Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Tây Bắc, giai đoạn 20162020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.38 KB, 42 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Doanh nghiệp (DN) có vị trí đặc biệt quan trọng trong nến kinh tế, là bộ
phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP), hoạt động của DN góp
phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào sự
phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), góp phần quyết định phục hồi và tăng
trưởng kinh tế, tăng kinh ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải
quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, các DN Việt Nam có
nhiều thời cơ song cũng gặp nhiều thách thức. Để phát huy hiệu quả của DN
trong nền kinh tế đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD)
của các DN.
Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc là Công ty con của Tổng công
ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam. Trong thời gian qua, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
sản xuất của Công ty có sự tăng trưởng hàng năm, việc làm đời sống của người
lao động ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, để Công ty ngày một phát triển và
có vị thế trên thị trường, các sản phẩm của Công ty phải có tính cạnh tranh cao,
đặc biệt trong điều kiện thời điểm giá cả các mặt hàng sản xuất, tiêu thụ của
Công ty trên thị trường giảm mạnh thì việc nâng cao hiệu quả SXKD là việc cấp
thiết hơn bao giờ hết. Với mong muốn góp phần xây dựng Công ty công nghiệp
Hóa chất mỏ Tây Bắc ngày một phát triển theo định hướng chiến lược của Tổng
Công ty, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, tôi lựa chọn đề án
"Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Tây
Bắc, giai đoạn 2016-2020" làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị Hành chính.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây
1



Bắc giai đoạn 2016 - 2020, nhằm xây dựng Công ty ngày một phát triển theo
định hướng chiến lược của Tổng Công ty, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng
sản Việt Nam. Chủ động bám sát thị trường, làm tốt công tác tiếp thị với chủ đầu
tư, các đơn vị thi công tại các công trình trọng điểm, các mỏ lớn để đẩy mạnh
công tác cung ứng, ký hợp đồng cung ứng với các khách hàng có đủ điều kiện sử
dụng vật liệu nổ trên địa bà các tỉnh Tây Bắc, hàng năm ký kết được trên 300
hợp đồng cung ứng VLNCN và nổ mìn dịch vụ. Chiếm lĩnh, mở rộng thị phần
cung ứng VLNCN và nổ mìn vụ: cung ứng VLNCN chiếm trên 85% thị trường
tỉnh Lào Cai và Sơn La, 100% thị trường Lai Châu và Điện Biên; nổ mìn dịch
vụ chiếm 100% các mỏ khai thác khoáng sản lớn trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc
như: đồng Sin Quyền, Apatit Việt Nam, sắt Quý Xa, đồng Tả Phời, đất hiếm Lai
Châu,.v.v.. Mở rộng kinh doanh đa ngành, đặc biệt là các sản phẩm hóa chất
theo danh mục cho phép.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Chiếm lĩnh ngày càng nhiều thị phần cung ứng vật liệu nổ công nghiệp
(VLNCN) và nổ mìn dịch vụ trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.
- Xây dựng và củng cố thương hiệu Việt đối với sản phẩm Công ty cung
cấp theo ngành nghề kinh doanh.
- Nâng cao năng suất lao động, hoàn thiện việc bố trí sắp xếp đội ngũ và
tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Công ty.
- Tiết giảm chi phí trong hoạt động SXKD, hạ giá thành sản phẩm.
- Ngày một cải thiện điều kiện việc làm, thu nhập cho người lao động.
3. Giới hạn của đề án
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.
- Không gian nghiên cứu: Tại Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc,
tỉnh Lào Cai.
- Thời gian: Việc thu thập số liệu, dữ liệu để phân tích, đánh giá thực trạng
hiệu quả SXKD của Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc được thực hiện
trong 3 năm từ 2013 - 2015. Thời gian để thực hiện đề án là 5 năm từ 2016 - 2020.


2


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1 . Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kinh doanh là khâu cuối của một chu trình sản xuất với mục tiêu cuối
cùng là mang lại lợi nhuận tối đa qua một loạt các hoạt động như: quản trị, tiếp
thị, tài chính, kế toán, sản xuất... Như vậy, tiến hành bất cứ hoạt động kinh
doanh nào cũng đều có nghĩa là tập hợp các phương tiện, con người đưa vào
hoạt động để mang lại lợi nhuận cho chủ thể. Có hai điểm cơ bản để phân biệt
hoạt động kinh doanh với các hoạt động xã hội khác không phải là kinh doanh,
ngay cả với hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế:
- Để tiến hành kinh doanh các chủ thể phải đầu tư về tài sản;
- Mục đích của các chủ thể khi tiến hành hoạt động này là lợi nhuận. Hoạt
động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như công ty, tập
đoàn, doanh nghiệp tư nhân,... nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá
nhân. Người ta gọi chung các thể chế kinh doanh này là doanh nghiệp. Doanh
nghiệp được hiểu là những pháp nhân hay thể nhân thực hiện trên thực tế những
hoạt động kinh doanh. Theo một khía cạnh khác, có thể hiểu hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó được phản ánh qua các chỉ tiêu
kinh tế của doanh nghiệp, qua báo cáo tài chính,.v.v..
1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường,
có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao
động, vốn, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,... Nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt
hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có

hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh các nhà kinh tế dựa vào từng góc
độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau:

3


“Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hệ số giữa kết quả kinh doanh và
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Cách định nghĩa này, phản ánh được kết
quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng
chi phí. Tuy nhiên, quan niệm này chưa biểu hiện được tương quan về lượng và
chất giữa kết quả và chi phí, chưa phản ánh hết mức độ chặt chẽ mối quan hệ
này.
“Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luật kinh tế
cơ bản của CNXH” cho rằng quỹ tiêu dùng với tính cách chỉ tiêu đại diện cho
mức sống của mọi người trong doanh nghiệp, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh
doanh. Quan niệm này có ưu diểm là đã bám sát mục tiêu nền sản xuất xã hội
chủ nghĩa là không ngừng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân
dân. Tuy nhiên, lựa chọn quỹ tiêu dùng để phản ánh hiệu quả là chưa thấy đầy
đủ vai trò của tích luỹ là nhằm phát triển sản xuất, là để có quỹ tiêu dùng nhiều
hơn trong tương lai. Không thể đưa quỹ tiêu dùng lên tối đa mà lại không tuân
theo một tỷ lệ thích hợp giữa quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng, phải kết hợp một
cách tốt nhất lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động phải tính đến hiệu quả. Ở đây,
phải phân biệt hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả thể hiện
quan hệ giữa kết quả và chi phí bỏ ra. Trước hết, phải xác định hiệu quả kinh
doanh là thước đo để cân nhắc lựa chọn các giải pháp đầu tư, quyết định đầu tư
phát triển hay ngừng kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh có phần định tính và định
lượng.
- Các chỉ tiêu định lượng như: lợi nhuận, mức doanh lợi, hiệu qủa sử dụng
vốn kinh doanh,...

- Chỉ tiêu hiệu quả định tính như: khả năng cạnh tranh, niềm tin của khách
hàng, vị thế của doanh nghiệp.

4


Không đạt được hiệu quả kinh doanh thì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
không thực hiện được, không có hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp không
thể tồn tại. Bên cạnh đó phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội. Giải quyết vấn đề
xã hội của thương mại trong cơ chế thị trường không giản đơn. Ở đây, phải tính
đến vấn đề môi sinh, môi trường, sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các khu
vực. Suy đến cùng, muốn có hiệu quả phải đảm bảo lợi ích vật chất cho các dối
tượng tham gia trước mắt và lâu dài. Tóm lại: “Hiệu quả kinh doanh là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của
doanh nghiệp thông qua việc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra
trong một khoảng thời gian lao động nhất định”.
Như vậy, có hai yếu tố để xác định hiệu quả kinh doanh:
Thứ nhất là các chi phí nguồn lực: các chi phí bao gồm chi phí về lao
động, thiết bị, nguyên vật liệu mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh tạo
ra các kết quả tương ứng; các nguồn lực bao gồm lao động, đất đai, tài nguyên,
vốn. Thực chất nguồn lực là toàn bộ các chi phí hiện tại, chi phí tiềm năng, chi
phí tương lai sẽ chi ra để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh.
Thứ hai là kết quả về lợi ích kinh tế: nguồn lực và chi phí mà doanh
nghiệp bỏ vào sản xuất kinh doanh có thể đem lại nhiều loại kết quả khác nhau.
Có kết quả phù hợp với mục tiêu kinh doanh, nhưng cũng có kết quả nằm ngoài
mục tiêu kinh doanh, thậm chí đi ngược lại mục tiêu này vì vậy kết quả ở đây
phải là kết quả hữu ích đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Kết quả đó, có thể là con số theo các chỉ tiêu cụ thể như sản lượng hiện vật, giá
trị sử dụng, doanh thu, lợi nhuận,... hoặc là kết quả trừu tượng như làm sạch môi
trường, nâng cao dân trí, ... Dựa vào hai yếu tố trên, hiệu quả kinh doanh được

xác định là đại lượng so sánh giữa kết quả với chi phí và nguồn lực hay ngược
lại. Khác với chỉ tiêu đầu vào (chi phí, nguồn lực) và chỉ tiêu đầu ra (kết quả, lợi
ích), chỉ tiêu hiệu quả là một tỷ số so sánh để phản ánh chất lượng về hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn chất lượng của chỉ tiêu này
chính là tối đa hoá kết quả lợi ích hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên các điều
kiện về nguồn lực xác định.
5


1.1.2. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối
với các doanh nghiệp
1.1.2.1. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là một trong các tiêu chí quan trọng để các nhà quản
lý đánh giá quá trình thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán
hiệu quả kinh doanh không chỉ cho biết việc kinh doanh đạt ở trình độ nào mà
còn cho phép các nhà quản lý phân tích, tìm ra các yếu tố tác động để đưa ra các
biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả kinh doanh và tiết
kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả. Với tư cách là một tiêu chí đánh giá và
phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả không chỉ được sử dụng ở góc độ tổng hợp,
đánh giá chung tình hình sử dụng các nguồn lực trong phạm vi toàn doanh
nghiệp mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào
của toàn bộ doanh nghiệp hay từng bộ phận của doanh nghiệp. Ngoài ra, hiệu
quả kinh doanh còn là biểu hiện của việc lựa chọn những phương án kinh doanh
để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong khi nguồn lực có hạn hay tối
thiểu hoá chi phí để đạt được một kết quả nhất định.
Do sự chi phối của “quy luật khan hiếm” buộc các doanh nghiệp nói riêng
và các nhà quản lý nền kinh tế xã hội nói chung phải cân nhắc việc quản lý, sử
dụng các nguồn lực sản xuất hạn chế của xã hội như thế nào để thoả mãn nhu
cầu ngày càng cao của con người. Điều này, buộc các doanh nghiệp phải sử

dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất và đây cũng chính
là một tất yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh
là điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Mục tiêu sau cùng, bao quát và dài hạn của mọi doanh nghiệp kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường là tối đa hoá lợi nhuận, đây cũng là mục tiêu quan
trọng nhất của doanh nghiệp. Vì vậy, không chỉ tạo ra và duy trì khả năng cạnh
tranh để tồn tại và phát triển là đủ mà các doanh nghiệp còn mong muốn để có
lợi nhuận nhiều nhất và ngày càng cao trong điều kiện có thể. Để thực hiện mục
6


tiêu này, doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề đặt ra thường xuyên cho mỗi
doanh nghiệp khi kế hoạch hoạt động kinh doanh và khả năng về nguồn lực có
những thay đổi. Mỗi doanh nghiệp là một cơ thể sống, trong suốt chu kỳ sống
của mình, bắt đầu từ thời điểm ra đời cho đến khi phát triển, trưởng thành,
doanh nghiệp luôn nằm trong sự vận động, tạo nên bởi những thay đổi từ những
yếu tố cấu thành nội lực bản thân doanh nghiệp và những thay đổi của môi
trường bên ngoài đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng. Vì vậy, đối với bất kỳ
một doanh nghiệp nào, nội dung hoạt động kinh doanh được xác lập ban đầu
không thể tồn tại bất di bất dịch trong suốt chu kỳ đời sống của doanh nghiệp
đó, mà nó luôn được thay đổi. Sự thay đổi nội dung hoạt động kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp như thế nào là tuỳ thuộc tác động ảnh hưởng của các yếu tố
bên trong thuộc bản thân doanh nghiệp và các yếu tố bên ngoài thuộc môi
trường kinh doanh.
Trong suốt quá trình hoạt động, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối diện
với môi trường kinh doanh biến động không ngừng, diễn biến phức tạp và đầy
rủi ro, bất trắc. Do đó, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không
ngừng đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, cải tiến các nghiệp vụ kinh doanh, tổ
chức tốt mọi nguồn lực trong doanh nghiệp như: vật tư, tiền vốn, lao động,... tận

dụng mọi cơ hội kinh doanh để thực hiện các nghiệp vụ một cách có hiệu quả
nhất. Có thể nói rằng, đối với các doanh nghiệp việc đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh là đòi hỏi khách quan không chỉ do sự thay đổi các yếu tố bên trong thuộc
bản thân doanh nghiệp mà còn do những biến động của môi trường bên ngoài
đặt ra. Mỗi doanh nghiệp vừa là một hệ thống khép kín, trong đó, các bộ phận có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa là một hệ thống mở, chịu ảnh hưởng của
môi trường bên ngoài và có tác động ngược trở lại với môi trường bên ngoài. Cơ
cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp và hệ thống phương pháp quản lý của nó
phụ thuộc nhiều vào yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như nguồn cung ứng
hàng hoá, tình hình cung cầu hàng hoá trên thị trường, trình độ phát triển kỹ
thuật và công nghệ, tình hình cạnh tranh trên thị trường. Những ràng buộc của
7


môi trường bên ngoài khiến cho tổ chức kinh doanh không thể duy trì mô hình
truyền thống một cách ổn định vững chắc với những thể chế thủ tục quy định chi
tiết rõ ràng.
Sự biến đổi nhanh của môi trường kinh doanh và những xu hướng bất
định của nó buộc người quản lý doanh nghiệp phải có khả năng quyết định
nhanh chóng kịp thời. Nếu người quản lý không có khả năng ra quyết định hoặc
ra quyết định chậm thì tổ chức kinh doanh đó khó có khả năng thích nghi được
với những điều kiện mới, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Để đáp ứng những đòi hỏi
của thị trường các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ, đổi mới hoạt động kinh
doanh, đổi mới tổ chức, bộ máy quản lý, cải tiến nghiệp vụ kinh doanh, quản lý
và sử dụng tốt mọi nguồn lực trong doanh nghiệp. Từ đó cho thấy, yêu cầu đẩy
mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề luôn đặt ra đối với
mỗi doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và đóng góp vào
sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
1.1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD
- Nâng cao hiệu quả SXKD sẽ tận dụng và tiết kiệm được các nguồn lực

hiện có.
- Nâng cao hiệu quả SXKD góp phần thúc đẩy tiến bộ khoa học và công
nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Nâng cao hiệu quả SXKD sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm và qua đó, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của DN.
- Nâng cao hiệu quả SXKD sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất, đời
sống tinh thần cho người lao động trong DN.
Tuy nhiên, trong quá trình nâng cao hiệu quả SXKD, các doanh nghiệp
phải chú ý đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.
1.1.2.3. Phương pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Nâng cao hiệu quả SXKD là điều kiện sống còn để DN tồn tại, phát
triển và thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, vì vậy, mọi DN đều quan tâm
nỗ lực cố gắng để nâng cao được hiệu quả SXKD.
8


Nếu hiệu quả SXKD được xét theo quan điểm là một đại lượng so sánh
giữa kết quả kinh tế đạt được so với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả kinh
tế đó, tức là ta có công thức H =

KQ
, thì hiệu quả SXKD sẽ tăng lên trong 5
CP

trường hợp sau:
(1) Tăng kết quả SXKD, đồng thời, giảm chi phí SXKD. Muốn vậy phải
đổi mới, sắp xếp tổ chức, dây chuyền công nghệ và tăng cường thực hiện tiết
kiệm, chống lãng phí.
(2) Tăng kết quả SXKD trong điều kiện chi phí SXKD không đổi. Muốn
vậy, phải tăng cường đổi mới, sắp xếp tổ chức và dây chuyền công nghệ phù

hợp, tổ chức lao động khoa học.
(3) Cả kết quả và chi phí SXKD đều tăng, nhưng tốc độ tăng của kết quả
SXKD nhanh hơn chi phí SXKD. Muốn vậy, phải đầu tư đổi mới công nghệ
để nâng cao năng suất lao động.
(4) Kết quả SXKD không đổi còn chi phí SXKD giảm. Muốn vậy, cần
tăng cường thực hiện tiết kiệm, cắt giảm các chi phí sản xuất không cần thiết,
chống lãng phí trong quá trình SXKD.
(5) Cả kết quả và chi phí SXKD đều giảm nhưng tốc độ giảm của kết quả
SXKD nhỏ hơn của chi phí SXKD. Trong trường hợp này, do những lý do về điều
kiện phát triển cần phải thu hẹp qui mô sản xuất, và do đó, phải cắt giảm nhân công và
các chi phí không cần thiết.
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả SXKD của DN
Để đánh giá cụ thể về mặt chất lượng hoặc số lượng của việc nâng cao
hiệu quả SXKD, chúng ta cần xác định đúng đắn các tiêu chuẩn và chỉ tiêu
hiệu quả SXKD, cụ thể là: (1) Khi phân tích, đánh giá hiệu quả SXKD cần
xem xét trong bối cảnh DN hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và tuân thủ hệ thống pháp
luật Nhà nước; (2) phải kết hợp hài hòa ba loại lợi ích: cá nhân, tập thể và xã
hội. Tuyệt đối không vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích tập thể và
9


xã hội; (3) mức độ thu nhập thực tế của người lao động phải thường xuyên
tăng lên. Tiêu chuẩn này phản ánh chính xác hiệu quả SXKD của DN và hiệu
quả lao động - một yếu tố quyết định đối với hiệu quả SXKD.
1.1.3.2 Yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu hiệu quả SXKD
Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả SXKD là một tập hợp các chỉ tiêu có quan hệ
chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Để đo lường và đánh giá chính xác, khoa
học, hệ thống các chỉ tiêu này phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, trong hệ thống các chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu đánh giá tổng
hợp phản ánh chung tình hình kinh doanh dịch vụ, các chỉ tiêu bộ phận phản ánh
hiệu quả SXKD dịch vụ từng mặt, từng khâu như lao động, vốn và chi phí ...
Các chỉ tiêu bộ phận là cơ sở cho việc tìm ra mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình
sử dụng từng yếu tố trung gian vào quá trình kinh doanh.
Thứ hai, trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống
và toàn diện. Tức là các chỉ tiêu hiệu quả phải phản ánh hiệu quả SXKD của
toàn bộ quá trình SXKD của DN.
Thứ ba, hệ thống các chỉ tiêu phải hình thành trên cơ sở những nguyên tắc
chung của hiệu quả, nghĩa là phải phản ánh được trình độ sử dụng lao động sống và
lao động vật hóa thông qua việc so sánh giữa kết quả và chi phí. Trong đó, các chỉ
tiêu kết quả và chi phí phải có khả năng đo lường được thì mới có thể so sánh tính
toán được.
Thứ tư, các chỉ tiêu hiệu quả phải có sự liên hệ so sánh với nhau, có
phương pháp tính toán cụ thể, thống nhất, các chỉ tiêu phải có phạm vi áp dụng
nhất định phục vụ cho mục đích nhất định của công tác đánh giá.
Thứ năm, hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo phản ánh được tính đặc thù
của DN (qui mô, ngành nghề, sản phẩm,...).
1.1.3.3 Các chỉ tiêu hiệu quả SXKD của DN
(1) Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (HSSDTS)
HSSDTS=

Doanh thu thuần (Dt)
Tổng tài sản bình quân
10

(1-1)



Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần và như vậy, giá trị chỉ tiêu này nhận được
càng lớn thì sẽ phản ánh hoạt động SXKD của DN càng hiệu quả.
* Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (HQSDTS)
Lợi nhuận
(1-2)
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì thu
HQSDTS =

được bao nhiêu đồng lợi nhuận, do đó, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử
dụng tổng tài sản càng có hiệu quả hay hiệu quả SXKD càng cao.
(2) Hiệu quả sử dụng chi phí
* Hiệu suất sử dụng chi phí (HSSDCP)
Doanh thu thuần
(1-3)
Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì
HSSDCP =

thu được bao nhiêu đồng doanh thu, điều này chứng tỏ giá trị chỉ tiêu này càng
lớn thì DN càng có hiệu quả.
* Hiệu quả sử dụng chi phí (HQSDCP)
Lợi nhuận
(1-4)
Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết một chi phí bỏ ra kinh doanh trong kỳ thu được bao
HQSDCP =

nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc quản trị chi phí của

DN càng tốt và do vậy, hoạt động SXKD của DN có hiệu quả.
(3 ) Thu nhập bình quân, tiền lương bình quân của một lao động trong kỳ
* Tiền lương bình quân của một công nhân trong kỳ được tính theo công thức:
Tiền lương bình quân của

Tổng quỹ lương

=
một công nhân trong kỳ
(1-5)
Số công nhân bình quân
* Thu nhập bình quân của một công nhân trong kỳ được tính theo công thức:
Thu nhập bình quân
của một công nhân =

Tổng thu nhập
Số công nhân bình quân

(1-6)

trong kỳ
Thu nhập bình quân và tiền lương bình quân của công nhân ngày cao cũng
chứng tỏ DN đang trên đà phát triển và còn được thể hiện bởi hiệu quả SXKD
11


của DN.
(4) Năng suất lao động (NSLĐ) bình quân của một lao động, được thể hiện
qua công thức:
NSLĐ bq1cn =


Giá trị sản lượng sản xuất hoàn thành trong kỳ
Số công nhân sản xuất bình quân trong kỳ

(1-7)

Trong đó: NSLĐ bq1cn là NSLĐ bình quân một lao động.
NSLĐ là chỉ tiêu hiệu quả trong quá trình hoạt động SXKD. Phân tích chỉ
tiêu này để phát hiện các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ, trên cơ sở đó, tìm ra
những biện pháp nâng cao NSLĐ.
(5) Hiệu quả sử dụng lao động
* Hiệu suất sử dụng lao động trong kỳ (HSLĐ)
HSLĐ =

Doanh thu thuần
Số lao động bình quân trong kỳ

(1-8)

Chỉ tiêu này cho biết một lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng
doanh thu.
* Tỷ suất lợi nhuận trên lao động (HLNLĐ)
Chỉ tiêu này cho biết mức lợi nhuận trong kỳ của một công nhân là bao
nhiêu, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
HLNLĐ =

Lợi nhuận trước thuế
Số lao động bình quân trong kỳ

(1-9)


1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của DN
1.1.4.1. Các nhân tố bên trong
- Lực lượng lao động: Đây là một nguồn lực, một yếu tố đầu vào quan
trọng bậc nhất và có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Ngày nay, kỹ thuật và công nghệ đã thay đổi phương thức lao
động của con người trên nhiều lĩnh vực. Kỹ thuật công nghệ càng phát triển đòi
hỏi đội ngũ lao động càng phải có trình độ chuyên môn cao. Nguồn nhân lực của
doanh nghiệp phải đảm bảo đủ năng lực về thể chất và tinh thần đáp ứng được
yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có biện pháp sử
dụng nhân lực hợp lý, bố trí lao động phù hợp với khả năng của từng người, có
12


chính sách đào tạo và đào tạo lại lao động cho phù hợp với sự thay đổi của
doanh nghiệp cũng như sự thay đổi của môi trường hoạt động chung.
- Quy mô doanh nghiệp: Quy mô hoạt động của doanh nghiệp có ảnh
hưởng quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc mở rộng hay thu hẹp
quy mô sẽ tác động trực tiếp tới chi phí đầu vào và doanh thu đầu ra của doanh
nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Xác định quy mô tối ưu của
doanh nghiệp cũng là xác định mức lợi nhuận tối ưu theo từng thời kỳ.
- Cơ cấu sản xuất kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp có một lợi thế nhất định
trong việc sản xuất kinh doanh một số loại hàng hoá, lợi thế này được xác định
trên cơ sở tiềm lực của doanh nghiệp, môi trường kinh tế xã hội và những mối
liên hệ giữa doanh nghiệp với môi trường mà doanh nghiệp hoạt động. Doanh
nghiệp xây dựng được danh mục hàng hoá với tỷ trọng hợp lý của các mặt hàng
sẽ phát huy được tối đa các nguồn lực của mình, đem lại doanh thu cao nhất từ
đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
- Trang thiết bị, công nghệ: Việc lựa chọn sử dụng trang thiết bị, công nghệ
sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh doanh hoặc ngược lại. Trang thiết bị, công

nghệ càng hiện đại thì càng cho năng suất cao, tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu
lớn. Trang thiết bị, công nghệ kém hiện đại cho năng suất thấp, sản phẩm kém
chất lượng nhưng chi phí đầu tư thấp. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý lựa chọn
trang thiết bị công nghệ phù hợp với khả năng về tài chính cũng như chất lượng
lao động của mình nhằm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ
dẫn tới tối đa hoá lợi nhuận.
- Nguồn vốn hoạt động: Đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến quy mô
hoạt động, tính an toàn và chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Việc lựa chọn cơ
cấu nguồn vốn hợp lý, sử dụng nguồn vốn có chi phí thấp, dễ tiếp cận, tính an
toàn cao là một yêu cầu cấp thiết để tăng tính hiệu quả và an toàn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chiến lược Marketing: Một chiến lược marketing bài bản, đầy đủ và khoa
học bao gồm một chuỗi các công việc cần phải thực hiện có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau 12 như: Hoạch định chiến lược tiếp thị, phân khúc thị trường, lựa chọn
13


mục tiêu, định vị thị trường mục tiệu. Từ đó đưa ra các chiến lược sản phẩm,
chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị. Chiến lược marketing
phù hợp sẽ giúp cho việc thực hiện các công đoạn này đạt kết quả cao nhất với
chi phí thấp nhất, dẫn tới tăng hiệu quả kinh doanh.
- Quản trị doanh nghiệp: Hoạt động quản lý bao gồm các khâu cơ bản sau:
định hướng chiến lược cơ bản phát triển doanh nghiệp trong khoảng thời gian
nhất định, tuân chỉ mục tiêu đề ra, xây dựng kế hoạch phương án kinh doanh, tổ
chức hoạt động kinh doanh, đánh giá kiểm tra các hoạt động kinh doanh. Các
khâu của quá trình này làm tốt sẽ tăng năng suất lao động, giảm chi phí kinh
doanh từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh.
- Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong DN
Trong SXKD nếu biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ
cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách

phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Kinh nghiệm thành công của
nhiều DN cho thấy nắm bắt được các thông tin cần thiết và biết xử lý và sử dụng
các thông tin đó kịp thời là một điều kiện rất quan trọng để ra các quyết định
SXKD có hiệu quả cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh. Những thông tin
chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để DN xác định phương
hướng SXKD, xây dựng chiến lược SXKD dài hạn cũng như hoạch định các
chương trình SXKD ngắn hạn. Nếu không được cung cấp thông tin một cách
thường xuyên và liên tục, không có trong tay các thông tin cần thiết và xử lý một
cách kịp thời, DN không có cơ sở để ban hành các quyết định SXKD dài hạn và
do đó sẽ dẫn đến những thất bại.
1.1.4.2. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
* Môi trường quốc tế và khu vực: Các xu hướng chính trị trên thế giới,

14


các chính sách bảo hộ và mở cửa, tình hình chiến tranh, sự bất ổn chính trị, tình
hình kinh tế,... toàn cầu và khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt
động của thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như sự lựa chọn yếu tố đầu
vào của DN. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của
DN.
* Môi trường nền kinh tế quốc dân
- Môi trường kinh tế: Đây là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu
quả SXKD của từng DN. Trước hết, phải kể đến chính sách phát triển kinh tế
của nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập
bình quân trên đầu người,... Các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên
hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể do đó tác
động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả SXKD của các DN thuộc ngành, vùng
kinh tế nhất định.
- Môi trường văn hóa xã hội: Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục,

phong cách, tập quán, lối sống, tâm lý,... của người dân đều tác động một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả SXKD của DN và có thể theo chiều hướng
tích cực hoặc tiêu cực. Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực
lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của DN. Chất
lượng của đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định đến
hiệu quả SXKD của DN.
- Các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng. Các điều kiện tự
nhiên như: Tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu,... ảnh hưởng
tới chi phí sử dụng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, mặt hàng kinh doanh,
năng suất, chất lượng sản phẩm, cung cầu theo mùa vụ,... do đó ảnh hưởng đến
hiệu quả SXKD của DN trong vùng địa lý.
* Nhân tố môi trường ngành
- Sự cạnh tranh của các DN hiện có trong ngành và khả năng ra nhập mới
của các DN ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của mỗi DN. Mức độ cạnh tranh giữa
các DN trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới cung cầu, giá
bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm của mỗi DN. Các DN trong ngành luôn duy trì và
15


tạo rào cản cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác các lợi thế riêng và định
giá phù hợp, mở rộng thị trường.
- Yếu tố nhà cung cấp: Các nguồn lực đầu vào của một DN được cung cấp
chủ yếu từ các DN khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo
chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của DN phụ thuộc vào
tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào hành vi và tính chất của người cung
ứng. Vì vậy, phải tránh độc quyền của nhà cung cấp, giảm chi phí đầu vào, tăng
hiệu quả SXKD.
- Khách hàng: Là nguyên nhân tồn tại của DN vì khách hàng, thị trường là
yếu tố quyết định đến cầu - căn cứ quan trong để SXKD. Nếu không có khách
hàng thì DN không thể SXKD được chứ chưa xem xét đến hiệu quả.

1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc là đơn vị trực thuộc Tổng công
ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin là đơn vị 100% vốn Nhà nước. Tổng
công ty là một trong hai đầu mối được Nhà nước cho phép cung ứng VLNCN
phục vụ nền kinh tế quốc dân, là một đơn vị có bề dày truyền thống trong quá
trình xây dựng và phát triển ngành VLNCN. Trong nhiều năm qua Tổng công ty
là đơn vị luôn chủ động, sáng tạo và thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất và cung
ứng VLNCN, loại hàng hóa đặc biệt, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều
kiện theo đúng quy định của Nhà nước.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Nghị định Số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2009
của Chính phủ quy định về vật liệu nổ công nghiệp.
- Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2012 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
- Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2012 của
UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.

16


- Quyết định số 1834/QĐ - TTg ngày 28/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch phát triển ngành VLNCN Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030. Trong đó nhấn mạnh: Xây dựng, phát triển ngành Vật liệu
nổ công nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững, trở thành một ngành công
nghiệp tiên tiến, thân thiện với môi trường, có cơ cấu sản phẩm hoàn chỉnh đáp
ứng được nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế
cạnh tranh.
- Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chiến lược phát triển khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 nhấn mạnh:“Khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có
giá trị kinh tế cao. Đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản
manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường;
hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ
tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản”.
- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2035, cụ thể là: Tập trung vào 10 ngành công
nghiệp chủ yếu như: ngành cơ khí - luyện kim; ngành hóa chất; ngành điện tử,
công nghệ thông tin; ngành dệt may - da giày; ngành chế biến nông lâm thủy
sản, thực phẩm; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; ngành khai thác và chế biến
khoáng sản; ngành điện; ngành than; ngành dầu khí.
- Quyết định số 1843/QĐ-HĐTV ngày 09/7/2012 của Hội đồng thành viên
Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin về việc phê duyệt Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc.
- Quyết định số 1854/ QĐ-HĐTV ngày 10/07/2012 của Hội đồng thành
viên Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin về việc phân cấp quản
lý giữa Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin và Công ty công
nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc.

17


1.3 Cơ sở thực tiễn
Năm 2015, đánh dấu mốc quan trọng đối với các doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) khi chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty Cổ phần trong đó có
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các Công ty con, trực
thuộc. Điều đó làm tăng sự tự chủ về tài chính của DN, đồng thời cũng sẽ tạo ra
áp lực rất lớn đối với các DN hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó, theo xu

hướng hội nhập kinh tế quốc tế, thuế phí của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường
trong nước trong giai đoạn 2015 - 2020 sẽ dần về 0% tạo ra một thị trường sản
phẩm đa dạng có tính cạnh tranh cao.
Từ đầu năm 2016, nhu cầu sử dụng VLNCN phục vụ nổ mìn khai thác
khoáng sản và các công trình giao thông, thủy điện, xây dựng trên địa bàn các
tỉnh Tây Bắc giảm mạnh, ngoài ra các khoản thuế, phí, lệ phí tại các địa phương
đều điều chỉnh tăng làm tăng chi phí giá thành gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu
và lợi nhuận của Công ty. Đứng trước các thách thức trên việc nâng cao hiệu quả
SXKD là một trong các nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu của DN, mang
tính chất sống còn giúp cho DN đứng vững và phát triển được trên thị trường.
Hiện nay, đối với nhiệm vụ sản xuất, cung ứng và sử dụng VLNCN tại Việt
Nam có hai đơn vị được phép thực hiện là Tổng công ty công nghiệp Hóa chất
mỏ Vinacomin và Tổng công ty vật tư công nghiệp quốc phòng. Trong quá trình
phát triển KT - XH của đất nước, nhu cầu sử dụng VLNCN phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày một gia tăng, trong đó ngành khai
thác mỏ đóng vai trò chủ đạo. Là một đơn vị chuyên sản xuất, cung ứng và sử
dụng VLNCN, Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc, Tổng công ty công
nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin đã nhận thức rõ được nhu cầu của thị trường
và đang vươn lên phát triển khẳng định rõ vai trò của một trong những ngành
công nghiệp mũi nhọn. Với việc nâng cao hiệu quả SXKD, Công ty công nghiệp
Hóa chất mỏ Tây Bắc sẽ đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị phần VLNCN tại các
tỉnh Tây Bắc, xây dựng và củng cố thương hiệu Việt trên thị trường đồng thời
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - chính trị - xã hội tại địa phương.
2. Nội dung thực hiện của đề án
18


2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1 Một số nét khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Lào Cai
2.1.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên

* Vị trí địa lý: Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam,
cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 275 km theo đường bộ. Tỉnh có 203,5
km đường biên giới với tỉnh Vân Nam- Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông
suối và 59,2 km là đất liền. Phía Bắc tỉnh Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam - Trung
Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây
giáp tỉnh Lai Châu.
* Đặc điểm địa hình: Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với
đồi núi thấp, bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến
đường bộ, đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm
bao quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây - Nam, gồm nhiều
dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống.
Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa
hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80m trên mực nước biển lên tới
3.143 m trên mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu của Lào Cai đã giúp tạo nên một
môi trường thiên nhiên rất đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
trên địa bàn.
2.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất: Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 805.708,5 ha, độ phì
nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù
hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó, đất nông nghiệp có 76.203 ha,
đất lâm nghiệp 178.192 ha, đất chưa sử dụng còn khoảng 393.500 ha.
* Tài nguyên khoáng sản: Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên
khoáng sản nhất Việt Nam với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm
mỏ, trong đó có nhiều loại khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu
cho gốm, sứ, thuỷ tinh,.v.v.. với trữ lượng lớn nhất cả nước. Đặc biệt, Lào Cai có
một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường
19



quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản
ở địa phương.
2.1.1.3 Tiềm năng kinh tế
* Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Lào Cai có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên có nhiều tiềm
năng khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch cũng như các
ngành sản xuất khác, cụ thể là:
- Do Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn tài nguyên
rừng rất phong phú và đa dạng nên có điều kiện thuận lợi cho cơ sở để phát triển
công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
- Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh
tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương
mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc (gồm 11 tỉnh, thành
phố, diện tích hơn 5 triệu km2 và dân số hơn 380 triệu người). Cửa khẩu quốc tế
Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và
tương lai sẽ có cả đường hàng không. Là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Việt
Nam có vị trí nằm ngay trong thị xã tỉnh lỵ có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá
phát triển, hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai là một trong những cửa khẩu văn
minh, hiện đại, nơi trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc.
- Tiềm năng du lịch: Lào Cai có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch
với các loại hình nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hoá. Thiên nhiên ban tặng
cho Lào Cai nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh Sa Pa,
Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương,… Trong đó, khu du lịch Sa Pa rất nổi tiếng
trong nước và quốc tế; là một trong các trọng điểm du lịch của quốc gia.
2.1.1.4. Kết quả phát triển KT-XH trong những năm qua
* Lĩnh vực kinh tế: Tính đến hết năm 2015, kinh tế của Tỉnh duy trì tốc độ
tăng trưởng đạt 14,3% , đạt kế hoạch đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực
theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông nghiệp hiện
còn chiếm 16,07%, công nghiệp và xây dựng chiếm 42,77%, dịch vụ chiếm
41,16%.

20


* Sản xuất công nghiệp: Đạt mức tăng trưởng cao, các sản phẩm tiêu thụ
tốt, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp cả năm 2015 đạt 5.233 tỷ đồng; Giá
trị sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm 2014, trong đó mạnh nhất là công nghiệp
chế biến, chế tạo tăng 48%; ngành khai thác tăng 34% và ngành sản xuất, phân
phối điện tăng 32%. Các dự án trọng điểm ngành tiếp tục được hỗ trợ và đôn đốc
đẩy nhanh tiến độ. Năm 2015, một số dự án trọng điểm đã được hoàn thành và
đi vào hoạt động: Nhà máy gang thép Lào Cai, công suất giai đoạn 1 là 500.000
tấn/năm; Tổ hợp hóa chất Đức Giang Lào Cai; nhà máy thủy điện Ngòi Phát
công suất 72 MW, Nhà máy DAP số 2 công suất 330.000 tấn/năm3...
* Hoạt động thương mại, dịch vụ
- Thương mại nội địa: Hàng hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, không
để xảy ra hiện tượng thiếu hàng, nâng giá,... trong dịp lễ tết. Tổng mức bán lẻ
hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt khoảng 13.000 tỷ đồng.
- Hoạt động xuất nhập khẩu: Giá trị xuất nhập khẩu năm 2015 đạt khoảng
2.000 triệu đô la Mỹ (USD) (bao gồm cả kim ngạch tạm nhập tái xuất, trong đó:
Xuất khẩu 1.068 triệu USD, nhập khẩu 932 triệu USD). Kim ngạch xuất nhập
khẩu của tỉnh đạt 630 triệu USD, tăng 5,9 lần so với cùng kỳ năm 2014.
- Hoạt động dịch vụ, du lịch: Số lượng khách du lịch đến Lào Cai tăng
khá, cả năm đạt khoảng 1.470 nghìn lượt khách; doanh thu du lịch đạt 3.276 tỷ
đồng.
* Về xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng: Huy động vốn đầu tư toàn xã hội
năm 2015 đạt khá cao, với giá trị đạt khoảng 18.824 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân
sách do tỉnh quản lý với kế hoạch vốn giao là 4.324 tỷ đồng; Hoàn thành công
tác chuẩn bị đầu tư 141danh mục, quyết toán 987 công trình (gồm cả các công
trình giao thông liên thôn), bàn giao đưa vào sử dụng 382 công trình, khởi công
mới 477 công trình.
2.1.2 Tổng quan về Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

21


Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc là đơn vị trực thuộc Tổng công
ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin, được thành lập từ ngày 01/4/2006
theo Quyết định số 628/QĐ - TCCB ngày 23/3/2006 của Tổng giám đốc Tập
đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
Tên gọi tiếng Việt: Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc
- Trụ sở giao dịch: Đại lộ Trần Hưng Đạo - Phường Nam Cường - TP Lào
Cai - Tỉnh Lào Cai
- Điện thoại: 0203 845 646 - Fax: 0203 845 569
- Email:
- Tài khoản: 8800211010083 - Ngân hàng NN&PTNN tỉnh Lào Cai.
- MST: 0100101072 - 009
Công ty có trụ sở chính được xây dựng trên diện tích 5000m 2 tại TP Lào
Cai, có các phân xưởng sản xuất tại xã Bản Vược, huyện Bát Xát và xã Cam
Đường, TP Là Cai. Có các Chi nhánh tại: TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, TP. Lai Châu,
tỉnh Lai Châu; văn phòng giao dịch tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty
* Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ
Tây Bắc được Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin giao nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn các 04 tỉnh Tây Bắc (gồm Lào Cai, Sơn La,
Lai Châu và Điện Biên). Công ty hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và
phát triển vốn do Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin giao.
* Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Sản xuất, phối chế, thử nghiệm, sử dụng, tiếp nhận, dự trữ, bảo quản,
đóng gói, cung ứng VLNCN cho các đơn vị được cấp phép và có đầy đủ điều
kiện sử dụng VLNCN trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc.

- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phối chế,
thử nghiệm, sử dụng VLNCN.
- Dịch vụ khoan, nổ mìn, nổ mìn dưới nước; tư vấn nổ mìn.
- Thiết kế, thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao
thông, thủy lợi và khai thác mỏ.
- Sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật và vật liệu xây dựng.
- Cung ứng xăng dầu và vật tư thiết bị.

22


- Vận tải đường bộ và sửa chữa các phương tiện vận tải; thi công cải tạo
phương tiện cơ giới đường bộ.
- Dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống.
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Theo mô hình hiện nay, bộ máy tổ chức quản lý sản xuất của Công ty công
nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc gồm có Ban giám đốc, 06 phòng nghiệp vụ, 02 Chi
nhánh và 04 phân xưởng trực tiếp sản xuất, phụ trợ (Sơ đồ 2.1)
Giám đốc

Phòng KTCN
Phân xưởng khoan
nổ mìn Cam Đường

Phân xưởng khoan
nổ mìn Sin Quyền

P. TCLĐTL

P.TKKTTC


Phó giám đốc phụ
trách kỹ thuật

Phòng KHTT

Chi nhánh
Lai Châu
Phòng AT - BV

Chi nhánh
Sơn La

Phân xưởng
kho Sin Quyền

Phân xưởng
kho Cam Đường

Văn phòng

Phó giám đốc
phụ trách kinh tế

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ
Tây Bắc
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Cơ
cấu này là sự kết hợp của cơ cấu theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năng. Theo
đó mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng còn các bộ phận
chức năng các Phòng ban, phân xưởng phối hợp trao đổi và làm việc ngang hàng

với nhau.
23


2.1.2.4 Cơ chế quản lý, điều hành của Công ty
Công ty xây dựng các nội quy, quy chế áp dụng nội bộ để quản lý, điều
hành các hoạt động SXKD nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn,
hiệu quả và ổn định. Căn cứ vào kế hoạch SXKD hàng năm mà Tổng công ty
giao, Công ty xây dựng kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các bộ phận phòng ban
chuyên môn, các phân xưởng sản xuất, phụ trợ tổ chức thực hiện.
Các phòng ban chuyên tại Công ty căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình tổ
chức triển khai, phối hợp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Các
phân xưởng thực hiện cụ thể hóa kế hoạch, giao nhiệm vụ trực tiếp xuống các tổ
sản xuất để thực hiện.
2.1.2.5 Đặc điểm lao động của Công ty
Số lượng lao động của Công ty năm 2016 là 317 người, trong đó: Lao động
trực tiếp là 251 người (chiếm 79,1%), lao động gián tiếp là 66 người (chiếm
20,9%); lao động nam: 245 người (chiếm 77,3%), lao động nữ: 72 người (chiếm
22,7%); lao động có trình độ Đại học là 70 người (chiếm 22,1%), có trình độ
Cao đẳng là 15 người (chiếm 4,7 %), có trình độ Trung cấp là 20 người (chiếm
6,3%), và Công nhân kỹ thuật là 212 người (chiếm 66,9%).
Để thúc đẩy nâng cao NSLĐ, Công ty đã áp dụng các biện pháp khen
thưởng như thưởng SXKD, tăng NSLĐ, tháng thi đua hoàn thành vượt mức kế
hoạch, sáng kiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất. Năm 2015, thu nhập bình quân
người lao động đạt 8,0 tr.đồng/người/tháng.
Nhìn chung, việc bố trí lao động, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế
quản lý điều hành của Công ty được xây dựng tương đối phù hợp với điều kiện
SXKD của Tổng công ty và của Công ty theo đúng mô hình chuyên môn hóa
sản xuất của Tập đoàn, nhằm tăng cường công tác quản lý, chủ động trong công
tác điều hành .

2.1.2.6 Sơ lược về quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ Tây Bắc thực hiện nổ mìn dịch vụ cho
Công ty Apatit Việt Nam và Công ty mỏ - tuyển đồng Sin Quyền đây là các khai
24


trng khai thỏc m ln th hai ti khu vc min Bc (sau Qung Ninh) hng
nm tiờu th trờn 5.000 tn thuc n. Quy trỡnh cụng ngh n mỡn thc hin trờn
cỏc khai trng do Vin khoa hc k thut cụng ngh m - Vinacomin nghiờn
cu c Tng cụng ty ỏp dng ti Cụng ty. Khi lng t - ỏ - qung n mỡn
hng nm Cụng ty thc hin trờn 12 triu m 3. Quy trỡnh sn xut c khộp kớn,
thuc n sau khi sn xut c a v cỏc kho lu tr, bo qun, sau ú c
a ra cỏc khai trng n mỡn trờn c s tớnh toỏn lng thuc n cho tng l
khoan, tin hnh thi cụng np, n mỡn theo cỏc quy nh nghiờm ngt v an ton,
cui cựng l nghim thu khi lng sn phm n mỡn vi bờn thuờ dch v.
2.2. Thc trng vn cn gii quyt trong ỏn
2.2.1. Thc trng hiu qu SXKD ti Cụng ty cụng nghip Húa cht m
Tõy Bc trong giai on 2013 - 2015
2.2.1.1. Thc trng NSL v tiờu hao chi phớ SXKD ti Cụng ty 2013-2015
Tri qua 01 chng ng phỏt trin vi rt nhiu khú khn t vic nm
bt nhng cụng ngh mi, s suy thoỏi v kinh t, khú khn trong vic xut bỏn
tiờu th sn phm, khú khn trong vic cung ng VLNCN, vt t thit b,...
nhng vi s ng lũng, quyt tõm, lao ng sỏng to Cụng ty cụng nghip Húa
cht m Tõy Bc ó vn lờn thnh lỏ c u trong Tng cụng ty, nng sut sn
lng thc hin vt k hoch c giao.
Qua cỏc s liu bỏo cỏo kt qu SXKD trong 3 nm (2013 - 2015) ca
Cụng ty cú th thy rng hiu qu SXKD cú s chuyn bin qua tng nm, khi
nng sut, sn lng gia tng thỡ cỏc ch tiờu tiờu hao gim. Khi lng cỏc loi
sn phm u cú s tng trng qua cỏc nm, iu ú gúp phn quan trng vo
vic thc hin nhim v SXKD núi chung ca Tng cụng ty. Trong giai on

nm 2013 - 2015 tỡnh hỡnh tiờu th cỏc loi VLNCN nhỡn chung tng i tt,
giỏ c duy trỡ n nh, vic gia tng sn lng ó gúp phn lm tng hiu qu
SXKD ca Cụng ty cng nh Tng cụng ty (Bng 2.1)
Bng 2.1: Kt qu thc hin cỏc ch tiờu sn xut ch yu 2013 - 2015
Stt
A

Các chỉ tiêu

ĐVT

Hiện vật

25

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015


×