Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế nghiên cứu trường hợp của vietcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN THỊ QUỲNH GIANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN NGÂN HÀNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
THANH TOÁN QUỐC TẾ – NGHIÊN CỨU
TRƢỜNG HỢP CỦA VIETCOMBANK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN THỊ QUỲNH GIANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN NGÂN HÀNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
THANH TOÁN QUỐC TẾ – NGHIÊN CỨU
TRƢỜNG HỢP CỦA VIETCOMBANK
Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại
Mã số: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI THANH TRÁNG



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................1
1.1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................3

1.2.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................3
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................3


1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................4

1.6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................4

1.7.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu.....................................................................5

TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ........................................................................................6
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................7
2.1. Thanh toán quốc tế và vai trò thanh toán quốc tế .......................................7
2.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế .....................................................................7
2.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế ....................................................................7
2.1.3. Các phƣơng thức thanh toán quốc tế ..........................................................8
2.1.3.1. Chuyển tiền (Remittance) ........................................................................8
2.1.3.2. Phƣơng thức ghi sổ (Open account) ........................................................9


2.1.3.3. Nhờ thu (Collection)............................................................................. 10
2.1.3.4. Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) .............................................11
2.2. Hành vi mua của tổ chức..............................................................................15
2.2.1. Định nghĩa hành vi mua của tổ chức ........................................................15
2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua của tổ chức ................................15
2.2.2.1. Mô hình hành vi mua của Webster và Wind (1972) .............................15

2.2.2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua của tổ chức ........................17
2.2.2.3. Sự khác biệt trong hành vi mua của khách hàng cá nhân và khách
hàng doanh nghiệp ...........................................................................................19
2.3. Các nghiên cứu liên quan về quyết định lựa chọn ngân hàng của khách
hàng doanh nghiệp ...............................................................................................20
2.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ........................................................24
2.4.1. Phí dịch vụ ................................................................................................24
2.4.2 Tín dụng ....................................................................................................25
2.4.3. Uy tín ngân hàng ......................................................................................27
2.4.4. Sự thuận tiện .............................................................................................28
2.4.5. Sự hiệu quả hoạt động ..............................................................................29
2.4.6. Nhân viên ngân hàng ................................................................................30
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ......................................................................................32
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................33
3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................33
3.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................34
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính...................................................................34
3.2.2. Thang đo gốc các nhân tố .........................................................................35
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................37
3.2.3.1. Về nội dung, từ ngữ, cách diễn đạt của thang đo ..................................37
3.2.3.2. Về mức độ quan trọng của các thang đo ...............................................40
3.3. Nghiên cứu định lƣợng .................................................................................42
3.3.1. Thang đo các khái niệm nghiên cứu .........................................................42


3.3.2. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 42
3.3.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .................................................................44
3.3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach‟s alpha ........44
3.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) ......44
3.3.3.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ..................................................................45

TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ......................................................................................46
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................47
4.1. Đặc điểm chi tiết mẫu nghiên cứu ...............................................................47
4.2. Kiểm định độ tin cậy và phù hợp của thang đo .........................................50
4.2.1. Thang đo “phí dịch vụ cảm nhận” ............................................................50
4.2.2. Thang đo “tín dụng” .................................................................................50
4.2.3. Thang đo “uy tín” .....................................................................................50
4.2.4. Thang đo “sự hiệu quả hoạt động” ...........................................................51
4.2.5. Thang đo “sự thuận tiện” ..........................................................................51
4.2.6. Thang đo “nhân viên”...............................................................................52
4.2.7. Thang đo “quyết định lựa chọn Vietcombank là ngân hàng cung cấp dịch
vụ thanh toán quốc tế” ........................................................................................52
4.3. Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................53
4.3.1. Phân tích nhân tố thang đo “các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa
chọn Vietcombank là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế”............53
4.3.1.1. Phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất ..............................................53
4.3.1.2. Phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai ................................................53
4.3.2. Phân tích nhân tố thang đo “quyết định lựa chọn Vietcombank là ngân
hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế” ........................................................54
4.4. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ..................................................................57
4.5. Phân tích tƣơng quan ...................................................................................57
4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................58
4.6.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình .........................................................58
4.6.2. Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy..............................................59


4.6.2.1. Kiểm tra đa cộng tuyến ......................................................................59
4.6.2.2. Kiểm tra phƣơng sai của phần dƣ không đổi ...................................60
4.6.2.3. Kiểm tra phần dƣ có phân phối chuẩn ...................................................61
4.6.2.4. Kiểm tra tính độc lập của sai số ............................................................63

4.6.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .......................................................63
4.7. Kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình tổng thể .........................66
4.7.1. Kiểm định One-way ANOVA ..................................................................66
4.7.2. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể ...........................67
4.8. Thống kê mô tả các nhân tố của mô hình ...................................................70
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ......................................................................................71
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .................................................................72
5.1. Kết luận ..........................................................................................................72
5.2. Hàm ý .............................................................................................................73
5.2.1. Tín dụng ...................................................................................................74
5.2.2. Nhân viên .................................................................................................75
5.2.3. Sự thuận tiện .............................................................................................76
5.2.4. Sự hiệu quả hoạt động ..............................................................................76
5.2.5. Uy tín ngân hàng ......................................................................................78
5.2.6. Phí dịch vụ cảm nhận ...............................................................................79
5.3. Hạn chế ..........................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN
GIA
PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH
LƢỢNG
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ
KIỂM ĐỊNH CRONBACH‟S ALPHA
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN
KIỂM ĐỊNH ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH
PHÂN TÍCH HỒI QUY
KIỂM ĐỊNH ONE-WAY ANOVA
KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VỀ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA HAI TỔNG THỂ
THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC NHÂN TỐ CỦA MÔ HÌNH
PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY
PHỤ LỤC 7: TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết
định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế - Nghiên cứu
trƣờng hợp của Vietcombank” là kết quả công trình nghiên cứu độc lập của tôi
dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Bùi Thanh Tráng.
Các số liệu đƣợc thu thập trong luận văn này là trung thực, đƣợc trích dẫn có
nguồn gốc rõ ràng từ các tài liệu, tạp chí, các công trình khoa học đã đƣợc công bố
trƣớc đó. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn không sao chép bất cứ
luận văn nào và cũng chƣa đƣợc trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên
cứu khoa học nào trƣớc đây.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Lê Nguyễn Thị Quỳnh Giang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Tên đầy đủ

EFA (Exploratory Factor Analysis)

Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá

KMO

Kiểm định Kaise – Meyer - Olkin

L/C (Letter of Credit)

Thƣ tín dụng, tín dụng chứng từ

TAM (Technology Acceptance Model)

Mô hình chấp nhận công nghệ

TPB (Theory of Planned Behavior)

Thuyết hành vi dự định

TRA (Theory of Reasoned Action)

Thuyết hành động hợp lý

TPP (Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình


Agreement)

Dƣơng

TTQT

Thanh toán quốc tế

TVE (Total Variance Explained)

Tổng phƣơng sai trích

STP (Straight-though Processing)

thanh toán xuyên suốt

SWIFT (Society for Worldwide

Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài

Interbank Financial

chính quốc tế

Telecommunication)
Vietcombank, VCB
XNK

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại
thƣơng Việt Nam

xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu về quyết định lựa chọn ngân hàng của khách
hàng doanh nghiệp ....................................................................................................22
Bảng 3.1: Bảng thang đo điều chỉnh .........................................................................40
Bảng 4.1: Đặc điểm chi tiết mẫu nghiên cứu ............................................................49
Bảng 4.2: Kết quả phân tích thang đo “phí dịch vụ cảm nhận” ................................50
Bảng 4.3: Kết quả phân tích thang đo “tín dụng” .....................................................50
Bảng 4.4: Kết quả phân tích thang đo “uy tín” .........................................................51
Bảng 4.5: Kết quả phân tích thang đo “sự hiệu quả hoạt động” ...............................51
Bảng 4.6: Kết quả phân tích thang đo “sự thuận tiện” ..............................................51
Bảng 4.7: Kết quả phân tích thang đo “nhân viên” ...................................................52
Bảng 4.8: Kết quả phân tích thang đo “quyết định lựa chọn Vietcombank là ngân
hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế” ........................................................52
Bảng 4.9: Bảng xoay các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn Vietcombank
là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế .............................................55
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn
Vietcombank là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế ......................56
Bảng 4.11: Hệ số KMO và Bartllet sau phân tích nhân tố quyết định lựa chọn
Vietcombank là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế ......................57
Bảng 4.12: Ma trận tƣơng quan giữa các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn
Vietcombank là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế ......................58
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy của mô hình ..................................................59
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định tƣơng quan hạng Spearman giữa các biến độc lập và
phần dƣ đã chuẩn hóa .........................................................................................61
Bảng 4.15: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu ..........................................................65
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Levene và kiểm định Anova ....................................67
Bảng 4.17: Giá trị trung bình của các nhóm doanh nghiệp ......................................67

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt của các nhóm doanh nghiệp ................68
Bảng 4.19: Trung bình giữa các nhân tố ...................................................................69
Bảng 4.20: Thống kê mô tả các nhân tố của mô hình ...............................................70


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình hành vi mua của Webster và Wind.............................................16
Hình 2.2: Những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi mua của tổ chức ...........................18
Hình 2.3: Mô hình đề xuất ........................................................................................31

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................34
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán giữa hai biến giá trị phần dƣ và giá trị dự đoán ............60
Hình 4.2: Phân phối của phần dƣ ..............................................................................62
Hình 4.3: Phân phối của phần dƣ quan sát ................................................................62


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu sắc và mạnh mẽ,
các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng đƣợc các nƣớc ký kết ngày
càng nhiều trên phạm vi toàn thế giới. Mới đây nhất, phải kể đến là Hiệp định Đối
tác Xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Hiệp định này ra đời đã xóa bỏ hầu hết các rào
cản thƣơng mại, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa các nƣớc thành
viên, đặc biệt là lĩnh vực thƣơng mại quốc tế. Liên quan đến thƣơng mại quốc tế,
không thể không nói đến vai trò quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu trong sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Có thể nói, trong thƣơng mại quốc tế, thanh
toán quốc tế là mắt xích then chốt, là khâu cuối cùng giúp góp phần giải quyết mối
quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh

quá trình lƣu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Thanh toán quốc tế còn giúp cho
các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình
an toàn, hiệu quả trong mối quan hệ hàng-tiền. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không
tự thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, họ sẽ sử dụng dịch vụ đƣợc cung cấp bởi
các ngân hàng thƣơng mại. Trong các mối quan hệ thanh toán quốc tế, ngân hàng
thƣơng mại đóng vai trò trung gian tiến hành thanh toán. Nó giúp cho quá trình
thanh toán đƣợc tiến hành an toàn, nhanh chóng và thuận lợi đồng thời giảm thiểu
chi phí cho khách hàng. Vì vậy, quyết định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ
thanh toán quốc tế vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh vừa hạn chế rủi ro trong
quan hệ thanh toán với các đối tác nƣớc ngoài luôn là mối quan tâm hàng đầu của
doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế,
thanh toán quốc tế không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng mà còn nâng cao uy
tín của ngân hàng trên thị trƣờng tài chính quốc tế. Điều đó không chỉ giúp ngân
hàng mở rộng qui mô hoạt động mà còn là một ƣu thế tạo nên sức cạnh tranh cho
ngân hàng trong cơ chế thị trƣờng. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một
nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt


2

động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế đƣợc thực hiện
tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh
ngoại tệ, tài trợ thƣơng mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác…
Xuất phát từ điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt về chất lƣợng dịch vụ đặc
biệt là các ngân hàng nƣớc ngoài xuất hiện ngày càng nhiều với phong cách làm
việc chuyên nghiệp, ngân hàng nào giành đƣợc mối quan tâm và sự trung thành của
khách hàng, ngân hàng đó sẽ tiếp tục giữ vững và phát triển thị phần của mình.
Trong số các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc có thế mạnh về dịch vụ thanh toán
quốc tế, không thể không kể đến Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
(Vietcombank). Với vị trí tiên phong và bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh

vực tài chính nói chung và lĩnh vực thanh toán quốc tế nói riêng, Vietcombank luôn
là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vietcombank đã
vinh dự nhận các giải thƣởng lớn do các định chế tài chính quốc tế có uy tín nhƣ JP
Morgan Chase, Wells Fargo Bank, Citibank, HSBC, Standard Chartered Bank…
trao tặng, nổi bật là giải thƣởng “Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc”. Đây là
giải thƣởng đƣợc trao cho những ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế hiệu
quả, tỷ lệ giao dịch chính xác cao. Giải thƣởng này đƣợc đánh giá trên cơ sở các
thống kê khả năng thực hiện các giao dịch thanh toán thông suốt (Straight-Through
Processing-STP) về tổng thể cũng nhƣ mức độ chuyên nghiệp và chất lƣợng của
từng giao dịch hàng ngày chính xác, kịp thời.
Trong bối cảnh thị phần bị chia sẻ do chất lƣợng dịch vụ của các ngân hàng khác
tƣơng tự nhau và cạnh tranh trong nội bộ ngành ngày càng khốc liệt, khách hàng sẽ
lựa chọn Vietcombank dựa trên những tiêu chí nào? Điều gì làm nên sự khác biệt
trong dịch vụ thanh toán quốc tế của Vietcombank so với các ngân hàng khác? Làm
thế nào để Vietcombank có thể giữ vững và phát triển thị phần của mình? Để trả lời
cho những câu hỏi này, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa
chọn Vietcombank là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu là hoàn toàn cần thiết. Khi đã hiểu đƣợc quyết định lựa chọn
ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế của doanh nghiệp, ngân hàng


3

thƣơng mại nói chung và Vietcombank nói riêng sẽ xây dựng những chính sách phù
hợp để thu hút và giữ chân khách hàng. Chính vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề
tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch
vụ thanh toán quốc tế – Nghiên cứu trƣờng hợp của Vietcombank” làm luận
văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn Vietcombank là
ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và kiến nghị giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất: Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn
Vietcombank là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế
Thứ hai: Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc lựa chọn
Vietcombank là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp giúp Vietcombank nâng cao tính cạnh tranh và
phát triển thị phần đối với dịch vụ thanh toán quốc tế.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài trả lời cho các câu hỏi sau:
-

Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn Vietcombank là ngân

hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế?
-

Trong các nhân tố ảnh hƣởng, nhân tố nào là quan trọng nhất? Mức độ ảnh

hƣởng của từng nhân tố đến quyết định lựa chọn Vietcombank nhƣ thế nào?
-

Trên cơ sở mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đƣợc nghiên cứu, giải pháp

nào nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán quốc tế cho Vietcombank?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn

Vietcombank là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.


4

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng khảo sát: các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có sử dụng dịch vụ
thanh toán quốc tế của Vietcombank.
Thời hạn nghiên cứu: thời gian thực hiện khảo sát là trong tháng 9, 10 năm
2016; các số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu (nếu có) trong khoảng thời gian
từ 2011-2016.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua 2 bƣớc: nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lƣợng.
-

Nghiên cứu định tính: thực hiện phỏng vấn chuyên sâu một số đối tƣợng có

kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng và doanh
nghiệp. Bƣớc này dùng để đánh giá sơ bộ và điều chỉnh thang đo sử dụng trong
nghiên cứu định lƣợng tiếp theo.
-

Nghiên cứu định lƣợng: dùng để kiểm định lại thang đo và mô hình nghiên

cứu trên kích thƣớc mẫu phù hợp. Tác giả sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu thống kê
SPSS 20 để xử lý số liệu khảo sát. Công cụ hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha, phân
tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), phân tích hồi quy tuyến
tính đƣợc sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trên thế giới, các nghiên cứu về quyết định lựa chọn ngân hàng nói chung và
dịch vụ ngân hàng nói riêng của khách hàng doanh nghiệp đã đƣợc tiến hành trong
thời gian dài và ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm giúp các ngân hàng xác định
khách hàng doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng dựa trên những tiêu chí nào. Kết quả
của các nghiên cứu là khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu. Tuy nhiên nghiên cứu về quyết định lựa chọn ngân hàng ở Việt Nam
vẫn còn nhiều hạn chế và chƣa chuyên sâu, chƣa kể đến dịch vụ thanh toán quốc tế
là sản phẩm mang tính chuyên biệt. Hơn nữa, nghiên cứu về quyết định lựa chọn sử
dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của khách hàng doanh nghiệp tại một ngân hàng cụ
thể lại càng không có. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về thanh toán quốc tế lại chủ


5

yếu liên quan đến các hƣớng nghiên cứu khác nhƣ: quản trị rủi ro, nâng cao chất
lƣợng dịch vụ, giải pháp tăng trƣởng… Rất ít đề tài nghiên cứu về quyết định lựa
chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.
Trƣớc tình hình đó, đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn
ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế – Nghiên cứu trƣờng hợp của
Vietcombank” sẽ đóng góp đáng kể cho Vietcombank xác định đƣợc những yếu tố
chính nào ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán quốc tế của khách
hàng doanh nghiệp. Từ đó, Vietcombank sẽ thiết lập, điều chỉnh chiến lƣợc để thúc
đẩy, phát huy các thế mạnh, tăng cƣờng, bổ sung các nhân tố có tác động mạnh đến
quyết định lựa chọn dịch vụ thanh toán quốc tế của khách hàng doanh nghiệp để có
thể giữ vững và gia tăng thị phần trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay.
1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chƣơng này giới thiệu sự cần thiết của đề tài nghiên cứu cũng nhƣ mục tiêu
nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và

ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trong chƣơng này, tác giả cung cấp cơ sở lý thuyết về thanh toán quốc tế cũng
nhƣ tổng quan về hành vi mua của tổ chức. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu các
nghiên cứu liên quan trƣớc đây về quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng
doanh nghiệp đồng thời đƣa ra lý do chọn 06 nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa
chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung và nghiên cứu
trƣờng hợp của Vietcombank nói riêng, 06 nhân tố đó bao gồm: phí dịch vụ cảm
nhận, tín dụng, uy tín ngân hàng, sự hiệu quả hoạt động, sự thuận tiện, nhân viên
ngân hàng. Các định nghĩa và các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố này cũng sẽ
đƣợc trình bày. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu.


6

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và
phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc trình bày ở chƣơng 1, kết hợp với cơ sở lý thuyết và
mô hình nghiên cứu ở chƣơng 2, chƣơng 3 sẽ giới thiệu quy trình nghiên cứu, thiết
kế nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4 sẽ thống kê mô tả mẫu và giới thiệu kết quả của nghiên cứu sau khi
phân tích dữ liệu. Dựa trên kết quả này, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu chuyên sâu
về mỗi nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn Vietcombank là ngân hàng cung
cấp dịch vụ thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý
Trong chƣơng này, những kết luận chính của nghiên cứu sẽ đƣợc tác giả tóm tắt
lại và đề xuất một số giải pháp dựa trên kết quả phân tích trong chƣơng 4. Tác giả
cũng nhìn nhận một số hạn chế trong nghiên cứu của đề tài và đƣa ra hƣớng nghiên

cứu trong tƣơng lai.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, tác giả đã trình bày sự cần thiết của đề tài nghiên cứu cũng nhƣ
mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. Tác giả cũng làm rõ ý
nghĩa thực tiễn của đề tài đồng thời giới thiệu kết cấu của báo cáo nghiên cứu.
Chƣơng 2 tác giả sẽ đi sâu phân tích chi tiết về cơ sở lý thuyết và mô hình
nghiên cứu.


7

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Thanh toán quốc tế và vai trò thanh toán quốc tế
2.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, du lịch…trong đó quan hệ kinh tế (bao gồm
ngoại thƣơng) chiếm vị trí quan trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Các hoạt
động trong thƣơng mại quốc tế đều dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ
thể ở các nƣớc khác nhau từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc
tế. Trong các mối quan hệ thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian
thanh toán.
Theo cách hiểu cơ bản nhất, “Thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức
thực hiện các khoản thu chi bằng tiền liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa
dịch vụ, cung ứng lao vụ giữa các tổ chức, cá nhân nƣớc này với tổ chức cá nhân
nƣớc khác hoặc giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế thông qua hoạt động của
các ngân hàng” (Trần Hoàng Ngân, 2001).
2.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
* Đối với nền kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan
hệ kinh tế đối ngoại, tăng cƣờng vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trƣờng quốc
tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán. Đối với hoạt động xuất

nhập khẩu, thanh toán quốc tế không những tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao tốc độ
luân chuyển hàng hóa, làm cho hợp đồng ngoại thƣơng đƣợc thực hiện an toàn mà
còn tạo uy tín thanh toán giữa các bên tham gia. Chính vì vậy, thanh toán quốc tế
phát triển sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu,
phát triển sản xuất trong nƣớc, khuyến khích nâng cao chất lƣợng hàng hóa, đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nƣớc ngoài.
* Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: Thanh toán quốc tế
phục vụ nhu cầu thanh toán hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
đồng thời còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập


8

khẩu gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lƣợng hàng hóa giao dịch và mở rộng
quan hệ giao dịch với các nƣớc. Thanh toán quốc tế hạn chế rủi ro trong quá trình
thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí
địa lý các bạn hàng xa nhau nên việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanh
toán của ngƣời mua là hết sức khó khăn. Hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp cho
quá trình thanh toán đƣợc tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, từ đó thúc đẩy
quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển.
* Đối với các ngân hàng thƣơng mại: thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch
vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Thanh toán quốc tế
không chỉ là một dịch vụ thuần túy mà còn đƣợc coi là hoạt động không thể thiếu
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ cho hoạt động khác
của ngân hàng giúp cho ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó
nâng cao uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể
tăng qui mô hoạt động của mình, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh
tranh của mình trên thị trƣờng.
* Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc: thanh toán quốc tế giúp tập trung và
quản lý nguồn ngoại tệ trong nƣớc và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều

kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nƣớc, quản lý hiệu quả các hoạt
động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thƣơng đã đề ra.
2.1.3. Các phƣơng thức thanh toán quốc tế
2.1.3.1. Chuyển tiền (Remittance)
Phƣơng thức chuyển tiền là phƣơng thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó
khách hàng (ngƣời trả tiền, ngƣời mua, ngƣời nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng phục
vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một ngƣời hƣởng lợi (ngƣời nhận tiền,
ngƣời bán, ngƣời xuất khẩu) ở một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất
định.
Phƣơng thức chuyển tiền bao gồm các loại:
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)


9

Chuyển tiền bằng điện tốc độ nhanh, nhƣng chi phí cao. Ngày nay khi các ngân
hàng tham gia hệ thống SWIFT thì hầu hết chuyển tiền đƣợc thực hiện qua hệ thống
SWIFT.
- Chuyển tiền bằng thƣ (Mail Transfer – M/T).
Chuyển tiền bằng thƣ chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song tốc độ lại
chậm hơn. Chuyển tiền bằng điện thì ngƣời chuyển tiền không bị đọng vốn lâu
ngày, nhƣng tỷ giá ngoại tệ áp dụng trong chuyển tiền bằng điện cao hơn tỷ giá
ngoại tệ áp dụng trong chuyển tiền bằng thƣ.
Chuyển tiền là một phƣơng thức thanh toán trực tiếp giữa hai bên. Phƣơng thức
này rất đơn giản, ở đây ngân hàng chỉ là ngƣời trung gian thực hiện việc thanh toán
theo ủy nhiệm hƣởng hoa hồng, không bị ràng buộc gì về trách nhiệm. Khi áp dụng
phƣơng thức này thì giữa hai bên mua bán phải có tín nhiệm rất cao, việc thanh toán
phụ thuộc vào thiện chí của ngƣời mua. Vì vậy chuyển tiền ít đƣợc sử dụng trong
thanh toán hàng hóa ngoại thƣơng mà thƣờng đƣợc sử dụng trong quan hệ trả nợ,
tiền đặt cọc, tiền ứng trƣớc, trả tiền thừa, thanh toán những khoản chi phí phi mậu

dịch hay tiền bồi thƣờng.
2.1.3.2. Phƣơng thức ghi sổ (Open account)
Là phƣơng thức thanh toán mà ngƣời bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ)
để ghi nợ ngƣời mua sau khi ngƣời bán đã hoàn thành giao hàng hoá hay dịch vụ,
đến từng định kỳ (tháng, quý, nửa năm) ngƣời mua trả tiền cho ngƣời bán.
Đặc điểm của phƣơng thức này là một phƣơng thức thanh toán không có sự
tham gia của Ngân hàng với chức năng là ngƣời mở tài khoản và thực thi thanh
toán. Chỉ mở tài khoản đặc biệt, không mở tài khoản song biên. Nếu ngƣời mua mở
tài khoản để ghi thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị quyết
toán giữa hai bên, chỉ có hai bên tham gia thanh toán: ngƣời bán và ngƣời mua.
Phƣơng thức này thƣờng đƣợc dùng cho thanh toán nội địa, hai bên mua bán
phải thực sự tin cậy lẫn nhau. Dùng cho thanh toán tiền gửi bán hàng ở nƣớc ngoài,
hay dùng trong thanh toán phi mậu dịch nhƣ: tiền cƣớc phí vận tải, tiền phí bảo
hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới, uỷ thác, tiền lãi cho vay và đầu tƣ.


10

Dùng cho phƣơng thức hàng đổi hàng, nhiều lần thƣờng xuyên trong một thời kỳ
nhất định. Phƣơng thức này chỉ có lợi cho ngƣời mua.
2.1.3.3. Nhờ thu (Collection)
Phƣơng thức thanh toán nhờ thu là một phƣơng thức thanh toán quốc tế trong đó
ngƣời xuất khẩu (ngƣời bán) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung
ứng dịch vụ cho ngƣời nhập khẩu (ngƣời mua), ủy thác cho Ngân hàng phục vụ
mình thu hộ số tiền ở ngƣời nhập khẩu nƣớc ngoài, trên cơ sở hối phiếu do ngƣời
xuất khẩu ký phát.
Trong thanh toán quốc tế, khi sử dụng phƣơng thức này các nƣớc thƣờng vận
dụng “Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu” do Phòng Thƣơng mại Quốc tế
ban hành số xuất bản 522 - bản sửa đổi năm 1995 có giá trị hiệu lực kể từ ngày
01/01/1996 (The Uniform Rules for Collection – ICC Publication No.522 – 1995

Revision)
Trong thanh toán nhờ thu, nếu ngƣời xuất khẩu không thực hiện trọn vẹn và đầy
đủ các cam kết với ngƣời nhập khẩu trong hợp đồng mua bán ngoại thƣơng thì
ngƣời nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán (một phần hay toàn bộ) số tiền trên
giấy đòi tiền của ngƣời xuất khẩu.
Trong thanh toán nhờ thu, ngƣời xuất khẩu thông qua ngân hàng chỉ khống chế
đƣợc quyền định đoạt hàng hóa, mà chƣa khống chế đƣợc việc trả tiền của ngƣời
nhập khẩu. Ngƣời nhập khẩu có thể bằng cách chƣa nhận bộ chứng từ hàng hóa, để
kéo dài việc trả tiền cho ngƣời xuất khẩu, hoặc có thể không trả tiền khi tình hình
thị trƣờng bất lợi cho họ.
Đối với hình thức thanh toán nhờ thu, ngân hàng chỉ là ngƣời trung gian thu hộ
tiền cho ngƣời xuất khẩu, còn không có trách nhiệm với việc trả tiền của ngƣời nhập
khẩu. Hình thức này tuy về thủ tục có phần đơn giản song việc trả tiền còn chậm.
Trong thanh toán quốc tế, nhờ thu đƣợc chia làm hai loại:
a. Nhờ thu trơn (Nhờ thu không kèm chứng từ – Clean Collection): Khi việc
đòi tiền chỉ dựa trên chứng từ đòi tiền là hối phiếu do ngƣời xuất khẩu ký phát, mà
không kèm theo các chứng từ hàng hóa, thì đƣợc gọi là nhờ thu trơn.


11

Loại này thƣờng đƣợc dùng trong thanh toán tiền chi trả về dịch vụ, cƣớc phí
bảo hiểm, tiền phạt, tiền bồi thƣờng,…
b. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Khi việc đòi tiền, ngoài
hối phiếu do ngƣời xuất khẩu ký phát, còn phải kèm theo các chứng từ về hàng hóa,
gọi là nhờ thu kèm chứng từ.
Tùy theo cách thức trả tiền của ngƣời nhập khẩu, mà nhờ thu kèm chứng từ có
thể là chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against acceptance – D/A) hoặc
trả tiền trao chứng từ (Documents against payment – D/P).
Nếu là D/A thì ngƣời nhập khẩu phải ký tên chấp nhận trả tiền trên hối phiếu do

ngƣời xuất khẩu ký phát, thì mới đƣợc ngân hàng trao cho bộ chứng từ.
Nếu là D/P thì ngƣời nhập khẩu phải trả ngay số tiền theo hối phiếu trả tiền ngay
do ngƣời xuất khẩu lập, thì mới đuợc quyền lấy bộ chứng từ Ngân hàng.
2.1.3.4. Tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
Thƣ tín dụng (L/C) là một bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một
ngân hàng (ngân hàng phục vụ ngƣời nhập khẩu) theo yêu cầu của ngƣời nhập khẩu
tiến hành mở và chuyển đến chi nhánh hay đại lý của ngân hàng này ở nƣớc ngoài
(ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu) một L/C cho ngƣời hƣởng lợi (ngƣời xuất
khẩu) một số tiền nhất định trong thời hạn qui định, với điều kiện ngƣời hƣởng lợi
phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với những nội dung, điều kiện ghi
trong thƣ tín dụng .
Tham gia nghịệp vụ thanh toán bằng thƣ tín dụng có thể gồm nhiều bên, thông
thƣờng có các bên sau:
- Ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng (Applicant) là ngƣời nhập khẩu (ngƣời mua).
- Ngƣời hƣởng lợi thƣ tín dụng (Beneficiary) là ngƣời xuất khẩu (ngƣời bán).
Các ngân hàng liên quan: ít nhất có hai ngân hàng tham gia: ngân hàng mở L/C
còn gọi là ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank), ngân hàng này có trách nhiệm
trích trả tiền cho ngƣời xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C;
ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank) là chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng
phát hành L/C hoặc ngân hàng phục vụ ngƣời xuất khẩu.


12

Tùy theo từng L/C cụ thể, mà còn có các ngân hàng khác tham gia nhƣ:
- Ngân hàng thanh toán, chiết khấu (Negotiating Bank): Ngân hàng này trực tiếp
trả tiền cho L/C. Trên thực tế ngân hàng thanh toán L/C chính là ngân hàng phát
hành L/C hoặc ngân hàng thông báo, hoặc một ngân hàng nào đó do ngân hàng phát
hành L/C chỉ định.
- Ngân hàng xác nhận L/C (Confirming Bank). Theo yêu cầu của ngƣời hƣởng

lợi, một ngân hàng đứng ra xác nhận L/C sẽ cùng với ngân hàng phát hành L/C có
trách nhiệm trả tiền đối với L/C.
Nét đặc thù trong thanh toán L/C là việc trả tiền của ngân hàng chỉ căn cứ vào sự
phù hợp của các chứng từ hàng hóa với những điều kiện nêu trong L/C mà không
trực tiếp dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thƣơng. Do vây, ngân hàng không bị
ràng buộc bởi những điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thƣơng, mà chỉ bị
ràng buộc các điều kiện trong nội dung của L/C khi nó đã đƣợc mở.
Thanh toán bằng L/C tuy có phức tạp về mặt thủ tục, song các nguyên tắc thanh
toán rất chặt chẽ, rõ ràng, nên việc nhận hàng và trả tiền luôn luôn đƣợc đảm bảo.
Vì thế, hình thức này đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong thƣơng mại quốc tế.
Qua phân tích các phƣơng thức thanh toán quốc tế trên, chúng ta có thể thấy
phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng là phƣơng thức giảm thiểu rủi ro, đảm
bảo lợi ích cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, trách nhiệm và
cam kết ràng buộc của ngân hàng trong phƣơng thức này là cao nhất.
Tuy nhiên, khi sử dụng phƣơng thức này cũng có thể xảy ra rủi ro cho các bên
tham gia nhƣ:
* Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Việc thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ
xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. ngân hàng chỉ kiểm
tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể
xuất trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ định để thanh toán. Nhƣ vậy, sẽ
không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúng nhƣ hợp đồng


13

về số lƣợng, chủng loại và không bị hƣ hỏng gì. Trong trƣờng hợp này nhà nhập
khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành.
* Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản

thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết
bằng cách dỡ hàng, lƣu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề đƣợc giải quyết hoặc
phải chở hàng quay về nƣớc. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí nhƣ lƣu tàu
quá hạn, phí lƣu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu
có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu
ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù
bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không đƣợc thanh toán. Cũng tƣơng tự nhƣ
vậy, nếu ngân hàng chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trƣớc khi hối phiếu đến
hạn thì hối phiếu cũng không đƣợc trả tiền. Trừ khi L/C đƣợc xác nhận bởi một
ngân hàng hạng nhất trong nƣớc, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số
tín nhiệm của ngân hàng phát hành cũng nhƣ rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế
chính sách của nhà nƣớc thay đổi.
* Rủi ro đối với ngân hàng phát hành (issuing bank)
Ngân hàng phát hành là ngân hàng đại diện cho ngƣời nhập khẩu, nó cung cấp
tín dụng cho ngƣời nhập khẩu. Ngân hàng này thƣờng đƣợc hai bên nhập khẩu và
xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và đƣợc quy định trong hợp đồng, nếu chƣa có sự
quy định trƣớc, ngƣời nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với ngân hàng phát
hành là ở chỗ ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng
theo quy định của L/C trong trƣờng hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán
hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trƣớc khi chấp nhận phát hành L/C, ngân
hàng cần thẩm định một cách chặt chẽ giống nhƣ việc cấp một khoản tín dụng cho
khách hàng.
* Rủi ro đối với ngân hàng thông báo (advising bank)
Ngân hàng thông báo là ngân hàng đƣợc ngân hàng mở yêu cầu thông báo một
L/C do ngân hàng mở phát hành cho ngƣời bán. Ngân hàng thông báo phải chịu


14

trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thƣ tín dụng (bao gồm cả việc xác minh

chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trƣớc khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro
đối với ngân hàng thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà
không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì ngân hàng thông báo phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm với các bên liên quan.
* Rủi ro đối với ngân hàng đƣợc chỉ định
Ngân hàng đƣợc chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà
xuất khẩu trƣớc khi nhận đƣợc tiền từ ngân hàng phát hành. Tuy nhiên trong thực
tế, các ngân hàng đƣợc chỉ định thƣờng ứng trƣớc tiền cho nhà xuất khẩu với điều
kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, ngân hàng này
thƣờng phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.
* Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận (confirming bank)
Ngân hàng xác nhận thƣờng là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân hàng có quan
hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng mở, đƣợc ngân hàng mở yêu cầu xác nhận và
cam kết trả tiền cho ngƣời bán nếu nhƣ ngân hàng mở không thực hiện đƣợc nghĩa
vụ của mình. Đối với ngân hàng xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng
buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai
bên. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững đƣợc năng
lực tài chính của ngân hàng mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra
hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở L/C do
ngân hàng mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.
* Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu (negotiating bank)
Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng đƣợc chỉ định cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng
nào nếu L/C cho chiết khấu tự do. Cũng nhƣ ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết
khấu có thể gặp phải rủi ro nếu nhƣ không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng nhƣ
không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600. Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng
chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng mở và nhà nhập khẩu.
Các rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên
nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá



×