giải pháp để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Văn kiện hội nghị TW 2 khóa XIII đã khẳng định: “ Huy động toàn xã hội
làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhần dân góp sức xây dựng nền giáo dục
quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.
Chính phủ đã ra nghị quyết số 90 CP ngày 21/8/1997 về “Phương hướng
và chủ trương xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa”.
2.Lý do chọn đề tài:
Nói đến giáo dục là nói đến chất lượng vì mục tiêu hàng đầu của giáo dục
là chất lượng, trước hết là chất lượng của những nhân cách con người được giáo
dục, được đào tạo. Xã hội hóa công tác giáo dục là một phương thức tích cực
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đó. Xã hội hóa công tác giáo
dục hỗ trợ và tạo nên những thuận lợi cho việc tổ chức quá trình giáo dục của
nhà trường để làm nên chất lượng. Nó thể hiện bằng việc huy động toàn xã hội
tham gia vào những việc: Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục, cải tiến nội dung và
phương pháp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, tăng cường lực lượng của
người dạy và người học; tạo nên những điều kiện vật chất để nâng cao chất
lượng giáo dục. Công tác xã hội hoá giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và nhà
nước. Ở mỗi địa phương, các cấp uỷ Đảng và chính quyền đã có những nghị
quyết và giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên có
không ít những khó khăn để đưa công tác xã hội hoá giáo dục đi vào cuộc sống.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp huy động - khuyến khích và tổ
chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục trong
nhà trường” để phối kết hợp với các bộ phận đoàn thể trong nhà trường, Ban
đại diện CMHS và tổ chức hội khuyến học xã để từng bước tìm các biện pháp
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang


1
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
huy động khuyến khích sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD
trong nhà trường năm học 2010-2011.
3.Phạm vi và đối tượng của đề tài:
Đề tài này tôi nghiên cứu, áp dụng thực hiện tại trường THCS Đông Hưng
B và các trường tiểu học trong địa bàn xã Đông Hưng B nơi trường đóng.
4.Mục đích của đề tài:
Đề tài này tôi nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ quản lý của
bản thân, đồng thời cũng muốn trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp làm
công tác quản lý giáo dục tại các trường học.
5.Sơ lược những điểm mới cơ bản trong kết quả nghiên cứu:
-Trước tiên bản thân luôn trau dồi đạo đức, tác phong; phát huy những
năng lực sẵn có để huy động có hiệu quả các lực lượng xã hội cùng ủng hộ giáo
dục.
-Bản thân đã nỗ lực làm dân vận khéo: làm tốt công tác tuyên truyền, kêu
gọi sự giúp đỡ, ủng hộ cho nhà trường về mọi mặt.
-Huy động mọi nguồn lực cho nhà trường kể cả trong và ngoài nhà
trường.
-Công khai minh bạch kết quả huy động được và việc xử dụng nguồn kinh
phí huy động được trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục trong nhà trường để
tập thể giáo viên, PHHS và chính quyền địa phương nắm rõ.
6.Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề:
-Vấn đề ở SKKN này là tôi đã tuyên truyền, phân tích, làm cho mỗi cán
bộ - GV đã xác định vai trò của mình trong việc việc thực hiện xã hội hóa giáo
dục trong nhà trường đều phải là người trong cuộc, từ đó cùng với hiệu trưởng
làm tốt công tác huy động – khuyến khích sự tham gia của xã hội cùng thực hiện
xã hội hóa giáo dục.
B/Phần nội dung:
1.Cơ sở lý luận của vấn đề:

Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường
lối giáo dục, là con đường để phát triển giáo dục ở nước ta. Đại hội giáo dục cấp
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
2
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
cơ sở là một cách làm, một biện pháp quan trọng, một con đường để xã hội hoá
giáo dục. Với quan điểm lấy con người “ trung tâm của sự phát triển”, giáo
dục và đào tạo là “ quốc sách hàng đầu”, nhân dân góp sức xây dựng nền giáo
dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. “Giáo dục là sự nghiệp của quần
chúng”. Quá trình giáo dục thế hệ trẻ trở thành người lao động có tri thức, có
năng lực đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế – xã hội không chỉ là trách nhiệm
của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, phải có sự tham
gia tích cực phối hợp chặt chẽ của toàn xã hội, sự tham gia phối hợp ấy phải
được tiến hành có tổ chức, khoa học, liên tục mới mang lại hiệu quả. Khái niệm
xã hội hoá được dùng trong nhiều lĩnh vực, với nhiều ý nghĩa. Chúng ta hiểu
khái niệm xã hội hoá giáo dục với nghĩa phổ biến nhất là làm cho toàn xã hội
làm giáo dục. Tức là :
-Trước hết làm cho xã hội nhận thức đúng đắn, vị trí, vai trò của giáo dục,
thực trạng của giáo dục địa phương, nhận thức rõ trách nhiệm của xã hội đối với
giáo dục.
- Làm cho giáo dục phù hợp với phát triển xã hội, phục vụ đắc lực sự phát
triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
- Xã hội hoá giáo dục tạo ra nhiều nguồn lực để làm giáo dục, mở ra một
con đường để chúng ta làm giáo dục không thuần tuý ở trong nhà trường, phá
thế đơn độc của nhà trường, thực hiện việc kết hợp giáo dục trong nhà trường và
ngoài nhà trường, kết hợp các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình, xã hội,
tạo ra môi trường giáo dục tốt, thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu giáo
dục
- Xã hội hoá giáo dục nhằm mục tiêu “giáo dục cho mọi người”. Quy luật
là muốn thực hiện “giáo dục cho mọi người” thì mọi người phải làm giáo dục.

2.Thực trạng vấn đề
Mặc dù Đảng – Nhà nước đã ban hành các văn bản về những chủ trương
chính sách đối với công tác xã hội hóa giáo dục từ năm 1997 thế nhưng trong
thời gian rất dài với cơ chế tập trung quan liêu và bao cấp, thay vì thực hiện “sự
quản lý giáo dục của Nhà nước” chúng ta đã “ Nhà nước hóa giáo dục”, làm cho
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
3
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
ngành giáo dục rơi vào thế đơn độc không thu hút được các nguồn lực của toàn
xã hội. Đó là một trong những lý do cơ bản làm cho CSVC của giáo dục xuống
cấp và lạc hậu. Động lực của người dạy và người học giảm sút. Sự phát triển
giáo dục cả về số lượng và chất lượng đều không đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Tình trạng này kéo dài cho tới khoảng những
năm 2001 các địa phương mới thực sự quan tâm chú ý đến vấn đề này. Tuy
nhiên đối với địa bàn xã Đông Hưng B –An Minh – Kiên Giang thì từ việc nhận
thức tiến tới hành động còn kéo dài thêm một thời gian dài nữa so với các địa
bàn khác.
3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Chính từ chỗ hiểu sâu sắc của công tác Xã hội hoá giáo dục nên trước hết
bản thân tôi đã tiến hành các hoạt động vận động trong tập thể GV, trong Ban
cha mẹ học sinh và trong quần chúng nhân dân để trước hết nâng cao ý thức của
mọi người từ chỗ còn thụ động đến mức độ ngày càng cao hơn của tính chủ
động. Một khi quần chúng có tình cảm, có ý thức tự nguyện, tự giác thì sự sáng
tạo các hình thức tham gia cùng làm giáo dục sẽ là vô hạn. Nói “dễ trăm lần
không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” không chỉ nói về sức
mạnh vật chất mà còn là sức mạnh của ý chí, của sự sáng tạo của quần chúng. Vì
thế bản thân đã cố gắng tránh mọi sự ép buộc thiếu tự nguyện – mệnh lệnh hoặc
chưa dân chủ. Các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường không thiếu
những biện pháp, kinh nghiệm vận động quần chúng, vấn đề là các cấp quản lý
và lãnh đạo quan tâm đến mức nào.

Trong xã hội hoá công tác giáo dục có những khía cạnh, những mức độ
khác nhau tuỳ trình độ tự nguyện, tự giác, tuỳ nhận thức về chức năng nhiệm
vụ, tuỳ khả năng và điều kiện của các lực lượng xã hội và từng tính chất của
từng hoạt động giáo dục. Bản thân luôn có ý thức về các mức độ hình thức đó để
có những biện pháp vận động sự tham gia, sự cộng tác hoặc sự hợp tác một cách
linh hoạt như ký các cam kết giữa gia đình và GVCN, giữa GVCN và nhà
trường , Xây dựng và triển khai các kế hoạch nhằm cụ thể hoá các nội dung
công việc tạo ra những “cơ sở pháp lý” những ràng buộc trách nhiệm, nhưng
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
4
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
vẫn có “phần mềm” là dựa trên cơ sở của ý thức, tinh thần, đạo đức, tình cảm
của mỗi bên tham gia. Có khi chỉ cam kết của một bên là gia đình chẳng hạn,
đảm bảo trước nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp về những điều kiện tối
thiểu cho con đi học (đến trường đều đặn và đúng giờ, có góc học tập yên tĩnh
và đủ ánh sáng ).
4.Hiệu quả của SKKN:
Với những biện pháp đã nêu trên trong quá trình thực hiện công tác “Huy
động - khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác
XHHGD trong nhà trường” năm học 2010-2011 trường THCS Đông Hưng B đã
đạt được những kết quả như sau:
-Kết quả tuyên truyền vận động: Hầu hết các tổ chức đoàn thể, cán bộ
trong nhà trường; các thành viên trong BĐDCMHS của lớp, của trường; các vị
cán bộ chính quyền địa phương và một phần đông nhân dân đã ngày càng hiểu
sâu sắc về sự cần thiết của công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường. Chính
vì thế khi có các cuộc vận động đóng góp, ủng hộ các hoạt động phong trào
trong nhà trường thì dù ít dù nhiều nhà trường luôn nhận được sự đồng tình ủng
hộ cao của mọi tầng lớp nhân dân.
-Kết quả huy động các nguồn lực để thực hiện công tác XHHGD trong
nhà trường:

+Kết quả huy động nguồn lực trong nhà trường:
Đầu năm học trường đã tổ chức bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của
12 lớp. Trên cơ sở đó bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh trường bao gồm 14
vị. Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động trong
năm học; tổ chức họp định kỳ và hoạt động có hiệu quả. Cụ thể:
Kết hợp với nhà trường, chính quyền địa phương đầu năm vận động con
em đến trường được 12 lớp với 366 học sinh đạt tỷ lệ: 97%; duy trì đến cuối
năm là 320 HS; giảm 46 HS, tỷ lệ giảm 12.6%; trong đó bỏ học giữa chừng là
22 HS, tỷ lệ bỏ học giữa chừng 6%.
Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp đã tổ chức vận động PHHS trong
trường đóng góp quỹ hội nhằm tổ chức buổi họp mặt cho đội ngũ giáo viên nhân
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
5
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
ngày 20/11 và để xây dựng cảnh quan nhà trường với số tiền trên 7 triệu đồng;
trong đó 1 triệu 800.000 đồng hỗ trợ cho tặng quà giáo viên nhân dịp lễ 20/11;
còn lại trên 5 triệu đồng san lấp sân trường. Trong điều kiện đời sống kinh tế của
nhân dân xã Đông Hưng B còn rất khó khăn phải nói là khó khăn nhất trong
huyện An Minh thì Ban đại diện cha mẹ học sinh trường vận động được sự đóng
góp của của PHHS như trên là cả một sự cố gắng lớn của Ban đại diện cha mẹ
học sinh
Bản thân xác định mọi hoạt động xã hội hóa giáo dục đều liên quan đến
người thầy giáo; hiệu quả xã hội hóa công tác giáo dục phụ thuộc căn bản vào sự
nhiệt tình và trách nhiệm của người thầy giáo. Thầy giáo phải làm tốt chức trách
của mình sẽ là động lực cơ bản khích lệ nhiệt tình của các lực lượng xã hội.
Chính vì thế vào đầu năm học bản thân đã tiếp tục tổ chức triển khai quán triệt
lại các văn bản của Đảng và Nhà nước về chủ trương xã hội hóa công tác giáo
dục trong nhà trường như nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 về “Phương
hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa”. Qua đó
đã khơi dậy được ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên nhà trường tích cực

cùng tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục nhà trường. Hầu hết giáo viên
đã nhận thấy mình là người trong cuộc chứ không phải mình là người ngoài
cuộc. Không phải cá nhân người thầy giáo mà cả tập thể sư phạm của nhà
trường cũng phải như vậy. Tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đã xây
dựng cho mình được mối quan hệ tốt với các tổ chức quần chúng, các lực lượng
xã hội; nhất là với gia đình học sinh; đó là mối quan hệ thân tình chứ không chỉ
dừng lại mối quan hệ công tác.
Từ những nhận thức đúng đắn mà đội ngũ giáo viên đã có những hành
động và việc làm thiết thực: Đội ngũ giáo viên ngoài việc đóng góp tiền mặt xây
dựng quỹ khuyến học cho chi hội khuyến học nhà trường nhằm giúp đỡ học sinh
nghèo khắc phục khó khăn để học tốt còn đóng góp tiền quỹ giao thông nông
thôn của xã gần 7 triệu đồng; đóng góp trên 3 triệu đồng để tự làm lộ từ chân
cầu Ngả 5 vào tới điểm trưởng lẻ; tham gia hàng ngàn ngày công lao động tập
thể san lấp sân trường, làm lộ giao thông…. Đặc biệt lực lượng giáo viên đoàn
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
6
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh luôn thực sự là lực lượng nòng cốt trong
phong trào phát huy nội lực trong nhà trường: Mỗi người mỗi việc, ai ai cũng
đều cố gắng chăm lo cho sự nghiệp xây dựng nhà trường thành nơi học tập và
vui chơi giải trí lành mạnh, thân thiện cho các em. Nhiều giáo viên của trường
vừa là người thầy, vừa là người thợ; tranh thủ với đôi bàn tay khéo léo, với năng
lực thẩm mỹ của mình đã đóng góp cho nhà trường nhiều công trình nhỏ giảm
bớt chi phí mướn nhân công; sử dụng quỹ hội một cách tiết kiệm và đạt hiệu quả
nhất., được phụ huynh học sinh tin yêu, quý mến.
+Kết quả huy động nguồn lực ngoài nhà trường:
Bản thân luôn cố gắng làm tốt vai trò tham mưu cho Đảng ủy - Ủy ban
nhân dân xã nhằm đẩy mạnh hoạt động của hội khuyến học xã. Là một nhà quản
lý trường học mình sẽ thấy nhà trường cần cái gì? Ở từng mỗi thời điểm trường
mình cần địa phương giúp đỡ gi? để tham mưu một cách kịp thời. Kết quả trong

năm học hội khuyến học xã đã vận động những mạnh thường quân ở cả trong và
ngoài địa bàn xã đóng góp hàng trăm triệu đồng xây cầu bê tông, làm cầu vỉ thay
cầu khỉ. Mua sách, tập, cặp sách, áo mưa tặng học sinh nghèo. Phối hợp cùng
nhà trường tổ chức tặng quà cho học sinh nghèo nhân dịp khai giảng năm học;
Tết trung thu; sơ kết học kỳ cũng như các đợt thi đua…. Như doanh nghiệp Tấn
Hải Đăng, Doanh nghiệp Lê Hùng Ny, Công ty viễn thông VinaPhone… Bên
cạnh đó doanh nghiệp Tấn Hải Đăng cũng tặng cho nhà trường 3.000.000 đ để
hỗ trợ giải bóng chuyền nam CBGV khối THCS do nhà trường đăng cai.
Đặc biệt trong năm học nhà trường đã tổ chức thành công chương trình
“Thắp sáng ước mơ” vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân đóng
góp ủng hộ cho các em HS nghèo vươn lên trong học tập được trên 4 triệu đồng;
điều mà ngoài sự mong đợi của nhà trường đó là có 1 cán bộ kỹ sư nuôi trồng
thủy sản ở tỉnh Cà mau đã nhận đỡ đầu 2 em HS nghèo vượt khó hết năm học
2010-2011 mỗi tháng 300.000đ (tương đương 10% lương của cán bộ).
Hiện nay khu sân trường giành cho học sinh vui chơi, học tập và sinh hoạt
ngoài trời đã được tráng si măng sạch đẹp ½ sân và toàn bộ sân trường đã được
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
7
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
phủ đầy bóng mát, cây cảnh; đó là do kết quả của việc bản thân đã lãnh đạo nhà
trường đã làm tốt công tác huy động các nguồn lực cho giáo dục.
-Huy động các nguồn lực để làm công tác xã hội hóa giáo dục:
+Huy động nguồn lực trong nhà trường:
Xác định việc phối kết hợp giữa chính quyền và các bộ phận đoàn thể
trong nhà trường là động lực thúc đẩy cho sự thành công trong việc thực hiện
các mục tiêu nhiệm vụ năm học; nên ngay từ đầu năm học chính quyền đã có
những cuộc họp, trao đổi, bàn bạc với các bộ phận trong nhà trường như công
đoàn, chi đoàn…tìm các biện pháp tháo gỡ và thống nhất cùng thực hiện:
Chính quyền họp với các giáo viên chủ nhiệm lớp thống nhất chủ trương,
hình thức tổ chức họp PHHS bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Quan

điểm chung là trên cơ sở ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp ở những năm học
trước; năm học này giữ lại những thành phần tích cực, nhiệt tình, có uy tín trong
cộng đồng; bầu bổ sung những thành viên mới đáp ứng tốt cho công tác nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Số lượng ban đại diện cha mẹ học sinh
của một lớp từ 3 đến 5 thành viên. Cơ cấu ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp
bao gồm nhiều thành phần: Cán bộ, nông dân, buôn bán (nếu có)… Tổ chức họp
định kỳ 3 lần trên một năm học, ngoài ra họp đột xuất nếu có sự vụ, sự việc phát
sinh. Mục đích của cơ cấu này là khi có tổ chức các đợt huy động thì trong BĐD
có người biết xây dựng chương trình (cán bộ công chức); có người vận động ủng
hộ tiền của (Buôn bán); có người đóng góp công sức ngày giờ công (nông dân).
Trên cơ sở Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, chính quyền kết hợp với
các tổ chức trong nhà trường tham mưu với chính quyền địa phương tham khảo
ý kiến ngoài cộng đồng để dự kiến nhân sự cho cuộc bầu Ban đại diện cha mẹ
học sinh toàn trường. Nhân sự Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường là 14
người; cơ cấu thành phần trong Ban cũng như trên để đảm bảo hoạt động của
Ban được tốt.
Căn cứ vào chương trình hoạt động của ngành, của địa phương; căn cứ
vào tình hình thực tế của nhà trường; trước khi nhà trường cần huy động nguồn
lực đóng góp thì đều có sự bàn bạc giữa Ban giám hiệu- các bộ phận đoàn thể -
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
8
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
giáo viên chủ nhiệm lớp; sau khi thống nhất quan điểm mục đích của đợt vận
động thì giáo viên chủ nhiệm lớp họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp bàn
bạc thống nhất phương thức thực hiện và tổ chức họp PHHS để phát động.
* Đặc biệt bản thân đã nhìn nhận thấy nguồn nhân lực ngay trong nhà
trường là không nhỏ, đó chính là đội ngũ giáo viên, là lực lực học sinh chỉ cần
biết khai thác hợp lý là sẽ có kết quả cao. Chính vì thế bản thân đã xây dựng kế
hoạch hàng tháng và giao chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức trong nhà
trường để tranh thủ công sức của thầy – trò thông qua các buổi lao động tập thể;

từng bước làm thay đổi bộ mặt cảnh quan nhà trường; đồng thời thành lập chi
hội khuyến học trong nhà trường để huy động tiền đóng góp từ giáo viên và học
sinh thực hiện công tác khuyến học ngay trong nhà trường trong năm học được
1.600.000 đ.
-Huy động nguồn lực ngoài nhà trường:
+Nhà trường kết hợp thường xuyên với các tổ nhân dân tự quản, các tổ
chức đoàn thể ở địa phương để quản lý các em trong thời gian các em ở gia đình
(ngoài giờ học ở trường); cùng nhau ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập học
đường, bỏ học giữa chừng nhằm duy trì và nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn
PCGD.THCS của xã Đông Hưng B.
+Tranh thủ uy tín của các thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh
trường để tổ chức những đợt vận động PHHS trong nhà trường cũng như một số
hộ có điều kiện ngoài xã hội tặng cho nhà trường những hiện vật phục vụ cho
công tác giảng dạy cũng như vui chơi giải trí: tặng quà cho GV nhân dịp lễ
20/11, xây dựng khuôn viên nhà trường từng bước phân đấu xây dựng các tiêu
chí “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+Ngoài ra tranh thủ sự ủng hộ của UBND của hội khuyến học xã để thực
hiện tốt công tác khuyến học trong nhà trường.
c/Phần kết luận:
1.Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng
SKKN của bản thân:
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
9
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
-Qua thực tiễn công tác “Huy động-khuyến khích và tổ chức sự tham gia
của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường” của bản thân trong
năm học 2010-2011, tôi càng nhận thức sâu sắc hơn: Quan điểm “Xã hội hóa
công tác giáo dục” là quan điểm cơ bản đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta để
làm giáo dục. Quan điểm đó là sự đúc kết truyền thống hiếu học; đề cao sự học
và chăm lo việc học hành của nhân dân ta trong suốt hàng nghìn năm phát triển

của dân tộc. Đặc biệt khi mọi người, mọi tầng lớp nhân dân hiểu sâu sắc “Giáo
dục là sự nghiệp của quần chúng”; “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”;
nhà trường tạo điều kiện để “Dân biết, dần bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì việc
huy động mọi người cùng làm giáo dục dù khó khăn đến mấy nếu chúng ta có
lòng quyết tâm cao chúng ta sẽ thành công.
-Việc “Huy động –khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực
hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường” là việc làm quan trọng của
người cán bộ quản lý giáo dục. Công việc đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có
tầm nhìn cả ngoài xã hội và cả trong nhà trường. Từ đó đánh giá thực lực về nhà
trường. Đồng thời có sự đánh giá về tiềm năng của địa phương khi ta huy động –
khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội cùng làm giáo dục.
-Người hiệu trưởng luôn phải phấn đấu bản thân mình trở thành con chim
đầu đàn của tập thể sư phạm nhà trường.
-Hiệu trưởng không chỉ biết công việc chuyên môn, công việc nội bộ nhà
trường mà phải vươn ra ngoài để phát hiện nhu cầu, phát hiện tiềm năng, tìm
kiếm và tranh thủ đối tác…. Hiệu trưởng phải tham gia vào các tổ chức ở địa
phương; làm những việc có ích cho địa phương gây sự tín nhiệm của địa
phương, của cộng đồng. Phải luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng cá
nhân và tổ chức xã hội.
-Xây dựng tập thể nhà trường thành một khối đoàn kết thống nhất, luôn
thương yêu giúp đỡ nhau cùng nhau tiến bộ. Đồng thời cũng phải biết tranh thủ
uy tín của một số PHHS, của cán bộ chính quyền địa phương để khai thác tốt
được các nguồn lực ở ngoài nhà trường….
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
10
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
2.Ý nghĩa của SKKN đối với việc quản lý giáo dục: Ở góc độ suy nghĩ
của bản thân tôi thấy khi người hiệu trưởng thực hiện đề tài này nó là việc làm
quan trọng của người cán bộ quản lý giáo dục, nó thể hiện tầm nhìn cả ngoài xã
hội cả trong nhà trường của người quản lý. Từ đó người quản lý đánh giá thực

lực về nhà trường, đồng thời đánh giá được cả về tiềm năng của địa phương để
khi thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục trong nhà trường sẽ đạt kết quả cao.
3.Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả SKKN, hướng phát triển
của đề tài: Đề tài này áp dụng được ở tất cả các trường học: từ Mầm non, Tiểu
học, THCS cho đến các trường THPT.
4.Những kiến nghị, đề xuất:
Nơi địa bàn trường đóng phần lớn nhân dân có đời sống kinh tế khó khăn,
việc huy động sự đóng góp của nhân dân để chăm lo xây dựng CSVC nhà
trường là thực sự khó. Ngoài sự nỗ lực của nhà trường, trường rất cần sự đầu tư
của các cấp như san lấp sân chơi, bãi tập và đặc biệt là việc xây dựng hàng rào
bao quanh trường vừa có vẻ mỹ quan vừa để đảm bảo an ninh trật tự trong
trường học
Bản thân rất mong được sự trao đổi đóng góp của các đồng nghiệp, của
các nhà lãnh đạo để công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường ngày càng tốt
hơn và được nhân rộng ở nhiều trường nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo
dục chung của tỉnh nhà.
Đánh giá xếp loại của Hội đồng Đông Hưng B, ngày 22/05/2011
Chấm SKKN trường Người viết
Hội đồng thống nhất đánh giá
SKKN đạt loại:…………
Phạm Thị Dư
Đánh giá xếp loại của Hội đồng chấm SKKN cơ sở
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
11
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên: Phạm Thị Dư
Chức vụ: Hiệu trưởng trường THCS Đông Hưng B – An Minh – Kiên
Giang
Tên đề tài: “Một số biện pháp huy động - khuyến khích và tổ chức sự

tham gia của xã hội thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục trong nhà
trường”
II.Những hạn chế, khó khăn khi giải quyết vấn đề:
Như đã nêu trên việc nhận thức về chủ trương “Xã hội hóa giáo dục”
những năm trước trong đại bộ phận cán bộ và nhân dân vẫn còn hạn chế. Nhiều
người cho rằng muốn “Xã hội hóa giáo dục” đòi hỏi chúng ta phải có tiền, trong
khi đó nhân dân địa phương nơi trường THCS Đông Hưng B đóng thì còn quá
nghèo; lo cái ăn, cái mặc đã khó nói chi đến vận động đóng góp cho việc học
hành; ngoài ra phần đông người dân chưa có ý thức chăm lo sự nghiệp phát triển
giáo dục, còn có sự trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Chính vì nhận thức như thế
nên nên hầu như mọi người cảm thấy thật sự khó khăn không giám nghĩ đến
việc phát động thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương nhà.
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
12
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
C/NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
I. Những giải pháp:
1. Tuyên truyền vận động mọi lực lượng xã hội tham gia công tác giáo
dục dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
Xã hội hoá công tác giáo dục là một cuộc vận động quần chúng nhân dân
làm giáo dục là. Điều đó hoàn toàn đúng quy luật cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng. Giáo dục là sự nghiệp “của dân, do dân và vì dân”. Đây là bài học
lớn trong kinh nghiệm của lịch sử, của cách mạng và cũng là truyền thống tốt
đẹp của nhân dân ta. Bài học đó, truyền thống đó đã làm nên thành công của
cách mạng tháng 8/1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện,
của sự nghiệp kháng chiến giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Ngay
trong lĩnh vực giáo dục, bài học về vai trò của quần chúng và truyền thống hiếu
học của nhân dân ta đã sáng tạo nên những hình thức học tập cho nhân dân lao
động từ những ngày xa xưa của lịch sử dân tộc, đã tạo nên nhưng phong trào
bình dân học vụ, chống nạn mù chữ và chống thất học khi cách mạng tháng

8/1945 mới thành công. Phong trào quần chúng đó duy trì suốt cuộc kháng chiến
kéo dài 30 năm ngay cả ở những vùng ác liệt của chiến trường Miền Nam. Bài
học kinh nghiệm ấy là một nhân tố giải quyết nạn mù chữ ở vùng mới giải
phóng, nhiều vấn đề giáo dục trong những năm khủng hoảng kinh tế – xã
hội góp phần quan trọng vào những phát triển và tiến bộ của giáo dục - đào tạo
những năm qua. Xã hội hoá công tác giáo dục trước hết là khơi dậy truyền thống
và vận dụng những kinh nghiệm vận động quần chúng tham gia cùng làm giáo
dục trong những điều kiện cụ thể, với những đối tượng cụ thể, tuỳ theo tính chất
và yêu cầu của từng hoạt động của giáo dục và nhà trường. Có những hoạt động
giáo dục mà các lực lượng tham gia chưa chủ động, thậm chí thụ động, đáp ứng
yêu cầu, một đề nghị hoặc chấp hành một nghị quyết từ bên ngoài. Chẳng hạn
như việc đóng góp các loại tiền (học phí, lệ phí ) nhân lực, vật lực, tham gia
dưới hình thức phục vụ hoặc tham gia đóng góp ý kiến bàn bạc về một công
việc, một vấn đề nào đó của nhà trường ý thức của sự tham gia này thường là
sự chấp nhận một yêu cầu, là sự nhất trí tuân theo và cũng có khi vì sức ép, đó
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
13
SKKN :Một số biện pháp Huy động, Khuyến khích và tổ chức sự tham gia của xã hội thực hiện công tác XHHGD trong nhà trường.
không thật sự tự nguyện (do các quy định, do dư luận cộng đồng). Ở mức độ cao
hơn, là sự chủ động của các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục.
Họ có thể đứng ra tổ chức một hoạt động cho giáo dục với tư cách là người hợp
tác với nhà trường, ví như đoàn thanh niên đứng ra tổ chức các hoạt động hè cho
học sinh. Họ có thể tham gia với tư cách là người thực hiện một trách nhiệm
được uỷ thác. Họ có thể tham gia với tư cách là người đề xuất các hoạt động,
hơn thế nữa là người xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện, đôn
đốc, kiểm tra, đánh giá
Đó là sự tham gia cùng làm giáo dục một cách chủ động biểu hiện ở mức
độ cao của tinh thần tự giác, tự nguyện cá nhân hoặc tổ chức tham gia cùng làm
giáo dục một cách có ý thức rõ ràng có sự cân nhắc, lựa chọn một cách có hiểu
biết về giáo dục, có tình cảm sâu sắc để gánh vác công việc với một ý thức trách

nhiệm đầy đủ.
2.Kết quả đạt được:
Người viết: Phạm Thị Dư – Trường THCS Đông Hưng B - An Minh - Kiên Giang
14

×