Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.21 KB, 10 trang )

UBND HUYỆN HƯNG NGUYÊN
PHÒNG LAO ĐỘNG – TBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hưng nguyên, ngày 08 tháng 06 năm 2017

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài:
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
2. Sự cần thiết của đề tài:
Giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng
ngành, địa phương và từng gia đình. Vấn đề lao động việc làm và tình trạng thất
nghiệp ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xây dựng tỉnh
Nghệ An trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm của miền trung và của cả nước
trong tương lai. Vì vậy phục vụ cho quá trình thực hiện thành công mục tiêu trên, việc
giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện Hưng
Nguyên là một trong những yêu cầu cần thiết phù hợp với quy luật khách quan.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: "Giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An” làm đề tài sáng
kiến kinh nghiệm.
3. Cơ sở pháp lý để xây dựng đề án:
Kế hoạch số 502/KH-UBND ngày 19/8/2015 triển khai thực hiện đề án “Giải
quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 20152020”.
4. Địa điểm thực hiện Đề án
Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
5. Thời gian thực hiện:



Tháng 5/ 2015 – 2020
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn; Nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho lao động ở huyện Hưng
Nguyên; Đề xuất biện pháp nhằm giải quyết việc làm cho nông thôn huyện Hưng
Nguyên một cách hiệu quả.
2.Mục tiêu cụ thể:
- Giảm tỷ lệ lao động nông thôn thất nghiệp từ 1,7% xuống 1%.
- Tỷ lệ lao động được đào tạo trên 60% trong đó đào tạo nghề trên 45%.
- Nâng cao tay nghề thông qua các hoạt động tập huấn kỹ thuật: 4000 lượt
người;
- Dạy nghề trong các trường phổ thông cho 1200 lượt học sinh.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN
1. Những vấn đề chung về lao động, việc làm
1.1. Một số khái niệm
- Lao động là hoạt động có mục đích, có ích cho con người tác động lên giới tự
nhiên, xã hội nhằm mang lại của cải vật chất cho bản thân và cho xã hội.
- Việc làm là phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế - xã hội và nhân
khẩu, nó thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội.
- Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động mong
muốn và có khả năng làm việc, rất tích cực tìm kiếm nhưng không tìm được việc làm.
1.2. Việc làm cho lao động nông thôn
* Khái niệm
- Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động
trong hệ thống kinh tế nông thôn.



- Việc làm cho lao động ở nông thôn là những hoạt động lao động trong tất cả
các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội của một bộ phận
lực lượng lao động sinh sống ở nông thôn đểmang lại thu nhập mà không bịpháp luật
ngăn cấm. Gồm có việc làm thuần nông và việc làm phi nông nghiệp.
* Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn
- Các hoạt động sản xuất thường bắt nguồn từ kinh tế hộ gia đình. Nên việc chú
trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế khác nhau của kinh tế hộ gia đình là
một trong những biện pháp tạo việc làm có hiệu quả.
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thu dụng nhiều lao động
cũng là biện pháp tạo thêm nhiều việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp.
- Hoạt động dịch vụ nông thôn là khu vực thu hút đáng kể lao động nông thôn và
tạo ra thu nhập cao cho lao động.
* Ý nghĩa giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Việc làm là nhu cầu của tất cả mọi người lao động nhằm đem lại thu nhập cho
bản thân và gia đình họ một cách hợp lý, tạo một nguồn thu nhập chính đáng, để trang
trải cho hoạt động đời sống của bản thân, thỏa mãn nhu cầu của gia đình và tiết kiệm
hoặc đem tích lũy.
- Lao động nông thôn được giải quyết việc làm sẽ có cuộc sống ổn định, góp
phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội với tư cách chính họ
là một phần tử cốt yếu. Không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh, năng suất lao động
thấp, hiệu quả sản xuất kém, dẫn đến thu nhập không ổn định, khiến cho việc đầu tư tái
sản xuất ở khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, vấn đề dư thừa lao động
ở nông thôn trở nên đáng báo động, nhiều làng nghề truyền thống mai một, thanh niên
ở các làng quê không có việc làm thường xuyên chơi bời, lêu lổng, dẫn đến sa ngã vào
tệ nạn xã hội...
- Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thể hiện vai trò của xã hội đối với
người lao động ở nông thôn và hạn chế được những phát sinh tiêu cực cho xã hội do
thiếu việc làm gây ra.
2. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
2.1. Khái niệm



Giải quyết việc làm là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã hội của
nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống
xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc
làm.
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
- Điều kiện tự nhiên. Địa phương nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì sẽ có
nhiều cơ hội thu hút được những dự án và chương trình phát triển kinh tế- xã hội,
chương trình phát triển vùng..., là cơ hội để giải quyết việc làm cho lao động nói chung
và lao động nông thôn nói riêng.
- Điều kiện kinh tế. Cơ sở hạ tầng hiện đại, chính sách thông thoáng là điều kiện
để phát triển sản xuất ở nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và
ngược lại.
- Các yếu tố xã hội. Dân số là nguồn cung cấp lao động nhưng cũng là gánh
nặng khi giải quyết việc làm. Các yếu tố y tế, giáo dục… là điều kiện hỗ trợ nâng cao
chất lượng lao động, tăng khả năng giải quyết việc làm.
- Bản thân người lao động. Là nguồn lực thúc đẩy thực hiện các công việc mà
xã hội phân công sắp xếp. Cơ hội việc làm cho lao động nông thôn cũng phụ
thuộc rất nhiều vào chính sự tích cực học tập, rèn luyện, chủ động, tự giác trong quá
trình tìm việc và làm việc của bản thân người lao động.
3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một số
địa phương
- Duy trì sản xuất nông nghiệp
- Cần tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người dân ở nông thôn.
- Đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và nước để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người dân
nông thôn.
- Sử dụng và quản lý tốt nguồn vốn hỗ trợ việc làm cho người lao động ở nông
thôn.

IV. THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn huyện Hưng Nguyên


1.1 Điều kiện tự nhiên
Hưng Nguyên là huyện đồng bằng phụ cận về phía tây thành phố Vinh, đô thị
loại I đang trên đà phát triển trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ
và được mở rộng không gian đô thị sang cả một phần Hưng Nguyên. Hưng Nguyên
gần với thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hoá và dịch vụ, có điều kiện tiếp cận nhanh
với sự phát triển chung của cả tỉnh, với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ ứng
dụng vào phát triển sản xuất và đời sống. Có điều kiện phát triển chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, tâm linh.
Trên địa bàn có 1 số khoáng sản chất lượng tốt, như: Mỏ Măng gan ở Núi
Thành, Hưng Phú; Đá xây dựng ở Hưng Tây, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam; Đất
dùng cho sản xuất gạch, ngói có độ mịn cao, và san nền có độ kết dính tốt. Đây là điều
kiện để phát triển sản xuất hàng hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông
nghiệp sang sản xuất hàng hóa, công nghiệp dịch vụ.
Tuy nhiên việc quá gần Vinh nên việc phát triển dịch vụ thương mại không
thuận lợi và nhiều nguy cơ xâm nhập tệ nạn xã hội và trật tự an toàn xã hội.
1.2. Điều kiện kinh tế hạ tầng
Từ năm 2015 – 2020 Tăng trưởng bình quân 9,48%/năm (cao hơn bình quân
chung của tỉnh); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ: Công nghiệp-xây dựng năm 2015 là 29,71% đến năm 2015 tăng lên
38,99%; dịch vụ từ 35,02% tăng lên 35,19%; nông nghiệp từ 35,27% giảm xuống còn
25,82%.
Hưng Nguyên có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội khá đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng
giao thông với hệ thống đường QL1A tránh Vinh, đường nối Cửa Khẩu Thanh Thủy đi
Cảng Cửa Lò và dự án cầu Yên Xuân và đường 72m nối Hưng Nguyên-Vinh - Cửa Lò
đang được đầu tư là điều kiện để đảm bảo giao thông, giao thương hàng hóa. Trên địa

bàn huyện có nhiều dự án đầu tư đã và đang được đầu tư như: Dự án Nhà máy bia Sài
Gòn-Sông Lam, Tổ hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị VSIP Nghệ An, Bến xe, Khu đô
thị mới.
Nhìn chung trong những năm qua việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ nên tình trạng thiếu việc làm đã giảm xuống đáng kể.
1.3 Điều kiện Xã hội


Hưng Nguyên là huyện nhỏ dân số toàn huyện là 120.000 người với 23 đơn vị
hành chính cấp xã, trong đó gần 20% là đồng bào thiên chúa giáo. Cơ cấu dân số trong
độ tuổi lao động cao tuy nhiên trình độ lực lượng lao động còn hạn chế.
2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Hưng Nguyên và
các giải pháp
2.1. Hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
Trung tâm Hướng nghiệp - Dạy nghề huyện liên tục thực hiện các lớp đào tạo
nghề, hướng nghiệp tại địa phương đồng thời liên kết tuyển sinh học nghề các nơi
trong nước. Tuy nhiên các ngành nghề đào tạo tại Trung tâm chưa đa dạng cả về cơ sở
vật chất lẫn nội dung, chưa thu hút được nhiều lao động tham gia.
Ngoài ra sự liên kết giữa các trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề, các trường đào
tạo nghề với trung tâm giới thiệu việc làm và đặc biệt là các doanh nghiệp còn lỏng
lẻo.
2.2. Hoạt động giải quyết việc làm thông qua chính sách tín dụng nông thôn
- Nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm: chương trình Quốc gia về giải quyết
việc làm cho người lao động, các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nông nghiệp &
phát triển nông thôn...
- Số hộ vay vốn để đầu tư ngày càng tăng, từ đó tạo được thêm việc làm cho
nhiều lao động. Ngược lại, có nhiều hộ được vay ưu đãi nhưng lại làm ăn thua lỗ dẫn
đến giải quyết việc làm không hiệu quả. Lý do là: mức vay chưa đủ để chi trả cho các
yếu tố đầu vào; Chương trình cho vay không hỗ trợ các hoạt động đào tạo, do vậy quá
trình sản xuất còn gặp khó khăn; Thời hạn vay ngắn, lượng vốn nhỏ nên đầu tư vào sản

xuất không đến nơi, đến chốn; Người nông dân chưa nghĩ ra cách làm ăn có hiệu quả
nên đầu tư không đúng hướng; Thiếu thông tin về các loại thị trường đầu vào và đầu ra
của hoạt động sản xuất.
2.3. Thực trạng phát triển sản xuất, thu hút lao động nông thôn
* Phát triển các ngành nghề của huyện
- Trên địa bàn huyện có 5 làng nghề được công nhận và một số làng có nghề đã
giải quyết được một lượng lao động trong và ngoài độ tuổi lao động ở nông thôn, tăng
thu nhập cho người lao động, tận dụng thời gian nhàn rỗi của sản xuất nông nghiệp.


- Tuy nhiên việc phát triển các làng nghề còn hạn chế chưa xứng với tiềm năng
thị trường của một huyện lân cận thành phố Vinh. Nguồn vốn còn hạn hẹp để mở rộng
sản xuất theo quy mô lớn gây trở ngại cho việc tạo thêm việc làm cho lao động nông
thôn.
* Phát triển kinh tế trang trại
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện còn hạn chế, chủ yếu quy mô nhỏ
chưa thu hút được nhiều lao động làm việc trong các mô hình này
* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo việc làm cho lao động nông thôn
Nhờ đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện phát triển sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, nên thu nhập của
người dân đã được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn đã giảm rõ rệt.
* Phát triển các khu công nghiệp
Với chính sách thu hút đầu tư, dự án Tổ hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị VSIP
Nghệ An đang thực hiện đầu tư hạ tầng sẽ là tiềm năng lớn mở ra cơ hội việc làm cho
lao động tại địa phương.
* Phát triển Dịch vụ, thương mại
Thương mại và các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân phát triển khá.
Hiện nay toàn huyện có 105 công ty cổ phần, công ty TNHH và DNTN, 4.084 hộ tiểu
thương, hoạt động có hiệu quả. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá đạt 1.000 tỷ đồng.
Việc phát triển các ngành nghề dịch vụ thương mại góp phần dịch chuyển tỷ

trọng lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho
lao động nông thôn.
2.4. Xuất khẩu lao động
Số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động ngày càng đông. Trong những
năm qua hoạt động xuất khẩu lao động được coi giải pháp tích cực nhằm tạo việc làm
cho người lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, có trình độ thấp ở nông thôn trên
địa bàn huyện. Trong đó lực lượng nam giới tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Chủ
yếu sang làm việc phổ thông ở các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản,… Tuy nhiên do lao
động của chúng ta thiếu về trình độ chuyên môn, lại rất ít biết về ngoại ngữ, cũng như
phong tục tập quán của các nước đến làm việc nên chủ yếu làm những công việc giản
đơn.


3. Các giải pháp
3.1. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với sử
dụng lao động
Việc đào tạo nghề cần được chú trọng nâng cao chất lượng, quy mô, và định
hướng để đáp ứng yêu cầu cũng như nhu cầu sử dụng lao động của các dự án lớn đang
đầu tư trên địa bàn huyện như Dự án Nhà máy bia Sài Gòn-Sông Lam, Tổ hợp công
nghiệp, dịch vụ, đô thị VSIP Nghệ An; tận dụng tối đa cơ hội và nguồn việc làm từ các
dự án nói trên.
Cần nhân rộng và xây dựng thêm các mô hình đào tạo nghề phù hợp cho phát
triển kinh tế hộ đang phát huy hiệu quả như “mô hình đào tạo nghề trồng nấm rơm”.
Tích cực tuyên truyền để người dân tham gia các lớp đào tạo nghề hướng
nghiệp.
Các cơ quan chức năng cần nắm bắt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp; tích
cực kết nối giữa doanh nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm với các trung tâm, trường
đào tạo nghề để tăng hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động
nông thôn nói riêng.
Cần khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng sử dụng lao động tại địa phương.

3.2. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề
- Điều tra, khảo sát nhu cầu về nguồn nhân lực và thị trường sức lao động của
huyện, xã, công ty, xí nghiệp, sở, ngành...
- Điều tra đánh giá năng lực các cơ sở dạy nghề hiện có: Cơ sở vật chất kỹ
thuật; số lượng, chất lượng giáo viên; các ngành nghề cần đào tạo, qui mô đào tạo; các
hình thức đào tạo.
- Khuyến khích việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài quốc lập, nhằm huy
động các nguồn lực của các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong và ngoài nước,
thực hiện xã hội hóa lĩnh vực đào tạo nghề.
3.3. Giải pháp cho vay vốn giải quyết việc làm
- Tăng nguồn vốn vay trung hạn, dài hạn hỗ trợ cho nhân dân, đặc biệt là nông
dân trong quá trình tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.


- Trước khi cho vay vốn cần hướng dẫn, phân tích cho bà con nên lựa chọn con
gì, cây gì, sản xuất kinh doanh mặt hàng gì cho phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai,
tập quán của địa phương cũng như phù hợp với thị trường đầu ra.
3.4. Phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm có chất
lượng cao
- Mở rộng các loại hình dịch vụ: dịch vụ bưu điện đến các thôn, xã, dịch vụ sửa
chữa các loại máy móc, dịch vụ vận tải, tín dụng, nhà hàng ăn uống ... Đẩy mạnh phát
triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.
3.5. Phát triển các ngành nghề trong nông thôn
- Du nhập các nghề mới sử dụng nhiều lao động có thị trường tiêu thụ để tạo
việc làm mới cho lao động nông thôn.
- Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, ưu tiên phát triển các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.

3.6. Phát triển các khu công nghiệp
Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư hạ tầng cho dự án Tổ
hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị VSIP Nghệ An.
Đề ra các chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp sản xuất đầu tư
vào khu công nghiệp để tạo nhiều nguồn việc làm mới cho lao động toàn huyện cũng
như lao động nông thôn nói riêng.
3.7. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động
- Chú trọng vào vệc đào tạo trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cũng như tác phong
làm việc công nghiệp, pháp luật của nước bạn có như vậy chúng ta mới tận dụng được
nguồn lực này.
- Mở rộng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của
tỉnh, các doanh nghiệp lớn trong nước để có hợp đồng tốt cho người lao động trong
huyện.


VI. KẾT LUẬN
Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm luôn là vấn đề bức xúc của cả nước nói
chung và từng địa phương nói riêng. Giải quyết việc làm không phải là dễ dàng, mà
không thể làm nhanh chóng một sớm một chiều có thểhoá giải nó, giải quyết việc làm
rất cần được nhìn dưới một cái nhìn dài và sâu và có định hướng rõ ràng cho những
năm tiếp đến. Có như vậy thì vấn đề lao động không còn trở thành vấn đề bức xúc cho
mỗi người lao động nữa.
Hy vọng với những giải pháp đề ra trong đề tài này, có thể góp một phần nào
giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm tại địa phương.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Thu Hiền




×