Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ tác PHẨM bàn về cái gọi là vấn đề THỊ TRƯỜNG, ý NGHĨA đối với VIỆC PHÁT TRIỂN, bảo vệ CHỦ NGHĨA mác lê NIN TRONG THỜI đại NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.27 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Với sự ra đời của chủ nghĩa Mác, hành trang đồng hành của giai
cấp công nhân, chủ nghĩa Mác luôn là đối tượng đấu tranh chống phá quyết
liệt của các thế lực thù địch. Trong quá trình truyền bá tư tưởng của chủ
nghĩa Mác đã xuất hiện những thế lực, lực lượng cơ hội ra sức tán dương
chủ nghĩa Mác nhưng thực chất là ra sức chống phá chủ nghĩa Mác, mà
điển hình là nước Nga cuối thế kỷ XIX. Cuộc đấu tranh giữa những người
cộng sản chân chính với bọn cơ hội xét lại và các thế lực phản động diễn ra
bằng nhiều hình thức trong đó đấu tranh về lý luận trên các diễn đàn chính
trị là chủ yếu. Trong đó cuộc bút chiến giữa Lênin và đại biểu của phái Dân
tuý Nga về sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga là một
điển hình cho quá trình đấu tranh, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác ở
Nga nói riêng và trên phạm vi toàn thế giới nói chung. Xuất phát từ tính
chất thời sự của vấn đề bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong
giai đoạn hiện nay cũng như làm rõ phương pháp đấu tranh của những
người cộng sản chân chính. Tác giả chọn vấn đề “Tác phẩm “ bàn về cái gọi
là vấn đề thị trường”, ý nghĩa đối với bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác Lênin trong thời đại ngày nay ”.


2

NỘI DUNG
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của tỏc phẩm.
Tác phẩm “bàn về cái gọi là vấn đề thị trường” ra đời vào những năm
cuối thế kỷ XIX trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nước cú thể nhận thấy:
Về chính trị - xã hội. Nước Nga vẫn tồn tại chế độ quân chủ chuyên
chế, phong kiến đang suy tàn và thối nát. Thời điểm này chủ nghĩa tư bản ở
Châu Âu cũng đã tràn vào và phát triển nhanh chóng ở nước Nga, làm cho
giai cấp công nhân Nga ra đời và phát triển mạnh mẽ. Nước Nga chứa đựng
đầy mâu thuẫn; mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên
chế, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản, giữa dân tộc Nga


với sự can thiệp của tư bản nước ngoài. Cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân Nga phát triển mạnh mẽ, từng bước khẳng định vai trò, sứ mệnh của
mình. Tuy nhiên sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân Nga đang bị
cản trở bởi những quan điểm lạc hậu, phản động của phái dân tuý về các vấn
đề liên quan đến chủ nghĩa Mác, trong đó có vấn đề; luận giải về sự phát triển
chủ nghĩa tư bản ở Nga. Phái dân tuý cho rằng; việc đưa chủ nghĩa Mác vào
Nga làm phá sản nước Nga, sự nghiệp cách mạng ở nước Nga do giai cấp
nông dân Nga lãnh đạo, phái dân tuý phủ nhận vai trò, sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân Nga. Họ lý giải chủ nghĩa Mác là một học thuyết trừu
tượng, là sản phẩm của tư duy, tư biện chưa được chứng minh trên thực tế.
Với luận điệu, sự biến đổi của lịch sử xã hội loài người là do những vĩ nhân
quyết định, lực lượng chủ yếu của cách mạng làm biến đổi lịch sử là nông
dân, do trí thức lãnh đạo, họ hướng vào công xã nông thôn để xây dựng chủ
nghĩa xã hội... Những người dân tuý tự do là tôi tớ của chủ nghĩa tư bản, họ
sống công khai hợp pháp với chế độ Nga hoàng, công khai chống chủ nghĩa
Mác, ủng hộ cải cách của Nga hoàng, mục đích muốn biến nước Nga thành


3
nước “quân chủ tư sản”. Phái dân tuý tự do nhân danh cái gọi là “những
người bạn dân”, cho rằng: Chỉ có họ là bạn dân, những người Mác xít là
những người chống lại nhân dân, chủ nghĩa Mác không thích hợp với nước
Nga, vì chủ nghĩa Mác sinh ra ở Châu Âu có nền công nghiệp phát triển, còn ở
nước Nga thời điểm đó là một nước nông nghiệp. Theo họ, chủ nghĩa xã hội chỉ
thành công ở những nơi tư bản phát triển. Họ nhận thức rằng chủ nghĩa tư bản ở
Nga là hiện tượng ngẫu nhiên, không phát triển được và giai cấp vô sản Nga
cũng không thể phát triển.
Về kinh tế. Trong những năm cuối thế kỷ XIX, công nghiệp đã phát
triển mạnh ở các thành phố lớn, chủ nghĩa tư bản đã thực sự xâm nhập vào
nước Nga. Nước Nga được xếp vào 1 trong 5 nước công nghiệp lớn của châu

Âu thời kỳ đó. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã và đang khẳng địmh
được vai trò và địa vị của mình trong đời sống kinh tế của nước Nga. Nền
kinh tế Nga có sự phân hoá mạnh mẽ, với nhiều loại hình kinh tế khác nhau
như kinh tế tự nhiên, kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trong đó sự vượt trội của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã đe doạ
đế sự tồn tại của chế độ kinh tế phong kiến của Nga hoàng. Nền kinh tế phát
triển trong sự kìm hãm của tư tưởng phong kiến trong giai đoạn suy tàn. Do
vậy, cần có những đành giá, nhìn nhận khách quan về sự cần thiết cũng như
luận giải về sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga.
2. Kết cấu nội dung chủ yếu của tác phẩm.
Đây là tác phẩm được trình bày dưới dạng bút chiến bằng phương thức
phân tích những cơ sở khoa học để bác bỏ những luận điệu sai trái của phái dân
tuý. Nên kết cấu tác phẩm không theo cách giới thiệu thông thường mà trình
theo từng vấn đề đấu tranh, trong tác phẩm Lênin phân chia nội dung của tác
phẩm thành tám mục. Nội dung chủ yếu của tác phẩm cũng được tác giả nghiên
cứu khái quát theo trình tự các mục mà Lênin đã trình bày trong tác phẩm.


4
Mục thứ I (từ trang 89 đến trang 90): Lênin khái quát một cách hết
sức cô đọng những lập luận của phái dân túy về khả năng phát triển của chủ
nghĩa tư bản ở nước Nga. Phái dân túy nêu vấn đề: “Chủ nghĩa tư bản liệu có
thể phát triển được ở Nga không và liệu có thể phát triển hoàn toàn được
không, một khi quần chúng nhân dân thì nghèo khổ và ngày càng nghèo
khổ?” và họ lập luận rằng: Chủ nghĩa tư bản muốn phát triển thì phải có thị
trường rộng lớn ở trong nước; không có thị trường trong nước cho nên chủ
nghĩa tư bản ở Nga không thể phát triển. Còn nguyên nhân làm cho thị trường
trong nước bị thu hẹp là do quần chúng nhân dân bị bần cùng hóa.
Mục thứ II (từ trang 89 đến trang 90): Trong mục này những vấn
đề được nêu ra dựa vào hai quan điểm của thuyết trình viên (đại biểu của phái

dân tuý) và Lênin. Nghĩa là cuộc tranh luận được Lênin trình bày ythông qua
bài viết của mình. Thuyết trình viên trình bày nội dung chương 21, QII bộ tư
bản, phần 3 Tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội. Lênin trình bày
tóm tắt học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội của CMác để làm cơ sở phê phán
một số quan điểm sai lầm của thuyết trình viên ở mục III và rút ra kết luận về qui
luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất. Trong quá trình trình bày lý luận
tái sản xuất tư bản xã hội của C.Mác, Lênin chỉ trình bày nội dung cốt lõi, hết
sức cô đọng mà đã giản lược rất nhiều điểm mà C.Mác đã phân tích tỉ mỉ như;
lưu thông tiền tệ, hao mòn dần dần của tư bản cố định...thông qua hai vấn đề
sau:
Một là; nếu như nghiên cứu sản xuất và tái sản xuất tư bản cá biệt chỉ
cần phân tích các bô phận cấu thành tư bản và của sản phẩm căn cứ vào giá trị
của các bộ phận đó là c + v + m; thì nghiên cứu tái sản tư bản xã hội cần phải
phân tích sản phẩm, cơ cấu vật chất của nó. Do vậy phải phân chia nền sản
xuất xã hội thành hai khu vực: khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất (sản xuất ra
các yếu tố của tư bản sản xuất); khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng, tức sản


5
xuất hàng hoá dùng cho tiêu dùng cá nhân.
Hai là; Lênin trình bày tóm tắt sơ đồ của CMác về tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng từ đó Lênin rút ra các điều kiện thực hiện của tái
sản suất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Mục thứ III (từ trang 95 đến trang 101): Từ sự nghiên cứu khái
quát, cô đọng lý thuyết tái sản xuất tư bản xã hội của Mác ở mục II, Lênin đã
phê phán một số mâu thuẫn mà phái dân túy gặp phải: Thuyết trình viên cho
rằng, trong khu vực II chế tạo tư liệu sản xuất sự tích lũy được tiến hành một
cách độc lập không phụ thuộc vào sự vận động của vật phẩm tiêu dùng, cũng
không phụ thuộc vào tiêu dùng cá nhân của bất cứ người nào (trang95). Đó là
quan điểm sai. Trên thực tế như Lênin chỉ ra, 2 khu vực này có quan hệ khăng

khít với nhau ở hai khía cạnh:
Thứ nhất; ở khu vực I muốn tái sản xuất mở rộng ngoài việc phải có
thêm C thì cần phải có V phụ thêm để sử dụng C đó, điều này rõ rằng là cần
phải có thêm tư liệu tiêu dùng.
Thứ hai; khu vực II phụ thuộc vào tích lũy của khu vực I, tức qui mô
tích lũy của khu vực II phụ thuộc vào khu vực I.
Vấn đề đặt ra là vì sao? trong tác phẩm này Lênin lại bàn về vấn đề
tái sản xuất. Vì, Phái dân túy và phái Mác xít hợp pháp đã dùng sơ đồ tái sản
xuất để lập luận rằng: muốn thực hiện được giá trị sản phẩm thì phải có thị
trường ngoài nước vì thị trường trong nước bị thu hẹp. Tức phải có ngoaị
thương, mà C.Mác lại trừu tượng hóa vấn đề ngoại thương. Do vậy Lênin phải
bảo vệ lý luận tái sản xuất của C.Mác. Lênin đã đi sâu làm rõ: Mối tương
quan giữa hai khu vực của nền sản xuất xã hội, phê phán quan điểm của phái
dân túy khi họ cho rằng 2 khu vực đó không quan hệ gì với nhau. Xác định sự
ưu tiên phát triển của khu vực I so với khu vực II, chỉ ra qui luật kinh tế của
tái sản xuất mở rộng, của nền sản xuất lớn đó là ưu tiên phát triển sản xuất tư


6
liệu sản xuất (hiện nay vẫn đang còn có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề
này). Lênin phát triển lý luận tái sản xuất của CMác trong điều kiện cấu tạo
hữu cơ của tư bản ( c/v ) thay đổi. Đồng thời Lênin đã có sự phát triển lý luận
về tái sản xuất của C.Mác khi cho rằng, muốn tái sản xuất mở rộng thì cần
phải có tư bản khả biến phụ thêm, do vậy cần phải có vật phẩm tiêu dùng.
Muốn chứng minh, tư liệu sản xuất phát triển nhanh hơn tư liệu tiêu dùng chỉ
cần nghiên cứu kỹ sơ đồ tái sản xuất của C.Mác với điều kiện đưa tiến bộ kỹ
thuật vào. Vì nếu không đưa tiến bộ kỹ thuật vào thì hai khu vực đó sẽ phát triển
song song. Đó chỉ là sự giả định, còn trên thực tế thì sự tiến bộ kỹ thuật vẫn diễn
ra và theo đó thì C/V tăng lên hay V/C giảm xuống. Sau khi phân tích sơ đồ tái
sản xuất mở rộng trong điều kiện C/V thay đối Lênin rút ra kết luận: “Trong xã

hội tư bản chủ nghĩa, sản xuất tư liệu sản xuất tăng nhanh hơn sản xuất tư liệu
tiêu dùng”.
Mục thứ IV (từ trang 101 đến trang 106): Trong mục này Lênin
trình bày khái quát lập luận của thuyết trình viên về vấn đề thị trường và điều
kiện mà chủ nghĩa tư bản không thể phát triển ở nước Nga. Thuyết trình viên cho
rằng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sẽ lấn át kinh tế tự nhiên, lấn át sản xuất
tư liệu tiêu dùng. Nếu căn cứ vào sơ đồ mà họ trình bày thì sản xuất tư bản chủ
nghĩa muốn phát triển phải dựa vào thị trường bên ngoài, dựa vào tiêu dùng của
quần chúng, nhưng tiêu dùng của quần chúng càng ngày càng ít đi và chủ nghĩa
tư bản không thể phát triển đều khắp, bao trùm toàn quốc được.
Mục thứ V(từ trang 106 đến trang114): Nội dung của mục này là
Lênin đưa ra quan điểm của mình về kinh tế hàng hoá và luận giải sự chuyển hoá
của kinh tế tự nhiên thành kinh tế tư bản chủ nghĩa. Về kinh tế hàng hóa Lênin
viết: “Sản xuất hàng hóa chính là cách tổ chức cuả kinh tế xã hội, trong đó sản
phẩm đều do những người sản xuất cá thể, riêng lẻ, sản xuất ra, mỗi người
chuyên làm ra một thứ sản phẩm nhất định, thành thử muốn thỏa mãn nhu cầu


7
của xã hội thì cần phải mua bán sản phẩm, vì vậy sản phẩm trở thành hàng hóa
trên thị trường..(trang 106). Như vậy kinh tế hàng hóa chỉ là cách thức hay hình
thức tổ chức sản xuất xã hội chứ không phải là một phương thức sản xuất, không
thể đồng nhất kinh tế hàng hóa với chủ nghĩa tư bản. Lênin còn chỉ rõ: Chủ nghĩa
tư bản chính là một giai đoạn phát triển của sản xuất hàng hóa, trong đó không
những sản phẩm của lao động con người trở thành hàng hóa mà sức lao động của
con người cũng trở thành hàng hóa. Trên cơ sở đó Lênin rút ra những kết luận :
Một là; chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn của sản xuất hàng hóa, vậy
sản xuất hàng hóa có nhiều giai đoạn, cả trước, trong và sau chủ nghĩa tư bản.
Hai là; Lênin đã khẳng định đặc trưng nổi bật của kinh tế hàng hóa tư
bản chủ nghĩa để phân biệt nó với các giai đoạn khác là: sức lao động trở

thành hàng hóa. Như vậy, cũng có thể hiểu ở đâu sức lao động là hàng hóa thì
ở đó sẽ có sự tồn tại của sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Ba là; sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga phụ thuộc vào 2
nhân tố, đó là sự chuyển hóa từ kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hóa; sự
phân hóa người sản xuất thành nhà tư bản và người làm thuê. Ở Nga lúc đó
diễn ra đồng thời cả hai quá trình đó. (Lênin đã đưa các số liệu để chứng
minh cho kết luận của mình).
Mục thứ VI (từ trang 114 đến trang122): Trong mục này Lênin đã
trình bày những kết luận của mình về thị trường như sau:
Kết luận 1: Khái niệm thị trường không thể tách ra khỏi khái niệm
phân công lao động xã hội, vì chính khái niệm này là cơ sở của mọi nền sản
xuất hàng hóa, nó cũng là cơ sở của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ở đâu, khi
nào có phân công lao động xã hội và có sản xuất hàng hóa thì ở đó có thị
trường. Có phân công lao động xã hội mới có thị trường, muốn có thị trường
phải có sản xuất hàng hóa. Giới hạn của thị trường trong xã hội tư bản chủ
nghĩa là do giới hạn của chuyên môn hóa lao động, mà sự chuyên môn hóa đó


8
xét về bản chất của nó là vô cùng vô tận, cũng như sự tiến bộ kỹ thuật vậy. Từ
kết luận đó có thể rút ra:
Thứ nhất; Sẽ là sai lầm khi cho rằng trong xã hội tư bản chủ nghĩa sự
mở rộng thị trường...tất phải chấm dứt ngay khi tất cả những người sản xuất
tự cung, tự cấp đã biến thành những người sản xuất hàng hóa (trang116).
Thứ hai; “Không có thị trường ngoài nước chủ nghĩa tư bản không
thể phát triển được, nhưng là do khi một nền sản xuất phát triển đến một trình
độ cao thì nó không thể chỉ đóng khung trong một quốc gia dân tộc được nữa,
sự cạnh tranh bắt buộc các nhà tư bản phải ngày càng mở rộng sản xuất và đi
tìm thị trường bên ngoài để tiêu thụ được nhiều sản phẩm của họ .
Kết luận thứ 2: Sự bần cùng hóa quần chúng nhân dân không những

không làm trở ngại cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà trái lại chính là
biểu hiện của sự phát triển đó và chính là điều kiện của chủ nghĩa tư bản và
làm cho chủ nghĩa tư bản mạnh thêm.
Kết luận thứ 3: Lênin giải thích lại và khẳng định qui luật ưu tiên
phát triển sản xuất tư liệu sản xuất.
Ngoài các kết luận trên Lênin còn đưa ra 2 nhận xét:
Thứ nhất; những phân tích ở trên không phủ nhận mâu thuẫn trong
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Công nhân với tính cách là người mua
hàng hóa, thì rất quan trọng đối với thị trường. Nhưng về mặt họ là người bán
hàng hóa của mình (sức lao động) thì xã hội tư bản chủ nghĩa lại có khuynh hướng
hạn chế khoản trả cho công nhân ở mức giá thấp hơn. Lênin còn trích lại ý của
Mác trong Bộ tư bản rằng, sự phát triển của sản xuất tư liệu sản xuất để phát triển
sản xuất tư liệu tiêu dùng chỉ đẩy lùi mâu thuẫn đó, chứ không tiêu diệt mâu
thuẫn, muốn tiêu diệt mâu thuẫn phải tiêu diệt bản thân phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai; khi xét tương quan sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự


9
mở rộng thị trường thì không thể bỏ qua qui luật... chủ nghĩa tư bản sẽ làm
cho mức nhu cầu của toàn thể dân cư và giai cấp vô sản tăng lên. Sở dĩ như
vậy là vì giai cấp công nhân ngày càng được giác ngộ, họ có thể đấu tranh
thắng lợi chống lại xu hướng tham tàn của chủ nghĩa tư bản.
Mục thứ VII (từ trang 123 đến trang 142): Trong mục này Lênin
phê phán quan điểm của thuyết trình viên về vấn đề thị trường thông qua phân
tích tình hình thực tiễn của thị trường nước Nga. Lênin đã dùng các số liệu và
tình hình kinh tế của nước Nga để chống lại lập luận của phái dân túy về vấn
đề do không có thị trường nên chủ nghĩa tư bản ở Nga không thể phát triển
khắp nơi được. Từ thực trạng nền kinh tế Nga Lênin kết luận:
Một là; sự phát triển của chủ nghĩa tư bản lẫn sự bần cùng hóa nhân

dân không còn là hiện tượng ngẫu nhiên.
Hai là; hiện tượng đó tất nhiên phải đi kèm với sự phát triển của kinh
tế hàng hóa dựa trên sự phân công lao động xã hội.
Do vậy không còn tồn tại vấn đề thị trường như phái dân túy rêu rao bởi thị
trường chẳng qua là biểu hiện của sự phân công đó và của sản xuất hàng hóa.
Mục thứ VIII (từ trang 142 đến trang 146): Trong mục này Lênin
trình bày thêm những kết luận của mình trên cơ sở phân tích những luận điểm
đầy mâu thuẫn của ông Nicôlaiôn đại diện cho phái dân túy của Nga: Thông
qua luận điểm: “Điều trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
ở Nga...là sự thu hẹp thị trường trong nước” sự giảm bớt sức mua của nông
dân...thủ công nghiệp trở thành đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã chèn lấn
việc sản xuất ở gia đình... chủ nghĩa tư bản đã tự đào mô chôn mình đưa kinh
tế nhân dân đến khủng hoảng... Thực ra thì tình hình kinh tế Nga không phải
như vậy...qui luật tư liệu sản xuất phát triển nhanh hơn có làm phân hóa, bần
cùng hóa nông dân lại chính là điều kiện để phát triển phân công lao động xã
hội và mở rộng thị trường.


10
Tóm lại; trong tác phẩm này, Lênin đã tập trung phê phán quan điểm
của phái dân túy về khả năng và điều kiện phát triển của chủ nghĩa tư bản ở
Nga, khi phái này cho rằng, ở Nga chủ nghĩa tư bản không thể phát triển, đó
là do thị trường bị thu hẹp, mà nguyên nhân thị trường bị thu hẹp là do sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản làm phá sản người sản xuất nhỏ. Lênin đã
chứng minh sự phân hóa đó làm cho thị trường trong nước được mở rộng chứ
không phải bị thu hẹp như phái dân túy nói. Tác phẩm này nhằm tập trung
chống lại phái mác xít hợp pháp và dân túy khi họ cho rằng: cần phái có thị
trường ngoài nước để thực hiện giá trị thặng dư; hai khu vực của nền sản xuất
xã hội không có quan hệ gì với nhau. Thông qua tác phẩm này Lênin đã đấu
tranh và bảo vệ những vấn đề lý luận về kinh tế hàng hóa và về tái sản xuất

của C.Mác. Đồng thời Lênin đã luận giải một cách khoa học cho việc vận
dụng chủ nghĩa Mác vào nước nga là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu
thế của thời đại.
3. Ý nghĩa của tác phẩm đối với nhiệm vụ bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay.
Tác phẩm “Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường vẫn còn nguyên giá trị
và tính thời sự của nó trong việc đấu tranh, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Tác phẩm đó vận dụng sáng tạo lý luận
kinh tế của Mác vào nghiên cứu chế độ kinh tế xã hội ở nước Nga vào cuối
thế kỷ XIX đồng thời cũng để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về đấu tranh
chống lại các quan điểm cơ hội xét lại trong điều kiện lịch sử mới và cần phải
tiếp tục phát triển học thuyết kinh tế Mác khi điều kiện đã thay đổi.
Từ khi Học thuyết Mác ra đời, đặc biệt sau khi Cách mạng xó hội chủ
nghĩa Thỏng Mười Nga thành công đến nay, các thế lực thù địch và những
phần tử cơ hội, xét lại không lúc nào ngừng công kích, chống phá chủ nghĩa
Mác- Lênin và chủ nghĩa xó hội.


11
Sau sự kiện ở Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 90 của thế
kỷ XX, trong hàng ngũ cộng sản và nhân dân, có người đó nhiễm phải những
luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi và thâm độc của các thế lực thù địch, từ
đó nảy sinh tư tưởng bi quan, dao động, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ
nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xó hội. Trước thực tế đó, những người cộng
sản chân chính cần phải bỡnh tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất để bảo vệ
các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác- Lênin và toàn bộ thành quả cỏch
mạng xó hội chủ nghĩa. Chỳng ta đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin với
tinh thần cách mạng và khoa học, với tư duy đổi mới và sáng tạo, trên quan
điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Trong bảo vệ chủ nghĩa MácLênin, cần nhận thấy có một số luận điểm được Mác, Ăng- ghen đưa ra trước
đây là đúng đắn, song trong điều kiện lịch sử mới có những vấn đề không cũn

phự hợp, cú những vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung và phát triển.
Hiện nay, các thế lực thù địch cùng các phần tử cơ hội, xét lại vẫn
không ngừng công kích, phủ bác chủ nghĩa Mác- Lênin, ra sức tán dương các
quan điểm ngoài Mác- xít. Nhưng trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay,
liệu đó cú học thuyết nào mang tớnh nhõn văn, nhân đạo cao cả, có sức cổ vũ,
thuyết phục, tập hợp được hàng trăm các dân tộc cùng hàng tỷ người trên thế
giới đứng lên đấu tranh để xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, lệ thuộc, như học
thuyết Mác- Lê nin? Nếu không có Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917,
không có chủ nghĩa xó hội được xây dựng và phát triển trên đất nước Nga
Xô- viết, thỡ làm sao loài người có thể tiêu diệt được những con “quái vật”
chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai? Nếu không có một hệ
thống xó hội chủ nghĩa hựng mạnh, thỡ nhõn loại sẽ ra sao? Và chắc chắn
nhõn loại sẽ cũn phải chứng kiến khụng ớt cuộc chiến tranh tàn khốc do cỏc
thế lực hiến chiến gõy ra... Trong những thập kỷ tới của thế kỷ XXI, chủ
nghĩa xó hội cũn gặp nhiều khú khăn, trắc trở. Song, cần khẳng định rằng, chủ


12
nghĩa Mác- Lênin vẫn có ảnh hưởng rất sâu sắc trong đời sống nhân loại. Là
nguồn cổ vũ lớn lao cho những người cộng sản chân chính và nhân dân các
dân tộc trên thế giới trong cuộc đấu tranh vỡ lý tưởng xó hội chủ nghĩa cao
đẹp của nhân loại.
Trước tỡnh hỡnh biến đổi sâu sắc trờn thế giới về các mặt kinh tế, chính
trị, quân sự, khoa học-kỹ thuật...Trong đó có nhiều chấn động bất ngờ, nhiều sự
kiện biến hoá không lường, đầy kịch tính, thỡ yờu cầu bảo vệ và phỏt triển chủ
nghĩa Mác - Lênin đũi hỏi phải đối chỉếu với thực tiễncủa thời đại, với những
luận điểm, nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và cả với nhận thức của chúng
ta trước đây về vấn đề đó nhằm làm sáng tỏ được các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất; những luận điểm gỡ trước đây đúng bây giờ vẫn đúng thỡ
tiếp tục vận dụng.

Thứ hai; những luận điểm gỡ trước đây đúng nhưng ta nhận thức sai,
bõy giờ phải nhận thức lại.
Thứ ba; những luận điểm gỡ trước đây đúng nhưng bây giờ khụng
cũn phự hợp nữa do thực tiễn thay đổi thỡ phải bổ sung phỏt triển.
Thứ tư; những luận điểm gỡ vốn trước đây đây không phự hợp thỡ
cần loại bỏ.
Thứ năm; những luận điểm gỡ mới cần bổ sung vào lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin do đũi hỏi của thực tiễn mới đặt ra.
Để thực hiện được các vấn trền đó xỏch định ở trên thỡ cỏc nhà Mỏcxớt chõn chớnh đồi hỏi phải có cách tiếp cận, nhận thức biện chứng về chủ
nghĩa Mác - Lênin. Nghĩa là phải đồng thời tỡm được những hạn chế do điều
kiện lịch sử và những thiếu sót sai lầm có tính chất phổ biến của những người
kế tục chủ nghĩa Mác - Lênin.
Việc thừa nhận những hạn chế của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như
sai lầm của những người kế tục Lênin, không đồng nghĩa chủ nghĩa Mác -


13
Lênin vẫn là lý luận, phương pháp luận khoa học cho việc phân tích và nhận
thức thời đại mà không có một học thuyết nào thay thế được vai trũ đó.
Từ tỏc phẩm “Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường” của Lênin, chúng
ta rút ra được ý nghĩa trong việc bảo vệ và phỏt triển chủ nghĩa Mác - Lênin,
cần tuân thủ các vấn đề có tính nguyên tắc sau:
Thứ nhất; khi nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phải
tuõn thủ theo đúng những giả định của các luận điểm mà chủ nghĩa Mác - Lênin
đó nờu. Nếu thực tiễn đúng với giả định thỡ chỳng ta ỏp dụng, cũn thực tiễn cú
những điểm khác với giả định thỡ chỳng ta phải vận dụng và phỏt triển quan
điểm đó cho phù hợp với thực tiễn đặt ra sao cho khụng mang tớnh khuụn mẫu.
Thứ hai; khi nhận thức, vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin phải trung thành với tinh thần cơ bản và phương pháp tiếp cận của chủ
nghĩa Mác - Lênin về vấn đề đó, không được suy diễn cá nhân và bỏ qua các
chỡa khoá cơ bản của vấn đề mà chủ nghĩa Mác - Lênin đề cập.

Thứ ba; không ngừng tổng kết thực tiễn để bổ sung và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn, ủng hộ và bảo
vệ cỏi mới, cỏi tiến bộ, kiờn quyết đấu tranh loại bỏ cỏi cũ, cỏi lạc hậu. Tuy
nhiên không phải bao giờ cái mới cũng được thực tiễn chấp nhận ngay khi nó
mới ra đời, mà phải trải qua một quỏ trỡnh đấu tranh phức tạp để tự khẳng
định chính mỡnh.
Việc nhận thức trờn cú ý nghĩa vụ cựng quan trọng trong nhiệm vụ
bảo vệ và phỏt triển chủ nghĩa Mác - Lênin, bởi có biết được các hạn chế,
khuyết điểm của nội tại quá trỡnh vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực
tiễn thỡ mới cú cỏc giải phỏp khắc phục triệt để sai lầm. Làm cho chủ nghĩa
Mác - Lênin ngày càng được bổ sung và phát triển theo kịp với sự biến đổi
mau lẹ của thực tiễn. Trên cơ sở đó nắm vững các nguyên lý khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lênin để đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu chống phá của
các thế lực thù địch. Điều đó có nghĩa là các nhà Mác–xớt chõn chớnh phải


14
nắm vững, làm sỏng tỏ bản chất cỏch mạng khoa học và tớnh thời sự của chủ
nghĩa Mác - Lênin thụng qua nghiờn cứu và sáng tỏ các vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiờn cứu lịch sử hỡnh thành và cỏc giai đoạn phát triển
từ chủ nghĩa Mác đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong đó cần chú ý đến "giai
đoạn Lờ-nin trong sự phỏt triển của chủ nghĩa Mỏc".
Thứ hai, nghiờn cứu nội dung lý luận trong từng bộ phận hợp thành
của chủ nghĩa Mỏc.
Thứ ba, nghiờn cứu di sản của Lê-nin và những đóng góp của người
trong sự truyền bỏ, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác cũng như trong sự
phát triển từ chủ nghĩa Mác đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Thứ tư, nghiên cứu mối tương quan giữa chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa
xó hội khoa học - theo cả nghĩa rộng và hẹp.
Thứ năm, nghiên cứu mối tương quan giữa chủ nghĩa Mỏc - Lờ-nin

với chủ nghĩa xó hội hiện thực.
Thứ sỏu, nghiờn cứu lịch sử phộp biện chứng mỏc-xớt.
Thứ bảy, nghiên cứu các tác phẩm cụ thể của các nhà kinh điển và của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ tỏm, nghiờn cứu tỏc phẩm và chùm tác phẩm theo chủ đề và theo
giai đoạn.
Thứ chớn, nghiờn cứu mối quan hệ giữa khoa học và cỏch mạng, cỏch
mạng và khoa học trong chủ nghĩa Mỏc - Lờ-nin.
Thứ mười, nghiên cứu các mối quan hệ giữa thế giới quan - phương
pháp luận - hệ tư tưởng, giữa lý luận và phương pháp, giữa lý luận và tổng kết
thực tiễn để phát triển lý luận và dự bỏo khoa học.
Nhận thức đúng bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, làm sáng tỏ chân giá trị và sức sống của nó trong tỡnh hỡnh hiện nay
là một vấn đề không đơn giản. Ở đây, có không ít trở lực cần vượt qua như
nhận thức giáo điều đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Sự phong phú của tư


15
tưởng và sự sâu sắc, uyên bác của trí tuệ khoa học thể hiện trong các tác phẩm
kinh điển đó bị giản lược hóa, làm nghèo nàn đi, thậm chí bị thông tục và tầm
thường hóa. Những giá trị khoa học gắn liền với năng lực sáng tạo cũng như
tư tưởng nói chung của các ông đó từng bị diễn giải một cỏch cứng nhắc, khuụn
sỏo và hỡnh thức. Những nguyờn lý của chủ nghĩa Mỏc được hỡnh thành và
phỏt triển trong một quỏ trỡnh lõu dài, thể hiện sự kết hợp hữu cơ giữa nghiên
cứu lý luận nghiờm tỳc với tổng kết thực tiễn đấu tranh chính trị một cách công
phu, với tất cả sự phong phú của kinh nghiệm lịch sử, dũng khí phê phán và tự
phê phán, tính nhất quán, triệt để về quan điểm và phương pháp, về tư tưởng và
học thuật của các nhà kinh điển nhiều khi đó bị làm lu mờ đi.
Đối với bản thân, sau khi nghiên cứu tác phẩm này của Lªnin, để lại
nghĩa phương pháp luận và thực tiễn vô cùng to lớn. Về mặt phương pháp
luận, muốn đấu tranh, bảo vệ chñ nghÜa M¸c - Lªnin có hiệu quả phải nắm

vững được bản chất cách mạng khoa học của chñ nghÜa M¸c - Lªnin. Khi bác
bỏ các luận điểm cần tập hợp được các luận cứ và luận chứng khoa học. Phải
đứng vững trên lập trường giai cấp để tiến hành đấu tranh, trong quá trình đó
không ngừng bổ sung phát hiện cái mới, cái đúng đắn phù hợp với quy luật
hoạt động của thực tiễn.
Về ý nghĩa thực tiễn, tác phẩm góp phần củng cố niềm tin tất thắng
vào chñ nghÜa M¸c - Lªnin - tư tưởng Hồ Chí Minh, vào mục tiêu lý tưởng
của Đảng, vào công cuộc đổi mới đất nước. Trang bị cho chúng ta phương
pháp đấu tranh, nhận diện đối với các luận điệu của kẻ thù. Khi xem xét đánh
giá vấn đề phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể, bám sát sự biến đổi của
thực tiễn để phân tích đưa ra kết luận. Trong tranh luận khoa học cần thấm
nhuần tư tưởng của Lªnin về phương pháp diễn đạt, trình tự tiến hành để đem
lại hiệu quả cao trong quá trình học tập nghiên cứu. Cần tích cực học tập


16
nghiên cứu nắm vững những nguyên lý cơ bản của chñ nghÜa M¸c - Lªnin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách và luật pháp
của nhà nước, để vận dụng vào quá trình nghiên cứu, học tập, đấu tranh trên
lĩnh vực văn hoá tư tưởng, làm thất bại âm mưu thủ đoạn chiến lược “Diễn
biến hoà bình” của kẻ thù. Đồng thời phải tích cực nghiên cứu khái quát thực
tiễn, có quan điểm thực tiễn, để làm giàu thêm tri thức của mình, tránh tư
tưởng mơ hồ ảo tưởng, dao động khi tiếp xúc với các quan điểm sai trái. Có
nghĩa là, tự mình phải trang bị sức đề kháng đối với các sản phẩm văn hoá
xấu độc và các luận điểm chống phá của kẻ thù. Đặc biệt trong thời đại ngày
nay trước sự chống phá điên cuồng của kẻ thù, tác phẩm “Bàn về vấn đề thị
trường” của Lªnin thực sự cần thiết để trở thành cuốn sách gối đầu giường cho
những người cộng sản chân chính.



17
KẾT LUẬN
Tác phẩm “Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường” của Lênin đã thực
sự trở thành vũ khí mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh tư tưởng – lý luận chống
phái dân túy. Thông qua tác phẩm của mình Lênin đã kiên định, dũng cảm
bảo vệ chủ nghĩa Mác, nghiêm khắc phê phán các quan điểm của phái dân
túy tự do chủ nghĩa về vận mệnh của chủ nghĩa tư bản ở Nga, cũng như
quan điểm của những người đại diện cho “chủ nghĩa Mác hợp pháp” đã
đang ra đời ở nước Nga đương thời.
Ngày nay tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự của nó
trong việc đấu tranh và bảo vệ chñ nghÜa M¸c - Lªnin hiện nay. Nghiên cứu
nắm vững nội dung, phương pháp của tác phẩm có ý nghĩa to lớn về lý luận
và thực tiễn đối với các Đảng cộng sản và các đảng viên trên toàn thế giới.
Tác phẩm này là một minh chứng cho sức sống trường tồn của chñ nghÜa
M¸c - Lªnin trong thời đại của chúng ta. Đối với cách mạng Việt Nam, sức
sống của chủ nghĩa Mác- Lênin đã thể hiện trong toàn bộ tiến trình vận động,
phát triển của cách mạng từ khi thành lập Đảng 3-201930 đến nay. Chủ tịch
Hồ Chí Minh, người có công truyền bá và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin, làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin luôn tràn đầy sức sống hiện thực. Thực
tiễn của cách mạng Việt Nam trong hơn 85 năm, đặc biệt những thành tựu của
công cuộc đổi mới đất nước trong 30 năm qua, càng củng cố vững chắc niềm
tin, niềm tự hào cho mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân ta vào chủ nghĩa
Mác- Lênin, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vì mục
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định
sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.




×