Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành hồ tiêu tỉnh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
------

VÕ QUỐC CƢỜNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH HỒ TIÊU TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
------

VÕ QUỐC CƢỜNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỤM NGÀNH HỒ TIÊU TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN GIÁP

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn

Võ Quốc Cƣờng


ii

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Chƣơng trình giảng dạy Kinh
tế Fulbright, quý thầy cô giáo và cán bộ Chƣơng trình đã nhiệt tình truyền đạt và trang bị
kiến thức quý giá và hỗ trợ một cách vô tƣ cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Chƣơng
trình.
Đặc biệt, tôi rất cảm ơn thầy Nguyễn Văn Giáp đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá
trình làm luận văn, thầy Trần Tiến Khai, đã có những định hƣớng và tƣ vấn ý tƣởng bƣớc
đầu làm luận văn cho tôi.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các hộ nông dân, các cán bộ, chuyên gia tại các tổ
chức, doanh nghiệp đã nhiệt tình hợp tác, chia sẽ những thông tin, nguồn tài liệu quý giá để
hoàn thành luận văn này
Sau hết, tôi cảm ơn tới các anh chị tại Cơ quan Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, hỗ trợ và động viên để tôi toàn
tâm theo học Chƣơng trình thạc sỹ Chính sách công khóa 8 của Chƣơng trình FETP.


iii

TÓM TẮT
Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đƣợc thiên
nhiên ƣu đãi với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Với vị trí địa lý, điều kiện khí
hậu, và tài nguyên đất với 89.099 ha có nguồn gốc từ đất mẹ bazan (45% diên tích đất tự
nhiên) rất phù hợp với cây Hồ tiêu và phân bố chủ yếu ở hai huyện Xuyên Mộc và Châu
Đức. Do đó, cây Hồ tiêu đã có mặt ở BR-VT cách đây hơn 150 năm và đƣợc trồng phổ
biến từ năm 1990. Hồ tiêu BR-VT đứng vị trí thứ 6 của cả nƣớc từ năm 2014 đến nay về
diện tích trồng và sản lƣợng, nhƣng năng suất chỉ đứng thứ 11 cả nƣớc.
Hồ tiêu BR-VT đang là cây trồng có sức hấp dẫn cao đối với bà con nông dân, bởi nó
mang lại giá trị kinh tế cao và tƣơng đối ổn định hơn so với các loại cây trồng khác của
tỉnh; đồng thời cây Hồ tiêu đã đƣợc tỉnh xác định là một trong những cây trồng chủ lực của
tỉnh đến năm 2030 và định hƣớng phát triển theo hƣớng bền vững, gia tăng giá trị.
Tuy nhiên, Hồ tiêu BR-VT đang phải đối mặt với một số thách thức nhƣ: (i) Diện tích sản
xuất chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, và đang trên đà tăng nhanh đột biến, phá vỡ
quy hoạch, dẫn đến một số khó khăn trong sản xuất nhƣ nƣớc tƣới, kiểm soát dịch bệnh,
ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế. (ii) Hoạt động của các doanh
nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, thiếu vắng những doanh nghiệp có quy
mô lớn tham gia ngành nên sản phẩm xuất bán thiêu thụ nhỏ lẻ, chủ yếu xuất thô, chƣa
phát huy hết giá trị của sản phẩm. (iii) Mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm còn yếu.

Qua phân tích, tác giả nhận thấy cụm ngành Hồ tiêu BR-VT hình thành chƣa hoàn thiện,
chƣa đi vào chiều sâu về giá trị gia tăng, chủ yếu dựa vào những lợi thế về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn nhân lực có kinh nghiệm, kỹ
thuật lâu đời. Bên cạnh đó, phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học công nghệ và sự
quan tâm của chính quyền trong quy hoạch và định hƣớng phát triển cây Hồ tiêu là những
động lực thúc đẩy cụm ngành phát triển. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm và cầu thị
trƣờng nƣớc ngoài khá lớn, và tăng liên tục qua các năm cũng là sức kéo cho cụm ngành
Hồ tiêu BR-VT phát triển. Tuy nhiên, ngành Hồ tiêu BR-VT vẫn chƣa có sự tham gia đầu
tƣ của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tại tỉnh, môi trƣờng kinh doanh còn ở mức độ


iv

sơ khai, chƣa chuyên nghiệp, tính liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ còn yếu. Tất
cả các yếu tố trên đã góp phần hạn chế cụm ngành phát triển.
Trong những năm gần đây, chính quyền BR-VT đã có sự quan tâm cho phát triển đồng bộ
cây Hồ tiêu từ khâu quy hoạch vùng trồng đến xây dựng các chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên
các chính sách hỗ trợ chƣa thật sự rõ ràng và chỉ ở mức độ dự thảo lấy ý kiến của các bên
liên quan.
Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạn đề xuất gợi ý chính sách để thúc đẩy nâng cao năng lực
cạnh tranh cụm ngành Hồ tiêu của tỉnh theo chiều sâu và phát triển bền vững là: UBND
tỉnh BR-VT cần (i) khẩn trƣơng quy hoạch lại và kiểm soát thực hiện quy hoạch vùng
trồng Hồ tiêu của tỉnh; (ii) nhanh chóng hoàn thành và đƣa vào thực hiện chính sách xây
dựng cánh đồng mẫu lớn trên cây Hồ tiêu bằng nguồn vốn đầu tƣ của doanh nghiệp; xác
lập quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu chứng nhận) cho sản phẩm Hồ tiêu của BR-VT. (iii)
Xây dựng các chính sách hỗ trợ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ hƣớng tới phát triển bền
vững nhằm tạo sự khác biệt về quyền lợi trong và ngoài vùng quy hoạch nhƣ: nông dân
trong vùng quy hoạch đƣợc tập huấn, đào tạo kỹ thuật theo các chƣơng trình phát triển bền
vững do các công ty tài trợ; đƣợc vay vốn ƣu đãi để đầu tƣ sản xuất; đƣợc hỗ trợ phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật với giá ƣu đãi,v.v. (iv) tăng cƣờng sự liên kết và chủ động tham gia

của các tác nhân tham gia cụm ngành trong các hoạt động của mình.


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
TÓM TẮT .............................................................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ .................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................................viii
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................ 1
1.1. Bối cảnh chính sách .................................................................................................... 1
1.2. Vấn đề chính sách ....................................................................................................... 4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 5
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 5
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu, khung phân tích ................................................................. 5
1.6. Nguồn thông tin........................................................................................................... 6
1.7. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 6
1.8. Cấu trúc dự kiến của Luận Văn ................................................................................... 7
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 8
2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh cụm ngành ............................................................. 8
2.2. Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc đây: ......................................................................... 9
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH HỒ TIÊU TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU ....................................................................................................... 11
3.1. Các điều kiện về nhân tố đầu vào.............................................................................. 11
3.1.1. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................... 11
3.1.2. Nguồn nhân lực .................................................................................................. 15

3.1.3. Nguồn vốn .......................................................................................................... 16
3.1.4. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................... 20
3.1.5. Khoa học công nghệ ........................................................................................... 22
3.2. Bối cảnh chiến lƣợc và sự cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................... 24
3.2.1. Môi trƣờng kinh doanh ....................................................................................... 24
3.2.2. Cơ cấu kinh tế và chính sách khuyến khích đầu tƣ ............................................ 26


vi

3.2.3. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trồng Hồ tiêu: ................................................. 27
3.2.4. Sự cạnh tranh giữa các địa phƣơng trồng Hồ tiêu trong nƣớc: .......................... 31
3.2.5. Tính liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ Hồ tiêu: ................................. 32
3.2.6. Thƣơng hiệu Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu........................................................... 35
3.3. Điều kiện cầu............................................................................................................. 35
3.3.1. Nhu cầu nội địa ................................................................................................... 35
3.3.2. Nhu cầu nƣớc ngoài ............................................................................................ 35
3.3.3. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm ...................................................................... 38
3.4. Các ngành hỗ trợ và liên quan ................................................................................... 38
3.4.1. Thể chế ............................................................................................................... 38
3.4.2. Các dịch vụ hỗ trợ .............................................................................................. 39
3.4.3. Các Viện nghiên cứu và trƣờng cao đẳng, đại học ............................................. 40
3.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành Hồ Tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........... 40
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................... 43
4.1. Kết luận ..................................................................................................................... 43
4.2. Khuyến nghị chính sách ............................................................................................ 44
4.2.1. Đối với chính quyền tỉnh BR-VT: ...................................................................... 44
4.2.2. Đối với các tác nhân tham gia cụm ngành .......................................................... 45
4.3. Hạn chế đề tài ............................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 47

PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 49


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt
Bà Rịa – Vũng Tàu

BR-VT
GAP

Good Agricultural Practices

Thực hành nông nghiệp tốt

IPC

International Pepper Community

Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


UBND

Ủy ban nhân dân

VPA

Việt Nam Pepper Association

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 3-1: So sánh điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu các tỉnh trồng tiêu chính ...................... 14
Bảng 3-2: Thực trạng mô hình sản xuất tiêu an toàn và liên kết sản xuất .......................... 34
Sơ đồ cụm ngành Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................................ 42


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Diện tích trồng Hồ tiêu các tỉnh chủ yếu của Việt Nam........................................ 2
Hình 1-2: Sản lƣợng sản xuất Hồ tiêu các tỉnh chủ yếu của Việt Nam ................................. 2
Hình 1-3. Bản đồ Hiện trạng Hồ tiêu Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ............................................ 3
Hình 1-4: Diễn biến năng suất, diện tích và sản lƣợng Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu ............. 4
Hình 2-1: Mô hình kim cƣơng về năng lực cạnh tranh của Michael Porter .......................... 9
Hình 3-1: Vị trí tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong vùng Đông Nam Bộ .................................. 12
Hình 3-2: Dân số và lao động, lao động nông thôn tỉnh BR-VT (2010-2015) .................... 15
Hình 3-3: Hiện trạng tiếp nhận thông tin tập huấn, tuyên truyền áp dụng Quy trình sản xuất
bền vững .............................................................................................................................. 16

Hình 3-4: Thu nhập bình quân đầu ngƣời ............................................................................ 17
Hình 3-5: Chênh lệch thu nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thấp nhất .............. 17
Hình 3-6 : Chi phí sản xuất cho 1ha Hồ tiêu tỉnh BR-VT ................................................... 18
Hình 3-7: Chi phí sản xuất cho 1ha các loại cây trồng trong kỳ kinh doanh ....................... 19
Hình 3-8: Lợi ích (thu nhập thuần) bao gồm cả công lao động gia đình cho 1ha các loại cây
trồng trong kỳ kinh doanh .................................................................................................... 19
Hình 3-9: Đánh giá cơ sở hạ tầng các tỉnh trồng Hồ tiêu chính của Việt Nam ................... 22
Hình 3-10: Thực trạng thực hành sản xuất của nông dân trồng tiêu.................................... 24
Hình 3-11: Sơ đồ phân phối sản phẩm Hồ tiêu tỉnh BR-VT ............................................... 25
Hình 3-12: Tỷ trọng Giá trị sản xuất cây Hồ tiêu năm 2016 so với các loại cây trồng khác
tỉnh BR-VT .......................................................................................................................... 27
Hình 3-13: Diện tích các nƣớc trồng Hồ tiêu chính trên thế giới (2001-2015) ................... 28
Hình 3-14: Sản lƣợng Hồ tiêu Việt Nam so với Thế giới .................................................... 28
Hình 3-15: Sản lƣợng sản xuất Hồ tiêu thế giới .................................................................. 29
Hình 3-16: Năng suất bình quân các nƣớc thành viên IPC .................................................. 29
Hình 3-17: Giá trị xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam so với các nƣớc sản xuất chính .......... 30
Hình 3-18: Tốc độ tăng trƣởng diện tích trồng Hồ tiêu các tỉnh chủ yếu Việt Nam ........... 31
Hình 3-19: Mức độ vƣợt Quy hoạch phát triển Hồ tiêu....................................................... 32
Hình 3-20: Nhu cầu nhập khẩu tiêu Việt Nam của thế giới qua các năm............................ 36
Hình 3-21: Giá trị xuất khẩu và Giá tiêu xuất khẩu trung bình của Việt Nam .................... 37
Hình 3-22: Kết quả phân tích Mô hình kim cƣơng .............................................................. 41


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Bối cảnh chính sách
Việt Nam là một trong 06 nƣớc thành viên của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC –
International Papper Community – gồm: Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Sri Lanka, Brazil,

Malaysia), và là nƣớc có diện tích trồng Hồ tiêu đứng thứ 3 thế giới kể từ năm 2004 đến
nay.
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, có 305km chiều dài bờ biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp
theo hƣớng nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ hiện đại, phục vụ cho công nghiệp và
du lịch. Đặc biệt, với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phù hợp
để phát triển cây Hồ tiêu cho năng suất và chất lƣợng cao.
Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong 3 địa phƣơng đầu tiên của Việt Nam đƣợc
trồng cách đây 150 năm là Hà Tiên, Thủ Dầu Một, và Bà Rịa. BR-VT là một trong những
tỉnh trọng điểm trồng và xuất khẩu Hồ tiêu của cả nƣớc. Hiện nay, Hồ tiêu là một trong
những cây trồng chủ lực của tỉnh BR-VT, đƣợc các chuyên gia đánh giá có chất lƣợng và
giá trị kinh tế cao hơn các địa phƣơng khác; Diện tích sản xuất và sản lƣợng đứng thứ 6 cả
nƣớc năm 2015, sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu, và đã đƣợc cấp chứng nhận thƣơng hiệu
Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2015. Hiện nay, BR-VT đang xác lập quyền chỉ dẫn địa lý
cho sản phẩm Hồ tiêu và là địa phƣơng đứng vị trí thứ 6 về diện tích canh tác và sản lƣợng
sản xuất: đứng sau Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Bình Phƣớc (Hình 1-5 và
hình 1-6).


2

Hình 1-1: Diện tích trồng Hồ tiêu các tỉnh chủ yếu của Việt Nam
30,000.0

Diện tích trồng (ha)

25,000.0
2011

20,000.0


2012
15,000.0

2013
2014

10,000.0

2015
5,000.0

2016*

Gia Lai

Đắk Lắk

Đắk Nông

BR-VT

Đồng Nai

Bình
Phước

Nguồn: Niên giám thống kê 2015 các tỉnh
và Bộ Nông nghiệp và PTNT (năm 2016)
Hình 1-2: Sản lƣợng sản xuất Hồ tiêu các tỉnh chủ yếu của Việt Nam

50,000
45,000
sản lượng (tấn)

40,000
35,000

2011

30,000

2012

25,000

2013

20,000

2014

15,000

2015

10,000

2016*

5,000

Gia Lai

Đắk Lắk

Đắk Nông

BR-VT

Đồng Nai

Bình
Phước

Nguồn: Niên giám thống kê 2015 các tỉnh
và Bộ Nông nghiệp và PTNT (năm 2016)
Qua hơn 150 năm canh tác, ngƣời trồng tiêu BR-VT đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm,
lựa chọn và nhân tạo giống tiêu đặc trƣng là tiêu sẻ Đất Đỏ - phù hợp với điều kiện và thổ
nhƣỡng sinh thái của tỉnh. Đặc biệt vùng trồng Hồ tiêu tập trung của tỉnh là những hộ có


3

nguồn gốc từ Vĩnh Linh – Quảng Trị nên Tiêu Vĩnh Linh cũng đƣợc trồng phổ biến cùng
với giống Tiêu Ấn Độ.
Hiện nay, Hồ tiêu đƣợc trồng phổ biến ở 39 xã thị trấn thuộc 04 huyện và thành phố Bà
Rịa, nhƣng tập trung ở 02 huyện Châu Đức và Xuyên Mộc, là vùng đầu tƣ triển khai đồng
bộ gắn kết 04 nhà (Nhà Nông – Nhà Doanh nghiệp - Nhà quản lý – Nhà Khoa học)
Hình 1-3. Bản đồ Hiện trạng Hồ tiêu Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

Diễn biến năng suất, diện tích và sản lƣợng Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhìn qua các
năm đều tăng. So với năm 2011, năm 2016, diện tích trồng tăng 58,8%, sản lƣợng tăng
78,9% và diện tích thu hoạch tăng 38,4% (tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của sản
lƣợng), điều này chứng tỏ năng suất sản xuất tăng hơn trƣớc và cụ thể là tăng 27,9% (từ 15
tạ/ha năm 2011 lên 19,18 tạ/ha). Tuy nhiên, đối chứng với quy hoạch tổng thể của ngành
đến năm 2020 là 8.300ha thì diện tích trồng đã tăng vọt 3.717 ha, tƣơng ứng với tăng
32,7% so với quy hoạch đến năm 2020. Điều này cho thấy công tác quản lý quy hoạch còn


4

yếu và những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cho cây Hồ tiêu của tỉnh (sẽ đƣợc phân tích ở
chƣơng III).
Hình 1-4: Diễn biến năng suất, diện tích và sản lƣợng Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu
18,000

25

20

14,000
12,000

15

10,000
8,000

10


6,000
4,000

Năng suất (tạ/ha)

Diện tích (ha), sản lượng (tấn)

16,000

5

2,000
0

0
2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016*

Năm

Diện tích trồng (ha)

Diện tích thu hoạch (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất (tạ/ha)

Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên số liệu Niên giám Thống kê 2015 BR-VT
và Sở Nông nghiệp &PTNT BR-VT (2016)
1.2. Vấn đề chính sách
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xác định Hồ tiêu là một trong năm cây trồng chủ lực của tỉnh
và đã nỗ lực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ cho cây Hồ tiêu nhƣ: quy hoạch
vùng sản xuất tập trung đến năm 2020, xây dựng thƣơng hiệu Hồ tiêu đƣợc cục Sở hữu trí
tuệ chứng nhận, đã thành lập Hiệp hội Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu, đang tiến hành xác lập
quyền chỉ dẫn địa lý cho Hồ tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuy nhiên, ngành Hồ tiêu tỉnh còn một số hạn chế nhƣ:
(i) Diện tích sản xuất chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ và đang trên đà tăng nhanh
đột biến, phá vỡ quy hoạch, dẫn đến một số khó khăn trong sản xuất nhƣ nƣớc tƣới, kiểm


5

soát dịch bệnh. Đặc biệt là diện tích tiêu trồng trên đất không phải là đất bỏ bazan làm
giảm năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế.
(ii) Hoạt động của các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Hiện tại,
toàn tỉnh chƣa có doanh nghiệp nào tham gia sơ chế và chế biến tiêu, chỉ có 30 cơ sở chế
biến với quy mô nhỏ lẻ 0,5-1,0 tấn/ngày và có 03 dự án liên kết với 03 công ty lớn (đặt
ngoài địa bàn tỉnh) chủ yếu là thu mua về để chế biến và xuất khẩu. Do đó, việc xuất bán
tiêu chủ yếu nhỏ lẻ, xuất thô, chƣa phát huy hết giá trị của sản phẩm.

(iii) Mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn yếu. Bƣớc đầu chỉ mới
liên kết yếu một số ít hộ trồng tiêu với các công ty xuất khẩu và thiếu sự ràng buộc nhau
trong mối liên kết này. Liên kết trong tiêu thụ và chế biến còn lỏng lẽo, bƣớc đầu hình
thành liên kết với các tỉnh lân cận nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phƣớc
nhƣng chỉ mới dừng lại ở mức độ trao đổi kinh nghiệm.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố làm động lực hay cản trở đến việc phát triển cụm
ngành Hồ tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xác định cụm ngành Hồ tiêu của tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu còn khuyết những điểm nào để từ đó đề xuất xây dựng cụm ngành hoàn chỉnh
và có những chính sách tác động phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành Hồ
tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các yếu tố làm động lực hay cản trở đến việc hình thành và phát triển cụm
ngành Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là gì?
Câu hỏi 2: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu là gì?
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu, khung phân tích
Để giải quyết câu hỏi trên, tác giả chủ yếu dùng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, dựa
vào Phỏng vấn chuyên sâu chuyên gia và Khảo sát phân tích các hộ trồng Hồ tiêu tại tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sử dụng khung phân tích về năng lực cạnh tranh cụm ngành theo mô hình kim cƣơng của
Michael E.Porter.


6

1.6. Nguồn thông tin
Đề tài sử dụng nguồn thông tin thứ cấp từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu, Hiệp hội Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và
IPC.

Số liệu đi điều tra phỏng vấn 11 hộ nông dân huyện Châu Đức, 03 Hợp tác xã thu mua, chế
biến Hồ tiêu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sử dụng 246 Phiếu điều tra khảo sát các hộ trồng Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuyên Mộc
của Chi cục Trồng trọt &BVTV tỉnh theo dự án Haris Freeman
Số liệu và thông tin từ việc phỏng vấn chuyên sâu 14 chuyên gia: Phó Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh BR-VT, Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm
Khuyến nông Khuyến ngƣ tỉnh BR-VT, Chi cục trƣởng và Chi cục phó Chi cục trồng trọt
và Bảo vệ thực vật tỉnh BR-VT, Chi cục trƣởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh BR-VT,
Chủ tịch Hội Hồ tiêu tỉnh BR-VT, Sở Công thƣơng tỉnh BR-VT, Sở Giao thông vận tải
tỉnh BR-VT.
1.7. Thiết kế nghiên cứu
Bước 1: Xác định bối cảnh chính sách và vấn đề chính sách
Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu là nhận dạng đƣợc các yếu tố làm động lực hay cản trở đến
việc phát triển cụm ngành Hồ tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, xác định cụm ngành Hồ
tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn yếu những điểm nào để từ đó đề xuất xây dựng cụm
ngành hoàn chỉnh và có những chính sách tác động phù hợp để nâng cao năng lực cạnh
tranh cụm ngành Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bước 3: Viết chương 1 và chương 2
Thu thập thông tin từ số liệu thứ cấp để viết Chƣơng 1 cho hoàn chỉnh với những thông tin
xác thực.
Nghiên cứu khung phân tích về năng lực cạnh tranh cụm ngành theo mô hình kim cƣơng
của Michael E.Porter và lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc để viết nội dung Chƣơng 2
Bước 4: Thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp


7

1. Thu thập nguồn thông tin thứ cấp từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Hiệp hội Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và từ các

báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới.
2. Thiết kế bảng câu hỏi dành cho các hộ dân, doanh nghiệp trồng, sản xuất và tiêu
thụ Hồ tiêu.
3. Tiến hành khảo sát và phỏng vấn thực địa.
4. Tổng hợp sơ bộ thông tin sơ cấp vừa mới thu thập đƣợc
5. Thiết lập bảng hỏi dành cho phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia và các cấp
chính quyền phụ trách trực tiếp về Hồ tiêu của tỉnh.
Bước 5: Tổng hợp thông tin và viết báo cáo.
1.8. Cấu trúc dự kiến của Luận Văn
Luận Văn dự kiến đƣợc thiết kế thành 04 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Nội dung chƣơng này trình bày về bối cảnh chính
sách, vấn đề chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi
nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và cách thức thu thập thông tin.
Chƣơng 2. Trình bày cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh cụm ngành và lƣợc khảo các
nghiên cứu trƣớc đây.
Chƣơng 3. Phân tích tổng hợp khả năng cạnh tranh của cụm ngành Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, nêu ra đƣợc một số rào cản hay thúc đẩy cụm ngành phát triển, đồng thời xác
định đƣợc thuận lợi, cơ hội, thách thức và nguy cơ đối với ngành Hồ tiêu; và vẽ đƣợc Sơ
đồ cụm ngành Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chƣơng 4. Kết luận và Kiến nghị.


8

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh cụm ngành
Khái niệm về cụm ngành (cluster) đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra dƣới những góc nhìn
khác nhau. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về cụm ngành hiện nay, mô hình đƣợc sử dụng phổ
quát nhất là Mô hình kim cƣơng của Michael E.Porter. Do đó, trong bài nghiên cứu này,
tác giả sử dụng khái niệm và khung phân tích Mô hình Kim cƣơng của Michael E.Porter.

Theo Michael E.Porter (1990, 1998, 2008) đƣa ra khái niệm cụm ngành nhƣ sau:
Cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng
và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có
liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp
hội thương mại,…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với
nhau”.1
Mô hình kim cƣơng của Michael E.Porter (Hình 2-1) bao gồm bốn nhân tố: Nhân tố điều
kiện đầu vào (điều kiện về nhân tố sản xuất); Những điều kiện về cầu; Bối cảnh cho chiến
lƣợc và cạnh tranh (Môi trƣờng chính sách giúp phát huy chiến lƣợc kinh doanh và cạnh
tranh); Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan.
Để đánh giá nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh địa phƣơng (cụm ngành), bốn nhân tố trên
đƣợc cụ thể hóa bằng các tiêu chí cụ thể. Qua đó, đối với từng cụm ngành cần phải xác
định đƣợc đâu là những lợi thế trực tiếp hay là những rào cản để cụm ngành phát triển. Đối
với từng cụm ngành nhất định nhất thiết phải sử dụng các lợi thế đầu vào nào và phải xác
định phát triển những cụm ngành hỗ trợ nhau tránh tạo ra sự mâu thuẫn hay xung đột và
kìm hãm nhau.

1

Trích “Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phƣơng” – Vũ Thành Tự Anh


9

Hình 2-1: Mô hình kim cƣơng về năng lực cạnh tranh của Michael Porter
Môi trƣờng chính
sách giúp phát huy
chiến lƣợc kinh
doanh và cạnh tranh


Những điều
kiện nhân tố
(Đầu vào)

 Môi trƣờng nội địa khuyến
khích các dạng đầu tƣ và nâng
cấp bền vững thích hợp.
 Cạnh tranh quyết liệt giữa các
đối thủ tại địa phƣơng.

Số lƣợng và chi phí của
nhân tố (đầu vào)







Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên con ngƣời
Tài nguyên vốn
Cơ sở hạ tầng vật chất
Cơ sở hạ tầng quản lý
Cơ sở hạ tầng thông tin

 Nhân tố số lƣợng
 Nhân tố chuyên môn hóa

Các ngành công

nghiệp hỗ trợ và có
liên quan
 Sự hiện hữu của các
nhà cung cấp nội địa
có năng lực.
 Sự hiện hữu của ngành
công nghiệp cạnh tranh
có liên quan

Những điều
kiện cầu

 Những khách hàng
nội địa sành sỏi và
đòi hỏi khắt khe
 Nhu cầu của khách
hàng (nội địa) dự báo
nhu cầu ở những nơi
khác
 Nhu cầu nội địa bất
thƣờng ở những phân
khúc chuyên biệt
hóa có thể đƣợc đáp
ứng trên toàn cầu.

Nguồn: Porter (2008, tr.321)

2.2. Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc đây:
Theo nhƣ tìm hiểu của tác giả, tác giả chƣa thấy có sự nghiên cứu chuyên sâu nào về nâng
cao năng lực cạnh tranh cụm ngành Hồ tiêu theo mô hình của Michael Porter. Chỉ có duy

nhất một bài nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành Hồ tiêu tỉnh Gia Lai
của Nguyễn Thúy Hằng (2015).
Theo nghiên cứu này, cụm ngành Hồ tiêu Gia Lai còn đang ở quy mô sản xuất nhỏ, chƣa
liên kết với doanh nghiệp, cầu tiêu thụ nội địa yếu, và xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô.
Hạn chế của nghiên cứu này là chƣa so sánh đƣợc cụm ngành Hồ tiêu Gia Lai với các tỉnh
khác, chƣa thấy đƣợc sự phát triển ngành hàng hồ tiêu vƣợt quy hoạch dẫn đến lƣợng cung


10

vƣợt quá lƣợng cầu và những hệ lụy sẽ xảy ra, chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp để khắc phục
tình trạng sản xuất quy mô nhỏ lẻ, và công tác quản lý quy hoạch một cách có hiệu quả.
Qua đó, Bài học kinh nghiệm rút ra cho sự phát triển cụm ngành Hồ tiêu BR-VT: phải
kiểm soát quy hoạch vùng trồng, tăng cƣờng áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất
để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đặc biệt là gắn kết mối liên kết từ khâu sản xuất đến
khâu tiêu thụ, chú trọng việc tập huấn đào tạo và cập nhật kiến thức cho ngƣời trồng tiêu.
Theo nghiên cứu ứng dụng công nghệ mã hóa mã vạch, công nghệ thông tin xây dựng quy
trình quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm Hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng:
“Các sản phẩm có khả năng truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp người tiêu dùng an tâm về
chất lượng sản phẩm mà còn giúp xác định trách nhiệm của các bên khi có vấn đề về chất
lượng bởi toàn bộ quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm được quản lý chặt chẽ và được
ghi chép một cách chi tiết.”

Với nghiên cứu này đã giúp cho công tác quản lý sản phẩm và thực hiện các chƣơng trình,
đề án phục vụ cho việc sản xuất và phát triển Hồ tiêu bền vững, xác định đƣợc nguồn gốc
xuất xứ sản phẩm, từ đó quản lý đƣợc quy hoạch vùng trồng và sản xuất Hồ tiêu.


11


CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH HỒ TIÊU
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
3.1. Các điều kiện về nhân tố đầu vào
3.1.1. Tài nguyên thiên nhiên
* Vị trí địa lý:
BR-VT là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp
Biển Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai. BR-VT có huyện đảo Côn Đảo cách đất liền
Thành phố Vũng Tàu 185km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230km và cách cửa Sông Hậu
83km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1990km2 chiếm 8,4% diện tích Vùng Đông Nam Bộ. Toàn
tỉnh có 08 đơn vị hành chính (02 thành phố: TP.Bà Rịa và TP.Vũng Tàu, 06 huyện) với 82
xã phƣờng, thị trấn.
Vị trí này đã mang lại cho BR-VT những cơ hội thuận lợi và những khó khăn thách thức
nhất định cho sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh BR-VT, ngành nông nghiệp tỉnh nói chung
và đặc biệt là sự phát triển cụm ngành Hồ tiêu BR-VT nói riêng. Lợi thế thuận lợi nhƣ tiếp
cận nguồn thị trƣờng rộng lớn và năng động; có điều kiện tiếp xúc, trao đổi và ứng dụng
khoa học công nghệ vào trong sản xuất, vốn đầu tƣ lớn và năng lực kinh doanh. Và những
khó khăn thách thức mà BR-VT đối diện nhƣ sức cạnh tranh của các sản phẩm giảm do giá
cả các yếu tố sản xuất tăng cao, nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng gia tăng, và đặc biệt là các
nguồn lực trong nông nghiệp giảm mạnh do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.
* Đặc điểm địa hình:
Địa hình của tỉnh BR-VT gồm 02 phần: phần đất liền chiếm 96% diện tích và phần hải đảo
chiếm 4% diện tích. Theo Báo cáo Quy hoạch thủy lợi tỉnh BR-VT đến năm 2020, phần
đất liền BR-VT hội tụ với 04 dạng địa hình chính gồm: Đồi núi cao; Đồi núi thấp ở dạng
lƣợn sóng mang đặc điểm của đồi đất bazan, đất xám trên phù sa cổ, đất xám trên Grannit,
có cao độ biến đổi từ +5 đến +120 đƣợc phân bố nhiều ở địa bàn huyện Châu Đức và
Xuyên Mộc rất phù hợp cho cây trồng lâu năm nhƣ Hồ tiêu; địa hình đồng bằng và đồng



12

bằng ngập mặn thích hợp cho việc phát triển các cây trồng hằng năm, phát triển ngành thủy
sản và ngành du lịch sinh thái.
Hình 3-1: Vị trí tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong vùng Đông Nam Bộ

* Tài nguyên đất:
Theo số liệu cục thống kê BR-VT (2015), diện tích BR-VT là 1.980,98 km2, trong đó đất
nông nghiệp là 1.055,93 km2 (chiếm 53,3%). Quỹ đất nông nghiệp còn khá đặc biệt là
huyện Châu Đức và Xuyên Mộc, trên 45% là diện tích đất phù sa và đất có nguồn gốc
bazan; trên 70% diện tích có địa hình bằng phẳng, độ dốc cấp 3, trên 88% diện tích đất có
độ dày tầng canh tác lớn hơn 50cm. (theo Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp BR-VT)
Với nguồn tài nguyên đất nhƣ trên đều rất thích hợp cho phát triển các loại cây công
nghiệp nhiệt đới lâu năm nhƣ cao su, cà phê, hồ tiêu, điều. Tuy nhiên, theo báo cáo quy
hoạch phát triển cây Hồ tiêu tỉnh BR-VT đến năm 2020, đất bazan trồng tiêu của BR-VT
có độ phì nhiêu tự nhiên tiềm tàng ở mức cao nhƣng lại có tầng phân hóa mỏng khác với
các đất bazan các vùng trồng tiêu khác (huyện Chƣ Sê – Gia Lai; huyện Cƣ M’Gar – Đắk
Lắk; huyện Phƣớc Long, Lộc Ninh, Bù Gia Mập – Bình Phƣớc; huyện Đắk Lấp – Đắk
Nông) giàu khoáng sản, tầng đất dày. Do đó, năng suất trồng tiêu của BR-VT thấp hơn các
vùng kể trên.


13

* Tài nguyên nước:
Nguồn nƣớc mặt ở BR-VT khá lớn chủ yếu từ 04 con sông chính: Sông Thị Vải – Cái Mép
(không sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt do bị nhiễm mặn), Sông Dinh, Sông Ray và
Sông Đu Đủ với các công trình thủy lợi gồm 23 hồ chứa nƣớc và 46 đập dâng 2 cung cấp
lƣợng nƣớc tƣới phục vụ sản xuất cho 19.056 ha lúa và hoa màu và duy trì cung cấp nƣớc
thô 158.500 m3/ngày đêm phục vụ cho cung cấp nƣớc sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp

với tổng lƣu lƣợng nƣớc đã cấp năm 2016 là 64.987.797 m3/năm 3. Đây là điều kiện thuận
lợi cho cho phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Tuy nhiên nguồn nước mặt cung cấp tưới cho cây Hồ tiêu chỉ được 2-3% diện tích trồng
tiêu ở gần các hồ chứa, sông, kênh, rạch (theo Quy hoạch phát triển cây Hồ tiêu BR-VT
đến 2020)
Nguồn nƣớc ngầm BR-VT không đƣợc dồi dào, chỉ có thể khai thác 70.000 m3/ngày-đêm
và đang có xu hƣớng tụt áp và lƣu lƣợng nƣớc ngầm giảm do ngƣời dân khai thác và sử
dụng tùy tiện, lãng phí kết hợp với biến đổi khí hậu.
Nhìn chung nguồn nƣớc đang khan hiếm và thiếu hụt cho tƣới vào giữa và cuối mùa khô
đang diễn ra ở mức báo động tại các vùng sản xuất trọng điểm trồng Hồ tiêu của tỉnh nhƣ
huyện Châu Đức, huyện Xuyên Mộc và huyện Tân Thành. Trong khi đó, diện tích trồng
Hồ tiêu lại gia tăng liên tục sẽ dẫn đến nguồn nƣớc tƣới cho cây Tiêu sẽ càng gặp khó khăn
hơn.
* Điều kiện khí hậu thời tiết:
BR-VT có khí hậu đặc trung của vùng mƣa rừng nhiệt đới, cận xích đạo với ưu thế bức xạ
cao, ổn định, nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm, số giờ nắng nhiều, ít bão… (theo đề
án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh BR-VT). Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và
đặc biệt là thích hợp với cây Hồ tiêu.
Tổng quan một số điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu của BR-VT so với đặc tính sinh trƣởng
của cây Hồ tiêu nhƣ sau:

2

Viện Quy hoạch Thủy Lợi Miền Nam, Đề án Kiên cố hóa Kênh mương tỉnh BR-VT giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Báo cáo số 06/BC-SNN-KH ngày 09/01/2017 tổng kết tình hình thực
hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017.
3



14

Bảng 3-1: So sánh điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu các tỉnh trồng tiêu chính Việt Nam


15

Tóm lại về nguồn tài nguyên thiên nhiên, BR-VT hoàn toàn phù hợp thích ứng cho việc
trồng và phát triển cây Hồ tiêu của tỉnh, không thua kém bất kỳ địa phƣơng nào. Tuy
nhiên, nguồn nƣớc bị hạn chế vào những tháng cao điểm vào giữa và cuối mùa khô sẽ
không đủ cho phục vụ tƣới cho cây Hồ tiêu.
3.1.2. Nguồn nhân lực
Theo Niên giám thống kê BR-VT (2015), dân số trung bình toàn tỉnh năm 2015 là
1.076.060 ngƣời, trong đó thành thị chiếm 50,47%, mật độ trung bình toàn tỉnh là 543
ngƣời/km2, với cơ cấu dân số đa dân tộc (dân tộc Kinh chiếm 97,53%, còn lại là ngƣời
Hoa, Chơ Ro, Khmer, ngƣời Tày và một số dân số khác). Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao
động (từ 15 – 60) tuổi là 50,72%, tốc độ tăng dân số 1,56%.
Hình 3-2: Dân số và lao động, lao động nông thôn tỉnh BR-VT (2010-2015)
1,200,000
1,000,000
800,000

Dân số

600,000

lao động

400,000


lao động
nông thôn

200,000
2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nguồn: Tác giả vẽ từ số liệu Niên giám thống kê BR-VT 2015
Nguồn lao động tỉnh BR-VT trong 06 năm qua thƣờng xuyên dao động ở mức 49,83% 54,45% dân số tự nhiên của tỉnh. Tuy nhiên lực lƣợng lao động nông thôn có xu hƣớng
giảm. Điều này phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhƣng sẽ là một
khó khăn lớn cho nông nghiệp nhất là thời gian vụ mùa thu hoạch, đặc biệt là cây Hồ tiêu
cần lƣợng lao động khá lớn (từ 350 – 380 công/ha/năm).
Thuận lợi nguồn nhân lực cho sự phát triển cây Hồ tiêu tỉnh BR-VT là nhờ vào kinh
nghiệm sản xuất lâu đời, nhạy bén, sáng tạo, tiếp thu các tiến bộ khoa học mới, cần cù chịu
khó lao động của ngƣời dân nông dân. Bên cạnh đó, ngƣời dân trồng tiêu của tỉnh có cơ
hội tiếp đƣợc tập huấn áp dụng các quy trình sản xuất bền vững và phòng trừ bệnh hại tiêu


×