Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TIỂU LUẬN nền văn hóa nhật bản với đại diện là kimono – nét đẹp trong trang phục truyền thống của xứ sở phù tang và các nhu cầu thực tiễn tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.9 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa đặc sắc tạo dấu ấn riêng cho
quốc gia dân tộc đó. Ở Nhật Bản, văn hóa với bản sắc riêng rất đậm nét có vai
trò quan trọng trong lịch sử phát triển, điều đó được biểu hiện rất rõ qua ẩm
thực, trang phục, kiến trúc… Trong số đó yếu tố trang phục truyền thống luôn
có ý nghĩa quan trọng khi nó trở thành một niềm tự hào, trở thành một biểu
tượng không thể thiếu của đất nước mặt trời mọc. Cùng với thăng trầm của
lịch sử thì trang phục truyền thống của người Nhật – Kimono đã đứng vững
cùng thời gian để trở thành quốc phục của Nhật Bản, thể hiện văn hóa của cả
một quốc gia.
Kimono mang ý nghĩa khá đặc biệt bởi nó là đối tượng tạo tính thống
nhất về văn hóa Nhật Bản, nó là nhịp cầu duy hợp các sắc thái trong văn hóa
vì Kimono không theo kích cỡ cụ thể vậy nên nó xóa bỏ mọi khác biệt về hình
thể, về đẳng cấp..để hướng tới sự bình đẳng, ngoài ra nó còn thể hiện cách
sống đặc trưng của người Nhật – tỉ mỉ, thể hiện năng khiếu thẩm mỹ…
Kimono không đơn thuần chỉ là trang phục truyền thống mà còn được xem là
một tác phẩm nghệ thuật.
Qua quá trình lịch sử giao lưu tiếp biến bạn bè thế giới biết đến Kimono
– nét dặc trưng riêng của đất nước Nhật Bản. Trong quá trình đó yếu tố truyền
thống của nó luôn được lưu giữ, phát triển, song không phải bất biến bởi đó là
quy luật khách quan. Điều kiện kinh tế, chính trị-xã hội, giao lưu văn hóa,
phát triển khoa học-kỹ thuật và nhận thức của con người
đã dẫn đến những biến đổi theo dòng lịch sử. Vì vậy từ xuất phát ban đầu
chỉ mang nghĩa là quần áo qua thời gian người Nhật bắt đầu quan tâm đến
việc cải biến, phối hợp những bộ Kimono và họ đã phát triển một độ nhạy cao

1


hơn cho màu sắc. Điển hình, sự kết hợp màu sắc thể hiện màu theo mùa, từng


dịp mặc thheo loại Kimono nào hoặc địa vị chính trị của người mặc.
Với sự quan tâm tìm hiểu nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau trên Thế
giới đặc biệt là nền văn hóa Nhật Bản với đại diện là Kimono – nét đẹp trong
trang phục truyền thống của xứ sở Phù Tang và các nhu cầu thực tiễn trên đề
tài này đã được chọn làm bài tiểu luận kết thúc môn học văn hóa phương
Đông của người viết. Tuy nhiên, với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài
tiểu luận này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu xót.
Kính mong sự nhận xét, giúp đỡ, bổ sung của quý thầy cô và bạn đọc.!

2. Tình hình nghiên cứu
Nhằm nâng cao sự giao lưu văn hóa cũng như quá trình tìm hiểu văn
hóa được sâu rộng hơn từ đất nước Nhật Bản, đặc biệt là những yếu tố văn
hóa truyền thống thì không ít các chuyên gia, những nhà nghiên cứu, nhiều
dịch giả đã bàn luận về vấn đề này:
Những công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách như:
- Cuốn “Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản – Kiến thức văn hóa” của Nguyễn
Trường Tân (Nxb Văn hóa - thông tin)
- Cuốn “Đại cương văn hóa phương Đông” của Lương Duy Thứ (Nxb
Giáo dục)
- Cuốn “Phong tục Thế giới – tập phong tục, trang phục các quốc gia” do
Thanh Liêm biên soạn (Nxb Văn hóa - thông tin)
Bên cạnh những cuốn sách trên còn có những hội thảo khoa học, những
bài phát biểu, những chính sách bảo tồn phát triển của các cơ quan liên quan
đến vấn đề văn hóa trang phục truyền thống hay thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng khác như: truyền hình, báo chí, internet…
Ngoài ra cũng có không ít công trình nghiên cứu những luận văn, tiểu
luận khác cũng bàn luận về vấn đề này.

3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng

2


Trang phục truyền thống Nhật Bản với lịch sử hình thành và phát triển
của nó, sự ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa của họ.
3.2. Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu là nét đặc trưng của trang phục truyền thống Nhật
Bản dưới góc nhìn văn hóa.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
…để giải quyết vấn đề của đề tài.

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì mọi quốc gia đều có những thời
cơ nhất định nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức, một
trong số đó là sự hòa tan, đồng hóa văn hóa. Nó có thể làm biến đổi những giá
trị truyền thống và những nếp sống văn hóa cũng diễn ra ngày một phức tạp.
Vì thế mà những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia có khả năng sẽ
bị mai một, điển hình như trang phục truyền thống. Vậy nên Nhật Bản khá
quan tâm đến vấn đề nay.
Trong bối cảnh đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải có sự nhìn nhận đúng đắn,
kịp thời để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy giá trị tốt đẹp của
trang phục truyền thống, cũng như tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa
nhân loại, ở Nhật họ đưa ra những chích sách bảo tồn khá hay mà một số
nước châu Á có thể học hỏi. Đây cũng là mục đích mà đề tài nghiên cứu
hướng đến trong quá trình thực hiện.
4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên đề tài có nhiệm vụ:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về trang phục Kimono, chính
sách bảo tồn phát triển trang phục truyền thống của Nhật này.

3


- Phân tích những yếu tố tạo nên một bộ Kimono hoàn chỉnh, cùng với
những đặc trưng của nó để từ đó có thể so sánh, giao lưu với trang phục ở
Việt Nam.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Tổng hợp những kiến thức lý luận cơ bản về văn hóa, về trang phục, về
trang phục truyền thống, mối quan hệ giữa văn hóa và trang phục để góp phần
nhấn mạnh sự hiểu biết về vấn đề.
Từ ý nghĩa đó nhằm đưa ra những chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa
truyền thống ở Nhật Bản, góp phần tạo nên cốt cách dân tộc, tinh hoa văn hóa
tốt đẹp.

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố, Danh
mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, tiểu luận gồm có 3 chương:
- Chương I : Một số vấn đè lý luận về văn hóa trang phục truyền thống
và lịch sử của Kimono.
- Chương II : Các yếu tố tạo nên một bộ Kimono hoàn chỉnh và những
đặc trưng thú vị của Kimono.
- Chương III : Chính sách bảo tồn, phát triển trang phục truyền thống ở
Nhật Bản, kinh nghiệm đối với Việt Nam.

4



CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
VĂN HÓA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
VÀ LỊCH SỬ CỦA KIMONO
1.1Một số khái niệm về văn hóa truyền thống
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến
hoạt động của con người, chính vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về
văn hóa. Trên Thế giới có đến hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Thuật ngữ văn hóa xuất hiện trong ngôn ngữ nhân loại từ rất sớm. Ngay
từ thời La Mã cổ đại trong tiếng Latinh đã xuất hiện từ “văn hóa” (cultura).
Từ “văn hóa” lúc đầu có nghĩa là vỡ đất, cày cấy, vun trồng trong nông
nghiệp, sau chuyển nghĩa sang vun trồng trí tuệ, vun trồng tinh thần, giáo dục
con người.
Theo định nghĩa của từ Hán – Việt “văn hóa” có nghĩa là “văn trị giáo
hóa”, tức là phải giáo dục cảm hóa con người để có thể quản lý, điều hành xã
hội bằng “văn”. Thông qua nhân nghĩa, nhân văn, coi trọng giáo dục để bình
ổn xã hội. Văn hóa trong từ nguyên của cả phương Tây và phương Đông đều
có chung một nghĩa là giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm cho con
người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Trong từ điển triết học định nghĩa “văn hóa là toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội – lịch
sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội.”.. Tuy
nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì trong văn hóa vật
chất vẫn có văn hóa tinh thần và ngược lại.
Chúng ta cũng có thể hiểu “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo phát triển (ở đó con người vừa là chủ thể vừa

5



là khách thể của văn hóa) nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống và thể hiện
bản sắc riêng của cộng đồng đó trên nền tảng khoan dung văn hóa.
Có rất nhiều ý kiến và định nghĩa về văn hóa, trong đó đáng chú ý là ý
kiến của tổ chức UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động
sáng tạo (của các cá nhân các cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các
thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy hình thành hệ thống giá trị, các truyền thống và
thị hiếu – những đặc tính riêng của mỗi dân tộc.”
Như vậy, từ những phân tích trên chúng ta có thể nhất trí với khái niệm:
“ Văn hóa là tổng thể hệ thống những giá trị, những chuẩn mực, những thói
quen, những khả năng, những hoạt động có ý thức, mang tính chất xã hội và
sáng tạo trong thực tiễn của con người. Những giá trị đó được cộng đồng chấp
nhận và vận hành trong đời sống xã hội, được xã hội giữ gìn và trao truyền
cho thế hệ sau. Nó thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng đó.”
1.1.2 Khái niệm văn hóa truyền thống
- Truyền thống:
Có rất nhiều cách nhìn nhận về truyền thống nhưng theo góc nhìn văn
hóa học truyền thống (traditio) là sự lưu truyền, giao lại cái gì đó cho
người khác. Là sự lưu truyền những sự kiện lịch sử, những thuyết tôn giáo,
những truyền thuyết từ thế hệ này sang thế hệ nọ bằng con đường truyền khẩu
hay làm mẫu và không có bằng cớ chính thức thành văn.
- Văn hóa truyền thống:
Có nhiều định nghĩa về văn hóa truyền thống. Theo giáo sư Trần Văn
Giàu: “Gía trị truyền thống được hiểu là những cái tốt, bởi những cái tốt mới
được gọi là giá trị. Thậm chí không phải cái tốt nào cũng được coi là giá trị;
mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức,
cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc
thì mới mang đầy đủ ý nghĩa.”
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Truyền thống văn hóa là những
giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những

6


khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không
gian và được cố định hóa dưới dạng phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư
luận…”
Một khái niệm khác “Nền văn hóa được truyền lại gọi là văn hóa truyền
thống. Như vậy nó phản ánh được những thành tựu con người tích tập được
trong quá trình tìm hiểu, thực hiện và truyền bá ý nghĩa sâu lắng nhất của
cuộc sống. Đó chính là truyền thống theo nghĩa hài hòa của nó như là một
hiện thân của trí tuệ”
Như vậy có thể khái quát văn hóa truyền thống bằng những tính chất cơ
bản sau:
- Tính giá trị
- Tính lưu truyền
- Tính ổn định
1.1.3 Khái niệm trang phục truyền thống
- Trang phục:
Trang phục (y phục) là những đồ để mặc như quần, áo, váy... để đội như
mũ, khăn... để đi như giầy, dép, ủng... Ngoài ra trang phục có thể thêm thắt
lưng, găng tay, đồ trang sức…Chức năng của trang phục là để bảo vệ thân thể,
khiếu thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.
- Trang phục truyền thống:
Trang phục truyền thống là quần áo đặc trưng riêng của một quốc gia,
một dân tộc, một địa phương hay có quan hệ gần gũi với các vùng địa lý
hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó.

1.2 Lịch sử hình thành của Kimono
Mọi người hầu hết đều biết Kimono là trang phục truyền thống của Nhật
Bản, nhưng mấy ai biết rằng trang phục này bắt nguồn từ Trung Quốc từ

những năm 300. Mãi đến khoảng những năm 794 trở đi trang phục này mới
chính thức trở thành trang phục riêng của xứ sở hoa anh đào với tên gọi là
Kimono. Vậy gốc gác lịch sử của những bộ Kimono độc đáo, ấn tượng qua
7


các thời kỳ lịch sử ra sao, trải qua nhiều biến cố lịch sử trang phục này đã
thay đổi để tạo nên sự đa dạng, đọc đáo riêng của nó như thế nào?.
Ban đầu, Kimono chỉ là danh từ chung chỉ quần áo của người Nhật.
Cùng với thăng trầm của lịch sử, tên gọi Kimono đã trở thành cái tên quen
thuộc và nổi tiếng toàn Thế giới khi nói về trang phục người Nhật.
Hãy cùng quay ngược lại dòng thời gian để tìm hiểu về trang phục đầy
sức hút này.
- Thời kỳ ở triều đại Nara (710 – 794):
Người Nhật thường mặc một bộ gồm phần trên và phần dưới (quần hoặc
váy) tách rời hoặc một bộ quần áo liền. Nhưng vào triều đại Heian (794 –
1192) một công nghệ làm Kimono mới đã được phát triển. Được biết đến như
là phương pháp straight-line-cut (cắt đường thẳng), nó yêu cầu cắt các mảnh
vải theo đường thẳng và khâu chúng lại với nhau. Với công nghệ này, người
làm Kimono không phải lo lắng về hình dáng của cơ thể người mặc. Những
bộ cắt may theo công nghệ này đem lại rất nhiều lợi thế: Rất dễ gấp và phù
hợp với mọi thời thiết, chúng còn được mặc ở bên trong để tạo sự ấm áp trong
mùa đông. Kimono được làm từ những loại vải lanh mát rất thích hợp cho
mùa hè. Những lợi thế này giúp Kimono trở thành một phần trong cuộc sống
của người dân Nhật.
- Thời kỳ Kamakura (1192 – 1338):
Khi tầng lớp võ sĩ đạo lên nắm quyền ở Nhật thời kỳ này và Muromachi
(1338-1573), họ đã đưa Kimono từ vị trí lễ phục trở thành trang phục thường
ngày. Cả nam lẫn nữ đều mặc đều mặc những bộ Kimono đầy màu sắc. Các
chiến binh mặc những màu sắc tượng trưng cho thủ lĩnh của họ và đôi khi

chiến trường sặc sỡ như một buổi trình diễn thời trang.
- Thời kỳ ở triều đại Edo (1603 – 1868):
Tộc chiến binh Tokugawa thống trị khắp Nhật Bản, đất nước bị chia cắt
thành các vùng đất phong kiến được các lãnh chúa thống trị. Các samurai của
mỗi vùng đất được nhận biết nhờ màu sắc và kiểu mẫu của đồng phục. Chúng
8


gồm có 3 phần: kimono, bộ y phục không tay mặc ngoài kimono (kamishimo)
và quần giống váy xẻ (hakama). Kamishimo làm bằng vải lanh, được hồ cứng
để làm nổi bật phần vai. Do làm nhiều y phục samurai nên tay nghề các nghệ
nhân Kimono càng ngày càng cao và biến Kimono dần trở thành một hình
thức nghệ thuật. Kimono trở nên có giá trị hơn và các bậc cha mẹ truyền lại
cho con cái họ như một vật gia truyền. Một biến đổi đáng kể đối với Kimono
thời kỳ này đó là ống tay áo được may gọn lại và sự ra đời của Obi (một khăn
rộng thắt ngang bụng), nhằm làm cho trang phục phù hợp hơn với các hoạt
động của phụ nữ Nhật.
- Thời kỳ triều đại Meiji (1868 – 1912):
Ở thời kỳ này Nhật Bản bị ảnh hưởng mạnh từ văn hóa nước ngoài.
Chính phủ khuyến khích người dân chấp nhận trang phục và tập quán
phương Tây. Nhân viên chính phủ và quân đội bị bắt buộc phải mặc trang
phục phương Tây cho các sự kiện quan trọng của chính quyền (luật này không
còn hiệu lực). Đối với công dân bình thường, khi mặc Kimono đến các sự
kiện sang trọng, Kimono phải được gắn thêm huy hiệu gia tộc để nhận biết
gia tộc người mặc. Ở thời kỳ này phụ nữ Nhật cũng bắt đầu ra ngoài làm việc
không đơn thuần chỉ ở nhà làm nội trợ nữa, vì thế trang phục của họ cũng nhẹ
nhàng hơn để thuận tiện cho công việc.
- Thời kỳ Showa (1926 – 1989):
Từ thời kỳ này thiết kế của Kimono cũng trở nên ít phức tạp hơn. Sau
thế chiến thứ II khi nền kinh tế Nhật dần được khôi phục thì Kimono bắt đầu

được ưa chuộng và được làm ra với số lượng lớn, và vẫn giữ được nguyên
vẹn hình dáng ban đầu.
- Kimono thời nay:
Xã hội hiện nay, trang phục được đơn giản hóa đi rất nhiều. Chính vì
vậy Kimono không còn là trang phục thường ngày nữa mà đã trở thành bộ lễ
phục truyền thống chỉ mặc trong những dịp quan trọng như đám cưới, tiệc trà,
hay những sự kiện đặc biệt khác như lễ hội mùa hè. Kimono ngày nay đã
9


được đơn giản hóa đi rất nhiều nhưng không làm mất đi nét truyền thống vốn
có của chúng.
Như vậy, có thể nói Kimono đã sống cùng với đất nước Nhật Bản trong
suốt hơn 1000 năm qua. Từ lúc hình thành sơ khai cho đến dần hoàn thiện và
tồn tại cho tới ngày nay trở thành quốc phục của một quốc gia được người dân
tự hào, được bạn bè thế giới biết đến và tìm hiểu.

10


CHƯƠNG II:CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN MỘT
BỘ KIMONO HOÀN CHỈNH VÀ NHỮNG
ĐẶC TRƯNG THÚ VỊ CỦA KIMONO
2.1 Các yếu tố tạo nên một bộ Kimono hoàn chỉnh
2.1.1 Cách may và sản xuất
Chất liệu làm nên một bộ Kimono cũng tương đối phong phú và biến
đổi dần theo thời gian. Trước đây Kimono truyền thống được may chủ yếu
bằng loại vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như bông, lụa, lanh…nhưng còn
khá thô sơ, riêng Kimono mùa hè (yukata) được làm bằng vải cotton. Kimono
hiện đại vẫn dựa trên nền chất liệu cũ tuy nhiên được cách tân ở dáng điệu

cho trẻ trung, màu sắc cho sinh động, tươi mới.
Cách may Kimono nữ khá đơn giản với một phương pháp duy nhất:
- Một miếng vải dài 12-13cm và rộng 36-40cm được cắt làm 8 mảnh (5
mảnh đối với Kimono nam). Những mảnh này sau đó được khâu thủ công lại
với nhau để tạo ra hình dáng cơ bản cho Kimono. Mọi đường may đều dựa
trên đường thẳng, tất cả các mảnh vải đều được dùng không có phần nào bị bỏ
đi. Vì vậy trước khi may họ cần xác định vị trí của đường chỉ may bằng các
nếp gấp dài và góc cạnh. Ngoài ra, người thợ rất chú ý đến việc thể hiện vẻ
đẹp hài hòa của hoa văn trên từng mảnh vải khi phối hợp chúng lại. Một chiếc
áo Kimono hoàn chỉnh là cả một quá trình lao động thủ công của nhiều người.
Thông thường loại vải được dùng là lụa yukata (trang phục mùa hè) làm bằng
vải cotton. Công dụng của việc may bằng 8 mảnh vải làm cho việc tách
Kimono để thay thế, sửa chữa nếu bị cũ, bạc màu, vải bị hỏng…dễ dàng
- Kimono có màu được dựa trên 2 cách:
Vải dệt từ các sợi chỉ có màu sắc khác nhau hoặc vải được nhuộm màu.
Điển hình là Oshima-tsumugi, nó được sản xuất trên đảo Amami-Oshima
ở phía nam Kyushu, đây là loại vải khỏe và bóng. Ngoài ra, còn phải kể đến

11


Yuki-tsumugi sản xuất tại thành phố Yuki, quận Irabaki, nó bền đến mức có
thể tồn tại 300 năm.
Việc nhuộm Kimono bắt đầu với vải dệt trắng mà sau đó được vẽ hoa
hay thêu họa tiết lên đó, kỹ thuật này sản xuất những loại vải đầy màu sắc.
Điển hình như Kyo-yuzen được làm ra tại thủ phủ cũ Kyoto và được nhận biết
dựa vào sự tỉ mỉ và màu sắc phóng khoáng. Ví dụ khác nữa là Kaga-yuzen
được sản xuất tại thành phố Kanazawa, nó được nhận biết bởi những hình
ảnh thiên nhiên thực tế. Lợi thế của vải dệt bằng chỉ màu là nó có màu
đều 2 mặt nên nếu mặt trước của vải bị bạc màu có thể lật sang mặt kia để

dùng. Còn khi dùng loại vải nhuộm nếu màu bị phai có thể dễ dàng nhuộm
màu mới.
2.1.2 Các phụ kiện mặc kèm theo Kimono
Việc mặc Kimono rất mất thời gian và hầu như một người không thể tự
mặc bởi trang phục này có khá nhiều phụ kiện kèm theo:
- Thắt lưng (Obi):
Một phụ kiện không thể thiếu để nhận diện Kimono, cũng là niềm tự
hào của nghệ nhân trong ngành mặc mặc trang phục truyền thống Nhật bản,
nó được làm bằng lụa và rất đắt tiền, nó còn mang tính ngầm biểu
hiện thành phần xã hội. Có hơn 300 kiểu Obi khác nhau nhưng có 2 kiểu
phổ biến nhất: kiểu “Taiko” giống như hình trụ đai ngang của cái trống đây là
kiểu truyền thống nhất thường sử dụng cho phụ nữ đã có gia đình, và kiểu
“Fukura suzume” giống như hình con chim sẻ thường sử dụng cho các phụ nữ
chưa kết hôn. Một cái Obi dành cho kimono phụ nữ thường có chiều dài
khoảng 4,2m và chiều rộng khoảng 30cm. Obi được quấn 2 vòng quanh thắt
lưng và thắt ở phía sau lưng, Obi có tới hơn 100 cách buộc khác nhau. Các
phị kiện kèm theo Obi:
+ Koshi-himo là vòng dây đầu tiên quấn quanh thắt lưng. Nó được làm
từ những sợi tơ nhuộm màu rồi bện lại như dây thừng.

12


+ Date-jime là sợi dây thứ hai buộc quanh áo Kimono, phủ lên trên sợi
dây koshihimo.
+ Obijime là sợi dây thừng buộc phía trên bề mặt của Obi, nó có nhiều
màu sắc khác nhau và màu được chọn thường làm nổi bật chiếc Obi.
+ Chocho: Nơ bướm Chocho là chiếc nơ được gắn ở đằng sau Obi, nhìn
thì nó có cấu tạo phức tạp nhưng thực ra rất dễ mang. Chocho gồm 2 phần
bản rộng và phần nơ. Phần bản rộng có chiều dài 5 feet, chiều rộng 6 inch, nó

được quấn hai vòng quanh thắt lưng rồi được nhét vào phía trong. Phần nơ có
một cái móc gắn để gắn vào Obi.
Kaku và Heko bi dành cho Kimono của nam. Kaku là obi dành cho các
bộ Kimono nam thông thường, được may bằng vải cotton cứng, có chiều dài
3,5 inch, rộng khoảng 9cm. Heko là Obi làm từ các chất liệu mềm hơn và
thường sử dụng vải lụa nhuộm. Nó được dành cho các bộ Yutaka.
- Taiko-musubi: Một dạng thắt lưng khác được phát minh từ thời Edo
cũng được sử dụng như Obi và rất được ưa chuộng.
- Dây cài lưng: Vào thời đại Meiji người Nhật chế tạo ra 1 vật gọi là dây
cài lưng (obi-jime và obi-age).
Việc sử dụng những dây cài này với nhiều loại kiểu dáng và màu sắc
khác nhau đã trở thành một cách để chứng tỏ gu thời trang của người Nhật.
- Trâm cài đầu: Vật này dành riêng cho phụ nữ. Thời xưa mỗi khi
mặc áo Kimono phụ nữ Nhật thường tô điểm cho mái tóc của mình bằng
những chiếc trâm này. Ngày nay bạn có thể thay thế chiếc trâm bằng nơ,
dây buộc tóc…
- Guốc gỗ: Guốc gỗ được sử dụng rất phổ biến tại Nhật cách đây
một thế kỷ, guốc của đàn ông thường to, có góc cạnh và thấp, guốc của
phụ nữ thì ngược lại, tức là nhỏ nhắn và tròn. Thời xưa, người Nhật
không đóng guốc mà họ “đẽo” guốc tức là họ sử dụng những khúc gỗ to
để gọt đẽo thành guốc mộc.

13


Những vật dụng cần thiết khác dùng với Kimono gồm Han’eri và Tabi
(tất xỏ ngón đi với dép zori). Những vật dụng này có màu trắng hoàn toàn để
tôn lên màu sắc của Kimono. Phụ nữ mặc kimono thường cầm theo cây
dù trúc truyền thống.
2.1.3 Chi phí

Ngày nay dù Kimono không còn là trang phục mặc hàng ngày của người
Nhật. Nhưng có một điều chắc chắn là hầu hết ai đã là con dân quốc gia
này thì họ đều có ít nhất một bộ Kimono cho riêng mình.
Một bộ Kimono của phụ nữ có thể dễ dàng vượt qua 10.000 USD. Một
bộ Kimono hoàn chỉnh bao gồm Kimono, áo lót, thắt lưng Obi, các loại dây
cột, tất, guốc gỗ tabi và các phị kiện khác có thể vượt quá 20.000 USD, riêng
giá của một chiếc Obi có thể lên tới vài ngàn USD. Tuy nhiên hầu hết những
bộ Kimono thuộc sở hữu của người có sở thích mặc Kimono hoặc những
người hành nghề nghệ thuật truyền thống đều ít tốn kém hơn. Một số người tự
làm Kimono và áo lót theo tiêu chuẩn may nhất định có sẵn hoặc bằng cách
tái sử dụng nững bộ Kimono cũ. Các loại vải sợi rẻ hơn và vải bằng máy có
thể thay thế cho loại lụa dệt và nhuộm thủ công truyền thống.
Loại hình kinh doanh hàng Kimono cũ cũng phát triển mạnh ở Nhật.
Những bộ này ít tốn kém hơn chỉ khoảng 6 USD, Tuy nhiên các loại Obi dành
cho phụ nữ vẫn là thứ đắt đỏ nhất, tuy rằng những chiếc Obi với họa tiết đơn
giản hoặc không có họa tiết chỉ tốn 18 USD, nhưng một chiếc Obi có hoa văn
đã qua sử dụng cũng có thể lên đến hàng trăm USD vì để làm ra chúng cần
những thợ thủ công giàu kinh nghiệm, bởi tạo ra chiếc Obi là một kỳ công và
khi buộc nó trên Kimono cũng công phu không kém.
Obi dành cho nam giới ngay cả những chiếc làm từ lụa đều có xu hướng
rẻ hơn, bởi vì chúng có chiều ngang hẹp hơn, ngắn hơn, và ít họa tiết hơn của
phụ nữ.
Như vậy, có thể nói Kimono đã sống cùng với đất nước Nhật Bản trong
suốt hơn 1000 năm qua. Từ lúc hình thành sơ khai cho đến dần hoàn thiện và
14


tồn tại cho tới ngày nay trở thành quốc phục của một quốc gia được người dân
tự hào, được bạn bè thế giới biết đến và tìm hiểu. Kimono là một tác phẩm
nghệ thuật công phu được tạo nên từ nhiều yếu tố tưởng chừng đơn giản mà

chẳng thể thiếu yếu tố nào.

2.2 Những sự kiện mặc Kimono và các loại Kimono phổ biến
2.2.1 Những sự kiện mặc Kimono
Người dân Nhật vốn rất nặng về văn hóa truyền thống cũng như coi
trọng các phong tục lễ nghi. Với họ Kimono là loại tran phục quan trọng và
không thể thiếu số một. Họ diện Kimono với niềm yêu thích, trên hết là tự
hào, lòng tôn kính. Ngày nay họ ít mặc Kimono trong hàng ngày nhưng một
số dịp lễ quan trọng thì Kimono là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Thường
trong những sự kiện đặc biệt được tổ chức để đánh dấu các cột mốc trong
cuộc đời của mỗi người dân Nhật từ khi sinh ra đến khi trưởng thành rồi đến
khi về cõi vĩnh hằng, người ta luôn thay đổi những bộ Kimono cho phù hợp
với từng sự kiện và cả thời tiết bởi họ cực kỳ nhạy bén với thời tiết 4 mùa.
- Các sự kiện mặc Kimono của một đứa trẻ :
Trong khoảng 30-100 ngày sau khi đứa trẻ được sinh ra ông bà, cha mẹ,
anh chị em đến miếu thờ cùng nhau để báo cáo về sự ra đời của đứa trẻ. Đứa
trẻ được mặc một bộ Kimono trắng bên trong, bên ngoài bộ Kimono đó đứa
trẻ mặc một bộ Kimono được nhuộm yuzen nếu đó là con gái hoặc một bộ
Kimono đen được đính huy hiệu gia tộc nếu đó là con trai.
Một dịp khác mà trẻ em Nhật không thể không mặc Kimono là lễ hội
Shichigosan – nghĩa là “bảy, năm, ba” được tổ chức vào ngày 15/11 hàng
năm. Lễ hội này là dành cho những trẻ em tuổi ba, năm, bảy; vào dịp này trẻ
em Nhật ở tuổi này sẽ mặc Kimono và được bố mẹ đưa đi cầu nguyện ở các
nhà thờ đạo Shinto để cám ơn chúa đã giữ cho con họ khỏe mạnh và chóng
lớn. Bé gái mặc Kimono màu mè, tóc buộc cao, trong khi các bé trai chỉ mặc
kuro-montsuki.
15


- Khi ở tuổi trưởng thành:

Ở tuổi 20 những người trẻ kỉ niệm lễ trưởng thành bằng cách đến các
miếu thờ vào ngày thứ hai của tuần thứ hai (2nd Monday) của tháng 1. Trong
dịp này các cô gái mặc Furisode và các chàng trai mặc Haori và Hakama có
gắn phù hiệu gia tộc.
Vào mùa hè, người Nhật thích đi xem bắn pháo hoa và thường đến các
lễ hội mùa hè, những lúc này họ mặc yukata. Trong quá khứ họ thường mặc
yukata lúc vừa tắm xong nhưng bây giờ chúng được mặc định là đồ mặc mùa
hè bình thường, được mặc bởi người Nhật mọi lứa tuổi, mọi giới tính.
- Khi kết hôn:
Ở Nhật, cô dâu sẽ mặc trang phục cưới truyền thống – Kimono trắng có
tên gọi là Shiro-maku. Kimono màu trắng này mặc trong lễ cưới còn trong các
lễ khác sẽ mặc Kimono nhiều màu sắc hơn. Cô dâu cũng mang một mũ cưới
chùm đầu để biểu thị sự thanh thản và kiên nhẫn. Các cô dâu Nhật mang theo
một ví tiền nhỏ (hokoseko), một con dao có vỏ bọc (kaiken) và một cái quạt
truyền thống ở dải đai lưng.
Ngoài bộ Kimono cưới màu trắng để mặc lúc làm lễ mỗi cô dâu Nhật sẽ
thay đổi nhiều nhất là khoảng 5 bộ Kimono cưới có hoa văn, màu sắc
khác nhau liên tục trong suốt tiệc cưới. Ngày nay với biến tấu khá đa dạng với
nhiều màu sắc bắt mắt nhưng vẫn giữ được nét truyền thống đặc trưng của
nền văn hóa Nhật.
- Khi đến đám tang:
Nếu đến dự đám tang của họ hàng gần người Nhật thường mặc Mofuku,
một loại Kimono toàn bộ có màu đen. Khi đi đám tang người mặc khi
Kimono quấn từ bên trái vào trước rồi mới đến bên phải, ngược với nguyên
tắc mặc Kimono thông thường là quấn từ bên phải vào rồi mới tới bên trái.
2.2.2 Những loại Kimono phổ biến
Để phân loại Kimono là việc không hề đơn giản. Sự phức tạp được miêu
tả ở từng chi tiết thiết kế đến việc qui định màu sắc của bộ lễ phục này. Rồi
16



tùy theo thời tiết, mùa, theo hình dạng cánh áo, theo sự trưởng thành về độ
tuổi, tình trạng hôn nhân, theo tính chất buổi lễ tham dự và cả sự phân hóa
giàu nghèo kinh tế…mà người ta có thể nhận diện được Kimono cho đúng
hoàn cảnh, đúng tính tương xứng.
- Furisode:
Là loại Kimono chỉ dành cho các cô gái độc thân, thường có màu sắc
tươi sáng và làm bằng loại lụa tốt. Điểm đặc biệt của Furisode là tay áo rất dài
và rộng, thời xưa các cô gái thường bày tỏ tình yêu với các chàng trai bằng
cách vẫy vẫy ống tay áo. Ngày nay, Furisode thường được mặc trong các ngày
lễ lớn như mừng năm mới, lễ trưởng thành, dự đám cưới hay tham gia một
buổi tiệc trà.
Khi một cô gái Nhật bước sang tuổi 20 cô ấy sẽ được công nhận là một
người trưởng thành. Rất nhiều cha mẹ mua Furisode cho con gái họ để kỉ
niệm bước ngoặt trọng đại này. Trong xã hội của Nhật mặc Furisode là một
tuyên bố rõ ràng rằng đó là một cô gái độc thân đã sẵn sàng để kết hôn. Giá
của một Furisode tùy vào chất liệu vải, kiểu dáng và tay nghề người may. Một
chiếc này thường có giá là 15.000 USD.
- Yukata:
Là loại Kimono làm bằng cotton bình thường, dùng để mặc mùa hè,
thường mang màu sắc cực kỳ sáng. Cách thiết kế đơn giản để các cô gái Nhật
có thể mặc mà không cần sự giúp đỡ (sau vài lần tập). Ngày nay Yukata
thường được mặc trong ngày Bon-Odori (ngày hội nhảy truyền thống của
Nhật) và các cuộc hội hè. Yukata được ưa chuộng bởi chất vải cotton nhẹ
nhàng, vải đã được cách điệu đi từ mẫu vải có kẻ sọc ngang truyền thống.
Chiếc thắt lưng cotton của Yukata cũng tiện cho ngày thường và đồ mặc ban
đêm. Thông thường Yukata được mặc với một thắt lưng Obi (thắt lưng thêu)
đi cùng với đôi xăng đan gỗ và một chiếc ví.

17



- Houmongi:
Khi một người phụ nữ Nhật kết hôn, cha mẹ thường mua cho con gái
một chiếc Houmongi, nó sẽ thay thế vị trí của Furisode. Houmongi là Kimono
của phụ nữ đã có chồng, loại này thường được mặc trong tiệc trà, họp mặt
người thân, khi đi đám cưới hoặc một cuộc viếng thăm theo nghi thức trang
trọng. Houmongi thường có màu sắc trang nhã, họa tiết trang trí có trên khắp
mặt vải nhưng mật độ hoa văn không bằng Furisode.
- Tomesode:
Là loại Kimono đặc trưng bởi ống tay áo ngắn, màu chủ đạo truyền
thống ở thân áo là màu đen, phần vạt áo bên dưới có thêu một số hoa văn
trang trí với màu sắc trang nhã. Tomesode dành cho những người phụ nữ đã
kết hôn, tomesode đen thường được đính phù hiệu của gia tộc thường chỉ mặc
vào các dịp lễ quan trọng (như đám cưới hoặc đám tang họ hàng).
Những áo Tomesode nhiều màu khác cũng có thể mặc vào các dịp lễ
trang trọng trên (nhưng nó không được gắn phù hiệu, vả lại khi nhắc đến
Tomesode thì đa số người Nhật đều cho rằng nó-phải-là-màu-đen).
- Shiromaku:
Một cô gái Nhật làm đám cưới truyền thống sẽ mặc loại Kimono rực rỡ
tráng lệ nhất đó là Shiromaku. Loại này rất dài, dài đến chạm đất và tỏa tròn
ra, chính vì vậy cô dâu phải có sự giúp đỡ của một người đi kèm theo mới có
thể đi lại trong chiếc Kimono này. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết
của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần, là sự bắt đầu của một chuyến đi.
Đa số mọi người chỉ thuê loại Kimono này bởi nó sử dụng trong một
ngày, tuy nhiên giá thuê 1 chiếc Shiromaku cũng lên tới 5.000 USD. Váy này
ngày nay đã cách tân nên không còn dài chấm đất nữa.
- Tsukesage:
Áo này được trang trí theo dạng hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo
rồi gặp nhau ở đỉnh vai, họa tiết trên áo sáng và nổi rõ. Loại này được mặc

trong các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè.
18


- Tsumugi:
Dành cho tầng lớp nông dân và thường dân, mặc trong những dịp bình
thường được trang trí bởi các họa tiết sáng và rõ ràng.

2.3 Những điều thú vị xoay quanh Kimono
Trải qua chiều dài lịch sử xuất hiện và tồn tại cho đến ngày nay Kimono
đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của xứ sở Phù Tang. Từ già tới
trẻ, cả nam lẫn nữ đều tự hào khi nói về Kimono.
Câu hỏi đặt ra là tại sao người Nhật lại mê mẩn Kimono đến vậy? Liệu
nó có sức hút gì bên trong để chúng ta khám phá. Mà đó cũng là những lý do
tạo nên đặc trưng riêng cho Kimono:
- Điểm đầu tiên khiến trang phục Kimono trở nên đặc biệt đó là ở đó có
sự giao thoa hài hòa của vạn vật trời đất. Trên vải may Kimono người ta thấy
rất nhiều các họa tiết hoa lá, cây cối và một số biểu tượng thiên nhiên, điều đó
phản ánh tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của con người xứ Phù Tang.
- Màu sắc, họa tiết trên mỗi chiếc Kimono đều được dệt từ các sợi chỉ
có màu sắc khác nhau hoặc vải dệt được nhuộm màu. Có những chiếc kimono
bền đến nỗi nó vẫn có thể tồn tại sau hơn 300 năm.
- Mỗi bộ Kimono đều được làm thủ công và mang tính đơn chiếc. Nó
được coi như một tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mẩn từ khâu chọn vải, kết
hợp màu sắc, trang trí hoa văn, lựa chọn các phụ kiện đi cùng.
- Thiết kế của bộ Kimono cũng hết sức đặc biệt và độc đáo chỉ có một
cỡ duy nhất, gồm 8 mảnh vải ghép lại với nhau cho phép điều chỉnh kích cỡ
phù hợp với người mặc.
- Kimono được đanh cho cả nữ và nam, Kimono của nam có vành khăn
đơn giản và hẹp hơn. Áo của nữ thường có nhiều hoa văn họa tiết màu sắc

hơn của nam. Kimono có 2 kiểu: tay rộng dài và tay ngắn, phụ nữ đã lấy
chồng thường không mặc loại tay rộng. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến
hơn nam giới, phái nam chủ yếu chỉ dùng Kimono trong lễ cưới và các buổi lễ
trà đạo.
19


- Người mặc Kimono phải tuân thủ nguyên tắc phải mặc juban trước
(một áo lót kimono) để bảo vệ kimono khỏi dơ sau đó quấn từ bên phải vào
trước rồi mới đến bên trái và thắt lại bằng thắt lưng Obi. Chỉ quấn ngược lại
khi đi dự đám tang.
- Việc mặc Kimono cũng là cả một quá trình và khá mất thời gian. Hầu
như người phụ nữ Nhật, nhất là phụ nữ hiện đại không thể tự mặc mà phải cần
người trợ giúp. Khi mặc Kimono phải đi guốc gỗ, mang bít tất Tabi màu trắng
và một số phụ kiện nữa.
- Tùy theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm
ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ được dùng cho trẻ em và
phụ nữ chưa có chồng. Màu sắc của Kimono thường biểu thị cho các mùa
trong năm, ngoài ra mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo
Kimono riêng. Đối với người dân thường khi mặc kimono trong các dịp lễ tết
họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.
- Thiếu nữ Nhật Bản phải sống với văn hóa ngồi quỳ gối và ngồi vắt
chéo chân, văn hóa ngồi này khiến đôi chân của họ không được thẳng hay
thon cho lắm. Từ đó người Nhật đã sáng tạo ra trang phục truyền thống
Kimono giúp các cô gái nước họ trở nên đẹp hơn và che được các khuyết
điểm ở đôi chân. Khi diện Kimono, những cô gái trông vừa kiêu sa, trong
sáng lại vừa dễ dàng thực hiện nghi lễ ngồi quỳ, vắt chéo chân không lộ
khuyết điểm, không hở hang mà thực tao nhã.
Kimono là một tác phẩm nghệ thuật công phu được tạo nên từ nhiều yếu
tố tưởng chừng đơn giản mà chẳng thể thiếu yếu tố nào. Kimono không đơn

thuần chỉ là trang phục đối với người dân Nhật Bản nữa mà còn là nét đẹp
truyền thống đáng tự hào, là một yếu tố tinh hoa trân quý của dân tộc, có tầm
ảnh hưởng quan trọng trong đời sống văn hóa của xứ sở Phù Tang.

20


CHƯƠNG III:CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG Ở NHẬT BẢN,
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.1 Chính sách bảo tồn, phát triển trang phục truyền thống
3.1.1 Những biến đổi về trang phục
Những thay đổi về kinh tế - xã hội và văn hóa mà cụ thể là nguồn
nguyên liệu (từ sợi dây leo đến sợi bông, tơ tằm rồi sợi nhân tạo), kỹ thuật (từ
dệt thủ công đến dệt máy bán tự động rồi tự động), quá trình giao lưu, ảnh
hưởng trong và nước ngoài v.v... là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự
thay đổi của trang phục nói chung.
Những thay đổi về trang phục như kiểu dáng, chất liệu, kỹ thuật may
cắt... cũng tác động đến các khía cạnh khác như đồ đội đầu, kiểu tóc và bảo
quản trang phục, nền công nghiệp máy móc phát triển tạo ra hệ thống dệt may
công nghiệp cũng làm mai một nghề dệt thủ công.
Sự phát triển kinh tế cũng làm phong phú, đa dạng đồ trang sức, đồ mỹ
phẩm cho trang điểm (son, phấn, kem dưỡng da, xà phòng thơm, dầu thực vật
bôi tóc, da v.v...) và bảo quản trang phục (các loại xà phòng giặt) đã tác động
không nhỏ đến sự biến đổi của trang phục nhất là từ sau năm 1945.
Nhưng nhìn chung trang phục truyền thống trong những dịp đặc biệt (lễ
hội, cưới xin, lễ chúc mừng, Tết), chỉ thay đổi về tiểu tiết còn hầu như vẫn
duy trì, bảo lưu yếu tố truyền thống từ xưa.
Cũng vì vậy, mà Nhật Bản đã đưa ra một số chính sách bảo tồn và phát
triển trang phục đặc biệt là trang phục truyền thống ở đất nước của họ.

3.1.2 Chính sách bảo tồn phát triển trang phục truyền thống
Hiện nay, ở nhiều địa phương đang thực hiện các chính sách bảo tồn đối
với nghề dệt, nghề nhuộm truyền thống như Chính phủ Nhật Bản đã đề ra.
Các sản phẩm của nghề này được xếp vào loại di sản văn hóa vật chất, việc
quản lý, tu sửa do chủ sở hữu hoặc đoàn thể quản lý tiến hành nhưng sẽ được
21


Nhà nước hỗ trợ về mặt tài chính. Các kỹ thuật, bí quyết nghề được xếp hạng
là di sản văn hóa tinh thần và những người có tay nghề tái tạo những sản
phẩm đó được công nhận là người làm công tác bảo tồn (trang trọng hơn gọi
là nghệ nhân quốc bảo) hoặc đoàn thể làm công tác bảo tồn. Với những cá
nhân hoặc đoàn thể này sẽ được Nhà nước trợ cấp tiền để họ trau dồi, nâng
cao kỹ năng, tay nghề và bồi dưỡng thế hệ kế nghiệp nhằm phát huy bản sắc
truyền thống, những di sản mang tính lịch sử của quê hương.
Ngoài ra, dựa trên sự thẩm định của Hội đồng chuyên môn, Ủy ban bảo
tồn di sản văn hóa sẽ chỉ định và lựa chọn những di sản văn hóa tinh thần cần
được hỗ trợ để bảo tồn theo qui định nội dung cụ thể của công tác bảo tồn là:
hỗ trợ kinh phí; điều tra, chỉnh đốn và lưu giữ các tư liệu; hỗ trợ về nguyên
vật liệu; hỗ trợ cho công bố; miễn giảm thuế kinh doanh về trang phục truyền
thống. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch về các công việc phải thực hiện hàng
năm.
Thực hiện theo Luật Phát triển nghề thủ công truyền thống ban hành
năm 1974, ở nhiều nơi đã và đang tiến tới mục tiêu khôi phục và phát triển
nghề dệt, nhuộm vải truyền thống vốn đang đứng trước nguy cơ bị mai một
dần bởi các vấn đề của xã hội công nghiệp hiện đại. Các chính sách, biện
pháp đưa ra còn bảo đảm cho mọi người cơ hội được đào tạo, dạy nghề hoặc
thi lấy bằng, chứng chỉ về khả năng, nhằm phát triển tay nghề của người thợ
cũng như đảm bảo vị trí, nâng cao vị thế của họ. Khi có yêu cầu tài trợ để
thực hiện dự án, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm một nửa, nửa còn lại do địa

phương đảm nhiệm.
Theo qui định, chính quyền địa phương (thị trưởng) cần bảo lãnh cho
sản phẩm ở giai đoạn xét duyệt. Căn cứ vào kế hoạch phát triển và chính sách
hỗ trợ, các chương trình trợ giúp cụ thể sẽ được áp dụng bằng nhiều biện pháp
như: hỗ trợ kinh phí, bảo đảm vốn và chính sách thuế... đối với quá trình đào
tạo thế hệ kế nghiệp và khai thác nhu cầu, đặc biệt là đối với những công việc

22


như: ghi chép, thu thập tài liệu, lưu giữ sản phẩm... về các kỹ thuật có tính thủ
công truyền thống.
Thực hiện nghiên cứu, điều tra cần thiết để bảo đảm nguồn nguyên liệu
cho sản xuất; công tác “công khai kỹ thuật thủ công”, khai thác nhu cầu như:
mở triển lãm, trưng bày, tham gia hội chợ, xây dựng trung tâm nghiên cứu,
thiết kế mẫu mã... và công việc phát triển những ý tưởng mới. Song song với
đó là việc trợ giúp cho hoạt động của các cơ sở có liên quan đến nghề dệt,
nhuộm trang phục truyền thống như các hội, trung tâm giao lưu đào tạo nguồn
nhân lực. Đây là những địa điểm liên lạc mật thiết giữa các nghệ nhân và
những người làm công tác nghiên cứu, một mặt hỗ trợ cho việc trau dồi kỹ
thuật, mặt khác là nơi truyền dạy nghề, hoạch định kế hoạch bảo tồn, sử dụng
và phát triển nghề thủ công truyền thống, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế
- xã hội.
Việc công khai hóa các kỹ thuật bí quyết trong nghề dệt, nhuộm trang
phục truyền thống ở Nhật đang được xúc tiến một cách tích cực trong bối
cảnh hiện nay. Ở nhiều nơi, việc công khai được thực hiện chủ yếu qua hình
thức trưng bày, triển lãm sản phẩm truyền thống, kinh phí từ nguồn vốn tài trợ
của Nhà nước và địa phương. Phạm vi hẹp hơn là các nhà trưng bày của tư
nhân, nghệ nhân, hội yêu thích nghề dệt, nhuộm trang phục truyền thống.
Công khai hóa là phương thức bảo tồn quan trọng ở chỗ nó gắn liền với việc

trau dồi và nâng cao kỹ năng, “kỹ thuật” của những nghệ nhân với công việc
đào tạo thế hệ kế nghiệp. Những hoạt động này kết hợp với ngành du lịch đã
mang lại kết quả khả quan và đóng một vai trò to lớn trong việc bảo tồn và
phát triển nghề dệt, nhuộm truyền thống ở nhiều địa phương.
Mặt khác, những người thợ dệt, nhuộm, cắt may trang phục truyền
thống được mời đến các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
để giới thiệu, thuyết trình về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, tạo cho học
sinh cơ hội làm quen với các phương pháp, công nghệ, vật liệu và sản phẩm
truyền thống ngay từ nhỏ, qua đó có sự hiểu biết nhất định về ý nghĩa của
23


hoạt động sản xuất này. Các viện bảo tàng còn tổ chức các buổi nói chuyện về
nghề dệt, nhuộm, trang phục truyền thống cho đối tượng là học sinh và phụ
huynh, đưa học sinh đi tham quan bảo tàng, nơi sản xuất, nhà của nghệ nhân
v.v... điều đó, sớm nuôi dưỡng ở trẻ em lòng yêu mến đối với các sản phẩm
thủ công truyền thống, say mê với nghề của cha ông để lại.

3.2 Kinh nghiệm đối với Việt Nam
Về nghề dệt, nhuộm, trang phục truyền thống ở Nhật Bản cho thấy, việc
đào tạo, dạy nghề, bảo đảm đủ số người kế tục nghề rất được chú trọng nên
được Nhà nước, địa phương bảo trợ. Đây có lẽ là một bài học kinh nghiệm mà
Việt Nam cần phải học tập. Bởi vì, việc đào tạo thợ lành nghề, lâu nay ở Việt
Nam còn chưa được quan tâm đầy đủ.
Mặt khác, việc đào tạo nâng cao trình độ văn hóa và hiểu biết về thẩm
mỹ cho thợ học việc vẫn còn thiếu, cho nên không thể mong nâng cao chất
lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn nhằm mở rộng thị
trường tiêu thụ được. Các công tác khai thác nhu cầu người tiêu dùng, quảng
cáo, tiếp thị sản phẩm v.v...của Nhật Bản cũng là kinh nghiệm mà Việt Nam
cần tham khảo, bởi lâu nay, chúng ta chỉ quan tâm đến việc đưa càng nhiều

sản phẩm dệt, may ra thị trường quốc tế càng tốt, mà còn thiếu một số chính
sách khai thác thị trường trong nước, khai thác nhu cầu của chính người dân
Việt Nam.
Việt Nam cần học hỏi Nhật Bản từ bài học kinh nghiệm tăng cường
công tác nghiên cứu, liên kết cộng tác giữa các trường đại học, cơ quan
nghiên cứu với khu vực sản xuất để cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng...
qua đó, những nghệ nhân, người làm nghề dệt, nhuộm, trang phục truyền
thống có thể sống được, làm giầu bằng chính nghề của mình. Trong tình hình
qui mô sản xuất sản phẩm dệt, trang phục truyền thống tại các địa phương ở
Việt Nam còn nhỏ hẹp, manh mún như hiện nay, từ những bài học kinh
nghiệm của Nhật Bản thì trước hết, Nhà nước cần đánh giá lại một cách toàn
diện môi trường thể chế cho những khu vực sản xuất hay làng nghề liên quan
24


đến nghề dệt, nhuộm của các dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Việc đánh giá cần
thành lập Hội đồng thẩm định nghề và sản phẩm dệt, nhuộm, trang phục
truyền thống, đồng thời khuyến khích hoạt động của các hiệp hội, nhà sưu
tầm tư nhân về nghề truyền thống này.
Nghề dệt, nhuộm và trang phục truyền thống còn ít được quan tâm
dẫn đến ở một số vùng miền, dân tộc đang bị mai một dần như hiện nay
là do Nhà nước ta chưa có luật và chính sách về việc giáo dục ý thức coi
trọng nghề và sản phẩm truyền thống. Nghề dệt và trang phục truyền
thống chưa được nhìn nhận đúng với giá trị vốn có của nó là di sản văn
hóa thể hiện cốt cách, tâm hồn dân tộc. Giải pháp cần tiến hành là đưa
nội dung giáo dục lòng tự hào và yêu mến nghề dệt, nhuộm, sản phẩm
dệt, trang phục truyền thống vào chương trình giáo dục phổ thông Việt
Nam, tuyên truyền để người dân tin dùng sản phẩm liên quan để chính
những nghệ nhân, người thợ thêm yêu mến nghề của họ.


25


×