Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tài liệu môn Bào chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

KHOA DƯỢC

TÀI LIỆU ÔN THI

(Dùng cho hệ liên thông)

LƯU HÀNH NỘI BỘ
NĂM 2014

1


CAO THUỐC
Extract

1. ĐỊNH NGHĨA
Cao thuốc là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch
chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật với các dung môi thích hợp.

2. PHÂN LOẠI
- Thông thường người ta phân loại cao thuốc dựa trên thể chất của cao (DĐVN IV).
Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng trong đó
cồn và nước đóng vai trò dung môi chính (hay chất bảo quản hay cả hai). Nếu không có
chỉ dẫn khác, quy ước 1 ml cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng để điều chế cao
thuốc.
Cao đặc: Là khối đặc quánh. Hàm lượng dung môi còn lại trong cao không quá 20%.
Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm. Cao khô không được có
độ ẩm lớn hơn 5%
- Dung môi:


 Cao nước: dung môi là nước (cao cam thảo, cao canh ki na…).
 Cao cồn: dung môi là cồn (cao opi, cao cà độc dược…).
- Phương pháp chiết xuất:
 Cao ngâm lạnh.
+ Cao ngâm nhỏ giọt.

3. ĐẶC ĐIỂM
-

-

Đã được loại bớt một phần hoặc hoàn toàn các tạp chất có trong dược liệu như
chất nhày, gôm, chất béo, chất nhựa…
Trong quá trình bào chế có thể hình thành một số chất là sản phẩm của quá trình
oxy hóa, thủy phân, tác dụng của các enzym…
Tỷ lệ hoạt chất trong cao thuốc (cao đặc, cao khô) thường cao hơn tỷ lệ hoạt chất
trong dược liệu. Riêng với cao lỏng thì tỷ lệ hoạt chất trong cao bằng tỷ lệ hoạt
chất có trong dược liệu.
Cao thuốc thường ít khi được sử dụng trực tiếp mà thường được dùng để bào
chế các dạng thuốc khác như sirô thuốc, viên tròn, thuốc mỡ, viên nén…
Cao thuốc có tác dụng tốt và dễ sử dụng hơn các hoạt chất tinh khiết chiết xuất từ
các dược liệu vì trong cao thuốc có chứa toàn bộ các hoạt chất và các chất có tác
dụng hỗ trợ.

4. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ
4.1. Điều chế dịch chiết
Các dược liệu trước khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (sấy khô và chia nhỏ đến kích thước
thích hợp). Đối với một số dược liệu đặc biệt có chứa men làm phân hủy hoạt chất cần
phải diệt men trước khi đưa vào sử dụng bằng cách dùng hơi cồn sôi, hơi nước sôi hoặc
bằng phương pháp thích hợp khác.

* Với dung môi là nước:
- Có thể áp dụng các phương pháp: hầm, sắc, hãm, ngâm lạnh
- Phương pháp ngâm lạnh: thường ngâm phân đoạn với lượng dung môi gấp 8 – 12 lần
so với lượng dược liệu.
2


D

* Với dung môi là cồn:
Phƣơng pháp ngâm lạnh
Phƣơng pháp ngâm nhỏ giọt:
Thường được ứng dụng để điều chế
cao thuốc vì dịch chiết đầu đậm đặc
được để riêng không cần bốc hơi
hoặc thời gian bốc hơi ngắn nên hạn
chế tác động của nhiệt tới hoạt chất.
Lượng dung môi dùng trong phương
pháp ngâm nhỏ giọt thường gấp 6 – 7
lần lượng dược liệu (ít hơn phương
pháp ngâm lạnh). Trong trường hợp
điều chế cao lỏng, tốc độ chảy cuả
dịch chiết có thể chậm, vừa hay
nhanh.

H

d
h
H= 36cm

h= 5cm
D= 10cm
d= 6,5cm
ñöôøng kính
oáng thoaùt= 1cm

Hình 1. Sơ đồ cấu tạo bình ngấm kiệt hình nón cụt

Để riêng phần dịch chiết đầu đậm đặc bằng 4/5 lượng dược liệu đem chiết.
Sau đó cô các phần dịch chiết tiếp theo trên bếp cách thuỷ hoặc cô dưới áp suất giảm ở
nhiệt độ không quá 60 ºC cho đến khi loại hết dung môi. Hoà tan cắn thu được vào trong
dịch chiết đầu đậm đặc và nếu cần, thêm dung môi vào để thu được cao lỏng đạt tỷ lệ
quy định (1 ml cao lỏng tƣơng ứng với 1g dƣợc liệu).

4.2.
-

-

Loại tạp chất trong dịch chiết
Tạp chất tan trong nước: thường là gôm, chất nhày, pectin, tinh bột, tanin,….
Có thể loại các tạp này bằng cách:
 Dùng nhiệt: tiến hành cô nhỏ lửa dịch chiết còn ½ - ¼ thể tích ban đầu, để
lắng hoặc để lạnh 2 – 3 ngày, sau đó gạn, lọc.
 Dùng ethanol 900: cô dịch chiết còn lại từ ½ - ¼ thể tích ban đầu, thêm đồng
thể tích ethanol 900, khuấy trộn đều, để lắng qua đêm, sau đó gạn, lọc.
Tạp chất tan trong ethanol: thường là nhựa, chất béo. Có thể loại các tạp này
bằng các cách sau:
 Dùng parafin
+ Dùng bột talc

+ Dùng ete, cloroform .

4.3.

Cô đặc, sấy khô
Đây là giai đoạn quan trọng vì có ảnh hưởng đến hoạt chất và chất lượng của cao.
* Cô đặc: nhằm để điều chế cao lỏng và cao đặc.
Khi cô đặc cần chú ý cô ở nhiệt độ thấp không quá 50 0C và thời gian cô ngắn và cần
khuấy trộn liên tục để tăng sự bốc hơi dung môi và tránh bị cháy, khét.
- Đối với cao đặc: thường cô cách thủy đến thể đặc sệt.
Các phương pháp cô đặc :
- Cô đặc ở áp suất thường
- Cô đặc ở áp suất giảm với bộ phận tạo chân không.
* Sấy khô: nhằm để điều chế cao khô.
3


Tốt nhất vẫn là sấy dưới áp suất giảm và nhiệt độ < 50 0C.

4.4.

Điều chỉnh hàm lƣợng hoạt chất trong cao thuốc
Sau khi cao đạt đến thể chất thích hợp, phải định lượng hoạt chất và nếu cần phải
điều chỉnh hàm lượng hoạt chất cho đúng tỷ lệ qui định, đặc biệt là cao thuốc dược
liệu có chất độc.
- Trường hợp chế phẩm có tỷ lệ hoạt chất thấp hơn qui định, người ta có thể cô tiếp
để loại bớt dung môi hoặc dùng cao thuốc có tỷ lệ hoạt chất cao hơn để điều
chỉnh.
- Trường hợp chế phẩm chứa tỷ lệ hoạt chất cao hơn qui định của Dược điển, khi
đó phải pha loãng cao thuốc. Các chất pha loãng có thể dùng như:

 Đối với cao lỏng: phải thêm dung môi đã dùng để chiết dược liệu.
 Đối với cao mềm, cao đặc: dùng cao dược liệu thích hợp hoặc glycerin.
 Đối với cao khô: có thể dùng tinh bột, lactose, glucose …
Đối với cao lỏng để uống (Cao Ich Mẫu): thêm các chất điều hương vị như sirô đơn,
menthol, tinh dầu, bạc hà vanilin…
Thêm các chất bảo quản chống nấm mốc như glycerin, acid boric, acid benzoic, natri
benzoat, nipagin, nipazol…

5. YÊU CẦU CHẤT LƢỢNG
Đạt các yêu cầu theo quy định trong chuyên luận riêng và đạt các yêu cầu chung sau
đây:
Độ tan: Cao lỏng phải tan hoàn toàn trong dung môi đã sử dụng để điều chế cao.
Độ trong, mùi vị, độ đồng nhất và màu sắc:
Mất khối lượng do làm khô (nếu không có chỉ dẫn khác): Cao đặc không quá 20%, cao
khô không quá 5%.
Hàm lượng cồn: Đạt 90 - 110% lượng ethanol ghi trên nhãn (cho cao lỏng và cao đặc).
Kim loại nặng
Dung môi tồn dư: Nếu dung môi không phải là cồn, nuớc
Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật
Giới hạn nhiễm khuẩn
Định tính, định lượng.

6. BẢO QUẢN
Cao thuốc được đựng trong bao bì kín, để nơi khô, mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ ít
thay đổi.
Nhãn: Khi hoạt chất chưa biết, tỷ lệ giữa dược liệu và sản phẩm phải được nêu rõ.
MỘT SỐ CÔNG THỨC CAO THUỐC

6.1.


Cao lỏng lạc tiên
Công thức:
Lạc tiên bột mịn vừa
1000g
0
Ethanol 60

Tiến hành: phương pháp ngâm nhỏ giọt. Dịch chiết thu được 1000g.
Công dụng: cao lỏng lạc tiên dùng để pha chế các thuốc an thần.
4


6.2.

Cao lỏng canhkina
Công thức:
Vỏ canhkina (bột mịn)
1000g
Ethanol 950
120ml
Acid hydrochloric loãng
200ml
Nước cất

Phân tích:
- Nguyên liệu: là bột vỏ canhkina có chứa hoạt chất alcaloid tồn tại dưới dạng muối
acid hữu cơ ít tan trong nước.
- Dung môi: nước HCl giúp chuyển alcaloid dạng muối hữu cơ sang muối vô cơ dễ
tan hơn.
Tiến hành: phương pháp ngấm kiệt, thu được 1000ml cao lỏng

Công dụng: cao lỏng canhkina được phối hợp trong các đơn thuốc có tác dụng kích
thích tiêu hoá.

6.3.

Cao khô mã tiền
Công thức:
Mã tiền bột mịn vừa Một trăm gam Parafin rắn
1,5g
0
Ethanol 70

Lactose

Phân tích:
- Mã tiền: Hạt của cây mã tiền (Strychnos nux vomica L.) có alcaloid như strychnin
(chủ yếu), brucin – dễ tan trong cồn.
0
- Ethanol 70 : Dung môi chiết xuất vì các alcaloid dễ tan trong cồn.
- Parafin rắn: dùng để loại tạp chất (chất béo, chất nhựa) trong dịch chiết.
- Lactose: là bột trơ dùng làm chất độn để điều chỉnh hàm lượng alcaloid trong cao
khô mã tiền.
Tiến hành: gồm các giai đoạn sau:
- Chiết xuất lấy dịch chiết: Bằng phương pháp ngấm kiệt với ethanol 70 0 Lượng
dung môi khoảng 6 – 7 lần dược liệu.
- Cô đặc và loại tạp: Thêm 1,5 g parafin rắn vào dịch đặm đặc và đun nóng cho
parafin tan chảy, khuấy đều. Để nguội. Xuyên thủng lớp parafin để rót dịch chiết
đã loại tạp ra ngoài.
- Làm khô và điều chỉnh hàm lƣợng alcaloid toàn phần: Dùng lượng lactose cần
điều chỉnh đã tính trước trộn với dịch chiết đậm đặc.

Công dụng : Dùng làm nguyên liệu điều chế cồn mã tiền.

5


CỒN THUỐC
Tincturae
1. ĐỊNH NGHĨA
Theo DĐVN IV, cồn thuốc là những chế phẩm lỏng, được điều chế bằng cách chiết
dược liệu thực vật, động vật hoặc hòa tan cao thuốc hoặc dược chất theo tỷ lệ quy định
với ethanol ở các nồng độ khác nhau.
Cách biểu thị hoạt tính:
-

Các cồn thuốc có nguồn gốc từ thực vật có chứa các thành phần có hoạt tính mạnh,
biểu thị hoạt tính theo 10 g dược liệu trong mỗi 100 ml cồn thuốc

-

Phần lớn những cồn thuốc từ dược liệu khác biểu thị theo 20 g dược liệu trong mỗi
100 ml cồn thuốc.

2. PHÂN LOẠI
Cồn thuốc được phân loại dựa theo phương pháp điều chế, gồm có 3 loại sau:
- Cồn thuốc điều chế bằng phương pháp ngâm
- Cồn thuốc điều chế bằng phương pháp ngâm nhỏ giọt.
- Cồn thuốc điều chế bằng phương pháp hoà tan.
3. THÀNH PHẦN
3.1 Dƣợc chất
- Đạt các tiêu chuẩn qui định trong DĐVN về: hàm lượng hoạt chất, độ ẩm, tỷ lệ

tạp chất. Nếu là dược liệu thì dược liệu khô tốt hơn dược liệu tươi.
- Dược chất bao gồm:
 Nguồn gốc hóa dược: Iod, long não…
 Dược liệu thảo mộc: quế, mã tiền, cà độc dược, cánh kiến…
 Dược liệu động vật: rắn, tắc kè…
 Bán thành phẩm: cao động vật, cao dược liệu, tinh dầu…
Chú ý:
Dƣợc liệu: cần được chia nhỏ đến độ mịn thích hợp tùy theo bản chất dung môi và
phương pháp chiết xuất.
Dung môi
Để điều chế cồn thuốc, phải sử dụng dung môi ethanol có độ cồn thích hợp. Ethanol
phải đạt các tiêu chuẩn quy định trong DĐVN. Thí dụ:
- Ethanol 300- 600: dùng cho những dược liệu chứa hoạt chất dễ tan trong nước.
- Ethanol 700: dùng cho những dược liệu chứa alcaloid, glycosid.
- Ethanol 800- 900: dùng cho những dược liệu chứa tinh dầu, nhựa…
- Ethanol 900- 950: dùng cho những dược liệu có hoạt chất dễ bị thủy phân trong
môi trường nước.
4. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ
4.1. Phƣơng pháp ngâm
Phương pháp này áp dụng để điều chế cồn thuốc không chứa hoạt chất độc, mạnh và
tan được trong cồn ở nhiệt độ thường.
6


Thí dụ: Cồn tỏi, cồn vỏ cam, vỏ quýt, cồn gừng, cồn hồi…
Độ cồn thường dùng là: 600, 700 , 800 , 900
Cho dược liệu đã chia nhỏ vào một dụng cụ thích hợp và thêm khoảng 3/4 lượng
ethanol sử dụng. Đậy kín, để ở nhiệt độ thường, ngâm từ 3 đến 10 ngày, thỉnh thoảng
khuấy trộn.
4.2. Phƣơng pháp ngâm nhỏ giọt

Phương pháp này thường được dùng để điều chế cồn thuốc có hoạt chất độc, mạnh.
Thường dùng cồn 700 (đối với dược liệu độc). Làm ẩm dƣợc liệu: Cho dược liệu đã
chia nhỏ vào một dụng cụ thích hợp, trộn với ethanol vừa đủ ẩm. Đậy nắp kín, để yên
2 - 4 giờ ở nhiệt độ phòng.
- Ngâm: Cho dược liệu đã làm ẩm vào bình ngâm nhỏ giọt đến khoảng 3/4 thể tích
của bình, đặt trên mặt dược liệu những vật liệu thích hợp để tránh xáo trộn khi đổ
dung môi vào. Mở khóa bình, đổ từ từ ethanol lên khối dược liệu cho đến khi có vài
giọt dịch chiết chảy ra, đóng khóa bình lại và tiếp tục thêm ethanol cho đến khi ngập
hoàn toàn khối dược liệu. Để ngâm trong khoảng 24 giờ sau đó rút dịch chiết.
- Rút dịch chiết: Thêm ethanol vào và tiếp tục rút dịch chiết đến khi thu được lượng
dịch chiết quy định. Trộn đều và để yên trong 2 - 3 ngày, gạn lọc lấy dịch trong.
- Ngưng chiết: khi đạt tỷ lệ qui định: 1 phần dƣợc liệu phải điều chế đƣợc 10 phần
thành phẩm và phải đạt hàm lượng hoạt chất qui định. Gộp các dịch chiết lại, trộn,
rồi định lượng theo hướng dẫn trong chuyên luận. Pha loãng phần dịch chiết còn lại
với một lượng dung môi theo tính toán từ thử nghiệm xác định hàm lượng để thu
được cồn thuốc theo yêu cầu.
Thí dụ : Cồn cà độc dược, cồn ô đầu, .…
4.3. Phƣơng pháp hoà tan
Hòa tan cao thuốc, dược chất hoặc tinh dầu vào ethanol có nồng độ qui định. Để lắng
sau đó lọc để loại tủa.
Phương pháp này khá phổ biến trong kỹ thuật bào chế cồn thuốc do cồn thuốc thu
được sẽ trong và do đó sẽ bảo quản được lâu hơn, điều chế nhanh chóng và thuận lợi.
5. YÊU CẦU CHẤT LƢỢNG
Yêu cầu chung đối với cồn thuốc như sau:
Tỷ trọng, định tính, định hoạt chất, hàm lượng ethanol, cắn sau khi bay hơi: Đáp ứng
yêu cầu quy định trong chuyên luận riêng.
- Xác định độ cồn: cồn thuốc có chứa một lượng chất hoà tan nhất định, nếu dùng
alcol kế để xác định độ cồn thì sai số sẽ lớn. Vì vậy, phải loại các chất hoà tan bằng
phương pháp cất, làm sao chất lỏng thu được sau khi cất chỉ gồm ethanol và nước.
Đo xác định độ cồn và tính ra tỷ lệ ethanol có trong cồn thuốc.

- Xác định cắn khô: Lấy chính xác 5,0 ml hoặc 5,000 g cồn thuốc cho vào một cốc có
đường kính 5 - 7 cm và cao 2 - 3 cm đã cân bì trước, làm bay hơi đến khô trên cách
thủy và sấy khô ở 100 - 105 ºC trong 3 giờ, để nguội trong bình hút ẩm và cân. Tính
% khối lượng hay số g cắn trong 1 lít chế phẩm.
6. BẢO QUẢN
Cồn thuốc được đựng trong bao bì kín, để nơi thoáng mát và tránh ánh sáng.
7


Trong quá trình bảo quản, dưới tác dụng của ánh sáng, không khí, nhiệt độ, trong cồn
thuốc có thể xuất hiện một số biến đổi như kết tủa (albumin, tanin, gôm…), biến
màu, giảm hàm lượng hoạt chất.

7. MỘT SỐ CÔNG THỨC CỒN THUỐC
Cồn thuốc điều chế bằng phƣơng pháp ngâm
Cồn tỏi
Công thức:
Tỏi (đã bóc vỏ)
200g
Cồn 600
Thời gian ngâm khoảng 10 ngày.

vđ để điều chế 1000g cồn thuốc

Cồn thuốc điều chế bằng phƣơng pháp ngâm nhỏ giọt
Cồn Aconit
Công thức:
Aconit bột mịn vừa
100g
Cồn 900

-



0

Ngâm nhỏ giọt aconit với cồn 90 và rút khoảng 800g dịch chiết.
Định lượng ancaloid toàn phần và điều chỉnh để thu được cồn thuốc chứa 0,050%
ancaloid toàn phần.

Cồn thuốc điều chế bằng phƣơng pháp hoà tan
Cồn mã tiền
Công thức:
Cao lỏng mã tiền
85g
Cồn 700 vđ
1000ml
Thành phẩm là chất lỏng trong, màu vàng nâu, vị đắng và có hàm lượng hoạt chất
0,12 – 0,13% strichnin.

8


ĐO VÀ PHA CỒN
PHÂN BIỆT VỀ ĐỘ CỒN
Độ cồn là số ml cồn etylic nguyên chất có trong 100ml dung dòch cồn.
Độ cồn thực: là độ cồn đo được bằng cồn kế ở 15 0C.
Độ cồn biểu kiến: là độ cồn đo được bằng cồn kế không ở 15 0C.
Trong thực tế, độ cồn đo được thường là độ cồn biểu kiến nên cần phải chuyển
sang độ cồn thực bằng một trong hai cách sau:

-

-

Nếu độ cồn biểu kiến nhỏ hơn 560 thì áp dụng công thức qui đổi sau:
T = B – 0,4 (t0 C – 150C)

T
B
t0C
0,4

: là độ cồn thực cần xác đònh.
: là độ cồn biểu kiến đo được.
: là nhiệt độ của cồn lúc đo.
: là hệ số điều chỉnh.

Thí dụ 1: độ cồn đo được là 44 0 ở 100C thì độ cồn thực sẽ là:
T= 44 – 0,4(100 C– 150 C) = 460
Thí dụ 2: Độ cồn đo được 48 0 ở 280C thì độ cồn thực sẽ là:
T = 48 – 0,4 (280 C– 150 C) = 4608
-

Nếu độ cồn biểu kiến lớn hơn 560 thì tra “Bảng tìm độ cồn thực” ở DĐVN hoặc
các tài liệu chuyên môn khác.

Thí dụ 3: Độ cồn đo được 60 0 ở 200C, tra bảng sẽ được độ cồn thực là 58,2 0

7. ĐỘ CỒN
7.1.

-

Cồn kế (tửu kế bách phân, alcol kế).
Nhiệt kế.
Ống đong có dung tích cần thiết và chiều cao lớn hơn chiều dài của cồn kế.

7.2.
-

Dụng cụ đo độ cồn

Cách tiến hành

Cho cồn muốn đo vào ống đong, mặt cồn cách miệng ống đong khoảng 5 cm.
9


-

Nhúng nhiệt kế vào để xác đònh nhiệt độ của cồn, khi nhiệt độ ổn đònh ta đọc
nhiệt độ ngay vạch khắc của nhiệt kế.
Lấy nhiệt kế ra, lau khô và cho vào hộp bảo quản.
Nhúng cồn kế vào, cho cồn kế nổi tự do, đọc độ cồn, vạch nổi của cồn kế
ngang với mặt thoáng của cồn.
Dùng xong rửa sạch, lau khô, cho vào hộp bảo quản.
Tính toán hoặc tra bảng để biết được độ cồn thực.

8. KỸ THUẬT PHA CỒN
8.1.


Pha cồn cao độ với nước cất để có cồn thấp độ
p dụng công thức:
V1C1 = V2C2
=> V1 =

V2 C2
C1

V1: thể tích cồn cao độ cần lấy để pha.
C1: độ cồn của cồn cao độ cần lấy để pha.
V2: thể tích cồn thấp độ muốn pha.
C2: độ cồn của cồn thấp độ muốn pha.
Thí dụ 4 : Pha 300ml cồn 600 từ cồn 900 đo ở 150C thì cách tính như sau:
Cồn 900 ở 150C là độ cồn thực
Số ml cồn 900 cần lấy để pha là
V1 =

300x 60
= 200 ml
90

Đong 200ml cồn 900 thêm nước cất vừa đủ 300ml sẽ được cồn 600 cần pha

8.2.

Pha cồn cao độ với cồn thấp độ để được độ cồn trung gian muốn pha
p dụng công thức:
V1( C1 – C3 ) = V2( C2 – C3 )

V1 =


C2 – C3
C1 – C3

.V2

V1: thể tích cồn cao độ cần lấy để pha.
10


C1: độ cồn thực của cồn cao độ cần lấy để pha.
V2: thể tích cồn trung gian muốn pha.
C2: độ cồn thực của cồn trung gian muốn pha.
C3: độ cồn thực của cồn thấp độ.
Thí dụ 5 : Muốn pha 500ml cồn 700 từ cồn 900 với cồn 400 thì cách tính như sau:
C2 – C3

700 – 400

V1 = C – C x V 2 = 0
x 500 = 300 ml
1
3
90 – 400
Đong 300ml cồn 900, thêm cồn 400 vừa đủ 500ml sẽ được cồn 700 muốn pha

9. KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CỒN MỚI PHA
Tự học

11



DUNG DỊCH THUỐC
Solutiones
1. ĐỊNH NGHĨA
Theo DĐVN IV, dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng trong suốt chứa một hoặc

nhiều dược chất hồ tan, tức phân tán dưới dạng phân tử, trong một dung mơi thích hợp
(nước, ethanol, glycerin, dầu…) hay hỗn hợp nhiều dung mơi trộn lẫn với nhau.

2. PHÂN LOẠI
2.1.

Dựa trên cách dùng

Dung dòch thuốc dùng ngoài , dung dòch thuốc dùng trong.

2.2.

Dựa trên bản chất dung môi

Dung dòch nước, dung dòch dầu, dung dòch cồn.

3. ƯU NHƯC ĐIỂM
3.1.

Ưu điểm

-


Do các phân tử trong dung dịch phân tán đồng nhất, nên các dung dịch thuốc đảm
bảo sự phân liều đồng nhất khi sử dụng và độ chính xác cao khi pha lỗng hoặc khi
trộn các dung dịch với nhau.

-

Hấp thu và gây tác dụng nhanh hơn thuốc ở dạng rắn
Một số dược chất ở dạng dung dòch khi tiếp xúc với niêm mạc không gây kích
ứng như khi dùng dưới dạng rắn. Thí dụ: natri bromid, natri iodid, cloral
hydrat…

3.2.

Nhược điểm

-

Các dược chất trong dung dịch thường khơng ổn định về mặt hóa học so với dạng
rắn.

-

Không bảo quản được lâu.
Bao bì lớn và có khối lượng lớn nên vận chuyển cồng kềnh.

4. THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC
4.1.

Dược chất


Còn gọi là chất tan bao gồm các dược chất: vô cơ, hữu cơ, ở dạng rắn, lỏng hay
khí (ít gặp).

4.2.

Các chất phụ

Có thể có trong dung dòch thuốc với các vai trò sau:
- Chất ổn đònh: chống oxy hoá, chống thuỷ phân.
- Chất làm tăng độ tan.
- Chất bảo quản: chống vi khuẩn , nấm mốc.
12


-

Chất tạo hệ đệm pH, điều chỉnh pH.
Chất đẳng trương (đối với thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt).

4.3.

Dung môi

Thường dùng:
- Nước cất, nước tinh khiết: là một dung môi phân cực mạnh, do đó là một dung
môi tốt để hoà tan phần lớn các hợp chất phân cực như các muối, các đường có
nhóm phân cực, các phenol, aldehyd, ceton, gôm, tanin, enzym… nhưng không
hòa tan các chất nhựa, chất béo, ancaloid base.
- Ethanol: được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành dược để hoà tan các acid, các
kiềm hữu cơ, các alcaloid và muối của chúng, một số glycosid, nhựa, tinh

dầu…. Ethanol không hoà tan pectin, gôm, enzym…
Đối với một số dược chất, hỗn hợp ethanol- nước có khả năng hoà tan cao hơn so
với mỗi thành phần ethanol và nước riêng rẽ.
-

Glycerin: Trong bào chế chỉ sử dụng glycerin dược dụng, có tỷ trọng 1,2251,235 chứa 3% nước, không gây kích ứng. Ở nồng độ 25%, glycerin có tác dụng
sát khuẩn. Glycerin chủ yếu được sử dụng trong các dạng thuốc dùng ngoài.

-

Dầu thực vật: Thường dùng dầu đậu phộng, dầu hướng dương.
Nước cất thơm : Chế phẩm thu được bằng cách cất dược liệu với nước hay hoà

tan tinh dầu vào nước cất. Nước thơm chứa các hoạt chất dễ bay hơi có trong
dược liệu như tinh dầu, acid cyanhydric…

5. KỸ THUẬT BÀO CHẾ DUNG DỊCH THUỐC
Bao gồm 4 giai đoạn sau:

5.1.

Cân, đong dược chất và dung môi

5.2.

Hoà tan

Tuỳ theo tính chất của dược chất mà chọn phương pháp hoà tan cho thích hợp:
-


Hoà tan ở to thường: áp dụng cho những dược chất dễ hoà tan trong dung môi.
Thí dụ: hòa tan Natri clorid, Glucose

-

Hoà tan ở to cao: áp dụng cho dược chất khó tan ở nhiệt độ thường, dễ tan ở
nhiệt độ cao. Thí dụ: hòa tan acid boric, …

-

Nghiền : cần tác dụng lực cơ học để hoà tan dược chất vào dung môi. Thí dụ:
hòa tan Natri borat

-

Ngâm: áp dụng cho dược chất khó tan trong dung môi, dễ bò hư hỏng ở nhiệt độ
cao. Thí dụ: điều chế dung dòch Calci hydroxyd.

-

Hoà tan đặc biệt: để hoà tan các chất khó tan. Có thể dùng các phương pháp sau:
 Tạo dẫn chất dễ tan:
Thí dụ: pha dung dòch Lugol (Dung dòch Iod 1%) theo công thức DĐVN III
Iod

1g
13


Kali iodid


2g

Nước cất vđ

100ml

Trong đó: I2 + KI KI3 , phức chất KI3 rất dễ tan trong nước
Nồng độ KI càng đậm đặc thì tốc độ phản ứng càng nhanh. Do đó để dễ dàng
hoà tan iod chỉ cần lượng nước tối thiểu tạo dung dòch KI bão hoà (đồng lượng
chất tan).
 Dùng hỗn hợp dung môi :Thí dụ:

Long não hoà tan trong hỗn hợ p nước- cồn etylic.

Bromoform trong hỗn hợp cồn – glycerin.

Digitalin 0,1% hoà tan trong hỗn hợp dung môi: cồn etylic- glycerin- nước.
 Dùng chất trung gian thân nước : Các chất trung gian thân nước làm tăng độ
tan của các chất ít tan. Thí dụ:

Dùng Natri benzoat để làm tăng độ tan của cafein trong nước (thuốc
tiêm cafein 7%).

Dùng acid citric để hoà tan calci glycerophosphat.
+ Chất diện hoạt làm tăng độ tan.

-

-


6.

5.3.

Lọc trong dung dòch

5.4.

Đóng gói, bảo quản

Các dung dòch thuốc thường được đóng vào lọ thuỷ tinh hoặc lọ bằng chất dẻo.
Các loại bao bì này cần đạt yêu cầu chất lượng theo Dược điển như về độ
trung tính, không tương kỵ với dược chất và dung môi…
Với dung dòch thuốc có dược chất dễ hư hỏng bởi ánh sáng cần đóng trong chai
lọ thuỷ tinh màu hay bảo quản trong tối hoặc gói lại bằng giấy đen.
Bảo quản: để nơi khô mát, tránh ánh sáng.

KIỂM SOÁT CHẤT LƯNG

Dung dòch thuốc phải đạt tiêu chuẩn chất lượng sau:
- Độ trong, màu sắc, mùi vò.
- Tỉ trọng, pH.
- Đònh tính, đònh lượng.
- Dung tích.
- Giới hạn nhiễm khuẩn.

7.

MỘT SỐ CÔNG THỨC DUNG DỊCH THUỐC

7.1.

Dung dòch acid boric 3%

Công thức:
Acid boric

3g

Nước cất



100ml

Tiến hành: Hoà tan acid boric trong một lượng nước cất đun sôi, để nguội, thêm
nước cất vừa đủ thể tích.
Công dụng: Sát trùng, diệt nấm.

7.2.

Dung dòch iod mạnh 1% (dung dòch lugol)
14


Công thức:
Iod

1g


Kali iodid

2g

Nước cất vđ

100ml

Tiến hành:
- Cân kali iodid, hoà tan trong lọ hình nón với khoảng 2 – 3 ml nước cất.
- Cân iod trên mặt kính đồng hồ và cho ngay iod vào dung dòch đậm đặc kali
iodid vừa pha.
- Thêm nước cất vừa đủ thể tích, trộn đều.
- Lọc trong qua bông.
- Đóng chai, dán nhãn.
Công dụng:

Uống theo giọt dùng điều trò bệnh bướu cổ do thiếu iod.

Giải độc khi ngộ độc các alcaloid.

7.3.

Dung dòch bromoform 10%

Công thức:
Bromoform

10g


Glycerin

30g

Cồn Ethanol 900 60g

Tiến hành: Cân vào một bình thủy tinh nút mài theo thứ tự glycerin, ethanol,
bromoform. Trộn đều.
Công dụng: là dung dòch mẹ để pha chế các đơn thuốc nước có bromoform với tác
dụng dòu ho, chống co thắt đường hô hấp (ho cơn, ho gà).
7.4.

Dung dòch glyceroborat

Công thức:
Natri borat

3g

Glycerin

100g

Tiến hành: Cân natri borat và nghiền trong cối. Thêm glycerin, hoà tan bằng
cách nghiền.
Công dụng: chữa tưa lưỡi ở trẻ em. Dùng que quấn bông hoặc gạc mềm bôi lên
lưỡi ngày 1 – 2 lần

7.5.


Dung dòch Dalibour

Công thức:
Đồng sulfat

0,1g Dung dòch acid picric 0,1%

Kẽm sulfat

0,4g Cồn long não 10%

1ml
1ml

Nước cất vđ
100ml
Tiến hành:
- Hoà tan đồng sulfat và kẽm sulfat trong khoảng 90ml nước.
- Cho dung dòch acid picric vào khuấy đều.
- Cho từ từ từng giọt cồn long não vào, vừa cho vừa khuấy.
- Thêm nước đến vừa đủ 100ml.
15


Lọc, đóng chai.
Công dụng: sát trùng, dùng để rửa và đắp trong trườn g hợp chàm và nấm.
-

16



NƢỚC THƠM
1. ĐỊNH NGHĨA
Nước thơm là các chế phẩm chứa các chất dễ bay hơi có mùi thơm như tinh dầu, các
acid bay hơi (acid acetic, isovalerianic, cyanhydric...) hay các hợp chất của ammoniac
thu được bằng cách cất kéo dược liệu hoặc hòa tan tinh dầu vào nước.
Trong bào chế, nước thơm thường được dùng làm chất dẫn hoặc dung môi cho một số
dược chất có mùi vị khó chịu.
2. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ
2.1. Phƣơng pháp cất từ dƣợc liệu có tinh dầu
- Cất kéo bằng hơi nƣớc: trường hợp dược liệu là hoa, lá: cho hơi nước đi qua bộ phận
chứa dược liệu. Cách này có ưu điểm là dược liệu chỉ tiếp xúc với hơi nước, không tiếp
xúc với đáy nồi đun, tránh nhiệt độ quá nóng làm hỏng dược liệu và làm nước thơm có
mùi khét.
- Cất kéo trực tiếp: trường hợp dược liệu là thân, rễ...: dược liệu và nước được cho
thẳng vào nồi đun. Nước thơm thường có lẫn mùi khét.
Lọc nước thơm qua giấy lọc hoặc bông đã thấm ướt với nước.
Ƣu nhƣợc điểm:
- Phương pháp cất cho nước thơm có mùi vị tốt.
- Cách điều chế phức tạp, mất thời gian không phù hợp với pha chế nhỏ.
- Nồng độ tinh dầu hòa tan thấp.
2.2. Phƣơng pháp hòa tan tinh dầu trong nƣớc
2.2.1. Dùng cồn làm chất trung gian hòa tan
Tinh dầu được hòa tan theo 2 giai đoạn:
-

Hòa tan trong cồn:
Tinh dầu

1g


Ethanol 90o vđ

100g

Pha trong nước:

Lấy 3g dung dịch trên trộn với 97g nước cất. Khuấy kỹ và lọc.
Hàm lượng tinh dầu trong nước thơm 0,03%.
2.2.2. Dùng bột talc làm chất phân tán tinh dầu trong nƣớc
Công thức điều chế:
Tinh dầu
1g
Nước cất vđ
1000g

Bột talc

10g

Nghiền bột talc với tinh dầu, sau đó thêm nước khuấy lắc kỹ. Để yên 24 giờ thỉnh
thoảng khuấy sau đó lọc dung dịch qua giấy lọc đã thấm nước. Hệ số tan của tinh dầu
trong nước là 0,05 tương ứng với nồng độ 0,5g/l. Cần dùng một lượng thừa tinh dầu vì
talc hấp phụ đến 60-70% tinh dầu.
17


Nước thơm điều chế bằng phương pháp này không trong nhưng tiện lợi khi cần điều chế
một số lượng nhỏ.
2.2.3. Dùng chất diện hoạt làm trung gian hòa tan

Công thức điều chế:
Tinh dầu
2g
Tween 20
20g

Ethanol
Nước cất

200g
778g

Ƣu điểm
Nước thơm có mùi thơm mạnh, nồng độ tinh dầu xác định, bảo quản lâu hơn.
Cách điều chế đơn giản.
Nhƣợc điểm
Có thể có vị đắng do chất diện hoạt.
3. YÊU CẦU CHẤT LƢỢNG
Nước thơm thường trong, không màu có mùi đặc biệt của chất thơm.
Dễ bị phân hủy và mất mùi thơm do nhiệt độ, ánh sáng, không khí, vi sinh vật.
4. BẢO QUẢN
Bảo quản trong lọ thủy tinh màu, nút kín chỗ mát. Có thể thêm chất bảo quản.
5. MỘT SỐ CÔNG THỨC NƢỚC THƠM
Nước thơm bạc hà
Thân lá bạc hà tươi

100g

Nước cất


Hoặc
Tinh dầu bạc hà
Nước cất vđ

1,5g
1000 ml

Nước thơm tiểu hồi
Tinh dầu bạc hà
Tween 20

2g
20g



Bột talc

15g

Cồn 90o
Nước cất

300g
678ml

18


CÁC DUNG DỊCH MẸ DÙNG TRONG PHA CHẾ THEO ĐƠN

Các dung dòch thuốc thường được kê đơn với lượng ít, do đó trong khi pha chế, phải
mất nhiều thì giờ vào việc cân đong từng lượng nhỏ dược chất và rửa dụng cụ. Mặt
khác, cân đong từng lượng nhỏ dược chất thường đưa đến những sai số lớn.
Để hợp lý hoá các động tác bào chế, rút ngắn thời gian pha chế và nâng cao chính
xác cũng như chất lượng của chế phẩm, người ta hay dùng những dung dòch mẹ
có nồng độ nhất đònh đã được pha chế sẵn, thay cho các dược chất nguyên chất.
Khi pha chế các dung dòch mẹ, người ta tránh pha các dung dòch có nồng độ gần
nồng độ bão hòa.
Dung dòch mẹ của các hoá chất bền vững có thể bảo quản tối đa trong 1 tháng.
Những chất kém bền vững như cloral hydrat, urotropin chỉ pha dung dòch mẹ để
dùng trong 3 – 4 ngày; protargon, colagon chỉ pha chế dùng trong 1 – 2 ngày.
Không nên pha các muối alcaloid thành dung dòch mẹ vì rất chóng hỏng.
Các dung dòch mẹ có thể là môi trường rất tốt cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển,
vì vậy phải điều chế trong điều kiện vệ sinh vô khuẩn và phải dùng nước cất đã
đun sôi. Các chai đựng và dụng cụ pha chế phải được tiệt khuẩn trước. Dung dòch
mẹ sau khi điều chế bắt buộc phải lọc. Sau đó phải đònh tính, đònh lượng để điều
chỉnh nồng độ đến qui đònh nếu cần.

19


SIRÔ THUỐC
Syrup
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm của sirô thuốc.
2. Trình bày được phương pháp điều chế, yêu cầu chất lượng của sirô đơn và sirô
thuốc.
3. Phân tích được một số công thức điều chế sirô thuốc (được nêu trong bài).

1. ĐỊNH NGHĨA

Sirô thuốc là dung dịch uống chứa nồng độ cao đường trắng (sucrose) hay các loại
đường khác trong nước tinh khiết, có chứa các dược chất hoặc các dịch chiết từ dược
liệu.
Sirô đơn là dung dịch đường trắng gần bảo hoà trong nước tinh khiết.
Sirô cũng được dùng để chỉ các chế phẩm lỏng sệt hay hỗn dịch của thuốc trong đó có
chứa đường trắng, các loại đường khác hay những tác nhân gây ngọt.
Sirô cũng bao gồm những chế phẩm được hoà tan hay tạo thnh hỗn dịch ngay trước khi
sử dụng tùy theo tính chất của dược chất.

2. ĐẶC ĐIỂM
-

-

Sirô đơn điều chế với đường trắng có nồng độ là 64% (kl/kl), có tỷ trọng ở 20 0C
là 1,32, ở 105 0C là 1,26. Do có hàm lượng đường cao nên có thể bảo quản được
lâu, có tác dụng dinh dưỡng.
Sirô thuốc giúp che dấu được mùi vị khó chịu của một số hoạt chất, do đó rất
thích hợp với trẻ em.

3. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ
3.1. Điều chế sirô đơn
Có 2 phương pháp:
3.1.1. Phƣơng pháp nóng
Công thức:
Đường sucrose dược dụng
165g
Nước cất
100ml
Tiến hành:

- Cho đường vào nước, đun cách thủy ở nhiệt độ không quá 60 0C, khuấy đều để
hoà tan đường. Kiểm tra nồng độ đường. Lọc nóng.
- Đóng chai, đậy nút kín.
Ưu điểm: điều chế nhanh, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn.
Nhược điểm:
- Sirô thu được có màu hơi vàng do đường bị caramen hoá.
- Do tiếp xúc với nhiệt đường sucrose có thể tạo ra đường khử (đường đơn).
3.1.2. Phƣơng pháp nguội
Công thức:
Đường sucrose dược dụng
180g
Nước cất
100ml
20


Tiến hành:
- Cho đường vào nước, khuấy kỹ đến khi đường tan hoàn toàn hoặc đường được
đặt trong túi vải treo ở ngay phía dưới mặt nước để yên, quá trình hoà tan tự xảy
ra theo cách đối lưu từ trên xuống, khi đường hoà tan hết mới khuấy đều.
- Lọc. Kiểm tra nồng độ đường. Đóng chai, đậy nút kín.
Ưu điểm:
- Sirô không màu.
- Đường sucrose không tạo thành đường khử (đường đơn).
Nhược điểm: Thời gian hoà tan lâu.
Kiểm tra nồng độ đƣờng trong sirô
Sirô đơn đúng nồng độ đường 64% phải có tỷ trọng ở 200C là 1,32 (tương ứng với 350
Baumé) hoặc ở 1050C là 1,26 (tương ứng với 300 Baumé).
Tỷ trọng và độ baumé của một chất có liên quan với nhau, nếu biết được tỷ trọng sẽ tính
được độ baumé và ngược lại.


Nếu biết được độ Baumé (n) tính ra tỷ trọng (d):
d = 145 / 145 – n

Biết được tỷ trọng (d) tính ra độ Baumé (n):
n = 145 – 145 / d
Nồng độ đường trong sirô có thể được xác định bằng cách đo tỷ trọng hoặc đo nhiệt độ
sôi, do có tương quan giữa nồng độ và tỷ trọng, giữa nồng độ và nhiệt độ sôi (bảng 1 và
bảng 2).
Bảng 1: Mối quan hệ giữa tỷ trọng của sirô đơn và nồng độ đường ở 150C.
Nồng độ đƣờng (%)
65
64
60
Bảng 2: Mối quan hệ giữa nồng độ
sucrose trong nước.

Tỷ trọng sirô
1,3207
1,3146
1,2906
đường và nhiệt độ sôi của dung dịch đường

Nồng độ đƣờng (%) Nhiệt độ sôi (0C)
30
103,6
64-65
105
80
112

Cách đo nhiệt độ sôi để xác định nồng độ đường thường mắc sai số lớn do nhiệt độ sôi
thay đổi không nhiều khi thay đổi nồng độ.
Điều chỉnh nồng độ đƣờng đến nồng độ qui định
Nếu sirô đậm đặc phải pha loãng bằng nước cất.
Lượng nước cất thêm vào được tính theo công thức sau:
Q = 0,033  S  D
Trong đó :

Q là lượng nước cất cần thêm vào tính bằng g , kg.
21


S là khối lượng sirô đậm đặc tính bằng g, kg.

D là độ Baumé chênh lệch.
Ví dụ : Có 5000g sirô đơn đo được 380 Baumé ở 200C, điều chỉnh để có sirô đúng độ
( 350 Baumé).
Ap dụng công thức : Q = 0,033  S  D
Thay số ta có Q = 0,033  5000  3 = 495g hoặc 495ml
Nếu dùng tỷ trọng kế, lượng nước thêm vào được tính theo công thức sau:
Q = 0,033  S  145  d1 – d
d1d
Trong đó :
d1 là tỉ trọng của sirô cần pha loãng.
d là tỉ trọng qui định của sirô cần đạt được.
Làm trong sirô đơn
Sirô đơn được lọc nóng qua nhiều lớp vải gạc, vải dạ (quy mơ nhỏ) hoặc qua my lọc với
giấy lọc đặc biệt dầy và xốp có lỗ lọc lớn.
Có thể áp dụng các biện pháp làm trong sirô đơn như sau:
Trước đây dùng bột giấy lọc, lòng trắng trứng.



3.2.

Điều chế sirô thuốc

Có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
- Hoà tan dược chất hoặc dung dịch dược chất vào sirô đơn.
- Hoà tan đường vào dung dịch dược chất.
Có thể cho thêm chất làm thơm, chất ổn định chế phẩm, chất bảo quản với nồng độ
thích hợp như ethanol, glycerin, acid benzoic, nipagin, nipazol với nồng độ thích
hợp.
Điều chế sirô trong môi trường sản xuất có cấp độ sạch theo quy định.
3.2.1 Điều chế sirô thuốc bằng cách hoà tan dƣợc chất hay dung dịch dƣợc chất
vào sirô đơn
Áp dụng: Khi dược chất dễ tan trong sirô đơn hoặc khi các dược chất khó tan cần
phải hoà tan trong lượng tối thiểu dung môi thích hợp, sau đó phối hợp với sirô đơn.
Dược chất có thể là:
- Dược chất nguồn gốc hó dược: natri bromid, acid citric…
- Bán thành phẩm như cồn thuốc, cao thuốc, dịch chiết đậm đặc.
3.2.2. Điều chế sirô thuốc bằng cách hoà tan đƣờng vào dung dịch dƣợc chất
Áp dụng : Khi có dược liệu trong công thức.
Tiến hành: tùy theo tính chất của dược chất chứa trong dược liệu mà ta đem hầm,
sắc, hãm, ngấm kiệt để lấy dịch chiết rồi thêm đường theo tỷ lệ sirô đơn điều chế
theo phương pháp nguội.
4.
YÊU CẦU CHẤT LƢỢNG
Hàm lượng: Sirô đơn điều chế với đường trắng có nồng độ là 64% (kl/kl).
Tính chất: Sirô phải trong (nếu dạng dung dịch), không có mùi lạ, bọt khí hoặc có sự
biến chất khác trong qu trình bảo quản.

22


Nồng độ hoạt chất, pH, tỷ trọng, độ nhiễm khuẩn và các chỉ tiêu khác: Đạt theo quy
định trong các chuyên luận riêng.
Bột hoặc cốm để pha sirô: Phải đáp ứng yêu cầu chung của dạng Thuốc bột (Phụ lục
1.7) hoặc Thuốc cốm (Phụ lục 1.8).
5. ĐÓNG GÓI VÀ BẢO QUẢN
- Sirô đơn pha xong phải đóng vào chai khô, sạch, lúc nóng, đậy nút kín. Lắc đều
khi nguội.
- Sirô thuốc đựng trong chai nhỏ, vô khuẩn, đậy nút kín.
- Sirô điều chế không đúng nồng độ đường để một thời gian dễ bị vẩn đục do nấm
mốc, sủi bọt, lên men lactic… Hiện tượng lên men càng nhanh nếu trong sirô có
đường đơn.
- Bảo quản sirô nơi khô ráo, thoáng mát, không để nơi lạnh vì có thể làm kết tinh
đường trong sirô.
6. MỘT SỐ CÔNG THỨC SIRÔ THUỐC

6.1. Sirô tribromid
Công thức:
Calci bromid
Natri bromid

3g
3g

Amoni bromid
Sirô vỏ cam đắng

3g

100ml

Tiến hành:
- Hòa tan các hoạt chất trên trong khoảng 80ml sirô vỏ cam đắng.
- Thêm sirô vỏ cam đắng vừa đủ 100ml, khuấy đều.
- Đóng chai, nút kín. Dán nhãn thành phẩm thường, dùng trong.
Công dụng: trị ho, long đàm.

6.2. Sirô acid citric
Công thức:
Acid citric
Nước cất

1g
2ml

Sirô đơn vđ

100g

Tiến hành:
- Hoà tan acid citric vào 2ml nước cất. Lọc.
- Trộn đều dịch lọc acid citric vào sirô đơn.
- Thêm sirô đơn vừa đủ 100g, khuấy đều, đóng chai. Dán nhãn thành phẩm thường
dùng trong.
Công dụng: Dùng pha một số dạng thuốc khác.

6.3. Sirô vỏ cam đắng
Công thức:
Vỏ cam đắng

Cồn 600

10g
10ml

Nước cất
Đường trắng

100ml


Tiến hành:
- Cắt nhỏ vỏ cam, ngâm với cồn 60 0 trong 12 giờ.
- Hãm với nước nóng 70 0C trong 6 giờ. Gạn lấy dịch chiết, lọc.
23


Thêm đường theo tỷ lệ sirô đơn (phương pháp nguội), trộn đều, đóng chai.
Dán nhãn thành phẩm thường dùng trong.
Công dụng: trị ho, làm thơm các dạng thuốc khác.
-

6.4. Sirô Khuynh Diệp
Công thức
Lá Khuynh Diệp
Nước cất

10g
150 ml


Đường kính

Vừa đủ

Tiến hnh
- Đun sôi nước cất
- Hãm lá khuynh diệp với nước cất sôi
- Gạn lấy dịch chiết, lọc
- Thêm đường theo tỷ lệ sirô đơn chế nguội
- Lọc đóng chai khô, sạch, nút kín. Dán nhãn thành phẩm thường dùng trong
Công dụng: Chữa ho .

6.5. Sirô iodotanic
Công thức:
Iod
400ml
Tanin

2g

Nước cất

4g

Đường trăng dược dụng

600g

Tiến hành:
- Hoà tan tanin vào nước cất trong bình cầu (bình phản ứng).

- Thêm iod đã tán nhỏ và khoảng 1/6 lượng đường, đậy kín.
- Đun cách thủy ở gần 60 0 C, thỉnh thoảng lắc.
- Khi iod tan hết và dung dịch không còn phản ứng với giấy hồ tinh bột, cho nốt
lượng đường còn lại vào bình và tiếp tục đun cách thủy cho tan hết đường.
- Lọc, đóng chai, dán nhãn thành phẩm thường dùng trong.
Công dụng: trị bướu cổ do thiếu iod.

24


THUỐC BỘT
Pulveres
1. ĐỊNH NGHĨA
Theo DĐVN IV, thuốc bột là dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác
định, có chứa một hay nhiều loại dược chất. Ngoài dược chất, thuốc bột còn có thể
thêm các tá dược như tá dược độn, tá dược hút, tá dược màu, tá dược điều hương, vị ...
Thuốc bột có thể dùng để uống, để pha tiêm hay để dùng ngoài.
Trong y học cổ truyền, thuốc bột được gọi là “thuốc tán”.
2. PHÂN LOẠI
Có nhiều cách phân loại thuốc bột

2.1.
-

Thuốc bột đơn: trong thành phần chỉ có một chất.
Thuốc bột kép: trong thành phần có từ hai chất trở lên

2.2.
-


Dựa vào thành phần

Dựa vào cách phân liều, đóng gói

Thuốc bột phân liều: Thuốc bột phân liều thường dùng để uống.
Thuốc bột không phân liều: Thuốc bột không phân liều thường là bột dùng ngoài.

2.3.

Dựa theo cách dùng

Thuốc bột để uống: là loại thuốc bột thường gặp nhất.
- Thuốc bột để dùng ngoài: thường phải là bột mịn hoặc rất mịn để tránh tạo cảm
giác khó chịu khi xoa lên da.
- Thuốc bột để pha thuốc tiêm.
3. ƢU NHƢỢC ĐIỂM: TỰ HỌC
4. YÊU CẦU CHẤT LƢỢNG CHUNG
Tính chất
Bột phải khô tơi, không bị ẩm, vón, màu sắc đồng nhất.
Độ ẩm
Thuốc bột không được chứa hàm lượng nước quá 9,0%, trừ các chỉ dẫn khác.
Độ mịn (Phụ lục 3.5).
Thuốc bột phải đạt độ mịn quy định trong chuyên luận.
Độ đồng đều hàm lượng
Độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3).
Khi không có chỉ dẫn riêng, độ chênh lệch được tính theo tỷ lệ phần trăm so với khối
lượng trung bình bột thuốc trong một đơn vị đóng gói.
Định tính. Định lượng
Giới hạn nhiễm khuẩn
Các thuốc bột có nguồn gốc dược liệu, nếu không có chỉ dẫn trong chuyên luận riêng,

phải đáp ứng yêu cầu Thử giới hạn nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6).
-

5.
5.1.

KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC BỘT
Kỹ thuật bào chế thuốc bột đơn

5.1.1. Dƣợc chất là dƣợc liệu thảo mộc
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×