Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Phan tich ngheo do thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.37 KB, 32 trang )

Dự án Hỗ trợ giảm nghèo đa chiều khu vực đô thị thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt tổng quan
PHAÂN TÍCH NGHEØO ÑOÂ THÒ
Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh,
2009 và 2012

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2014



LỜI CẢM ƠN
Ấn phẩm Phân tích nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, 2009 và 2012 được soạn thảo trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ giảm
nghèo đa chiều khu vực đô thị thành phố Hồ Chí Minh do Chương trình
Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ với cơ quan chủ quản là Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan thực hiện dự án là Ban Chỉ đạo
Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá thành phố.
Ấn phẩm phân tích dựa trên kết quả hai cuộc Khảo sát Nghèo đô
thị năm 2009 và 2012 do Cục Thống kê thành phố Hà Nội và Cục Thống kê
thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dưới sự tài trợ của UNDP cho thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh thông qua Dự án “Đánh giá sâu về nghèo đô
thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” từ năm 2008-2011. Ấn phẩm cũng
đã tham khảo, kế thừa các kết quả từ báo cáo về kết quả Khảo sát nghèo đô
thị 2009: “Đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh năm 2009”.
Báo cáo này do Tiến sĩ Jonathan Haughton (Đại học Suffolk – Hoa
kỳ), Tiến sĩ Nguyễn Phong và Tiến sĩ Lê Thị Thanh Loan thực hiện.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tổ chức và cá nhân trên đã giúp
đỡ chúng tôi hoàn thành báo cáo này.


Kết quả chi tiết của báo cáo có thể tiếp cận trực tuyến tại website
Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá thành phố www.
bcdctgiamngheo.hochiminhcity.gov.vn.

BAN BIÊN TẬP



Nội Dung
LỜI GIỚI THIỆU
TÓM TẮT TỔNG QUAN

1

Nhân khẩu học

3

Giáo dục

4

Y tế

6

Việc làm và lực lượng lao động

8


Thu nhập và chi tiêu

10

Nhà ở

12

Đồ dùng lâu bền

13

Nghèo

14

Đối phó với những khó khăn

17

Tham gia hoạt động xã hội

19

Khuyến nghị

21




TÓM TẮT TỔNG QUAN
PHÂN TÍCH NGHÈO ĐÔ THỊ
Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 2009 và 2012

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 thành phố lớn nhất Việt
Nam. Trong năm 2012, dân số tại 2 thành phố này dao động từ 6,8 –
7,7 triệu người, chiếm khoảng 16% dân số cả nước. Theo kết quả Khảo
sát mức sống dân cư năm 2008 (VHLSS-08), chỉ 2,4% dân số Hà Nội
và 0,3% dân số thành phố Hồ Chí Minh đang sống dưới chuẩn nghèo
quốc gia so với 15% dân số Việt Nam đang sống dưới chuẩn nghèo
quốc gia. Kết quả về tỷ lệ nghèo thấp tại các thành phố lớn này đã bị
phê phán là VHLSS-08 đã khảo sát thiếu các đối tượng di cư, là các đối
tượng được cho là tương đối nghèo.
Khảo sát nghèo đô thị năm 2009 (UPS-09) đã được thực hiện
nhằm làm rõ hơn các vấn đề này. Phiếu khảo sát được sử dụng có nội
dung như phiếu khảo sát của VHLSS, nhưng được chú ý đặc biệt
nhằm đảm bảo để cuộc khảo sát có thể bao phủ hết nhóm đối tượng di
cư đang sinh sống tại hai thành phố bằng cách chọn nhiều đối tượng
này hơn vào mẫu khảo sát. Số mẫu khảo sát cá nhân đang sinh sống
một mình cũng được tăng lên. Cuộc khảo sát đã đưa ra một kết quả rất
bất ngờ là nếu phúc lợi của người dân được đo lường thông qua thu
nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người thì nhóm di cư sẽ không nghèo
hơn nhóm dân thành thị. Mặt khác, nếu áp dụng phương pháp đo nghèo
đa chiều thì nhóm di cư sẽ nghèo hơn nhóm dân thành thị, và nghèo đã
lan rộng hơn tại thành phố Hồ Chí Minh so với Hà Nội.
1


Khảo sát nghèo đô thị năm 2012 (UPS-12) đã được thực hiện
để theo dõi sự tiến triển của nghèo đói và phúc lợi tại hai thành phố

chính này. Khảo sát nghèo đô thị năm 2012 đã lấy mẫu theo phương
pháp phân tầng, mẫu được chọn riêng cho Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh: đầu tiên, tất cả các phường, xã của hai thành phố được chia
thành hai tổ ưu tiên và không ưu tiên: tổ ưu tiên gồm những xã/phường
có tỷ lệ hộ nghèo cao, tỷ lệ dân số KT4 cao, có tỷ lệ tăng dân số cao và
có nhiều xí nghiệp với số lao động từ 300 lao động trở lên; tổ không ưu
tiên gồm những phường/xã còn lại. Sau đó, sử dụng danh sách địa bàn
điều tra của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 để lập danh sách
địa bàn điều tra của từng tổ ưu tiên và không ưu tiên. Địa bàn điều tra
mẫu của từng tổ được chọn theo xác suất tỷ lệ thuận với quy mô dân
số. Sau đó, một mẫu ngẫu nhiên của 12 - 15 hộ gia đình (cộng thêm
một số cá nhân) đã được rút ra từ mỗi địa bàn của 160 địa bàn điều tra
mẫu. Thông tin chi tiết về cỡ mẫu được thể hiện trong Bảng ES1. Khảo
sát nghèo đô thị 2009 chỉ khảo sát Hà Nội “cũ”, trước khi Hà Nội mở
rộng địa giới hành chính trong năm 2008, do đó để đảm bảo tính so
sánh, chúng tôi chỉ sử dụng kết quả khảo sát Hà Nội “cũ” từ Khảo sát
nghèo đô thị 2012. Các số liệu trong báo cáo này đã tính theo quyền
số chọn mẫu.
Tóm tắt tổng quan này đưa ra các kết quả khảo sát chính; các thông tin
chi tiết có trong báo cáo chính và phụ lục thống kê.
Chú thích chuyên môn: Trong báo cáo này chúng tôi sẽ gọi những người có hộ khẩu tại Hà
Nội hay thành phố Hồ Chí Minh là dân thường trú. Tất cả những
người còn lại sẽ là dân di cư, là những cư dân của thành phố nhưng
đăng ký hộ khấu thường trú tại các tỉnh, thành phố khác. Chúng tôi
cũng chia các hộ gia đình thành 5 nhóm có số hộ bằng nhau, sử
dụng thu nhập bình quân đầu người để xếp các hộ từ nhóm nghèo
nhất (Nhóm 1) đến nhóm giàu nhất (Nhóm 5).

2



Bảng ES1. Số hộ gia đình và cá nhân được phỏng vấn trong UPS-09 và
UPS-12
Tổng
cộng
Số địa bàn điều tra
Số hộ gia đình
2009
2012 (tất cả)
2012 (chỉ Hà Nội “cũ”)
Số nhân khẩu
2009
2012 (tất cả)
2012 (chỉ Hà Nội “cũ”)


Nội

160

TP. Hồ
Chí
Minh

Dân
thường
trú

Dân di



80

80

3.349
2.903
2.273

1.637
1.400
770

1.712
1.503
1.503

1.610
2.258
1.702

1.739
645
571

8.208
9.073
6.828

4.197

4.616
2.371

4.011
4.457
4.457

5.859
7.641
5.479

2.349
1.432
1.349

Ghi chú: Hà Nội “cũ” là Hà Nội trước khi mở rộng địa giới hành chính trong năm 2008

NHÂN KHẨU HỌC
Có những điểm khác nhau trong mô tả sơ lược về nhân khẩu
học của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: tại Hà Nội, hộ gia đình hơi
lớn hơn (3,4 so với 3,1 người), tỷ lệ nữ trong dân số lại thấp hơn (50%
so với 53%), tỷ lệ người trên 13 tuổi đã lập gia đình cao hơn (67% so
với 58%), và mỗi thành viên đang làm việc của hộ phải hỗ trợ nhiều
người phụ thuộc hơn (0,64 so với 0,48). Ngoài ra, còn có một sự khác
biệt nổi bật: tại thành phố Hồ Chí Minh số lượng dân di cư tương đối
nhiều. Khảo sát nghèo đô thị 2009 đã phân loại 11% người dân Hà Nội
là dân di cư, trong khi đó tại thành phố Hồ Chí Minh là 21%; trong
Khảo sát nghèo đô thị 2012, các tỷ lệ này lần lượt là 5% và 16%. Tỷ lệ
người di cư qua cuộc khảo sát trong năm 2012 tương đối nhỏ. Nguyên
nhân có thể là do sự thay đổi về mẫu hay cũng có thể là do một số

người di cư trước đây đã có được giấy phép cư trú nên không còn xếp
vào nhóm di cư.
3


Tỷ lệ phần trăm của mẫu trong nhóm

20%
16%
12%
8%
4%
0%
0-4 5-9 10-1415-1920-2425-2930-3435-3940-4445-4950-5455-59 60+
Đăng ký thường trú

Di cư (Đăng ký tạp tp, tỉnh khác)

Hình ES1. Phân tích về mẫu UPS-12 theo độ tuổi và tình trạng đăng ký
hộ khẩu
Nhóm dân di cư có 3 điểm chính khác biệt so với nhóm dân thường
trú như sau. Họ đa phần là thanh niên: 70% ở độ tuổi 15-39, trong khi tỷ lệ
ở nhóm này của dân thường trú là 38%, theo Hình ES1. Hộ gia đình có số
lượng thành viên nhỏ hơn, bình quân là 2,4 người so với 3,9 người của nhóm
thường trú. Và dân di cư có tỷ lệ phụ thuộc thấp hơn: mỗi thành viên đang
làm việc trong hộ chỉ hỗ trợ 0,23 thành viên không làm việc, trong khi tỷ lệ
này của dân thường trú là 0,58.
GIÁO DỤC
Hà Nội là trung tâm giáo dục lớn. Mặc dù có dân số ít hơn thành
phố Hồ Chí Minh 10%, Hà Nội vẫn có số lượng học sinh tương đương và

số lượng sinh viên đại học lớn hơn một phần năm so với thành phố Hồ Chí
Minh, và điều này đúng với cả hai năm 2009 và 2012. Sự nhấn mạnh vào giáo
dục này đã có bằng chứng trong Khảo sát nghèo đô thị 2009, và một lần nữa
4


được thấy rất rõ trong các phát hiện của Khảo sát nghèo đô thị 2012, như tóm
tắt trong Bảng ES2. Mặc dù tỷ lệ người biết chữ cao và tương đương ở hai
thành phố nhưng tỷ lệ người lớn có bằng cao đẳng hay đại học của Hà Nội
cao gần gấp đôi thành phố Hồ Chí Minh (29,2% so với 15,6%), và các hộ gia
đình ở Hà Nội có xu hướng chi cho giáo dục nhiều hơn (2,1 triệu đồng bình
quân đầu người mỗi năm, so với 1,5 triệu đồng).
Bảng ES2. Tiếp cận và kết quả giáo dục
% người lớn
Tỷ lệ
biết
chữ
(%)
Tổng cộng
Báo cáo 2009:
Tổng cộng
Hà Nội
TP. HCM
Nam
Nữ
Dân thường trú
Dân di cư
Nhóm 1 (nghèo)
Nhóm 5 (giàu)


Không
có bằng
cấp

Cao
đẳng/
Đại
học

Đào
tạo
nghề

Tỷ lệ đi
học
(đúng
tuổi)

97,5

9,0

1,6

20,0

98,5

96,6
98,3

97,1
98,3
96,8
97,5
97,3
91,7
98,8

9,4
3,4
11,7
6,8
11,0
8,9
9,6
15,2
2,4

2,0
1,4
1,2
1,9
1,6
1,7
0,4
2,7

17,0
29,2
15,6

22,3
18,0
21,5
10,6
3,0
43,7

96,6
99,6
98,0
98,8
98,3
98,7
93,8

Chi cho
giáo dục
(triệu
đồng
/người
/năm)

% được
miễn
giảm
học phí

1,7

30,7


2,1
1,5

1,9
1,0
1,0
2,8

27,0
31,7
30,2
30,5
34,0
30,2
31,2
34,4
32,1

Chú thích: Người lớn: dân số từ 15 tuổi trở lên
Tỷ lệ đi học đúng tuổi: bao gồm tất cả các cấp từ mẫu giáo cho tới trung học phổ thông

Dân di cư biết chữ như dân thường trú nhưng họ ít có trình độ cao
đẳng hoặc đại học hơn (10,6% so với 21,5%), và con cái họ cũng có ít khả
năng được đi học hơn (tỷ lệ đi học đúng tuổi là 93,8% so với 98,7%). Có một
nghịch lý là dân di cư ít có khả năng cho con đi học ở các trường công lập
hơn dân thường trú (82% so với 90%), nhưng chi bình quân cho giáo dục lại
ít hơn; nguyên nhân có thể là do các hộ gia đình di cư có ít trẻ em trong độ
tuổi đi học hoặc chỉ chi cho những khoản bắt buộc.
5



Còn có sự khác biệt về giới trong trình độ học vấn: phụ nữ ít biết chữ
hơn nam giới, bỏ học trước khi tốt nghiệp nhiều hơn đáng kể, và có bằng cao
đẳng hay đại học trở lên ít hơn (18% so với 22,3%); Sự chênh lệch này tương
tự như trong Khảo sát nghèo đô thị năm 2009 (15% so với 20%), mặc dù trình
độ giáo dục đang tăng lên khá nhanh ở cả hai giới.
Trong tất cả các sự khác biệt giữa các hộ nghèo (Nhóm 1 của phân
bố thu nhập bình quân đầu người) và hộ giàu (Nhóm 5), có lẽ nổi bật nhất là
về trình độ học vấn. Có 15% người nghèo rời trường học mà không có bằng
cấp nào so với 2% của người giàu; và chỉ có 3% người nghèo có bằng cao
đẳng trở lên so với 44% của người giàu. Điều này nhất quán với quan niệm
cho rằng giáo dục chính là con đường thoát nghèo. Nhưng người giàu cũng
có khả năng hơn trong chi trả chi phí giáo dục cho con em mình: chi cho giáo
dục cao gấp ba lần so với người nghèo, từ đó có khả năng hơn trong hỗ trợ
con em họ học cao hơn (người giàu có bằng cấp cao hơn người nghèo), giúp
truyền kết quả giáo dục cao cho các thế hệ sau.
Y TẾ
Có gần ½ số người (46%) khai báo bị ốm/bệnh, chấn thương trong
năm trước cuộc khảo sát, trong số này 72% đã đi khám, chữa bệnh. Số người
khai báo bị ốm/bệnh, chấn thương cao hơn mức trung bình là ở Hà Nội
(50%), là dân di cư (52%), và là phụ nữ (49%), nhưng tình trạng ốm/bệnh,
chấn thương lại không chênh lệch xét theo tình trạng khá giả của hộ gia đình.
Trong trường hợp bệnh tật hoặc chấn thương, dân thường trú được chăm sóc
tốt hơn dân di cư (75% so với 53%), và phụ nữ được chăm sóc tốt hơn nam
giới (75% so với 68%).

6



Bảng ES3. Tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế

Tỷ lệ dân số trong năm qua: (%)
Sử
dụng
dịch
vụ y tế
Chung
Báo cáo 2009
Tổng cộng

38,4

Hà Nội
TP. HCM

Bị
ốm/bệnh
hay chấn
thương

Nếu
ốm/bệnh,
đã được
chăm sóc

Phần trăm của
người sử dụng dịch
vụ chăm sóc sức
khỏe cho việc


Điều trị
66,8

Khám
23,7

Các
hộ
gia
đình

bảo
hiểm
(%)

46,1

71,5

65,1

66,5

62,7

40,8
37,2

50,4

44,0

69,8
72,4

58,6
71,1

28,5
21,1

70,4
62,5

Nam
Nữ

34,3
42,2

43,4
48,5

67,7
74,6

69,1
65,0

23,3

23,9

65,5
64,7

Dân thường trú
Dân di cư

39,1
32,9

45,2
52,2

74,6
53,0

67,6
60,3

23,4
26,0

67,7
48,0

Nhóm 1 (nghèo)
Nhóm 5 (giàu)

38,9

41,6

44,5
44,7

78,9
73,0

77,2
51,9

12,8
40,7

55,6
79,2

62,3

Hầu hết các lần đến các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế là để điều trị nhưng cũng
có mục đích khác là tiêm phòng và khám bệnh. Mặc dù khoảng 2/5 các hộ
giàu và hộ nghèo sử dụng các dịch vụ y tế trong năm 2012, nhưng chỉ có 13%
nhóm hộ nghèo đến khám và kiểm tra tổng quát định kỳ – trong khi tỷ lệ này
ở nhóm hộ giàu là 41%.

7


VIỆC LÀM VÀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG
Theo Khảo sát nghèo đô thị 2012, tỷ lệ người dân từ 6 tuổi trở lên

có tham gia hoạt động kinh tế là 58%, có nghĩa là họ có thể đang có việc
làm hoặc đang tìm kiếm công việc. Thông tin về độ tuổi tham gia lực lượng
lao động được thể hiện trong Hình ES2: tỷ lệ người tham gia lao động vượt
quá 90% trong độ tuổi 25-40, và giảm mạnh trong độ tuổi 55. Tỷ lệ này giảm
xuống chỉ còn 17% đối với những người trên 60 tuổi, Trong hầu hết các độ
tuổi, tỷ lệ tham gia lao động của người di cư cao hơn so với dân thường trú
(xem Hình ES2), đặc biệt là thanh thiếu niên, và những người trên 55 tuổi.
Trong số các đối tượng không tham gia lao động, 2,8% cho biết họ không
thể tìm được công việc; trong các trường hợp khác các đối tượng không tham
gia lao động vì họ còn nhỏ hay đang còn đi học (50%), đã nghỉ hưu (26%),
hoặc là nội trợ (14%). Tỷ lệ nam giới tham gia lao động cao hơn nữ giới (63%
so với 54%), và nhóm hộ giàu có tỷ lệ tham gia lao động cao hơn nhóm hộ
nghèo (66% so với 47%) - đây là yếu tố giải thích cho nguyên nhân tại sao
một số hộ gia đình đang sống trong cảnh nghèo.
Hình ES2. Lực lượng tham gia lao động theo độ tuổi và tình trạng hộ
khẩu (%)
120
100
80
60

Dân thường trú
Dân di cư

40
20
0
10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+

8



Các thông tin hữu ích về việc làm được thể hiện trong Bảng ES3.
Điều đầu tiên cần lưu ý là những thay đổi từ năm 2009 là khiêm tốn, nhưng
khi có những thay đổi thì thay đổi đó nhìn chung là tích cực, ví dụ: những
quyền lợi đi kèm với việc làm tăng lên, có nhiều hợp đồng lao động dài hạn
được ký kết hơn. Có sự khác biệt rõ rệt trong cơ cấu lao động giữa Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh: tại Hà Nội, tỷ lệ người lao động có bằng đại học
nhiều hơn (31% so với 17%), tỷ lệ làm việc trong ngành công nghiệp hay xây
dựng thấp hơn (25% so với 32%), và tỷ lệ làm việc cho nhà nước cao hơn
(33% so với 14%). Nguyên nhân là do Hà Nội là thủ đô hành chính và chính
trị, còn thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp và thương mại của
Việt Nam.
Bảng ES4. Trình độ lao động, loại, khu vực và quyền lợi

Trình
độ đại
học
Tổng cộng
Báo cáo 2009:
Tổng cộng

Nhân
viên
văn
phòng

Chủ
doanh Làm
nghiệp công


Làm
việc
trong
lĩnh vực
công
nghiệp
hay xây
dựng

Làm
việc
cho
nhà
nước

Làm
việc
cho
nhà
đầu tư
nước
ngoài

Phần trăm trên tổng số người tham gia hoạt động kinh tế (%)
21
30
3
72
30

20
7

Hợp
đồng
dài
hạn

Hưởng
quyền
lợi từ
việc
làm

Thời
gian
làm
việc/
tuần

28

48

49

18

28


5

66

35

19

9

22

41

51

Hà Nội
TP HCM

31
17

39
26

4
3

69
73


25
32

33
14

7
6

37
25

51
46

45
51

Nam
Nữ

22
20

30
30

4
3


76
68

33
27

22
18

5
8

31
26

50
45

50
49

Dân thường trú
Dân di cư

24
9

33
13


4
2

70
80

26
50

23
5

6
8

32
13

49
42

48
54

Nhóm 1 (nghèo)
Nhóm 5 (giàu)

3


7

2

62

29

9

3

10

25

47

48

57

6

77

27

33


8

50

68

49

9


Trái ngược với dân thường trú, tỷ lệ lao động di cư có bằng đại học
rất thấp (9% so với 24%) và có xu hướng làm việc trong ngành công nghiệp
hay xây dựng (50% so với 26%), hiếm khi làm việc cho cơ quan nhà nước
(5% so với 23%), và ít khi được ký hợp đồng làm việc dài hạn (13% so với
32%). Như đã nêu trong Báo cáo Khảo sát nghèo đô thị 2009, công việc của
những lao động di cư có tay nghề kém tại các nhà máy thường không được
đảm bảo lâu dài.
Sự chênh lệch giữa những người trong nhóm nghèo nhất và những
người trong nhóm giàu khá lớn. Hầu như không có người lao động nào thuộc
nhóm nghèo có bằng đại học, tỷ lệ trở thành nhân viên văn phòng rất thấp,
chỉ có ¼ được hưởng các chế độ phúc lợi đi đôi với công việc, và chỉ 10% có
hợp đồng làm việc dài hạn. Đối với nhóm này, việc làm của họ vân còn bấp
bênh, không ổn định.
THU NHẬP VÀ CHI TIÊU
Dân di cư có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn dân thường trú
(bình quân 3,94 triệu đồng/ tháng, so với 3,74 triệu đồng), theo Bảng ES5.
Kết quả này đáng ngạc nhiên khi quan niệm phổ biến về dân di cư là nhóm
có tay nghề tương đối thấp với trình độ giáo dục không cao, và khi kết quả
của Khảo sát nghèo đô thị 2009 cho thấy dân di cư kiếm được ít tiền hơn dân

thường trú. Nguyên nhân là do các hộ gia đình di cư có tỷ lệ phụ thuộc thấp;
hơn nữa, lao động di cư làm việc trung bình 54 giờ mỗi tuần, so với 48 giờ
của dân thường trú (xem Bảng ES4).

10


Bảng ES5. Đặc điểm của mức thu nhập và chi tiêu
Bình
quân thu
nhập/
người/
tháng
(Nghìn
đồng)

Tiền
Bình quân chi tiêu/ người/ tháng
lương
(Nghìn đồng)
của
người lao
% thu động
nhập chân tay
Tổng Lương Nhà
Giáo
Sức
từ tiền (Nghìn
số
thực


dục
khỏe
lương đồng)

Tổng cộng
Báo cáo 2009
Tổng cộng

3.782

62

4.037

2.472

1.393

440

143

71

2.404

57

2.241


1.853

1.010

287

118

143

Hà Nội
TPHCM

3.931
3.710

58
64

3.723
4.173

2.812
2.308

1.565
1.311

509

407

178
127

107
54

Nam
Nữ

3.774
3.793

61
63

4.283
3.447

2.501
2.429

1.392
1.395

455
419

140

148

77
63

Dân thường trú
Dân di cư

3.747
3.942

58
78

3.976
4.281

2.302
3.216

1.383
1.446

332
909

157
85

78

42

Nhóm 1 (nghèo)

1.253
7.904

60
61

3.552
4.972

1.298
4.093

822
2.049

192
877

81
234

41
106

Nhóm 5 (giàu)


Dân di cư có mức chi tiêu nhiều hơn đáng kể (bình quân đầu người)
so với dân thường trú (3,2 triệu đồng so với 2,3 triệu đồng). Sự khác biệt
này có thể được lý giải theo một thực tế là dân di cư thường có xu hướng
thuê hơn là sở hữu nhà ở (xem Bảng ES5) và chi cho nhà ở gấp ba lần so với
dân thường trú. Dân di cư cũng gửi nhiều tiền về nhà (363.000 đồng bình
quân đầu người/tháng, chiếm gần 10% thu nhập người tháng), trong khi dân
thường trú hiếm khi có một khoản chi phí như vậy (8.000 đồng bình quân đầu
người tháng, chiếm 0,2% thu nhập).
Số liệu từ Khảo sát nghèo đô thị 2012 cho thấy thu nhập (bình quân
đầu người) tại Hà Nội cao hơn tại thành phố Hồ Chí Minh (3,93 triệu đồng
so với 3,71 triệu đồng). Trong Khảo sát nghèo đô thị 2009 tại hai thành phố
tỷ lệ này gần như bằng nhau. Xu hướng này được xác nhận bởi các dữ liệu
11


về chi tiêu, và mức chi tiêu hiện tại ở Hà Nội cao hơn ở thành phố Hồ Chí
Minh, mặc dù kết quả đã được khảo sát trong năm 2009 là ngược lại. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng mức chi tiêu được báo cáo có thể thấp vì nó chỉ chiếm
65% mức thu nhập được báo cáo. Chi tiêu của nhóm nghèo nhất vượt quá thu
nhập được báo cáo, nhưng bằng hơn một nửa thu nhập của nhóm giàu nhất.
NHÀ Ở
Các thông tin được thu thập bởi hai cuộc khảo sát nghèo đô thị cho
thấy đã có những cải thiện quan trọng về tình trạng nhà ở từ năm 2009 đến
năm 2012 (theo Bảng ES6). Trong tất cả các nhóm, tỷ lệ người dân sống
trong khu nhà chật hẹp có diện tích bình quân nhỏ hơn 7 m2 /người đã giảm.
Tuy nhiên vẫn còn 51% người di cư vẫn đang sống trong điều kiện như vậy.
Nguồn nước máy đang trở thành mức đánh giá tiêu chuẩn. Hiện có 80% dân
số ở Hà Nội và 69% dân số ở thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng nguồn
nước máy. Chỉ có 4% hộ gia đình nấu ăn với nhiên liệu truyền thống. Hầu hết
các hộ gia đình ở Hà Nội đều sở hữu nhà, trong khi tình trạng thuê nhà là phổ

biến hơn ở thành phố Hồ Chí Minh. Điều này phần lớn phản ánh mật độ dân
di cư cao hơn tại thành phố Hồ Chí Minh và 86% dân di cư đang thuê nhà ở
(so với 5% của dân thường trú).
Mặt khác, các số đo các vấn đề “phiền toái” giữa năm 2009 đến 2012
đều kém đi, với các hộ gia đình phàn nàn nhiều hơn về tiếng ồn, bụi, lũ lụt,
trộm cắp, và cắt điện. Năm 2009, tỷ lệ người dân Hà Nội phản ánh về tiếng
ồn, bụi, và cắt điện nhiều hơn người dân thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tỷ lệ
phản ánh về tình trạng lũ lụt hay trộm cắp lại ít hơn. Dân di cư và dân thường
trú khai báo gặp phải các tình trạng trên với mức độ tương đương nhau. Cả
hai nhóm hộ gia đình giàu và nghèo đều phản ánh về tiếng ồn, nhưng các hộ
nghèo bị ảnh hưởng nặng hơn về các vấn đề môi trường sống, như tình trạng
trộm cắp.

12


Bảng ES6. Đặc điểm nhà ở và môi trường sống
Diện
tích ở
<7 m2/
người

Tổng cộng
Báo cáo 2009:
Tổng cộng
Hà Nội
TP. HCM
Nam
Nữ
Dân thường trú

Dân di cư
Nhóm 1 (nghèo)
Nhóm 5 (giàu)

Thuê
nhà

Nguồn
nước
máy
riêng

Nấu
nướng
bằng
than
hay củi

Tỷ lệ của các hộ gia đình (%)
12
20
73
4
29
15
25
20
24
14
51

24
14

23
8
26
22
18
5
86
11
24

58
80
69
70
76
78
50
67
83

7
4
4
4
4
4
2

6
0

Những vấn đề ảnh hưởng đến các hộ gia
đình
Tiếng
ồn

Khói/
Bụi

Cúp
điện


lụt

Trộm
cướp

34

26

25

17

19


22
38
32
36
31
34
37
34
34

23
32
23
27
23
27
20
27
25

14
31
22
26
24
25
25
31
20


15
16
18
18
15
17
19
21
14

14
16
21
22
16
19
20
26
15

ĐỒ DÙNG LÂU BỀN
Tỷ lệ các hộ gia đình sở hữu đồ dùng lâu bền có giá trị ngày càng
tăng như xe máy (91%), TV màu (90%), điện thoại di động (91%), và máy
giặt (50%). Trong tất cả các đồ dùng lâu bền được liệt kê trong Bảng ES7, chỉ
có tỷ lệ sở hữu xe đạp giảm từ năm 2009 đến năm 2012. Mô hình sở hữu nói
chung khá giống nhau tại hai thành phố, mặc dù các hộ gia đình sở hữu máy
điều hòa không khí tại Hà Nội (nơi mùa hè khá nóng), và có kết nối Internet
(có thể thể hiện trình độ giáo dục cao hơn) tương đối nhiều hơn. Đối với một
số loại đồ dùng lâu bền, gồm xe máy, TV và các loại bếp điện, tỷ lệ sở hữu
của các hộ nghèo và các hộ giàu cao như nhau; trong trường hợp khác, đáng

chú ý là tỷ lệ sở hữu máy tính, kết nối internet, và máy giặt của nhóm nghèo
thấp hơn rất nhiều so với nhóm giàu.
Ngoại trừ điện thoại di động, hộ gia đình di cư ít sở hữu đồ dùng
lâu bền. Điều này đặc biệt đúng với các đồ dùng có giá trị cao như điều hòa
không khí và máy giặt, máy tính và internet. Mặt khác, khoảng cách đã thu
13


hẹp đáng kể từ năm 2009 đến năm 2012, ví dụ, năm 2009 chỉ có 40% người
di cư sở hữu TV màu so với 70% vào năm 2012; và sở hữu xe máy của người
dân di cư đã tăng từ 47% lên 83% trong cùng thời kỳ này.
Bảng ES7. Tóm tắt về tình trạng sở hữu đồ dùng lâu bền

Xe
máy
Tổng cộng
Báo cáo 2009
Tổng cộng

Xe
đạp

TV
màu

Máy
tính

Tỷ lệ của các hộ gia đình %
91

33
90
41

Kết
nối
Inte
rnet
27

Máy
điều
hòa

Máy
giặt

Nồi
cơm
điện

Điện
thoại
di
động

33

50


93

91

78

42

79

37

25

25

42

83

87

Hà Nội
TPHCM

90
91

40
30


91
89

48
38

37
22

52
23

60
45

97
92

91
91

Nam
Nữ

93
87

35
31


91
88

42
40

28
25

33
32

50
49

95
92

93
89

Dân thường
trú
Dân di cư

93
83

36

20

95
70

46
20

31
12

38
8

58
13

95
57

91
93

Nhóm 1 (nghèo)
Nhóm 5 (giàu)

85
84

51

24

91
91

20
64

10
48

14
53

31
67

95
94

57
94

NGHÈO
Sử dụng chuẩn nghèo ở mức 2 USD một người một ngày - một trong những
tiêu chuẩn được quốc tế sử dụng rộng rãi - Bảng ES8 cho thấy 3% dân số của
hai thành phố đang sống trong cảnh nghèo khó trong năm 2009, và 1% trong
năm 2012. Trong cả hai năm, tỷ lệ hộ nghèo ở Hà Nội cao gấp đôi ở thành
phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ dân di cư sống trong nghèo khó tương đương với
dân thường trú. Bảng ES8 cũng cho thấy tình trạng nghèo ở khu vực thành thị

thấp hơn khu vực nông thôn của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
14


Bảng ES8. Tỷ lệ nghèo (%)

Chuẩn 2 USD/người/ngày
2009
2012
Tổng cộng

3,0

1,0

Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh

4,6
2,1

1,6
0,7

Khu vực thành thị
Khu vực nông thôn

1,7
6,5


0,8
1,7

Dân thường trú
Dân di cư

3,0
2,6

1,0
1,0

Một bức tranh đầy đủ hơn về tình trạng nghèo có thể có được xem
xét qua các chiều nghèo khác nhau. Nghiên cứu này đã xác định được 8 chiều
như vậy, trong đó nghèo theo thu nhập là một chiều. Những chiều khác bao
gồm giáo dục, y tế, tham gia hoạt động xã hội, sự an toàn, chất lượng và dịch
vụ nhà ở, và liệu một người làm việc có gắn với phúc lợi xã hội không. Thông
tin chi tiết được thể hiện trong Bảng ES9. Chuẩn nghèo đã được xác định rõ
cho mỗi chiều trong 8 chiều này; do đó chúng ta thấy, ví dụ 16,0% hộ gia đình
là nghèo về nhà ở, có nghĩa là họ có diện tích ở bình quân đầu người thấp hơn
7m2, hoặc sống trong nhà làm bằng tre hoặc mái rơm rạ hoặc sàn đất. Trong
giai đoạn 2009 và 2012, tình trạng nghèo trên tất cả các chiều đều đã giảm đi,
ngoại trừ giáo dục và sự an toàn của người dân (tại Hà Nội).

15


Bảng ES9. Tỷ lệ nghèo của nghèo đa chiều
Hà Nội
2009

Chung

2012
Chung

TPHCM

2012

2012

Thành
thị

Dân di


2009
Chung

2012
Chung

2012

2012

Thành
thị


Dân di


Tỷ lệ hộ nghèo được đo lường %
An sinh xã hội
Dịch vụ nhà ở
Chất lượng nhà ở
Sự an toàn
Giáo dục
Sức khỏe
Tham gia hoạt động
xã hội
Nghèo thu nhập
Đo lường nghèo
tổng hợp
H, k=2
H, k=4
Mo, k=2
Mo, k=4

37,8
30,5
23,5
9,0
9,4
7,8

22,3
19,3
16,0

15,1
9,9
3,4

22,6
19,9
14,5
15,3
10,3
2,9

36,8
7,7
43,3
10,1
1,8
12,7

54,0
36,2
28,7
10,8
26,9
13,5

30,5
21,2
27,9
8,6
28,0

6,7

27,1
19,9
22,3
8,0
26,6
4,3

47,5
27,6
56,1
12,0
35,0
18,8

5,1
4,6

2,5
1,6

0,7
1,5

35,6
4,0

10,6
2,1


9,2
0,7

2,8
0,7

41,3
0,6

25,0
3,0
8,0
2,0

9,0*
1,0*

36,0*
11,0*

37,0
6,0
12,0
3,0

Ghi chú: k là số chiều thiếu hụt để được cho là nghèo,
Các chiều và chỉ số liên quan:
An sinh xã hội


Nghèo nếu hộ gia đình không có thành viên nhận được trợ cấp
công việc, lương hưu hay trợ cấp xã hội

Dịch vụ nhà ở

Nghèo nếu hộ gia đình không có nước máy, không có điện lưới,
rác thải không được thu gom hoặc không có cống thoát nước

Chất lượng nhà ở

Nghèo nếu sống trong nhà có kết cấu tạm thời, hoặc nhà có mái
tranh hoặc làm bằng tre, hoặc nền đất, hoặc không có nhà vệ sinh,
hoặc diện tích ở cho mỗi người nhỏ hơn 7m2

Sự an toàn

Nghèo nếu sống trong khu dân cư có tình trạng trộm cắp hoặc tệ
nạn xã hội nghiêm trọng

Giáo dục

Nghèo nếu trong độ tuổi 6-17 nhưng không đi học hoặc ở độ tuổi
18 + nhưng không có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Y tế

Nghèo nếu không có bảo hiểm y tế (do thiếu tiền hoặc không biết
về bảo hiểm y tế)

Tham gia hoạt

động xã hội

Nghèo nếu không tham gia vào các tổ chức chính trị/xã hội hoặc
các hoạt động xã hội của địa phương

Nghèo thu nhập

Nghèo nếu thu nhập/người/năm < 6,612 triệu đồng (khoảng 2
USD 1người 1ngày)

16


Tại thành phố Hồ Chí Minh, dân di cư có cuộc sống khó khăn hơn
so với dân thành thị trên tất cả các chiều; tại Hà Nội tình trạng này được pha
trộn nhiều hơn, người dân di cư ít rơi vào tình trạng khó khăn về sự an toàn,
giáo dục và các dịch vụ nhà ở (như điện, cấp nước).
Ta có thể tạo ra một chỉ số nghèo đa chiều tổng hợp (MPI) và kết quả
được thể hiện trong phần giữa của Bảng ES9. Nếu k = 2, chúng ta xem một
người là nghèo đa chiều nếu họ nghèo ít nhất hai trong số tám chiều; theo
tiêu chuẩn này, 25% cư dân của Hà Nội là người nghèo, so với 37% ở thành
phố Hồ Chí Minh. Và nếu xem một người là nghèo khi họ nghèo ít nhất bốn
(k=4) trong tám chiều thì tỷ lệ nghèo giảm xuống còn 3% tại Hà Nội và 6%
ở thành phố Hồ Chí Minh. Các độ đo trên đều cho thấy nghèo ở Hà Nội thấp
hơn so với thành phố Hồ Chí Minh, là điều hoàn toàn đảo ngược với những
gì chúng ta quan sát được nếu chỉ nhìn vào nghèo thu nhập.
Một số tác giả ủng hộ việc nhân chỉ số nghèo đếm theo đầu người (H)
với tỷ lệ thiếu hụt của người nghèo – ví dụ nhân với số chiều thiếu hụt bình
quân của người nghèo ở dưới chuẩn nghèo đa chiều cụ thể. Ví dụ, nếu chuẩn
nghèo đa chiều là k = 2, thì H là 25%, và người nghèo được xác định bị thiếu

hụt 33% trong số các chiều, và chỉ số nghèo đa chiều “điều chỉnh” (Mo) sẽ
là 8% - như trong trường hợp của Hà Nội. Việc sử dụng các chỉ số điều chỉnh
không làm thay đổi kết luận cơ bản, trong bối cảnh nghèo đa chiều, Hà Nội
có tỷ lệ nghèo thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh; nghèo đói đã giảm từ năm
2009 đến năm 2012; và tình trạng nghèo tương đối thấp.
ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN
Làm thế nào để các hộ gia đình đối phó khi đối mặt với một cú sốc,
chẳng hạn như mất việc làm, thiên tai, bệnh tật, hoặc giá lương thực thực
phẩm tăng cao? Một loạt các câu hỏi trong phiếu khảo sát nghèo đô thị dành
cho các hộ gia đình về những khó khăn mà họ gặp phải (nếu có) và họ đối
phó như thế nào.
17


Bảng ES10 cho thấy cho đến nay tình trạng giá cả tăng cao là vấn đề
mà người dân thường gặp nhất, 74% số người được hỏi đều đề cập về vấn đề
này, trong đó có 90% số người được hỏi ở Hà Nội. Lo lắng về tình trạng sức
khỏe được quan tâm thứ hai, 16% các hộ gia đình đều đề cập về vấn đề này,
nhưng 28% trong số đó là những người thuộc nhóm nghèo nhất. Mặc dù chỉ
có 6% các hộ gia đình phải đối mặt với tình trạng mất việc làm, tỷ lệ này là
tương đối đáng kể với 12% người dân di cư đề cập đến.
Một câu hỏi riêng được đặt ra là năm vừa qua hộ gia đình có thực
sự phải tích cực đối phó (“giải quyết”) với một khó khăn được cho là cú sốc
tương đối nghiêm trọng không. Số hộ gia đình phải đối phó với những cú sốc
trong năm 2012 ít hơn đáng kể so với năm 2009 (48% so với 64%) như trong
Bảng ES10. Mặc dù tỷ lệ hộ ở TP Hồ Chí Minh cho biết đang phải đối mặt
với khó khăn thấp hơn ở Hà Nội nhưng tỷ lệ hộ cho biết đã phải giải quyết
những khó khăn đó lại cao hơn (57% so với 33%). Dân di cư phải giải quyết
các vấn đề khó khăn nhiều hơn dân thường trú (64% so với 44%), và các hộ
gia đình thuộc nhóm nghèo nhất phải đối phó với nhiều vấn đề khó khăn hơn

so với các hộ thuộc nhóm giàu nhất (59% so với 41%).
Khi phải đối mặt với một cú sốc, cách đối phó phổ biến nhất là bán
tài sản hoặc dùng tiền tiết kiệm của bản thân. Trong tất cả các nhóm, hơn
90% các hộ gia đình khi gặp cú sốc đã đối phó bằng cách này. Chỉ có 13%
các hộ gia đình phải giải quyết khủng hoảng bằng cách vay tiền – giảm so
với 26% năm 2009 – nhưng cách này không phải là hiếm trong số những hộ
nghèo (21%). Dân di cư, những người gặp nhiều khó khăn hơn trong việc
tiếp cận vay tín dụng, đa phần thường làm việc nhiều hơn để đối phó với cú
sốc.
Một phần nhỏ các hộ gia đình (5%), khi gặp khó khăn đã cắt giảm chi
tiêu giáo dục, nhưng tỷ lệ này tăng lên tới 10% ở các hộ thuộc nhóm nghèo
nhất.

18


Bảng ES10. Tóm tắt về tình trạng khó khăn của các hộ gia đình và cách
đối phó với tình trạng đó
Các cách đối phó với khó khăn
(Theo tỷ lệ các khó khăn được báo cáo)

Các loại khó khăn
Tăng
giá mặt
hàng
thiêt
yếu

Mất
việc


Kinh
doanh
trì trệ

Sức
khỏe

% đối
phó
với
khó
khăn

Vay
tiền

Bán
Cắt
TS/ sử
giảm Làm
dụng
chi phí việc
tiền tiết giáo nhiều
kiệm
dục
hơn

Khác


Tỷ lệ của từng dòng(%)
Tổng cộng
Báo cáo 2009:
Tổng cộng

74

6

8

16

48

13

91

5

14

3

65

5

11


21

64

26

86

6

22

4

Hà Nội
TP.HCM

90
66

5
6

8
8

21
13


33
57

17
12

94
90

3
6

9
16

1
3

Nam
Nữ

75
71

5
6

9
6


14
18

48
48

11
16

91
92

6
5

16
11

2
3

Dân thường trú
Dân di cư

73
76

4
12


9
6

17
8

44
64

14
10

92
91

4
8

12
20

3
0

Nhóm 1 (nghèo)
Nhóm 5 (giàu)

80
73


4
6

6
9

28
12

59
41

21
9

90
94

10
1

15
15

7
1

THAM GIA HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Giống như cuộc khảo sát trước, Khảo sát nghèo đô thị 2012 lần này cũng có
một bộ các câu hỏi về vấn đề tham gia xã hội. Cụ thể hơn, những câu hỏi này

được phân loại thành bốn nhóm:
i. Tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, như Hội Phụ nữ, hay
Đoàn Thanh niên hoặc Công đoàn;
ii.

Tham gia vào các hoạt động xã hội tại nơi sinh sống, như tham
dự các cuộc họp về kế hoạch gia đình, hoặc đóng góp vào quỹ
xã hội,…

iii.

Nhận được các dịch vụ xã hội, bao gồm thông tin liên quan về
y tế, kế hoạch hóa gia đình,…

iv.

Có các mối quan hệ ở nơi sinh sống, bao gồm cả việc giao tiếp
với láng giềng.
19


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×