Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập nhóm môn QTKD MAN413 TOPICA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.41 KB, 12 trang )

2016
BÀI TẬP NHÓM MÔN
QUẢN TRỊ KINH DOANH – MAN413

Lớp CKTN17
Nhóm 3
09/09/2016


Bài tập nhóm: Quản trị kinh doanh (MAN413)– Nhóm 3, Lớp CKTN17

TÌNH HUỐNG 2: TRUNG TÂM KINH DOANH TỔNG HỢP THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG – Tình huống khó khăn trước mắt.
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi doanh nghiệp sẽ trải qua những
giai đoạn khác nhau, có những thuận lợi và có những khó khăn. Trung tâm kinh
doanh tổng hợp thành phố Đà Nẵng cũng như vậy:
I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH TỔNG
HỢP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Trung tâm kinh doanh tổng hợp tại Đà Nẵng trực thuộc công ty X (có trụ sở
chính đặt tại Hà Nội) được thiết lập tại một địa điểm hết sức thuận tiện với một
khu nhà 5 tầng (diện tích sàn 500 m2), tầng 1 là trung tâm kinh doanh và phân
phối tổng hợp. Đây là vị trí và mặt bằng rất thuận tiện cho việc tiếp nhận và
phân phối hàng hóa cho các cửa hàng nằm trong vùng. Trước đây giám đốc
trung tâm là Ông Minh và phụ tá là ông Linh. Ông Minh là người có nhiều kinh
nghiệm về ngành xây dựng và tổ chức; ông đã có đóng góp đáng kể trong việc
xây cất Trung tâm kinh doanh Tổng hợp Đà Nẵng. Khi hoạt động thương mại
diễn ra tại trung tâm không quá nhiều, có thời gian để thực hiện huấn luyện cho
nhân viên trong thời gian làm việc thì các cửa hàng vẫn than phiền ngày càng
nhiều về việc ít thì các hoạt động của trung tâm tiến triển khá khả quan. Nhưng
khi hoạt động thương mại gia tăng thì hiệu năng hoạt động của trung tâm giảm
sút rõ rệt. Toàn thể nhân viên đều ngày đêm bận rộn, không cung ứng hàng hóa


nhanh chóng. Công ty phái một Ban thanh tra xuống quan sát tình hình và ngay
sau đó Ông Minh được thuyên chuyển đi phụ trách việc xây dựng một trạm khác
và Ông Chi được điều tới để phụ trách trung tâm kinh doanh Đà Nẵng – vừa để
thay thế Ông Minh, vừa đưa ra định hướng kinh doanh mới cho Trung tâm trên
cơ sở khai thác tối đa mặt bằng kinh doanh của trung tâm hiện nay.
Ông Chi là người có nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh và đã từng
nắm chức vụ trưởng phòng kho vận của công ty. Đến Đà Nẵng ông được các
nhân viên cho biết tình trạng kém khả quan ở đây. Sau một tuần, ông thấy rằng
điều kiện làm việc tại trung tâm rất kém, đa số nhân viên là người tốt nhưng
2
2 | Page


Bài tập nhóm: Quản trị kinh doanh (MAN413)– Nhóm 3, Lớp CKTN17

chưa được huấn luyện do vậy họ làm việc không đạt kết quả mong muốn. Và
ông cho rằng điều thiết yếu là phải có thêm nhân viên, tăng cường hoạt động
quản trị và có tổ chức hoàn thiện hơn.
Để giải quyết khó khăn trước mắt ông Chi - người phụ trách mới đã đưa ra
các vấn đề cần giải quyết kịp thời đó là: Vấn đề về nhân sự, sử dụng phương
pháp lãnh đạo hiệu quả và định hướng kinh doanh mới trên nền tảng nguồn lực
nội tại của trung tâm kinh doanh về con người và các mặt hàng không thay đổi.
II. PHÂN TÍCH NHU CẦU MONG MUỐN CỦA NHÂN VIÊN
Sau một tuần theo dõi hoạt động của Trung tâm, ông Chi - người phụ trách
mới thấy rằng: điều kiện làm việc tại trung tâm rất kém, đa số nhân viên là
người tốt nhưng chưa được huấn luyện do vậy họ làm việc không đạt kết quả
mong muốn.
Để có thể đưa ra định hướng kinh doanh mới, ông Chi quyết định tiến hành
phân tích hiện trạng nguồn lao động của Trung tâm.
Thứ nhất: Ông căn cứ vào hồ sơ nhân viên để phân tích khả năng làm việc

của nhân viên. Từ hồ sơ nhân viên ông biết rõ biết rõ cơ cấu lao động về lứa
tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kỹ năng, sở thích về nghề nghiệp,
sở thích muốn được đào tạo phát triển của người lao động.
Thứ hai: Tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên với Trung tâm
kinh doanh.
Để tiến hành khảo sát ông đã lựa chọn các yếu tố để đánh giá về nhu cầu của
con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Có hai
nhóm nhu cầu chính của con người: Nhu cầu cơ bản và Nhu cầu bậc cao . Nhu
cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý như thức ăn, nước uống, ngủ nghỉ và
các yếu tố tâm lý như cảm xúc, cảm giác an toàn, lòng tự tôn. Những nhu cầu cơ
bản này cũng được gọi là các nhu cầu thiếu hụt vì nếu con người không có đủ
những nhu cầu này, họ sẽ đấu tranh để có được nó, bù đắp bằng được sự thiếu
hụt.
Các nhu cầu cao hơn được gọi là nhu cầu bậc cao hay nhu cầu hiện hành (nhu
3
3 | Page


Bài tập nhóm: Quản trị kinh doanh (MAN413)– Nhóm 3, Lớp CKTN17

cầu phát triển). Những nhu cầu này bao gồm sự công bằng, lòng tốt, vẻ đẹp, thứ
bậc, sự đồng lòng nhất trí, v.v… Các nhu cầu cơ bản thông thường bao giờ cũng
được ưu tiên hơn những nhu cầu phát triển này. Trên cơ sở đó, các yếu tố được
đưa ra như sau:
STT

Loại yếu tố

1


Yếu tố
Lương, thưởng

Vật chất
2

Môi trường làm việc

3

Cơ hội đào tạo, thăng tiến

4

Nội dung công việc

Tinh thần

Quan hệ làm việc tích cực
5

(với cấp trên, với đồng nghiệp)

Lý do được đưa ra khi tiến hành lựa chọn các yếu tố trên đó là:
+ Lương, thưởng: Là nhân tố quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu của
người lao động, bởi mỗi người đều có nhu cầu vật chất, lương, thưởng xứng
đáng sẽ khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả, tăng năng suất lao
động
+ Môi trường làm việc luôn được người lao động quan tâm bởi vì môi trường
làm việc liên quan tới sự thuận tiện cá nhân song đồng thời nó cũng là nhân tố

giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Người lao động không thích những môi trường
làm việc nguy hiểm, bất lợi và không thuận tiện. Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, và
các yếu tố môi trường khác phải phù hợp. Hơn nữa, nhiều người lao động thích
làm việc với các phương tiện làm việc sạch sẽ, hiện đại, và với các trang thiết bị
phù hợp.
4
4 | Page


Bài tập nhóm: Quản trị kinh doanh (MAN413)– Nhóm 3, Lớp CKTN17

+ Cơ hội đào tạo, thăng tiến: Trong điều kiện hiện nay bất kỳ người lao động
nào cũng muốn mình được mọi người tôn trọng, họ làm việc không chỉ để lấy
thu nhập mà họ còn mong muốn mình có chỗ đứng nhất định trong xã hội. Một
công việc giúp họ có cơ hội thăng tiến tốt, rõ ràng sẽ có tác động mạnh mẽ đến
động cơ làm việc của người lao động.
+ Nội dung công việc: Công việc ổn định hay công việc được yêu thích hoặc
công việc phức tạp hay nhàn dỗi… là những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến
động lực làm việc của người lao động.
Trong hệ thống công việc có những nhóm công việc mang tính chất lặp đi lặp
lại nhưng cũng có nhóm công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn, luôn luôn nỗ lực.
Những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại thường là những công việc liên
quan nhiều đến sổ sách, giấy tờ, mang tính chất hành chính, thủ tục… Những
công việc này thường không tạo hứng thú làm việc đối với người lao động. Do
đó khả năng thu hút lao động rất hạn chế, những người lao động làm những công
việc này thì động lực làm việc vì tính chất công việc rất thấp. Những công việc
đòi hỏi sự nhanh nhẹn, nỗ lực làm việc cao như công việc quản lý, giám đốc,
chuyên viên cấp cao…. Là những công việc mà chính bản thân nó có sự thu hút,
tạo hứng thú cho người lao động khi làm nhữg công việc này. Người lao động
cảm thấy có động lực mạnh mẽ để trở thành chuyên viên cấp cao hay trở thành

giám đốc… những công việc mang tính chất như thế này thường tạo động lực
làm việc cho người lao động rất lớn.
+ Quan hệ đồng nghiệp, lãnh đạo: Chúng ta biết rằng mỗi người có ít nhất 8
tiếng lao động hàng ngày do đó đồng nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc cộng tác và hỗ trợ làm tăng sự thoả mãn đối với công việc. Hành vi
của người lãnh đạo cũng là nhân tố chủ yếu xác định sự thoả mãn. Sự thoả mãn
của người lao động tăng lên khi người lãnh đạo của họ là người hiểu biết, thân
thiện, biết đưa ra những lời khen ngợi khi người lao động thực hiện tốt công
5
5 | Page


Bài tập nhóm: Quản trị kinh doanh (MAN413)– Nhóm 3, Lớp CKTN17

việc, biết lắng nghe ý kiến của người lao động, và biết quan tâm đến lợi ích của
người lao động.
Với những đánh giá sẽ có sau khi phân tích nhu cầu mong muốn của nhân
viên với công việc hiện tại thì quy luật được áp dụng có liên quan đến con người
và hành vi của họ chính là quy luật đặc điểm tâm lý cá nhân: Tâm lý cá nhân là
sự phản ánh thế giới khách quan (của bản thân, của tự nhiên, của xã hội) vào bộ
não con người, được con người tích lũy và được biểu hiện thành các hiện tượng
tâm lý.
Tâm lý là một tiềm năng to lớn của quản lý vì nó tạo ra (hoặc làm mất đi)
niềm tin, và môi trường tâm lý tốt đẹp cho con người trong quá trình hoạt động
kinh tế, nhờ đó làm cho hiệu quả thu được tăng lên (hoặc giảm đi) đáng kể (từ 5
- 20%).
Thực tế chỉ rõ nếu con người làm việc, hoạt động trong môi trường tâm lý tốt
(vui vẻ, phấn khởi v.v...) thì năng suất công việc tăng lên từ 10 - 20% so với làm
việc trong môi trường nặng nề, ức chế. Một thực tế khác cũng chỉ rõ con người
trong điều kiện bình thường chỉ có thể sử dụng được từ 20 - 30% tiềm năng (sức

cơ bắp, trí tuệ) vốn có của mình. Chỉ khi gặp hoàn cảnh đột biến (lòng quyết
tâm, lòng căm thù địch, ý chí chống trả lại cái chết, ý chí rửa hận v.v...) mới có
thể huy động tới 50 - 60% tiềm năng vốn có của mình mà thôi.
III. PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO
Bên cạnh việc giải quyết những vấn đề về nhân sự thì phương pháp lãnh đạo
cũng là điểm mới cần thảo gỡ. Chúng ta biết rằng: Trong môi trường cạnh tranh
toàn cầu nhiều thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay,
việc thành hay bại của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào lãnh đạo. Các
doanh nghiệp có thể bắt chước nhau mọi thứ từ công nghệ, nguyên vật liệu, sản
phẩm, giá cả,... nhưng có một thứ khó mà sao chép được, đó chính là "lãnh đạo".

6
6 | Page


Bài tập nhóm: Quản trị kinh doanh (MAN413)– Nhóm 3, Lớp CKTN17

Để lãnh đạo thành công các nhà lãnh đạo thường vận dụng chủ yếu các
phương pháp lãnh đạo sau đây: Phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế,
phương pháp giáo dục, phương pháp ủy quyền và phương pháp tổng hợp.
1. Phương pháp hành chính: là các phương pháp tác động dựa vào các mối
quan hệ tổ chức trong doanh nghiệp bằng các quyết định hành chính mà người
lao động phải chấp hành nghiêm chính mà người lao động phải chấp hành
nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Phương pháp này có
vai trò to lớn trong việc lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh việc lập trật tự
kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp, khâu nối các phương pháp khác lại thành
hệ thống và giải quyết các vấn đề quản lý nhanh chóng.
2. Phương pháp kinh tế (lợi ích): là các cách tác động vào đối tượng thông
qua các lợi ích khác nhau để cho đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương án
hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ. Phương pháp này

có lợi ích là tạo động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động.
3. Phương pháp giáo dục: là các cách tác động vào nhận thức và tình cảm,
trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích của con người trong doanh nghiệp nhằm nâng cao
tính tự giác và nhiệt tình hoạt động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
4. Phương pháp uỷ quyền: là việc người lãnh đạo cấp trên cho phép người
lãnh đạo cấp dưới có quyền ra quyết định những vấn đề thuộc quyền của mình
trong khi người cho thuộc quyền của mình trong khi người cho phép vẫn đứng
ra chịu trách nhiệm.
5. Phương pháp tổng hợp: sử dụng tất cả các phương pháp trên một cách phù
hợp và linh động.
Tóm lại, có rất nhiều phương pháp lãnh đạo khác nhau được áp dụng cho
từng đối tượng bị lãnh đạo trong các không gian, thời gian và tình huống khác
nhau. Quan trọng nhất là nhà lãnh đạo phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp
và luôn đổi mới phương pháp do môi trường bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp.

7
7 | Page


Bài tập nhóm: Quản trị kinh doanh (MAN413)– Nhóm 3, Lớp CKTN17

Với thực tế hiện nay của Trung tâm kinh doanh tổng hợp Đà Nẵng thì ông
Chi nên lựa chọn các phương pháp lãnh đạo tổng hợp bởi các lý do sau:
Thứ nhất: Các nhân viên của Trung tâm đều chưa được huấn luyện nên việc
cung ứng hàng hóa còn chậm. Ông Chi cần sử dụng phương pháp giáo dục nhằm
truyền cảm hứng, tư tưởng phong cách làm việc, quan điểm về công việc, đổi
mới cả cách nghĩ, cách làm theo phương pháp kinh doanh mới cho nhân viên cụ
thể:
+ Giáo dục, vận động, tuyên truyền giải thích cho nhân viên trong trung tâm

hiểu rõ mục tiêu, ý đồ, chủ trương, chiến lược phát triển của trung tâm; để từ đó
giúp cho các nhân viên quyết tâm phấn đấu thực hiện các mục tiêu, ý đồ, chủ
trương, chiến lược của Trung tâm.
+ Vạch rõ các khó khăn trở ngại mà trung tâm phải chấp nhận để mọi người
trong trung tâ, không dao động trước mọi biến động của thời cuộc, không bi
quan chán nản lúc khó khăn.
+ Giáo dục tổ chức kỷ luật, sự hoà đồng hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau giữa các
nhân viên trong trung tâm;
+ Xoá bỏ các luồng tư tưởng và các thói quen tâm lý xấu gây hại cho sự hoạt
động và phát triển của trung tâm (lối sống thực dụng cá nhân ích kỷ, lòng ghen
ghét đố kỵ, thói quen làm việc tuỳ tiện vô tổ chức).
Bên cạnh đó cần vận dụng linh hoạt các hình thức giáo dục như:
+ Các hình thức truyền thông, bao gồm những tài liệu, chương trình huấn
luyện, tuyên truyền cho đội ngũ các nhân viên thực hiện từng hạng mục công
việc.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt, các hoạt động cộng đồng trong trung tâm: Như
hoạt động gặp mặt giao lưu trong các ngày lễ 8/3; 20/10; tổ chức dã ngoại ngày
gia đình….
Sau đó ông cần sử dụng phương pháp kinh tế để thúc đẩy tinh thần làm việc
của nhân viên. Việc sử dụng phương pháp này không chỉ chú ý đến thưởng mà
còn quan tâm đến mức phạt. Thưởng cho những nhân viên hoàn thành tốt nhiệm
8
8 | Page


Bài tập nhóm: Quản trị kinh doanh (MAN413)– Nhóm 3, Lớp CKTN17

vụ, có ý tưởng phân phối hàng hóa nhanh chóng, chính xác. Các nhân viên có ý
tưởng, sáng kiến thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
IV. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM KINH DOANH

TỔNG HỢP ĐÀ NẴNG
Bên cạnh việc tháo gỡ các vấn đề về nhân sự, phương pháp lãnh đạo thúc đẩy
quá trình phát triển của trung tâm, ông Chi đã tiến hành các bước nhằm đưa ra
định hướng kinh doanh mới cho Trung tâm.
Với mục tiêu không thay đổi các mặt hàng kinh doanh và duy trì khâu phân
phối hàng hóa ông tiến hành:
1. Xây dựng nên Ma trận SWOT hiện tại của Trung tâm kinh doanh
tổng hợp về phân phối hàng hóa.
Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

1. Vị trí kinh doanh đẹp

1. Có ít kinh nghiệm vận hành và khai

2. Cơ sở hạ tầng có nhiều thuận lợi:

thác

Hiện tại và tiềm năng

2. Dịch vụ cung cấp chưa chuyên nghiệp

3. Nguồn tài chính ổn định

3. Độ đa dạng, phong phú gian hàng thấp

4. Có lực lượng khách hàng
Cơ hội (O)


Thách thức (T)

1. Nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc

1. Gia tăng sức mạnh cạnh tranh trong

2. Nhiều Trung tâm kinh doanh tổng

ngành

hợp đang hoạt động ngày càng kém và

2. Đối thủ cạnh tranh tiền ẩn nhiều

số lượng đóng của gia tăng

Sau khi phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Trung
tâm kinh doanh tổng hợp ông Chi tiến hành tổ chức lại kênh phân phối hàng hóa
hiệu quả bằng cách:
- Xác định lại địa bàn phân phối:
- Xác định nhóm ngành/ nhóm sản phẩm:
9
9 | Page


Bài tập nhóm: Quản trị kinh doanh (MAN413)– Nhóm 3, Lớp CKTN17

- Xác định điểm tiêu thụ sản phẩm
- Xác định nguồn lực phục vụ hệ thống phân phối:

- Về con người: Rà soát lực lượng lao động, bố trí con người phù hợp với
trình độ, đưa nhân viên đi đào tạo các khóa học ngắn hạn về các chu trình phân
phối hàng hóa nhằm lựa chọn đội ngũ thực hiện công tác phân phối hàng hóa
chuyên nghiệp, có trách nhiệm, năng lực.
- Sắp xếp, bố trí lại mặt bằng của khu vực phân phối hàng hóa nhằm đảm bảo
việc sử dụng hữu hiệu máy móc, vận chuyển, bốc dỡ; Tạo điều kiện sắp xếp,
xuất nhập kho dễ dàng; Cho phép dễ kiểm tra tồn kho; Đảm bảo ghi chép tồn
kho chính xác.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phân phối hàng hóa: Phần
mềm quản lý kho; hệ thống quản lý kho nhằm đảm bảo việc quản lý, phân phối
kho hàng một cách nhanh chóng, chính xác;
2. Định hướng kinh doanh hàng hóa tổng hợp
+ Đối với mặt bằng kinh doanh hàng hóa: Sắp xếp lại mặt bằng sao cho đem
đến cho khách hàng sự thoải mái và tiện lợi. Trình bày hàng hóa hấp dẫn. Giảm
sự đi lại của khách hàng. Tạo sự riêng biệt cho từng khu vực công tác. Tạo sự
thông tin dễ dàng giữa các khu vực.
+ Đào tạo lại nhân sự khu vực bán hàng chuyên nghiệp bởi vai trò của người
bán hàng là rất lớn. Ngoài việc, những người bán hàng là những người trực tiếp
làm ra doanh thu, họ còn là những người truyền tải hình ảnh và bộ mặt của trung
tâm kinh doanh.
Với việc kinh doanh tổng hợp thì các mặt hàng thuộc nhóm tiêu dùng mang
tính phổ biến như bàn chải đánh răng, xà phòng, bút, sách..thì vai trò của người
bán không quan trọng bởi đây là những hàng hoá mà người tiêu dùng ít có sự
10
10 | P a g e


Bài tập nhóm: Quản trị kinh doanh (MAN413)– Nhóm 3, Lớp CKTN17

phân biệt và không đòi hỏi sự trợ giúp từ người bán. Điều mà người tiêu dùng

cần là một giá cả cạnh tranh và sự thuận tiện trong việc mua bán do đó đối với
những mặt hàng bán theo hình thức này, trung tâm có thể tiết kiệm được chi phí
nhờ áp dụng công nghệ thông tin hay những công nghệ khác. Lực lượng bán
hàng ở khu vực này không cần nhiều và chủ yếu là cần trang bị kỹ năng giao
dịch.
Đối với việc bán các thiết bị tin học, các sản phẩm công nghệ cao và những
sản phẩm không dễ dàng sử dụng và cài đặt thì lực lượng bán hàng khu vực này
cần trang bị kỹ năng bán hàng tư vấn là hình thức bán những sản phẩm có
đi kèm với dịch vụ tư vấn. Ví dụ: Người bán hàng những sản phẩm ở hình thức
này cần giúp đỡ khách hàng hiểu được những vấn đề vướng mắc của họ,
những cơ hội có thể có, tìm ra những giải pháp sáng tạo cho khách hàng. Lực
lượng bán hàng tư vấn hoạt động tốt nhất khi các sản phẩm của họ: khác biệt với
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thích nghi hoặc
tùy biến theo yêu cầu của khách hàng, quá trình chuyên chở và cài đặt đòi hỏi
trợ giúp từ phía nhà cung cấp.
3. Xúc tiến bán hàng
Để nâng cao khả năng cạnh tranh cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Trung tâm thì một vấn đề quan trọng mang tính quyết định đến sự tồn tại và
phát triển lâu dài của trung tâm đó là: Trung tâm phải tổ chức tốt xúc tiến bán
hàng.
- Xúc tiến bán hàng là cầu nối giữa khách hàng và trung tâm, thông qua xúc
tiến, trung tâm sẽ có điều kiện nhìn nhận về ưu nhược điểm của hàng hoá, dịch
vụ của mình.
- Xúc tiến bán hàng góp phần kích thích lực lượng bán hàng của trung tâm,
nâng cao hiệu quả bán hàng.

11
11 | P a g e



Bài tập nhóm: Quản trị kinh doanh (MAN413)– Nhóm 3, Lớp CKTN17

- Xúc tiến bán hàng kích thích người tiêu dùng mua sắm sản phẩm của trung
tâm nhiều hơn. Qua đó, doanh nghiệp có khả năng hướng dẫn thị hiếu của khách
hàng.
Các hoạt động xúc tiến bán hàng đối với người tiêu dung được lựa chọn là:
Hoạt động quảng cáo: Treo băng rôn quảng cáo, phát tờ gấp, quảng cáo ngoài
trời….
Hoạt động hỗ trợ bán hàng: Tích điểm khi mua hàng đối với khách hàng cá
nhân mua hàng hóa tại trung tâm; Chiết khấu, trợ cấp quảng cáo đối với nơi
phân phối hàng hóa…
Thực hiện các chương trình khuyến mại nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập,
các ngày lễ trọng đại của đất nước….
Hoàn thiện bộ phận chăm sóc khách hàng.
4. Chế độ hậu mãi (sau bán hàng)
Chế độ hậu mãi đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng hình ảnh trung
tâm đồng thời tạo ra niềm tin với khách hàng. Trung tâm phải không ngừng cải
tiến mọi hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ, rút ngắn thời gian chờ đợi và
liên tục gia tăng giá trị dịch vụ. Các hoạt động này thường được triển khai đồng
bộ trung tâm, nơi cơ sở vật chất, quy trình đón tiếp, quy trình dịch vụ, cũng như
chương trình đào tạo cho nhân viên được đầu tư bài bản. Đặc biệt, trong mọi quy
trình, mục tiêu được đặt ra chính là sự thoải mái, yên tâm và tin cậy của khách
hàng.
V. KẾT LUẬN
Mỗi một doanh nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển đều phải trải
qua các giai đoạn khó khăn. Để vượt qua được giai đoạn khó khăn đó đòi hỏi
các doanh nghiệp phải có các định hướng về nguồn lực: Tài chính, nhân sự…
cũng như định hướng kinh doanh để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

12

12 | P a g e



×