Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Đảng bộ huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.13 KB, 137 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

PHẠM VĂN CƯỜNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH
HÓA LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


HÀ NỘI , THÁNG 8 NĂM 2016

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

PHẠM VĂN CƯỜNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH
HÓA LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ THỊ TÌNH



HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2016



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
trích dẫn trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
khoa học của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2016
Tác giả

Phạm Văn Cường


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Tìnhvà các thầy các cô trong
khoa Lịch sử Đảng, khoa Sau đại học, cùng cáclãnh đạo Huyện ủy, HĐND,
UBND huyện, cán bộ ngành Lao động-Thương binh và Xã hội huyện đã giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.



iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii


iv

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CNH-HĐH
CNXH
GDP
HĐND
KHHGĐ
KTM
LĐ-TB&XH
MTTQ
NHNG
TW
UBND
WB
XĐGN
XHCN


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chủ nghĩa xã hội
Tổng thu nhập quốc nội.
Hội đồng nhân dân.
Kế hoạch hoá gia đình.
Kinh tế mới.
Lao động - Thương binh và Xã hội
Mặt trận Tổ quốc.

Ngân hàng phục vụ người nghèo
Trung ương.
Uỷ ban nhân dân.
Ngân hàng thế giới.
Xoá đói, giảm nghèo.
Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là một trong những vấn đề mang tính chất toàn cầu.Xóa đói,
giảm nghèo là tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá một đất nước, một chế
độ có phát triển văn minh hay không. Do vậy, dù ở bất kỳ thời đại nào, các nhà
nướcđều có những hướng giải pháp để làm sao có thể xóa được đói, giảm được
nghèo và từng bước đưa đất nước phát triển.
Ở Việt Nam, vấn đề xóa đói, giảm nghèo chiếm vị trí quan trọng trong
các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Từ rất sớm, Đảng,
Chính Phủ đã rất coi trọng việc xóa đói, giảm nghèo. Ngay sau khi Cách
mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được

thành lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp thiết, trong đó có nhiệm vụ
“diệt giặc đói”. Tuy nhiên, do điều kiện đất nước có chiến tranh, cho nên vấn
đề đói nghèo trong thời kỳ này chưa thực hiện được một cách triệt để bởi vì
chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập
thống nhất đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới, vấn đề xóa đói giảm nghèo càng trở nên hết sức
quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), chủ trương xóa đói,
giảm nghèođược coi là quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Chủ
trương này phù hợp với nguyện vọng của nhân dânvà được toàn xã hội ủng hộ
cho nên chỉ trong thời gian ngắn, công tác xóa đói, giảm nghèo đã trở thành
phong trào sâu rộng ở tất cả các địa phương trong cả nước và đã đem lại kết
quả thiết thực với một bộ phận lớn dân cư xóa được đói, giảm được


2

nghèo.Việt Nam đã được Liên Hiệp Quốc đánh giá là quốc gia có nhiều sáng
kiến kinh nghiệm và làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.Xóa đói giảm
nghèo là một chủ trương, quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, song thực tế
cho thấy mức độ thành công ở từng địa phương không như nhau; ngoài những
nguyên nhân khách quan, sự thành công và chưa thành công của công tác lãnh
đạo xóa đói giảm nghèo còn phụ thuộc vào sự vận dụng đường lối của Đảng,
chính sách của Nhà nước vào thực tế của từng địa phương. Vì thế, bên cạnh
những thành tựu được thế giới công nhận nói trên, ở nước ta vẫn còn một bộ
phận không nhỏ dân cư, nhất là cư dân ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng miền núi hải đảo vẫn phải chịu cảnh
sống đói nghèo, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, đến năm 2000, Hà Trung vẫn là một
huyện nghèo. Đời sống của nhân dân trong huyện hết sức khó khăn, năng suất
lao động thấp, tỷ lệ đói nghèo năm 2000 chiếm tỷ lệ 15,7% [8, tr.555]. Vì vậy,
trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ huyện Hà Trung rất coi trọng nhiệm vụ lãnh
đạo công tác xóa đói, giảm nghèo, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm vừa cấp bách, vừa lâu dài, là một trong những chính sách xã hội cơ bản,
là hướng ưu tiên trong toàn bộ chính sách phát triển kinh tế - xã hội và là
nhiệm vụ công tác thiết thực trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
của huyện. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, nhờ được Đảng bộ huyện quan
tâm, thực hiện đồng bộ,công tác xóa đói, giảm nghèo và đã đem lại hiệu quả
thiết thực với nhiều kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên, việc thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về XĐGN ở Hà Trung gặp nhiều hạn chế như tỉ lệ hộ
nghèo còn cao, khoảng cách giàu nghèo giữa các xãvà các nhóm dân cư chưa
được thu hẹp, tiến độ xoá đói, giảm nghèo chậm, kết qủa đạt được chưa bền
vững… Vì vậy, việc nghiên cứu sự lãnh đạo công tác xoá đói, giảm nghèo của
Đảng bộ huyện Hà Trung từ năm 2000 đến năm 2010, đánh giá những ưu


3

điểm, chỉ ra những hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ huyện là
việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn làm
cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo
công tác xoá đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện trong giai đoạn tiếp theo.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Hà Trung,
tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2000 đến
năm 2010” làm Luận văn Thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề luôn được các nhà khoa học trong và

ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Cho đến nay
đã có rất nhiều công trình khoa học, tác phẩm, bài viết về vấn đề đói nghèo
được công bố ở trong và ngoài nước như:
- Thứ nhất, các nghiên cứu lý luận chung về xóa đói, giảm nghèo và thực
trạng công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam từ các học giả và các tổ chức
nước ngoài như: "Poverty in VietNam" (Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam) của A
Report for SIDA, Canbera, April.1995...đã cho thấy những đổi mới hướng
tiếp cận phát triển xã hội gần đây của Đảng và Chính phủ Việt Nam, đặc biệt
là vấn đề xóa đói giảm nghèo; Đại học Harvard - Chương trình Châu Á.2007:
"Lựa chọn thành công bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt
Nam", đã phân tích những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ xung đột xã hội ở Việt
Nam dưới tác động của toàn cầu hóa, của các chính sách phát triển thiếu hợp
lý trong thời gian qua, đặt ra nguy cơ tái nghèo đói; Fong, Monica S, Giới và
nghèo ở Việt Nam, tài liệu thảo luận, Ngân hàng thế giới, 1994; Công ty
Aduki, Vấn đề nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1996; Grady,
Heather; Một thoáng nhìn vào cảnh nghèo ở Việt Nam, ActionAid Việt Nam,
1993; Báo cáo nghiên cứu của chính sách của Ngân hàng thế giới,Chính sách


4

đất đai cho tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2004…
- Thứ hai, các công trình nghiên cứu về đói nghèo của các nhà khoa học
trong nước: TS. Trần Thị Hằng, Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thống kê, H, 2001; TS. Lê Xuân Bá (cùng
tập thể tác giả), Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông
nghiệp, 2001; Vũ Ngọc Phùng, Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn
đề xói đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1999; TS. Đàm
Hữu Đắc - TS. Nguyễn Hải Hữu, Những định hướng chiến lược của chương
trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Nxb Lao động

xã hội, H, 2004; Lê Thị Quế, Việt Nam qua hơn một thập niên xóa nghèo, Tạp
chí nghiên cứu kinh tế, số 12 - 2004; Nguyễn Quốc Dương, Giải pháp dân
vận góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo,
Tạp chí Dân vận, số 7 - 2003; TS. Nguyễn Hải Hữu (cùng tập thể tác giả) Cục
bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Đề tài khoa học cấp Bộ,
Luận cứ khoa học xây dựng chiến lược giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020;
TS.Trần Hữu Trung (cùng tập thể tác giả) Cục bảo trợ xã hội, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Đề tài khoa học cấp Bộ, Báo cáo nghiên cứu xu hướng
nghèo đói và phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Ngoài
ra còn nhiều bài báo, tạp chí viết về đề tài xóa đói giảm nghèo, như: TS. Tạ
Thị Lệ Yên, Nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng chính sách xã hội
với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Tạp chí Ngân hàng số 11-2005; TS. Đàm
Hữu Đắc, Cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp,
Tạp chí Lao động và Xã hội số 272 tháng 10 - 2005.
- Thứ ba, các công trình nghiên cứu về xóa đói, giảm nghèo ở các địa
phương trong cả nước thời kỳ đổi mới: Nguyễn Thị Hằng, Vấn đề xóa đói
giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, 1997; Lê


5

Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu - nghèo
vùng dân tộc miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, H,
1999; Bùi Minh Đạo, Xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu
số ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, 2003; Lê Hải Đường, Xóa đói giảm
nghèo, vấn đề và giải pháp ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Nxb Nông nghiệp,
H, 2004; Võ Minh Cường, Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa
đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003; Đinh Văn Hùng, Ninh Bình phát
triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo, Tạp chí Cộng sản, số 11 - 2006; Lê
Kỳ Công, Quảng Trị với việc thực hiện cuộc vận động xóa đói giảm nghèo,

Tạp chí Dân vận, số 03 - 2006; Lê Như Nhất, Đảng bộ tỉnh Kon Tum lãnh
đạo xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H, 2007; Trương Nhã Quyên, Đảng bộ tỉnh
Nam Định lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo từ năm 1997
đến năm 2005, Luận văn thạc sỹ Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, 2011; Hoàng Thị Ngọc Hà, Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lãnh đạo công
tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến 2010, Luận văn thạc sỹ, 2012…
- Thứ tư, công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thanh Hóa .
Trước hết là tác phẩm Công tác xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc
tỉnh Thanh Hóa - thực trạng và giải pháp. Đây là công trình nghiên cứu khoa
học đề cập đến công tác thực hiện các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ
người nghèo đối với các dân tộc ít người của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh
Hóa. Tiếp đó là các luận văn thạc sĩ của Tào Bằng Huy (1999), Những giải
pháp nhằm XĐGN ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001-2010, Luận văn Thạc sĩ
Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội; Đỗ Thế Hạnh (2000), Thực trạng
và giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói, giảm nghèo ở vùng định canh định cư
tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí


6

Minh, Hà Nội; Mai Thị Hà (2012), Đảng bộ huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa)
lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010, Luận
văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng CSVN, Đại học quốc gia Hà
Nội. Các công trình này đã nghiên cứu về quá trình lãnh đạo công tác xóa đói
giảm nghèo của các Đảng bộ cũng như ở một vài địa phương trong tỉnh, ở
một số giai đoạn nhất định.
Có thể nói, các công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
rất phong phú và những kết quả nghiên cứu đó đã cung cấp những luận cứ
khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng, triển khai công tác xóa đói giảm nghèo

và cung cấp nguồn tư liệu quý cho việc nghiên cứu về nghèo đói và xóa đói,
giảm nghèo. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đã được công bố nghiên cứu
trực tiếp, có hệ thống và chuyên sâu dưới góc độ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam về vấn đề Đảng bộ huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác
xóa đói, giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010.Những công trình nghiên
cứu nói trên là nguồn tư liệu quý để tác giả tiếp thu, kế thừa trong quá trình
thực hiện luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ
huyện Hà Trung từ năm 2000 đến năm 2010, đánh giá những ưu điểm và hạn
chế, qua đó rút ra một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Hà Trung nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xóa đói, giảm
nghèo ở địa phương trong thời kỳ mới.
3.2.Nhiệm vụ nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái quát chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
về xóa đói, giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010.


7

- Khái quát các nhân tố tác động đến sự lãnh đạo công tác xoá đói giảm
nghèo của Đảng bộ huyện Hà Trung từ năm 2000 đến năm 2010, đồng thời
nêu bật thực trạng xoá đói giảm nghèo ở huyện Hà Trung trước năm 2000.
- Làm rõ chủ trương và quá trình tổ chức thực hiện công tác xóa đói,
giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét,
đồng thời đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá .
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa trong công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Hà Trung,
tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2000 đến năm
2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải
quyết các vấn đề xã hội, trực tiếp là xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống
cho nhân dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử, phương
pháp logic. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích,


8

tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, điền dã, khảo sát thực tiễn,
phương pháp chuyên gia... Các phương pháp này được sử dụng phù hợp với
yêu cầu của từng nội dung Luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà
hoạch định chính sách của địa phương liên quan đến vấn đề XĐGN.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp các cấp ủy Đảng, nhất là
các Đảng ủy ở Hà Trung tham khảo, vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo công tác
xóa đói, giảm nghèo ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy môn Xây dựng Đảng, lịch sử Đảng bộ địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6tiết
Chương 1: Chủ trương và quá trình tổ chức thực hiện công tác xoá đói
giảm nghèo của Đảng bộ huyện Hà Trung (2000-2005)
Chương 2: Quá trình lãnh đạo đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo
của Đảng bộ huyện Hà Trung (2005-2010)
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm


9

Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HÀ TRUNG
(2000-2005)
1.1. Các nhân tố tác động đến sự lãnh đạo công tác xóa đói giảm
nghèo của Đảng bộ huyện Hà Trung và thực trạng xóa đói giảm nghèo ở
Hà Trung trước năm 2000
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đói nghèo và xóa đói, giảm
nghèo
Tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương do Ủy ban kinh tế - xã hội châu Á và Thái Bình Dương của Liên hợp
Quốc (ESCAP) tổ chức vào tháng 9- 1993 đã tập trung bàn về khái niệm, các
tiêu chí đánh giá sự đói nghèo và các giải pháp về XĐGN tại khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương, Hội nghị đã đưa ra khái niệm được nhiều quốc gia chấp
nhận và sử dụng trong những năm qua: Nghèo đói là tình trạng một bộ phận
dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà
những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh
tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Từ khái niệm này, người ta chia nghèo đói thành 2 loại: “nghèo tuyệt đối”
và “nghèo tương đối”.
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu (ăn, mặc, ở, nhu cầu văn hóa, y tế, giáo dục và
giao tiếp) để duy trì cuộc sống.
Nghèo tương đối: là tình trạng bộ phận dân cư có mức thu nhập dưới
mức trung bình của cộng đồng tại địa phương.
Khái niệm nghèo tuyệt đối được sử dụng để so sánh mức độ nghèo khổ


10

giữa các quốc gia. Trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm quốc gia nghèo là
đất nước có thu nhập bình quân đầu người rất thấp, nguồn lực hạn hẹp, cơ sở
hạ tầng và môi trường yếu kém, có vị trí không thuận lợi trong giao lưu với
cộng đồng quốc tế.
Trong đấu tranh chống nạn nghèo đói người ta dùng khái niệm “nghèo
tương đối”.
Như vậy, nghèo đói là khái niệm mang tính tương đối cả về không gian
và thời gian.
Từ định nghĩa của ESCAP, qua nhiều cuộc khảo sát nghiên cứu, các
nhà khoa học và quản lý ở các bộ ngành nước ta đã thống nhất khái niệm về
đói nghèo của Việt Nam là:
“Nghèo”: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn
một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với

mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
“Đói”: là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới
mức tối thiểu, không bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.
Khái niệm đói cũng có hai dạng: “Đói kinh niên” và “đói cấp tính”.
+ Đói kinh niên: Là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời
điểm đang xét.
+ Đói cấp tính (đói gay gắt): là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói
đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời
điểm đang xét.
Xem xét quan niệm nghèo và đói cho thấy: đóilà khái niệm dùng để
phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư. Giữa đói và nghèo cũng
có quan hệ mật thiết với nhau, nó phản ánh cấp độ và mức độ khác nhau,
"nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là một tình trạng hiển nhiên của
nghèo".


11

Vùng nghèo, vệt nghèo: Là nơi có tỉ lệ nghèo cao hơn nhiều và mức
sống dân cư thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước, trong cùng
một thời điểm.
Quốc gia nghèo: Là một đất nước có thu nhập trung bình rất thấp,
nguồn lực (tài nguyên) cực kỳ hạn hẹp (về vật chất, lao động, tài chính) cơ sở
hạ thầng môi trường thấp kém, có vị trí không thuận lợi trong giao lưu với
cộng đồng quốc tế.
Một số khái niệm khác như: Nghèo không gian, nghèo thời gian, nghèo
môi trường, nghèo lứa tuổi, nghèo giới... tất cả chỉ là xác định rõ hơn đặc
điểm, mức độ, nguyên nhân của các đối tượng nghèo và từ đó sẽ có những
giải pháp thích hợp cho từng đối tượng nghèo khác nhau.
Chuẩn nghèo (đường nghèo, ngưỡng nghèo, tiêu chí nghèo): Là công

cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo, đồng thời là công cụ để
đo lường, giám sát nghèo đói. Hầu hết chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hoặc
chi tiêu. Những người được coi là nghèo khi mức sống của họ đo qua thu
nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn chuẩn nghèo. Những người có mức thu nhập
hoặc chi tiêu ở trên chuẩn này là người không nghèo hoặc đã vượt nghèo,
thoát nghèo.
Chính sách xoá đói, giảm nghèo: Là hệ thống các giải pháp và công
cụ xác định vai trò của Nhà nước, của các tổ chức trong xã hội trong việc
phân phối hợp lý các hành động của mình để nâng cao mức sống cho người
dân nghèo, tạo cho họ những cơ hội phát triển trong đời sống cộng đồng bằng
chính lao động của bản thân.
Khái niệm này được thâu tóm một cách cô đọng kinh nghiệm thực tiễn
giảm bớt đói nghèo của các nước trong khu vực và trên thế giới, nó có ý nghĩa
tư vấn và chỉ đạo quá trình tìm kiếm con đường và cách thức xoá đói giảm
nghèo ở Việt Nam.


12

Xoá đói, giảm nghèo bền vững: Là một nội dung của phát triển bền
vững về mặt xã hội. Phát triển bền vững về mặt xã hội thể hiện ở mức độ bảo
đảm dinh dưỡng, chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; mọi người đều
có cơ hội được học hành; giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách
giàu nghèo giữa các tầng lớp và các nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội;
nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên của
xã hội và giữa các thế hệ của một xã hội; duy trì và phát huy tính đa dạng và
bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh của đời
sống vật chất và tinh thần….
Xoá đói, giảm nghèo bền vững là một hệ thống các giải pháp và công cụ
đồng bộ xác định rõ vai trò của Nhà nước, của các tổ chức trong xã hội giúp

người dân vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói mà không làm ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh, không bị nguy cơ tái đói nghèo đe doạ.
Trên đây là những khái niệm có tính chất công cụ khi nghiên cứu về
vấn đề xóa đói, giảm nghèo.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Trung là một huyện đồng bằng trung du nằm ở phía bắc tỉnh Thanh
Hoá, phía Bắc tiếp giáp với TX. Bỉm Sơn, TX.Tam Điệp - Ninh Bình; phía
Nam giáp huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hóa; phía Tây giáp huyện Vĩnh Lộc,
huyện Thạch Thành; phía Đông giáp huyện Nga Sơn.
Hà Trung có diện tích tự nhiên gần 24.450.000ha, trong đó diện tích
rừng khoảng 7.000 ha chiếm gần 30% diện tích tự nhiên.
Hà Trung có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở
trong huyện,đường sông có tuyến Sông Lèn, Sông Hoạt, Sông Kênh Nga và 8.5
Km tuyến đường sắt Bắc-Nam..


13

Ðịa hình huyện Hà Trung là núi cao, chia cắt phức tạp, có nhiều đồi núi
bao bọc, chen lẫn với các mảnh bán bình nguyên cổ, giữa chúng là các thung
lũng dạng xâm thực, bồi tụ hoặc thung lũng lũ tích thành đồng thấp trũng
quanh năm ngập nước bị chia cắt manh mún bởi đại hình núi – song, nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Người dân xứ Thanh từ lâu vẫn gọi
đây là vùng đất trũng “chiêm khê mùa thối”.
Nhiệt độ bình quân năm là 23oC, cao tuyệt đối 41oC, thấp tuyệt đối 6oC,
tổng nhiệt hàng năm 8.500 - 8.700oC, biên độ nhiệt giữa các ngày từ 6 - 7oC.
Độ ẩm không khí: Bình quân năm từ 85 - 87%, cao nhất 92% vào các tháng1;
tháng 2, thấp nhất vào tháng 6; 7.
Lượng mưa trung bình năm: 1.700 mm, năm mưa lớn nhất 2800 mm,

lượng mưa thấp nhất 1100 mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các
tháng trong năm làm ảnh hưởng đến xản xuất nông nghiệp.
Hàng năm mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình
khoảng 250 - 270mm/tháng, mưa tập trung ở các tháng 8, 9, 10, có những
năm tháng 9 lượng mưa lớn đạt 700 - 800 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, hầu hết lượng mưa chỉ đạt 15% tổng lượng mưa hàng
năm, tháng 1 mưa nhỏ nhất có khi chỉ đạt 10 mm. Sương mù: Số ngày có
sương mù trong năm từ 22 - 26 ngày, thường xuất hiện tập trung vào các tháng
10, 11, 12 làm tăng độ ẩm không khí và đất. Những năm rét nhiều, sương muối
xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống.
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài
nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.
Về tài nguyên đất:Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện 24.450,48 ha,
đang được sử dụng vào các mục đích: Đất nông nghiệp: 15.197,35 ha; Đất phi
nông nghiệp: 5.747,95 ha; Đất chưa sử dụng: 3.505,18 ha.


14

Hà Trung là huyện có diện tích rừng khá lớn, đủ các chủng loại rừng.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp tính đến 01/01/2009 là: 5.430,78 ha
Trong đó: Đất rừng sản xuất là: 3.436,39 ha.Đất rừng phòng hộ là: 1.701,53
ha.Đất rừng đặc dụng (Rừng sến quốc gia) là: 292,86 ha. Nguồn tài nguyên
rừng có ý nghĩa rất lớn về môi trường và phát triển du lịch sinh thái.
Hà Trung có nguồn khoáng sản đa dạng, dễ khai thác và đang có thị
trường tiêu thụ tốt: Quặng Silic, Spilit, quặng sắt làm nguyên vật liệu phụ gia
xi măng, đá ốp lát, đá xây dựng… Nguồn tài nguyên này được phân bố rộng ở
17 xã đó là: Hà Đông, Hà Sơn, Hà Lĩnh, Hà Ngọc, Hà Lâm, Hà Phú, Hà Lai,
Hà Thái, Hà Châu, Hà Vinh, Hà Thanh, Hà Dương, Hà Tân, Hà Tiến, Hà
Bình, Hà Long, Hà Ninh.

Hà Trung nằm trong tiểu vùng hạ lưu sông Mã, nguồn nước mặt có 2 con
sông chính là sông Lèn và sông Hoạt, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều và
một số hồ, đập chứa nước, đủ khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh
hoạt.
Với vị trí địa lý có đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua các
tỉnh đã tạo cho Hà Trung một lợi thế quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
giao lưu hàng hóa, mở rộng thị trường. Đây là điều kiện quan trọng để người
dân phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập.
Có diện tích núi đá rộng lớn, hệ thống sông suối dày đặc là tiềm năng
lớn để phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ cho phát triển sản xuất.
Nguồn nhân lực rẻ, dồi dào, cần cù chịu khó trong lao động, sản xuất,
giá nhân công thấp.
Những thuận lợi trên đã tạo điều kiện cho Hà Trung tiềm năng lớn để
đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần tích
cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện nếu như có những
chính sách phù hợp.


15

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, điều kiện tự nhiên có những tác
động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của Hà Trung.
Hà Trung có địa hình phức tạp, một vùng nhiều đồi núi bao bọc, chen
lẫn với các mảnh bán bình nguyên cổ, giữa chúng là các thung lũng dạng xâm
thực, bồi tụ hoặc thung lũng lũ tích thành đồng thấp trũng quanh năm ngập
nước bị chia cắt manh mún bởi địa hình núi – sông.Người dân xứ Thanh từ
lâu vẫn gọi đây là vùng đất trũng “chiêm khê mùa thối”.Khí hậu Hà Trung hết
sức khắc nghiệt, mùa mưa thì ngập úng, mùa khô thì thiếu nước nghiêm
trọng, mùa hè có thì đợt mưa kéo dài gây lũ quét, sạt lở…ảnh hưởng xấu đến
sản xuất và đời sống của nhân dân. Nhân dân rất dễ bị rơi vào tình trạng

nghèo đói khi gặp phải những điều kiện rủi ro này.
1.1.2.2. Đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội
Về lịch sử, huyện Hà Trung được hình thành từ rất sớm, là một trong
những cái nôi của dân tộc Việt Nam: Thời thuộc Hán, là miền đất thuộc huyện
Dư Phát. Thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc triều, là miền đất thuộc
huyện Kiến Sơ. Thời Tuỳ - Ðường, là miền đất thuộc huyện Nhật Nam và một
phần thuộc huyện Sùng Bình. Thời Trần - Hồ, huyện Hà Trung thuộc châu Ái,
trấn Thanh Ðô; phần đất phía Bắc huyện Hà Trung ngày nay nằm trong huyện
Tống Giang. Thời thuộc Minh, là phần đất chủ yếu của huyện Tống Giang.
Thời Lê, đổi Tống Giang thành Tống Sơn và đặt phủ Hà Trung gồm 4 huyện :
Tống Sơn, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Nga Sơn. Trong đó, huyện Tống Sơn là
huyện Hà Trung ngày nay. Thời Nguyễn, huyện Tống Sơn do phủ Hà Trung
kiêm lý. Tống Sơn là đất xuất tích của triều Nguyễn. Năm Gia Long thứ 3,
Tống Sơn được gọi là quý huyện, Gia Miêu được gọi là quý hương. Về sau,
huyện Tống Sơn được đổi thành phủ Hà Trung.
Sau năm 1945, phủ Hà Trung được đổi thành huyện Hà Trung. Năm
1977, sáp nhập hai huyện Hà Trung và Nga Sơn thành huyện Trung Sơn. Năm


16

1982, lại tách thành hai huyện như trước đây và lấy lại tên huyện Hà Trung,
tách một phần đất của huyện để thành lập thị xã Bỉm Sơn, trực thuộc tỉnh.Từ
năm 1982huyện Hà Trung có 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 24 xã và
01 thị trấn, trong đó có 6 xã miền núi.
Hà Trung là một vùng đất địa linh nhân kiệt, là quê hương bản quán của
các Chúa Nguyễn và các vương triều Nguyễn. Trải qua các thời kỳ lịch sử,
người dân Hà Trung luôn đoàn kết, gắn bó, cần cù lao động, anh dũng đấu
tranh, bám đất, bám làng xây dựng và bảo vệ quê hương.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Hà Trung là một trong 5 huyện

đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá có chi bộ Đảng Cộng sản vào năm 1930. Trong
Cách mạng giải phóng dân tộc, mặc dù tổ chức đảng còn non trẻ, song, chi bộ
đảng Hà Trung đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền thắng lợi ngay trong
ngày 19/8/1945.
Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống ngoại xâm của dân tộc
(1945-1975), Đảng bộ và nhân dân đã đóng góp nhiều sức người và sức của
nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trong thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước,
Đảng bộ và nhân dân Hà Trung đã vượt lên những khó khăn, thách thức, liên
tục đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo vị thế và
diện mạo mới cho Hà Trung ngày càng khởi sắc.
Trong thành tựu chung đó, Đảng bộ Hà Trung ngày càng lớn mạnh.
Tính đến tháng 6/2000, toàn Đảng bộ có 53 tổ chức cơ sở đảng, với tổng số
6.485 đảng viên [8, tr.619]. Đảng bộ Hà Trung thực sự là hạt nhân lãnh đạo
các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong huyện.
Về kinh tế, trước đổi mới, kinh tế Hà Trung chủ yếu là nông – lâm
nghiệp, sản xuất hàng hóa nhỏ, nhiều vùng còn sản xuất độc canh, tự cấp tự


17

túc, kinh tế chậm phát triển. Từ khi đổi mới đến năm 2000 kinh tế Hà Trung đã
có sự chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng (GDP) từ 246 tỷ đồng năm
1995 tăng lên 186,8 tỷ đồng năm 2000. Tốc độ tăng bình quân 6% năm. Cơ
cấu kinh tế trong GDP : Nông, lâm nghiệp năm 1995 bằng 53,7%, đến năm
2000 bằng 49,53%. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp năm 1995 bằng 14,7%,
đến năm 2000 bằng 15,6%. Dịch vụ năm 1995 bằng 31,59%, năm 2000 là
34,87%. Thu nhập bình quân đầu người năm 1995 bằng 167 USD, năm 2000
tăng lên 198 USD.
Về sản xuất nông, lâm nghiệp: tổng sản lượng lương thực năm 2000 đạt

trên 52.000 tấn; Bình quân lương thực đầu người từ 363 kg năm 1995 tăng lên
450 kg năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 6%. Trong 5
năm đã trồng mới được 1.790 ha rừng.
Về sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ thương mại: Tốc
độ tăng trưởng bình quân đối với công nghiệp và xây dựng là 6,7%; dịch vụ là
7,5%. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bước
đầu đời sống nhân dân đã có thay đổi rõ rệt: 95% số hộ đã dùng điện sản xuất
và tiêu dùng; có 80-100% các khâu làm đất, vận tải, vò lúa, xay xát, tưới tiêu,
sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ…đã được cơ giới hóa, điện khí hóa;
giao thông nông thôn ngày càng phát triển.
Trong 5 năm (1996-2000) các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện đã
có bước phát triển tích cực. Tổng giá trị (GDP) từ 264 tỷ đồng năm 1995 tăng
lên 186,8 tỷ đồng năm 2000. Tốc độ tăng bình quân 6% năm. Cơ cấu kinh tế
trong GDP: Nông nghiệp, lâm nghiệp đạt năm 1995 bằng 53,7%, năm 2000
bằng 49,53%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1995 bằng 14,7%, năm
2000 bằng 15,6%; Dịch vụ năm 1995 bằng 31,59%, năm 2000 bằng 34,87%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 1995 bằng 167 USD, năm 2000 bằng
198USD, có thể nói sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,


18

nông thôn bước đầu đời sống nhân dân đã có thay đổi rõ rệt: 95% số hộ đã
dùng điện sản xuất và tiêu dùng; có 80-100% các khâu làm đất, vận tải, vò
lúa, xay xát, nghiền thức ăn gia súc, tưới tiêu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến gỗ… đã được cơ giới hóa; giao thông nông thôn ngày càng phát triển.
Trong 5 năm (1996-2000) Đảng bộ và nhân dân huyện Hà Trung đã
phát huy tốt nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài đã đầu tư xây dựng
cơ bản hàng năm tăng 14,7%. Cụ thể, năm 1995 đầu tư xây dựng cư bản
16.287 tỷ đồng, năm 1999 tăng lên 28 tỷ đồng; trong đó, đầu tư phát triển

thủy lợi 25%, giao thông 5%, phúc lợi công cộng 40,8%. Trong giai đoạn này
đã kiên cố hóa kênh mương gần 100 km, nhựa hóa 60/115 km đường giao
thông; 21/25 xã xây dựng được trạm bưu điện văn hóa xã; 100% xã có điện
thoại với 850 máy; nâng cấp hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống.
Về giao thông vận tải, Hà Trung có quốc lộ 1A, quốc lộ 217; tỉnh lộ
522, tỉnh lộ 523, tỉnh lộ 508, tỉnh lộ 527c, tỉnh lộ 522b đi qua; khoảng gần
10Km đường liên xã trong huyện; đường sông có tuyến Sông Lèn, Sông Hoạt,
Sông Kênh Nga và 8.5 Km tuyến đường sắt Bắc-Nam thuận lợi cho việc giao
thông, đi lại của người dân và phát triển kinh tế.
Mạng lưới bưu chính viễn thông: Số lượng bưu cục và dịch vụ là 02
bưu cục và 25 điểm bưu điện văn hóa xã; số máy điện thoại là đưa tổng số lên
33.000 máy, bình quân đạt 26,5 máy/100 dân.
Mạng lưới điện: có 25 xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ có điện là
100%, trong đó tỷ lệ hộ có điện lưới quốc gia là 100%.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt với
tổng số vốn đầu tư ban đầu là 12,9 tỷ đồng, công suất 2.000m 2/ngày đêm hiện
tại phục vụ cho 1.500 hộ dân trên địa bàn thị trấn.
Về văn hóa - xã hội


×