Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Soạn bài Khóc Dương Khuê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.15 KB, 3 trang )

Soạn bài:

KHÓC DƯƠNG KHUÊ
--- NGUYỄN KHUYỄN ---

I.TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909).
- Hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên Nguyễn Thắng
- Xuất thân trong một gia đình nhà Nho, thong minh, học giỏi, đổ đầu cả ba kì thi
(Hội – Hương – Đình), còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đồ.
- Là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân sâu
nặng.
- Sáng tác của ông bao gồm thơ, văn, câu đối, nhưng phần lớn là thơ.
- Nội dung thơ Nguyễn Khuyến:
+ Bộc bạch tâm sự
+ Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên và người dân quê
+ Châm biếm, đả kích tầng lớp thống trị và bọn xâm lược
2. Tác phẩm:
- Dương Khuê là người làng Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Tây. Ông sinh ra trong
gia đình nhà Nho, gia đình có truyền thống hiếu học do đó ông cũng ảnh hưởng từ
gia đình. Ông là người có tài chí, là người văn hay chữ tốt, ông cũng tham gia
nhiều khoa thi. Năm 1864, ông đỗ Cử nhân (cùng khoa này có Nguyễn Khuyến đỗ
Giải nguyên); nhưng vào kinh thi Hội, thì bị hỏng khoa đầu. Năm Mậu Thìn
(1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Tiến sĩ. Dương Khuê và Nguyễn
Khuyến là đôi bạn rất thân, đều là hai vị quan có tài nhưng họ lại chọn con đường
khác nhau, Nguyễn Khuyến lui về ở ẩn còn Dương Khuê vẫn tiếp tục làm quan.
- Bài thơ “ Khóc Dương Khuê” được Nguyễn Khuyến viết khi nhận được tin bạn
mất, rất buồn và xót thương cho bạn ông đã thể hiện tình cảm đó bằng những vần



thơ mang đượm tâm trạng đó. Bài thơ mới đầu có tên “ Vãn đồng niên Vân Đình
tiến sĩ Dương thượng thư”. Sau đó tác giả tự dịch ra chữ Nôm lấy tên “ Khóc bạn”
rồi sau này quen gọi là “ Khóc Dương Khuê”.
- Thể thơ: song thất lục bát

II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Bài thơ có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Hai câu đầu): nỗi xót xa, đau đớn khi nghe được tin bạn mất
- Đoạn 2 (Từ câu 3 đến câu 22): Nhớ lại những kỷ niệm xưa giữa hai người và
thâm trạng thời cuộc của nhà thơ.
- Đoạn 3 (Phần còn lại): nỗi buồn khi thiếu người tri kỉ.
Bố cục này đã thể hiện một cách chân thực mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình tác
giả trước sự ra đi của người bạn tri âm tri kỉ.
Câu 2: Tình bạn thắm thiết, thủy chung của nhà thơ được thể hiện qua:
a.

Nỗi đau của nhà thơ khi nghe tin bạn mất

– Câu đầu bài thơ thông báo cho mọi người về tin bác Dương đã mất, nhà thơ
không nói bác Dương mất, hay là đi mà lại nói thôi đã thôi rồi để giảm đi nỗi đau
xót trong lòng mình
– Nước mây cũng man mác buồn trước sự ra đi của bác và nhà thơ thì ngậm ngùi
mà xót xa
→ Hai câu thơ đầu nhà thơ vừa kịp thông báo về sự ra đi của người bạn tri kỉ lại
vừa thể hiện được nỗi đau khi mất bạn
b.

Những kỉ niệm ngày xưa của nhà thơ và bạn mình


– Khi mới đăng khoa hai người đã trở nên thân thiết và hiểu nhau, sớm tối có
nhau, yêu trước kính sau. Đó phải chăng là duyên phận cho hai người trở thành tri
kỉ
– Không chỉ khi đăng khoa mà hai người còn cùng nhau đi đến những nơi dặm
khách xa xôi hay đi nghe hát lựa cầm xoàng


– Và hai người còn là bạn rượu của nhau nữa
– Và đặc biệt là bạn văn, hai người bàn soạn câu văn
– Cả đến những buổi thăng trầm bác Dương cũng vẫn ở bên cạnh nhà thơ có vui
cùng hưởng có nạn cùng chia
→ Họ quả là những người bạn tri âm tri kỉ, không quản khó khăn, không hề hai
lòng
– Tuy nhiên kể từ khi hai người đều già, nếu như trước kia một năm gặp nhau ba
lần thì giờ già thêm nhác không muốn bước
– Khi gặp thì nắm chân tay mà hỏi hết chuyện xa đến chuyện gần
→ Tần ấy kỉ niệm của một đôi bạn thân tri kỉ cứ như một cơn gió tự nhiên thổi
vào tâm hồn nhà thơ, trước nỗi đau bạn mất, nhà thơ không sao không nhớ đến tình
bạn đẹp đẽ và những kỉ niệm giữa hai người
c.

Nỗi đau khôn tả trước hiện thực mất mát ấy

– Kể tuổi của nhà thơ còn hơn bác Dương mấy tuổi nhưng lại phải đưa tiền người
trẻ hơn đi trước, nhà thơ phải đau trước bạn mấy ngày
– Nghe tin bác Dương đã đi mà nhà thơ chân tay như rụng rời
– Hiện thực đau khổ nhà thơ bây giờ rượu ngon không có bạn hiền thì làm sao có
thể ngon được nữa
– Điệp từ “không” được điệp lại tới 3 lần thể hiện sự đau xót của nhà thơ
– Thơ văn kia không có ai cùng bàn soạn

– Giường kia cũng treo hững hờ
– Đàn kia gẩy cũng ngần ngơ tiếng đàn
– Nhà thơ nói như không chấp nhận được sự thật ấy, bác Dương đi rồi bảo ở lại
cũng chẳng ở, thôi thì nhà thơ lấy nhớ làm thương
– Tuổi già sức yếu hơi đâu ép lấy hai hàng lệ rơi
Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ:
- Nói giảm nói tránh : " Bác Dương thôi đã thôi rồi"
→ Giảm nỗi đau thương khi nhắc đến sự ra đi của người tri kỉ.
- Điệp ngữ : điệp các từ "không", "thương", "thôi" ....
→ cho thấy cách dùng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến cũng như thể hiện rõ
nét sự đau xót, trống vắng, cô đơn khi mất đi người tri âm tri kỉ.
- Dùng điển cố : diễn tả súc tích những kỉ niệm của Nguyễn Khuyến với Dương
Khuê...



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×