Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.95 KB, 56 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2017- 2020

Người thực hiện: Lâm Quang Hưng
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị B11-16 (Khóa 2016-2017)
Chức vụ: Phó phòng
Đơn vị công tác: Phòng Quản lý Du lịch, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình


HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN

Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị “Phát triển nguồn nhân lực du
lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2020” được hoàn thành là kết quả của một quá
trình học tập, nghiên cứu và vận dụng những tri thức được học trong chương trình
Cao cấp lý luận chính trị. Kết quả này không chỉ là sự phấn đấu của bản thân mà còn
có sự trợ giúp của các thầy, cô Học viện chính trị khu vực I Hà Nội đã hết lòng tận
tụy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại Trường.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Các thầy, cô Học viện chính trị khu vực I Hà Nội, đặc biệt là giảng viên cố
vấn thực hiện đề án đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học và nội
dung đề tài.
- Cán bộ, chuyên viên Phòng Quản lý Du lịch và các phòng ban chức năng
của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình


- Ban lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện cho tôi theo học
khóa học này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã
hết lòng động viên tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành Đề án tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Lâm Quang Hưng


MỤC LỤC


5

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Ninh Bình có tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) vô cùng đa dạng và
phong phú. Trong những năm qua Du lịch Ninh Bình đã bước đầu phát triển và đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Ngành Du lịch đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh
định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch phát triển sẽ góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế chung của địa phương, cải thiện về cơ sở hạ tầng, tạo công
ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động, thúc đẩy nhiều ngành
kinh tế khác phát triển, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
sang công nghiệp, dịch vụ.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước thì đến nay du lịch Ninh Bình phát triển chưa thực sự tương xứng
với tiềm năng. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua chỉ là kết quả bước
đầu, chưa toàn diện, chưa vững chắc. Lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu
đồng bộ, trình độ chuyên môn hóa chưa cao; các yếu tố về chính sách, pháp luật còn

đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, đôi khi chưa theo kịp với sự phát triển
của hoạt động thực tiễn. Bộ máy nhân sự quản lý ngành và nhất là nguồn nhân lực
du lịch tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện đã bộc lộ nhiều những
khiếm khuyết cần được khắc phục. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết,
góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn như Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX đề ra.
Để giải quyết yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch, việc
phân tích, đánh giá về thực trạng và công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, xác
định những điểm mạnh, ưu thế cần phát huy, đồng thời tìm ra những vấn đề còn hạn
chế, yếu kém, nhằm đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi, góp phần nhanh
chóng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng
và có cơ cấu phù hợp là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, tôi lựa chọn
đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017 -2020”
làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.


6

2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình đảm bảo về số lượng, cơ
cấu, chất lượng đáp ứng được các yêu cầu và đòi hỏi của ngành du lịch tỉnh Ninh
Bình thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành du lịch
tỉnh Ninh Bình phải đạt được:
- Số lượng: 22.000 lao động trong đó có 6.000 lao động trực tiếp.
- Cơ cấu: lao động quản lý và nhân viên văn phòng 20%, nhân viên nghiệp
vụ và lao động khác chiếm khoảng 80% tổng số lao động ngành du lịch.
- Chất lượng: Trong số 6.000 lao động trực tiếp có 15% lao động có trình độ

từ cao đẳng trở lên, lao động bậc trung cấp 35% và lao động qua đào tạo sơ cấp,
dưới sơ cấp (đào tạo tại chỗ, truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn) 50%.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Giới hạn đối tượng: Phát triển nguồn nhân lực du lịch
3.2. Giới hạn về không gian: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3.3. Giới hạn về thời gian: Thực hiện từ 2017-2020


7

B. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Du lịch và ngành du lịch
Du lịch : Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 7 khóa IX xác định:“Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định” 1
Ngành du lịch : bao gồm những bộ phận, phân hệ có tính độc lập tương đối,
có quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau, cùng tồn tại trong môi trường du lịch, cùng
tiến hành các hoạt động du lịch nhằm mục đích làm giầu và gia tăng phúc lợi ròng
cho toàn xã hội. Tập hợp tất cả các bộ phận, phân hệ đã nêu trên hình thành nên
Ngành kinh tế du lịch (gọi tắt là Ngành du lịch).
Khách du lịch : Theo Luật Du lịch:‘‘là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” 1
Khái niệm này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong
nước và áp dụng cho cả khách du lịch trong ngày và khách du lịch dài ngày có nghỉ
qua đêm.

1.1.1.2. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Nhân lực là sức người dùng trong sản xuất”. Ở
đây, nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể
chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách
làm việc.
Từ những phân tích trên, trong Đề án này khái niệm nguồn nhân lực được
hiểu như sau: Nguồn nhân lực là một phạm trù mang tính tổng hợp để chỉ tổng thể
tiềm năng lao động của con người để làm ra của cải vật chất cho xã hội. Nguồn
11 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.


8

nhân lực sẽ được thể hiện qua các tiêu chí về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn
nhân lực tham gia vào nền sản xuất xã hội.
1.1.1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực du lịch
Xét trên mức độ trực tiếp hoặc gián tiếp của từng loại lao động du lịch được
chia làm 3 nhóm chính sau:
+ Nhóm lao động chức năng quản lý nhà nước về du lịch: Nhóm này có vai trò
quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng địa
phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển du lịch. Họ đại diện cho Nhà nước
để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu
quả; kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh.
+ Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch: Đây là bộ phận có
trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành du lịch, có chức năng đào
tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn
nhân lực ngành du lịch, tác động lớn đến chất lượng và số lượng của nguồn nhân
lực ngành du lịch hiện tại và trong tương lai.
+ Nhóm lao động chức năng kinh doanh: Nhóm lao động này chiếm số

lượng đông đảo nhất trong hoạt động của ngành du lịch và cần được nghiên cứu kỹ
lưỡng nhất.
Nhóm lao động chức năng kinh doanh có một số đặc điểm riêng là:
- Cơ cấu độ tuổi trẻ, tỷ lệ lao động nữ cao hơn so với lao động nam: xuất
phát từ tính đặc thù của ngành du lịch đòi hỏi phải có lực lượng lao động có sức
khoẻ, trẻ trung và nhanh nhẹn, nên hình thành lực lượng lao động có cơ cấu độ tuổi
trẻ. Nhiều lĩnh vực phục vụ khách du lịch như lễ tân, bàn, bar, buồng đòi hỏi có sự
duyên dáng, cẩn thận và khéo léo của người phụ nữ. Vì vậy, tỷ lệ lao động nữ
thường cao hơn lao động nam.
- Không đồng đều về chất lượng và cơ cấu: Có sự phân bố không đồng đều
theo lãnh thổ và các nghiệp vụ du lịch. Xuất phát từ tính định hướng tài nguyên rõ
nét của ngành du lịch, các hoạt động du lịch thường diễn ra tại các khu, điểm du
lịch, những nơi có nhiều tài nguyên du lịch và được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, cơ
sở vật chất kỹ thuật ngành. Vì vậy, phần lớn lao động đã qua đào tạo đều làm việc


9

tại những khu du lịch, trung tâm du lịch lớn, ở những khu vực còn lại thường thiếu
lao động.
Trong ngành du lịch có nhiều công việc với yêu cầu lao động giản đơn,
không đòi hỏi phải đào tạo ở trình độ cao mới thể hiện được, dẫn đến tình trạng tỷ lệ
lao động chưa tốt nghiệp phổ thông trung học khá cao. Ngược lại, ở những bộ phận
tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, những người lao động thường được trang bị đầy
đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ
tương đối cao.
- Có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm: Do ảnh hưởng
của tính thời vụ du lịch, các hoạt động du lịch thường diễn ra sôi động trong một
thời gian nhất định của năm (còn gọi là mùa cao điểm), vào thời điểm cao điểm của
mùa du lịch, các doanh nghiệp thường phải tuyển dụng thêm các lao động thời vụ

để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phục vụ khách của mình. Đến mùa thấp điểm,
doanh nghiệp du lịch chấm dứt hợp đồng lao động với những lao động thời vụ.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch
Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch chịu sự tác động của nhiều yếu tố
khác nhau của xã hội, trong đó các yếu tố chính có thể kể đến là:
- Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo: Giáo dục đào tạo là yếu tố cấu
thành quan trọng của phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng của giáo dục đào tạo
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, thông qua giáo dục đào tạo các
quốc gia hình thành nguồn nhân lực của mình với trình độ đào tạo, cơ cấu ngành
nghề phù hợp với yêu cầu phát triển. Trình độ phát triển của đào tạo nhân lực ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng của nhân lực ngành du lịch.
- Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là một tất yếu của hoạt động kinh tế quốc tế, quá
trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc
gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh
chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau,
cạnh tranh gay gắt với nhau. Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo
ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi
quốc gia và của từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào
kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động. Trên thực tế, sự nghiệp giáo dục


10

và đào tạo và các kỹ năng của lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh quan trọng
trong thế kỷ XXI.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền
thông: Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớn
trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới. Nhiều ngành
nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người lao
động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc

mới. Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của người lao
động, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần thiết trong việc mở
rộng hơn các kỹ năng làm việc. Người nhân viên cần bổ sung nhiều hơn các kỹ
năng so với trước đây làm việc với cấp bậc tổ chức chậm thay đổi. Những điều này
làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với nguồn nhân lực.
- Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi du lịch: Kết
cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc cho phép khách
du lịch rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến du lịch, tạo nên xu thế
khách du lịch rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm du lịch và thực hiện nhiều
chuyến đi du lịch đến các điểm đến du lịch khác nhau trong thời gian trong năm.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp ly
1.2.1. Cơ sở chính trị
Cơ sở chính trị để thực hiện đề án đó là những quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về phát triển du lịch và phát
triển nhân lực. Kế thừa có chọn lọc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của các nhà nghiên cứu quốc tế, Đảng ta đã
xác định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người và cho con
người. Điều này được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng: “Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu
tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Cùng với giáo dục – đào tạo là
quốc sách hàng đầu để tăng trưởng nguồn nhân lực”.… “Con người và nguồn
nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa…”.


11

Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tiếp tục khẳng định: “…nguồn lực
con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế đã có những bước tiến đáng kể: kinh tế

duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bước đầu
được xây dựng, chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã bắt đầu được đẩy
mạnh; quan hệ đối ngoại, vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao; chính trị
- xã hội ổn định,…đạt được nhiều thành tựu trên là nhờ sức mạnh tổng hợp từ nhiều
yếu tố: đường lối đúng đắn của Đảng, sự quản lý thống nhất theo pháp luật của Nhà
nước, sự điều hành năng động của Chính phủ,… Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng
định: “Tăng cường phát huy nội lực bằng cách phát triển nguồn nhân lực chủ yếu
cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” …”.
Quan điểm phát triển nguồn nhân lực lại được Đảng đề cập trong Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Đó là: Đảng ta đã xác định chiến lược phát triển
kinh tế xã hội 2011 - 2020 là “tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để thực hiện
định hướng trên, chiến lược đề ra một trong năm quan điểm phát triển kinh tế - xã
hội 2011 – 2020 là: “mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con
người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”, đồng thời xác
định một trong ba khâu đột phá quan trọng là: “phát triển nhanh nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn
diện nền giáo dục quốc dân”.
Trong văn kiện Đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ
trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm
của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục
nước nhà “dậy người, dậy chữ, dậy nghề”.
Từ những quan điểm trên, ngày 16/01/2017, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có nhấn mạnh về công tác phát triển



12

nguồn nhân lực du lịch là: “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về quản lý nhà
nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng
nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao động ngành Du lịch”.
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực, chiến lược phát triển con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là
động lực của sự phát triển. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đều
nhằm quán triệt tư tưởng chăm lo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, hướng
tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Du lịch 2005 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình về việc phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, XX, XXI;
- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải
pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 14/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách
du lịch;
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tang cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát
triển du lịch;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”;

- Quyết định số 3066/QĐ-BVHTTDL ngày 29/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch
giai đoạn 2011-2020;


13

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”;
- Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc đến năm 2020”;
- Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Ninh Bình đến năm 2010, định hướng
đến năm 2015.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách
hàng đầu, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục, Luật dậy nghề và các chính sách
ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển nhân lực nói chung và nhân lực du lịch nói
riêng. Luật Du lịch, các chính sách, chương trình, đề án phát triển du lịch đều coi
phát triển nhân lực du lịch là một trong những trọng tâm cần ưu tiên. Các ngành,
các cấp từng bước nhận thức đúng mức về vai trò của nhân lực trong quản lý phát
triển du lịch và là yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ du lịch.
Theo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020 của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay, mỗi năm cả nước tuyển sinh khoảng
22.000 học sinh, sinh viên du lịch (tăng 46,7% so với năm 2005), trong đó có 3.870
sinh viên; 18.190 học sinh trung học chuyên nghiệp và học sinh trung cấp nghề du
lịch; sơ cấp nghề và đào tạo du lịch dưới 3 tháng theo thống kê chưa đầy đủ ước
khoảng 5.000 học viên. Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm khoảng
20.000. Đào tạo nghề sơ cấp và đào tạo ngắn hạn có xu hướng tăng. Từ năm 2003

một số trường đã bắt đầu đào tạo thạc sĩ nhưng quy mô còn hạn chế. Hiện nay chưa
có cơ sở đào tạo tiến sĩ chuyên ngành du lịch với mã số riêng. Tuyển sinh thạc sĩ và
tiến sĩ với các đề tài du lịch tăng nhưng quy mô còn hạn chế. Nhìn chung, quy mô
tuyển sinh các chuyên ngành du lịch ở tất cả các bậc đào tạo ngày càng tăng. Chất
lượng đào tạo có tiến bộ. Ước tính có khoảng 70% sinh viên tốt nghiệp đại học, cao
đẳng du lịch và 80% học sinh tốt nghiệp trung cấp du lịch ra trường tìm được đúng
nghề đào tạo, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc và làm việc có
hiệu quả, có khả năng tiếp tục tự đào tạo và hòa nhập với tập thể lao động và cộng


14

đồng. Năm 2015, nhân lực làm việc trực tiếp trong ngành du lịch là 620 nghìn
người, với tốc độ tăng trưởng 6,2%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015. Năm 2020
ngành du lịch cần khoảng 870 nghìn lao động trực tiếp, tốc độ tăng trưởng trong
giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 7%/năm với cơ cấu trình độ nhân lực theo dự báo sẽ
có 6.100 lao động trình độ trên đại học; 130.500 lao động trình độ đại học, cao
đẳng; trình độ trung cấp 113.100 người; trình độ sơ cấp, dưới sơ cấp (đào tạo tại
chỗ, truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn) 620.300 người.
Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của ngành du lịch nước ta, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, đến nay nguồn nhân lực du lịch vẫn còn một số hạn chế như:
- Chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng để góp phần quyết định
trong việc tạo ra các sản phẩm đa dạng, hấp dẫn du khách. Tỷ lệ lao động được đào
tạo còn ít, chất lượng lao động qua đào tạo chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ
ngoại ngữ, phẩm chất của người lao động du lịch nước ta còn hạn chế (thiếu tác
phong công nghiệp; tính kỷ luật, tính hợp tác còn thấp; chưa thực sự gắn với doanh
nghiệp,...) dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch của Việt Nam vẫn còn thua kém so
với nhiều nước trong khu vực.
- Phân bổ mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch còn bất hợp lý, chủ yếu ở các
thành phố lớn trong khi các vùng trọng điểm về du lịch như Tây Bắc, Đông Bắc,

Tây Nam bộ, Tây Nguyên còn thiếu cơ sở đào tạo du lịch. Do điều kiện khó khăn,
học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trung học cơ sở ở các vùng này ít có điều
kiện tiếp tục học cao hơn và học nghề du lịch tại các trường ngoại tỉnh.
- Năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật
và trang thiết bị của đa số cơ sở đào tạo còn thiếu, cũ kỹ, lạc hậu, không đồng bộ và
còn khoảng cách khá xa so với các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, công ty lữ
hành, vận chuyển. Chương trình, giáo trình đào tạo chuyên ngành du lịch đang trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện, chưa cập nhật lý luận và thực tiễn, hiện mới có giáo
trình bậc trung cấp, chưa có giáo trình tiêu chuẩn cho cao đẳng, đại học; đội ngũ giáo
viên, giảng viên còn hạn chế về số lượng, chất lượng và cơ cấu, đặc biệt thiếu giáo
viên tay nghề cao. Đội ngũ giảng viên, giáo viên được đào tạo chính quy chuyên
ngành du lịch có trình độ và chuyên môn vững về du lịch chiếm tỷ lệ thấp (khoảng


15

30%) phần lớn còn lại không phải chuyên môn về du lịch. Đây là khó khăn rất lớn
cho công tác hội nhập của các cơ sở đào tạo chuyên ngành, hạn chế sức cạnh tranh.
- Về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch ở nước ta: số lượng không đều, nằm ở tình trạng vừa đủ, thiếu và thừa so với
yêu cầu hoạt động kinh doanh. Điều này do các doanh nghiệp tuyển người cầm
chừng để tiết kiệm chi phí trước mắt mà chưa tính đến kế hoạch mở rộng kinh
doanh cho tương lai, lâu dài. Đây là hạn chế về quản trị nguồn nhân lực, chất lượng
lao động tốt chủ yếu là ở các doanh nghiệp đã có thời gian kinh doanh du lịch lâu
dài. Còn các công ty cổ phần và các công ty trách nhiệm hữu hạn nguồn nhân lực
mới chỉ đáp ứng được bước đầu các nhiệm vụ kinh doanh.
- Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ngành du lịch chưa đủ
mạnh. Vụ Đào tạo và Vụ Tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải kiêm
nhiệm công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cả 3 khối ngành văn hóa
nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch. Nhiều địa phương, ngay cả địa phương trọng

điểm về du lịch chưa có bộ phận chuyên trách quản lý phát triển nhân lực du lịch.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dậy nghề du lịch ở các địa phương còn mỏng,
thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao,
biên chế còn hạn hẹp.
- Chưa có chính sách dài hạn về cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và ngành,
nghề; cơ chế cấp phát ngân sách nhà nước cho đào tạo nhân lực chậm được đổi mới,
cải tiến; định mức thấp nên không đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo.
Chưa có chính sách thỏa đáng và hiệu quả để gắn kết cơ sở đào tạo với cơ sở sử
dụng nhân lực.
- Liên kết đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội chưa tốt. Liên
kết giữa 3 nhà (Nhà nước – Nhà trường – Nhà sử dụng lao động) tuy đã khắc phục
được một số hạn chế, bất cập nhưng vẫn còn rời rạc, chưa bài bản. Thông tin dự báo
nhu cầu lao động, các chuẩn ngành, nghề đến các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
chưa thường xuyên; cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tự tìm tòi là chính, nên không
biết đầy đủ nhu cầu đào tạo và nhu cầu nhân lực, làm cho cung không gặp cầu.
Theo thống kê của ngành du lịch Ninh Bình, tính đến năm 2015, số lao động
trực tiếp trong ngành là 3.900/16.500 lao động. Số lượng lao động có trình độ


16

chuyên môn về du lịch bậc đại học, cao đẳng là 468 lao động chiếm 12%; trung cấp
và dạy nghề là 1.600 lao động chiếm 41%; Đào tạo trong các lĩnh vực khác (chưa
qua đào tạo về du lịch) là 1.560 lao động chiếm 40%; Chưa qua đào tạo bất cứ lĩnh
vực nào (lao động phổ thông) là 273 lao động chiếm 7%. Số lao động có khả năng
sử dụng một trong ba ngoại ngữ phổ biến (Anh - Pháp - Trung) là 513 chiếm 13,2%.
Từ năm 2002 đến nay, ngành du lịch Ninh Bình đã phối hợp với các cơ sở đào
tạo lớn như trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội,...tổ
chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động của đơn vị quản lý

khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng
thời Sở Du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương - nơi có
khu, điểm du lịch - mở các lớp bổ túc kiến thức du lịch cộng đồng cho người lao
động tham gia làm dịch vụ du lịch (chụp ảnh, chèo đò, bán hàng lưu niệm,...).
Mặc dù ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực trong việc đào tạo và
đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp trong ngành và bồi dưỡng kiến thức du lịch
cho nhân dân địa phương tham gia làm du lịch, nhưng chất lượng đội ngũ lao động
du lịch vẫn còn yếu về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, chưa đáp ứng được nhu
cầu phục vụ các thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao, đặc biệt là thị
trường khách quốc tế. Vấn đề cấp thiết đặt ra với du lịch Ninh Bình là phải có
nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đủ tài, đủ tâm để làm du lịch Ninh Bình
từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1. Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Ninh Bình
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía
Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông
giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên hơn
1.400 km², với bờ biển dài hơn 15 km. Toàn tỉnh có 67.000 ha đất nông nghiệp,
trong đó đất canh tác 55.000 ha; đất lâm nghiệp 13.000 ha; rừng tự nhiên 10.400 ha
và trên 20.000 ha diện tích núi đá với trữ lượng hàng chục tỷ m³ đá vôi; rừng núi


17

chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo
chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo, 15% dân số theo đạo Thiên chúa
Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn
hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với

vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10;
12A; 12B và đường sắt Bắc Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như:
sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, Sông Vân...tạo thành mạng lưới
giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Với địa hình đa dạng đã tạo cho Ninh Bình nhiểu nguồn tài nguyên thiên
nhiên và danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, vùng ven biển Kim Sơn – Cồn Nổi, suối nước
nóng Kênh gà,...nổi bật là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới – Quần thể Danh
thắng Tràng An, Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á được UNESCO
ghi danh năm 2014 với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Tràng An, Tam Cốc –
Bích Động, Thung Nham, chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư,..
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của
Việt Nam, năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh xếp thứ 11/63, liên tục nằm trong
nhóm tỉnh đứng đầu miền Bắc; năm 2010 thu ngân sách đạt 3.047 tỷ đồng, đưa
Ninh Bình trở thành tỉnh có mức thu khá trong cả nước. Thế mạnh kinh tế nổi bật
của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
Cơ cấu kinh tế trong những năm qua có sự chuyển dịch tích cực theo hướng
tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng (năm 2001 là 27,25%, đến
năm 2010 là 47,69%), giảm mạnh tỷ trọng ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản
(năm 2001 là 42,26%, đến năm 2010 còn 16,5%), ngành dịch vụ tăng nhẹ từ
30,49% năm 2001 lên 35,82% năm 2010.
Tuy đạt được tiến bộ nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh chưa thật sự
hợp lý, khu vực dịch vụ chưa phát huy được hết lợi thế và khả năng đáp ứng nhu cầu
cho sự phát triển kinh tế chung: Đến năm 2010, các hoạt động khách sạn và nhà hàng
(có lợi thế về du lịch) mới chỉ đóng góp 2,45% GDP; hoạt động tài chính, tín dụng
đóng góp 2,62% GDP; hoạt động khoa học công nghệ đóng góp 0,18% GDP.


18


Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển dịch của lao động trong
các ngành kinh tế: Lao động trong ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản chuyển dịch
sang ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ. Năm 2001, lao động trong ngành
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 314,5 nghìn người, chiếm 74,88% tổng lao động, đến
năm 2010 còn 249,7 nghìn người (48,54%); ngành Công nghiệp và Xây dựng tăng
từ 59,1 nghìn người (14,07%) năm 2001, lên 161,5 nghìn người (31,4%) năm 2010
và ngành Dịch vụ tăng từ 46,4 nghìn người (11,05%) năm 2001 lên 103,2 nghìn
người (20,06%) năm 2010.
Tổng số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trên tổng dân số, tăng
từ 502.863 người năm 2001 lên 562.110 người năm 2010, chiếm 62,41% dân số (tỷ
lệ này của cả nước là 64,9%); lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng
từ 420 nghìn người năm 2001 (chiếm 47% dân số) lên 514,4 nghìn người năm 2010,
chiếm 57% dân số (của cả nước là 57,9%). Dân số Ninh Bình đang nằm trong thời
kỳ “dân số vàng” và còn kéo dài trong nhiều năm tiếp theo với tỷ lệ dân số trẻ trong
độ tuổi lao động cao và đảm bảo mức sinh thay thế, bình quân hàng năm có khoảng
9.000 người bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động của tỉnh, do đó cần có những
giải pháp thích hợp phát huy lợi thế này để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
2.1.2. Khái quát tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch
2.1.2.1 Tài nguyên du lịch
Không chỉ được tạo hóa ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiêm phong phú,
độc đáo và hấp dẫn Ninh Bình còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa,
công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc như: Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa
Lư, chùa Bái Đính, chùa Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, đề Thái Vi,...phát huy
lợi thế là mảnh đất thiêng, từng là kinh đô nhà nước phong kiến trung ương tập
quyền đầu tiên của Việt Nam với ba vương triều Đinh, Tiền Lê và nửa đầu nhà Lý,
trải qua bao thằng trầm của lịch sử, được các thế hệ giữ gìn và phát huy làm phong
phú thêm qua các thời kỳ. Hiện nay, Ninh Bình có 1.499 di tích lịch sử văn hóa,
trong đó có 2 di tích được công nhận cấp quốc gia đặc biệt, 77 di tích cấp quốc gia
và 263 di tích cấp tỉnh, nhiều đền, chùa, miếu, phủ, nhà thờ ở khắp các địa phương

trong tỉnh.


19

Ninh Bình cũng là nơi lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống (làng nghề
thêu ren Ninh Hải, làng nghề cói Kim Sơn, làng gốm Bồ Bát, làng nghề đá Ninh
Vân,...) và nhiều lễ hội độc đáo, đặc sắc với 255 lễ hội truyền thống mang đậm yếu
tố dân gian, đậm đà văn hóa vùng đất châu thổ sông Hồng. Đây là những sản phẩm
có giá trị để phát triển dịch vụ du lịch. Với tài nguyên du lịch đa dạng và phong
phú, du lịch Ninh Bình có nhiểu khả năng kết nối Tour, tuyến với nhiều địa phương
trong cả nước, có thể khai thác phát triển loại hình du lịch; du lịch văn hóa, lễ hội,
tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch hội nghị, hội thảo,...
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy,
UBND, HĐND tỉnh với nhiều chính sách phát triển, du lịch Ninh Bình đã có bước
phát triển khá nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân
dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, góp phần đưa hình ảnh và vị thế
của Ninh Bình đi xa, được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ, kết cấu hạ tầng du lịch
được quan tâm đầu tư, các khu, điểm du lịch được hình thành và phát triển, nhiều
tuyến, điểm du lịch mới được đưa và khai thác hiệu quả như: Khu du lịch sinh thái
Tràng An, khu tâm linh chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái vườn chim Thung
Nham, khu du lịch động Thiên Hà, tỉnh đã khuyến khích, kêu gọi, tư vấn cho các
nhà đầu tư, đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách vào lĩnh vực dịch vụ du lịch.
Nhiều dự án triển khai tích cực, đúng tiến độ và đưa vào khai thác du lịch, tiêu biểu
như: Khách sạn Legend, The Vissai, The Reed, Hidden Charm, resort
Emeralda,..Tính đến hết tháng 12/2016 toàn tỉnh có 423 cơ sở lưu trú (tăng 294% so
với năm 2009) với 5.748 phòng nghỉ, tăng 242% so với năm 2009, trong đó có 4

khách sạn được công nhận tiêu chuẩn 3 – 5 sao (năm 2009 chưa có khách sạn đạt
tiêu chuẩn 3 sao trở lên) và 6 khách sạn đầu tư theo tiêu chuẩn 3 – 5 sao đã hoàn
thiện đang đi vào vận hành thử.
Ninh Bình là một trong số những địa phương thu hút số lượng lớn khách du
lịch ở Việt Nam hiện nay. Năm 2016 khách du lịch đạt 6,44 triệu lượt (tăng 192% so
với năm 2009), trong đó có 716 ngàn lượt khách quốc tế; doanh thu đạt 1.765 tỷ


20

đồng, tăng 603% so với năm 2009; tăng trưởng lượt khách bình quân năm giai đoạn
2009 – 2016 đạt 17,57%, doanh thu bình quân năm đạt 36,10%.
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình
2.2.1.1. Quy mô và tốc độ phát triển nguồn nhân lực
Phát triển mạnh mẽ của du lịch tỉnh Ninh Bình trong những năm qua cùng
với sự bùng nổ về các dịch vụ du lịch cũng như sự đầu tư của các đơn vị cá nhân
vào các hoạt động kinh doanh phát triển du lịch nên đã kéo theo sự tăng trưởng rất
nhanh về số lao động tham gia trực tiếp cũng như gián tiếp. Bên cạnh đó số người
tham gia vào các hoat động gián tiếp thuộc các ngành nghề khác cũng là một con số
đáng kể có thể nhiều hơn gấp rất nhiều lần những người tham gia trực tiếp vào các
hoạt động du lịch ví dụ: những người làm công tác vận chuyển, chăn nuôi, nuôi
trồng, những người làm nghề truyền thống, quà lưu niệm….
Tuy nhiên, theo thống kê của ngành du lịch thì những năm gần đây lượng
người tham gia lao động trực tiếp trong ngành du lịch có tăng nhưng tăng không
nhiều, đối với lao động trực tiếp thì mỗi năm tăng bình quân trên 300 người, đây có lẽ
cũng là con số chưa đánh giá được chính xác tình hình phát triển của cả tỉnh. Ta có
thể kiểm chứng năm 2012 toàn tỉnh Ninh Bình có 235 cơ sở lưu trú du lịch nhưng đến
năm 2013 đã có 273 cơ sở lưu trú du lịch với số phòng tăng từ 3.628 phòng lên 4.102
phòng. Như vậy nếu với số lượng nguyên loại hình dịch vụ lưu trú ước gần 40 khách

sạn cũng đã tăng lên con số đáng kể có thể là trên dưới 200 người rồi.
Bảng 2.1: Tổng hợp lao động trong ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
Giai đoạn (2009 – 2013)
Tăng
Số
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

trưởng BQ

tính

2009

2010

2011


2012

2013

năm (%)
2009-2013

Tổng số lao động

Người

7.500

8.550

10.100

11.000

12.000

12,47

1

Lao động trực tiếp

"


1.359

1.892

2.201

2.300

2.640

18,06

2

Lao động gián tiếp

"

6.141

6.658

7.899

8.700

9.360

11,11


(Nguồn Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình)


21

Theo nghiên cứu sơ bộ thì nguồn cung lao động cho các đơn vị sản xuất kinh
doanh dịch vụ hiện nay chủ yếu là người dân địa phương (chiếm 90 – 95%), còn lại
là lao động ngoài tỉnh. Đây là một con số đáng mừng vì đã và đang góp phần giải
quyết được phần lớn khối lượng công ăn việc làm cho bà con trong tỉnh, đặc biệt là
những đối tượng là bà con ở các khu, điểm du lịch bị mất đất nông nghiệp.
Theo dự báo của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 – 2020, lượng
khách du lịch quốc tế cũng như nội địa tăng bình quân hàng năm có thể đạt 22,5 –
24%/năm, nhu cầu về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này vào khoảng
1.400 – 1.600 người/năm. Đây sẽ là định hướng có phần sát thực hơn cho tất cả các
lao động cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
Xét một cách tổng thể thì hàng năm lao động trong ngành du lịch có xu hướng
tăng đều. Tính đến 31/12/2016 tổng số lao động trong ngành du lịch là 16.500 người
(gồm 3.900 lao động trực tiếp và 12.600 lao động gián tiếp), tăng 10.000 lao động so
với năm 2009. Có thể nói, những năm gần đây, có sự tăng trưởng mạnh về số lượng lao
động trong ngành du lịch Ninh Bình. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng đó là do
chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh
doanh du lịch và du lịch phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nghành kinh tế
khác của tỉnh phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết công
ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đồng
thời góp phần tăng tổng GDP của xã hội.
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch
a. Cơ cấu lao động theo từng loại hình dịch vụ
Ở bất kỳ loại hình kinh doanh nào thì chất lượng nguồn nhân lực cũng được
phản ánh rõ nhất thông qua chỉ tiêu trong các nhóm lao động cấu thành ngành đó.
Nó quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của mỗi đơn vị, cá nhân, doanh

nghiệp kinh doanh. Đối với ngành du lịch mà cụ thể ở tỉnh Ninh Bình có hai khu
vực mà chiếm số lượng lao động nhiều nhất đó là dịch vụ lưu trú và các hoạt động ở
khu, điểm du lịch.
Theo số liệu điều tra của Sở Du lịch, năm 2015 số lao động tham gia vào làm
du lịch tại các cơ sở lưu trú du lịch là: 2.675 người, số lao động được tham gia điều
tra là 1.480 người, trong đó lao động có trình độ từ sơ cấp trở lên là 790 người


22

chiếm 53,4 % tổng số lao động tại các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch. Số lao
động chưa qua đào tạo là 690 người chiếm tỷ lệ cao 46,6 % nên mức độ đáp ứng
nhu cầu công việc có hạn, chưa đáp ứng được tốc độ phát triển của ngành trong giai
đoạn hiện nay, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ du lịch.
Tính đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 21 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa
(chưa có doanh nghiệp lữ hành quốc tế). Đội ngũ lao động có trình độ từ trung cấp
du lịch trở lên chiếm 85% tổng số lao động của các đơn vị kinh doanh lữ hành;
trong đó trình độ đại học chiếm 70%, chưa có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc
tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa chiếm 28,4% tổng số lao động của các đơn vị
kinh doanh lữ hành.
Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, số
lượng lao động ít, hiệu quả kinh doanh thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao và nhận
thức của các đơn vị kinh doanh du lịch về đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho người
lao động còn rất hạn chế, chưa khuyến khích được lao động có đào tạo đúng chuyên
môn nghiệp vụ vào làm việc cho đơn vị.
Nhìn chung, lực lượng lao động du lịch còn thiếu cả về số lượng và chất
lượng, chưa đáp ứng với tình hình thực tế công việc; người lao động thiếu những kỹ
năng cần thiết như: kỹ năng ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công
việc đang làm. Do nhận thức của các đơn vị kinh doanh du lịch về đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ cho người lao động còn rất hạn chế chưa đẩy mạnh công tác đào tạo

tại chỗ hoặc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp cho người lao động; đầu
tư kinh phí của các đơn vị cho lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch đối với
người lao động còn thấp, chưa đáp ứng được với yêu cầu; tính mùa vụ trong hoạt
động du lịch làm cho lao động du lịch thiếu ổn định, khó khăn cho công tác đào tạo
bồi dưỡng và chuyên môn hóa tại các doanh nghiệp.
b. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Nguồn lao động du lịch có chất lượng cao của tỉnh hiện nay rơi vào khu vực
đơn vị sự nghiệp công. Tính đến năm 2015 số lao động tham gia trong các đơn vị sự
nghiệp công trên địa bàn tỉnh là 51 người chiếm 0,73 % tổng số lao động trực tiếp
tham gia hoạt động du lịch. Lực lượng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công
trực thuộc Sở (Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, Trung tâm Hỗ trợ khách du


23

lịch) là 30 người chiếm 58,8 % tổng số lao động của các đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra
trên địa bàn tỉnh còn có 8 huyện, thành phố mỗi huyện, thành phố thành lập Phòng
Văn hóa và Thông tin với tổng số 21 người quản lý và trực tiếp theo dõi về du lịch
chiếm khoảng 41,2%.
Số lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 42 người chiếm 82,3 % so với lao
động thuộc các đơn vị sự nghiệp (trong đó chuyên ngành du lịch là 18 người chiếm
35,3 %). Lao động có trình độ thạc sỹ là 6 người chiếm 11,8 % lao động thuộc các
đơn vị sự nghiệp (trong đó chuyên ngành du lịch có 4 người chiếm 7,8 %), do đó
chưa phát huy tốt vai trò quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch tại địa
phương, mức độ tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương về du lịch còn
yếu, làm tốc độ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.
Theo số liệu về nhu cầu lao động của ngành du lịch Ninh Bình, nhu cầu lao
động tăng trưởng hàng năm là khoảng 1.400 -1.600 lao động/năm trong khi con số
đáp ứng thực tế chỉ khoảng gần 400 lao động/năm. Thực trạng trên cho thấy nhu cầu
rất lớn về lao động nói chung và lao động có trình độ cao nói riêng. Tỷ lệ lao động

chưa qua đào tạo cao là chủ yếu là việc tăng trưởng quá nhanh của ngành du lịch
Ninh Bình, bên cạnh đó cũng do mô hình sản xuất chủ yếu là các hộ kinh doanh cá
thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, có sử dụng nhiều lao động thuộc phạm vi gia đình.
Mặt khác, đây cũng là lực lượng lao động làm việc trong các bộ phận không đòi hỏi
nhiều về bằng cấp, trình độ tay nghề như: nhân viên tạp vụ, kho bãi, bảo trì, bảo
vệ… Đội ngũ cán bộ quản lý trình độ còn thấp chủ yếu rơi vào chủ cơ sở hoặc giám
đốc doanh nghiệp (người có vốn đầu tư trực tiếp đứng ra quản lý). Trừ một vài
khách sạn có quy mô lớn, xu thế chung của toàn tỉnh chưa thực hiện việc thuê giám
đốc điều hành có chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến tình trạng quản lý, điều hành tại
các đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch.
Tóm lại, đội ngũ lao động du lịch có tay nghề cao và kinh nghiệm hiện nay
còn rất hạn chế dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ của các đơn vị
thấp, phần lớn các đơn vị, doanh nghiệp nhỏ chưa xây dựng được uy tín và thương
hiệu cho mình. Vì vậy, trong những năm tới tỉnh tích cực chỉ đạo ngành Du lịch
phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan, ban, ngành, các đơn vị kinh doanh du
lịch trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt


24

quan tâm đào tạo nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ lãnh đạo các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì đội ngũ này hiện đang rất thiếu và yếu, không đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong xu thế hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng.
2.2.1.3. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực
Để đáp ứng nhu cầu chất lượng lao động ngày càng cao về trình độ chuyên môn,
tính chuyên nghiệp trong công việc, hiện nay các lao động trực tiếp trong các cơ sở lưu
trú du lịch muốn được đào tạo và có những cuộc thi nâng cao tay nghề. Nhóm lao động
này thường rơi vào những lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ như nhà nghỉ,
nhà có phòng cho khách du lịch thuê,… hay lao động làm việc trong các bộ phận tạp vụ,

kho bãi, bảo vệ,…
Trong xu thế hội nhập và phát triển, du lịch trở thành ngành công nghiệp
không khói, ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói
riêng. Nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, tạo nhiều công ăn việc làm hơn cho
người lao động. Đồng thời, cũng có sự cạnh tranh tích cực từ phía các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân trong công tác đáp ứng các dịch vụ cung ứng sản phẩm du lịch của
mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiêu chuẩn tuyển dụng riêng cho
từng bộ phận để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh.
Trong thực tế từ năm 2010 đến năm 2016 Sở Du lịch Ninh Bình đã phối hợp
chặt chẽ với các Trung tâm dạy nghề, đặc biệt là Trung tâm dạy nghề của thành phố
Ninh Bình triển khai các khóa đào tạo bằng nguồn vốn hỗ trợ đào tạo nghề cho các
doanh nghiệp đang kinh doanh lưu trú du lịch. Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí thuê
giảng viên, chỉ yêu cầu doanh nghiệp đứng ra thông báo tập hợp nhân viên của
mình rồi đào tạo tại chỗ ngay trong doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt để những người
lao động có thể tham gia khóa học một cách tốt nhất.
Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn đã thay đổi cung cách làm việc bằng cách
thuê giám đốc điều hành, thuê các tập đoàn lớn tư vấn và setup hệ thống nhân lực
trong doanh nghiệp của mình cho hiệu quả. Doanh nghiệp còn mời các chuyên gia
giỏi về đào tạo nhân viên ngay tại khách sạn như: khách sạn The Vissai, khách sạn
Thùy Anh, khách sạn Hoàng Gia, khách sạn Hoàng Sơn, The Reed… Nỗ lực này
của các khách sạn góp phần rất lớn vào việc đưa chất lượng dịch vụ du lịch của mỗi


25

khách sạn nói riêng và của tỉnh nói chung ngày càng phát triển hơn đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch về loại sản phẩm đặc biệt này.
2.2.1.4. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch
Trong những năm gần đây việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch có trình độ
nghiệp vụ chủ yếu là do các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp tại Hà Nội, thành

phố Huế, thành phố Hải Phòng đào tạo là chính. Nguồn nhân lực này cơ bản chưa
đáp ứng được nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng của ngành du lịch. Các
tuyến, điểm du lịch trong thời gian qua mở rộng ra khá nhanh và nhiều đòi hỏi một
lượng lớn nhân lực là lao động trực tiếp không cần đến trình độ cao mà chỉ cần đến
việc lành nghề như chèo đò, tham gia bán hàng thương mại, hàng ăn uống....
Đối với hệ thống đào tạo trong tỉnh, hiện tại mới có trường Đại học Hoa Lư
có đào tạo về nghề du lịch với hai hệ đào tạo là: hệ Trung cấp (liên kết với trường
Cao đẳng du lịch Hà Nội tổ chức) và hệ Đại học mới mở đến nay được 7 khóa học.
Với yêu cầu đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực phục vụ cho các đơn vị, doanh
nghiệp trên địa bàn, trong những năm qua triển khai thực hiện Kế hoạch số 45/KHUBND ngày 17/12/2008 của UBND tỉnh, Trường Đại học Hoa Lư phối hợp với
Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội đào tạo được 3 khóa Trung cấp du lịch các chuyên
ngành: buồng, bàn, bar và lễ tân. Đã có 526 sinh viên tốt nghiệp, số sinh viên sau
khi ra trường đều có việc làm. Hàng năm, trong kế hoạch đào tạo nghề lao động
nông thôn, UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh phí để các cơ sở đào tạo nghề lao động du
lịch, góp phần khắc phục tình trạng thiếu nhân lực tại các cơ sở lưu trú và các đơn
vị kinh doanh du lịch.
UBND tỉnh chỉ đạo ngành du lịch phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên ngành du lịch: Lớp
tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân cho đội ngũ tình nguyện viên phục vụ Lễ đón
bằng công nhận Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng
An; 04 khóa đào tạo, quản lý cơ sở lưu trú cho gần 400 học viên là giám đốc, quản
lý, trưởng các bộ phận của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh; 01 lớp bồi
dưỡng kiến thức về quảng bá du lịch; 02 lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch bền
vững cho cán bộ, nhân viên Sở Du lịch, phòng Văn hóa- Thông tin các huyện, thành
phố, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh; 04 lớp tập huấn bảo hộ quyền


×