Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tiểu luận môn xử lý tình huống chính trị xử lý điểm nóng chính trị xã hội tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình năm 1997 từ lý luận đến thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.91 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ổn định chính trị - xã hội là một yêu cầu tất yếu trong sự tồn tại và phát
triển của mọi xã hội. Lịch sử thế giới và Việt Nam đã minh chứng rõ điều đó.
Trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, ở mỗi giai đoạn lịch sử, khi nào giai cấp
thống trị, Đảng phải cầm quyền đưa ra được những chủ trương, giải pháp đúng,
phù hợp quy luật và thâu phục được lòng dân, thì ở đó sẽ tạo ra được sức mạnh
để bảo vệ và xây dựng quốc gia, dân tộc hòa bình - ổn định và phát triển, và
ngược lại, sẽ gây ra sự bất ổn định. Bất ổn định, chiến tranh và các cuộc xung
đột sẽ đẩy lùi sự phát triển của quốc gia, dân tộc trong mỗi thời kỳ so với xu thế
chung của thế giới. Những bất ổn định chính trị - xã hội Liên Xô và Đông Âu
trong cuối những năm 80, đầu 90 đã đẩy các nước này đến đổ vỡ, chôn vùi thành
quả của nhân dân trong mấy mươi năm. Vì vậy, ổn định tình hình chính trị - xã
hội là mong muốn của mọi xã hội, của nhân dân.
Ở Việt Nam, qua mấy ngàn năm lịch sử, ngay cả trong các xã hội phong
kiến, khi nào vua sáng, tôi hiền, lòng dân hòa thuận, đất nước yên bình, ổn định
thì xã hội phát triển, nhân dân hòa mục, đời sống ấm êm, thái bình. Dân tộc ta đã
từng trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giặc nội xâm và đã
thấm đau bao cảnh tương tàn, tang tóc, mất mát, hy sinh, sức người, sức của. Vì
vậy ngày nay, dân ta rất khát khao độc lập tự do, mong muốn mãi mãi được sống
trong hòa hình, ổn định để xây dựng một đất nước có dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh. Điều đó chỉ thực hiện được trong tình hình xã
hội ổn định. Đó không phải chỉ là mong muốn của Đảng ta, của Nhà nước ta, mà
còn của cả dân tộc ta. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, đất nước ta đã
và đang thu được những thành tựu rất to lớn. Đó là việc Đảng ta đã đưa ra được
đường lối chính trị đúng đắn, lãnh đạo Nhà nước và nhân dân ta giữ được ổn định
chính trị - xã hội để xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Nhưng trong đó cũng còn tồn tại không ít các nhân tố tiềm ẩn những nguy
1



cơ có thể gây bất ổn định, làm cản trở phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
và đời sống của nhân dân. Những nhân tố ấy tồn tại trong tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong những vấn đề vĩ mô và vi mô, ở mọi cấp độ từ trung ương
xuống đến địa phương và cơ sở. Điểm nóng ở Thái Bình trong những năm 1997
và ở nhiều nơi khác, vụ bạo loạn ở Tây Nguyên vừa qua đã minh chứng điều đó.
Vì vậy, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là, để đất nước phát
triển, để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, điều kiện tiên quyết là phải giữ
vững được ổn định chính trị - xã hội trên phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương.
Thái Bình là một trọng điểm của các điểm nóng trong cả nước những năm
1996-1998. Trong những năm qua Thái Bình đã đẩy lùi trạng thái bất ổn định,
đang từng bước đi lên. Song bên cạnh những mặt tích cực trong đời sống chính
trị, trong phát triển kinh tế - xã hội, vẫn còn nhiều điều bức xúc cần giải quyết,
cần có những giải pháp khả thi để ngăn chặn, đẩy lùi những nhân tố có khả năng
dẫn tới tái phát bất ổn định có thể xảy ra.
Xuất phát từ lý luận đó, đồng thời từ bản thân là sinh viên khoa Chính trị
học, với niềm say mê nghiên cứu khoa học, tác giả chọn tiểu luận với đề tài “Xử
lý điểm nóng chính trị - xã hội tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 1997:
Từ lý luận đến thực tiễn” để làm đề tài tiểu luận kết thúc môn Phương pháp tiếp
cận và xử lý tình huống chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, một số để tài, công trình nghiên cứu đã đề cập những nội dung
liên quan đến việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội, sự bất ổn định chính trị xã hội, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Thái Bình như:
- "Tổng kết thực tiễn về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội" do GS. Lê Hữu
Nghĩa làm chủ nhiệm, GS. Lưu Văn Sùng làm phó chủ nhiệm.
- GS. Hoàng Chí Bảo: "Bước đầu khái quát lý luận về điểm nóng, điểm
nóng chính trị -xã hội".
2


- Viện Khoa học Chính trị đã có tập bài giảng về "Xử lý tình huống chính

trị" giành cho hệ cử nhân và hệ cao học.
- Các bài viết của GS. TS Lưu Văn Sùng, GS.TS Hoàng Chí Bảo trên
"Thông tin chính trị học" có nội dung khái quát lý luận về điểm nóng chính trị xã hội, liên quan đến việc mất ổn định chính trị - xã hội ở địa bàn một số tỉnh ở
nước ta.
- Lê Văn Đính: "Vấn đề điểm nóng tôn giáo ở Thừa Thiên - Huế với việc
giữ vững ổn định chính trị trong công cuộc đổi mới hiện nay" - Luận văn thạc sĩ
chính trị học, năm 1998. Tác giả đã từ cơ sở lý luận và thực trạng mà tổng kết
một số kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nhằm ngăn ngừa, xử lý một
cách có hiệu quả "điểm nóng" tôn giáo để giữ vững ổn định chính trị trong công
cuộc đổi mới hiện nay.
- TS. Nguyễn Văn Vĩnh và tập thể các nhà khoa học với đề tài khoa học
cấp bộ, 2003, về "Những nhân tố có thể dẫn đến bất ổn định chính trị - xã hội ở
nước ta hiện nay". Đề tài này đã đạt những kết quả khá sâu về nội dung khái
niệm bất ổn định chính trị, những nhân tố ảnh hưởng, những yếu tố có thể dẫn
đến bất ổn định chính trị - xã hội và các giải pháp khắc phục trên các lĩnh vực ở
nước ta hiện nay.
- Gần đây, Chu Thị Hương, “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở - một
trong những giải pháp khắc phục hậu quả điểm nóng ở Thái Bình hiện nay”,
Luận văn Thạc sĩ khoa học Chính trị, mã số 60.31.20, năm 2005. Luận văn trình
bày hậu quả và những vấn đề đặt ra của điểm nóng Thái Bình ; Vai trò của việc
thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với việc khắc phục hậu quả điểm nóng
Thái Bình và các biện pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở nhằm ổn định phát triển nông thôn Thái Bình.
-…

3


Các công trình nghiên cứu trên là kết quả của tinh thần nghiên cứu khoa
học nghiêm túc và sự cầu thị của các học giả trong và ngoài nước. Đây được coi

là nguồn tài liệu phong phú cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên,
các công trình, bài viết trên mới chỉ nghiên cứu ở một khía cạnh nhất định của
việc xử lý điểm nóng chính trị - xã hội tại Thái Bình năm 1997 . Vì vậy, tác giả
đã chọn Tiểu luận “Xử lý điểm nóng chính trị - xã hội tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình năm 1997: Từ lý luận đến thực tiễn” làm đề tài tiểu luận của mình.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận phạm trù ổn định chính trị, làm rõ những
thành tựu, những hạn chế tiềm ẩn nguy cơ có thể gây bất ổn định trên địa bàn
tỉnh Thái Bình, luận văn xây dựng hệ thống phương thức, giải pháp khả thi
nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, coi đó như là điều kiện tiên quyết để
phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp đổi mới do Đảng ta
khởi xướng trên địa bàn của tỉnh Thái Bình và rộng ra là với cả nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội.
- Làm rõ thực trạng tình hình chính trị - xã hội ở Thái Bình trong năm xảy
ra điểm nóng (1997). Tìm những nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định trong giai
đoạn sau đó.
- Đưa ra những giải pháp và bài học kinh nghiệm nhằm giữ vững ổn định
chính trị -xã hội, từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhằm ổn định tình hình
chính trị - xã hội để phát triển kinh tế - xã hội nhằm đẩy mạnh công cuộc đổi
mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4


Tiểu luận tập trung nghiên cứu vấn đề điểm nóng chính trị - xã hội trên
địa bàn tỉnh Thái Bình năm 1997.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu thực trạng của việc giữ vững ổn định chính
trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình kể từ khi xảy ra điểm nóng chính trị - xã
hội từ năm 1997 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Để nghiên cứu được Tiểu luận này, tác giả dựa vào
những nguyên lý, các cặp phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng như các
cặp phạm trù: Bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả; quy luật lượng –
chất, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập… để tiến hành nghiên
cứu. Tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét vấn đề.
- Phương pháp nghiên cứu chung: Vì giới hạn nghiên cứu là những sự
kiện, quá trình diễn ra trong quá khứ - hiện tại – tương lai nên tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu như: phương pháp logic - lịch sử. Trong quá trình triển
khai tác giả cũng coi trọng sử dụng một cách hợp lý các phương pháp; phân tích
– tổng hợp, trừu tượng hóa…
- Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu và phân
tích tài liệu, sắp xếp và tóm tắt tài liệu…
6. Kết cấu Tiểu luận
Tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết

5


CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XỬ LÝ ĐIỂM
NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
1.1.

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Về tình huống chính trị

Chính trị là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản của cong người
trong xã hội có giai cấp. Nếu trong điều kiện bình thường, hoạt động của các chủ
thể cầm uền sẽ diễn ra theo quy trình: ra quyết định, triển khai thực hiện, tổng
kết, rút kinh nghiệm và chuẩn bị ra quyết định mới… Các quá trình sau lại tiếp
tục diễn ra như vậy.
Như vậy, tình huống chính trị là những sự kiện, biến cố không bình
thường, diễn ra trong đời sống chính trị- xã hội, gây nên sự bất ổn định hoặc có
khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn định chính trị- xã hội, đòi hỏi con người
phải áp dụng những giải pháp đặc biệt để giải quyết. [03]
Tình huống chính trị có thể biểu hiện ở những dấu hiệu cơ bản sau:
- Sự bất mãn, chống đối của nhân dân với chính quyền nhà nước;
- Bộ máy quyền lực tê liệt hoặc thiếu chủ thể cầm quyền (khoảng trống
quyền lực);
- Những chuẩn mực luật pháp, đạo đức, văn hoá không được tuân thủ;
- Khủng hoảng về tư tưởng, niềm tin gây tổn hại đến ý thức hệ chủ đạo
của xã hội;
- Các lực lượng tiêu cực, phản động có điều kiện trỗi dậy gây mất an ninh
xã hội, làm tăng nguy cơ đối với sự bền vững của chế độ xã hội.
Một tình huống chính trị xuất hiện không nhất thiết phải có đầy đủ các
dấu hiệu trên mà có thể chỉ cần một vài dấu hiệu nào đó, gây nên bất ổn định
chính trị- xã hội.
1.1.2. Về điểm nóng xã hội
Điểm nóng là khái niệm được dùng cả trong tự nhiên và xã hội, chỉ trạng
thái không bình thường cả sự vât. Trong kỹ thuật, đó là trạng thái cả vật chất ở
6


“điểm sôi”, “điểm bốc cháy”, “điểm bùng nổ”. Trong phạm vi môn học, chúng
ta chỉ đề cập đến điểm nóng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
Xét theo phạm vi rộng, có quan điểm cho rằng: điểm nóng là nơi tập trung mâu

thuẫn cao độ cần được giải quyết, hoặc nơi diễn ra tình hình xung đột căng thẳng. [01]
Xét theo phạm vi hẹp, điểm nóng có thể diễn ra ở một lĩnh vực nào đó hay
xảy ra trên một địa bàn dân cư nhất định.
Như vậy, điểm nóng xã hội là đời sóng xã hội trong trạng thái không bình
thương, bất ổn dịnh, rối loạn, diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng với
những hành vi không còn tự kiềm chế được, đã vượt qua ra ngoài hoặc có khả năng
vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hóa đạo đức, diễn ra tại
một địa điểm, trong thời gian nhất định và có khả năng lan tỏa sang nơi khác.
Biểu hiện khi điểm nóng xã hội nổ ra:
- Đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, có lúc rối loạn.
- Sự phản ứng, cung đột của đám đông, của lực lượng không còn kiềm
chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối lẫn nhau.
- Hành vi của đám đông quần chúng đã vượt ra ngoài hoặc có khả năng
vượt ra ngoài khuôn khỏ của pháp luật và chuẩn mực văn hóa đạo đức,
- Diễn ra trong khuôn gian và thời gian nhất định, có khả năng lan tỏa ra nơi khác.
Nhìn chung, các điểm nóng xã hội thường được thể hiện qua các hình
thức như khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, biểu tình, bãi công, bãi khóa…,
có khi có nhưng hành vi bạo lực, chống đối người thi hành công vụ…, vượt quá
khuôn khổ quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, điểm nóng là những biểu hiện phản ánh sự bất ổn định trong đời
sống xã hội đến mức có nguy cơ phá vỡ trật tự an toàn xã hội, chứa đựng những
khả năng chuyển hóa thành những vấn đề chính trị.
1.1.3. Về điểm nóng chính trị - xã hội
Điểm nóng chính trị - xã hội là điểm nóng xã hội diễn ra trong lĩnh vực
chính trị - xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần chúng đã hướng trực
tiếp vào những người nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế
chính sách của chính quyền nhà nước.
7



Trong thực tế thường xảy ra điểm nóng xã hội nhiều hơn là các điểm nóng
chính trị - xã hội. Còn điểm nóng chính trị - xã hội xảy ra ít hơn nhưng phức tạp
và quyết liệt hơn vì nó quan hệ trực tiếp tới quyền lực nhà nước. Tuy nhiên,
điểm nóng xã hội trong các lĩnh vưc khác đều có khả năng trực tiếp trở thành
điểm nóng chính trị - xã hội.
Điểm nóng xã hội cũng có thể phát sinh trực tiếp từ chính lĩnh vực chính
trị. Điểm nóng xã hội có thể có nguồn gốc từ những tranh chấp dân sự, từ sự
khiếu kiện của nhân dân không được giải quyết kịp thời, để dây dưa, kéo dài,
gây tích đọng mâu thuẫn và bùng phát thành điểm nóng.
Khi xem xét điểm nóng chính trị - xã hội cần phân biệt rõ hai loại:
Một là, điểm nóng chính trị - xã hội có sự can thiệp của lực lượng phản
động trong và ngoài nước. Lợi dụng những kẽ hở trong cơ chế, đường lối chính
sách để kích động dân chúng đấu tranh. Về hình thức có thế là đòi dân chủ, đòi
quyền lợi về kinh tế, nhưng thực chất là gây rối loạn xã hội, làm mất ổn định an
ninh chính trị, cũng có thế tiến tới lật đổ chính quyền.
Hai là, điểm nóng chính trị - xã hội xuất phát từ mâu thuẫn trong nội bộ
nhân dân, thể hiện sự không đồng tình của nhân dân đối với những biểu hiện sai
trái của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, của thể chế, đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước, với chất lượng của hệ thống chính trị… Mục đích của các cuộc đấu
tranh này là nhằm thực hiện tốt hơn chế độ dân chủ, không ngừng hoàn thiện các
tổ chức của hệ thống chính trị ngày càng tốt hơn.
1.2. Xử lý điểm nóng chính trị - xã hội
1.2.1. Phương pháp tiếp cận
Khi điểm nóng chính trị - xã hội nỏ ra, tình hình rất khẩn cấp. Trước hàng
nghìn người đang chống đối, chúng ta cần có cách tiếp cận như thế nào để nhận
thức đúng và đề ra được những giải pháp kịp thời.
Trước hết, cần phải phân tích những yêu sách của đám đông quần chúng
đang nêu ra. Phải tìm hiểu xem họ đang đòi hỏi lợi ích gì? Lợi ích kinh tế, lợi
ích chính trị hay lợi ích văn hóa, tín ngưỡng…? Cũng có thế yêu sách sự đan


8


xen giữa các lợi ích ấy. Từ sự phân tích yêu cầu, chúng ta sẽ thấ được tình huống
bắt đầu từ đâu.
Thứ hai, cần phải phân tích bản chất của người đúng đầu. Người đứng đầu
có thế là người xuất phát, lộ diện, đi đầu trong đám biểu tình, nhưng trong
nhieuefe trường hợp, học là kẻ dấu mặt, trá hình, đứng đằng sau chỉ huy những
người hung hăng, quá khích, Chỉ khi tìm đúng người đứng đầu, phân tích rõ bản
chất của người đứng đầu mới thấy được bản chất của ddirem nóng và mục tiêu
của cuộc chiến đấu tranh ần giấu đằng sau những yêu sách của quần chúng.
Thứ ba, phải phân tích tâm lý, hành vi của đám đông quần chúng, Trong
đám đông quần chúng thường có hai khuynh hướng gắn với hai bộ phận khác
nhau. Khuynh hướng thứ nhất: Do tâm lý của một bộ phận quần chúng đã ở
trong tinh trạng bình thường cao độ, không còn tự kiềm chế được đã dẫn đến
nhữgn hành vi bột phát, quá đà, hình thành nên bộ phận được coi là những người
quá khích, bộ phận này có thể bao gồm những người có tiền án, tiền sự, bất mãn
với chính quyền, những người do kẻ địch lợi dung,,, Đó là bộ phận dẫn đầu đám
đông quần chúng, Khuynh hướng thứ hai: Quần chúng bị động hùa theo, do sự
nhẹ dạ cả tin, do sự ngộ nhận hoặc sự bị ép buộc. Nhóm đối tượng này chiếm
một bộ phận không nhỏ trong đám đông và họ dễ dàng bị tan rã nếu được giải
thích, tuyên truyền, thuyết phục, làm rõ đúng sai, hoặc bị ép xử lý kiên quyết
đúng đắn nào đó của các cơ quan quyền lực.
Từ đó, ta sẽ xác định được mâu thuẫn của điểm nóng: mâu thuẫn địch ta
(đối kháng) hay là mâu thuẫn trong nội bọ nhân dân (không đối kháng); mức độ
của từng loại mâu thuẫn và sự đan xen của các mâu thuẫn ấy. Chỉ khi xác định
đúng mâu thuẫn mới có căn cứ đề tìm ra những giải pháp đúng.
1.2.2.

Những yêu cầu khi xử lý điểm nóng chính trị - xã


hội
- Thứ nhất, cần phải áp dụng các giải pháp làm cho điểm nóng nguội dần
và hạn chế sự lan tỏa sang nơi khác. Biện pháp này còn được gọi là hạ nhiệt độ
“rút ngòi nổ”, ví như phải dập tắt một đám cháy sao cho nó không bùng phát lớn
9


hơn, không lan tỏa sang nơi khác mà nguội dần đi. Các giải pháp hành động
trong trường hợp này phải mau lẹ, chính xác; phải hạn chế một cách tối đa
những thiệt hại có thể xảy ra.
- Thứ hai, phải khắc phục tình trạng bất ổn định, tạo lập sự ổn định chính
trị xã hội làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Sự ổn định có thể ở hai
trạng thái:
+ Ổn định bề ngoài, nhất thời nhưng bên trong lại chứa đựng nguy cơ
bùng phát bất ổn định lớn hơn. Ổn định tạo tiền đề cho sự phát triển và đảm bảo
cho sự ổn định bền vững lâu dài.
+ Trạng thái thứ hai mới thật sự là yêu cầu xử lý điểm nóng chính trị- xã
hội. Ổn định chính trị là nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và chỉ trên cơ sở phát
triển kinh tế mới có thể đảm bảo cho sự định hướng lâu dài về chính trị- xã hội.
- Thứ ba, cần tạo ra những tiền đề, nhân tố để điểm nóng không tái phát.
- Thứ tư, cần củng cố sự bền vững của cơ sở chính trị và tăng cường hiệu
lực của hệ thống chính trị.
1.2.3. Quy trình, giải pháp xử lý điểm nóng chính trị - xã hội
1.2.3.1.

Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân và nhận dạng mâu

thuẫn
Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân và nhận dạng mâu thuẫn là bước

đầu tiên khi điểm nóng nổ ra, để có căn cứ cho những giải pháp đúng thì việc
nắm tình hình có ý nghĩa quyết định. Cần có thông tin chính xác về các mặt:
- Số lượng quần chúng tham gia biểu tình, chống đối; thành phần tham
gia, đối tượng tham gia; hình thức tổ chức lực lượng…
- Họ nêu những yêu sách gì? Những yêu sách ấy phải do cơ quan nào giải quyết?
- Ai là người cầm đầu? Số lượng những người qúa khích? Những âm mưu
vàthủ đoạn? Họ có quan hệ và được sự chỉ đạo của các lực lượng phản động
trong nước và ngoài nước hay không?
10


Trên cơ sở tổng hợp thông tin về nhiều mặt, người chỉ huy và bộ phận
tham mưu tổng hợp phải đánh giá đúng nguyên nhân phát sinh điểm nóng. Có
thể phân loại các nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân
khách quan có thể do điều kiện kinh tế, xã hội gặp khó khăn, do dân trí thấp lại
bị kẻ xấu, phản động lôi cuốn, kích động… Nguyên nhân chủ quan thuộc về
những khiếm khuyết, sai lầm của chính sách thể chế của các cơ quan quyền lực
và những người nắm giữ quyền lực.
- Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài: Nguyên nhân bên
trong thường được xem xét từ những mâu thuẫn nảy sinh trong phạm vi cơ sở,
địa phương hoặc trong phạm vi toàn quốc. Nguyên nhân bên ngoài có thể là do
sự biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội có tính khu vực và toàn cầu tác
động đến từng quốc gia; do sự tác động của các lực lượng thù địch quốc tế …
- Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp: Nguyên nhân sâu xa của
một điểm nóng chính trị- xã hội có thể là do sự hận thù giai cấp trong những
năm chiến tranh cách mạng, lực lượng phản động còn lưu vong ở nước ngoài
móc nối tác động vào trong nước. Nguyên nhân sâu xa cũng có thể do những thể
chế hiện hành (theo nghĩa hẹp) đã lạc hậu, không kịp thay đổi, phát sinh những
tiêu cực, ách tắc trong sản xuất đời sống. Còn nguyên nhân trực tiếp thì dễ nhận

thấy khi nổ ra điểm nóng như: do cán bộ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ,
nhưng nó lại là hậu quả của cả một thể chế chưa được đổi mới,…
1.2.3.2. Áp dụng những biện pháp rút ngòi và hạn chế sự lan tỏa sang nơi khác
Đây là bước thứ hai trong quy trình, giải pháp xử lý điểm nóng chính trị - xã hội.
- Trước hết, phải thiết lập được sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát huy
hiệu lực của hệ thống chính trị để giữ vững quyền lực chính trị.
Xử lý điểm nóng chính trị- xã hội cần có sự chỉ đạo thống nhất của các
cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở. Bởi vì, đây là một vấn đề nhạy cảm,
phạm vi tác động không chỉ ở nơi xảy ra điểm nóng mà còn ảnh hưởng đến các
11


nơi khác trong phạm vi cả nước, thậm chí nó có thể ảnh hưởng đến an ninh khu
vực và quốc tế. Do vậy, cần phải có sự thống nhất, phối hợp của cả hệ thống
chính trị mới có thể tìm ra cách giải quyết đúng đắn.
- Tiếp theo, lựa chọn phương thức giải quyết - những lực lượng và
phương tiện cần thiết:
Việc sử dụng các phương tiện trong chính trị cũng rất quan trọng, đặc biệt
là các phương tiện thông tin đại chúng. 1 phải nắm chắc và chi phối phương tiện
thông tin đại chúng. Nếu như công cụ này để rơi vào tay đối phương thì sự thất
bại là khó tránh khỏi.
Việc lựa chọn các phương thức, các lực lượng và phương tiện nhằm giải
quyết hai vấn đề sau:
+ Để giải tán đám đông quần chúng, tùy những điều kiện cụ thể mà áp
dụng các giải pháp khác nhau:
Nếu những yêu sách của quần chúng là chính đáng thì có thể chấp nhận
những yêu sách ấy và giải quyết kịp thời những vấn đề có thể giải quyết được.
Những vấn đề chưa thể giải quyết ngay cần cam kết với quần chúng sẽ sớm đưa
ra xem xét. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nếu làm như vậy, đám đông, quần
chúng sẽ tự giải tán …

Đưa cán bộ vào đám đông vận động, lôi kéo những quần chúng tích cực,
những người bị động, hùa theo; tách họ khỏi lực lượng cầm đầu quá khích; yêu
cầu họ trở về nơi làm việc hoặc nơi cư trú; đồng thời, nhận diện răn đe, cô lập
những người quá khích cầm đầu.
Trong trường hợp nguy cấp có thể phải dùng đến sức mạnh của lực lượng
công an, quân đội, buộc mọi người phải giải tán.
+ Đối sách đối với những người cầm đầu đám đông quần chúng, có thể
áp dụng các giải pháp sau:
Thương lượng với người đứng đầu nếu như người đó đại diện cho yêu
sách chính đáng của đám đông quần chúng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, rất có thể
12


trong lúc đối đầu giữa hai bên bọn họ có thể có hành vi tráo trở không thực hiện
cam kết hoặc xuyên tạc những nội dung thương lượng để kích động quần chúng,
nâng cao vị thế của mình. Do vậy, cần có sự đề phòng cần thiết.
Nếu những người đứng đầu là những phần tử xấu, lợi dụng hoàn cảnh để
xuyên tạc sự thật, kích động quần chúng, gây nên bất ổn định, rối loạn xã hội thì
có thể vạch trần thủ đoạn của họ để cho quần chúng nhận thức rõ đúng, sai.
Trong trường hợp cần thiết có thể bắt giữ người đứng đầu. Việc bắt giữ
người đứng đầu phải hợp pháp, phải giải thích, tuyên truyền cho quần chúng
thấy được việc làm đó là cần thiết và đúng đắn. Nếu như trong quá trình xử lý lại
hữu khuynh, do dự, thiếu kiên quyết bắt giữ người đứng đầu trong những trường
hợp cần thiết thì tình hình có thể sẽ trở nên phức tạp hơn.
Trong trường hợp người đứng đầu là những phần tử phản động thì chỉ khi
bắt được người đứng đầu mới có thể giải quyết được điểm nóng. Vấn đề quan
trọng là cần phải chọn những thời điểm thích hợp tùy thuộc vào những điều kiện
cụ thể, thể hiện mối quan hệ giáo dục tuyên truyền, thuyết phục với số đám đông
quần chúng và áp dụng những biện pháp chuyên chính khi cần thiết.
- Thứ ba, chuẩn bị phương án xử lý tình huống xấu nhất có thể xảy ra

ngăn ngừa nguy cơ lan tỏa sang nơi khác trong thực tế thường phải chuẩn bị ít
nhất là ba phương án giải quyết.
Lúc đầu giải quyết theo phương án tốt nhất, nếu như tình hình phức tạp có
thể chuyển sang phương án thứ hai hoặc thứ ba… Cần phải chuẩn bị cả những
phương án xử lý tình huống xấu nhất để khi xảy ra có thể ứng phó kịp thời,
không bị rơi vào tình trạng bị động, lúng túng hoặc trở tay không kịp.
Cần có biện pháp kiềm chế không để cho điểm nóng bùng phát lớn và lan
tỏa sang nơi khác. Có thể dùng lực lượng vũ trang đóng quân gần hoặc xung
quanh điểm nóng để yểm trợ khi cần thiết, để khu biệt điểm nóng với những
vùng lân cận. Để hạn chế sự lan tỏa của điểm nóng còn có thể áp dụng những

13


giải pháp như tăng cường những nhân tố chính trị, xã hội, tăng cường công tác
tư tưởng giải quyết đời sống… ở những vùng lân cận.
- Thứ tư, những phương châm cần lưu ý khi áp dụng phương thức, biện pháp
giải quyết:
Cần phải kết hợp sự kiên định về nguyên tắc với sự mềm dẻo, linh hoạt về
biện pháp. Về nguyên tắc chỉ đạo, có những nguyên tắc chung về quan điểm,
đường lối, có những nguyên tắc chỉ đạo cụ thể cho từng điểm. Cần phải có sự
vận dụng mềm dẻo, linh hoạt theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Đặc biệt là không được mất phương hướng chính trị, nản chí đấu tranh khi gặp
những tình huống phức tạp. Cần kiên định lập trường kiên quyết giữ vững quyền
lực chính trị. Nhưng những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề lại phải dựa
trên nguyên tắc “tùy cơ ứng biến”, không được cứng nhắc, máy móc.
Trước hết, cần chọn giải pháp tốt nhất (thượng sách) để giải quyết, không
được ngay từ đầu lựa chọn giải pháp bất đắc dĩ (hạ sách). Đối với trường hợp
nhân dân biểu tình chống đối chính quyền có lẽ không nên áp dụng ngay từ đầu
những giải pháp cưỡng chế, trấn áp mà trước hết cần phải áp dụng giải pháp

tuyên truyền, thuyết phục, thương lượng... Nhưng đối với trường hợp lực lượng
phản động gây bạo loạn, chống đối chính quyền nhà nước thì có thể việc dùng
lực lượng công an, quân đội dập tắt ngay từ đầu lại là cần thiết.
Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải dựa vào dân. Khi giải quyết điểm
nóng, việc làm phân hoá quần chúng lôi cuốn được quần chúng về phía mình là
một điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì chỉ khi tranh thủ được sự đồng
tình ủng hộ của đa số quần chúng thì chúng ta mới có thể giải quyết được điểm
nóng. Do vậy, cần phải kiên nhẫn, biết tin vào dân ngay cả khi họ ở trong trạng
thái giận dữ, có những hành vi bất nhã; xúc phạm đến chúng ta.
Cần phải tuyên truyền, thuyết phục họ, kiềm chế bản thân và đặc biệt
không được có những hành vi trả đũa tương xứng.
1.2.3.3. Khắc phục hậu quả khi điểm nóng được dập tắt
14


Trong quy trình, giải pháp xử lý điểm nóng chính trị - xã hội, việc khắc
phục hậu quả khi điểm nóng được dập tắt là bước thứ 3. Khi giải tán được đám
đông và xử lý những người đứng đầu thì điểm nóng về cơ bản đã được dập tắt.
Công việc tiếp theo là phải áp dụng những giải pháp để đưa xã hội trở lại hoạt
động ổn định bình thường.
Trước hết, phải đưa hoạt động cơ bản ở những nơi đã xảy ra điểm nóng
trở lại với nhịp điệu bình thường trước đó. Nếu như đó là các nhà máy, xí nghiệp
thì phải đưa sản xuất trở lại bình thường, công nhân trở lại làm việc.
Khắc phục những thiệt hại về người và của nếu có xảy ra. Các công trình
phục vụ cho sản xuất, đời sống nếu bị hư hại phải được sửa chữa; những người
bị thương phải được cứu chữa, người bị chết phải được giải quyết hậu quả. Giải
quyết tốt những công việc này mới tạo điều kiện ổn định xã hội.
Sau công tác thanh tra, cần tiến hành xử lý những người vi phạm. Tùy
theo mức độ vi phạm của từng người mà có thể có mức xử lý khác nhau từ hình
thức kiểm điểm trước nhân dân, xử phạt hành chính, tới hình thức truy tố trước

pháp luật.
Giải quyết những vấn đề trên chỉ đem lại những kết quả tích cực khi thực
hiện nhất quán các nguyên tắc: công khai, dân chủ, công minh theo đúng pháp
luật và các chuẩn mực văn hoá đạo đức.
Đồng thời với quá trình thanh tra, xử lý là quá trình thanh lọc cán bộ
phạm sai lầm, lựa chọn cán bộ thay thế, củng cố các tổ chức chính trị- xã hội
như Đảng, chính quyền các đoàn thể nhân dân.
1.2.3.4. Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải pháp để
điểm nóng không tái phát
- Qua điểm nóng cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm trên những mặt
sau:
+ Ưu, nhược điểm của cán bộ lãnh đạo:
+ Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống tổ chức quyền lực:
15


+ Đánh giá ưu nhược điểm của phương thức lãnh đạo, chỉ đạo:
+ Đánh giá về những khiếm khuyết và bất cập của chính sách, thể chế và
luật pháp nhà nước:
+ Đánh giá về cơ sở chính trị- xã hội trong quần chúng:
- Dự báo tình hình và áp dụng các giải pháp để điểm nóng, không tái phát

16


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VÀ NGUYÊN NHÂN ĐIỂM NÓNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI
BÌNH NĂM 1997
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - chính trị - xã

hội huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Quỳnh Phụ là huyện thuần nông, diện tích tự nhiên là 209,6 km², có vị trí
chiến lược quan trọng của tỉnh Thái Bình, bởi có 2 cửa ngõ thông thương với
các tỉnh: phía Tây Bắc, dọc theo tỉnh lộ 217, qua bến phà Hiệp là giáp các huyện
Thanh Miện và Ninh Giang tỉnh Hải Dương; phía Đông Bắc, theo quốc lộ 10,
qua Cầu Nghìn là huyện Vĩnh Bảo (Thành phố Hải Phòng). Phía Đông Nam
giáp huyện Thái Thụy, phía Nam giáp huyện Đông Hưng, phía Tây Nam giáp
huyện Hưng Hà. Góc phía Tây giáp huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên.
Huyện Quỳnh Phụ nay được hợp nhất từ hai huyện Quỳnh Côi và Phụ
Dực năm 1969. Đầu thời Trần đất này thuộc huyện A Côi và Đa Dực, thuộc lộ
An Tiêm. Trước đó, từ khoảng 500 năm trước công nguyên, căn cứ theo những
di vật tìm được, các nhà khoa học khẳng định con người đã tụ cư đông đúc ở
đây và một vùng thuộc huyện Hưng Hà ngày nay. Lịch sử hơn 2000 năm đã
khắc ghi nơi đây là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, truyền thống lao động
sản xuất và truyền thống cách mạng. Thời phong kiến mảnh đất nhỏ bé này đã
có 23 người con thi đỗ tiến sỹ. Nghệ thuật Chèo và Múa kéo hội cổ truyền còn
được lưu giữ đến ngày nay. Trong 2 cuộc kháng chiến gần đây Quỳnh Phụ có
hơn 7 nghìn liệt sỹ, 4 nghìn thương bệnh binh. Hiện nay có 30,5 nghìn người
hưởng các chế độ, chính sách nhà nước. [04]
Lịch sử hơn 200 năm đã khắc ghi Quỳnh Phụ là mảnh đất giàu truyền
thống văn hóa, truyền thống lao động sản xuất và truyền thống cách mạng. Thời
phong kiến, mảnh đất này đã có 29 người thi đỗ tiến sỹ, 2 trạng nguyên; nghệ
thuật hát chèo, múa kéo hội và múa bát rật còn được lưu giữ đến ngày nay.
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Quỳnh Phụ đã có những cống hiến
17


vô cùng to lớn về sức người, sức của, góp phần vào chiến thắng chung của dân
tộc. Chính vì những đóng góp đó, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân cho huyện Quỳnh Phụ và 8 xã trong huyện. [05]

2.2. Thực trạng xử lý điểm nóng chính trị - xã hội tại huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình
2.2.1. Khái quát diễn biến
Trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội của
Quỳnh Phụ đã có những bước thay đổi theo hướng công nghiệp hoá nông
nghiệp, nông thôn. Các công trình: điện, đường, trường, trạm được triển khai và
xây dựng khá đồng bộ từ năm 1991 đến năm 1996. Tuy nhiên, cũng trong thời
kỳ này, Quỳnh Phụ rơi vào tình trạng mất ổn định xã hội khá nghiêm trọng.
Khiếu kiện đông người, kéo dài diễn ra ở hầu hết các xã trong huyện (ở 33/38
xã, thị trấn), cao điểm nhất là vào năm 1997. Quần chúng bộc lộ tâm lý thiếu tin
tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở. Cá biệt, tại một
xã, lợi dụng người dân khiếu kiện, những kẻ quá khích đã kéo đến vây ráp, đốt
phá trụ sở, thậm chí hành hung cả cán bộ, công an. Ở một số nơi, sự lãnh đạo
của cấp uỷ, chính quyền xã bị tê liệt. Vào thời điểm đó, Quỳnh Phụ được đánh
giá là “điểm nóng” nhất về trình trạng mất ổn định ở nông thôn. [05]
Tại Thái Bình, đồng chí Bùi Sĩ Tiếu nêu rõ: Việc khiếu kiện đông người
xuất hiện đầu tiên ở xã Quỳnh Mỹ từ tháng 5-1997, sau đó lan nhanh ra hầu hết
các xã trong toàn Tỉnh. Đến tháng 12-1997, toàn Tỉnh có 264 trong tổng số 285
xã, phường, thị trấn có khiếu kiện đông người. Trong năm 1997 có 904 đoàn
người kéo lên trụ sở làm việc của các cấp ủy đảng, chính quyền, với 66.812 lượt
người tham gia. Một số nơi đoàn người khiếu kiện còn mang theo băng cờ, khẩu
hiệu. Đã xuất hiện tình trạng vi phạm pháp luật, gây rối an ninh, trật tự, chống
đối người thi hành công vụ, đánh đập cán bộ. Chỉ tính riêng năm 1997 ở Thái
Bình đã xảy ra 46 vụ vây ép cán bộ, 8 vụ giữ cán bộ qua đêm, 7 vụ chống đối
lực lượng thi hành công vụ, 2 vụ dùng thuốc nổ tàng trữ trái phép đe dọa chính
18


quyền và tổ công tác, 26 vụ rải tờ rơi, 8 vụ phá hoại hoa màu trả thù cán bộ, 5 vụ
đập phá trụ sở làm việc và nhà cán bộ... [06]

Bí thư Ðảng ủy xã Nguyễn Viết Ðức thông tin nhanh: Từ tháng 6-1997
đến tháng 11-1997, Quỳnh Hoa để xảy ra tình trạng mất ổn định an ninh nông
thôn. Sau đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tiến hành tổng kết, đánh giá lại
việc xây dựng, củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị, chỉ rõ những hạn
chế, yếu kém trong hoạt động Ðảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, đấu tranh tự
phê bình và phê bình cũng như lề lối làm việc. [07]
2.2.2. Công tác xử lý, giải quyết
Thời ấy, chính quyền và cả những ngành nội chính trong tỉnh đã cố gắng
thuyết phục trung ương là ở đây có mâu thuẫn địch - ta và đề nghị dùng công an.
quân đội để thực hiện chuyên chính. Rất sáng suốt, Thường vụ Bộ Chính trị đã
có hẳn một chỉ thị khẳng định rằng, đây chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân
và vì thế nên dùng phương pháp vận động, thuyết phục, giáo dục và đồng thời
xử lý cán bộ trong hệ thống nhà nước tham nhũng, ức hiếp nhân dân. [08]
Cán bộ chủ chốt của hơn 200 xã trong 285 xã được thay thế. Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch UBND, Chánh Thanh tra, Giám đốc Công an, Viện trưởng Viện
Kiểm sát Nhân dân được điều đi khỏi Thái Bình, những tố cáo và khiếu nại của
nhân dân được giải quyết, kết luận thỏa đáng, xử lý cán bộ sai phạm theo đúng
quy định của pháp luật, Thái Bình trở nên yên bình. Nếu không sâu sát, nắm bắt
đúng tình hình, chỉ nghe báo cáo và áp dụng chuyên chính trong vụ Thái Bình,
chúng ta không biết đất nước sẽ đi đến đâu. Và chính từ kinh nghiệm ấy, tôi cứ
băn khoăn trong cả tháng nay: Tại sao để cưỡng chế mấy người nông dân phải
dùng đến lực lượng mạnh như thế? Tại sao không bao vây và dùng loa thuyết
phục (Hải Phòng đã có kinh nghiệm này khi bắt những tội phạm “cộm cán”). Tại
sao không rải lực lượng ra các phía đón lõng để bắt đối tượng mà chọn cách co
cụm về một phía để nổ súng?

19


Nếu so sánh để rút ra bài học cho Tiên Lãng thì ở đây chỉ là một vài chủ

đầm tôm bị xâm phạm quyền lợi. Chính vì thế, mâu thuẫn giữa công dân với
chính quyền mới chỉ khu trú ở một bộ phận rất hẹp, không có sự bất bình của
đông người. Tuy nhiên, phương pháp giải quyết không rốt ráo, thiếu công minh,
ngụy biện, che giấu sai lầm của Tiên Lãng và của TP.Hải Phòng chuyển bất bình
của một số người thành sự bất bình của đông người.
Quay trở lại việc giải quyết điểm nóng Thái Bình, khi đó, tổ công tác của
Bộ Chính trị do ông Phạm Thế Duyệt làm tổ trưởng còn có một phương pháp rất
nhân văn là vận động những cán bộ lãnh đạo đã có sai lầm, khuyết điểm, thậm
chí có tham nhũng nhỏ nhận lỗi trước nhân dân, xin nhân dân tha lỗi, hứa khắc
phục sai lầm, hoàn trả những phần vật chất đã nhận trái pháp luật... Dư luận
đang nóng như vậy, nhưng nhân dân Thái Bình sẵn sàng tha lỗi, không khiếu
kiện và thậm chí nhân dân còn đề nghị tiếp tục cho giữ chức vụ cũ. [08]
Quỳnh Phụ đã kiên quyết khắc phục những sai lầm, yếu kém trong công
tác cán bộ, xây dựng Đảng, công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền, cấp ủy,
đồng thời chỉ rõ những phần tử có hành vi quá khích. Huyện đã lập các đoàn
thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra kinh tế, thanh tra tại 33/38 xã, thị trấn về
các nội dung dân khiếu kiện, như: quản lý đất đai, sử dụng ngân sách xã, chi tiêu
xây dựng cơ bản, các chế độ chính sách... Kết quả thanh tra đã thu hồi về cho
Nhà nước 3.628 triệu đồng. [05]
Bên cạnh thanh tra, kiểm tra về kinh tế, tài chính, Quỳnh Phụ đã xử lý 468
cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ chốt của cơ sở. Trong 20 năm đổi
mới (1986-2005), đã có 3.379 đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng; trong đó khai trừ
524, xoá tên 2.236, cho rút khỏi danh sách đảng viên 619. Những phần tử quá
khích được xử lý đúng người, đúng tội, một số bị kết án tù giam. Hoạt động của
hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, bước đầu đã lấy lại được lòng tin với
nhân dân. [05]

20



Do có những biện pháp xử lý kiên quyết, đến năm 2001, tình hình địa
phương đã đi vào ổn định. Từ đây, Quỳnh Phụ tiếp tục vươn lên, phát huy truyền
thống, tự tin khẳng định mình trong quá trình phát triển chung của tỉnh Thái
Bình và cả nước với những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2006 so với những
năm trước và năm 2005 có sự chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
năm 2006 đạt 11,03%, cao nhất từ trước tới nay; trong đó, giá trị sản xuất nông
nghiệp đạt 723 tỉ đồng (tăng 5,39%), công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 372 tỉ
(tăng 22,77%), dịch vụ đạt 344 tỉ (tăng 12,42%); tổng giá trị sản xuất theo giá
thực tế là 2.183 tỉ đồng. [05]
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp,
tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế của huyện: nông nghiệp chiếm 51,9%,
công nghiệp: 23,9% và dịch vụ: 24,2%. Năm 2006, tỷ lệ tương ứng là: 46,3% ;
29,2% ; 24,5%.
Trong nông nghiệp, năng suất lúa cả năm đạt 131,27 tạ/ha, toàn huyện có
208 “Cánh đồng 50 triệu”, với tổng diện tích là 2.194 ha, chiếm gần 20% diện
tích đất canh tác; 128 trang trại đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; chuyển đổi
1.248 ha cấy lúa cho năng suất thấp sang trồng cây ăn quả đặc sản và nuôi thủy
sản có giá trị kinh tế cao; xây dựng được 7 vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt
tập trung và giá trị trên 1 ha canh tác bình quân cả huyện đạt 45 triệu đồng/năm.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, được khôi phục,
duy trì; một số nghề truyền thống được mở rộng (chế biến lương thực, dệt chiếu
cói, đúc đồng); nhiều nghề mới được du nhập (mây tre đan, sơ chế hạt điều, gỗ
mỹ nghệ). Toàn huyện hiện có 24 làng nghề, 4 xã nghề, thu hút và tạo việc làm
thường xuyên cho 35.500 lao động. Đến hết năm 2006, cụm công nghiệp Cầu
21



Nghìn và cụm công nghiệp ven quốc lộ 10 trên địa bàn huyện đã thu hút được
25 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, trong đó có 16 dự án đã đi vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
Hoạt động dịch vụ thương mại, khoa học - công nghệ được mở
rộng. Nhiều hoạt động đang được tích cực triển khai để nâng cấp kết cấu hạ
tầng; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường; khai thác tổng hợp các
tiềm năng của huyện. [05]
- Văn hóa - xã hội được phát triển
Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” phát triển mạnh nhất
từ trước tới nay. Đặc biệt, huyện lấy ngày 16-2 hằng năm là “Ngày Đại đoàn kết
toàn dân”. Đây là hoạt động văn hóa độc đáo ở Quỳnh Phụ. Toàn huyện hiện có
51.388 gia đình đăng ký gia đình văn hóa và số gia đình đạt danh hiệu gia đình
văn hóa là 87% và 13,5% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao.
Công tác giáo dục đạt kết quả cao và đồng bộ ở tất cả các nội dung: chuẩn
hóa giáo viên mầm non đạt 83%, tiểu học đạt 99,6%, trung học cơ sở: 97,4%; tỷ
lệ tốt nghiệp trung học cơ sở là 99,7%, trung học phổ thông là 98%. Công tác
tôn giáo, thực hiện chính sách đối với người có công, phong trào đền ơn đáp
nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng đồng… được thực hiện tốt.
- Công tác xây dựng Đảng được củng cố
Từ năm 2000, Huyện ủy đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng xây dựng
đồng bộ các quy chế, quy định của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể. Từ năm 2001,
Ban Thường vụ Huyện ủy đã ra chỉ thị về tăng cường công tác kiểm tra của cấp
ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp. Hằng năm, cấp ủy cơ sở tiến hành 3 cuộc kiểm
tra: kiểm tra việc thu chi tài chính ngân sách xã và các công trình xây dựng cơ
bản ở xã; kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn, quỹ Hợp tác xã Dịch vụ nông
nghiệp và kiểm tra việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Do đó, đã phòng
ngừa một cách có hiệu quả những sai phạm và giải quyết kịp thời những phát
22



sinh ở cơ sở, không để tích tụ thành “điểm nóng, dẫn đến mất ổn định chính trị.
Đến năm 2004, Quỳnh Phụ không còn cơ sở Đảng yếu kém, 45% số tổ chức cơ
sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.
Các chế độ làm việc, sinh hoạt và công tác quản lý của các tổ chức trong
hệ thống chính trị cơ sở đã đi vào nền nếp, có hiệu quả. Công tác quy hoạch, đào
tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên được thực hiện
thường xuyên, liên tục. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chi bộ trong sạch,
vững mạnh; việc đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên; phê bình, tự phê
bình hằng năm được thực hiện một cách nghiêm túc.
Do tập trung lãnh đạo và triển khai tốt mọi mặt công tác, nên tình hình an
ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, và, huyện
Quỳnh Phụ vẫn giữ vững danh hiệu là đơn vị mạnh của tỉnh Thái Bình về an
ninh, quốc phòng trong nhiều năm liền.
2.3. Một số nguyên nhân cơ bản
Trong bối cảnh như vậy, từ năm 1997-2000, dưới sự chỉ đạo của cấp trên,
Quỳnh Phụ đã nghiêm khắc kiểm điểm, tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng
mất ổn định là: chủ quan, nóng vội, buông lỏng việc lãnh đạo trong quản lý đất
đai, tài chính, xây dựng cơ bản, coi nhẹ công tác xây dựng Đảng, từ đó, một số
cán bộ, đảng viên đã lợi dụng chức, quyền để tham nhũng, vi phạm chính sách,
pháp luật, vi phạm quyền làm chủ và lợi ích thiết thực của nhân dân, gây lãng
phí, thất thoát vật tư, tài chính, gây bất bình trong nhân dân.
Trong báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Bùi Sĩ Tiếu đã tổng hợp những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ổn định ở Thái Bình trong những năm
1997-1999.
Về khách quan: Từ khi chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới, các
chính sách quản lý kinh tế-xã hội chưa đồng bộ, có nhiều kẽ hở, dễ bị lợi dụng
để tham nhũng, tiêu cực; chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn
23



còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết; chính sách đối với cán bộ cơ sở chưa
thật hợp lý; mặt trái của cơ chế thị trường làm nảy sinh những yếu tố phức tạp,
tiêu cực mới; sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc...
Về chủ quan: Trước hết là do một bộ phận cán bộ từ tỉnh đến cơ sở tham
nhũng, làm giàu bất chính; lề lối, tác phong làm việc quan liêu, cửa quyền, mất
dân chủ nghiêm trọng. Hai là, việc tổ chức huy động sự đóng góp của dân để
xây dựng cơ sở hạ tầng và làm một số công việc khác ở nông thôn còn quá lớn
so với thu nhập của người dân. Việc quản lý, sử dụng tiền công quỹ thiếu chặt
chẽ, chưa bàn bạc dân chủ, chưa công khai với dân. Ba là, chưa quan tâm chỉ
đạo giải quyết kịp thời, thỏa đáng những khiếu kiện chính đáng của dân, thậm
chí ở một số nơi cán bộ còn thách đố dân; một số cơ quan của tỉnh, huyện còn có
biểu hiện cửa quyền, gây phiền hà với cấp dưới và với dân. Bốn là, khi xảy ra
tình hình khiếu kiện gay gắt ở một số xã ở huyện Quỳnh Phụ, tuy đã lường trước
hậu quả, song do thiếu đoàn kết trong nội bộ Thường trực Tỉnh ủy và Thường
trực Huyện ủy Quỳnh Phụ nên không thống nhất về chỉ đạo thực hiện, để tình
hình diễn biến phức tạp, bùng phát trên diện rộng. Cuối cùng là công tác xây
dựng đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cả về tổ chức, chính trị tư
tuởng, công tác kiểm tra trong một thời gian dài bị xem nhẹ; đấu tranh tự phê
bình, phê bình bị buông lỏng. Một số nơi nội bộ đảng, cán bộ mất đoàn kết, song
không được giải quyết kịp thời tạo thành mâu thuẫn âm ỉ, "mượn" quần chúng
để giải quyết; một số phần tử xấu lợi dụng khoét sâu mâu thuẫn làm cho tình
hình thêm phức tạp. Những yếu kém của các tổ chức trong hệ thống chính trị đã
có từ trước, nhưng do bệnh thành tích nên che giấu khuyết điểm, tổ chức cấp
trên lại quan liêu nên chỉ khi nhân dân khiếu kiện thì những yếu kém, khuyết
điểm đó mới bộc lộ đầy đủ. [07]

CHƯƠNG III

24



MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
TỪ VIỆC XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI
HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 1997
3.1. Một số giải pháp
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất
trong Đảng, trong nhân dân về đánh giá tình hình, nguyên nhân và các chủ
trương, giải pháp ổn định tình hình.
- Tiến hành thanh tra, kiểm tra, kết luận rõ đúng sai, xác định trách
nhiệm, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm, thu hồi tiền của bị thất thoát, làm
trong sạch bộ máy trong hệ thống chính trị, đồng thời khởi tố, xử lý theo pháp
luật đối với những trường hợp quá khích vi phạm pháp luật, đáp ứng nguyện
vọng chính đáng của nhân dân.
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc giải quyết ổn định tình
hình và tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân.
- Chấn chỉnh nền nếp, chế độ công tác đảng, tiến hành tự phê bình, phê
bình, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ gắn với củng cố chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
- Đi đôi với việc giải quyết hậu quả của việc mất ổn định, Thái Bình tập
trung giải quyết dứt điểm những cơ sở yếu kém; đẩy mạnh cuộc vận động xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, gắn với
củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị để đủ sức lãnh đạo ổn định tình
hình.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng với các tổ chức trong
hệ thống chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội để khắc
phục sự tụt hậu về kinh tế, làm cơ sở để ổn định vững chắc tình hình.
- Tăng cường sự chỉ đạo của cấp trên với cơ sở.
25



×