Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Tính tương tác của diễn ngôn báo chí qua một số báo điện tử phổ biến hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 166 trang )

RƯỜ

Ư

M HÀ N I

VŨ THỊ HỒNG TIỆP

TÍNH TƢƠNG TÁC CỦA DIỄN NGÔN BÁO CHÍ
QUA MỘT SỐ BÁO ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2017


RƯỜ

Ư

M HÀ N I

VŨ THỊ HỒNG TIỆP

TÍNH TƢƠNG TÁC CỦA DIỄN NGÔN BÁO CHÍ
QUA MỘT SỐ BÁO ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Ữ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
ƯỜ



ƯỚNG DẪN KHOA H C

1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGÂN HOA
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY

HÀ N I - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các
kết luận khoa học chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận án

Vũ Thị Hồng Tiệp


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
5. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................4
6. Cấu trúc của luận án ................................................................................................5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT........6

1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ...........................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu về diễn ngôn, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn báo điện tử ...............6
1.1.2. Các nghiên cứu về tính tương tác của diễn ngôn báo điện tử ...........................9
1.2. Cơ sở lí thuyết ....................................................................................................13
1.2.1. Khái quát về hoạt động giao tiếp và giao tiếp báo chí ....................................14
1.2.2. Khái quát về diễn ngôn và diễn ngôn báo chí .................................................19
1.2.3. Tính tương tác trong giao tiếp và diễn ngôn ...................................................27
Tiểu kết ............................................................................................................. 49
Chƣơng 2: TƢƠNG TÁC CỦA THỂ PHÁT TRONG DIỄN NGÔN BÁO
ĐIỆN TỬ .................................................................................................................. 51
2.1. Tương tác giữa các thể phát trong diễn ngôn báo điện tử ..................................52
2.1.1. Tương tác chủ đề ............................................................................................. 52
2.1.2. Tương tác thể loại ........................................................................................... 64
2.2. Tương tác giữa thể phát và thể nhận trong diễn ngôn báo điện tử ..................... 68
2.2.1. Quyền lực tương tác của thể phát ....................................................................68
2.2.2. Các yếu tố thể hiện sự tương tác giữa thể phát và thể nhận ................................70
Tiểu kết ............................................................................................................. 93


Chƣơng 3: TƢƠNG TÁC CỦA THỂ NHẬN TRONG DIỄN NGÔN BÁO
ĐIỆN TỬ .................................................................................................................. 95
3.1. Hệ thống diễn ngôn phản hồi - diễn ngôn của thể nhận .....................................96
3.1.1. Đặc điểm diễn ngôn phản hồi ........................................................................ 96
3.1.2. Các loại diễn ngôn phản hồi ..........................................................................103
3.2. Đối tượng tương tác của thể nhận ....................................................................106
3.2.1. Tương tác giữa thể nhận với thể phát............................................................ 106
3.2.2. Tương tác giữa các thể nhận .........................................................................114
3.3. Các yếu tố thể hiện sự tương tác của thể nhận .................................................117
3.3.1. Hành động ngôn từ ........................................................................................117
3.3.2. Một số phương tiện ngôn ngữ khác ..............................................................129

Tiểu kết… ....................................................................................................... 145
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


QUY ƢỚC VIẾT TẮT
- DT: báo Dân trí
- VNN: báo VietNamNet
- DNBC: diễn ngôn báo chí
- HĐNT: hành động ngôn từ
- PTTT: phương thức tương tác

QUY ƢỚC TRÍCH DẪN
- Trích dẫn dẫn chứng
(Tên báo, thời gian xuất bản, trang theo phụ lục)
DT: báo Dân trí
VNN: báo VietNamNet
Ví dụ: (VNN 23/04/2015, PL3)
VNN: báo VietNamNet, thời gian xuất bản ngày 23/04/2015, chi tiết về bài
xem trang PL3.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng các bài báo được khảo sát .........................................52
Bảng 2.2: Thống kê lượng bài tương tác chủ đề .......................................................55

Bảng 2.3: Phân loại các thể loại ................................................................................65
Bảng 2.4: Các kiểu tiêu đề ........................................................................................71
Bảng 2.5: Tần số xuất hiện của các kiểu tiêu đề .......................................................72
Bảng 2.6: Tần số xuất hiện của các kiểu sapô ..........................................................78
Bảng 2.7: Phân loại các PTTT dựa vào hành động ngôn từ ..........................................85
Bảng 3.1: Số lượng các phản hồi ..............................................................................99
Bảng 3.2: Thống kê lượng bài lấy nguồn từ báo khác ............................................100
Bảng 3.3: So sánh lượng phản hồi giữa bài báo gốc và bài báo lấy lại (1) ........................ 102
Bảng 3.4: So sánh lượng phản hồi giữa bài báo gốc và bài báo lấy lại (2) ........................ 102
Bảng 3.5: Số lượng các nhóm hành động ở lời trong phản hồi ..............................118
Bảng 3.6: Ví dụ về các nhóm hành động ở lời trong phản hồi ...............................120


DANH MỤC CÁC HÌNH, MÔ HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình
Hình 1.1: Các yếu tố trong quá trình giao tiếp của R. Jakobson…………………………...15
Hình 1.2: Quá trình giao tiếp báo chí ........................................................................16
Hình 1.3: Các yếu tố trong quá trình giao tiếp báo chí…………………………….17
Hình 1.4: Cấu trúc văn bản báo chí ...........................................................................44
Hình 1.5: Cấu trúc văn bản báo chí: cấu trúc hình chữ nhật …………...........…….45
Hình 1.6: Cấu trúc văn bản báo chí: cấu trúc kim tự tháp xuôi ................................46
Hình 1.7: Cấu trúc văn bản báo chí: cấu trúc kim tự tháp ngược .............................46
Hình 2.1: Đường siêu liên kết chủ đề........................................................................54
Hình 2.2: Quy tắc vàng trong viết báo ......................................................................83
Hình 3.1: Quá trình tương tác của thể phát - thể nhận và các thể nhận ....................95
Hình 3.2: Phản hồi dưới mỗi bài viết của báo điện tử ..............................................97
Hình 3.3: Tương tác của thể nhận ...........................................................................117
Hình 3.4: Một số phương tiện ngôn ngữ trong phản hồi ........................................145
Mô hình
Mô hình 1.1: Mô hình truyền thông báo chí .............................................................16

Mô hình 1.2: Mô hình truyền thông của Claude Shannon ........................................17
Mô hình 1.3: Mô hình hoạt động trao lời ..................................................................28
Mô hình 1.4: Mô hình hoạt động đáp lời ..................................................................28
Mô hình 2.1: Mô hình duy trì và phát triển chủ đề ...................................................61
Mô hình 2.2: Mô hình duy trì và phát triển chủ đề ở các chủ đề ..............................62
Mô hình 2.3: Mô hình tương tác thể loại ..................................................................66
Mô hình 2.4: Mô hình tương tác thể loại cụ thể ở các chủ đề...................................67
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các chủ đề ...........................................................53
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất hiện của các kiểu tiêu đề ............................72
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất hiện của các kiểu sapô ................................79


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, báo chí (newspaper, journal) với thế mạnh truyền thông đã và
đang trở thành cơ quan “quyền lực thứ tư” sau tam quyền (Lập pháp, Hành pháp và
Tư pháp). Quyền lực báo chí thể hiện ở khả năng tạo lập và định hướng dư luận. Thời
đại của Internet trong một thế giới phẳng đã thay đổi quá trình truyền thông báo chí không còn là quá trình truyền thông một chiều, mà giờ đây là sự tương tác hai chiều
và đa chiều. Xu hướng của báo chí truyền thông thế giới là tương tác hơn, đa dạng
hơn. Điều này tạo cho báo chí đương đại có tính tương tác cao.
1.2. Báo điện tử là loại hình báo chí phổ biến, có tính tương tác nổi bật và dễ
nhận diện nhất. Báo điện tử hiện nay đã thể hiện được những đặc điểm tương tác rõ nét.
Báo điện tử có hệ thống phản hồi được hiện lên trên giao diện tờ báo, rất dễ
để nhận ra. Ở báo điện tử, tính tương tác nổi rõ do mối quan hệ giữa nhà báo và độc
giả tiếp nhận là mối quan hệ mở trong thế đối thoại. Đây là một trong những đặc
điểm tiêu biểu của báo điện tử và là nhân tố quan trọng thu hút sự tham gia của
công chúng vào quá trình thông tin cùng với nhà báo và tòa soạn. Ngoài ra, đây
cũng là cách để tạo hứng thú cho công chúng, thu hút họ trở thành bạn đọc thường

xuyên của báo.
Vì vậy, tìm hiểu tính tương tác của diễn ngôn báo chí thông qua báo điện tử
là tìm hiểu một trong những đặc điểm tiêu biểu của báo chí đương đại. Hơn nữa, nó
còn là yếu tố tạo nên tính hấp dẫn, khả năng thu hút bạn đọc - yếu tố sống còn, lí do
cho sự tồn tại của các trang báo điện tử hiện nay.
1.3. Phân tích diễn ngôn nói chung và diễn ngôn báo chí nói riêng là một lĩnh
vực đa diện, đa chiều. Lí luận phân tích diễn ngôn cho thấy việc chuyển đối tượng
từ câu sang phát ngôn, văn bản sang diễn ngôn thực sự là một sự chuyển hệ quan
trọng thay đổi quan niệm về đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ. Với đối tượng là diễn
ngôn, nghiên cứu ngôn ngữ đã chuyển sang hệ giao tiếp và các yếu tố văn hóa có
tác động đến sự hành chức của ngôn ngữ.
Do đó, tìm hiểu tính tương tác trong diễn ngôn báo chí chính là tìm hiểu hoạt


2
động của ngôn ngữ trong một môi trường giao tiếp đặc biệt: lĩnh vực báo chí - công
luận. Đó là nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ trong hệ thống với
ngôn ngữ ở dạng hành chức trong một phong cách chức năng cụ thể. Công việc này
hứa hẹn sẽ mang lại những kết quả thú vị.
Chính vì những lí do trên, cho nên chúng tôi quyết định chọn đề tài Tính
tƣơng tác của diễn ngôn báo chí qua một số báo điện tử phổ biến hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là chỉ ra tính tương tác của diễn ngôn báo chí thông
qua các đặc điểm về nội dung và hình thức của diễn ngôn báo điện tử. Từ đó chỉ ra
bản chất tương tác của diễn ngôn báo chí như một thuộc tính bao trùm chi phối mọi
đặc trưng của diễn ngôn báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí thuyết về tương tác của diễn ngôn, tương tác của diễn
ngôn báo chí.

- Khảo sát hệ thống các bài báo điện tử ở các báo khác nhau để thấy rõ các
đặc điểm tương tác.
- Chỉ ra các đặc điểm, các yếu tố thể hiện tính tương tác của thể phát (nhà
báo, tòa soạn báo).
- Chỉ ra các đặc điểm, các yếu tố thể hiện tính tương tác của thể nhận (độc giả).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tính tương tác của diễn ngôn báo chí
thông qua khảo sát các diễn ngôn của báo điện tử. Luận án lựa chọn nghiên cứu
trường hợp trên báo điện tử - một loại hình báo chí tiêu biểu của thời đại. Báo điện
tử là sự kết hợp của rất nhiều phương tiện: hình ảnh, video clip...; trong luận án,
chúng tôi chỉ khảo sát yếu tố văn bản (text).
Có hai phạm vi của diễn ngôn được xem xét trong luận án, đó là:
(1) Diễn ngôn của nhà báo (đại diện cho tờ báo): Diễn ngôn này bao gồm các
diễn ngôn cơ sở (chứa nguồn tin gốc, cung cấp thông tin đầu tiên) và các diễn ngôn


3
phái sinh trong cùng một tờ báo hoặc các tờ báo khác nhau (các diễn ngôn này có
liên quan về mặt chủ đề, đối tượng được nói đến với diễn ngôn cơ sở).
(2) Diễn ngôn phản hồi của độc giả: diễn ngôn xuất hiện sau khi độc giả tiếp
nhận thông tin từ các diễn ngôn trên.
Về mặt phạm vi, chúng tôi lựa chọn hai website báo điện tử: Dân trí
(dantri.com), VietNamNet (vietnamnet.vn). Theo Alexa (www.alexa.com) - trang
web uy tín trong việc thống kê và thông tin về lượng truy cập website hiện nay, đây
là hai tờ báo nằm trong top các báo điện tử có nhiều người đọc ở Việt Nam. Báo
điện tử Dân trí luôn thu hút lượng người đọc và bình luận phản hồi lớn còn
VietNamNet là tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam. Ngữ liệu chủ yếu của luận án
là 185 bài báo mạng thuộc chuyên mục Giáo dục được xuất bản trong năm 2015 của
hai website này. Hệ thống các bình luận phản hồi được tính từ thời điểm bài báo
xuất bản đến ngày 31/12/2015. Ngoài ra, để đảm bảo tính cập nhật (update) của báo

chí nói chung và báo điện tử nói riêng; khi phân tích các trường hợp điển hình,
chúng tôi có đề cập tới một số bài báo xuất bản thời gian gần đây.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp miêu tả (description): Trên cơ sở miêu tả đặc điểm về
chủ đề, thể loại, cấu trúc, hành động ngôn từ ... được thể hiện ra bằng ngôn ngữ của
diễn ngôn để nhận diện ra đặc điểm tương tác của diễn ngôn. Nhận diện tương tác
diễn ngôn thông qua miêu tả các đặc điểm nội dung và hình thức của nó.
(i) Miêu tả định lượng: Các yếu tố có thể định lượng, đo đếm được: số bài
báo, số phản hồi; số chủ đề, số tin liên quan tới một chủ đề cụ thể; số lượng các
hành động ngôn từ... Thống kê, phân loại, miêu tả đặc điểm các yếu tố dựa trên tần
số xuất hiện của nó.
(ii) Miêu tả định tính: Từ những miêu tả định lượng có những miêu tả định
tính. Đó là những phán đoán, tiên liệu liên quan tới phân tích ngữ cảnh. Có những
yếu tố có thể nhận diện được trực tiếp: chủ đề (đối tượng được nói đến), phạm vi đề
tài; thời gian (tin xuất bản trước, sau), kênh và môi trường truyền tin (mục, trang
tin)...: tất cả các yếu tố có thể nhìn thấy trên giao diện. Có những yếu tố phải nhận
diện gián tiếp như: các quan niệm, thái độ của nhà báo và độc giả (có thể tường minh,
có thể không tường minh); đích diễn ngôn của nhà báo và độc giả có tính hàm ẩn...


4
4.2. Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn (discourse analysis): Chúng tôi lựa
chọn cách tiếp cận diễn ngôn theo:
(1) đường hướng dụng học (pragmatics): dựa vào lí thuyết hành động nói
(speech acts)
(2) đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán (critical discourse analysis)
với ba kiểu phân tích tương ứng ba chiều đo đã được Fairclough chỉ ra: 1- Định
dạng văn bản (miêu tả diễn ngôn), 2- Phân tích quá trình sản sinh và thực hành diễn
ngôn (tìm hiểu diễn ngôn), 3- Phân tích các đặc điểm văn hóa - xã hội tác động ở bề
sâu diễn ngôn (giải thích diễn ngôn).

4.3. Thủ pháp so sánh đối chiếu (comparison): So sánh đối chiếu giữa các
văn bản, các diễn ngôn báo chí cùng một chủ đề thông tin. So sánh đặc điểm của
diễn ngôn: về nội dung (tiêu điểm thông tin, độ đậm nhạt của thông tin...); so sánh
về mặt đặc trưng loại hình của diễn ngôn (các thể loại); so sánh diễn ngôn trong
cùng một tờ báo và ở các tờ báo khác nhau...
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về mặt lí luận
Luận án góp phần mở rộng biên độ nghiên cứu ngôn ngữ truyền thông hiện
đại, những kết luận của luận án sẽ bổ sung vào kho lí luận ngôn ngữ truyền thông.
Luận án tổng hợp và vận dụng một số lí thuyết liên quan tới tương tác của
diễn ngôn, từ đó góp phần làm rõ thêm lí thuyết về tính tương tác của diễn ngôn,
tương tác của diễn ngôn báo chí ở một thể loại cụ thể là báo điện tử.
5.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng vào việc giảng dạy,
nghiên cứu phong cách ngôn ngữ báo chí, đặc biệt ở loại hình báo điện tử.
Ngoài ra, luận án là tài liệu tham khảo giúp rèn luyện kĩ năng viết báo (đặc
biệt là báo điện tử). Các phân tích ngôn ngữ cụ thể của luận án chỉ ra một số cách sử
dụng ngôn ngữ để đạt được hiệu quả tương tác cao.
Những kết quả của luận án sẽ góp phần điều chỉnh, định hướng sự giao lưu,
tương tác báo chí theo hướng tích cực.


5
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; phần
nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2: Tƣơng tác của thể phát trong diễn ngôn báo điện tử
Chƣơng 3: Tƣơng tác của thể nhận trong diễn ngôn báo điện tử



6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Dẫn nhập
Chương này tổng quan lại các công trình có liên quan tới đề tài nghiên cứu,
hệ thống những tiền đề lí thuyết làm cơ sở cho việc triển khai đề tài.
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm tổng quan các công trình nghiên
cứu về diễn ngôn (diễn ngôn, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn báo điện tử) và các
nghiên cứu về tính tương tác của diễn ngôn báo điện tử.
1.1.1. Các nghiên cứu về diễn ngôn, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn báo điện tử
1.1.1.1. Các nghiên cứu về diễn ngôn
Tên gọi “Phân tích diễn ngôn” đã có từ năm 1952 với Z.Harris. Ông đã đề
xuất khái niệm “diễn ngôn - discourse” là văn bản liên kết, ở bậc cao hơn câu. Sau
đó, các nhà nghiên cứu J. McH. Sinclair và R. M. Coulthard (1975); R. M.
Coulthard (1977) đã sử dụng phổ biến thuật ngữ “diễn ngôn”. Năm 1979, R. De
Beaugrande đã ấn định sự kết thúc của giai đoạn ngôn ngữ học văn bản để chuyển
sang giai đoạn tiếp theo - giai đoạn phân tích diễn ngôn. Từ đây, các công trình của
M. Stubbs (1983); G. Brown và G. Yule (1983); nhà dụng học S. C. Levinson
(1983), D.Nunan (1993) đã nghiên cứu chuyên sâu về diễn ngôn. Nổi bật là công
trình Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) của G. Brown và G. Yule [9]. Trong
công trình này, các tác giả đã chỉ ra phương thức để giải mã diễn ngôn gắn với ngữ
cảnh cụ thể và “phép luận suy” để tìm ra cái được nói đến trong diễn ngôn.
Theo Schiffrin (1994), kể từ khi phân tích diễn ngôn trở thành một lĩnh vực
được nhiều người quan tâm đã có nhiều đường hướng phân tích diễn ngôn ra đời.
Thứ nhất, đường hướng dụng học với hai nhánh. Một là, dựa trên lí thuyết hành
động nói (speech acts), Austin và Searle cho rằng bản chất của các phát ngôn ngôn
ngữ là thực hiện một hành động nói. Hai là, dựa trên sự phân biệt các loại ý nghĩa
khác nhau của Grice, ông đã lập luận rằng nguyên tắc cộng tác là căn cứ cho việc

suy ra ý định phát ngôn của người nói.


7
Một đường hướng khác bắt nguồn từ các lĩnh vực khác nhau như nhân chủng
học, xã hội học và ngôn ngữ học gọi là đường hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác
(interactional sociolinguistics).
Đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán (critical discourse analysisCDA) ra đời vào những năm 70 của thế kỉ XX. Đường hướng này quan tâm đến vấn
đề quyền thế và hệ tư tưởng được thể hiện trong diễn ngôn.
Ở Việt Nam, sự quan tâm tới phân tích diễn ngôn bắt đầu từ đầu thập kỷ 80.
Các tác giả như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu (1985), Trần Ngọc Thêm (1985),
Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo (1991), Diệp Quang Ban (1998), Nguyễn Thiện
Giáp (2000), Nguyễn Hòa… đã nghiên cứu những vấn đề của phân tích diễn ngôn.
Nguyễn Hòa (Phân tích diễn ngôn phê phán: Lí luận và phƣơng pháp) [49]
coi diễn ngôn như một quá trình giao tiếp tương tác. Còn trong Giao tiếp diễn ngôn
và cấu tạo văn bản [8]; Diệp Quang Ban đã hệ thống về văn bản, phân biệt văn bản
và diễn ngôn trong đó nổi bật là quan điểm diễn ngôn là một quá trình, thuộc về mặt
nghĩa, gắn với ngữ cảnh sử dụng.
Đỗ Hữu Châu trong Đại cƣơng Ngôn ngữ học tập 2 (Ngữ dụng học) [12] có
đề cập đến diễn ngôn như một khái niệm nền tảng của ngữ dụng học và phân biệt nó
với khái niệm câu, phát ngôn. Tác giả cũng đã chỉ ra các thành tố nội dung của diễn
ngôn và sử dụng thuật ngữ này một cách thống nhất trong công trình của mình.
Các công trình nghiên cứu về diễn ngôn nổi bật trên đã cung cấp một cái
nhìn tương đối toàn vẹn về diễn ngôn.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về diễn ngôn báo chí và báo điện tử
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề báo
chí và ngôn ngữ báo chí nói chung. Có thể kể tên một số công trình nổi bật ở Việt Nam
như: Ngôn ngữ báo chí - Những vấn đề cơ bản (Nguyễn Đức Dân, 2007) [22], Báo chí
- Những vấn đề lí luận và thực tiễn (Khoa Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, 2005) [61], Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí

(Hoàng Anh, 2003) [1], Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại
chúng (Hoàng Anh, 2008) [2], Ngôn ngữ báo chí (Vũ Quang Hào, 2002) [36]… Các


8
công trình này, về cơ bản đã cung cấp một hệ thống lí luận đầy đủ về báo chí và phân
tích diễn ngôn báo chí ở các mặt: cấu trúc một diễn ngôn tin, các thành phần kết cấu,
các thể loại… Các công trình mà chúng tôi tiếp cận được có các hướng nghiên cứu
chính như:
- Các thành phần kết cấu của diễn ngôn báo chí: những phần hay được
nghiên cứu là tiêu đề (title) và sapô (sapo).
- Các thể loại của diễn ngôn báo chí: tin, phóng sự, thư tín thương mại,
quảng cáo, nghị luận, chính trị xã hội…
- Ngôn ngữ, phong cách báo chí thể hiện qua từ ngữ, câu, đoạn văn…
Trong đó, những công trình nghiên cứu về báo điện tử (E-newspaper, online
newspaper: báo điện tử, báo mạng, báo mạng điện tử) đã có những thành tựu bước
đầu. Trên thế giới phải kể đến cuốn Writing for web (Viết bài cho web) (1999) của
tác giả Kilian Crawford [dt 2; 61]. Đây gần như là tư liệu đầu tiên đề cập đến việc
sử dụng ngôn ngữ trong các bài viết được đăng tải trên báo điện tử. Tác giả chỉ dẫn
việc dùng từ, đặt câu, trình bày đoạn văn (như dùng dạng câu chủ động thay cho bị
động, đặt câu đơn giản, đoạn văn không nên quá 70 chữ, dài nhất là gồm 4 dòng,
các đoạn cách nhau một dòng)… Năm 2002, cuốn Journalism Online (Báo chí trực
tuyến) của Mike Ward [dt 2; 61] chỉ ra những điểm nổi bật mà các nhà báo cần quan
tâm khi sử dụng ngôn ngữ trong loại hình báo chí này (như cần ngắn gọn, súc tích,
dung lượng chỉ bằng 50% so với báo in, đi thẳng vấn đề, mỗi câu chỉ mang một
hoặc một thông tin nhất định, dùng từ dễ hiểu và gần gũi)… Các tác giả đã nghiên
cứu khá chi tiết về cách viết báo mạng điện tử. Tuy nhiên, đây là những nghiên
cứu mang tính tổng thể về việc viết như thế nào, sử dụng ngôn từ như thế nào để
phù hợp với việc thông tin trên báo mạng điện tử nói chung chứ không đi sâu vào
một vấn đề cụ thể nào.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về báo mạng điện tử thiên về phân tích các kĩ
năng cơ bản để viết báo. Các công trình của Nguyễn Thị Trường Giang (2010),
Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản [28]; Vũ Kim Hải, Đinh Thuận (biên
soạn) (2006), Các thủ thuật làm báo điện tử: Thiết kế báo điện tử [35]… tập trung


9
đi vào hướng dẫn cách đặt tít, viết sapô, dung lượng câu… Trên website
Vietnamjournalism.com [120], tác giả Lê Quốc Minh có một số bài viết về vấn đề
sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử như Giật tít trên báo điện tử, Nguyên tắc
viết bài cho báo điện tử, Đặt tít ngắn, Thủ thuật viết bài cho website… loạt bài thiên
về kĩ năng nghề nghiệp chung cho báo điện tử trên cơ sở kinh nghiệm.
Tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp chuyên về báo chí và báo điện tử; hệ
thống các khóa luận tốt nghiệp, luận văn Thạc sĩ xuất hiện tương đối nhiều. Các vấn
đề chủ yếu về báo điện tử đã được khai thác ở khá nhiều mảng khác nhau như:
thông tin trên báo mạng, tiêu đề, lời dẫn, giao diện, diễn đàn, phỏng vấn, ảnh, độc
giả… Về tổng thể, các công trình đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật của báo điện tử
như: thông tin trên báo điện tử bao gồm thông tin khai thác lại và thông tin tự khai
thác, quá trình xử lí thông tin có thể là: lựa chọn nguồn để đưa thông tin lên mạng,
làm giàu thông tin bằng các thông tin liên quan…; tiêu đề, lời dẫn trên báo mạng có
đặc điểm ngắn gọn, hấp dẫn trực tiếp người đọc; giao diện, ảnh, đồ họa trên báo
mạng cần bắt mắt; độc giả của báo mạng rất năng động với những phản hồi…
Những vấn đề này cung cấp kiến thức nền tảng về báo điện tử, tạo điều kiện
cho chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm có tính chất đặc trưng của tính tương tác.
1.1.2. Các nghiên cứu về tính tương tác của diễn ngôn báo điện tử
Các nghiên cứu về tính tương tác của diễn ngôn báo điện tử (The interaction
of E-newspaper discourse) đã bước đầu được đề cập đến ở các cấp độ khác nhau.
Về cơ bản, các công trình đã đề cập tới vấn đề các hình thức tương tác và vấn đề
độc giả tương tác với tòa soạn và nhà báo.
1.1.2.1. Nghiên cứu về sự tƣơng tác của độc giả với tòa soạn và nhà báo

Đây là những nghiên cứu phổ biến và nổi bật về tính tương tác của diễn ngôn
báo điện tử. Hầu hết các tác giả cho rằng tính tương tác của báo điện tử chính là
sự tương tác của độc giả với toà soạn và nhà báo.
Một số công trình đã bước đầu đề cập đến vấn đề này song chưa có những
phân tích đi sâu cụ thể. Trong Báo chí - những vấn đề lí luận và thực tiễn [61], các tác
giả khái quát và cho ví dụ về tính tương tác cao của báo điện tử qua vai trò của độc


10
giả phản hồi lại thông tin. “Một tin tức gửi đi nhanh chóng nhận ngay phản hồi của
rất nhiều độc giả, nhận xét về nội dung thông tin, chia sẻ tình cảm với ngƣời trong
cuộc thậm chí phản ứng ngay với tờ báo về cách đƣa tin (Ví dụ việc đƣa tin về vụ
sóng thần hồi cuối năm 2004 rất đƣợc quan tâm nhƣng không ít ngƣời phàn nàn về
việc đăng tải các hình ảnh quá thƣơng tâm). Đài phát thanh và truyền hình có một số
mục giao lƣu hay talkshow cho phép ngƣời xem, ngƣời nghe gọi điện trực tiếp, nhƣng
chắc chắn không “bì” kịp với kiểu trao đổi qua Internet” [61; 255].
Hoàng Anh (trong Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông
đại chúng, bài Các đặc điểm của ngôn ngữ báo mạng điện tử) [2] cũng chỉ ra tính
tương tác là một đặc điểm của ngôn ngữ báo điện tử. Tác giả phân tích kết cấu
mở là điểm làm cho báo điện tử khác với các loại hình báo chí khác. Nhiều tác
phẩm trên báo mạng điện tử có kết cấu mở để thu hút sự tham gia công chúng vào
quá trình thông tin. “Xuất phát từ nhận thức rằng thông tin mà nhà báo đƣa ra chỉ
là một lát cắt, một khía cạnh nhỏ trong cả mảng thông tin lớn đáng quan tâm, vì thế
nó cần đƣợc tiếp nối, đƣợc bổ sung, đƣợc làm rõ để bảo đảm tính đa dạng, phong
phú, nhiều chiều, đáp ứng sự chờ đợi của công chúng, các nhà báo mạng điện tử
thƣờng gợi mở thêm nhiều vấn đề để chính độc giả trả lời. Nhờ tính tƣơng tác cao,
báo mạng cho phép độc giả dễ dàng gửi ý kiến của mình tới tòa soạn và những ý
kiến nhƣ vậy có thể đƣợc biên tập và công bố tức thì.” [2;75]
Như vậy, theo tác giả, tính tương tác của báo mạng điện tử là do vai trò
năng động của độc giả. Cụ thể hơn, tác giả đưa ra ba cách phổ biến để công chúng

tham gia vào quy trình thông tin trong báo mạng điện tử: Thứ nhất là dạng lấy ý
kiến độc giả. Thứ hai là dạng giao lưu, hỏi đáp giữa độc giả và các nhân vật. Thứ ba
là mời độc giả tham gia vào diễn đàn nhằm thảo luận về một vấn đề thời sự đang
được quan tâm rộng rãi trong xã hội.
Tác giả kết luận kết cấu mở của các tác phẩm báo mạng là nhân tố quan
trọng giúp tòa soạn thu nhận được nhiều thông tin. Ngoài ra, đây cũng là cách để
tạo ra niềm hứng thú cho công chúng, thu hút họ trở thành bạn đọc thường xuyên
của mình.


11
Đây cũng là hướng phân tích trong Những kĩ năng về sử dụng ngôn ngữ
trong truyền thông đại chúng (www.journalism.org) [120]. Kết cấu mở của báo
mạng có ba dạng: lấy ý kiến độc giả, đặt câu hỏi độc giả trả lời, giao lưu trực tuyến.
Nhờ tính tương tác cao, độc giả gửi ý kiến của mình tới tòa soạn, tòa soạn biên tập
rồi công bố. Công trình Các thủ thuật làm báo điện tử (Nxb Thông Tấn 2006) [35]:
đề cập đến sự thay đổi vai trò của độc giả: độc giả bình đẳng, bình luận, tương tác
lại, phản hồi thông tin, chia sẻ tình cảm với bài báo.
Như vậy, các công trình kể trên đã bước đầu chỉ ra tính tương tác của báo
mạng điện tử là do sự tương tác qua phản hồi của độc giả với thông tin mà bài
báo đã đưa ra và kết cấu mở của báo mạng chính là đặc điểm thu hút sự tham gia
của độc giả vào quá trình làm báo. Đây là sự tương tác giữa độc giả với tòa soạn và
nhà báo.
Ngoài ra, trên website báo chí www.journalism.org [120] công bố một số
công trình nghiên cứu trực tiếp về tính tương tác của báo điện tử. Các tác giả đã chỉ
ra vai trò của độc giả trong việc tương tác, các phương tiện đa phương tiện để tương
tác, các tiêu chí đo tính tương tác và các biểu hiện tương tác. Cụ thể công trình:
Những đặc điểm mang tính tƣơng tác của báo điện tử (Keith Kenney, Alexander
Gorelik và Sam Mwangi). Công trình này đề cập tới mô thức mới của truyền thông
và độc giả, đưa ra các tiêu chí đo lường tính tương tác như: công cụ tìm kiếm, siêu

liên kết, phản hồi, các đặc điểm đa phương tiện… Ngoài phản hồi thuộc về mặt
ngôn ngữ, các tiêu chí này đều thuộc về mặt phi ngôn ngữ.
Như vậy, nghiên cứu này đã cho thấy có sự tương tác bằng ngôn ngữ và không
bằng ngôn ngữ. Trên cơ sở đó, chúng tôi chỉ lựa chọn tương tác bằng ngôn ngữ.
Những nghiên cứu trên tuy trực tiếp đề cập tới những biểu hiện cụ thể của
tính tương tác song về cơ bản vẫn chỉ tập trung ở những đặc điểm về độc giả, về đặc
tính đa phương tiện của báo. Những biểu hiện này là đúng, là trúng nhưng chưa đủ
đối với sự tương tác đa dạng của diễn ngôn báo điện tử. Độc giả chỉ là một yếu tố,
một nhân vật tương tác trong quy trình tương tác của báo điện tử.


12
1.1.2.2. Nghiên cứu về hình thức tƣơng tác
Phần lớn hệ thống các khóa luận tốt nghiệp, luận văn Thạc sĩ ở các cơ sở đào
tạo ([53], [59], [63], [94]…) đã có nghiên cứu cụ thể về tính tương tác của báo điện
tử; song mới chỉ chỉ ra các hình thức tương tác bề mặt của diễn ngôn báo điện tử.
Rất nhiều công trình đã chỉ ra tính tương tác là đặc điểm làm nên sự khác
biệt lớn giữa báo điện tử và các loại hình báo chí còn lại; đồng thời cũng thống kê
một số hình thức tương tác giữa tòa soạn báo mạng và công chúng như: tương tác
qua box phản hồi; tương tác qua thư điện tử (e-mail); tương tác qua đường dây
nóng; tương tác qua thư tín; tương tác qua hình thức thăm dò dư luận (vote); tương
tác qua giao lưu trực tuyến. Từ đó, các tác giả thống kê các hình thức tương tác
chính trên báo mạng điện tử như sau: (1) Tương tác giữa người đọc và máy: công cụ
tìm kiếm (tìm kiếm theo chủ đề, theo ngày tháng, theo từ khóa), hình thức bỏ phiếu
(vote), đọc báo theo ý thích, RSS. (2) Tương tác giữa độc giả và tòa soạn: hộp thư
góp ý, giao lưu trực tuyến (chat với người nổi tiếng, bàn tròn trực tuyến. (3) Tương
tác giữa độc giả với độc giả. (4) Tương tác giữa độc giả với phóng viên, BTV.
Như vậy, các công trình này thực chất mới chỉ đề cập tới những hình thức
tương tác giữa tòa soạn, nhà báo - độc giả, người đọc và máy. Những khía cạnh về
nội dung, quan hệ, các nhân tố tương tác hoàn toàn chưa được đề cập đến.

Điểm lại các công trình có đề cập đến tính tương tác của diễn ngôn báo chí
và báo mạng điện tử có thể nhận thấy vấn đề này đã bước đầu được quan tâm
nghiên cứu. Hầu hết các tác giả đã chỉ ra tính tương tác là đặc điểm của báo chí nói
chung và đặc biệt thể hiện rõ ở báo mạng điện tử. Nguyên nhân được lí giải đó là do
báo điện tử có sự phản hồi của độc giả. Phần lớn các công trình đã khảo sát và
thống kê chi tiết, đầy đủ các hình thức tương tác. Song thực tế, tính tương tác của
diễn ngôn báo chí là một địa hạt với nhiều vấn đề phức tạp và hấp dẫn hơn rất
nhiều. Toàn bộ nội dung, quan hệ và các nhân tố tương tác là những vấn đề đang
còn bỏ ngỏ cần sự nghiên cứu chi tiết. Những vấn đề thiên về mặt cấu trúc hình
thức, ngôn ngữ có tác động lớn và chịu ảnh hưởng bởi tính tương tác hầu như chưa
được đề cập tới. Luận án sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về tương tác ở cả người


13
phát (nhà báo, tòa soạn) và người nhận (độc giả). Và điểm khác biệt chính là nghiên
cứu báo điện tử ở bình diện diễn ngôn với những đặc tính tiêu biểu liên quan tới hệ
tư tưởng - quyền lực - ngữ cảnh - hành động.
1.2. Cơ sở lí thuyết
“Tương tác” theo Từ điển tiếng Việt là “tác động qua lại lẫn nhau”
[76;1383], tác động là “làm cho một đối tƣợng nào đó có những biến đổi nhất
định” [76;1134]. Như vậy, tương tác chính là tác động qua lại khiến cho đối tượng
có sự biến đổi.
Theo Đỗ Hữu Châu [11], tác động là làm biến đổi trạng thái của các sự vật
chịu tác động. Ví dụ có A và B là hai sự vật nằm trong quá trình tương tác. Trước
khi tương tác A ở trạng thái a, B ở trạng thái b. Nếu sau khi tương tác a chuyển sang
trạng thái c và b chuyển sang trạng thái d thì A đã tác động vào B và ngược lại. Khi
đó quá trình tương tác đạt hiệu quả. Do đó, tương tác chính là quá trình tác động
qua lại giữa các yếu tố với nhau nhằm tạo ra sự biến đổi giữa các yếu tố đó.
Điểm khác biệt giữa tương tác và tác động chính là ở sự tác động qua lại. Tác
động là mối quan hệ một chiều từ A tới B hoặc B tới A nhưng tương tác là mối quan

hệ hai chiều giữa A và B (A tác động B và ngược lại B có sự tác động trở lại A).
Thuật ngữ tương tác (interaction) mà chúng tôi dùng ở đây xuất phát từ
tương tác hội thoại (interaction in dialogue) và tương tác diễn ngôn (discourse
interaction, discourse in interaction). Tương tác trong tương tác hội thoại được đặt
trong phạm vi giao tiếp. Tương tác trong tương tác diễn ngôn được xuất phát từ
mệnh đề “diễn ngôn nhƣ một sự tƣơng tác xã hội” (discourse as social interaction)
của Van Dijk.
Đặc tính về tương tác trong ngôn ngữ được chỉ ra khi ngôn ngữ học nghiên
cứu về giao tiếp. Vì thế, tương tác ở đây được dùng trong phạm vi giao tiếp và được
hiểu là một vấn đề của giao tiếp. Nó là một khái niệm của dụng học mà chỉ từ khi có
dụng học tương tác mới trở thành một đối tượng nghiên cứu (trong tương tác của
hội thoại). Tương tác trong tương tác hội thoại chỉ ra mối quan hệ tương tác giữa
các nhân vật giao tiếp (thể phát và thể nhận), tương tác của các nhân tố giao tiếp.


14
Ngoài ra, thuật ngữ tương tác xuất phát từ tương tác diễn ngôn với ba nguyên
lí cơ bản đã được thừa nhận là:
1- Giao tiếp là một quá trình tương tác.
2- Diễn ngôn là sản phẩm của giao tiếp trong quá trình tương tác.
3- Trong quá trình hoạt động, giữa các diễn ngôn luôn có sự tương tác.
Diễn ngôn báo chí cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong báo chí có
tương tác bằng lời và tương tác không bằng lời (ví dụ tương tác qua các hình ảnh,
giao diện website của báo điện tử...). Trong luận án này, chúng tôi chỉ xét đến
tương tác bằng lời và thông qua lời, tương tác giữa các nhân vật giao tiếp thông
qua lời và bằng lời trong phạm vi của diễn ngôn báo chí (cụ thể trên các trang tin
điện tử). Nghĩa là những tương tác được nghiên cứu ở đây có liên quan đến ngôn
ngữ. Tương tác bằng lời là một trường hợp riêng của tương tác nói chung. Tương
tác bằng lời là hoạt động giao tiếp sử dụng lời nói giữa những người tham gia giao
tiếp. Trong đó, diễn ngôn (sản phẩm của giao tiếp) thông qua các thành phần nội

dung thực hiện chức năng tác động đến các nhân vật giao tiếp. Lời bao gồm cả dạng
nói và dạng viết. Trong luận án, tương tác của diễn ngôn báo chí chỉ được xem xét
qua lời viết (loại trừ lời nói).
Dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt trình bày các vấn đề về hoạt động giao tiếp
và giao tiếp báo chí, diễn ngôn và diễn ngôn báo chí, tính tương tác trong giao tiếp
và diễn ngôn.
1.2.1. Khái quát về hoạt động giao tiếp và giao tiếp báo chí
1.2.1.1. Hoạt động giao tiếp
Theo định hướng xã hội, giao tiếp được hiểu như là một hoạt động mang tính
tương tác giữa những người tham gia để chia sẻ kinh nghiệm cộng đồng xuyên qua
thời gian. Vì thế, bản thân hoạt động giao tiếp đã mang tính tương tác cao. Hơn
nữa, tương tác còn là một kiểu quan hệ xã hội đặc trưng giữa người với người mà
nó thể hiện nổi bật ở hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. “Hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con ngƣời (nhóm ngƣời) với con ngƣời (nhóm ngƣời),
trong đó diễn ra sự trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, yêu cầu hoạt động,… đồng


15
thời thể hiện thái độ, cách đánh giá, cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp đối với
nội dung giao tiếp và giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [16; 480]. Trong hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ, tính tương tác thể hiện ở quá trình vận động tương
tác trong hội thoại và mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố giao tiếp.
Nhân tố giao tiếp được hiểu là các nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp
chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về mặt hình thức cũng như nội
dung. Các nhân tố giao tiếp bao gồm: nhân vật giao tiếp (những người tham gia vào
quá trình giao tiếp: người phát, thể phát (Sp1) và người nhận, thể nhận (Sp2); nội
dung giao tiếp (hiện thực, thực tế khách quan được các nhân vật giao tiếp đưa vào
cuộc giao tiếp); tiền giả định giao tiếp (các đặc điểm tự nhiên và xã hội của một
dân tộc, một cộng đồng); môi trường giao tiếp (các đặc điểm về thời gian, nơi chốn
cụ thể); phương tiện và kênh giao tiếp (hệ thống tín hiệu); đích giao tiếp (ý đồ, ý

định mà các nhân vật giao tiếp đặt ra trong một cuộc giao tiếp nhất định). Đích giao
tiếp là yếu tố quan trọng nhất trong một cuộc giao tiếp bởi nó chi phối gần như toàn
bộ việc lựa chọn các yếu tố còn lại.
Jakobson là người đưa ra mô hình giao tiếp với sáu yếu tố giao tiếp được sắp
xếp theo hàng ngang và hàng dọc như sau:
NGỮ CẢNH
NGƯỜI PHÁT

THÔNG ĐIỆP

NGƯỜI NHẬN

....................................................................................
TIẾP XÚC

Hình 1.1: Các yếu tố trong quá trình giao tiếp của R. Jakobson [dt 8; 31]
Theo hàng ngang có người phát (thể phát), thông điệp và người nhận (thể
nhận). Hàng dọc có ngữ cảnh, thông điệp, tiếp xúc và mã. Đây là những yếu tố quan
trọng với các chức năng khác nhau làm nên quá trình giao tiếp.
Có thể hình dung quá trình giao tiếp với hai quá trình mã hóa và giải mã như sau:


16

Người phát

Người nhận

Ngôn bản
Mã hóa


(diễn ngôn)

Giải mã

Hình 1.2: Quá trình giao tiếp
(1) Quá trình mã hóa: là quá trình một người, một tổ chức, một cơ quan
chuyển một thông điệp cho đối tượng tiếp nhận. Thông điệp đó được gửi đi dưới
dạng mã hóa (mã hóa bởi chữ viết, hình ảnh, âm thanh...)
(2) Quá trình giải mã: là quá trình từng đối tượng tiếp nhận bằng những con
đường khác nhau làm cho thông điệp được chuyển đến một cách rành mạch và rõ ràng.
Hoạt động báo chí cũng có những đặc điểm tương đồng với hoạt động giao tiếp
nói chung.
1.2.1.2. Hoạt động giao tiếp báo chí
a. Hoạt động báo chí là một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Báo chí là một hoạt động giao tiếp sử dụng phương tiện là ngôn ngữ. Quá
trình truyền tin của báo chí cũng bao gồm hai quá trình mã hóa và giải mã. Quá
trình mã hóa là quá trình sáng tạo của tác giả (nhà báo). Quá trình giải mã là quá
trình tiếp nhận của độc giả. Nhà báo truyền đạt thông tin tới người đọc; người đọc
tiếp nhận thông tin và đánh giá, phản hồi lại theo mô hình:
Nguồn
Phản
hồi

Mã hóa

Nơi
nhận

Thông

điệp
Giải mã

Mô hình 1.1: Mô hình truyền thông báo chí


17
Mô hình trên cho thấy trong báo chí, tương tác nổi bật sẽ là sự tác động,
giao tiếp hai chiều qua lại giữa thể phát - nguồn phát (tòa soạn, nhà báo...) và thể
nhận - nơi nhận (công chúng độc giả). Do tính chất giao tiếp gián cách, không
trực tiếp đối mặt (như giao tiếp hàng ngày) nên tương tác trong báo chí ngoài được
thực hiện thông qua các diễn ngôn của nhà báo còn được thực hiện thông qua phản
hồi của các độc giả. Nhà báo và độc giả ở đây không trực tiếp cùng hiện diện mà có
sự tác động qua lại lẫn nhau thông qua các sản phẩm giao tiếp là các diễn ngôn báo
chí và các phản hồi sau mỗi bài báo. Giao tiếp trong báo chí vì thế là giao tiếp gián
tiếp, giao tiếp cách mặt.
Cụ thể hơn, báo chí là một loại hình truyền thông. Điều quan trọng của
truyền thông đó là quá trình truyền đi thông tin với các quá trình như sau:
N

S

M

C

R

E


F

Mô hình 1.2: Mô hình truyền thông của Claude Shannon [25; 27-28]
Theo C. Shannon, thông tin được bắt đầu từ nguồn phát (S) thông qua các
kênh truyền thông đến với người nhận (R) rồi thu được hiệu quả (E). Các yếu tố
trong mô hình truyền thông hai chiều của C. Shannon bao gồm:
S (Source, Sender): Nguồn phát, chủ thể truyền thông
M (Message)

: Thông điệp, nội dung truyền thông

C (Channel)

: Kênh truyền thông

R (Receiver)

: Người nhận thông điệp (đối tượng)

E (Effect)

: Hiệu quả truyền thông


×