TÓM TẮT
Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, thẩm quyền của Tòa án là cơ sở
pháp lý xác định trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại theo yêu cầu của đương sự, là công cụ pháp lý hữu hiệu để
mọi công dân thực hiện quyền tự do bình đẳng của mình trước pháp luật. Ngoài ra
thẩm quyền còn là sự phân định quyền hạn của Tòa án với các cơ quan chức năng
khác nhau và giữa Tòa án với nhau trong việc giải quyết các tranh chấp tại Tòa án.
Do đó nếu thẩm quyền giữa các Tòa án được xây dựng một cách chính xác, khoa học
sẽ tránh được sự chồng chéo, giảm bớt nhiều phiền hà cho các chủ thể kinh doanh khi
thực hiện quyền của mình, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường vận hành
theo cớ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn đến nhiều tranh chấp phát
sinh cần đến Tòa án giải quyết ngày càng nhiều để đảm bảo việc giải quyết một cách
nhánh chóng kịp thời, hài hòa lợi ích giữa các bên, nhà nước ban hành nhiều quy định
trong đó có quy định về thẩm quyền của Tòa án đối việc giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại mại. Tuy nhiên trong thực tiễn giải quyết vẫn còn bộc lộ những
bất cập, nhất là trong giai đoạn sơ thẩm chưa đáp ứng được quá trình cải cách tư pháp,
dẫn đến chất lượng giải quyết án chưa cao một số phán quyết của Tòa án sơ thẩm bị
hủy dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài. Việc quy định về thẩm quyền của Tòa án
còn nhiều khiếm khuyết, thiếu cụ thể, đội ngũ Thẩm phán còn hạn chế và thiếu kinh
nghiệm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Chính vì
lý do trên nên người viết chọn đề tài “ Thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đối với
việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại” để nghiên cứu Luận văn thạc
sĩ của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm có 2 chương.
Chương 1: Lý luận chung về thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đối với việc
giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Ở chương này người viết sẽ tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm
-iii-
đối việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại, lịch sử hình thành và phát
triển các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đối với việc
giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về
thẩm quyền của Tòa án đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương
mại. Trong chương này người viết sẽ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp
luật hiện hành về thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đối việc giải quyết các tranh
chấp kinh doanh, thương mại đưa ra một số vụ án cụ thể về tranh chấp kinh doanh,
thương mại được giải quyết từ đó người viết phân tích đối chiếu quy định pháp
luật hiện hành.
Từ thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền của Tòa
án cấp sơ thẩm đối việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại thấy được
những bất cập, hạn chế trong việc xác định thẩm quyền từ đó đưa ra một số kiến nghị
hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đối việc
giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.
-iv-
ABSTRACT
In civil procedural law in Vietnam, the jurisdiction of the Court is a legal basis
to determine the responsibilities and powers of the courts in resolving business
disputes, trade at the request of the parties, the public promised effective legal
instruments to all citizens exercise their right to freedom and equality before the law
of the competent also there is a demarcation of powers of the Court to the various
authorities and between courts together in resolving the dispute in court. Therefore if
jurisdiction among courts were built between correctly, scientists will avoid
duplication, reduce some troubles for business subjects when implementing their
rights, along with the development of market economy operating under the market
mechanism socialist orientation led to many disputes arising need to court to settle
more and more to ensure solving a timely quickly, harmony of interests between the
parties, the government issued several regulations, including provisions on the
jurisdiction of the courts for the resolution of business disputes, trade. However, in
practice resolve still reveals gaps, especially in the period of First instance has not
satisfied the judicial reform process, leading to project quality is not high resolving
some judgment of the Court of the first instance canceled leading to the resolution of
the case lasted. The provisions on the jurisdiction of the Court are many
shortcomings, lack of detail, a team of judges is limited and inexperienced to affect
the interests of the organization individuals concerned should. It is the reason why
the writer chose the theme: "the competence of the Court of First instance for the
resolution of business disputes, commercial" to study my Master thesis.
Besides the introduction, conclusion and list of references, content includes
two chapters thesis.
Chapter 1: The general theory of the jurisdiction of the Court of First Instance
for the resolution of business disputes, trade: In this chapter the writer will focus on
theoretical issues of general competence of the Court the first-instance court for the
settlement of business disputes, trade, history and development of the provisions of
-v-
the law on the jurisdiction of the Court of First instance for the resolution of business
disputes Commerce.
Chapter 2: Practical application and a number of recommendations, improving
the law on the jurisdiction of the Court for the settlement of business disputes, trade.
In this chapter, the writer will focus on the rules current law on the jurisdiction of the
Court of First instance for the settlement of trade disputes business provides some
cases of business disputes, trade settlement area from which the writer makes the
section of reference to the current legislation.
From the practical application of the provisions of the current law on the
jurisdiction of the Court of First Instance for the resolution of business disputes, trade
shows the inadequacies and limitations in determining the jurisdiction from which
launched a number of recommendations for improvement of the provisions of the law
on the jurisdiction of the Court of First instance for the settlement of business and
commercial disputes.
-vi-
MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..........................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ................................................5
7. Kết cấu của Luận văn ..........................................................................................5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN CẤP SƠ
THẨM ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI..........................................................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm về thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đối với việc giải
quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại .........................................................7
1.1.1. Khái niệm về thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đối với việc giải quyết
các tranh chấp kinh doanh, thương mại ...............................................................7
1.1.2. Đặc điểm thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đối với việc giải quyết các
tranh chấp kinh doanh, thương mại ...................................................................12
1.2. Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đối với việc
giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại ................................................14
-vii-
1.3. Căn cứ quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương
mại của Tòa án.......................................................................................................16
1.4. Thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm theo pháp luật Việt Nam hiện hành ....22
1.4.1. Thẩm quyền theo vụ việc .........................................................................23
1.4.2. Thẩm quyền theo cấp Tòa án ...................................................................35
1.4.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và sự lựa chọn của nguyên đơn ..38
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỂN CỦA TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM ĐỐI VỚI VIỆC
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ...............45
2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về Thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đối
với việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại ..................................45
2.1.1. Tình hình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại trong thời
gian qua ..............................................................................................................45
2.1.2. Một số đánh giá về tình hình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương
mại trong thời gian qua ......................................................................................48
2.2. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại .......................................................................50
KẾT LUẬN ..............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
-viii-
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS:
Bộ luật tố tụng dân sự
DNTN:
Doanh nghiệp tư nhân
KDTM:
Kinh doanh thương mại
KL/TW:
Kết luận trung ương
KDTM-GĐT:
Kinh doanh, thương mại - giám đốc thẩm
KDTM-ST:
Kinh doanh, thương mại - sơ thẩm
KDTM-PT:
Kinh doanh, thương mại - phúc thẩm
LTM:
Luật thương mại
NQ/TW:
Nghị quyết trung ương
NXB:
Nhà xuất bản
NQ/HĐTPTATC: Nghị quyết Hội đồng thẩm phán Tòa an tối cao
QĐPT:
Quyết định phúc thẩm
TTTM:
Trọng tài thương mại
TLST-KDTM:
Thụ lý sơ thẩm - kinh doanh, thương mại
TAPT:
Tòa án phúc thẩm
TB-TA:
Thống báo Tòa án
BLDS:
Bộ luật dân sự
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn
-ix-
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 2.1
Tên bảng
Tình hình thụ lý và giải quyết các loại vụ án nói chung ở cấp
sơ thẩm của ngành Tòa án từ năm 2011 đến năm 2015
Trang
46
Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp KDTM ở cấp
Bảng 2.2
sơ thẩm của Tòa án nhân tỉnh Đồng nai từ năm 2011 đến
47
năm 2015
Tình hình thụ lý và giải quyết các tranh chấp KDTM ở cấp
Bảng 2.3
sơ thẩm của Tòa án nhân tỉnh Trà Vinh từ năm 2011 đến
năm 2015
-x-
47
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, cụ thể là giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại, thẩm quyền của Tòa án là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm, quyền
hạn của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo yêu cầu
của đương sự, là công cụ pháp lý hữu hiệu để mọi công dân thực hiện quyền tự do bình
đẳng của mình trước pháp luật. Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh
chấp nói chung và tranh chấp kinh doanh, thương mại nói riêng còn là sự phân định
quyền hạn của Tòa án với các cơ quan chức năng khác nhau và giữa Tòa án với nhau
trong việc giải quyết các tranh chấp tại Tòa án. Thẩm quyền càng được xác định rõ ràng,
chính xác, sát với thực tế bao nhiêu thì càng đảm bảo việc giải quyết chính xác nhanh
chóng bấy nhiêu. Xuất phát từ nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển như hiện nay
việc phát sinh các tranh chấp kinh doanh, thương mại là không thể tranh khỏi, khi tranh
chấp xảy ra các đương sự thường lựa chọn hình thức giải quyết các tranh chấp kinh
doanh, thương mại bằng Tòa án như là một giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền và lợi
ích của mình khi tranh chấp xảy ra. Do đó nếu các quy định về thẩm quyền giữa các Tòa
án được xây dựng một cách chính xác, khoa học sẽ tránh được sự chồng chéo, giảm bớt
nhiều phiền hà cho các chủ thể kinh doanh khi thực hiện quyền của mình, trong thời gian
qua mặc dù nhà nước ta có nhiều cố gắn, sửa đổi bổ sung nhiều quy định về thẩm quyền
của Tòa án. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử vẫn còn bộc lộ những bất cập, nhất là trong
giai đoạn sơ thẩm chưa đáp ứng được quá trình cải cách tư pháp, dẫn đến chất lượng giải
quyết án chưa cao một số phán quyết của Tòa án sơ thẩm bị hủy dẫn đến việc giải quyết
vụ án kéo dài. Việc quy định về thẩm quyền của Tòa án còn nhiều khiếm khuyết, thiếu
cụ thể, đội ngũ thẩm phán còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm làm ảnh hưởng đến quyền
lợi của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nhận thức đầy đủ tính đúng đắn quy định của pháp luật về thẩm quyền của
Tòa án nói chung và Tòa án cấp sơ thẩm nói riêng đối với việc giải quyết các tranh
chấp kinh doanh, thương mại và cơ chế áp dụng thẩm quyền giải quyết có ý nghĩa
-1-
quan trọng trong việc xây dựng đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp
luật. Chính vì lý do trên nên người viết chọn đề tài “Thẩm quyền của Tòa án cấp sơ
thẩm đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại” để nghiên cứu
Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu và nghiên cứu người viết thấy có rất nhiều bài viết, tạp chí khoa
học pháp lý đề cập đến vấn đề thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh
chấp KDTM. Trong đó phải kể đến các bài viết cụ thể như:
- Giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế theo pháp luật Việt Nam (Luận
án tiến sĩ Luật học) – Đoàn Đức Lương, Viện nhà nước và pháp luật, Hà Nội 2006.
Bài viết này đã tập trung nghiên cứu một số khía cạnh của pháp luật tố tụng và thực
tiễn áp dụng về giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án KDTM trong thực tế.
- Thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các vụ việc KDTM theo pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam, (Luận án tiến sĩ Luật học) – Nguyễn Văn Tiến, Viện nhà nước
và pháp luật, Hà Nội 2009. Bài viết này đã tập trung nghiên cứu khía cạnh của pháp
luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các vụ
việc KDTM theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, khi viết những vấn
đề này, tác giả chủ yếu đề cập đến thẩm quyền xét xử của Tòa án theo quy định của
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
- Thẩm quyền giải quyết các vụ việc về KDTM của Tòa án Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, (Luận văn thạc sĩ Luật học) – Nguyễn Thị Thu
Hiếu, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh năm 2006. Bài viết này tập trung nghiên
cứu thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại
trong quá trình hội nhập kinh kế quốc tế.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên còn có một số công trình nghiên
cứu khác liên quan tới đề tài như:
- Tăng cường vai trò của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế (bài
viết) – Phan Chí Hiếu, kỷ yếu hội thảo “Giải quyết tranh chấp kinh doanh và phá sản
doanh nghiệp”, Nxb giao thông vận tải năm 2000.
-2-
- Giải quyết tranh chấp kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, (bài viết) – Phạm
Hữu Nghị, kỷ yếu hội thảo “Giải quyết tranh chấp kinh doanh và phá sản doanh
nghiệp”, Nxb giao thông vận tải năm 2000.
- Phương pháp xác định thẩm quyền theo vụ việc của Tòa án, (bài viết) – Phan
Chí Hiếu, Nghiên cứu lập pháp án năm 2004.
- Kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp kinh tế của Tòa án Việt Nam, (bài
viết) – Nguyễn Văn Dũng, kỷ yếu hội thảo “Giải quyết tranh chấp kinh doanh và phá
sản doanh nghiệp”, Nxb giao thông vận tải năm 2004.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo BLTTDS và
các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành, (bài viết) – Phan Chí Hiếu, tạp chí nhà nước
và pháp luật năm 2005.
- Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Tòa án trong điều kiện
hiện nay, (Luận văn thạc sĩ Luật học) – Lê Tự, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
năm 2007.
Tất cả các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích một số vấn đề liên
quan đến thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với giải quyết các tranh chấp KDTM,
mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án những bất
cập hạn chế cũng như những kiến nghị khoa học, đây là những tài liệu tham khảo rất
có ý nghĩa giúp cho người viết định hướng việc nghiên cứu đề tài của mình. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập và tập trung nghiên cứu sâu những
vấn đề cần hoàn thiện về thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm đối với các
tranh chấp KDTM theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về
thẩm quyền giải quyết của Tòa án sơ thẩm đối với các tranh chấp kinh doanh, thương
mại và thực tiễn áp dụng pháp luật, những bất cập, vướng mắc, từ đó người viết đề
xuất các kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật tố tụng về thẩm quyền của
Tòa án cấp sơ thẩm phù hợp với công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
-3-
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành các tài liệu và thực tiễn áp dụng
về thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh
doanh, thương mại trong thời gian qua người viết đặt ra một số nhiệm vụ cần nghiên
cứu như sau:
Thứ nhất, giải quyết một số vấn đề lý luận chung về thẩm quyền của Tòa án
cấp sơ thẩm đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại bao gồm
khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm
đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Thứ hai, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền
của Tòa án sơ thẩm đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Thứ ba, phân tích thực tiễn áp dụng các quy định về thẩm quyền của Tòa án
sơ thẩm đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại, trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án, Luận văn có nhiệm vụ đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án sơ thẩm đối với giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
cơ qua tư pháp, đặc biệt là của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc
tranh chấp kinh doanh, thương mại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn trước hết dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và nhà nước về cải cách tư pháp. Ngoài
ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp như:
Phương pháp tổng hợp, phân tích luật viết: Phương pháp này người viết sử
dụng hầu hết trong toàn bộ các chương của luận văn và tập trung nhất ở phần đầu của
chương như trình bày các khái niệm cơ bản về thẩm quyền của Tòa án, đồng thời
người viết sử dụng phương pháp này làm sáng tỏa căn cứ quy định về thẩm quyền
của Tòa án cấp sơ thẩm, phân biệt thẩm quyền của Tòa án khi thực hiện chức năng
nhiệm vụ của mình.
-4-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban chấp hành trung ương Đảng (1995), Nghị quyết trung ương 8 khóa VII ngày
23/01/1995 của Ban chấp hành trung ương Đảng.
[2]. Ban chấp hành trung ương Đảng (1997), Nghị quyết trung ương 3 khóa VIII
ngày 18/6/1997 của Ban chấp hành trung ương Đảng.
[3]. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002, của Bộ chính trị,
về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp.
[4]. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị
về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam đến năm
2010 định hướng đến năm 2020.
[5]. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
[6]. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
[7]. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp
luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 11.
[8]. Hoàng Châu Giang (2007), Bộ luật tố tụng dân sự và 328 câu hỏi - đáp, Nxb
Lao động, Hà Nội, tr. 22
[9]. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2014), Nghị quyết 01/2014/NQ HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn thi hành một số quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010.
[10]. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết 03/2012/NQ HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
[11]. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Quyết định giám đốc thẩm
số 03/2012/KDTM - GĐT ngày 17/04/2012 Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao.
[12]. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2010), Quyết định giám đốc thẩm
số 12/2010/KDTM - GĐT ngày 10/8/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao.
-66-
[13]. Đoàn Đức Lương (2006), Giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế theo pháp
luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, tr 18.
[14]. Phạm Hữu Nghị (2000), “Giải quyết tranh chấp kinh doanh theo pháp luật Việt
Nam”, kỷ yếu hội thảo giải quyết tranh chấp KDTM và phá sản doanh nghiệp.
[15]. Quốc hội (2013), Luật Thương mại năm 2005.
[16]. Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề năm 2006.
[17]. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
[18]. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013.
[19]. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014.
[20]. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi 2014.
[21]. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
[22]. Nguyễn Bá Tiến (2012), Thẩm quyền theo vụ việc, Giáo trình luật tố tụng dân
sự Việt Nam, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức, Hội luật
gia Việt Nam, tr. 111- 112.
[23]. Nguyễn Văn Tiến (2009), Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các
vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận
án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội, tr. 20.
[24]. Tòa án thành phố Biên Hòa (2013), Bản án số 50/2013/KDTM-ST ngày
26/7/2013 của Tòa án Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
[25]. Tòa án thành phố Biên Hòa (2013), Bản án số 48/2013/KDTM-ST ngày
15/11/2013 của Tòa án thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
[26]. Tòa án thành phố Biên Hòa (2013), Bản án số 33/2014/KDTM-ST ngày
25/9/2013 của Tòa án nhân dân Tòa án thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
[27]. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2015), Báo cáo thống kê thụ lý và giải quyết án
kinh doanh, thương mại.
[28]. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 đến năm 2015.
[29]. Trường Đại học luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật thương mại, Nxb Công an
nhân dân, tr. 432.
[30]. Viện khoa học pháp lý (1999), Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa.
[31]. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẳng, tr. 922.
-67-
[32]. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng việt, Nxb từ điển bách khoa, tr. 869.
[33]. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội, tr. 459.
-68-