Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2017 – 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.39 KB, 55 trang )

1

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đóng một vai trò quan
trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chất lượng (KCB)
tại cơ sở y tế là vấn đề được cộng đồng xã hội hết sức quan tâm, bởi nó tác
động trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người. Tại tỉnh
Lào Cai trong những năm qua nghành y tế đã tập trung củng cố, xây dựng và
phát triển mạng lưới từ tuyến tỉnh đến cơ sở trạm y tế xã đã mang lại những
kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh.
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của ngành y tế. Thời gian qua, ngành y tế đã và đang triển khai thực hiện
nhiều giải pháp trước mắt cũng như lâu dài tập trung vào 3 đột phá chiến
lược: Đột phá về cơ sở hạ tầng; đột phá về công nghệ; đột phá về nhân lực.
Đặc biệt, trong công tác khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đang chỉ đạo thực hiện
tiến hành hàng loạt các biện pháp đổi mới: Đổi mới về mặt quan điểm, nhận
thức lấy người bệnh làm trung tâm; đổi mới về quản lý; đổi mới về cách làm
và đổi mới về phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài
lòng của người bệnh.
Chất lượng khám, điều trị bệnh là vấn đề được cộng đồng và cả xã hội
hết sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến người bệnh và ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của nhiều người ; đặc biệt là những người ốm đau
phải nhập viện điều trị. Trong những năm gần đây Đảng, Nhà Nước và Quốc
hội đã quan tâm ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác y tế. Gần
đây Bộ Y tế đả ban hành Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm
2013 về Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh tại bệnh viện và Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành thí điểm bộ tiêu chí đánh giá
chất lượng bệnh viện .
Thời gian qua bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai tuy đã nỗ lực đạt được


nhiều tiến bộ, đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân,
công tác an sinh xã hội, tạo được niềm tin đối với người dân trong tỉnh đến
khám và điều trị bệnh ngày càng nhiều, tuy nhiên bệnh viện vẫn còn khó
khăn về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở phòng ốc. Trình độ, năng lực, kinh


2

nghiệm chuyên môn của một số cán bộ viên chức còn hạn chế; trách nhiệm
chuyên môn và tinh thần thái độ phục vụ người bệnh có lúc, có nơi còn biểu
hiện chưa tốt…Để từng bước nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại
bệnh viện Đa khoa tỉnh trong thời gian tới, việc xây dựng đề án nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh là một vấn đề ưu tiên và cần thiết.
Nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào
Cai đang là đòi hỏi cấp thiết của nhân dân và chính quyền địa phương, là mối
quan tâm hàng đầu của bệnh viện, nhằm góp phần giảm tải cho tuyến trên,
đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, xã hội, đồng thời tạo uy tín, thương hiệu, gia
tăng sự hài lòng của người bệnh, đảm bảo cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh
chất lượng cao.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng khám,
chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2017 – 2020”
làm đề án tốt nghiệp chương trình cao cấp lý luận Chính trị của mình.
2. Mục tiêu của đề án
2.1.Mục tiêu chung
Chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lào Cai, giai
đoạn 2017 - 2020 được nâng cao nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; giảm tỷ lệ
bệnh tật và tử vong, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao và đa
dạng của nhân dân. Phấn đấu từng bước nâng cao uy tín khám, chữa bệnh
của Bệnh viện Đa khoa, tăng cường sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh phí

trong khám, chữa bệnh, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại. Tăng cường hiệu
quả cải cách hành chính các thủ tục khám và chữa bệnh tại bệnh viện. Đổi
mới phong cách, thái độ phục vụ khám, chữa bệnh từng bước đáp ứng sự hài
lòng của người bệnh.
2.2.Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020, chất lượng khám, chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Lào Cai được nâng cao, phấn đấu bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai là
bệnh viện đứng trong tốp đầu các bệnh viện của Tỉnh, và đạt trong 500 bệnh
viện xếp hạng đầu trong khoảng 1200 bệnh viện cả nước.
- Hơn 80% bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh, chữa khỏi bệnh,
giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển lên vượt tuyến và hạn chế tai biến chuyên môn
xảy ra.


3

- Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp hướng dẫn cụ thể; điều
kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn; người bệnh được
hưởng nhiều quyền lợi và lợi ích trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
- Xây dựng bệnh viện phát triển toàn diện về số lượng và cơ cấu nguồn
nhân lực; chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao; đời sống vật
chất và tinh thần của cán bộ viên chức bệnh viện được cải thiện.
- Cải thiện các mặt hoạt động chuyên môn của bệnh viện gồm an ninh
trật tự và an toàn cháy nổ; quản lý hồ sơ bệnh án; ứng dụng công nghệ thông
tin; phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn; năng lực thực hiện kỹ thuật
chuyên môn; hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh; dinh dưỡng và
tiết chế; chất lượng bệnh viện; quản lý và cung ứng thuốc.
- Hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện được duy trì và triển khai hoạt
động ngày càng hiệu quả; cải thiện dần chất lượng từ mức khá lên đạt mức
tốt . Phấn đấu đến năm 2020 đạt bệnh viện hạng I

- Cải thiện chất lượng các đặc thù chuyên khoa nội, ngoại, HSTC và có
một số khoa điều trị chuyên biệt như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, u
bướu…
- Trang thiết bị y tế phải trang bị đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu hoạt
động chuyên môn theo từng chuyên khoa, hằng năm hoàn thành 100% chỉ
tiêu kế hoạch được giao.
- Xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới quản lý chất
lượng trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.
- Cải thiện các mặt hoạt động phụ trợ của bệnh viện gồm an ninh trật tự
và an toàn cháy nổ; quản lý hồ sơ bệnh án; phòng ngừa và kiểm soát nhiễm
khuẩn; dinh dưỡng và tiết chế; quản lý và cung ứng thuốc.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Về đối tượng: Đề án tập trung vào chất lượng khám, chữa bệnh
tại bệnh viện.
3.2. Về không gian: Đề án được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Đa
khoa tỉnh Lào Cai.
3.3. Giới hạn về thời gian: Đề án được thực hiện từ năm 2017 đến
năm 2020


4

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Sức khỏe
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: Sức khỏe là một trạng thái thoải mái đồng
bộ của con người về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không đơn thuần là
một trạng thái không bệnh tật.

Như vậy, hiểu một cách đầy đủ thì sức khoẻ là sự phối hợp hài hòa cả
ba yếu tố: thể chất, tâm thần và xã hội. Ba yếu tố này quan hệ mật thiết với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau hợp thành sức khỏe con người. Để mỗi người
phát triển toàn diện, chăm sóc sức khỏe phải đảm bảo hài hòa các nhu cầu
vật chất, tâm lý và xã hội.
- Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe, là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
bệnh, bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người.
Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những người hành nghề y như chỉnh
hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và các nhà cung cấp dịch
vụ chăm sóc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt
đòi hỏi một cơ chế tài chính mạnh mẽ, đội ngũ cán bộ được đào tạo và trả
lương tốt; thông tin đáng tin cậy làm cơ sở để ra quyết định và lập chính
sách; và cơ sở vật chất và hậu cần duy trì tốt để cung cấp thuốc và công nghệ
có chất lượng.
- Khám bệnh: là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể khi
cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn
đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.
- Chữa bệnh: là việc sử dụng phương pháp chuyên môn, kỹ thuật đã được
công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục
hồi chức năng cho người bệnh.
- Chất lượng: Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Chất lượng là một
phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là
cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật và phân biệt nó với sự vật khác.


5

Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, biểu thị ra bên ngoài qua các

thuộc tính. Chất lượng của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển của
nó, chất lượng càng cao thì mức độ phát triển của sự vật càng lớn.
Tuy nhiên, định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế,
đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của
tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: "Mức độ đáp ứng các
yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có"
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của
khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản
xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa.
Khái niệm chất lượng khám chữa bệnh.
Chất lượng khám chữa bệnh bao gồm hai thành phần: chất lượng
chuyên môn, kỹ thuật và chất lượng chức năng. Chất lượng chuyên môn, kỹ
thuật là sự chính xác trong kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh và chất lượng
chức năng bao gồm các đặc tính như cơ sở vật chất bệnh viện, giao tiếp với
nhân viên y tế, cách thức tổ chức quy trình khám chữa bệnh, cách thức bệnh
viện chăm sóc người bệnh. Chất lượng khám chữa bệnh bị chi phối, ràng
buộc bởi hoàn cảnh và nhu cầu nhất định của nền kinh tế, xã hội được thể
hiện ở các mặt như nhu cầu của người bệnh , chính sách kinh tế, xã hội,
chính sách giá cả, lực lượng lao động, khả năng về công nghệ, máy móc thiết
bị, vật tư, nguyên nhiên liệu, bảo vệ môi trường.
1.1.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng khám, chữa bệnh
Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là một khái niệm bao hàm nhiều
yếu tố như trình độ chuyên môn của thầy thuốc, điều kiện cơ sở hạ tầng phục
vụ bệnh nhân là người nghèo và thầy thuốc, điều kiện và chất lượng trang
thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị cho người nghèo và sinh hoạt, khả năng
đáp ứng về thuốc v.v...
- Nguồn kinh phí của Trung ương, địa phương và nguồn vốn viện trợ,
cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn tại các tuyến y tế.
- Số giường bệnh/vạn dân

- Chất lượng Bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện.
- Trang thiết bị phục vụ chẩn đoán, điều trị: máy siêu âm (màu, trắng
đen), máy điện tim, nội soi dạ dày-tá tràng, X quang, dụng cụ phẫu thuật,


6

máy thở, máy truyền dịch, máy CT-Scan, máy MRI, máy siêu lọc máu, máy
X-quang kỹ thuật số, máy tách các thành phần máu, máy phẫu thuật bằng
phương pháp PHACO, hệ thống phẫu thuật nội soi hiện đại, máy xét nghiệm
sinh hoá tự động ...
- Chính sách thu hút, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ
chuyên môn cao (thu hút bác sĩ, dược sĩ)
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân
viên y tế (đào tạo chuyên khoa sâu, đào tạo phổ cập chuyên khoa I cho y tế
tuyến huyện, xã thuộc các chuyên ngành Nội-Ngoại-Sản-Nhi, Y học gia
đình, Y tế dự phòng).
- Tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế trong các cơ sở khám chữa
bệnh. Thực hiện các quy chế chuyên môn, kỹ cương của cơ sở khám chữa
bệnh, trang thiết bị y tế trong bệnh viện.
* Các yếu tố cấu thành chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện.
Đội ngũ y bác sỹ trình độ chuyên môn giỏi, đạo đức tốt, kỹ năng giao
tiếp, quy tắc ứng xử theo chuẩn mực đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh
chính đáng của nhân dân, kết quả là khỏi bệnh mà chi phí thấp.
Bệnh viện có máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại đồng bộ, cơ sở vật
chất khang trang, sạch đẹp, đủ các phương tiện cho người bệnh đến khám và
điều trị nội ngoại trú, đạt sự hài lòng bằng kết quả phiếu thăm dò từ người
bệnh cũng như của cán bộ CNVC.
Chi phí thuốc, dịch vụ kỹ thuật thấp phù hợp với điều kiện kinh tế của
đại bộ phận người dân có thu nhập thấp;

Một số khía cạnh chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là khả năng tiếp cận
dịch vụ, an toàn, người bệnh là trung tâm, hướng về nhân viên y tế, trình độ
chuyên môn, kịp thời, tiện nghi, công bằng, hiệu quả,...
- Danh mục tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện: chia 05 phần
+ Phần A: hướng đến người bệnh (19 tiêu chí ).
+ Phần B: phát triển nguồn nhân lực ( 14 tiêu chí ).
+ Phần C: hoạt động chuyên môn ( 38 tiêu chí ).
+ Phần D: cải tiến chất lượng ( 8 tiêu chí ).
+ Phần E: tiêu chí đặc thù chuyên khoa ( 4 tiêu chí ).
Mỗi tiêu chí đề cập một vấn đề xác định, được xây dựng dựa trên năm bậc
thang chất lượng. Một tiêu chí xem xét các khía cạnh toàn diện của một vấn đề và


7

bao hàm các nội dung về yếu tố cấu trúc, yếu tố quy trình thực hiện và kết quả đầu
ra.
* Khung phân tích chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện huyện
Khung phân tích chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện bao gồm:
TT

1

Nội dung phản ánh
chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh của
bệnh viện
Chất lượng phản ánh ở
mức độ thỏa mãn nhu
cầu người bệnh, hướng

tới người bệnh:

2

Chất lượng phản ánh ở
mức độ phát triển về
nhân lực

3

Chất lượng phản ánh ở
khả năng hoạt động
chuyên môn của bệnh
viện

Chỉ tiêu cụ thể

- Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp
và hướng dẫn cụ thể.
- Bệnh viện đã không ngừng cải tiến quy
trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lòng của
người bệnh.
- Người bệnh được hưởng các tiện nghi đảm
bảo sức khỏe, nâng cao thể trạng và tâm lý.
- Người bệnh được điều trị trong môi
trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp
- Người bệnh được cung cấp thông tin và
tham gia vào quá trình điều trị, được tôn
trọng quyền riêng tư cá nhân, được hưởng
lợi từ chủ trương xã hội hóa về y tế

-Bệnh viện đảm bảo duy trì ổn định số lượng
nhân lực bệnh viện
-Nhân viên bệnh viện được đào tạo và phát
triển kỹ năng nghề nghiệp
-Nhân viên bệnh viện được đào tạo được
nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức
v...
-Bệnh viện đầu tư phát triển chuyên môn kỹ
thuật
-Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-Bệnh viện làm giảm tải cho b/v tuyến trên
-Hoạt động chuyên môn đáp ứng ngày càng

Ghi
chu


8

4

Chất lượng phản ánh ở
khả năng cải tiến chất
lượng bệnh viện

cao nhu cầu chăm sóc nâng cao sức khỏe của
người dân
-Đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh
cho nhân dân trong và ngoài huyện
-Đầu tư trang thiết bị và nâng cấp cơ sở hạ

tầng.
-Trang thiết bị phục vụ chuyên môn cũng
được đầu tư thiết bị hiện đại.
-Tích cực thực hiện cải tiến quy trình khám
bệnh tại Phòng khám bệnh, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho người bệnh đến khám tại
Bệnh viện.
-Khu chờ khám bệnh có ghế cho bệnh nhân;
lắp đặt các biển chỉ dẫn, bố trí thêm phòng
khám, bàn thu tiền và thanh toán viện phí;
thành lập tổ đưa đón hướng dẫn bệnh nhân
đến khám và nhập viện.

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh
- Nhân viên bệnh viện: tôn trọng người bệnh, hướng dẫn nhiệt tình quy trình
khám chữa bệnh, khám bệnh một cách tỉ mỉ, toàn diện. Nhân viên bệnh viện có lời
nói, cử chỉ, thái độ thân thiện với người bệnh, tận tình giúp đỡ, không có biều hiện
ban ơn gợi ý tiền quà, quan tâm đến điều kiện hoàn cảnh và tâm sinh lý của người
bệnh.
- Sự hiệu quả và liên tục của dịch vụ: người bệnh được giải thích, hướng dẫn
cách tự chăm sóc, được dặn dò chu đáo trước khi ra viện. Người bệnh cảm thấy tin
tưởng vào kết quả chẩn đoán và phương pháp điều trị của nhân viên y tế. Bệnh
nhân có thể liên lạc, trao đổi với nhân viên y tế một cách dề dàng. Các thủ tục hành
chính thuận tiện, không phiền hà, không làm mất nhiều thời gian chờ đợi của
người bệnh.
- Các tiện nghi: bệnh viện có không gian yên tĩnh, máy móc trang thiết bị hiện
đại, đồ dùng và phòng ốc tốt, sạch sẽ. Phòng bệnh có đủ ánh sáng cần thiết.
- Thông tin:
+ Người bệnh được các bác sĩ cung cấp thông tin một cách nhanh chóng.



9

+ Các bác sĩ thông báo cho người bệnh biết các kết quả thăm khám, kiểm tra,
điều trị.
+ Các bác sĩ có mặt ngay khi người bệnh cần đến.
+ Người bệnh được cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh và hướng
dẫn điều trị.
+ Nhân viên y tế hỏi người bệnh những thông tin cần thiết về tình trạng bệnh.
+ Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: Bình đẳng, công
bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh; Tôn trọng quyền
của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được
ghi trong hồ sơ bệnh án; Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ
thuật; Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em
dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có
công với cách mạng, phụ nữ có thai; Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của
người hành nghề; Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm
nhiệm vụ.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vệ
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân|
Đảng ta luôn quan tâm tới công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Tại Đại hội lần thứ VII, Đảng đã nêu rõ: “Phát triển các hoạt động y tế
bằng khả năng của nhà nước và của nhân dân theo định hướng phòng là
chính, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, sắp xếp lại hệ
thống y tế, củng cố y tế cơ sở, đặc biệt là ở miền núi, xây dựng kế hoạch bảo
vệ sức khỏe theo vùng lãnh thổ. Từng bước khắc phục cơ bản bệnh truyền
nhiễm, khống chế bệnh sốt rét, hạn chế đến mức thấp nhất bệnh bướu cổ,
ngăn ngừa và chống bệnh HIV/AIDS. Bảo vệ, chăm sóc bà mẹ trẻ em, dự
phòng tích cực ngay trong thời kỳ thai nhi”.

Nghị quyết lần thứ tư Ban chấp hành trung ương khóa VII, đã nêu các
quan điểm chỉ đạo về chăm sóc sức khỏe nhân dân như sau:
- Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn thể xã hội, là
nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy,
chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe.


10

- Việc chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề về bệnh tật cần
phải theo quan điểm dự phòng tích cực và chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ
sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, đi đôi với nâng cao hiệu quả điều trị.
- Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc.
- Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi
người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền, các đoàn thể
nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt.
- Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đa dạng
hóa các hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe (nhà nước, tập thể, nhân dân)
trong đó ngành y tế nhà nước là chủ đạo, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có
trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, vấn đề Chăm sóc sức khỏe
nhân dân tiếp tục được Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục thực hiện các chương
trình mục tiêu y tế Quốc gia, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ở tất
cả các tuyến. Đặc biệt coi trọng, tăng cường dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
trẻ em, người bị di chứng chiến tranh, người nghèo, đồng bảo thiểu số, vùng
căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa, giảm tỷ lệ tử vong, suy dinh dưỡng, tỷ
lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ tử vong của mẹ liên quan đến thai
sản, giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, không xảy ra các dịch lớn, tích
cực phòng chống các bệnh nhiễm trùng khắc phục hậu quả tai nạn v à
thương tích, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và truyền máu an toàn”.

Xác định đúng đắn vai trò quan trọng của sức khoẻ con người trong
quá trình đổi mới, Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ
Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới, Đảng ta đã đề ra mục tiêu “Giảm tỷ lệ mắc
bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng
giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân
lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ
sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để đạt được mục
tiêu trên đòi hỏi phải thực hiện nhất quán một trong những quan điểm cơ bản
là “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và
phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm


11

sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI một lần nữa Đảng ta khẳng định:
“Tập trung phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng y
tế, chuẩn hóa chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng bệnh viện, từng bước tiếp
cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, xây dựng và thực hiện chiến lược
quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam. Thực hiện tốt
các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Duy trì mức sinh thay thế,
đảm bảo cân bằng giới tính hợp lý, nâng cao chất lượng dân số…”.
Như vậy, quan điểm của Đảng ta đều khẳng định nhất quán mục tiêu
từng bước nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh nhằm đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và quan điểm
này cần phải thể chế hóa bằng pháp luật.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định mục tiêu,

nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm 2016 - 2020:
"...Huy động các nguồn lực, tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống
bệnh viện, trạm y tế, phòng khám bệnh. Phát triển hệ thống y tế dự phòng và
các dịch vụ y tế hiện đại. Phát triển y học dân tộc; có chính sách khuyến
khích thích đáng sản xuất và chữa bệnh bằng thuốc nam. Tiếp tục bảo đảm
công bằng, giảm chênh lệch mới trong tiếp cận chính sách chăm sóc sức
khoẻ nhân dân giữa các địa bàn, các nhóm đối tượng. Ngân sách nhà nước
dành cho y tế phải được điều chỉnh theo hướng đầu tư tập trung cho các tỉnh
miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và hải đảo nhằm tăng cường cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, nhân lực, bảo đảm cơ hội tiếp cận bình đẳng
về chăm sóc sức khoẻ cho người dân".
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV tập trung chỉ đạo tiếp tục
phát triển hệ thống y tế tỉnh Lào Cai. Quan tâm, chỉ đạo nâng cao chất lượng
công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, phấn đấu là
bệnh viện đừng đầu trong tỉnh.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008.
- Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế số
46/2014/QH13.


12

- Quyết định số 243/QĐ-TTg ngày 5/10/2005 của Thủ tướng chính phủ
ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46 BCT về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt
Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chỉ thị số 06/2007/CT-BYT ngày 7/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Chương trình số 527/CTr-BYT ngày 18/6/2009 của Bộ Y tế về nâng
cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu
đáp ứng sự hài lòng của người bệnh Bảo hiểm y tế.
- Quyết định 1313/QĐ-BYT ngày 22/04/2013 về hướng dẫn quy trình
khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện.
- Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.
- Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế.
- Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 về việc hướng dẫn
đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa
bệnh bảo hiểm y tế.
- Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 về quy định phân loại
phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ
thuật.
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ
của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyết định số 2151/QĐ- BYT ngày 04/06/2015 của Bộ y tế về "Đổi
mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng người
bệnh".


13

- Căn cứ Quyết định số 113 / QĐ – UBND ngày 20/01/2011của UBND
tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Lào Cai giai

đoạn 2011- 2020, trong đó bệnh viện đa khoa Lào Cai sẽ nỗ lực phát triển
trở thành bệnh viện hạng I.
- Đề án 12 ban hành tại Quyết định số 292-QĐ/TU ngày 15/11/2011
của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 20102015, là một trong 27 đề án do BCH Đảng bộ tỉnh khoá XIV. Đề án sát đúng
thực tiễn, 5 năm qua với những giải pháp tích cực và sự cố gắng toàn diện, Đề
án đã thu được kết quả cao và hiệu quả thiết thực trong việc phát triển sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hệ thống y tế được đầu tư phát triển
theo hướng từng bước hiện đại, đạt ở mức độ khá so với toàn quốc và mức độ
cao so với các tỉnh vùng Tây Bắc.
- Đề án 7 ban hành tại Quyết định số 07-ĐA/TU Lào Cai ngày 27 tháng
11 năm 2015 về phát triển y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh
Lào Cai, Giai đoạn 2016-2020
1.3. Cơ sở thực tiễn
Những năm qua, mặc dù tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong
nước có nhiều diễn biến bất thường, nhiều bệnh có nguy cơ bùng lên thành
dịch, nhưng chúng ta đã đạt được kết quả hết sức quan trọng trong bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tình trạng sức khỏe người dân được cải thiện
rõ rệt. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm ngày càng giảm, nhiều bệnh dịch
nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền
đã được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn; chỉ số phát triển con người (HDI) và
phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ của nước ta đều vượt các nước
có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Mạng lưới y tế cơ sở đã dần dần được củng cố và nâng cấp, trở thành
nhân tố quyết định những thành công trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân
dân. Đến nay, 100% xã, thị trấn đã có nhà trạm; 74,9% trạm y tế xã có bác sĩ
làm việc; 96% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 75% thôn, bản, tổ
dân phố đã có nhân viên y tế hoạt động, trong đó tỷ lệ này là 94,6% số thôn,
bản ở khu vực nông thôn, miền núi, khoảng 80% trạm y tế xã đã thực hiện
khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thí điểm thực hiện quản lý một số bệnh mạn
tính như hen, tăng huyết áp, đái tháo đường (ĐTĐ).. tại trạm y tế, góp phần

giảm tải cho tuyến trên.


14

Bên cạnh việc phát triển về quy mô, gần đây, Bộ Y tế đã có các giải
pháp quyết liệt để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến và giảm
quá tải bệnh viện tuyến trên. Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 19/2013/BYTTT hướng dẫn quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và thí điểm Bộ
tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT
ngày 3-12-2013. Sau một thời gian thực hiện, Bộ tiêu chí được đông đảo các
cơ sở y tế trong và ngoài công lập, y tế ngành thực hiện, góp phần từng bước
cải tiến chất lượng dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng khám bệnh chữa bệnh
tại các bệnh viện. Tình trạng quá tải bệnh viện Trung ương đã được giải
quyết cơ bản.
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của sở y tế tỉnh Lào Cai, - Căn cứ
Quyết định số 113 / QĐ – UBND ngày 20/01/2011của UBND tỉnh về việc
phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 20112020, trong đó bệnh viện đa khoa Lào Cai sẽ nỗ lực phát triển trở thành bệnh
viện hạng I. Hơn nữa, trong thời gian gần đây bệnh viện đã thực hiện nhiều
kỹ thuật của bệnh viện hạng I nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho
nhân dân.
- Bình quân hàng ngày, bệnh viện đã khám cho 600-700 lượt bệnh
nhân, 200-300 lượt chụp X-quang, 2500 -3000 mẫu xét nghiệm, 200-300 ca
siêu âm, 30-40 ca nội soi tiêu hóa, 30 ca chụp CT- Scan, trên 20 ca phẫu
thuật loại 1 và 2. Bệnh viện đang nỗ lực cải tiến chất lượng tất cả các dịch vụ
khám bệnh, xét nghiệm, phẫu thuật, nhằm đảm bảo an toàn và đem lại sự hài
lòng cho người bệnh;
- Bên cạnh đó, nhiều hoạt động tại bệnh viện hiện nay phần nào đã đi
vào nề nếp,các quy trình chuyên môn cần thiết đã được xây dựng nhưng
cũng cần phải kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, tiến hành đánh giá và cải tiến chất
lượng các hoạt động của bệnh viện;

- Dựa trên kết quả phúc tra đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2015
của Đoàn kiểm tra Sở Y tế tỉnh Lào Cai ngày 25/12/2016, qua đợt kiểm tra
đánh giá chất lượng Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai đã phát hiện còn tồn tại
một số tiêu chí có điểm thấp mức 1 và 2, nổi cộm các vấn đề cần phải khắc
phục nhanh chóng điển hình như: chất lượng hồ sơ bệnh án còn chưa đạt yêu
cầu; người bệnh còn có ý kiến phàn nàn, đối với các dịch vụ của bệnh viện;
bệnh viện chưa xây dựng hệ thống báo cáo, tổng hợp, phân tích sai sót và


15

khắc phục sự cố; còn thiếu một số quy trình, quy định đảm bảo an toàn cho
người bệnh trong quá trình cung cấp dịch vụ; Công tác nghiên cứu khoa học
chưa được quan tâm đúng mức; Nhân lực chưa đầy đủ, trình độ năng lực một
số vị trí chưa đáp ứng theo yêu cầu của Bộ Y tế; Chất lượng nguồn nhân lực
chưa cao…
Với những căn cứ thực tế nêu trên, bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai
nhận thấy việc xây dựng hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế ISO 9001:2015 và 5S tại 18 đơn vị thuộc bệnh viện, giai đoạn năm 2016
-2020 là cần thiết, làm nền móng cho việc đẩy việc phát triển bền vững của
bệnh viện, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc
tỉnh Lào Cai và các tỉnh lân cận trong thời gian tiếp theo.
Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân
là nhu cầu bức thiết và là đòi hỏi thực tiễn của cuộc sống.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
- Bối cảnh y tế quốc tế và khu vực
Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm cho việc rút ngắn khoảng
cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực hơn và nhanh
hơn. Chăm sóc sức khỏe góp phần ngày càng quan trọng trong việc phát

triển nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội hiện đại và ngược lại nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân cũng ngày một cao hơn và đa dạng hơn.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế, sự phát triển
của ngành y đã có những bước tiến vượt bậc đặc biệt là trong các lĩnh vực
ghép tạng, tim mạch can thiệp, điều trị vô sinh, phẫu thuật nội soi, nội soi
chẩn đoán và can thiệp, phẫu thuật chỉnh hình, sản xuất vắcxin…
Sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế ngày càng phát triển trên quy mô
toàn cầu với mục tiêu phát triển ngày càng cụ thể và có sự cam kết thống
nhất của nhiều quốc gia.
Tại khu vực Đông Nam Á, những nước có nền y tế phát triển như
Singapor, Thái Lan đã có những bước tiến vượt bậc.
Tuy nhiên dịch bệnh mới phát sinh vẫn là vấn đề nan giải đặc biệt tại
những nước kém phát triển, khu vực xung đột, chiến tranh, đói nghèo, ma
túy, thuốc lá


16

Những dịch bệnh mới nổi như H5N1, H7N9, MERS- CoV hay những dịch
bệnh lưu hành có nguy cơ bùng phát như sởi, sốt xuất huyết, lao… là những
vấn đề thách thức toàn cầu.
2.1.2.Bối cảnh Việt Nam
Sau 30 năm triển khai chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước và
các giải pháp thực hiện mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, với sự
nỗ lực không ngừng, ngành y tế đã đạt được những thành tựu quan trọng
trọng việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việt Nam đang trên con
đường hiện hóa mục tiêu thiên niên kỷ.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực,
góp phần cải thiện đáng kể các chỉ số sức khỏe cộng đồng và đã đạt nhiều
thành tựu quan trọng. Ngành Y tế đã chủ động triển khai công tác phòng

chống dịch bệnh, hệ thống y tế được tiếp tục củng cố, mở rộng và phát triển;
nhiều bệnh dịch mới, nguy hiểm đã được phát hiện, khống chế và đẩy lùi,
không có dịch lớn xảy ra; từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp của cơ
sở hạ tầng, cải thiện được tình trạng thiếu hụt giường bệnh; nhiều kỹ thuật,
công nghệ mới, hiện đại đã được triển khai và đưa vào ứng dụng. Chất lượng
dịch vụ khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao; chính sách bảo hiểm y
tế, khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách xã hội đã được thực hiện
tốt hơn. Mức độ hưởng thụ và tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân tăng
lên rõ rệt; phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khỏe của người dân đã được
cải thiện một cách đáng kể.
Việt Nam đang phải đối mặt với 3 loại bệnh tật chính: Các bệnh truyền
nhiễm, các bệnh không truyền nhiễm, tai nạn và thương tích.
+ Các bệnh truyền nhiễm đang giảm đáng kể nhưng đòi hỏi cần phải
nỗ lực mạnh mẽ mới kiểm soát được, trong khi các dịch bệnh mới xuất hiện,
tình trạng kháng thuốc đang gây ra những nguy cơ nghiêm trọng tới sức khỏe
cộng đồng.
+ Các bệnh không truyền nhiễm bao gồm bệnh tim mạch, bệnh tiểu
đường, ung thư, tâm thần…đang là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử
vong ở Việt Nam. Các bệnh không truyền nhiễm tăng mạnh do dân số già đi,
thói quen sinh hoạt ( hút thuốc lá, uống rượu bia quá mức, thói quen ăn nhiều
muối..), chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động.


17

2.1.3.Bối cảnh tỉnh Lào Cai
Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc. Lào Cai là một tỉnh cửa ngõ biên
cương phía Tây Bắc của tổ quốc có 203km đường biên giới với Trung Quốc, có
vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - chính trị - An ninh - Quốc Phòng.
Lào Cai nằm ở vị thế “đầu cầu” nối liền Tỉnh Vân Nam và cả vùng Tây Nam

rộng lớn của Trung Quốc với đồng bằng Bắc bộ, Lào Cai có điều kiện thuận lợi
về giao thông, có cả đường thuỷ, đường bộ và đường sắt. Trên địa phận tỉnh
Lào Cai có 1 tuyên đường cao tốc, 3 tuyến Quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ , đường ôtô
đã về đến 163 xã, phường, thị trấn. Đường sắt Lào Cai nằm trên trục đường liên
vận quốc tế nối liền Côn Minh- Vân Nam (Trung Quốc) với Hà nội và cảng
biển Hải Phòng. Là tỉnh có đầu nguồn Sông Hồng chảy vào nước ta nên rất
thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ. Lào Cai hiện có một cửa
khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia và nhiều cửa khẩu phụ thông thương với
Trung Quốc. Nhờ có vị thế thuận lợi giao thông phát triển nên Lào Cai có lợi
thế về kinh tế dịch vụ - du lịch.
Nguồn nhân lực: Là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Dân số trung bình năm 2016
tỉnh Lào Cai là 746.669 người, mật độ dân số 127 người/km2. Trong đó dân số
thành thị 95.608 người; dân số nông thôn 651.061 người. Giai đoạn 2017 –
2020, thực hiện giảm tỷ suất sinh thô 0,4‰/năm; phấn đấu đạt mức sinh thay
thế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,2% và quy mô dân số khoảng 745 nghìn
người vào năm 2020. Về cơ cấu dân số: Số trẻ được sinh ra hàng năm từ
11.000 – 12.000 trẻ/năm; số phụ nữ độ tuổi sinh đẻ (15 – 49) tăng từ 2.500 –
3.000 người/ năm; số người cao tuổi (trên 60 tuổi) tăng khoảng 3.000 người/
năm. Dân số trong độ tuổi lao động 401.125 người, chiếm 54% so với tổng
dân số của tỉnh. Toàn tỉnh có 27 dân tộc sinh sống. tỷ lệ tăng tự nhiên dân số
năm 2015 là 11%; phần lớn dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Với
nguồn lao dộng dồi dào và giá nhân công thấp là một lợi thế để tham gia phân
công lao động trong nước và ngoài khu vực., tuy nhiên đây là áp lực lớn đến
việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa ổn định, quy mô còn nhỏ, sức
cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm nghiệp, công nghiệp còn thấp; trình
độ sản xuất còn lạc hậu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế,
thu hút đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, tiềm năng, thế mạnh và các



18

nguồn lực chưa được khai thác và phát huy tốt. Đời sống một bộ phận nhân
dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.
Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
và vào loại khá của cả nước; đến năm 2020, GRDP bình quân đạt 72 triệu
đồng/ người. Các vấn đề văn hoá – xã hội được quan tâm giải quyết, bảo vệ
môi trường tự nhiên, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, chính trị ổn định,
bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. Đây là điều kiện quan trọng để tỉnh
tăng cường đầu tư cho công tác y tế, có điều kiện liên doanh, liên kết trong và
ngoài nước để phát triển hệ thống y tế của tỉnh.
Với điều kiện địa lý là vùng nhiệt đới nên các bệnh lâm sàng nhiệt đới là
các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm luôn có số mắc hàng đầu so với các
nhóm bệnh khác. Tình hình dịch tễ phức tạp với những bệnh lạ, nguy hiểm
xuất hiện và gây dịch, các bệnh xã hội có chiều hướng gia tăng, nguy cơ phát
sinh các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nhất là tại các khu du lịch,
khu công nghiệp.
Các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá, các bệnh tiểu đường, basedow,
goute, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh không nhiễm trùng khác có nguy cơ tăng
cao.
Nguy cơ tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp tăng, tốc độ đô thị
hoá cao sẽ tăng nhanh các bệnh xã hội; nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng
cao, đặc biệt tăng nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu.
Vấn đề kiểm dịch, kiểm soát bệnh dịch qua biên giới ngày càng khó
khăn do sự phát triển của hệ thống giao thông, phát triển khu kinh tế mở.
Trong lĩnh vực y tế, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai
nhiệm kỳ 2015 - 2020 nêu rõ: Quan tâm, chỉ đạo nâng cao chất lượng công
tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, phấn đấu là bệnh
viện đừng đầu trong tỉnh. Nâng cao chất lượng bệnh viện là nhiệm vụ trọng

tâm, xuyên suốt của toàn thể các khoa, phòng, các đơn vị và toàn thể cán bộ
viện chức bệnh viện; trong đó Đảng ủy bộ phận và Ban Giám đốc bệnh viện
đóng vai trò lãnh đạo, điều hành; Công đoàn cơ sở và Đoàn Thanh niên đóng
vai trò nòng cốt trong việc vận động cán bộ viên chức tham gia. Các khoa,
phòng, đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện tiến hành các hoạt động cải tiến và
nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu


19

quả và mang lại sự hài lòng cao nhất có thể cho người bệnh, người dân và
nhân viên bệnh viện, phù hợp với khả năng, điều kiện của bệnh viện
Việc thực hiện mục tiêu trên chính là sự chỉ đạo, định hướng của tỉnh
ủy nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng cũng như nhu cầu mong muốn của
nhân dân.
Xây dựng Lào Cai phát triển toàn diện, tiếp tục duy trì phát triển kinh tế
tốc độ cao và bền vững, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được giữ gìn,
an ninh, quốc phòng được giữ vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch
vụ - nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, Lào Cai trở thành tỉnh phát
triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc và đạt mức trung bình của cả
nước.
Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai có ảnh hưởng
mạnh đến phát triển nguồn nhân lực bệnh viện và chất lượng khám, chữa bệnh
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.
2.2. Thực trạng chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa
tỉnh Lào Cai từ năm 2012 đến năm 2016
2.2.1. Qúa trình phát triển của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số
3104/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai trên cơ

sở sáp nhập 2 bệnh viện Đa khoa số I và Đa khoa số II của tỉnh. Bệnh viện đi
vào hoạt động từ 13 tháng 3 năm 2013.
Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang,được xây dựng hoàn toàn mới
trên diện tích gần 26 ha với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; trang thiết bị
máy móc hiện đại, đồng bộ được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc.
Tổ chức bộ máy: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai có tổng số 37 khoa,
phòng, bao gồm 7 phòng chức năng, 8 khoa cận lâm sàng, 22 khoa lâm sàng.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Lào
Cai, được xếp loại bệnh viện hạng II với quy mô 600 giường, tổng số cán bộ
viên chức bệnh viện 676 cán bộ, trong đó có 143 bác sỹ.
Đến năm 2016 tổng biên chế Bệnh viện có 597 người và 74 cán bộ hợp
đồng trong quỹ lương. Để có nhân lực cho hoạt động, Bệnh viện đã chủ động
ký hợp đồng với: 74 cán bộ, trong đó có 11 bác sỹ. Đồng thời, các khoa,
phòng phải bố trí cán bộ làm thêm giờ vượt số giờ theo qui định.


20

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là Bệnh viện Vệ tinh của các bệnh viện
trung ương: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai các chuyên
ngành Chấn thương, Tim mạch, Ung bướu. Chính vì vậy, Bệnh viện đã nhận
được sự hỗ trợ trong công tác đào tạo cán bộ, chuyển giao chuyên môn kỹ
thuật từ các bệnh viện hạt nhân. Đến nay, Bệnh viện đã thực hiện
được nhiều kỹ thuật cao như gây mê hồi sức, phẫu thuật cột sống, phẫu
thuật sọ não, phẫu thuật thay khớp háng, các phẫu thuật chấn thương, phẫu
thuật mạch máu ngoại vi, phẫu thuật nội soi tiêu hóa, phẫu thuật nội soi tiết
niệu,phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật nội soi phụ khoa, nội soi phế
quản, nội soi sinh thiết chẩn đoán, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, ghép
da…
Thế mạnh của Bệnh viện là phát triển mạnh các chuyên khoa mũi nhọn

chấn thương chỉnh hình, xét nghiệm, giải phẫu bệnh, huyết học truyền máu,
lọc máu - thận nhân tạo...
Bệnh viện không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản
lý, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, quản lý, khám chữa bệnh
theo mô hình bệnh viện thông minh.
Định hướng đến năm 2020, Bệnh viện trở thành bệnh viện hạng I với
1000 giường bệnh, tiếp tục là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt
Đức, Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện xây dựng Trung tâm Ung bướu, phát
triển thêm nhiều kỹ thuật mới, trở thành địa chỉ tin cậy về khám bệnh, chữa
bệnh của nhân dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
* Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai\
Theo quy định của Bộ Y tế, bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, có các
chức năng và nhiệm vụ sau:
- Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh
Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các
bệnh viện tuyến dưới chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú
hoặc ngoại trú. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy
định của Nhà nước. Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật của các
bệnh viện huyện và thành phố ở tuyến dưới gửi đến. Tổ chức khám giám
định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh,
thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
- Đào tạo cán bộ y tế:


21

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và
trung học.Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và
tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Nghiên cứu khoa học về y học:

Tổ chức nghiên cứu, hợp tác các đề tài y học ở cấp nhà nước, cấp bộ
hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học
hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Nghiên cứu triển
khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa
chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
Kết hợp với bệnh viện bạn và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát
triển kỹ thuật của bệnh viện.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:
Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới thực hiện việc phát triển kỹ thuật
chuyên môn. Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình
về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn các tỉnh, thành phố và các
ngành.
- Phòng bệnh:
Phối hợp với các Bệnh viện tuyến dưới thường xuyên thực hiện nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch.
- Hợp tác quốc tế:
Hợp tác với các Bệnh viện, các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo
quy định của Nhà nước.
- Quản lý kinh tế y tế:
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao Ngân sách nhà nước cấp. Thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước
thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, BHYT, đầu tư
nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, Nhà nước khuyến khích các bệnh viện
thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác y tế theo Nghị định 43/2006/NĐCP. Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội,
huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự
nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.



22

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai được xây mới và đưa vào sử dụng từ
tháng 3/2013 với qui mô ban đầu 500 giường bệnh, đến năm 2016 được nâng
lên 600 giường bệnh
2.2.2. Chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào
Cai hiện nay
- Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân: Thực hiện tốt khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân dân trên địa bàn. Tiếp
nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác
chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Tổ chức
khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước. Có
trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thường về nội khoa và các
trường hợp cấp cứu về ngoại khoa. Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến khi
vượt quá khả năng của Bệnh viện.
Hàng năm bệnh viện cơ bản hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được
giao. Kết quả cụ thể:
Bảng 1: Số lượng khám, điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
STT Nội dung
2013
2014
2015
2016
1
Số lượt khám
179113
168758
176475
221868
2

Số BNĐT nội trú
24200
24961
28148
27126
3
Số BN ngoại trú
13026
21232
27811
29680
4
Số BN tử vong
44
17
32
50
5
Ngày ĐT trung bình
7.9
7.6
7.7
8.0
6
Công suất SD giường
104
103.8
100.3
99.2
7

TS tiêu bản XN
486774
475804
542490
660955
8
TS chụp XQ
44857
49218
69087
68907
9
TS lần siêu âm
34209
39078
54169
56427
10
TS phẫu thuật
4264
4557
5540
6754
11
TS Nội soi
10862
14486
20298
17412
12

Chuyển tuyến
2942
2643
3444
3919
(Nguồn: Kết quả thống kê Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai năm 2016)
Kết qủa bảng 1cho thấy kết quả công tác khám chữa bệnh với các chỉ
tiêu số lượt người bệnh đến khám bệnh cấp thuốc ngoại trú, bệnh nhân điều
trị ngoại trú, nội trú tăng lên hàng năm. Mặc dù hệ thống mạng lưới y tế cơ
sở đến nay ở các phường đã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh ban đầu, kê


23

đơn cùng với sự thành lập và đi vào hoạt động của nhiều phòng khám đa
khoa tư nhân trên địa bàn tỉnh.
Các chỉ tiêu khác như hiệu suất sử dụng giường bệnh tăng hơn so với
bình thường vì tỷ lệ người bệnh vào nội trú tăng, ngày điều trị trung bình có
giảm nhưng chưa đạt so với yêu cầu. Chỉ tiêu xét nghiệm, cận lâm sàng, chỉ
tiêu phẫu thuật đều tăng lên hàng năm phù hợp với lưu lượng người bệnh
tăng tới khám tại bệnh viện.
Kết quả hoạt động chuyên môn của Bệnh viện trong 1 năm như sau:
Tổng giường bệnh được giao: 600, giường thực kê: 752, đạt 116%.
Tổng số lượt khám bệnh: 221868, bình quân 488 lượt người bệnh/ ngày.
Tổng số người bệnh điều trị nội trú: 13.031 lượt người bệnh với tổng số ngày
điều trị nội trú: 110.361. Hàng ngày, có từ 480 đến 580 người bệnh điều trị
tại bệnh viện. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân 12 tháng: 100%.
Hằng năm, bệnh viện đã cử 89 cán bộ đi học, tập huấn. Trong đó có
47 lượt cán bộ tiếp nhận chuyển giao 16 kỹ thuật từ các dự án BVVT, Đề án
1816,… Trong đó: Tại Bệnh viện Bạch Mai 09 kỹ thuật, Bệnh viện Hữu

Nghị Việt Đức 03 kỹ thuật, Bệnh viện Răng Hàm Mặt 02 kỹ thuật); 27 cán
bộ đi học trên Đại học; 30 cán bộ học đại học và 16 cán bộ đào tạo nâng cao
trình độ nghiệp vụ. Hiện tại có 79 cán bộ đang đi học.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ chuyên môn, Bệnh viện đã và đang
duy trì thực hiện giao ban hội chẩn trực tuyến hàng tuần với Bệnh viện Bạch
Mai, các chuyên đề do Bệnh viện Bạch Mai chỉ đạo. Những ca chẩn đoán
khó, bệnh viện kết nối truyền dữ liệu với các bệnh viện tuyến Trung ương để
chẩn đoán. Hiện nay, Bệnh viện đang chuẩn bị các điều kiện để kết nối giao
trực tuyến với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
* Công tác khám, chữa bệnh hướng tới chất lượng phục vụ người
bệnh.
(i) Về chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh: bệnh viện đã
có hệ thống chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn người bệnh đến khám bệnh và cấp
cứu với hệ thống bảng hiệu bệnh viện, bảng hiệu khoa, phòng, sơ đồ chỉ dẫn
và nhân viên tiếp đón ở các khoa;
(ii) Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh
Bệnh viện đảm bảo bệnh nhân được nằm mỗi người một giường, buồng
vệ sinh ở các khoa bảo đảm phục vụ người bệnh sạch sẽ, hợp vệ sinh, người


24

bệnh nội trú được cấp một số dụng cụ sinh hoạt cá nhân, cung cấp một số
tiện nghi sinh hoạt; các khoa, phòng có đường dành cho người khuyết tật đi
xe lăn;
(iii) Về môi trường chăm sóc người bệnh: Môi trường bệnh viện rộng rãi, có
cây xanh, bãi cỏ; khoa, phòng gọn gàng, ngăn nắp; tuy nhiên khuôn viên
bệnh viện chưa thật sự mỹ quan, thiếu vườn hoa, chưa có đầy đủ tủ giữ đồ
đạc, tư trang bệnh nhân còn phải tự giữ.
(iv) Về việc thực hiện quyền và lợi ích của người bệnh: Người bệnh

đến khám và điều trị tại bệnh viện được giải thích về tình trạng bệnh tật và
hướng điều trị; những vấn đề riêng tư của người bệnh được tôn trọng; nộp
viện phí thuận tiện, công khai, minh bạch; các trang thiết bị y tế xã hội hóa
của bệnh viện giúp người bệnh được hưởng các kỹ thuật hiện đại hơn , tốt
hơn; các ý kiến góp ý của người bệnh và thân nhân người bệnh được bệnh
viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời. Tình trạng ý kiến phản ánh ,
phiền hà về tinh thần thái độ không tốt ngày càng giảm; hàng năm bệnh viện
tiến hành thực hiện đánh giá sự hài lòng và triển khai các biện pháp làm tăng
sự hài lòng của người bệnh.
* Công tác phát triển nguồn nhân lực của bệnh viện
-Về số lượng và cơ cấu nhân lực của bệnh viện: nhân lực là nguồn
lực quan trọng nhất của bệnh viện nên bệnh viện luôn chú ý phát triển nguồn
nhân lực bệnh viện; trong quy hoạch dài hạn cũng như kế hoạch hàng năm
đều đề cập đầy đủ các nội dung liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực, có chính sách thu hút, ưu đãi cán bộ y tế cần thiết
cho bệnh viện; duy trì khá ổn định nguồn nhân lực; đã xem xét cơ cấu chức
danh nghề nghiệp cần thiết cho hoạt động bệnh viện..
- Về chất lượng nguồn nhân lực: bệnh viện quan tâm đào tạo và phát
triển kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức bệnh viện theo kế hoạch
đào tạo, đào tạo lại hàng năm; xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao kỹ
năng giao tiếp, ứng xử, y đức cho nhân viên y tế; bệnh viện có chính sách hỗ
trợ cho nhân viên được cử đi đào tạo, bố trí phù hợp sau đào tạo, tạo thu
nhập ổn định để thu hút, duy trì nguồn nhân lực y tế có chất lượng.
-Về chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc: bệnh viện
xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ được hội nghị hàng năm cán bộ viên chức
thống nhất cao; nhân viên bệnh viện được hưởng đầy đủ chế độ tiền lương và


25


phụ cấp theo đúng quy định của Nhà nước; thu nhập tăng thêm khá ổn định.
Trang thiết bị y tế của bệnh viện cơ bản phục vụ tốt công tác chuyên môn;
nhân viên bệnh viện được cung cấp đủ dụng cụ bảo hộ; tổ chức hội nghị
khoa học, tạo điều kiện cho cán bộ viên chức học tập cập nhật kiến thức. Tổ
chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho toàn bộ nhân viên bệnh viện, có
hồ sơ quản lý sức khỏe, có tổ chức nghỉ dưỡng tham quan cho nhân viên. Tổ
chức các phong trào văn nghệ, thể thao trong các dịp lễ, tết. Quy định và
thực hiện các hình thức thi đua, khen thưởng, tạo động lực khuyến khích
nhân viên làm việc.
- Về xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển bệnh viện
và công bố công khai: bệnh viện xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết hàng
năm và kế hoạch tổng thể đến năm 2020 và triển khai hoạt động với các giải
pháp theo đúng kế hoạch; các văn bản liên quan đến hoạt động bệnh viện
được phổ biến, triển khai tới tất cả cán bộ, viên chức bệnh viện; có tiêu
chuẩn, quy trình cụ thể việc tuyển dụng; bổ nhiệm các vị trí quản lý trong
bệnh viện công khai, minh bạch, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh từ bằng B trở
lên đạt khá cao; thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý và
bổ nhiệm theo quy hoạch.
* Chất lượng công tác chuyên môn
- Bảo đảm an ninh trật tự bệnh viện: bệnh viện có lực lượng bảo vệ
chuyên nghiệp trực thường xuyên, khuôn viên bệnh viện có tường rào bao
quanh, có quy định hạn chế người nhà người bệnh vào khu vực chuyên môn
trong các giờ quy định; có quy định phối hợp với cơ quan an ninh địa
phương, có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện trộm cắp, cướp
giật trong khu vực bệnh viện. Bảo đảm an toàn điện và phòng chống cháy nổ
với phân công nhân viên chuyên trách an toàn điện và phòng chống cháy nổ;
có phương án phòng chống cháy nổ,có hệ thống báo cháy, cửa thoát hiểm,
họng nước cứu hỏa..
- Quản lý hồ sơ bệnh án: hồ sơ bệnh án được quản lý khá tốt; các thông
tin về chăm sóc và điều trị người bệnh được ghi vào hồ sơ, thông tin đầy đủ

theo quy định, không sữa chữa , tẩy xóa, hồ sơ bệnh án được kiểm tra, đánh
giá thường quy; các thông tin mã bệnh được mã hóa chính xác theo ICD.
Bệnh án được lưu trữ tập trung, có giá sắp xếp theo trật tự thống nhất dễ tìm
kiếm.


×