Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

tìm HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN của báo dân CHÚNG tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.9 KB, 21 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo chí cách mạng đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền
chủ nghĩa Mác-Lênin; đường lối và phương pháp đấu tranh cho dân chủ, dân
sinh theo quan điểm của những người cộng sản là hoàn toàn phù hợp với
nguyện vọng của đông đảo nhân dân ta.
Dựa vào cao trào cách mạng dâng lên đến đỉnh cao trong cả nước trong
đó có thành phố Sài Gòn; căn cứ luật tự do báo chí của quốc hội Pháp; được
sự đồng tình ủng hộ của làng báo và những trí thức có danh vọng, nhất là
những luật sư tiến bộ (cả người Việt và người Pháp) tham gia phong trào dân
chủ bảo vệ, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Tổng Bí
thư Nguyễn Văn Cừ đã phân tích tình hình, quyết định cho ra đời báo Dân
Chúng xuất bản công khai ở Sài Gòn, không xin phép, mặc nhiên là chống lại
các sắc lệnh và nghị định về xuất bản báo chí tiếng Việt.
Báo Dân Chúng mở cửa đột phá đánh vào chế độ báo chí của Pháp, mở
ra một thời kỳ mới: ra báo tiếng Việt không phải xin phép tuy không tác dụng
trong cả nước nhưng đã làm cho báo chí ở Nam Kỳ được tự do xuất bản, như
các tờ báo cách mạng Lao Động, Dân Tiến, Dân Muốn, Đông Phương Tạp
Chí, Sống, Tiến Tới và các tờ báo khác cũng nhờ đó mà được tự do.
Ở những tờ báo tự do đã xuất hiện những hiện tượng mới: một số nhỏ
tham gia mặt trận báo chí, liên minh với các báo chí cách mạng, tích cực đấu
tranh đòi thực hiện các khẩu hiệu dân chủ. Trong dòng thác báo chí cách
mạng Việt Nam, tờ Dân Chúng đã xác định cho mình một chỗ đứng, hay nói
đúng hơn là một vị thế vững chãi. Dù chỉ phát hành trong thời gian ngắn
(1938- 1939), tờ Dân Chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những hình thức
tồn tại và những cây bút sắc bén đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình.
Để hiểu rõ hơn báo chí Việt Nam trọng thời kỳ mặt trận Dân chủ Đông
Dương, việc xóa bỏ các đạo luật tàn nhẫn và các sắc luật hạn chế chính quyền
tự do báo chí, tiểu luận này xin được đề cập đến quá trình hình thành và phát
triển báo Dân Chúng – tờ báo đề cập đến tất cả các vấn đề trong cuộc vận



động dân chủ trên cả nước: đòi tự do cho báo chí, tự do lập các hội ái và
nghiệp đoàn, tự do hội họp và biểu tình, đòi thả hết tù chính trị, cải thiện đời
sống cho công nhân, nông dân, binh lính và học sinh…
Trong khoảng thời gian không dài, quá trình được đề cập đến trong
cuốn tiểu luận chưa thể có quy mô lớn và còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong
nhận được sự góp ý của GS. TS Đỗ Quang Hưng.

2


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Sơ lược về báo Dân Chúng
1. Sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam và sự góp mặt của
báo Dân Chúng
Do sự tăng cường bóc lột của đế quốc Pháp sau chiến tranh thế giới thứ
nhất, những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc. Mâu
thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, cũng như mâu thuẫn giữa
nhân dân Việt Nam, nhất là nông dân với chế độ phong kiến- công cụ của đế
quốc Pháp, trở nên cực kỳ gay gắt. Phong trào yêu nước ngày càng lên cao và
có quy mô thống nhất trong cả nước. Giai cấp công nhân hình thành và phát
triển, ngày càng có vai trò quan trọng trong phong trào yêu nước. Thắng lợi
của cách mạng vô sản Nga và những thành tựu bước đầu của công cuộc xây
dựng xã hôi mới không còn áp bức giai cấp và áp bức dân tộc ở Liên Xô đã có
ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam đòi độc lập
dân tộc.
Việc thành lập Quốc tế Cộng sản theo sáng kiến của Lênin và những
hoạt động của Quốc tế đó đã tác động tích cực đến phong trào yêu nước ở
Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam đã tạo ra một
bước ngoặt cho phong trào yêu nước. Trong những điều kiện lịch sử đó, báo
chí cách mạng ra đời là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu của sự

phát triển phong trào yêu nước trong thời kỳ mới. Báo chí cách mạng là công
cụ truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin trong phong trào công nhân và phong trào
yêu nước. Báo chí cách mạng là con đẻ của phong trào công nhân và phong
trào yêu nước đã tiếp thu được Chủ nghĩa Mác- Lênin.
Với sự xuất hiện của báo chí cách mạng, phong trào yêu nước bước
sang một thời kỳ phát triển mới, hòa nhập vào phong trào cách mạng của giai
cấp vô sản quốc tế nhằm xóa bỏ chế độ tư bản, giải phóng loài người đồng
thời giải phóng cho tất cả các dân tộc bị áp bức. Sự kiện quan trọng nhất
3


mang tính chi phối toàn bộ xã hội Việt Nam và thế giới giai đoạn này là việc
chủ nghĩa phát xít đã hình thành, đang đặt nhân loại trước cuộc chiến tranh
toàn cầu.
Để đối phó với tình hình trên, quốc tế cộng sản chủ trương thành lập
mặt trận quốc tế chống chủ nghĩa phát xít, giữ gìn hoà bình cho nhân loại.
Thành phần của mặt trận này bao gồm mặt trận dân chủ của từng nước.
Ở Pháp, mặt trận bình dân lên nắm quyền, ban bố một loạt chính sách
áp dụng cho thuộc địa (một số chính sách tiến bộ như: chấp nhận sự hoạt
động của đảng phái đối lập, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, giảm giờ làm,
tăng lương cho công nhân, mở mang trường học...). Những chính sách này tác
động trực tiếp đến tình hình Việt Nam - Đảng nhân cơ hội tìm được vị thế
bằng các hoạt động bán công khai.
Tại Liên Xô đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực,
nhờ các kế hoạch 5 năm. Nước Nga thành mục tiêu số một của chủ nghĩa
phát xít. Đồng thời đó cũng là niềm tin duy nhất còn lại đối với tất cả các
nước thuộc địa.
Ở Trung Quốc có phát động phong trào kháng Nhật. Lúc này Đảng ta
cũng xác định kẻ thù trực tiếp trong một tương lai gần của Đông Dương là
phát xít Nhật.

Trong khi đó, tại Việt Nam, Đảng chuyển hướng đấu tranh, tạm gác
khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” để đưa ra phong trào vận động thành lập mặt
trận dân chủ nhằm chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất cho việc làm báo, ví dụ
các hội ái hữu ra đời (ái hữu thợ ảnh, ái hữu nhà in, ái hữu hoả xa...); Hội
truyền bá chữ quốc ngữ đẩy mạnh hoạt động giúp tăng nhanh lực lượng bạn
đọc; hệ thống trường học mở rộng và hình thành đội ngũ người làm báo riêng
cho cách mạng.
Cùng với những chính sách về báo chí của thực dân Pháp, báo chí cách
mạng xuất hiện nhiều hình thức: bí mật, công khai và bán công khai.

4


Tháng 6/1936, báo chí cách mạng Việt Nam bắt đầu xuất bản công
khai cùng với sự hoạt động bán hợp pháp của Đảng, lãnh một sứ mạng lịch sử
mới: công khai tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, tuyên truyền cho đại hội
7 của Quốc tế cộng sản. Báo chí cách mạng được bày bán rộng rãi ở nhiều nơi
cùng với báo chí tiến bộ mang từ nước ngoài vào. Sự lãnh đạo của Đảng ta
đối với báo chí giai đoạn này đã đạt tới trình độ nghệ thuật. Điều này thể hiện
trước hết ở 6 cách thức ra đời và phát triển của báo chí: Ra báo bằng tiếng
Pháp; Chuyển nội dung tờ báo có sẵn sang hướng phục vụ cách mạng; Thuê,
mua báo của người khác; Đảng xin phép ra báo; Toà soạn đóng ở một nơi, báo
in chỗ khác và Đảng ra báo tiếng Việt nhưng không xin phép. Với 6 cách ra
báo này, Đảng ta tạo được một mặt trận thông suốt cả nước. Sự chỉ đạo của
Đảng ta với phong trào cũng sáng suốt hơn.
Dân Chúng ra đời trong thời gian đó và bằng những cách thức đó: Ra
báo bằng tiếng Pháp: Vừa không phạm luật, vừa gánh được công tác đối ngoại
cho Đảng ta; Đảng ra báo tiếng Việt nhưng không xin phép: Cách này mạo
hiểm, chủ yếu áp dụng cho khu vực Sài Gòn vì Đảng cần một tờ chính thức ở
Sài Gòn. Ra ngày 22/7/1938, đây là tờ báo lớn thứ 2 của Đảng thời kỳ này.

Sau đó, hàng loạt tờ báo được xuất bản theo lối “xé rào” như vậy (Lao động,
Dân tiến, Dân mới…).
2. Những người sáng lập báo Dân chúng
Năm 1938, hòa trong phong trào Mặt trận Bình dân, báo Dân Chúng
của Ðảng Cộng sản Ðông Dương ra đời. Lúc này tại Pháp, phong trào Mặt
trận Bình dân do Ðảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đang có thế mạnh để phát
triển ra cả các thuộc địa Pháp, do đó thời gian này, chính sách của Pháp đối
với thuộc địa có sự thay đổi. Ðảng Cộng sản Ðông Dương đã nhân cơ hội này,
cho ra một số cơ quan ngôn luận để qua đó tuyên truyền đường lối cách mạng
của Ðảng.
Vào những năm này, trực tiếp đồng chí Hà Huy Tập đã chỉ đạo đồng
chí Nguyễn Văn Cừ (Tổng biên tập) cho ra Báo Dân Chúng với thành phần
5


Ban Biên tập là những người trí thức có tầm am hiểu sâu rộng trong Ðảng ta
tại địa bàn Sài Gòn như: Trần Văn Kiết, Lê Văn Kiệt, Nguyễn Văn Kỉnh, Bùi
Văn Thủ, Hoàng Văn Thanh, Hoàng Hoa Cương, Nguyễn Văn Trấn...
3. Trụ sở của báo Dân chúng
Trụ sở báo Dân Chúng đặt tại số 43 đường Lê Thị Hồng Gấm, phường
Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM (thời Pháp thuộc năm 1938 là đường
Hamelin). Trụ sở báo Dân chúng là căn nhà phố trệt, có bề rộng 8m, chiều dài
23,6m, mái lợp ngói âm dương, tường gạch, nền lót gạch bông. Bên trong có
gác gỗ lửng.
Báo Dân Chúng ra đời năm 1938, lúc đó tình hình chính trị phát triển
rất có lợi cho Đảng Cộng sản Đông Dương. Mặt trận bình dân trong đó có
Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đã thắng thế và lên nắm quyền ở Pháp. Do
vậy chính sách của Chính phủ Pháp đối với thuộc địa có sự thay đổi. Đảng
Cộng sản Đông Dương nhân cơ hội đó đã cho ra một số báo để tuyên truyền
đường lối của mình.

Trước tờ Dân Chúng, Đảng có thuê mướn một số tờ báo để đăng bài
của mình và có ra tờ Le Peuple bằng tiếng Pháp. Những tờ báo này chỉ có tính
chất địa phương, tờ Le Peuple thì không có điều kiện phổ biến rộng trong các
tầng lớp nhân dân. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương cùng đồng chí Hà Huy Tập đã cho ra đời báo Dân
Chúng. Ban biên tập gồm các đồng chí: Lê Văn Kiệt, Trần Văn Kiết, Bùi Văn
Thủ, Nguyễn Văn Kỉnh, Hoàng Văn Thanh, Hoàng Hoa Cương, Nguyễn Văn
Trấn. Số 43 đường Hamelin là trụ sở của báo Dân Chúng đồng thời cũng là
trụ sở báo Le Peuple.
Ngày 22/7/1938, báo Dân Chúng ra số báo đầu tiên. Báo được mang về
trụ sở để các biên tập viên đọc trước, sau đó được phát không cho quần chúng
nhân dân. Đây là sự kiện hết sức quan trọng đối với đời sống tinh thần của
nhân dân Sài Gòn. Mọi người chuyền tay nhau đọc báo Dân Chúng.
Báo Dân Chúng ra số đầu không có giấy phép của nhà cầm quyền thực
6


dân. Một tháng sau khi tờ báo Dân Chúng ra mắt quần chúng nhân dân thành
phố Sài Gòn, bọn thực dân Pháp hoảng sợ lập tức ký lệnh "luật báo chí" chấp
nhận quyền tự do báo chí cho Nam Kỳ.
Từ số 15 ra ngày 10/9/1938, báo Dân Chúng mới được nhà cầm quyền
thừa nhận tính chất hợp pháp của nó. Báo Dân Chúng hoạt động được hơn
một năm, vẫn tiếp tục đặt trụ sở tại 43 Hamelin. Những bài viết của báo ngày
càng đã kích gay gắt hơn vào bọn thực dân đế quốc (sau đó báo chuyển đến
nhà in số 51 E đường Colonel Grinaud, nay là đường Phạm Ngũ Lão).
Ngày 7/9/1939, nhà cầm quyền Pháp đã ra lệnh đóng cửa báo Dân
Chúng, tịch thu toàn bộ tài sản, đưa mật thám truy lùng bắt bớ những người
đã cộng tác với báo và ban biên tập. Báo Dân Chúng đã ra 81 số, qua 4 lần
thay đổi quản lý vì bị khủng bố. Trong đó, đồng chí Dương Trí Phú (số 1 43), Trần Văn Kiết (số 45 - 52), Huỳnh Văn Thanh (số 53- 69), Hoàng Hoa
Cương (số 70 - 81).

Về nhà in báo cũng chuyển nhiều nơi: nhà in Sati, nhà in Bảo Tồn, nhà
in Xưa nay.
Trụ sở báo Dân Chúng được Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử ngày
16/11/1988 qua quyết định số 1288 - VH/QĐ. Tại di tích có gắn bia kỷ niệm.
4. Số lượng phát hành và thời gian xuất bản, lưu chiểu
Báo Dân Chúng không những được phát hành trong nước mà còn được
phát hành rộng rãi khắp Đông Dương, được bạn đọc hết sức ủng hộ.
Dân Chúng được đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi ấy đang hoạt động ở
Quế Lâm (Trung Quốc) biết đến. Trong báo cáo của đồng chí Nguyễn Ái
Quốc về tình hình chính trị ở Đông Dương giai đoạn 1936-1938 gửi Quốc tế
Cộng sản viết: “Dân Chúng là tờ báo cộng sản xuất bản ở Sài Gòn từ tháng 71938 là tờ báo đầu tiên đã bất chấp đạo luật cấm phát hành. Tôi nghĩ rằng Dân
Chúng cũng là một tờ báo được nhiều người đọc nhất ở Đông Dương…”.
Dân Chúng cũng là tờ báo được vinh dự đăng bài “Những sự hung tàn
của đế quốc Nhật” của Nguyễn Ái Quốc với bút danh Đ.Clin trên 3 số 46 (217


1-1939), 47 (24-1-1939) và 48 (28-1-1939). Bài này về sau được báo Notre
Voix… dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Bắc kỳ xuất bản ở Hà Nội, in bằng Pháp
văn, ngắn, gọn hơn bắt đầu từ số 7 (12-2-1939) đến số 8 (5-3-1939) dưới đầu
đề Người Nhật bản muốn khai hóa Trung Quốc như thế nào?
Báo ra số cuối cùng, số 80 ngày 30-8-1939 sau đó tự động ngừng xuất
bản, vì chiến tranh thế giới thứ 2 bắt đầu, và toàn cán bộ, nhân viên tòa báo
chuyển vào hoạt động bí mật. Ngày 13-10-1939, Toàn quyền ra lệnh Báo Dân
chúng ngừng xuất bản.
5. Những cây bút sắc bén của báo Dân Chúng
Có rất nhiều cây bút sắc sảo là lực lượng chủ chốt của báo Dân Chúng.
Nhưng ở cuốn tiểu luận này, tác giả xin đề cập đến một cây bút đặc biệt tiêu
biểu, là Tổng bí thư nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kiêm Tổng Biên tập
báo Dân chúng, những hướng chỉ đạo và tác
phẩm tiêu biểu cho tờ báo.

Ngày 5-10-1938, tại số 22 báo Dân
Chúng, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ mới viết bài “Mấy lời cùng độc giả”. Đó
chính là lời phi lộ chính thức của tờ báo, trong đó chỉ rõ những nhiệm vụ
chính trị cơ bản của cơ quan ngôn luận này là: “... Giành lại quyền tự do xuất
bản! Đó chỉ là một bước đầu mà thôi. Dân Chúng còn có những trách nhiệm
lớn lao nặng nề này: Chủ trương ngôn luận đúng đắn không “tả” mà cũng
không “hữu”, không bợ đỡ, rụt rè; dùng lý luận hợp thời và tiến bộ giúp độc
giả tìm chân lý và vũ khí tranh đấu sắc bén; chọn tin tức đích xác và cần thiết
cống hiến cho độc giả giúp cho đồng bào hiểu rõ thời thế; kịch liệt tranh đấu
chống chủ nghĩa phát xít và các lý luận phản động khác...”.
Hàng loạt bài viết của đồng chí Nguyễn Văn Cừ với bút danh Trí Thành
đăng trên báo Dân Chúng những ngày tháng 8, tháng 9, tháng 10, tháng 12 năm
1938 và tháng 2, 3 năm 1939, rồi cuốn sách “Các quyền tự do hóa dân chủ với
nhân dân Đông Dương” của Nhà xuất bản “Tân văn hóa tòng thơ”, cho đến tác
phẩm “Tự chỉ trích” ấn hành năm 1939 với bút danh Trí Cường cho thấy lập
8


trường kiên định của người đứng đầu Đảng ta ở thời kỳ sôi sục cách mạng, đầy
thử thách. Giữ vững nguyên tắc Mác -xít, bằng phương pháp tổng hợp, phân
tích, dẫn chứng đầy thuyết phục, đồng chí Nguyễn Văn Cừ vạch trần sai trái
của các khuynh hướng sai lầm, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng Cộng
sản Đông Dương, cung cấp những vũ khí sắc bén cho Đảng về lý luận và
hướng dẫn phong trào cách mạng đi đúng hướng.
Trong các tác phẩm của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, tác phẩm “Tự chỉ
trích” là một ấn phẩm lý luận chính trị nổi tiếng. Thời điểm giữa năm 1939,
trong bối cảnh chiến tranh thế giới lần thứ hai ngày càng đến gần, tình hình
chính trị trên thế giới và trong nước nhất là trong nội bộ Đảng ngày càng có
những diễn biến phức tạp, nhiều luồng tư tưởng biểu hiện xu hướng tả khuynh
và hữu khuynh. Trước tình hình đó, vấn đề cấp bách đặt ra là phải sớm thống

nhất tư tưởng hành động, nhằm tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng. Nhiệm vụ đặt ra là bằng mọi biện pháp phải ngăn chặn kịp thời xu
hướng đó, đồng thời tăng cường củng cố nội bộ Đảng, góp phần đẩy mạnh
phong trào cách mạng trước tình hình mới, với sự hiểu biết sâu sắc về lý luận
và thực tiễn cách mạng. Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ đã quyết định viết cuốn
sách “Tự chỉ trích”.
Biết đồng chí Nguyễn Văn Cừ là Tổng bí thư của Đảng, bọn mật thám
và tay sai ráo riết lùng bắt. Tên Phán Sinh, thanh tra mật thám đã có lần giăng
lưới bắt hụt đồng chí Nguyễn Văn Cừ tại nhà số 1, ngõ Gia Thịnh, gần chợ
Đội Cấn. Sau lần trốn thoát ấy, Xứ ủy Bắc Kỳ bố trí Tổng bí thư đến ở với
đồng chí Thi -Bí thư chi bộ, đang làm bồi bếp cho tên Phó giám đốc Ngân
hàng Đông Dương.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bố trí ở căn buồng nhỏ rất kín đáo,
ngay cạnh bếp ăn trên tầng thượng của Ngân hàng Đông Dương và được coi
như người nhà của đồng chí Thi, từ quê ra Hà Nội tìm công ăn việc làm.
Trong phòng không có giường, bàn ghế, chỉ có chiếc chiếu trải trên nền nhà,
vừa là chỗ nằm, vừa là chỗ ăn. Giữa những ngày tháng năm nóng nực gay gắt,
9


ngồi trong phòng kín với bộ quần áo xuềnh xoàng của người lao động, ngày
đêm miệt mài ngồi trên nền nhà, dựa lưng vào tường, lấy đùi làm bàn, Tổng bí
thư Nguyễn Văn Cừ viết tác phẩm “Tự chỉ trích”.
Trong thời gian này, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ rất ít ra ngoài, nhưng
vẫn có những cuộc tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc công việc với các đồng chí
Lương Khánh Thiện (Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ), Hoàng Văn Thụ (ủy viên thường
vụ Xứ ủy Bắc Kỳ) để bàn bạc công tác Đảng. Ngoài ra, ông còn thường xuyên
làm việc với đồng chí Đặng Xuân Khu và các đồng chí khác trong nhóm công
khai của Đảng nhằm trao đổi, chỉ đạo các hoạt động của các tờ báo Đảng.
Tác phẩm “Tự chỉ trích”, bút danh Trí Cường hoàn thành vào tháng 61939. Sau đó, được đưa cho đồng chí Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp,

Đặng Thai Mai tham gia ý kiến. Đồng thời, cử đồng chí Minh Tranh đưa tác
phẩm vào Nam Bộ để tranh thủ ý kiến của các đồng chí trong Ban Chấp hành
Trung ương, Xứ ủy Nam Kỳ và Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Sau đó, được nhà
xuất bản Dân Chúng ấn hành và phổ biến trong cán bộ và nhân dân.
Tác phẩm đã nêu tấm gương sáng về tính chiến đấu, về việc thực hiện
nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng, đã góp phần uốn nắn những
lệch lạc trong phong trào cách mạng và dân chủ, tăng cường sự thống nhất ý
chí và hành động trong Đảng; tác phẩm là văn kiện tổng kết những kỷ niệm
phong phú về việc thực hiện chính sách mặt trận của Đảng, thể hiện tầm nhìn
chiến lược, nó không chỉ có giá trị củng cố niềm tin, tăng cường sự thống nhất
ý chí và hành động toàn Đảng lúc bấy giờ, mà còn có giá trị thực tiễn to lớn là
cẩm nang của Đảng trong mọi thời kỳ về xây dựng củng cố sự đoàn kết thống
nhất và sức chiến đấu của Đảng nhất là trong công cuộc đổi mới, hội nhập
hiện nay.
Tự phê phán, tự chỉ trích những thiếu sót, những khuyết điểm trong
lãnh đạo phong trào của Đảng và các tổ chức của Đảng, đây chính là thái độ
duy nhất đúng không chỉ ở thời khắc của những năm 1939-1940 mà đã trở
thành kho tàng lý luận, là báu vật của Đảng. Theo đồng chí Nguyễn Văn Cừ,
10


thiếu sót của Đảng không ở mục tiêu của cách mạng, không ở quyết tâm của
Đảng mà ở phương pháp vận động, cách nhìn, ở nhận thức khách quan, từ đó
nẩy sinh những vấp váp làm hạn chế phong trào.
Sau này, trong bài viết “Một tấm gương Cộng sản vĩ đại”, nguyên
Tổng bí thư Lê Khả Phiêu trích lại lời cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ:
“Những người cộng sản có bổn phận nói thật cho quần chúng...”, “... chúng ta
phải biết nhìn nhận những khuyết điểm về chủ quan mà chính ta gây ra, chính
ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm...”, đồng thời “... phê bình Đảng là để
thống nhất tư tưởng, để rèn luyện mình, để đề cao uy tín và ảnh hưởng của

Đảng, nhằm làm cho Đảng ngày càng mạnh và cách mạng ngày càng phát
triển. Muốn vậy trong phê bình phải nắm vững mục đích xây dựng Đảng, xây
dựng đồng chí mình không được đả kích hoặc cường điệu những sai lầm
khuyết điểm của đồng chí mình...”.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ là người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo báo
Tin Tức, Dân Chúng và còn là tác giả của nhiều bài báo quan trọng đã được
đăng trên các tờ báo của Đảng. Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ là cây bút sắc
bén và nhạy cảm của thời cuộc, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta. Báo Dân
Chúng đã thực sự giữ vai trò tiên phong, mở đường tự do báo chí ở nước ta.
Sau đó, không chỉ ở Sài Gòn mà cả Hà Nội, Huế... ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ khá
nhiều tờ báo cách mạng tiếp tục ra đời.
Với vũ khí đó trong tay, những người cộng sản đã góp phần đẩy mạnh
cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ trong cả nước, trở thành cao trào cách mạng
vào thời cuối của Mặt trận dân chủ.
6. Nội dung của tờ báo
Giành được quyền tự do xuất bản, đó chỉ là bước đầu, Dân Chúng còn
có những trách nhiệm lớn lao, nặng nề:
- Chủ trương ngôn luận đúng đắn, không “tả” cũng không hữu, bợ đỡ,
rụt rè;

11


- Dùng lý luận kịp thời và tiến bộ, giúp độc giả tìm chân lý và vũ khí
tranh đấu sắc bén;
- Chọn tin tức đích xác và cần thiết cống hiến cho độc giả, giúp đồng
bào hiểu rõ thời thế;
- Kịch liệt tranh đấu chống chủ nghĩa Phát xít và các lý luận phản động,
hành động khiêu khích của bọn tờrốtxkít và các màu lý luận phản động khác;
- Phô bày những sự uất ức, những nỗi thống khổ, những nguyện vọng

thiết tha và bênh vực quyền lợi hàng ngày của các tầng lớp quần chúng.
- Nghiên cứu thắng lợi và thất bại của các cuộc đấu tranh để nâng cao
lực lượng tranh đấu và tinh thần đoàn kết của các lớp nhân dân, kết chặt lực
lượng thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương đòi các quyền tự do dân chủ, đòi
hòa bình, hạnh phúc, chống chế độ thuộc địa dã man, chống phát xít, chống
chiến tranh.
Dân Chúng đề cập đến tất cả các vấn đề trong cuộc vận động dân chủ
trên cả nước: đòi quyền tự do cho báo chí, tự do lập các hội ái hữu và nghiệp
đoàn, tự do hội họp và biểu tình, đòi thả hết các tù binh chính trị, đòi cải cách
các chế độ tuyển cử và các Hội đồng dân biểu, chống trở lại hiệp ước 1884;
và việc cải thiện đời sống, báo đòi cải cách chính sách thuế khóa, cải thiện đời
sống cho công nhân, nông dân, binh lính và học sinh; báo đấu tranh chống
chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, cổ động cho phòng thủ ở Đông dương theo
tinh thần tích cực, kết hợp với mở rộng tự do dân chủ và cải thiện đời sống
cho nhân dân lao động, chống tờrốtxkít, tăng cường phối hợp đấu tranh giữa
mặt trận Dân chủ Đông dương với Liên Xô và Mặt trận dân chủ chống phát
xít ở các nước, trước hết là ở Pháp và Trung Quốc.
Tờ báo làm một phần nhiệm vụ tuyên truyền lý luận, đường lối, quan
điểm, chính sách của Đảng, qua việc đăng một số văn kiện của Đảng. Tuy
nhiên đây là tờ bán công khai của Đảng nhưng ẩn danh, nên báo chỉ đề cập
đến tổ chức và hoạt động của các hội ái hữu, tương tế và nghiệp đoàn, các
đoàn thể văn hóa…có tính quần chúng rộng rãi, thông thường, không viết về
công tác xây dựng nội bộ Đảng.

12


Nội dung chính của báo Dân Chúng là:
- Tuyên truyền lý luận, đường lối quan điểm chính sách của Đảng;
- Cổ động và tổ chức quần chúng đấu tranh thực hiện các khẩu hiệu dân

chủ và chống chiến tranh phát xít;
- Đấu tranh chống tờrốtxkít;
- Cổ vũ cho mặt trận dân chủ Đông Dương, ủng hộ mặt trận dân chủ ở
các nước đấu tranh chống phát xít, đặc biệt là ở Tây Ban Nha, Trung Quốc,
ủng hộ mặt trận bình dân Pháp, chống sự hữu khuynh của Chính phủ Pháp,
ủng

hộ

Liên

7.

Hình

bang Xô Viết.
thức của tờ báo

Trong các số báo, Dân Chúng trình bày hết bài này sang bài khác,
không trang trí bắt mắt và dàn trang như các báo hiện nay. Tuy nhiên cũng có
ảnh và chú thích kèm theo để bài viết thêm sinh động, chủ yếu đối với các tin,
bài quan trọng.
Ví dụ: Năm thứ 2, số 51, mỗi số 4 xu, thứ bảy 31 Mars 1939 có các loạt bài:
Nhân ngày kỷ niệm phụ nữ quốc tế, có một loạt bài: Phụ nữ Đông
Dương phải làm gì? Bao gồm các bài:
Lịch sử đấu tranh vẻ vang của ngày 8 tháng 3
Phụ nữ đứng trước tình thế ngày nay
Chị em ta liệu tính sao?
Đồng chí Cơrrup Caida từ trần
Cần phải giải quyết vấn đề tăng tiền công và tuần lễ 40 giờ ở Bason

theo lượng khoan hồng của Mặt trận bình dân
Tự do báo chí hay là tự do nói nhảm
Anh bạn Ng- An- Ninh đã được thả hôm qua
Dưới quyền cai trị của De Montaigut nhiều cuộc đâm chém xảy ra, phải
chăng là vì cờ bạc được tự do
Chung quanh vấn đề Nhựt chiếm Hải Nam, phần Tin tức thế giới có các
loạt bài:
Bình dân Tây Ban Nha kháng chiến tới cùng
13


Tây Ban Nha: Tổng tống Azana từ chức; Vẩn cương quyết kháng chiến.
Anh: Chemberlain bị phản đối
Đức: Goering sang ý
Ba Lan: Lại biểu tình chống Đức
Palestine: Dân A-Rập chống Anh; Các nước rủ nhau nhìn nhận Franco.
Pháp: Petain được cử làm sứ thần; Một con đường xe lữa xuyên Sahara
Mễ Tây Cơ: Tên phản tướng phát xit Cedillo đả chết
Liên Xô: Sẽ có một con đường hầm từ Liên Xô sang Mỹ
Trường Kỳ kháng Nhật, máy bay tàu hoạt động
Quân tàu chống cự ở Hải Nam
Xã trưởng bị cách bị cách chức

Và có một số tin quảng cáo: Trình bày trong các khung chữ nhật, ngôn
từ bình dân, dễ đọc, dễ hiểu.
II. Vai trò của báo Dân Chúng
1. Ưu và hạn chế
Ra đời trước sự ngăn cấm và kiểm tra gắt gao của chính quyền thực dân
Pháp, để tồn tại, phát triển, những người làm báo phải có cách viết thông
minh, khéo léo để vừa che mắt được kẻ thù, vừa tuyên truyền, cổ vũ cho

phong trào cách mạng. Trong số báo đầu tiên, Dân Chúng đã đưa ra tôn chỉ,
mục đích hoạt động là: “Dân Chúng nguyện làm cơ quan chung cho tất cả
những ai muốn cho xứ Đông Dương khỏi phải chìm đắm trong vòng tối tăm
cùng khổ”. Đây được coi là bước đi thành công đầu tiên của Dân Chúng, mở
ra sự phát triển mới cho tờ báo mà chính quyền Pháp ở Đông Dương khi đó
không có lý do gì để phản đối.
Lúc mới ra đời, những bài viết còn trình bày rời rạc, chưa theo một hệ
thống nhất định, từ số 15 trở đi, báo Dân Chúng đã đạt được cách trình bày
thống nhất và mạch lạc theo chủ đề. Chẳng hạn, những bài viết nhằm tuyên
truyền đường lối cách mạng của Đảng chủ yếu được trình bày ở trang nhất,

14


những nội dung khác, được tập hợp theo từng đối tượng phản ánh hoặc
chuyên mục, chẳng hạn chuyên mục "Tiếng dội thôn quê" tập hợp các tin tức,
bài viết về cuộc sống và phong trào đấu tranh của nông dân; "Mặt trận thợ
thuyền" phản ánh cuộc sống sinh hoạt và biểu tình của thợ thuyền...
Ngày 7-9-1939, nhà cầm quyền Pháp đã ra lệnh đóng cửa báo Dân
Chúng, tịch thu toàn bộ tài sản, đưa mật thám truy lùng bắt bớ những người
đã cộng tác với báo và ban biên tập.
Mặc dù chỉ tồn tại hơn một năm, phát hành được 81 số nhưng tờ báo
Dân Chúng đã ghi một chiến công có ý nghĩa lịch sử, đó là mở đường cho tự
do báo chí. Báo Dân Chúng cũng là tờ báo ra được nhiều số, đứng thứ 3 trong
lịch sử báo chí trước tháng 8-1945, là tờ báo được vinh dự đăng bài đầu tiên
của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho báo trong nước trong thời kỳ vận động
dân chủ, là tờ báo in có số lượng cao nhất, có nhiều bạn đọc nhất trên đất
Đông Dương trong cả quá trình lịch sử trước Cách mạng Tháng 8. Sự ra đời
của báo Dân Chúng là nét son quan trọng trong trang sử truyền thống báo chí
Việt Nam.

Báo Dân Chúng đóng một vai trò tích cực trong việc nhận thức đúng
đắn về Mặt trận nhân dân Pháp và Chính phủ của Mặt trận. Báo phê phán
những người, sau khi thấy Chính phủ Mặt trận ban hành một số công việc cải
cách, nhất là việc tha hàng loạt tù chính trị, thì có xu hướng đánh giá quá cao
vai trò tiến bộ của Chính phủ Pháp, có phần trông chờ, ỷ lại vào việc ban ơn,
ít lo củng cố lực lượng của bản thân mình; đến khi chính phủ đó khuynh hữu,
nhiều điều cải cách nửa chừng hoặc không làm thì lại nảy sinh những tư
tưởng bi quan, không thấy những yếu tố tiêu cực của nó, đồng thời không
thấy vai trò quyết định mọi thắng lợi là ở lực lượng bản thân quần chúng
Đông Dương do Đảng ta lãnh đạo. Mặt khác báo cũng phê phán tư tưởng
không đúng, không tin sự hỗ trợ của Mặt trận nhân dân và chính phủ của Mặt
trận, qua một số việc làm tiêu cực ngày càng phát triển.

15


Dân Chúng đã làm tròn nhiệm vụ của mình trong việc cổ vũ các lực
lượng cổ vũ các nước đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, tranh thủ những
thắng lợi của lực lượng dân chủ ở các nước để động viên các lực lượng dân
chủ ở Đông Dương hăng hái đấu tranh chống bọn cầm quyền phản động thuộc
địa, chống chủ nghĩa phát xít, đặc biệt là phát xít Nhật đang trực tiếp hăm dọa
nhân dân Đông Dương.
Ưu điểm và thành tích của báo Dân Chúng rất to lớn. Nó có ý nghĩa
lịch sử quan trọng. Đương nhiên, Dân Chúng cũng có những khuyết điểm và
nhược điểm, cũng cần phải nói rằng, khuyết điểm và nhược điểm là do từ
chính sách, chủ trương của Đảng trên một số vấn đề cụ thể trong sự chuyển
hướng chỉ đạo chiến lược trước tình hình mới nhưng cũng có khi, là do bản
thân tờ báo, do cán bộ biên tập chưa nắm vững chủ trương, chính sách của
Đảng. Tuy Dân Chúng là cơ quan trung ương được Trung ương Đảng chỉ
đạo, nhưng trung ương lại bí mật, cơ quan ở xa tòa báo. Đồng chí Tổng bí thư

và các đồng chí ủy viên không thể đến làm việc ở tòa soạn hay gặp gỡ các cán
bộ biên tập luôn được. Có thời gian trong Nam chỉ có một đồng chí ủy viên
trung ương phải lo lắng biết bao nhiêu công việc, nên làm việc với báo Dân
Chúng không nhiều.
Về tòa soạn, số lượng cán bộ biên tập thì ít, nhiệt tình cách mạng của
cán bộ thì cao nhưng trình độ lý luận, nghiệp vụ có nhiều hạn chế. Phần đông
là tự dọc trong sách, báo hay được dự một vài lớp ngắn hạn do chi bộ nhà tù
mở nên kiến thức về chủ nghĩa Mác- Lênin, nói chung chưa có hệ thống, nghề
báo lại mới mẻ, nhất là báo công khai của Đảng bí mật; hoàn cảnh chính trịxã hộ phức tạp, một tờ báo Đảng khi ra một tuần một số lúc hai số, không thể
đấu tranh kịp thời với rừng báo đủ các loại do đó việc khắc phục khuyết điểm
không phải dễ dàng, có khi thấy được vấn đề nhưng điều kiện khách quan
không cho phép thực hiện.

16


2. Dấu ấn của báo Dân Chúng
Tờ báo đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam xuất bản công khai ở
Việt Nam
Đó là tờ Dân Chúng, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng Sản Đông
Dương, xuất bản ở Sài Gòn, số ra đầu tiên ngày 22/07/1938.
Người sáng lập là Tổng bí thư Đảng Nguyễn Văn Cừ. Đây cũng là tờ
báo đầu tiên công nhiên chống lại các sắc lệnh và nghị định của chính quyền
thực dân buộc các báo tiếng Việt phải xin phép, sau khi Toàn quyền Đông
dương ra nghị định xin phép mới được xuất bản.
Từ khi ra đời, Dân Chúng là tờ báo có số lượng in nhiều bậc nhất lúc
đó. Số 1 in 1,000 bản, số 2 in lên đến 2,000 bản và lên nữa. Hai số đặc biệt kỷ
niệm lần thứ 9 ngày thành lập Đảng (số 40 và 41) in với số lượng 1 vạn bản.
Số Xuân 1939 in 1,5 vạn bản. Thông thường báo dao động ở số lượng trên
dưới 6,000 bản.

Báo ra cuối cùng số 80 ngày 30-8-1939, sau đó ngừng xuất bản. Ngày
13-10-1939, Toàn quyền Đông dương ra lệnh xuất bản báo Dân Chúng (Báo
chí Việt Nam- Những sự kiện đầu tiên và nhất).
Tờ báo đầu tiên xuất bản không phải xin phép
Dân Chúng là tờ báo của cơ quan của Trung ương Đảng cộng sản Đông
Dương, xuất bản ở Sài Gòn, là tờ báo đầu tiên công nhiên chống lại sắc lệnh
và nghị định của chính quyền thực dân buộc các báo tiếng Việt phải xin phép,
ra số 1 vào ngày 22- 7- 1938 buộc chính quyên thuộc địa phải bị động ra Nghị
định ngày 30- 8- 1938 thừa nhận tự do xuất bản báo chí ở Nam kỳ không
phải xin phép.
Dân Chúng không công khai lấy danh nghĩa là cơ quan Trung ương của
Đảng cộng sản Đông Dương, nhưng tờ báo này đã đăng một số văn kiện của
Đảng, là một trong hai tờ báo lúc đó (tờ Le Puple cũng là cơ quan Trung ương
của Đảng in bằng tiếng Pháp) đăng văn kiện Đảng ngoài ra không có một tờ
nào khác.
17


KẾT LUẬN
Dân Chúng sống vào những năm tháng mà tình thế ngày càng phức tạp,
đấu tranh rất gay go, đã lợi dụng mọi khả năng hợp pháp để chiến đấu và
chiến thắng, vượt qua mọi khó khăn (thiếu tiền in báo, báo in rồi bị tịch thu,
bị cấm lưu hành ở nơi này, nơi khác, cán bộ biên tập mấy lần bị bắt ra tòa và
tống vào khám lớn Sài Gòn…). Với lòng dũng cảm và trí thông minh, Dân
Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc động viên và tổ chức trong cao trào
cách mạng vào thời kỳ cuối cùng của Mặt trận dân chủ. Báo Dân Chúng là
một bức tranh lớn, toàn cảnh, sinh động về tình hình chính trị- xã hội ở Đông
Dương trong thời điểm này. Không có tờ báo nào gặp lắm thủ đoạn cản trở,
phá hoại của kẻ thù như tờ Dân chúng.
Dân Chúng cùng các sách báo khác của Đảng hình thành nột binh đoàn

hung dũng tiến công vào chế độ phản động thuộc địa của Pháp ở Đông
Dương, khơi động mạnh mẽ tình cảm cách mạng trong quần chúng để chuẩn
bị thắng lợi to lớn về sau.
Hàng chục năm qua kể từ khi Dân Chúng bước lên vũ đài báo giới và
cũng là bốn mươi năm đấu tranh quyết liệt với các loại kẻ thù thay thế nhau
cướp nước ta, bao nhiêu vụ lùng sục, khám xét, bắt bớ, có lẽ hiếm có người
còn giữ được ít nhiều tờ báo này. Ngay các cơ quan nhà nước lưu trữ đầy đủ
báo Dân Chúng để phục vụ bạn đọc nghiên cứu, tham khảo cũng hiếm. Lần
dở những trang báo vàng ố, đôi khi rách, nát đòi hỏi chúng ta phải nhẹ tay
nâng niu, càng làm cho chúng ta xúc động.
Từ những khẩu hiệu đấu tranh cho dân chủ đơn sơ, còn bị kẻ thù khủng
bố, chưa nói gì đến độc lập dân tộc, đến chủ nghĩa xã hội ngày nay, chúng ta
đã có Tổ quốc hoàn toàn độc lập, thống nhất, đang lao động chủ nghĩa xã hội,
và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, lòng chúng ta sung sướng và
tự hào biết bao. Chúng ta biết ơn, kính mến các đồng chí mà Đảng cho ra
công khai tổ chức, biên tập, quản lí, cổ động cho báo, tìm cách nuôi sống báo
18


từng số, từng số; bàn hế mộc mạc, ăn cơm nhờ quần chúng, ngủ ngay trên nền
nhà, nằm ngay trên bàn làm việc, lúc nào cũng lạc quan, chỉ biết lo cho số
phận của tờ báo, không lo cho mình mặc dù biết rất rõ mật thám không lúc
nào bỏ lơ nửa bước. Và thiếu gì chứng cớ do chúng bày ra một cách vô lí
không thể tưởng tượng được để tống giam, tra tấn, kết án.
Phần lớn các đồng chí biên tập báo dân chúng đã hi sinh nơi trường
bắn, trong nhà tù, trên chiến trường chống thực dân Pháp và chống đế quốc
Mỹ vừa qua. Cuộc đời cách mạng của các đồng chí, sự nghiệp làm báo của
các đồng chí là tấm gương sáng cho thế hệ đương thời và mai sau học tập, noi
theo để chiến đấu cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Những đồng chí còn sống nay đã nhiều tuổi, vẫn giữ niềm lạc quan,

khuyến khích chúng ta tiếp bước dũng cảm tiến lên vì lý tưởng cách mạng vĩ
đại của Đảng.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

GS. TS Đỗ Đỗ Quang Hưng (Chủ biên). Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-

2.

1945, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
GS.TS Đỗ Quang Hưng cùng một số Thạc sĩ. Tập bài giảng Lịch sử báo chí

3.

Việt Nam, Khoa báo chí Đại học KHXH&NV TP HCM, 2009.
Nguyễn Thị Thúy Hằng, Dòng báo chí chính trị với đời sống chính trị Việt
Nam giai đoạn 1925 – 1945 (Phần mở đầu và tổng quan tình hình nghiên cứu
của luận án Tiến sĩ – Khoa báo chí, trường Đại học KHXH&NV, Đại học

4.
5.

Quốc gia Hà Nội), 2014.
Nguyễn Thành. Báo Dân chúng, NXB TP HCM, 1981.
Báo Dân Chúng 1938-1939 - Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. NXB Lao động


6.

- Hà Nội, 2000.
Nguyễn Thành (Chủ biên). Báo chí cách mạng Việt Nam 1925- 1945. NXB

7.
8.

Khoa học Xã hội- Hà Nội, 1984.
Hồng Chương. Tìm hiểu Lịch sử Báo chí Việt Nam.
Trần Nam Tiến (chủ biên), Nguyễn Thanh Lợi, Nguyễn Thị Minh Thúy…;
Ảnh: Nguyễn Thanh Lợi, Trần Tiến Dũng. Báo chí Việt Nam- Những sự kiện

đầu tiên và nhất.
9. Báo Quân đội nhân dân ra ngày 26/06/2012.
10. Báo Vietnamnet, ra ngày 21/6/2008.
11. .

20


MỤC LỤC

21



×