Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Tổng hợp các quy trình kỹ thuật canh tác mãng cầu Xiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.67 MB, 48 trang )



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

TỔNG HỢP CÁC QUY TRÌNH
KỸ THUẬT CANH TÁC MÃNG CẦU XIÊM
(Annona muricata L.)

TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG
(Kết quả đề tài: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và xây dựng
mô hình VietGAP trên cây mãng cầu xiêm Tân Phú Đông)

Tiền Giang, năm 2016


Chịu trách nhiệm xuất bản:
ThS. Dương Văn Bon
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang
Biên tập và thực hiện:
ThS. Dương Văn Bon - Giám đốc Sở KH&CN Tiền Giang
ThS. Nguyễn Công Uẩn - Trưởng phòng Quản lý khoa học
KS. Nguyễn Phan Dũng - Phó Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành
ThS. Phan Hà - Chuyên viên


QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY MÃNG CẦU XIÊM


(Annona muricata L.) TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG
Nguyễn Vũ Sơn, Võ Hữu Thoại và Huỳnh Thanh Lộc
Viện Cây ăn quả miền Nam
I. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia
sản xuất trái mãng cầu xiêm tại huyện Tân Phú Đông - Tiền Giang,
nhằm:
- Sử dụng phân bón có hiệu quả, hợp lý trên cây mãng cầu xiêm.
- Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và
quản lý chất lượng sản phẩm.
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất có hiệu
quả.
II. Yêu cầu sinh thái:
1. Nhiệt độ:
Mãng cầu xiêm là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng, ẩm. Yêu cầu về
nhiệt độ cao, không chịu lạnh dù là tương đối. Nhiệt độ dưới 5°C sẽ
làm lá và các cành nhỏ hỏng và nhiệt độ dưới 3°C thì cây có thể chết,
vì vậy cây mãng cầu xiêm được trồng chủ yếu ở miền Nam. Ở độ cao
1.000m so với mực nước biển, cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Ở Tây nguyên đều có thể trồng được, nhưng ở Bảo Lộc - Lâm Đồng thì
không trồng được. Cây đòi hỏi về lượng mưa và ẩm độ cao.
3


2. Về đất đai:
Mãng cầu xiêm thích hợp với đất phù sa nhiều thịt, giàu chất hữu
cơ, giữ độ ẩm ổn định và thoát nước tốt, pH tốt nhất từ 6-7,5. Tầng
canh tác của đất để trồng mãng cầu xiêm không dày vì rễ ăn nông.
Tuy nhiên, đất pha sét, pha cát cũng chịu được.
Hiện nay, cây mãng cầu xiêm ghép lên gốc bình bát nên có thể

trồng ở những vùng bị ngập úng, nhiễm mặn, phèn.
III. Nội dung quy trình canh tác cây mãng cầu xiêm:
1. Giai đoạn sau thu hoạch đến ra hoa:
Lượng phân bón:
Phân bón đóng vai trò quan trọng đối với quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây mãng cầu xiêm, đồng thời ảnh hưởng đến
năng suất, phẩm chất quả mãng cầu xiêm. Ngoài ra, sử dụng phân
bón không đúng cách sẽ làm đất đai ngày càng bị chai cứng, mất
khả năng sản xuất, dẫn đến hoang hóa. Lượng phân bón cho mãng
cầu xiêm có hiệu quả ở giai đoạn cây 5 năm tuổi là: 700g N + 750g
P2O5 + 600g K2O + 10kg hữu cơ vi sinh/cây/năm. Tùy vào tuổi cây
mà lượng phân gia giảm từ 10 đến 20% cho thích hợp. Lượng phân
bón được chia thành 2 vụ trái tập trung của cây trong năm, mỗi vụ
trái bón 50% lượng phân trên.
Tỉa cành tạo tán:
Được thực hiện ở thời điểm đầu mùa mưa.
Tỉa cành tạo tán nhằm tăng diện tích lá hữu hiệu cho quang hợp
của bộ lá; duy trì sức sống tốt của cây, bảo đảm sự cân bằng sinh
trưởng và kết trái; để thuận lợi trong việc chăm sóc cây cũng như
thụ phấn bổ sung, nên khống chế chiều cao của cây từ 2,5 đến 3m.
Hàng năm cần cắt ngọn để khống chế chiều cao của cây, tỉa thưa
cành trong tán và tỉa bỏ cành ngoài tán từ 0-40cm để cây có bộ tán
thông thoáng cân đối, không giao tán.
Bên trong tán cần tỉa bỏ các cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành
không có khả năng mang quả.
4


Sau khi cắt cành, nhánh, cần quét phủ lên bề mặt vết cắt bằng
keo dán gỗ kết hợp với thuốc Mancozeb (Dithan M-45 80WP) hay

Thiophanate-Methyl (Topsin M 70WP) hay Benomyl (Funomyl
50WP) pha theo tỷ lệ 100ml keo và 1 muỗng canh thuốc. Dao hay
kéo cắt cần được xử lý sau mỗi lần cắt cành với thuốc tẩy gia dụng
Javel 25%.
Bón phân lần 1:
Trong giai đoạn này, bón phân chứa nhiều đạm và lân để giúp
cây phục hồi dinh dưỡng, đồng thời phát triển bộ rễ mới chuẩn bị
nuôi cho đợt trái tiếp theo.
Được tiến hành sau khi tỉa cành tạo tán, lượng phân được bón:
20% N + 20% P2O5 + 10% K2O + 50% phân hữu cơ vi sinh, tương
đương 300g Urê + 940g Super lân + 100g Kali + 5kg phân hữu cơ
vi sinh. Ở giai đoạn này có thể kết hợp phun các loại phân bón lá có
hàm lượng đạm cao như: 30-10-10, 40-4-4…
Bón phân lần 2:
Sau khi bón phân lần 1 được 1,5 tháng, tiến hành bón phân lần 2
ở giai đoạn trước khi ra hoa. Trong giai đoạn này cần tỉa bỏ những
chồi vượt mọc bên trong tán.
Trong giai đoạn này bón ít đạm, nhiều lân và Kali sẽ hạn chế cây
ra lá non, đồng thời giúp cây phân hóa mầm hoa. Lượng phân bón
là 10% N + 20% P2O5 + 20% K2O, tương đương 150g Urê + 940g
Super lân + 200g Kali. Ở giai đoạn này có thể kết hợp phun các
loại phân bón lá có hàm lượng lân và Kali cao như MKP (0-52-34),
Bloom Plus (Schultz) (10-60-10, 6-30-30),...
Thụ phấn bổ sung:
Sau khi cây ra hoa, tiến hành thụ phấn bổ sung cho hoa. Chọn
những hoa mọc ở đầu cành nhỏ, hoặc hoa có kích thước nhỏ để lấy
phấn. Chọn những hoa mọc trên thân chính, cành lớn có cuống hoa
to, kích thước lớn, không bị sâu bệnh để thụ phấn. Khi thấy 3 cánh
hoa trong nở he hé tức là nướm đã già, mở nhẹ 3 cánh hoa trong để
quan sát nếu thấy nướm nhụy cái tươm mật thì tiến hành thụ phấn.

5


Kỹ thuật thụ phấn: Kẹp chặt cuống hoa giữa ngón tay trỏ và
ngón tay giữa, dùng ngón cái mở nhẹ một cánh hoa ra, dùng que có
bông gòn hay cọ mềm chấm lên hạt phấn rồi phết lên nướm nhụy
cái nhẹ nhàng và đều tay.
Tưới nước cho cây:
Trong mùa khô tại huyện Tân Phú Đông, mãng cầu xiêm có thể
được tưới nước từ 2-3 lần/tuần, độ mặn của nước có thể tưới cho
cây trong khoảng 6-11‰.
Vét bùn bồi liếp, tủ gốc:
Vào mùa nắng, nên bồi thêm đất khô hay bùn ao vào liếp mãng
cầu xiêm.
Vào mùa khô cần phủ kín mặt liếp bằng rơm rạ, lá dừa, thân đậu
hay cỏ khô…
2. Giai đoạn đậu trái đến thu hoạch:
Bón phân:
Giai đoạn này các loại phân bón chứa hàm lượng đạm và Kali
cao được sử dụng để trái phát triển và làm tăng phẩm chất của trái.
Giai đoạn này được bón phân 2 lần:
Lần 1: Sau khi đậu trái 1 tháng bón: 10% N + 5% P2O5 + 10%
K2O, tương đương 150g Urê + 235g Super lân + 100g Kali.
Lần 2: 1,5 tháng sau khi bón lần 1 bón: 10% N + 5% P2O5 + 10%
K2O, tương đương 150g Urê + 235g Super lân + 100g Kali.
Ngăn ngừa hiện tượng trái chín non:
Trong năm, trái mãng cầu xiêm bị hiện tượng trái chín non
thường xảy ra ở 2 thời điểm: đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, nhưng
chủ yếu tập trung ở thời điểm sau cơn mưa lớn đầu mùa, 3-5 ngày
sau đó hiện tượng trái chín non xuất hiện và kéo dài 10-15 ngày sau

đó. Để hạn chế hiện tượng trái chín non, cần phun NAA ở nồng độ
20ppm (tương đương 0,2ml HQ 301/lít nước), phun 2 lần, mỗi lần
6


phun cách nhau 7 ngày ở thời điểm sau khi đậu trái 2 tháng hay trái
có đường kính từ 5 đến 6cm. Hay bón 200 đến 300g Ca(NO3)2/cây
để hạn chế hiện tượng trái chín non.

Sơ đồ tóm tắt: Quy trình kỹ thuật canh tác cây mãng cầu xiêm
(Annona muricata L.) tại huyện Tân Phú Đông trong 1 vụ tráỉ
7


QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP CÁC LOẠI SÂU HẠI
TRÊN CÂY MÃNG CẦU XIÊM (Annona muricata L.)
TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG
Huỳnh Thanh Lộc, Nguyễn Thị Kim Thoa,
Lương Thị Duyên và Nguyễn Văn Hòa
Viện Cây ăn quả miền Nam
I. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Quy trình này áp dụng đối
với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm
trái mãng cầu xiêm Tân Phú Đông - Tiền Giang, nhằm:
- Phòng trừ côn trùng gây hại trên cây mãng cầu xiêm đạt hiệu
quả cao.
- Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và
quản lý chất lượng sản phẩm.
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất có hiệu quả.
II. Sâu hại mãng cầu xiêm
1. Sâu đục trái Conogethes punctiferalis Guen

Họ: Pyralidae; bộ: Lepidoptera.
Đặc điểm hình thái
Trứng có hình bầu dục, màu vàng nhạt, kích thước tương đối
lớn. Ấu trùng đầu màu nâu, thân màu hồng, trên lưng có những đốm
8


nhỏ màu nâu và lông nhỏ cứng. Nhộng màu vàng nâu, khi sắp vũ
hóa chuyển sang màu nâu, dài khoảng 13mm, chiều ngang 4mm.
Thành trùng là một loại bướm, màu vàng, trên cánh có nhiều chấm
nhỏ màu đen, chiều dài sải cánh 2,5mm, chiều dài thân 12mm.
Đặc điểm sinh học và cách gây hại
Thành trùng hoạt động chủ yếu vào ban đêm, khoảng từ 22 giờ
cho đến 5 giờ sáng, ban ngày chúng ẩn mình trong các tán lá dày.
Cả thành trùng đực và cái đều sống trên mật hoa của cây ký chủ và
những cây khác trong vườn.
Sau khi vũ hóa khoảng 3 ngày thì bắt cặp. Trứng được đẻ ngay
trên trái non, mỗi con cái đẻ trung bình khoảng 30 trứng. Trứng
thường nở vào lúc sáng sớm, thời gian ủ trứng 4-6 ngày. Ấu trùng
có 5 tuổi, ấu trùng sau khi nở sẽ đục vào bên trong trái làm trái biến
dạng, rụng sớm do sâu thường tập trung gây hại tại phần cuống trái.
Sâu hóa nhộng tại nơi tiếp xúc giữa các trái với nhau hoặc gần
cuống trái. Trái lớn sâu không đục vào bên trong mà chỉ tấn công
phần thịt trái dưới vỏ trái làm trái mất giá trị thương phẩm (tại vị
trí sâu tấn công, trái sẽ bị méo, phát triển không đều và bị thối khô
đen). Thường thì có khoảng 2 con/trái, tuy nhiên khi mật số cao có
thể phát hiện 6-12 con/trái. Hóa nhộng bằng cách nhả tơ kết phân
thành một lớp kén mỏng và hóa nhộng trong kén trên cuống trái.
2. Rệp sáp phấn Planococcus lilacinus và Pseudococcus sp.
Họ: Pseudococcidae; bộ: Homoptera.

Đặc điểm hình thái
Ấu trùng mới nở kích thước rất nhỏ, cơ thể chưa phủ bột sáp
trắng, râu đầu và chân rõ ràng, di chuyển nhanh nhẹn. Thành trùng
đực cơ thể phân thành 3 phần rõ rệt, có 1 cặp cánh trước phát triển,
râu đầu dài, nhiều đốt và có nhiều lông cứng trên râu.
Thành trùng cái luôn có dạng hình trứng, cơ thể vồng lên, đầu
ngực và bụng gần như liên kết với nhau. Màu sắc con cái biến
động từ vàng nhạt, xám hay hồng nhạt. Râu đầu có 2-9 đốt nhưng
9


thoái hóa thường còn 1-3 đốt. Chân bình thường có 5 đốt nhưng
thoái hóa, cuối bàn có một vuốt hình nón. Có 2 cặp lỗ thở ngực,
cặp lỗ thở trước nằm ở giữa đốt ngực trước và ngực giữa, cặp lỗ
thở sau nằm ở giữa đốt ngực giữa và đốt ngực sau. Phía lưng luôn
có 2 cặp lỗ tiết dịch trong giống như mắt giả. Xung quanh mép cơ
thể ở phía lưng có nhiều nhóm lỗ tiết sáp. Từ lỗ tiết sáp trên lưng
và xung quanh mép cơ thể, bột sáp trắng được tiết ra bao phủ trên
lưng và tạo ra những tua sáp đặc trưng xung quanh cơ thể. Chân
con đực dài, di chuyển linh hoạt, cuối bụng có 1 cặp tua dài hơn
nửa cơ thể.
Đặc điểm sinh học và cách gây hại
Rệp phát tán chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng. Trong quá trình phát
tán khả năng sống sót không cao. Sau khi lột xác, ấu trùng di chuyển
chậm dần, sau khi lột xác cuối cùng, chúng gần như cố định. Rệp
tấn công bằng cách tập trung chích hút trên lá và trái làm lá non bị
biến dạng, trái bị chai không lớn được. Nếu bị tấn công vào giai
đoạn trái non thì trái thường bị rụng đi. Nếu tấn công vào giai đoạn
trái phát triển thì làm mất giá trị thương phẩm. Trong quá trình gây
hại, chúng thường tiết ra mật ngọt thu hút nấm bồ hóng phát triển

làm cây sinh trưởng kém. Rệp hiện diện hầu như quanh năm trên
cây, nhưng gây hại nặng nhất vào mùa nắng từ tháng 2-4 dương lịch
hàng năm.
3. Rầy xanh Empoasca sp.
Họ: Cicadellidae; bộ: Hemiptera.
Đặc điểm hình thái và cách gây hại
Rầy có thân dài 2,5-4mm, màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam
giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, hai cánh trước màu
xanh trong suốt xếp úp hình mái nhà.
Cả rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi chọc chích hút cây
dọc hai bên gân chính và gân phụ của lá non, đọt chồi non gây nên
những vết châm làm cho lá non bị tổn thương, làm cho việc vận
chuyển nước và chất dinh dưỡng đến lá gặp trở ngại. Những lá này
10


gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô từ đầu lá và mép lá đến 1/2 lá, sau
đó lá sẽ rụng đi.
4. Bọ xít muỗi Helopeltis sp.
Họ: Miridae; bộ Hemiptera.
Đặc điểm hình thái và cách gây hại
Con trưởng thành: Con trưởng thành có hình dạng giống như con
muỗi. Con cái thân dài 4-5mm, con đực nhỏ hơn, dài 3,5-4,5mm.
Trên lưng ngực có cái chùy nghiêng về phía sau, nhìn thẳng từ
trên xuống núm chùy có hình tròn.
Trứng: Trứng có hình bầu dục hơi phình to ở giữa, màu trắng
trong. Trứng được đẻ ở trong đọt non hoặc trên gân chính lá non.
Ấu trùng: Ấu trùng tuổi 1 màu vàng đồng nhất có nhiều lông,
cuối bụng cong về phía lưng, cuối râu phình to, ấu trùng có 5 tuổi.
Ấu trùng tuổi 5 có màu xanh ánh vàng, mầm cánh phủ kín hết đốt

bụng thứ 4.
Cả ấu trùng và trưởng thành đều gây hại, bọ xít dùng vòi chích
hút nhựa ở đọt và lá non.
Vết châm của bọ xít muỗi có hình tròn hoặc gần tròn, lúc đầu có
màu chì xung quanh có màu nhạt, sau đó vết châm biến thành màu
nâu đậm.
Bọ xít muỗi thường tập trung gây hại từng đám, phần bị hại cong
queo, cháy thui đen, lá rụng đi.
5. Sâu cạp vỏ trái
Chưa định danh.
Đặc điểm gây hại
Sau khi nở, sâu bắt đầu cạp lớp biểu bì của vỏ trái để ăn. Ăn đến
đâu ấu trùng nhả tơ bao phủ trái đến đấy. Khi trái phát triển, nơi
vết cạp sẽ để lại mảng màu nâu xám, không còn là màu xanh bình
thường của vỏ quả, nên ảnh hưởng đến giá trị thị trường.
6. Mọt đục cành Xyleborus sp.
11


Đặc điểm hình thái
Thành trùng có kích thước cơ thể nhỏ bé với lông mịn xung quanh.
Con cái dài 2,43±0,07mm, gấp 2,04 lần chiều rộng. Chiều dài cánh
trước 1,47mm, gấp 1,24 lần chiều rộng, có màu nâu đậm đến đen.
Đầu: nhỏ bé, ngắn, màu đen có nhiều lông tơ nâu vàng xung
quanh, đầu miệng có hai răng màu đen rất nhọn và bén. Trán lồi,
bề mặt sáng, có lông mịn rải rác ngoại trừ dọc theo tấm trên miệng,
mắt kép màu đen. Râu đầu có dạng chùy trống màu nâu vàng, đốt
chùy có nhiều lông tơ bao phủ.
Ngực trước có dạng hình vuông, bìa trước trang bị với 6-8 răng
cưa, có lông mịn rải rác, cánh trước cong đều từ giữa bụng trở về

sau, có nhiều chấm lõm gần như song song nằm dọc xen kẽ những
lông mịn nâu vàng nghiên trên cánh, đốt ống chân có nhiều gai và
lông bao phủ, bàn chân có 5 đốt.
Đặc điểm gây hại
Xyleborus sp. chủ yếu gây hại trên các cành là phổ biến nhất, gây
hại trên các cành đã suy yếu, các cành sau thu hoạch trái, cành vừa
cắt còn một phần trên cây và các cành nhỏ. Loài này thường tìm
thấy nhiều trong mùa khô.
Mọt đục từ bên ngoài của vỏ cành mãng cầu xiêm đục thẳng
vào trong với những mùn cưa bên ngoài lỗ đục; sau đó mọt đục
đường hầm phân nhánh ra nhiều đường làm cho cành cây không
vận chuyển được nước và chất dinh dưỡng, bắt đầu héo lá và rụng,
sau một thời gian thì cành khô đi và chết bên trong với nhiều hệ
thống đường đục rất phức tạp.
Trong quá trình đi thu mẫu, kiểm tra trong đường đục của các
cành cây thu được, trứng và ấu trùng của mọt Xyleborus sp. được
đẻ thành từng cụm trong đường đục.
7. Các loài sâu hại khác
Ngoài các loài gây hại quan trọng nêu trên, trên cây mãng cầu
xiêm còn một số loài sâu hại như: ruồi đục quả Bactrocera dorsalis
12


Hendel, ngài lá mãng cầu Attacus atlas Linnacus, bọ vòi voi (họ:
Curculionidae; bộ: Coleoptera), rầy mềm Toxoptera sp., rệp dính
Pulvinaria sp.
III. Nội dung quy trình phòng trừ tổng hợp các loại sâu hại
trên cây mãng cầu xiêm
1. Giai đoạn sau thu hoạch và ra hoa
1.1. Biện pháp canh tác: Cắt tỉa các cành, nhánh sâu bệnh

hoặc yếu ớt và thu gom tất cả các trái rụng trong vườn đem tiêu
hủy để tránh ruồi đục quả và bệnh hại lây lan. Sau khi cắt cành,
nhánh cần quét phủ lên bề mặt vết cắt bằng keo dán gỗ kết hợp với
thuốc Mancozeb (Dithan M - 45 80WP) hay Thiophanate - Methyl
(Topsin M 70WP) hay Benomyl (Funomyl 50WP) pha theo tỷ lệ
100ml keo và 1 muỗng canh thuốc. Dao hay kéo cắt cần được xử lý
sau mỗi lần cắt cành với thuốc tẩy gia dụng Javel 25%.
1.2. Biện pháp tổng hợp:
Khi rệp sáp xuất hiện 2-3 con/đọt non (lá non, nụ hoa): phun
luân phiên các loại thuốc như Cartap (Padan 95 SP), Chlorpyrifos
Ethyl (Mapy 48 EC), hạt mãng cầu hay lá thuốc lá (nồng độ 5%
được ly trích bằng Methanol).
Khi rầy xanh xuất hiện 1-2 thành trùng/đọt non: phun luân phiên
các loại thuốc như Cartap (Padan 95 SP), Clothianidin (Dantotsu
16 WSG).
Khi bọ xít muỗi xuất hiện 2-3 con/đọt non (lá non, nụ hoa): phun
luân phiên các loại thuốc như Lambda - cyhalothrin (Karate 2.5
EC), Imidacloprid (Confidor 100 SL), Clothianidin (Dantotsu 16
WSG).
Chú ý:
- Phun 2 lần, lần 2 cách lần thứ nhất là 7-10 ngày.
- Tuân thủ nghiêm nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng nông
dược và các biện pháp an toàn lao động.
2. Giai đoạn đậu trái đến thu hoạch
13


Khi rệp sáp xuất hiện 2-3 con/trái (đọt non, lá non): phun luân phiên
các loại thuốc như Cartap (Padan 95 SP), Chlorpyrifos Ethyl (Mapy
48 EC), hạt mãng cầu hay lá thuốc lá (nồng độ 5% được ly trích bằng

Methanol). Phun 2 lần, lần 2 cách lần thứ nhất là 7-10 ngày.
Khi rầy xanh xuất hiện 1-2 con/đọt non (lá non): phun luân phiên
các loại thuốc như Cartap (Padan 95 SP), Clothianidin (Dantotsu 16
WSG). Phun 2 lần, lần 2 cách lần thứ nhất là 7-10 ngày.
Khi bọ xít muỗi xuất hiện 2-3 con/đọt non (lá non, trái): phun
luân phiên các loại thuốc như Lambda - cyhalothrin (Karate 2.5
EC), Imidacloprid (Confidor 100 SL), Clothianidin (Dantotsu 16
WSG). Phun 2 lần, lần 2 cách lần thứ nhất là 7-10 ngày.
Khi sâu đục trái xuất hiện 2% số trái: phun luân phiên các
loại thuốc như Lambda - cyhalothrin (Karate 2.5 EC), Cartap
(Padan 95 SP), Abamectin (Abatin 5.4 EC), Abamectin + Bacillus
thuringiensis var. kurstaki (Kuraba WP).
Khi sâu cạp vỏ trái xuất hiện 2-3% số trái: phun luân phiên
các loại thuốc như Lambda - cyhalothrin (Karate 2.5 EC), Cartap
(Padan 95 SP), Abamectin (Abatin 5.4 EC), Abamectin + Bacillus
thuringiensis var. kurstaki (Kuraba WP), Chlorpyrifos Ethyl (Mapy
48 EC), Fipronil (Regent 800 WG).
Nếu ruồi đục quả xuất hiện 2% số trái: sử dụng bao trái để bao,
bẫy bả ruồi đục trái hoặc phun Fipronil (Regent 800 WP) hoặc
Chlorpyrifos ethyl + Cypermethrin (Dragoannong 585 EC).
Chú ý: Tuân thủ nghiêm nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng
nông dược và các biện pháp an toàn lao động.

14


QUY TRÌNH
QUẢN LÝ TỔNG HỢP BỆNH THỐI QUẢ MÃNG CẦU XIÊM
(Annona muricata L.) TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG
Đặng Thùy Linh, Lê Thị Tưởng,

Nguyễn Huy Cường, Nguyễn Văn Hòa và Huỳnh Thanh Lộc
Viện Cây ăn quả miền Nam
1. Phạm vi áp dụng
Quy trình quản lý tổng hợp bệnh thối quả mãng cầu xiêm được
áp dụng cho vùng trồng mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông,
tỉnh Tiền Giang.
2. Bệnh thối quả mãng cầu xiêm
Bệnh thối quả mãng cầu xiêm làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất và chất lượng quả mãng cầu xiêm vùng chuyên canh Tân Phú
Đông của tỉnh Tiền Giang. Bệnh thường xuất hiện và gây hại trên
hoa và quả, chủ yếu ở giai đoạn quả gần chính. Bệnh lây lan mạnh
vào mùa mưa và ở những vườn rậm rạp.
Tác nhân:
Do nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae (Botryodiplodia) và
Colletotrichum gloeosporioides gây ra.
Triệu chứng:
Bệnh thối quả mãng cầu xiêm xuất hiện với 2 nhóm triệu chứng:
15


- Triệu chứng thối do nấm Colletotrichum gloeosporioides: là
những đốm nâu đen, gây thối mềm nhanh trên quả (non và trưởng
thành) và gây thối cả hoa, đặc biệt là vào mùa mưa, có những cụm
bào tử màu nâu được hình thành trên vết bệnh.
- Triệu chứng thối do nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae: vết
bệnh màu đen, lan dần trên bề mặt vỏ quả, hóa bần, cứng và răng nứt.
3. Quy trình quản lý tổng hợp bệnh thối quả mãng cầu xiêm
Biện pháp canh tác
Đối với những vườn trồng mới, trồng với khoảng cách thích
hợp (4m x 5m), nếu cây trong vườn quá rậm rạp cần tỉa cành để cải

thiện lưu thông không khí và tạo điều kiện cây phơi ra ánh sáng mặt
trời, giúp cây quang hợp tốt hơn, tán cây và vùng đất bên dưới khô
thoáng, giảm thiểu bệnh hại.
Cây mãng cầu xiêm cần được bón phân đầy đủ, cân đối (NPK)
và hợp lý vào các giai đoạn phát triển của cây sẽ giúp cây được
khỏe mạnh, chống chịu với mầm bệnh.
Hằng năm nên bón bổ sung thêm vôi để cải thiện pH của đất
cũng như cung cấp Canxi cho cây để tăng phẩm chất trái và kéo dài
thời gian tồn trữ sau thu hoạch của quả.
Cắt hoa, quả bệnh và đặc biệt là các cành bệnh, cành chéo giữa
các cây.
Vệ sinh vườn, thu gom và tiêu hủy bằng hố chôn kết hợp với vôi
(hoa, quả bệnh); phơi khô và đốt (cành).
Biện pháp hóa sinh học
Rải phân hữu cơ ủ oai mục kết hợp với chế phẩm Trichoderma
(20-100g cho mỗi loại chế phẩm) cho mỗi cây (tùy thuộc vào tuổi
cây).
Phun thuốc ngừa và trị bệnh thối quả luân phiên các loại thuốc
sau: Thiophanate Methyl (Topsin 1g/lít nước), Difenoconazole
(Score 0,6ml/lít nước) và dịch trích từ methanol của cà độc dược
(Datura sp. 100ml/lít nước).
16


QUY TRÌNH THU HÁI, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN
SAU THU HOẠCH TRÁI MÃNG CẦU XIÊM
(Annona muricata L.) TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG
Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn Phong
và Huỳnh Thanh Lộc
Viện Cây ăn quả miền Nam

I. Những quy định chung
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quản lý chất lượng trong quá trình thu
hoạch và bảo quản sau thu hoạch trái mãng cầu xiêm là những yêu
cầu và quy trình nhằm kiểm soát và quản lý chất lượng, tránh những
tổn thất, cũng như sự an toàn cho sản phẩm trong quá trình tồn trữ
và tiêu thụ làm tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất mãng cầu
xiêm.
1.2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm trái mãng
cầu xiêm Tân Phú Đông, nhằm:
1.2.1. Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản
xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất có
hiệu quả.
1.2.3. Giảm thất thoát và duy trì chất lượng sau thu hoạch trong
17


quá trình tồn trữ và tiêu thụ cho mãng cầu xiêm Tân Phú Đông,
Tiền Giang.
2. Giải thích từ ngữ
2.1. Chất lượng: Chất lượng là sự kết hợp các đặc tính của một sản
phẩm, rất cần thiết để đáp ứng mong đợi và nhu cầu của khách hàng.
2.2. Tổn thất sau thu hoạch: Có rất nhiều nguyên nhân khiến
cho chất lượng rau quả giảm sút sau thu hoạch. Những biến đổi bao
gồm những thay đổi bên trong sản phẩm sau thu hoạch dưới tác
động của điều kiện môi trường, bên cạnh đó còn do những yếu tố
chủ quan trong quá trình thu hoạch, xử lý, bảo quản và vận chuyển.
2.3. Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác

xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại
tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm soát và quản lý chất lượng sản
phẩm trái tươi mãng cầu xiêm.
II. Nội dung quy trình thu hái, sơ chế và bảo quản sau thu
hoạch trái mãng cầu xiêm Tân Phú Đông
Việc nhận thức được các yếu tố gây giảm chất lượng khi thu
hoạch và sau thu hoạch là cần thiết để xác định điều gì có thể xảy ra
tác động tới chất lượng sản phẩm trong quá trình thu hoạch, chuẩn
bị bán và vận chuyển. Có thể hạn chế việc chất lượng bị giảm thông
qua việc áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp và hữu hiệu.
Chất lượng của quả thường được quyết định ở thời điểm thu
hoạch và không thể cải thiện ở hầu hết các sản phẩm buôn bán trên
thị trường. Tuy nhiên các nhân tố trước thu hoạch cũng ảnh hưởng
đến hiệu quả trong suốt quá trình quản lý sau thu hoạch của rau quả.
Quản lý trên vườn không những ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng
và phát triển mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sau thu hoạch.
1. Trước thu hoạch
Sau khi thu hoạch không thể cải thiện được chất lượng và tình
trạng của các sản phẩm tươi, bởi lẽ việc thực hiện các biện pháp
sau thu hoạch chỉ có thể kéo dài tuổi thọ sau thu hoạch có lợi cho
18


sản phẩm, nhưng chỉ ở mức độ mà chất lượng và tình trạng của sản
phẩm khi thu hoạch cho phép.
Các biện pháp sản xuất trước thu hoạch có ảnh hưởng đến lợi
nhuận sau thu hoạch về chất lượng và khối lượng sản phẩm, các
biện pháp sản xuất kém có thể đưa đến hậu quả là sản phẩm bị loại
hoặc hạ phẩm cấp khi bán.
- Cung cấp nước tưới: Cung cấp thừa nước tưới hoặc mưa nhiều

có thể làm tăng xu hướng thối rữa và hư hỏng, ngược lại nếu thiếu
nước có thể dẫn đến hàm lượng nước và dinh dưỡng trong sản phẩm
thấp làm giảm chất lượng trái.
- Bón phân: Sự cân bằng phân bón trong đất có ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm, ngoài ra còn phụ thuộc các điều kiện khác
như nhiệt độ, ẩm độ, độ chua của đất và các phản ứng giữa các loại
phân hóa học khác nhau.
- Phòng ngừa bệnh hại: Việc phòng cỏ dại, các loại côn trùng và
bệnh gây hại trước thu hoạch có hiệu quả rất lớn đối với chất lượng
của sản phẩm sau thu hoạch, nhưng cần phải lưu ý đến dư lượng của
các hóa chất nông nghiệp trên sản phẩm.
Mãng cầu xiêm cần tiến hành bao trái trước thu hoạch từ 1 đến
2 tháng để hạn chế việc côn trùng tấn công làm ảnh hưởng đến quá
trình chín sau thu hoạch gây hiện tượng sượng chín không đều.
Ngoài ra bao trái còn cho thấy hiệu quả, vừa giảm chi phí đầu tư,
an toàn cho người trồng, an toàn thực phẩm phù hợp với nhu cầu
người tiêu dùng và sản xuất theo VietGAP.
Hình 1:
Quản lý
chăm sóc
vườn tốt
và bao
trái trước
thu hoạch
cho mãng
cầu xiêm
19


2. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Mãng cầu xiêm
(chăm sóc tốt trước thu hoạch - bao trái trước thu hoạch)

Thu hoạch
(12-13 tuần sau khi gai xanh của trái bắt đầu phát triển ổn định)

Cắt tỉa, phân loại sơ bộ, rửa sạch
(bằng nước chlorine 200ppm)

Xử lý làm chín
(nhúng ethephon (2.000-2.500ppm) - 5 phút, ủ ở nhiệt độ 20oC)

Bao gói, đóng gói
(thùng carton, bao gói HDPE (High density polyethylene)

Bảo quản hoặc vận chuyển
(15-17oC, 85-95% RH)
2.1. Độ chín thu hoạch
Độ chín thu hoạch là một trong cấu phần hợp thành chất lượng
của trái. Rất khó phân biệt được ranh giới giữa các giai đoạn phát
triển - từ sinh trưởng, thành thục chín và lão hóa - của một bộ phận
thực vật vì sự chuyển tiếp giữa các giai đoạn này thường diễn ra
chậm và không rõ ràng. Tuy nhiên đối với trái cây, có thể thu hoạch
sản phẩm tươi khi nó đã phát triển đến tình trạng lý tưởng đối với
sự tiêu thụ. Do vậy độ chín khi thu hoạch được gọi là thời gian mà
20


cây trồng đã sẵn sàng để thu hái và phải tính đến thời gian cần thiết
để đưa ra thị trường và quản lý trong quá trình vận chuyển.

Trái mãng cầu xiêm có thời gian sinh trưởng từ 12-13 tuần sau
khi trái lú gai xanh phát triển ổn định. Trái thu hoạch ở giai đoạn
này chín sinh lý và có các chỉ số sinh hóa tối ưu khi chín. Tùy theo
yêu cầu của thị trường mà có thể thu hoạch trái sớm (12 tuần) hay
muộn (13 tuần).

Hình 2: Độ chín thu hoạch mãng cầu xiêm
2.2. Thời điểm thu hoạch
Nên thu hoạch quả lúc trời mát, khi trái đã hoàn toàn khô
sương. Vì nếu thu hoạch quả khi còn đọng sương sẽ làm cho quả
có ẩm độ cao, quả dễ bị lây nhiễm bệnh. Hơn nữa trong điều kiện
nóng và ẩm độ cao thì nấm bệnh phát triển rất nhanh. Không nên
thu hoạch lúc trời đang mưa hay sau khi mưa vì trái cũng sẽ bị
những tác động tương tự. Cũng không thu hoạch lúc trời quá nóng
(giữa trưa) vì sẽ làm cho nhiệt độ của trái tăng cao và sẽ rút ngắn
thời gian bảo quản.
21


2.3. Phương pháp và dụng cụ thu hoạch
Trong điều kiện cây thấp có thể thu hoạch bằng tay, sử dụng kéo
cắt cành để cắt cuống trái, vết cắt liền và sắc, không tạo vết thương
cho trái, đặc biệt phần cuống trái phải cứng chắc dính liền vào trái,
không lỏng lẻo (không gây tổn thương phần vỏ và thịt trái nơi tiếp
giáp với cuống trái) và chuyển sang dụng cụ chứa.
Thu hoạch bằng tay kết hợp những dụng cụ hỗ trợ để việc thu
hoạch được tiện lợi. Việc thu hoạch bằng tay có ưu điểm làm cho
sản phẩm ít bị tổn thất hay hư dập và có thể chọn lựa ở độ chín thích
hợp. Bên cạnh đó thu hoạch bằng tay cũng có nhược điểm là sản
phẩm dễ bị nhiễm vi sinh khi thu hái. Quá trình lây nhiễm này có

thể là do rau quả tiếp xúc với người lao động làm việc ngoài đồng
hoặc tiếp xúc với các yếu tố môi trường nơi trồng (đất, nước, không
khí, dụng cụ thu hoạch cũng như dụng cụ chứa…). Do đó người
làm công tác thu hái phải làm vệ sinh cá nhân và rửa tay trước khi
làm việc và mang các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết, đặc biệt là
người có móng tay dài thì nên cắt móng hoặc có đeo trang sức thì
nên tháo ra, tốt nhất là đeo găng tay để đảm bảo tránh tổn thương
cho trái và giảm được mối nguy do đồ trang sức rơi lẫn vào trong
sản phẩm.
Ngoài ra nên chú ý các dụng cụ thu hái như dao, kéo cắt cần
được quan tâm trong việc làm vệ sinh trước và sau khi thu hái hoặc
lúc không sử dụng phải cất giữ ở nơi sạch sẽ.
Đối với trái mãng cầu xiêm rất dễ tổn thương cơ học do cấu trúc
và vỏ mỏng nên cần thu hoạch thật cẩn thận tránh va dập ảnh hưởng
chất lượng sau thu hoạch.
2.4. Dụng cụ chứa
Sau khi thu hái, sản phẩm cần được tập trung vào các dụng cụ
chứa, nếu không đủ dụng cụ có thể sử dụng tấm bạt trải nơi mát để
chất sản phẩm, tránh chất sản phẩm quá cao. Không nên để quả tiếp
xúc trực tiếp với mặt đất, vì trong đất chứa rất nhiều mầm bệnh vi
sinh vật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập vào và gây hại
22


sau này. Nên dùng giấy hay các tấm lót mềm để lót bên trong dụng
cụ chứa để tránh tổn thương cho sản phẩm khi va chạm với thành
dụng cụ. Cách tốt nhất là dùng các giỏ hoặc rổ bằng nhựa; mỗi giỏ,
rổ chứa khoảng 10-15kg để vừa sức mang một người. Các giỏ và
rổ bằng nhựa ít có gờ cạnh sắc bén và có thể chùi rửa làm vệ sinh
trước và sau khi sử dụng.

Để dụng cụ chứa nơi bóng mát hay có mái che, không để sản
phẩm sau khi thu hái tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, vì sẽ
làm tăng nhiệt độ của sản phẩm ảnh hưởng đến chất lượng của sản
phẩm với việc làm cho sản phẩm lão hóa hư hỏng nhanh hơn cũng
như sự xâm nhập của vi sinh vật diễn ra dễ dàng hơn.
Về mặt vệ sinh thì các dụng cụ chứa không được có các dấu
vết của bụi, vết dầu nhớt hoặc hóa chất. Không nên lấy các dụng
cụ chứa này để chứa các vật liệu khác như phân bón hay các loại
nông dược… Trường hợp có sử dụng để chứa các vật liệu khác thì
trước khi sử dụng trong việc thu hoạch phải được rửa và tẩy trùng
thật sạch.
2.5. Xử lý sau thu hoạch
Sau khi thu hoạch sản phẩm, để bảo vệ chất lượng cần đáp ứng
các yêu cầu sau:
+ Giảm nhiệt độ nhằm hạn chế sự hô hấp của sản phẩm cũng như
hoạt động của các tác nhân gây hại như côn trùng, các loại nấm và
vi khuẩn.
+ Tăng ẩm độ của môi trường bảo quản nhằm hạn chế quá trình
thoát hơi nước của sản phẩm.
+ Tạo sự thông thoáng cho sản phẩm.
2.5.1. Cắt tỉa cuống trái
Dùng kéo cắt cành cắt tỉa cuống, không nên để cuống trái quá
dài dễ bị gãy, khó đóng gói và có thể gây tổn thương cho những trái
xung quanh.
2.5.2. Phân loại sơ bộ
23


×