Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ý THỨC bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN đảo của NHÂN dân TỈNH bà rịa VŨNG tàu HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 115 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển, đảo Việt Nam là chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ
quốc Việt Nam XHCN. Bảo vệ vững chắc CQBĐ là một trong những nhiệm vụ
chiến lược và cấp bách của cách mạng Việt Nam, là nghĩa vụ và trách nhiệm của
mỗi công dân đối với dân tộc, là nhân tố quyết định bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng chỉ rõ: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển
đảo, vùng trời của Tổ quốc” [28, tr.148]. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm thực hiện
không gì lay chuyển được toàn dân và toàn quân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thời gian qua, tình hình tranh chấp biển, đảo trên Biển Đông ngày càng gay
gắt đã và đang đặt ra những khó khăn, thách thức về bảo vệ CQBĐ của nước ta.
Đặc biệt, hiện nay một số nước trong khu vực đang đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về CQBĐ nhằm tạo dư luận quốc tế có lợi để tìm mọi cách chiếm ưu thế
trong giải quyết tranh chấp CQBĐ đối với Việt Nam. Đúng như Đảng ta đã đánh
giá: “Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn,
nghiêm trọng” [27, tr.288]. Trước tình hình mới, đòi hỏi chúng ta cần phải: “Đẩy
mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm
của… từng người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc” [28, tr150]. Điều này
cho thấy, ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân Việt Nam nói chung, ý thức bảo
vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng có vai trò rất quan
trọng và là vấn đề cơ bản, lâu dài mang tính chiến lược của Đảng ta.
Ý thức bảo vệ CQBĐ là cơ sở, tiền đề quan trọng để nhân dân hành động
đúng đắn, tự giác, tích cực, hiệu quả vào thực hiện nhiệm vụ BVTQ Việt Nam
XHCN. Đó là những tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí quyết tâm của mọi
tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ; đồng thời, là vũ khí tư
tưởng sắc bén, kịp thời đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu xuyên tạc,
phá hoại của các thế lực thù địch góp phần hoàn thành hai nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng Việt Nam.



Ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian
qua, đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc. Tuy nhiên,
do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân
nơi đây vẫn còn những hạn chế, đồng thời cũng đang gặp phải không ít khó
khăn, xuất hiện cả những nguy cơ và thách thức mới, như: phạm vi vùng biển
do tỉnh quản lý rộng lớn, khu vực biển chồng lấn với các quốc gia láng giềng
rất phức tạp; việc làm của nhân dân không ổn định trong điều kiện cơ sở vật
chất đánh bắt thủy hải sản xa bờ chưa tương xứng; các thế lực thù địch và kẻ
xấu tập trung chống phá từ hướng biển có chiều hướng gia tăng làm cho “thế
trận lòng dân” chưa được củng cố vững chắc. Từ đó, đặt ra cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cần luận giải một cách cơ bản và có hệ thống những vấn đề lý luận
và thực tiễn về ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân địa phương góp phần bảo
vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trong mọi tình huống. Từ những lý
do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận
văn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Nhóm công trình khoa học nghiên cứu về bảo vệ Tổ quốc, ý thức bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của V.I Lênin - Giá trị lịch sử
và hiện thực [83, tr.6]. Cuốn sách là sự tập hợp hệ thống các bài nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học quân sự về những nội dung cơ bản của Học thuyết bảo vệ
Tổ quốc XHCN của V.I Lênin đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng
sản Việt Nam vận dụng, phát triển sáng tạo trong chỉ đạo thực tiễn cách mạng
nước ta, lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thành công cách mạng giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong công cuộc đổi mới đất nước,
những giá trị của học thuyết đó tiếp tục được Đảng ta vận dụng, phát triển vào
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời đại ngày nay.
2



Một số vấn đề lí luận bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
tình hình mới [39]. Tác giả đưa ra quan điểm của Đảng ta về mục tiêu,
nhiệm vụ, phương thức, sức mạnh và lực lượng bảo vệ Tổ quốc XHCN
hiện nay; về nội hàm phát triển mới của ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN, từ
đó chỉ ra các phương thức xây dựng ý thức BVTQ Việt Nam XHCN cho
mọi người dân trong tình hình mới.
Ý thức bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam trong lịch sử và hiện nay
[85]. Tác giả đã luận giải và đưa ra khái niệm khái niệm về ý thức bảo vệ
Tổ quốc XHCN của mọi người dân Việt Nam, từ đó, nêu lên các yêu cầu, chỉ
ra những định hướng và quan điểm chỉ đạo xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc
XHCN. Các giải pháp mà công trình chỉ ra là nâng cao chất lượng giáo dục
chính trị và đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng; phát huy truyền
thống yêu nước, đoàn kết gắn bó cộng đồng; tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước đối với việc xây dựng ý thức bảo vệ Tổ
quốc XHCN trong thời kỳ mới.
Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho người dân Việt
Nam - định hướng và giải pháp [86]. Trong công trình này tập thể tác giả
đã làm rõ cơ sở khoa học, thực trạng, dự báo các nhân tố tác động và đề
xuất những định hướng và giải pháp xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN cho mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ mới. Trong đó các
tác giả đã đưa ra khái niệm về ý thức bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đồng thời,
tập thể tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp trong xây dựng ý thức bảo vệ
Tổ quốc cho mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ mới.
* Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về bảo vệ chủ quyền biển,
đảo Việt Nam
Chiến lược bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng
biển đảo Việt Nam đến năm 2020 [6], trên cơ sở khảo cứu và luận giải nhiều
vấn đề có tính cấp bách đối với việc quản lý, khai thác và bảo vệ CQBĐ của
Tổ quốc, công trình đã nhấn mạnh đến các vấn đề: thực tiễn tranh chấp chủ
3



quyền trên biển Việt Nam, đưa ra các dự báo và định hướng giải quyết cho
vấn đề này; đánh giá thực trạng quản lý biển của Việt Nam, những hạn chế
của hệ thống pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển; đồng thời tham mưu
cho Đảng, Nhà nước hệ thống các giải pháp quản lý nhà nước về biển đảo,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển và tăng cường sức mạnh tổng hợp
quốc gia bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
từ năm 2001 đến năm 2011 [65]. Công trình đã đánh giá khách quan quá trình
Đảng lãnh đạo bảo vệ CQBĐ Tổ quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI cho thấy,
Đảng có được những thành công rất đáng trân trọng, nhưng vẫn còn một số
thiếu sót cần phải khắc phục. Từ thực tiễn lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ,
công trình đánh giá thực trạng chỉ ra năm ưu điểm, ba hạn chế, ba nguyên
nhân khách quan, chủ quan; Luận án đã rút ra năm kinh nghiệm có giá trị lịch
sử và hiện thực đối với nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ hiện nay.
Xây dựng thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở tỉnh
Khánh Hòa hiện nay [41]. Tác giả đã luận giải khá thành công vấn đề lý luận
và thực tiễn về bảo vệ CQBĐ và đưa ra khái niệm xây dựng thế trận lòng dân
trong bảo vệ CQBĐ ở tỉnh Khánh Hòa; đánh giá thực trạng xây dựng thế trận
lòng dân trong bảo vệ CQBĐ; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả xây dựng thế trận lòng dân trong bảo vệ CQBĐ ở tỉnh Khánh Hòa.
Cuốn sách Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
[2]. Tác phẩm này đã đề cập đến vị trí vai trò tiềm năng của biển và kinh tế
biển Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, đồng thời tác
phẩm đề cập đến kết hợp phát triển kinh tế biển gắn với củng cố, tăng cường QP,
AN trên biển, đảo Việt Nam. Trong cuốn sách Chủ quyền biển đảo thiêng liêng
của tổ quốc [76, tr.5], nhóm tác giả đề cập tương đối đa dạng, hấp dẫn thông
qua nhiều thể loại báo chí, khá nhiều những nhân chứng, sự kiện lịch sử về
biển, đảo của đất nước; góp phần khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm

trên vùng biển Việt Nam, đồng thời là cơ sở xác thực đấu tranh trước những
luận điệu xuyên tạc về CQBĐ Việt Nam.
4


Một số bài báo của các tác giả như: Vũ Đình Tấn, “Đẩy mạnh tuyên truyền
về biển, đảo góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc” [72]; Phạm Thị Nhung, “Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của
Việt Nam” [62]; Nguyễn Thúy Hoàn, “Ý chí toàn dân” [37]: các tác giả đã đề
cập đến vị trí, vai trò công tác tuyên truyền biển, đảo; họ đã đánh giá kết quả
đạt được, chỉ ra hạn chế và rút ra ý nghĩa của công tác tuyên truyền biển, đảo
của quân và dân thời gian qua. Mặt khác, chỉ ra yêu cầu, đề xuất đồng bộ
nhiều giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ
CQBĐ trong thời gian tới.
Trần Thiết, “Huy động sức mạnh tổng hợp quốc gia xây dựng thế trận
quốc phòng - an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc” [74];
Bùi Thị Như Ngọc, “Tăng cường đại đoàn kết toàn dân trong bảo vệ chủ
quyền biển, đảo nước ta hiện nay” [63]; Văn Danh, “Nhiệm vụ và giải pháp
thúc đẩy phát triển kinh tế biển của nước ta” [20];... ở góc độ khác nhau,
nhưng các bài báo đã nói lên tầm quan trọng của CQBĐ Việt Nam trong công
cuộc đổi mới phát triển đất nước hiện nay; thông qua đánh giá vai trò to lớn của
biển, đảo các tác giả bước đầu đã đề xuất một số giải pháp tập trung mọi nguồn
lực phát triển kinh tế biển, gắn với tăng cường xây dựng thế trận QP, AN bảo vệ
vững chắc CQBĐ của Tổ quốc.
Trong những năm vừa qua, nhiều công trình khoa học quan trọng bàn về
biển, đảo nói chung, về bảo vệ CQBĐ nói riêng được trình bày khá phong
phú, đa dạng như: đề tài, luận án, luận văn, sách, các bài báo,… dưới góc độ
phản ánh khác nhau, bước đầu đã xác lập được cơ sở khoa học khẳng định
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên vùng biển, đảo
Việt Nam; các công trình cũng làm rõ một số vấn đề về chủ trương, chính

sách của Đảng, Nhà nước trong giải quyết tranh chấp CQBĐ trên Biển Đông.
Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khoa
học các cấp được công bố đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau có
liên quan đến biển, đảo; liên quan đến nội dung bảo vệ CQBĐ trong sự
5


nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về “Ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân
dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay” trên một địa bàn có tính đặc thù
như vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vì vậy, đề tài là công trình
nghiên cứu độc lập của tác giả, có kế thừa những nội dung nghiên cứu của
các công trình nói trên liên quan đến đề tài, nhưng không trùng lặp với
các công trình khoa học, luận án, luận văn đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ý thức bảo vệ
CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ
bản nâng cao ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện
nay, nhằm góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
Việt Nam XHCN.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện
nay và con đường hình thành của nó.
Đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu hiện nay.
Đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao ý thức bảo vệ CQBĐ của
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu

Ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở các xã,
phường ven biển và đảo của thành phố Vũng Tàu, huyện Long Điền, Đất
Đỏ, Xuyên Mộc. Các số liệu được sử dụng từ năm 2011 đến nay.
6


5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN; đường lối, quan điểm của Đảng về
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN.
* Cơ sở thực tiễn
Đề tài nghiên cứu ý thức, trách nhiệm, hành động bảo vệ CQBĐ của
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua. Những tài liệu, tư liệu, số liệu
nghiên cứu, khảo sát thực tế về bảo vệ CQBĐ của các cấp ủy, chính quyền ở
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của
khoa học xã hội và nhân văn, trong đó tập trung là các phương pháp: Kết hợp
lôgic và lịch sử; điều tra xã hội học; phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và
phương pháp chuyên gia… để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho
cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng ý thức bảo
vệ CQBĐ cho nhân dân trên địa bàn Tỉnh hiện nay.

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong học tập
và giảng dạy cũng như tuyên truyền về bảo vệ CQBĐ trong các đơn vị LLVT
và nhân dân các tỉnh có biển, đảo.
7. Kết cấu của đề tài
Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục và các công trình khoa học của tác giả đã công bố.

7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ Ý THỨC
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU HIỆN NAY

1.1. Một số vấn đề lý luận về ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
1.1.1. Chủ quyền biển, đảo Việt Nam và ý thức bảo vệ chủ quyền biển,
đảo Việt Nam
* Biển, đảo Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia ven biển Thái Bình
Dương, nằm trong khu vực Biển Đông. Biển Đông là một vùng biển, đảo nửa
kín, có nhiều danh lam thắng cảnh và tài nguyên khoáng sản liên quan đến các
nước láng giềng với diện tích khoảng 3,5 triệu km 2. Biển Việt Nam, theo công
ước Luật Biển 1982 bao gồm các đảo, quần đảo, các vùng đặc quyền kinh tế
rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần đất liền, có bờ biển dài hơn 3.260 km. Biển, đảo
có vị trí, vai trò rất quan trọng, không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn và
là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế; biển, đảo còn
đóng vai trò quan trọng trong QP, AN, là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công
cuộc BVTQ Việt Nam XHCN.
* Chủ quyền biển, đảo Việt Nam là quyền sở hữu, quản lý, sử dụng và bảo

vệ các vùng biển, đảo và quần đảo theo luật pháp của Việt Nam và tuân theo luật
pháp quốc tế. Biển, đảo là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3 Luật biển Việt Nam khẳng định: “Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy,
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác
định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982”. Điều 19 cũng khẳng định: “Đảo, quần
đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ
Việt Nam” [70, tr.6].
8


Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam có các quyền cơ bản đối với CQBĐ
là: Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ
của mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được
thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó.
Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ
sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò
và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích
kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...
Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc
đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp
phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo,
thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân
tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi
trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó [4].
* Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Theo Từ điển tiếng Việt, “Bảo vệ là chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm

để giữ cho được nguyên vẹn” [79, tr.53]. Vận dụng sáng tạo học thuyết Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN, Đảng và Nhà nước ta
chủ trương kiên quyết, kiên trì bảo vệ CQBĐ Việt Nam. Xác định đây là nhiệm
vụ thiêng liêng cả trong thời bình và thời chiến, tất cả mọi lực lượng, mọi tài
nguyên của đất nước đều phải được huy động cho công cuộc bảo vệ CQBĐ khi
bị xâm lược, xâm lấn, xung đột, tranh chấp trên biển, đảo.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: “Chúng ta mong
muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định,
nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển, đảo của
đất nước…” [78]. Đó là thể hiện ý chí quyết tâm không gì lay chuyển được nhân
dân ta tiếp nối truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam anh hùng.
9


Mục tiêu bảo vệ CQBĐ là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đó là: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ
vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời” [26, tr.233] của Tổ quốc.
Nội dung bảo vệ CQBĐ là phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm;
giữ gìn sự toàn vẹn về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc
gia trên các vùng biển, đảo theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với
luật pháp quốc tế. Bảo vệ CQBĐ bao gồm: bảo vệ vùng nội thủy, vùng lãnh hải,
vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia Việt Nam.
Phương thức bảo vệ CQBĐ phải dựa trên cơ sở quán triệt quan điểm,
phương châm chỉ đạo chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trên biển, bao gồm:
đấu tranh chính trị, kinh tế, ngoại giao, pháp lý và quân sự.
Lực lượng bảo vệ CQBĐ là tất cả mọi người dân Việt Nam yêu nước như
sự xác định của Điều 4, Luật biển Việt Nam khẳng định: “Các cơ quan, tổ chức
và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ

quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ
tài nguyên và môi trường biển” [70, tr.2]. Trong đó, LLVT là nòng cốt, nhân
dân lao động trên vùng biển, đảo là lực lượng tại chỗ rất quan trọng bảo vệ
CQBĐ của Tổ quốc.
* Ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân dân Việt Nam
Theo Từ điển tiếng Việt, “Nhân dân là đông đảo những người dân, thuộc
mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực nhất định” [79, tr.913]. Nhân dân
Việt Nam là lực lượng của dân tộc ta trong hành trình giữ nước, giữ biển từ xa
xưa. Vùng biển, đảo nước ta là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian
sinh tồn, do nhân dân ta làm chủ. Đó là điều đã được khẳng định trong suốt
chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không
10


giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa
trước. Vì vậy ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển,... Cho nên một
nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào
miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc” [58, tr. 311].
Từ xa xưa, việc vươn ra biển, làm giàu từ biển là bổn phận của mỗi người
dân Việt Nam. Thắng giặc trên sông biển bảo vệ đất nước; khai thác các nguồn
lợi của biển phục vụ đời sống đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Sự xuất hiện tàu, thuyền của nhân dân trên vùng biển Việt Nam là những “cột
mốc sống”, khẳng định CQBĐ thiêng liêng của Tổ quốc. Các tổ, đội đánh bắt hải
sản như những “làng”, “bản” trên biển là cột mốc chủ quyền Việt Nam theo
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Nhân dân vừa là những
người lao động cần cù, vừa là lực lượng cảnh giới, phát hiện, thông báo cho các
cơ quan chức năng về tình hình trên biển và tham gia tìm kiếm cứu nạn, góp
phần ngăn chặn tàu, thuyền nước ngoài xâm phạm CQBĐ của Tổ quốc.
Khi có tình huống phức tạp xảy ra, nhân dân là lực lượng hỗ trợ, phối hợp

cùng LLVT và các lực lượng chuyên trách đấu tranh tại thực địa để bảo vệ
chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển. Bất chấp thiên tai, hiểm nguy, tài sản bị
mất mát, tính mạng bị đe dọa, họ ý thức được rằng: không nản chí, luôn thể
hiện quyết tâm bám giữ biển, giữ nghề “cha truyền con nối”, làm chủ ngư
trường truyền thống từ bao đời, góp phần bảo vệ CQBĐ thiêng liêng của Tổ
quốc. Đảng và Nhà nước ta đã nói rõ: “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt
Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn,
bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình” [21].
Trong sự nghiệp xây dựng, BVTQ hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
chúng ta đang tập trung phát triển KT - XH đi đôi tăng cường QP, AN, củng
cố “thế trận lòng dân” vững chắc. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI
về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tiếp tục khẳng định:
BVTQ là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; sức mạnh BVTQ
là sức mạnh tổng hợp của cả nước, bao gồm sức mạnh trên tất cả các lĩnh vực
11


của đời sống xã hội, của các lực lượng và suy cho cùng sức mạnh của nhân
dân là căn bản nhất. Sức mạnh đó huy động được đến đâu còn tùy thuộc vào
sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự đồng lòng, ủng
hộ của nhân dân. Do vậy, sự nghiệp bảo vệ CQBĐ không chỉ trông cậy vào
lực lượng chuyên trách, mặc dù đó là lực lượng nòng cốt, mà điều có ý nghĩa
cơ bản, lâu dài là phát huy được ý thức, vai trò của nhân dân, nhất là các tầng
lớp nhân dân vùng biển, đảo.
Ý thức dưới góc độ tiếp cận của phương pháp luận mác xít là một hiện
tượng xã hội, mang bản chất xã hội và là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu
phức tạp, gồm nhiều thành tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Đến nay, có rất nhiều
cách tiếp cận, cách hiểu về kết cấu của ý thức. Dưới góc độ triết học, người ta đã
xem xét ý thức theo nhiều “lát cắt” khác nhau tùy theo cách tiếp cận. Xét theo
chiều dọc, ý thức được hiểu một cách thống nhất tương đối bao gồm: Tự ý thức,

tiềm thức, vô thức… Xét theo chiều ngang, còn rất nhiều cách hiểu về kết cấu
của nó. Ví như: Có cách hiểu kết cấu của ý thức gồm “tri thức, tình cảm, lòng
tin, ý chí…” [77, tr.38]; cách khác lại hiểu kết cấu của nó gồm: “tri thức, tình
cảm, niềm tin, lý trí, ý chí…” [38, tr.204]; có người lại hiểu kết cấu của ý thức
gồm: “tri thức, niềm tin và ý chí…” [66, tr.29]; người khác lại hiểu kết cấu của
nó bao gồm cả tri thức, tình cảm, niềm tin, thái độ, nhu cầu, ý chí, quyết tâm…
Để định hướng cho quá trình nghiên cứu đúng góc độ chuyên ngành, đề tài
tiếp cận kết cấu của ý thức bao gồm: Tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí. Trong
đó, tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi; tình cảm, niềm tin vừa được hiểu theo nghĩa
rộng, bao hàm cả niềm tin, tình cảm và cả nghĩa hẹp là bản thân niềm tin. Còn ý
chí được hiểu theo nghĩa là ý chí quyết tâm.
Tri thức chính là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới. Để cải
tạo tự nhiên và xã hội, con người phải có tri thức về sự vật, hiện tượng. Nếu
không có tri thức thì con người hoạt động không có hiệu quả; không có tri thức,
không dựa vào tri thức thì ý thức là hiện tượng trừu tượng trống rỗng, không
giúp gì cho con người trong hoạt động thực tiễn. Trí thức khi được con người và
12


cộng đồng tiếp thu, lĩnh hội, gắn với chủ thể trở thành nhận thức, nói cách khác,
nhận thức là tri thức gắn với chủ thể nhất định, là tri thức của chủ thể.
Tình cảm, niềm tin là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối
với những sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa
của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm, niềm
tin là biểu hiện sự hòa quyện của nhận thức trở thành động lực tinh thần của
mỗi người vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giúp con người quyết định
mục đích hành động chính xác, có quyết tâm cao và vững vàng trong mọi
thử thách của cuộc sống.
Ý chí quyết tâm là điểm hội tụ của tri thức và tình cảm, niềm tin hướng
vào hoạt động của con người. Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở

năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực
khắc phục khó khăn, năng lực này không phải tự nhiên ai cũng có và không
phải ai cũng có như nhau. Ý chí là một trạng thái tâm lý của ý thức, là sự phản
ánh quyết tâm hành động của chủ thể vượt qua các điều kiện của hiện thực
khách quan quy định.
Những yếu tố tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí quyết tâm quan hệ chặt
chẽ với nhau, vừa phản ánh các yếu tố cấu thành ý thức, vừa phản ánh cấp độ tư
tưởng, lý luận và cấp độ tâm lý, tình cảm của ý thức.
Từ những vấn đề cơ bản trên có thể khái quát, ý thức bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của nhân dân Việt Nam là một bộ phận của ý thức bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là tổng hòa tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí
quyết tâm của nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo; góp
phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc.
Như vậy, ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân Việt Nam được hình thành và
phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ý thức bảo
vệ CQBĐ của nhân dân ta ngày càng phát triển và hoàn thiện trong quá trình bảo
vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN.
13


1.1.2. Quan niệm, con đường hình thành ý thức bảo vệ chủ quyền biển,
đảo của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
* Đặc điểm cộng đồng dân cư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu là một cộng đồng dân cư sinh sống trên địa
bàn có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, QP, AN của miền Đông nam bộ.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có rừng núi, trung du, đồng bằng, đô thị và bán đảo, hải
đảo; chiều dài bờ biển là: 305,40 km, dọc theo 5/8 huyện giáp biển là Xuyên
Mộc, Long Điền, Đất Đỏ, Vũng Tàu, Côn Đảo. Phần thềm lục địa của Tỉnh rộng
120.000 km2 diện tích gấp 60 lần đất liền; có đảo Long Sơn và quần đảo Côn

Lôn hay còn gọi là Côn Đảo. Diện tích của Tỉnh gồm 2.123,71 km 2, hải đảo là
76,71 km2, có hệ thống đường bộ, đường sông, sân bay và cảng biển đã kết nối
toàn diện với các tỉnh trong nước và quốc tế, rất thuận lợi cho việc phát triển KT
- XH và củng cố QP, AN, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc [Phụ lục 1].
Trong những năm đổi mới cuộc sống của nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu ngày
càng ổn đinh, chất lượng được nâng lên. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
VI đánh giá: tổng sản phẩm nội địa bình quân hàng năm đều tăng, thu nhập bình
quân đầu người đạt 5.233 USD/người/năm, là một trong những địa phương có thu
nhập cao trong cả nước [Phụ lục 5]. Năm 2015 dân số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có
1.082,439 người; là địa phương có 20 dân tộc sinh sống, dân tộc Kinh chiếm 98%,
các dân tộc khác chiến 2% (khoảng 26.676 người). Chiếm số đông sau người
Kinh là người Hoa (11.648 người), người Châu Ro (8.867 người). Ngoài ra còn có
các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Mường, Dao, Sán Dìu, Sán Chay, Ngái, Mông, Cơ
Ho, Bru, Vân Kiều, Lô Lô, E Đê, Rơ Mâm, Chăm, Khme.
Với một cộng đồng dân cư đa tôn giáo, chiếm 56,47% dân số toàn tỉnh. Đa
số nhân dân theo các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành,
Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Bà Hai,… Hầu hết nhân
dân nơi đây có tín ngưỡng tâm linh, thờ cúng ông bà tổ tiên, cư dân vùng biển
còn có “tục lệ thờ Cá Ông, theo đạo Ông Trần với tư tưởng nho giáo yêu nước
14


làm điều nhân nghĩa, cứu giúp người khốn khó hoạn nạn, căm ghét điều ác” [32,
tr.19]. Nhìn chung nhân dân đoàn kết, phấn khởi, tin tưởng vào cuộc sống mới.
Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sinh sống trên địa bàn có vị thế đặc biệt
quan trọng về QP, AN, có nhiều đơn vị LLVT đóng quân: Trường Trung cấp
Biên phòng 2, Hải đoàn Biên phòng 18, Vùng 2 Hải quân, Vùng Cảnh sát biển
3, Trung đoàn tên lửa 261; ngoài ra, còn có LLVT địa phương và các lực lượng
chức năng khác. Từ cấp tỉnh đến các huyện, xã có dân quân, tự vệ rộng khắp,
trên vùng biển, đảo của Tỉnh và hàng chục vạn ngư dân với hàng ngàn tàu

thuyền thường xuyên hoạt động trên biển tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân,
thế trận an ninh nhân dân vững chắc [Phụ lục 7].
Mặt khác, đây cũng là một trong những địa phương khá phức tạp về tình
hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mà các tầng lớp nhân dân thường
xuyên phải đối mặt. Kinh tế phát triển đi đôi với tội phạm, tệ nạn xã hội ngày
càng gia tăng đang là mối đe dọa đến cuộc sống yên bình của nhân dân mọi lúc,
mọi nơi; “trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp, vi phạm pháp luật có
chiều hướng tăng” [33, tr.44] đã tác động xấu đến lòng tin của nhân dân đối với
sự nghiệp xây dựng và BVTQ.
Nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu có lòng yêu nước và truyền thống văn hóa
gữi nước, giữ biển trong quá trình khai khẩn đất đai và chống giặc ngoại xâm
trên vùng đất mới. Được nuôi dưỡng và thử thách trong kháng chiến họ có lòng
yêu nước và truyền thống cách mạng, từ khi được giác ngộ đã tuyệt đối tin tưởng
và trung thành với sự nghiệp cách mạng. Họ đã xây dựng hệ thống căn cứ địa
cách mạng, nơi đây “Căn cứ Lòng dân” là điểm tựa vững chắc để giành thắng lợi
trong chiến tranh giải phóng. Đặc biệt, đội ngũ công nhân cao su, công nhân dịch
vụ, ngư dân ven biển có “ý thức đoàn kết đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc
trở thành nét đẹp của con người miền Đông gian lao mà anh dũng” [1, tr.136].
Với truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nhân dân trên mảnh đất
lich sử này đã khắc họa, đúc kết nên 18 địa danh lịch sử văn hóa nổi tiếng, riêng
Côn Đảo hiện có 22 di tích lịch sử, trong đó “hệ thống nhà tù Côn Đảo đã chứng
15


kiến những số phận con người trong ngục tối vẫn hiên ngang, bình thản, lạc quan,
nuôi chí lớn trả nợ nước” [42, tr.111] đã trở thành một biểu tượng tiêu biểu của ý
chí quật cường chống giặc ngoại xâm. Trong thời kỳ đổi mới nhân dân địa
phương phấn khởi, tin tưởng, đoàn kết gắn bó quyết tâm xây dựng quê hương giàu
đẹp, văn minh, hiện đại với mục tiêu “phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mạnh về
công nghệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và du lịch” [22, tr.47] góp phần bảo

vệ vững chắc CQBĐ thân yêu. Những đặc điểm nổi bật này là cơ sở quan trọng để
nhân dân địa phương hình thành, phát triển ý thức bảo vệ CQBĐ hiện nay.
* Quan niệm ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Từ những luận giải về bảo vệ CQBĐ, ý thức bảo vệ CQBĐ Việt Nam, về
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có thể quan niệm: Ý thức bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một dạng đặc thù của ý
thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân dân Việt Nam; là tổng hòa tri thức,
tình cảm, niềm tin và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân
dân địa phương được thể hiện trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một biểu
hiện trong ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân Việt Nam, thể hiện ở một đối
tượng cụ thể là nhân dân địa phương trên một địa bàn được xác định là ở tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu. Ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân Việt Nam là cái chung, ý
thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cái riêng. Khi xem
xét ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải xét đến
các yếu tố quyết định, chi phối, tác động và ảnh hưởng đến nó, trước hết là các
loại ý thức chung nói trên.
Ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một tổ hợp
các thành tố, các bộ phận cấu thành rất phong phú, đa dạng tạo nên một chỉnh thể.
Các biểu hiện của nó được thể hiện cả dưới dạng ý thức lý luận (những tư tưởng,
quan điểm về BVTQ và bảo vệ CQBĐ đã được hệ thống hoá, khái quát hoá) lẫn ý
16


thức thông thường. Việc phân định các biểu hiện của ý thức này chỉ có tính chất
tương đối, bởi trên thực tiễn luôn diễn ra sự giao thoa, chuyển hoá lẫn nhau giữa
chúng. Vì thế, những nội dung cụ thể biểu hiện về ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân
dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau đây đều phản ánh cả hai dạng ý thức trên.
Tri thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân dân tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu
Đây là biểu hiện cơ bản, quan trọng nhất trong ý thức bảo vệ CQBĐ của
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nó có nội dung toàn diện, rộng lớn, phản ánh
các hiểu biết về bảo vệ CQBĐ của nhân dân nơi đây.
Sự hiểu biết những quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về CQBĐ, bảo vệ CQBĐ Việt Nam; nắm vững các kiến thức cơ bản về
phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên vùng biển
nước ta, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới
lãnh thổ mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công
ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Sự hiểu biết về truyền thống, kinh nghiệm bảo vệ CQBĐ của cha ông trong
lịch sử dựng nước và giữ nước, những chiến công, tấm gương anh dũng của
quân và dân ta trong nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ. Nhận thức đúng đắn về trách
nhiệm, nghĩa vụ của mình, đồng thời hun đúc lòng yêu nước, tình yêu biển, đảo
quê hương, tạo ra sự đồng thuận, nhất trí cao và quyết tâm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ mà Đảng, Nhà nước giao cho.
Sự nhận thức về vị trí, vai trò chiến lược của biển, đảo Việt Nam; vùng
biển trên địa bàn Tỉnh giàu tài nguyên và tiềm năng phát triển đất nước đang
là sự thèm khát của nhiều nước lớn. Nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu cần cập
nhật đầy đủ, chính xác thông tin, ngày càng hiểu rõ hơn về tình hình biển,
đảo gắn liền với cuộc sống của họ hiện nay. Nhận thức rõ tình hình an ninh
quốc gia trên biển; phạm vi khai thác, bảo vệ tài nguyên biển của quốc gia;
những khu vực biển, đảo đang còn tồn tại tranh chấp về chủ quyền giữa các

17


nước trong khu vực; những chứng cứ, tư liệu lịch sử có giá trị pháp lý để
khẳng định chủ quyền của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Sự nhận thức về âm mưu, thủ đoạn xâm chiếm Biển Đông của thế lực nước

ngoài. Hiểu rõ những diễn biến phức tạp, tranh chấp chủ quyền trên biển, đảo tiếp
tục xảy ra, một số nước đẩy mạnh các hoạt động quân sự trên biển, đảo với quy
mô, cường độ ngày càng tăng; phô trương, gia tăng sức mạnh quân sự làm ảnh
hưởng đến môi trường hòa bình, đe doạ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển, đảo
nước ta. Nhất là tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của các quốc gia láng giềng,
công khai yêu sách chủ quyền phi pháp. Nhận biết âm mưu của các thế lực thù
địch sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” kết hợp kích động “tự diễn biến, tự
chuyển hóa” trong nội bộ để chống phá nước ta trên hướng biển, đảo.
Sự hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ CQBĐ, quyền lợi không tách
rời với nghĩa vụ; Nhà nước, chính quyền địa phương bảo đảm các quyền của
nhân dân; nhân dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và chính quyền địa
phương; quyền và nghĩa vụ của nhân dân do Hiến pháp và hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước quy định.
Sự hiểu biết về phương pháp, cách thức bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của
công dân. Cụ thể, thực hiện nghiêm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982 và các hiệp định phân định vùng biển giữa Việt Nam các nước; nắm
vững các quy định của Đảng và Nhà nước, của địa phương về mục tiêu, nhiệm
vụ, nội dung, nguyên tắc, phương thức, lực lượng bảo vệ CQBĐ của nước ta.
Nhân dân được bảo đảm các quyền lợi vật chất và tinh thần theo quy định của
Nhà nước và địa phương, được dân chủ tham gia đầy đủ mọi mặt hoạt động xã
hội; được đối xử một cách công bằng, bình đẳng trước pháp luật trong tham gia
bảo vệ CQBĐ của Tổ quốc.
Tình cảm, niềm tin của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đối với nhiệm vụ
bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Đây là một trong những biểu hiện cơ bản trong ý thức bảo vệ CQBĐ của
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tình cảm, niền tin là kết quả trực tiếp của tình
18


yêu đối với Tổ quốc Việt Nam XHCN. Có tình cảm, tình yêu biển, đảo, yêu quê

hương, gia đình, yêu mến và tôn trọng nhân dân với những biểu hiện cụ thể như:
Sự nhất trí, tin tưởng hệ thống quan điểm, tư tưởng, đường lối về BVTQ
Việt Nam XHCN, hoặc những vấn đề liên quan đến lợi ích, vận mệnh của Tổ
quốc; quan tâm lo lắng trước sự chạy đua vũ trang, leo thang quân sự của các
nước ở khu vực Biển Đông, nhất là khi xảy ra tranh chấp CQBĐ trong thời điểm
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của
chúng ta; tỏ rõ thái độ kiên quyết phản đối hành động các quốc gia thăm giò khai
thác tài nguyên, xây đắp, tôn tạo đảo nhân tạo trái phép tại vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa của Việt Nam hiện nay…
Tin tưởng vào sức mạnh của đất nước, đó là lòng tin sâu sắc vào đường lối
lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, tin vào đường lối chiến lược,
sách lược quân sự, quốc phòng của đất nước; niềm tin của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, của mọi tầng lớp nhân dân tạo thành sức mạnh bảo vệ vững chắc toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sự vững tin vào khả năng, trình độ và sức mạnh chiến
đấu của LLVT, của quân đội nhân dân “để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo,
thềm lục địa trong mọi tình huống” [64, tr.4] kể cả trong điều kiện chiến tranh
xảy ra, với mọi quy mô và trình độ.
Tình cảm, niềm tin bảo vệ CQBĐ thường được biểu hiện qua các sắc thái
tình cảm như: Đồng tình với hệ thống đường lối, quan điểm, chính sách bảo vệ
CQBĐ ở nước ta; tin tưởng vào sức mạnh bảo vệ CQBĐ và thừa nhận cách
thức, phương pháp đấu tranh bảo vệ CQBĐ ở nước ta; tuân thủ các nguyên tắc
giải quyết tranh chấp chủ quyền trên vùng biển, đảo; cảm phục trước những tấm
gương hy sinh bảo vệ CQBĐ Việt Nam; vững tin vào kết quả đấu tranh chống
các thế lực phản động, thù địch của quân và dân ta; có dũng khí đấu tranh bảo vệ
CQBĐ thiêng liêng của Tổ quốc.
Mức độ thừa nhận, tin tưởng, cảm phục, đồng tình đối với nhiệm vụ BVTQ
Việt Nam XHCN, nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ quê hương đến đâu đều dựa trên sự tích
luỹ những tri thức, thông tin về CQBĐ. Sự biến đổi của các sắc thái tình cảm, niềm
tin đó có thể đạt đến đỉnh cao khi nó tích lũy đầy đủ những tri thức bảo vệ CQBĐ
19



một cách có hệ thống, khoa học, đầy đủ, kịp thời, chính xác và được định hướng rõ
ràng trong quá trình hoạt động thực tiễn của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc của nhân dân tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu
Đây là biểu hiện tập trung và là đỉnh cao trong ý thức bảo vệ CQBĐ của
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là sự chuyển hoá trực tiếp và là kết quả tất
nhiên của quá trình tích luỹ tri thức, xây dựng tình cảm, niềm tin bảo vệ CQBĐ
với những biểu hiện cụ thể là:
Xác định rõ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của
Tổ quốc; kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán quốc gia của Việt Nam, phát triển kinh tế biển, quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng luôn nêu cao tinh thần cảnh giác
cách mạng và ý chí quyết tâm khắc phục mọi nguy hiểm, khó khăn, gian khổ, kể
cả nơi ngư trường xa xôi “đầu sóng, ngọn gió”; vượt qua những ảnh hưởng tiêu
cực, những cám dỗ của mặt trái nền kinh tế thị trường; những thiếu thốn về vật
chất, tinh thần; luôn sẵn sàng phục vụ, cống hiến và bám trụ ngư trường truyền
thống trên vùng biển của Tổ quốc.
Đó là lập trường kiên định, bản lĩnh vững vàng, dũng cảm trong đấu tranh,
trung thực, thật thà trong lao động của mọi người dân. Nêu cao tinh thần lao
động tập thể XHCN, chủ động, nhiệt tình, sáng tạo với tâm thế luôn sẵn sàng
huy động nhân lực, phương tiện tàu thuyền bảo vệ CQBĐ. Tinh thần dám nghĩ,
dám làm, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng vươn khơi, bám biển. Tự
kiểm soát cảm xúc, tâm trạng không để bị ảnh hưởng, lôi kéo, lây nhiễm bởi
những hành vi, lối sống tiêu cực, các tư tưởng phản động, cực đoan đang xâm
nhập, lây lan vào bản thân và nghề nghiệp…
Xác định rõ mục đích và quyết tâm khắc phục khó khăn, gian khổ thực
hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Họ luôn phấn đấu vươn lên trong
lao động, sản xuất, luôn hăng hái đi đầu cùng các lưc lượng tham gia bảo

20


vệ CQBĐ. Sẵn sàng đương đầu vượt qua mọi thử thách, gan dạ, kiên
cường, dũng cảm, hy sinh quên mình nơi “tiền tiêu” của Tổ quốc. Tích cực
tham gia đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
thế lực thù địch, có dũng khí bảo vệ lẽ phải, sẵn sàng tham gia phục vụ
chiến đấu bảo vệ CQBĐ.
Những nội dung trên thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện bảo vệ CQBĐ của
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là những biểu hiện hết sức quan trọng, định
hướng cho mọi hành động của nhân dân để họ xứng đáng với vai trò là người
chủ xây dựng quê hương giàu đẹp. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi, là dấu
hiệu đặc trưng cơ bản; là động lực quan trọng thúc đẩy nhân dân lao động sáng
tạo góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Đồng thời, ý thức bảo vệ CQBĐ còn biểu hiện ở thái độ, hành
vi và kết quả hoạt động của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong sự nghiệp
xây dựng và BVTQ.
Nét đặc trưng cơ bản trong ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu là sự kết hợp giữa nhận thức, tình cảm đối với truyền thống giữ
nước, giữ biển của người Miền Đông gian lao mà anh dũng, được thể hiện ở ý
chí quyết tâm kiên cường bám trụ, nỗ lực tự giác trong bảo vệ và xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Tóm lại, ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được
thể hiện trong việc thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối
với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo; được thể hiện qua kết quả hoạt động tích cực, tự giác, sáng
tạo của mọi tầng lớp nhân dân trong Tỉnh. Đây là cơ sở để nghiên cứu, nhận biết
và làm sâu sắc hơn ý thức bảo vệ CQBĐ của họ.
* Con đường hình thành ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân
dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay

Ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu không tự nhiên sinh
ra, mà được hình thành và phát triển trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, với
21


lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, kiên cường, bất khuất và ý chí tự
lực, tự cường, năng động sáng tạo vươn lên làm chủ cuộc sống. Cụ thể là:
Thứ nhất, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân dân Bà Rịa - Vũng
Tàu được nuôi dưỡng, hình thành bằng sự kế thừa truyền thống, văn hóa giữ
nước, giữ biển của nhân dân Việt Nam và địa phương.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, ý thức hình thành từ quá trình
lao động của con người trong tiến trình lịch sử của chính họ. Trên quê hương
cách mạng, lòng khao khát độc lập, tự do đã hun đúc cho nhân dân Bà Rịa Vũng Tàu lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất.
Họ đã sớm giác ngộ và tuyệt đối tin tưởng, trung thành với sự nghiệp cách mạng
của Đảng, được thử thách, tôi luyện trong chiến tranh ác liệt đúc kết thành truyền
thống, văn hóa giữ nước, giữ biển từ xa xưa.
Có thể nói, đây là vấn đề có tính quy luật thể hiện một trong những vấn đề
căn bản của ý thức xã hội là sự phản ánh và sự phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Khi
tồn tại xã hội ở đây chính là truyền thống, văn hóa giữ nước, giữ biển của nhân
dân địa phương có sự vận động, biến đổi thì ý thức bảo vệ CQBĐ của họ cũng
có sự vận động, biến đổi theo và thể hiện trên vấn đề cơ bản sau:
Truyền thống, văn hóa giữ nước, giữ biển ở địa phương được bảo tồn, phát
huy giá trị thì ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân ngày càng củng cố, vun đắp
đầy đủ, sâu sắc đạt đến trình độ lý tính và ổn định vững chắc hơn. Ngược lại, nếu
truyền thống, văn hóa giữ nước, giữ biển bị lãng quên, thiếu định hướng, những
biểu hiện đời sống văn hóa của nhân dân không được thích ứng, phai nhạt, thậm
chí lệch chuẩn thì ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân sẽ không được nuôi dưỡng
đúng đắn, đầy đủ, mới dừng lại ở trình độ cảm tính, thiếu tính ổn định vững
chắc; thậm chí có thể có sự nhận thức sai lệch.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hình thành và phát triển gắn liền với thành qủa

cách mạng của cả nước, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến. Với
điểm xuất phát thấp, lại phải trải qua hơn 30 năm chiến tranh, hậu quả để lại còn
rất nặng nề, tàn dư thực dân, đế quốc còn nhiều, cộng thêm các thế lực thù địch
22


thường xuyên chống phá độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia khá phức tạp trên
địa bàn của Tỉnh. Đây là thời kỳ xây dựng mô hình xã hội XHCN, thay thế xã
hội cũ mà nó đã lọt lòng ra. Theo đó, những dấu vết, tàn tích của xã hội cũng vẫn
còn tồn tại và đan xen trong xã hội. Các ý thức xã hội mới và ý thức xã hội cũ
còn tồn tại bên nhau, đấu tranh quyêt liệt với nhau. Ý thức bảo vệ CQBĐ của
nhân dân trong Tỉnh cũng là một biểu hiện của quá trình ấy.
Trong thời kỳ đổi mới, truyền thống văn hóa giữ nước vẫn tác động mạnh
mẽ, sâu sắc và toàn diện đến ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân Việt Nam nói
chung, nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Trong suốt chiều dài lịch sử nhân
dân nơi đây có tình yêu nước nồng nàn, đoàn kết bên nhau với ý thức cùng chung
nguồn cội “đồng bào”, dũng cảm dấn thân trên con đường cách mạng vì độc lập tự
do của Tổ quốc. Đó là “ý chí bất khuất và năng động vượt khó, là tinh thần chiến
đấu dũng cảm kiên cường và trí tuệ mưu lược thấm đẫm tinh thần thượng võ,
nghĩa hiệp. Đó là tinh thần đoàn kết gắn bó, là tình thương yêu giai cấp, thương
yêu đồng loại, là lối ứng xử hào hiệp, nhân nghĩa, có thủy có chung” [1, tr.418].
Tuy nhiên, do quá trình biến đổi nhanh chóng của đời sống KT - XH trong
nền kinh tế thị trường, những giá trị truyền thống, văn hóa giữ nước có phần bị
xói mòn, hoặc bị bỏ quyên. Mặt khác “tình trạng sùng bái lối sống văn hóa cơ
hội, thực dụng, coi trọng đồng tiền trong một bộ phận nhân dân diễn ra khá phổ
biến” [33, tr.215],… đã gây nên sự nhận thức khác nhau, thiếu đầy đủ và sai lệch
về nghĩa vụ và trách nhiệm BVTQ ở một bộ phận nhân dân, nhất là đối với
thanh niên - một lực lượng đông đảo, trẻ, khỏe và rất nhạy cảm trước những vấn
đề nóng về bổn phận và trách nhiệm bảo vệ CQBĐ như hiện nay.
Sự hình thành ý thức, thói quen, tinh thần trách nhiệm bảo vệ CQBĐ của

nhân dân cũng phụ thuộc rất nhiều vào truyền thống quê hương, chất lượng môi
trường văn hóa - xã hội nơi sinh thành. Những người dân sinh ra từ những miền
quê giàu truyền thống văn hoá, giàu lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng, kinh
tế, xã hội phát triển, đời sống chính trị, xã hội ổn định, phát triển, dân trí cao…
thì ý thức chính trị, ý thức pháp luật và ý thức bảo vệ CQBĐ thường tốt hơn.
23


Ngược lại, những người dân lớn lên từ những nơi thiếu bề dày văn hoá, những
khu dân cư, đô thị, những vùng kinh tế mới được thành lập, vùng sâu, vùng xa,
nơi biên giới, hải đảo kinh tế, văn hoá, xã hội kém phát triển, chính trị, xã hội
thiếu ổn định… thì ý thức bảo vệ CQBĐ của họ thường kém hơn.
Những nơi mà cấp ủy, chính quyền và Hội đồng Giáo dục QP, AN làm tốt
công tác giáo dục truyền thống, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giải quyết tốt
quyền và nghĩa vụ của nhân dân với Tổ quốc; nhân dân địa phương sống trong
môi trường lao động tập thể tổ chức chặt chẽ, được giáo dục, rèn luyện những
kiến thức cơ bản về pháp luật, các quyền và nghĩa vụ công dân… thì họ thường
có ý thức công dân, ý thức chính trị và ý thức bảo vệ CQBĐ tốt hơn. Ngược lại,
những nơi chưa làm tốt những vấn đề trên thì nhận thức, trách nhiệm của nhân
dân và cả ý thức chấp hành pháp luật lẫn ý thức bảo vệ CQBĐ của họ ở đó
thường kém hơn…
Con đường hình thành, phát triển ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu phụ thuộc vào sự kế thừa truyền thống, văn hóa giữ nước,
giữ biển. Để phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực
làm cho ý thức bảo vệ CQBĐ của họ hình thành, phát triển đúng đắn thì biện
pháp vừa cơ bản và vừa cấp bách hiện nay là hệ thống chính trị địa phương phải
đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, làm cho nhiệm vụ bảo vệ CQBĐ ngày
càng được thể hiện rõ nét hơn trên mọi mặt đời sống của nhân dân.
Thứ hai, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được hình thành, củng cố và phát triển qua thực tiễn bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Theo quan điểm mácxít, biện chứng của quá trình nhận thức đã chỉ ra vai
trò to lớn của thực tiễn đối với ý thức. Ý thức bảo vệ CQBĐ là một bộ phận của
ý thức xã hội, nó chịu sự chi phối và quyết định của tồn tại xã hội, các phẩm
chất xã hội của con người và ý thức của của họ bao giờ cũng là sản phẩm của
quá trình hoạt động thực tiễn, hoạt động thực tiễn chính là nguồn gốc, động lực
thúc đẩy, phát triển ý thức của con người. Sự hình thành và phát triển ý thức bảo
24


vệ CQBĐ của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không thể nằm ngoài con đường
này. Như vậy có thể hiểu nội dung của con đường này là: hoạt động thực tiễn,
trước hết tham gia vào các hoạt động xây dựng, chiến đấu, bảo vệ bảo vệ CQBĐ
trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân các địa phương ven biển, đảo, là
yếu tố, điều kiện trực tiếp quyết định đến sự hình thành và phát triển ý thức bảo
vệ CQBĐ của họ.
Thực tiễn tác động và tạo nên ý thức bảo vệ CQBĐ của nhân dân Bà Rịa Vũng Tàu là toàn bộ hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại
giao, trước hết là hoạt động lao động, sản xuất tại địa phương.
Thực tiễn cho thấy, những địa phương nào tích cực triển khai, thực hiện tốt
nhiệm vụ QP, AN; ở đâu nhân dân tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động của địa
phương, nhất là phong trào thi đua yêu nước, theo tinh thần “vì biển đảo thân
yêu”, với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp đặc điểm, tâm sinh lý của nhân dân,
thì không chỉ nhiệm vụ chính trị của địa phương được thực hiện tốt hơn, mà cả ý
thức bảo vệ CQBĐ của họ cũng được phát triển cao hơn, thuận lợi hơn. Ngược
lại, những địa phương nào chưa làm tốt nhiệm vụ này, nhân dân ít tham gia vào
hoạt động bảo vệ CQBĐ, thì ý thức BVTQ của họ ở địa phương đó sẽ kém hơn.
Nhân dân ít tham gia trực tiếp vào những hoạt động thực tiễn bảo vệ CQBĐ
sẽ không thể nhận thức đầy đủ, thiếu cách nhìn chân thực, khách quan, hoàn
chỉnh về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; không thể biết rõ nội
dung, phương thức, biện pháp, lực lượng đấu tranh bảo vệ CQBĐ đang diễn ra
sôi động, phức tạp, khó lường hàng ngày, hàng giờ phải đối mặt. Trước những

vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình, họ sẽ không thể có cách
ứng xử đúng đắn và phù hợp. Hơn nữa, họ sẽ không thể có niềm tin vững chắc
và ý chí quyết tâm cao để thực hiện bổn phận và trách nhiệm cá nhân với Tổ
quốc, làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của người công dân.
Nói tóm lại, tính chất quyết định của hoạt động thực tiễn, nhất là việc thực
hiện bảo vệ CQBĐ đối với việc hình thành và phát triển ý thức bảo vệ CQBĐ
của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn diễn ra và gắn liền với mọi diễn biến
25


×