Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tập bài giảng xử lý tình huống chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.67 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----------------------------------

TẬP BÀI GIẢNG
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ
(DÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GDCT)

Tác giả: Nguyễn Thị Như Nguyệt

NĂM 2017
1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MÔN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ .........................................................................4
1.1 Khái niệm tình huống và tình huống chính trị.................................................................4
1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................6
1.3 Phương pháp tiếp cận, nghiên cứu tình huống chính trị..................................................8
CHƯƠNG 2 XỬ LÝ CÁC ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI .....................................10
2.1 Khái niệm.........................................................................................................................10
2.2 Phương pháp tiếp cận điểm nóng chính trị - xã hội.........................................................12
2.3 Những yêu cầu và quy trình giải pháp xử lý điểm nóng chính trị - xã hội.....................14
CHƯƠNG 3 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ KHI CÓ NẠN QUAN LIÊU,
THAM NHŨNG TRẦM TRỌNG .......................................................................................22
3.1 Khái niệm.........................................................................................................................22
3.2 Nguy cơ và hậu quả về chính trị của nạn quan liêu, tham nhũng....................................22
3.3 Một số vấn đề về xử lý quan liêu, tham nhũng như một tình huống chính trị................35


CHƯƠNG 4 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ KHI CHUYỂN GIAO QUYỀN
LÃNH ĐẠO GIỮA CÁC THẾ HỆ TRONG ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN ............46
4.1 Chuyển giao quyền lực và chuyển giao quyền lực chính trị...........................................46
4.2 Đảng Cộng sản cầm quyền với vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo
trong nội bộ Đảng..................................................................................................................50
4.3 Các thế hệ trong Đảng và vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo
trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới..............................................58
4.4 Một số vấn đề cụ thể về yêu cầu, nhiệm vụ, biện pháp xử lý tình huống
chính trị khi chuyển giao quyền lãnh đạo trong Đảng Cộng sản cầm quyền........................65

2


LỜI NÓI ĐẦU
Xử lý tình huống chính trị là một trong những nội dung quan trọng của nghệ thuật
chính trị, rất cần thiết cho hoạt động chính trị thực tiễn, vì nó trang bị phương pháp tiếp cận,
nhiệm vụ, nguyên tắc và qui trình xử lí một số tình huống chính trị; giúp cho sinh viên (là
cán bộ sau này) thêm khả năng chủ động phát hiện các tình huống chính trị, ngăn cản và hạn
chế tác hại của nó trong thực tiễn.
Để phù hợp với sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị, chúng tôi tiến hành biên
soạn Tập bài giảng Xử lý tình huống chính trị bao gồm 04 chương:
-

Chương 1: Phạm vi và phương pháp nghiên cứu môn xử lý tình huống chính trị

-

Chương 2: Xử lý các điểm nóng chính trị - xã hội

-


Chương 3: Xử lý tình huống chính trị khi có nạn quan liêu, tham nhũng trầm
trọng

-

Chương 4: Xử lý tình huống chính trị khi chuyển giao quyền lãnh đạo giữa các
thế hệ trong Đảng Cộng sản cầm quyền

Mặc dù đã hệ thống hóa một cách cô động những nội dung cơ bản tuy vậy không thể
tránh khỏi những bổ sung và chỉnh sửa. Rất mong các đồng nghiệp và sinh viên đóng góp ý
kiến để bài giảng hoàn thiện hơn.

Quảng Bình, tháng 05 năm 2017

Nguyễn Thị Như Nguyệt

3


CHƯƠNG 1
PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MÔN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ
Chính trị học là khoa học về đấu tranh cho quyền lực, về giành, giữ và thực thi quyền
lực chính trị. Song, chính trị không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật. Xử lý tình huống
chính trị là một trong những nội dung quan trọng của nghệ thuật chính trị, rất cần thiết cho
hoạt động chính trị thực tiễn, vì nó trang bị cho người học về phương pháp tiếp cận, nhiệm
vụ, nguyên tắc và quy trình xử lý một số tình huống chính trị; giúp cho cán bộ lãnh đạo
chính trị thêm khả năng chủ động phát hiện các tình huống chính trị, ngăn ngừa và hạn chế
tác hại của nó trong thực tiễn.

1.1. KHÁI NIỆM TÌNH HUỐNG VÀ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ
1.1.1. Tình huống
Xử lý tình hống được triển khai nghiên cứuở những môn khoa học xã hội hành vi dưới
nhiều góc độ khác nhau. Bởi vì sự vận động và biến đổi của đời sống xã hội là một chuổi
các sự kiện, các biến cố kế tiếp nhau về thời gian và diễn ra trong những không gian nhất
định, đòi hỏi con người phải nhận thức và tìm cách xử lý. Và do vậy, dưới những góc độ
tiếp cận khác nhau, có thể có những quan điểm khác nhau về tình huống .
Quan niệm thứ nhất cho rằng, tất cả các sự kiện, các biến cố diễn ra trong đời sống mà
con người phải nhận thức và tìm cách giải quyết đều gọi là tình huống.
Quan niệm thứ hai cho rằng, chỉ những sự kiện, những biến cố diễn ra không bình
thường, cố vấn đề gay cấn, phức tạp, đòi hỏi con người phải nhận thức và xử lý bằng những
giải pháp không bình thường, giải pháp đặc biệt mới gọi là tình huống.
Quan niệm thứ nhất cả những điểm hợp lý. Nhưng nếu theo quan niệm nàythì tất cả mọi
hoạt động của con người đều là xử lý tình huống, không phân biệt những sự kiện, biến cố
bình thường cần áp dụng những giải pháp bình thường với những sự kiện, biến cố gay cấn,
phức tạp đòi hỏi có giải pháp đặc biệt.
Quan niệm thứ hai hợp lý hơn, vì hoạt động xử lý tùnh huồng của con người chỉ nên giới
hạn ở những giải pháp đặc biệt đối với các sự kiện, biến cố không bình thường. Môn xử lý
tình huống chỉ nghiên cứu giúp cho những người hoạt động thực tiễn có giải pháp đúng
trong những trường hợp gay cấn, phức tạp. Phương thức, giải pháp xử lý ở đây cũng không
thể giống như cách giải quyết những công việc bình thường hàng ngày. Quan niệm thứ hai
tạo cơ sở tiến tới những quan điểm đúng về tình huống chính trị.
1.1.2. Tình huống chính trị
Chính trị là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản của con người trong xã hội có
giai cấp. Nếu trong điều kiện bình thường, hoạt động của các chủ thể cầm quyền sẽ diễn ra
theo quy trình: ra quyết định, triển khai thực hiện, tổng kết, rút kinh nghiệm và chuẩn bị ra
quyết định mới… Các quá trình sau lại tiếp tục diễn ra như vậy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy,
không phải lúc nào các chủ thể cầm quyền cũng tuân theo một quy trình như vậy mà trong
quá trình triển khai các bước, họ có thể còn gặp những trở ngại như các hiện tượng: nhân
dân khiếu kiện, biểu tình chống đối; lực lượng phản động gây bạo loạn hoặc âm mưu gây

bạo loạn; bản thân các chủ thể cầm quyền thoái hoá, biến chất, chia bè chống đối lẫn nhau…
4


Do vậy, trong những điều kiện nhất định có thể dẫn đến tình huống thiếu chủ thể cầm
quyền… Những hiện tượng này gây nên sự bất ổn định về mặt chính trị – xã hội hoặc có
khả năng trực tiếp gây nên sự bất ổn định chính trị – xã hội, đòi hỏi phải áp dụng những giải
pháp đặc biệt để giải quyết.
Như vậy, tình huống chính trị là những sự kiện, biến cố không bình thường diễn ra trong
đời sống chính trị – xã hội gây nên sự bất ổn định hoặc có khả năng trực tiếp gây nên sự bất
ổn định chính trị – xã hội, đòi hỏi con người phải áp dụng những giải pháp đặc biệt để giải
quyết.
Tình huống chính trị thường xảy ra vào thời kì khủng hoảng xã hội. Đây cũng là thời
điểm, hoàn cảnh dễ nảy sinh những xung đột, rối loạn xã hội, có nguy cơ đe doạ đến sự ổn
định bền vững của chế độ. Tình huống chính trị còn có thể là những bùng phát nhất thời gây
bất lợi về chính trị trong một phạm vi nhất định.
-

Tình huống chính trị có thể trực tiếp xảy ra trong lĩnh vực chính trị:

+ Những mâu thuẫn giữa các lực lượng ngay trong bộ máy cầm quyền
+ Sự chống đối của các thế lực trong nước và ngoài nước
+ Sự chống đối của nhân dân với những người nắm giữ quyền lực, các cơ quan quyền
lực và thể chế chính sách của Nhà nước.
-

Tình huống chính trị có thể nảy sinh ra từ các lĩnh vực khác. Chẳng hạn:

+ Khi nền kinh tế khủng hoảng, trì trệ có thể dẫn đến sự bất ổn về mặt chính trị.
+ Những vấn đề dân tộc, tôn giáo nếu không có giải pháp đúng cũng có thể dẫn đến

những xung đột về chính trị.
Tình huống chính trị có thể biểu hiện ở những dấu hiệu cơ bản sau:
- Sự bất mãn, chống đối của một bộ phận nhân dân với một số đại diện chính quyền
Nhà nước.
-

Sự xung đột giữa các phe cánh trong chủ thể cầm quyền.

- Bộ máy quyền lực bất lực, tê liệt hoặc thiếu chủ thể cầm quyền (khoảng trống quyền
lực).
-

Những chuẩn mực luật pháp, đạo đức, văn hoá có thể không được tuân thủ.

-

Khủng hoảng về tư tưởng, niềm tin gây tổn hại đến ý thức hệ chủ đạo của xã hội.

- Các lực lượng tiêu cực, phản động có điều kiện trỗi dật gây mất an ninh xã hội, làm
tăng nguy cơ đối với sự bền vững xã hội.
Một tình huống chính trị xuất hiện không nhất thiết phải có đầy đủ các dấu hiệu trên mà
có thể chỉ cần một vài dấu hiệu nào đó, gây nên bất ổn định chính trị - xã hội.
1.1.3. Các nguyên nhân của tình huống chính trị
Cũng như các hiện tượng xã hội khác, việc xuất hiện các tình huống chính trị có những
nguyên nhân nhất định. Ở đây, có thể có thể có những nguyên nhân khách quan từ sự vận
động, biến đổi của kinh tế, chính trị, xã hội nằm ngoài ý thức của chủ thể cầm quyền, nhưng
cũng có khi đó là do những nguyên nhân chủ quan từ sai lầm, yếu kém của chủ thể cầm
quyền.

5



Về kinh tế: Tình huống chính trị thường có nguyên nhân khách quan từ kinh tế. Một thể
chế kinh tế khi còn phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất sẽ tạo điều kiện cho sự phát
triển của sản xuất. Nhưng khi thể chế kinh tế không còn phù hợp nữa nó có thể gây nên tình
trạng khủng hoảng, trì trệ trong sản xuất dẫn đến nạn thất nghiệp gia tăng, tỉ lệ lạm phát cao,
đời sống nhân dân bị suy giảm, dân chúng bất bình; do tác động của cơ chế thị trường tạo
nên sự chênh lệch quá mức về đời sống giữa các tầng lớp dân cư, gây nên sự bất bình,
chống đối trong dân chúng…có thể là những nguyên nhân dẫn tới những tình huống chính
trị. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1998 – 2000 ở các nước Đông Nam Á đã dẫn đến tình huống
thay đổi chính phủ ở một số nước: Thái Lan thay đổi nội các; Inđônêxia: diễn ra thay đổi
Đảng cầm quyền, Đảng đối lập gây sức ép chính trị, thay đổi quyền lực (Xuháctô cầm
quyền 30 năm – đảng Golkar đã bị đảng đối lập – đảng dân chủ của Mê ga oát ti con của Xu
các nô thắng cử). Vào năm 2001, ở Áchentina, do khủng hoảng kinh tế – xã hội trong nước
dẫn đến thay đổi chính phủ…
Tuy nhiên, cũng trong trạng thái khủng hoảng kinh tế nhưng các nước diễn ra cuộc
khủng hoảng chính trị trầm trọng, kéo dài, có nước ít trầm trọng, diễn ra ngắn hơn và có
nước lại không xảy ra khủng hoảng chính trị. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào trạng thái
kinh tế của mỗi nước còn phụ thuộc vào chủ thể cầm quyền. Nếu chủ thể cầm quyền có
chính sách, giải pháp đúng thì có thể không dẫn tới khủng hoảng chính trị, hoặc nếu có xảy
ra thì cũng không trầm trọng kéo dài. Thậm chí, chính sách kinh tế của chủ thể cầm quyền
không đúng hoặc không thay đổi kịp thời cũng có thể dẫn tới khủng hoảng chính trị và làm
trầm trọng thêm khủng hoảng kinh tế.
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế đã diễn ra ở tất cả các nước
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ở những nước Đảng Cộng sản có chính sách và giải pháp
đúng thì họ không những từng bước khắc phục được khủng hoảng kinh tế – xã hội mà còn
không để xảy ra những tình huống chính trị phức tạp, Đảng Cộng sản vẫn giữ được vai trò
lãnh đạo. Còn ở những nước những người cầm quyền áp dụng những chính sách, giải pháp
sai lầm thì đã dẫn tới khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, đảng cộng sản
mất quyền lãnh đạo.

Về chính trị, sự chống đối, phá hoại của các lực lượng đối lập trong và ngoài nước, hoặc
do người dân bị những lực lượng phản động lợi dụng, kích động chống đối lại chính quyền
nhà nước…có thể là những nguyên nhân khách quan dẫn đến những tình huống chính trị.
Song, tình huống chính trị phức tạp củng có thể nảy sinh từ chính chủ thể cầm quyền. Khi
xác định chính sách không đúng, thể chế chính trị quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ,
những người cầm quyền thoái hoá, biến chất…sẽ dẫn đến sự chống đối lẫn nhau ngay trong
lực lượng cầm quyền, sự bất mãn, chống đối của nhân dân đối với những người nắm giữ
quyền lực, cơ quan quyền lự và thể chế, chính sách của nhà nước. Tình hình trên thường bị
các lực lượng đối lập trong và ngoài nước lợi dụng phá hoại. Tuy nhiên, việc xác định ranh
giới giữa nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cũng chỉ có ý nghĩa tương đối.
Về tư tưởng xã hội: Tình huống chính trị cũng có thể nảy sinh từ lĩnh vực tư tưởng xã
hội. Khi một chính đảng cầm quyền coi nhẹ công tác giáo dục tư tưởng, chệch hướng hoặc
mất định hướng về chính trị…sẽ trở thành cơ hội cho các tư tưởng đối lập lan truyền trong
đời sống xã hội, gây bất ổn về tư tưởng và có thể dẫn tới các tình huống chính trị. Dĩ nhiên,
sự bất ổn định về tư tưởng thường có nguyên nhân từ các vấn đề kinh tế – xã hội hoặc chính
trị. Song, điều đó còn phụ thuộc vào tính chủ động, tự giác của giai cấp cầm quyền, đảng
cầm quyền trong việc xác lập và bảo vệ hệ tư tưởng chủ đạo của mình trong đời sống xã hội.
1.2.

MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6


1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu môn xử lý tình huống chính trị giúp cho người hoạt động chính trị nhận thức
đúng và biết cách xử lý khi tình huống chính trị xảy ra, có những phương pháp tiếp cận
đúng, nắm giữ quy tắc, quy trình, giải pháp và kỹ năng xử lý phù hợp với những tình huống
cụ thể. Đặc biệt là môn học giúp cho người cán bộ lãnh đạo chính trị thêm khả năng chủ
động phòng ngừa để không xảy ra tình huống chính trị gây tổn hại cho đời sống xã hội.
Đồng thời, nhằm chuyển xã hội từ trạng thái bất bình thường, không ổn định sang trạng

thái bình thường, ổn định.
Nhằm giữ vững quyền lực chính trị, từng bước củng cố vững vàng cơ sở chính trị, hệ
thống tổ chức quyền lực chính trị và phát huy hiệu lực hệ thống tổ chức quyền lực chính trị.
Khi tình huống chính trị xảy ra thường có khả năng đến sự “ mất” , “ còn” của quyền lực
chính trị ở những phạm vi và mức độ khác nhau. Việc có giữ được quyền lực hay không phụ
thuộc vào tương quan lực lượng và ý chí của chủ thể cầm quyền. Mặt khác, nó cũng phụ
thuộc trực tiếp vào nghệ thuật xử lý cụ thể của những con người hoạt động chính trị.
Giữ vững quyền lực chính trị không chỉ bằng những thủ thuật nhất thời, trước mắt là cần
tính đến sự bề vững, lâu dài. Cần phải có một chiến lược an dân nhưng quan điểm đó cũng
thể hiện ngay trong những tình huống đặc biệt để sao cho khi xử lý xong một tình huống
chính trị thì chỗ dựa của Đảng và Nhà nước trong dân lại vững vàng và bền chặt hơn.
Xử lý tình huống chính trị còn phải áp dụng những giải pháp nhằm củng cố, tăng cường
hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh của hệ thống ấy, thực thi có hiệu quả hơn quyền lực
chính trị.
Nếu sau những biến động chính trị, kém hiệu lực hơn, cơ sở chính trị trong dân suy giảm
thì những hậu hoạ tiếp theo là khó khăn khó tránh khỏi.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu của mỗi môn học mà phạm vi nghiên cứu xử lý tình
huống cũng khác nhau. Chính trị học là một trong những môn khoa học nghiên cứu những
vấn đề chung của lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội, là khoa học về đấu tranh cho quyền
lực, về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị. Do vậy, phạm vi nghiên cứu của môn xử
lý tình huống chính trị bao hàm những nội dung cơ bản có liên quan đến những tình huống
đặc biệt trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị. Cụ thể, nó bao gồm những nội
dung cơ bản sau:
- Xử lý các điểm nóng chính trị – xã hội: Đám đông quần chúng nhân dân khiếu kiện,
biểu tình, chống đối cơ quan quyền lực, những người nắm giữ quyền lực; những lực lượng
đối lập, phản động gây bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền…Đó là những sự kiện, biến cố
diễn ra không bình thường, nảy sinh từ lực lượng không cầm quyền, “bị cai trị”, chống đối
lại lực lượng cầm quyền, “cai trị”.
- Xử lý tình huống chính trị khi một bộ phận trong bộ máy cầm quyền mắc bệnh quan

liêu, tham nhũng: quan liêu, tham nhũng là căn bệnh phổ biến, kinh niên của các nhà nước,
các tổ chức nắm giữ quyền lực. Nhưng căn bệnh ấy đến một mức độ nhất định sẽ phát sinh
nguy cơ đổ vỡ ngay bên trong các tổ chức cầm quyền, làm cho nội bộ mất đoàn kết, quần
chúng nhân dân chống đối, các lực lượng đối lập lợi dụng, kích động, phá hoại…Nạn quan
liêu, tham nhũng cũng với những nguy cơ và hậu quả chính trị – xã hội của nó là một tình
huống phức tạp trong đời sống chính trị – xã hội, biểu hiện sự suy thoái của lực lượng cầm
quyền.
7


- Xử lý tình huống chính trị khi chuyển giao quyền lực: trong lịch sử xã hội đã diễn ra
quá trình quyền lực chính trị chuyển từ một chủ thể cầm quyền này sang cho một chủ thể
cầm quyền khác nắm giữ. Sự thay đổi giữa các chủ thể cầm quyền là một quá trình tất yếu
diễn ra trong đời sống xã hội. Quá trình này rất dễ nảy sinh “khoảng trống quyền lực”, có
thể dẫn đến tình trạng bất ổn định, hỗn loạn xã hội. Bởi vì, “ một ngày không vua, thiên hạ
đại loạn”. Đặc biệt, việc chuyển gia quyền lãnh đạo trong nội bộ các Đảng Cộng sản cầm
quyền cũng là một quá trình quan trọng. Quá trình đó một mặt phải đảm bảo tính ổn định,
tính thừa kế của các thế hệ thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng, mặt khác, lại có thể tuyển
lựa được những cán bộ có tài năng và trung thành với lợi ích của nhân dân lao động, hoàn
thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Gần 90 năm tồn tại hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng
cho thấy những bài học kinh nghiệm về chuyển giao quyền lãnh đạo giữa các Đảng.
- Vấn đề dân chủ trong bầu cử, nghệ thuật để giành thắng lợi trong bầu cử và những
nội dung khác…có thể tiếp tục được triển khai nghiên cứu và đưa vào giảng dạy.
Các tình huống trên có thể diễn ra ở những cấp độ khác nhau: trong phạm vi cơ sở, địa
phương hay trên phạm vi cả nước. Nó có thể diễn ra trên từng mặt, bộ phận hoặc diễn ra
trên tổng thể đời sống chính trị – xã hội.
Tình huống chính trị có thể chứa đựng mâu thuẫn đối kháng hoặc không đối kháng, mức
độ và sự đan xen giữa các mâu thuẫn ấy. Tình huống chính trị có thể mang tính chất nghiêm
trọng hoặc không nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng thể hiện ở sự tổn hại về vật chất, tinh
thần, về cả người và của, về sự gay cấn và phức tạp của tình hình, về nguy cơ đối với chế độ

chính trị – xã hội.
Xác định phạm vi và tính chất tình huống chính trị có quan hệ với việc xác định phương
thức, giải pháp bố trí lực lượng giải quyết những tình huống chính trị cụ thể.
1.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN, NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ
1.3.1. Phương pháp duy vật biện chứng
Môn học chính trị nói chung và xử lý tình huống chính trị nói riêng dựa trên cơ sở
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đối với
môn xử lý tình huống chính trị, phương pháp này thể hiện ở những nội dung cụ thể như sau:
Phân tích mâu thuẫn trong các sự kiện, các biến cố đang diễn ra trong thực tiễn, tính chất
của các mâu thuẫn là đối kháng hay không đối kháng, mâu thuẫn giữa ta và địch hay mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân; mức độ của các mâu thuẫn và sự đan xen giữa những mâu
thuẫn ấy. Chỉ trên cơ sở phân tích, nhận thức đúng mâu thuẫn mới có thể đề ra được những
giải pháp xử lý đúng.
Phân tích xu hướng biến đổi của các tình huống chính trị – từ ổn định thành bất ổn định,
từ bất ổn định thành ổn định; phân tích xu hướng phát triển và diễn biến của tình hình…Ở
đây cần tính đến khả năng có thể xảy ra, tranh thủ khả năng tốt và ngăn ngừa những khả
năng xấu, chuẩn bị phương án ứng phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra…Có
thể nói rằng, chíng trị trong những tình huống đặc biệt là nghệ thuật vận dụng các khả năng.
Phân tích thực tiễn trong những điều kiện lịch sử cụ thể cần phải đánh giá chính xác các
lực lượng, các nhân tố tác động trong thực tiễn; tính chất, xu hướng, tương quan giữa các
lực lượng, các nhân tố và đo lường chúng bằng những đại lượng xác định (nếu có thể được).
Cần phải đặt những tình huống chính trị cụ thể trong bối cảnh chính trị – xã hội của từng địa
phương, trên phạm vi toàn quốc, trong phạm vi khu vực và quan tâm. Chỉ khi phân tích tình
8


hình một cách cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể mới có được những biện pháp xử lý
đúng.
Những giải phóng cho xử lý tình huống chính trị phải tìm từ trong thực tiễn. Mỗi tình
huống chính trị ở mỗi nơi, mỗi lúc lại rất khác nhau. Thông thường, mỗi nhiệm vụ, mỗi tình

huống đặt ra từ thực tiễn cũng nảy sinh những biện pháp giải quyết từ chính tình huống ấy.
Lý luận đóng vai trò là quan điểm và phương pháp luận. Những bài học kinh nghiệm rút ra
từ những địa phương khác chỉ có giá trị tham khảo để giúp cho chúng ta giải pháp nhanh và
chính xác hơn. Hơn nữa, để nhận thức và tìm ta giải pháp đúng còn phụ thuộc vào sự từng
trải và sự mẫn cảm chính trị của người cán bộ lãnh đạo chính trị.
1.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thể nghiệm để tìm ra giải
pháp tối ưu khi xử lý tình huống chính trị
Khi có một tình huống chính trị xảy ra, chúng ta cần phân tích từ nhiều khía cạnh, để từ
đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp xử lý. Đối với mỗi tình huống phải đề ra ít nhất là
ba phương án giải quyết để lựa chọn phương án tối ưu đưa vào xử lý. Trong quá trình thực
hiện, nếu phát hiện các giải pháp không phù hợp cần phải tiến hành điều chỉnh hoặc là
chuyển sang phương án khác…Thậm chí, cần phải chuẩn bị cả những phương án bất đắc dĩ
để đề phòng những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Chính trị học là môn học trang bị những tri thức cần thiết cho các cán bộ lãnh đạo chính
trị. Mục đích của môn học không phải chỉ dừng lại ở bình diện lý thuyết, mà quan trọng
hơn, lý thuyết đó phải được vận dụng để giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Môn xử lý
tình chính trị giúp cho những người hoạt động chính trị giải quyết những sự kiện, những
biến cố bất thường nảy sinh từ thực tiễn và đó cũng là những đòi hỏi cấp thiết trong điều
kiện hiện nay. Tuy nhiên, nội dung môn học còn rất mới mẻ và nhiều vấn đề đang còn được
tiếp tục nghiên cứu.

9


CHƯƠNG 2
XỬ LÝ CÁC ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
2.1.

KHÁI NIỆM


2.1.1. Khái niệm điểm nóng xã hội và điếm nóng chính trị – xã hội
Điểm nóng là khái niệm được dùng cả trong tự nhiên và xã hội, chỉ trạng thái không
bình thường của sự vật. Trong kỹ thuật, đó là trạng thái của sự vật chất ở “điểm sôi”, “điểm
bốc cháy”, “điểm bùng nổ”. Trong phạm vi môn học chúng ta chỉ đề cập đến điểm nóng
trong lĩnh vực xã hội.
Điểm nóng đã từng xuất hiện ở nước ta trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế – xã hội và
đang tiếp tục diễn ra trong giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới. Khi thực tế ở một số địa
phương có sự khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, phức tạp, có những xung đột căng
thẳng giữa nhân dân với nhau, giữa nhân dân với cán bộ chính quyền địa phương thì khái
niệm điểm nóng bắt đầu xuất hiện được dùng rộng rãi trong đời sống và cũng xuất hiện
trong một số văn bản của các cơ quan nhà nước, chủ yếu là các văn bản thanh tra, viện kiểm
sát, công an, toà án. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu, việc sử dụng thuật ngữ này còn có nhiều
quan niệm khác nhau, có nơi, có địa phương không dùng thuật ngữ này, mặc dù tình hình ở
đó diễn ra củng rất phức tạp.
Vậy, cũng cần phải xác định rõ nội hàm của khái niệm này, để từ đó chúng ta mới có thể
xác định được tính chất của vấn đề, từ đó mới đưa ra được những biện pháp xử lý hiêu quả.
Xét theo phạm vi công cộng, có quan điểm cho rằng: điểm nóng là nơi tập trung mâu
thuẫn cao độ cần được giải quyết, hoặc nơi diễn ra tình hình xung đột căng thẳng.(từ điển
Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1997; Hoàng Phê chủ biên). Như vậy, điểm nóng có thể xảy ra ở
những nơi, những vùng đang có mâu thuẫn xung đột gay gắt giữa các lực lượng chính trị,
quân sự trong một hay nhiều quốc gia.
Xét theo phạm vi hẹp, điểm nóng có thể diễn ra ở một lĩnh vực nào đó hay xảy ra trên
một địa bàn dân cư nhất định.
Theo nghĩa hẹp củng có nhiều quan điểm khác nhau:
Tác giả Trần Hồng Châu xác định: Điểm nóng là nơi xảy ra khiếu kiện có đông người
tham gia với nội dung khiếu kiện phức tạp, khó giải quyết, mâu thuẫn trong nội bộ đến mức
gay gắt, diễn biến tình hình căng thẳng làm mất ổn định đời sống công cộng, làm rối loạn,
vô hiệu sự lãnh đạo, điều khiển của tổ chức chính trị – xã hội và chính quyền sở tại.(Trần
Hồng Châu: thử bàn về điểm nóng và các biện pháp hạn chế phát sinh điểm nóng; tạp chí
Cộng sản số 7, năm 1999 trang 48 – 50).

Tác giả Nguyễn Văn Tài cho rằng: Điểm nóng là sự kiện xã hội có số đông người tham
gia việc tranh chấp về lợi ích kinh tế xã hội trong một địa bàn dân cư, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sản xuất, kỷ cương, nếp sống văn hoá của đời sống xã hội cộng đồng.
(Tổng kết thực tiễn về xử lý điểm nóng chính trị – xã hội. GS.TS Lê Hữu Nghĩa chủ biên;
Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Tr 48).
Với phạm vi nghiên cứu của môn học, chúng ta nghiên cứu khái niệm điểm nóng ở
phạm vi hẹp. Từ những quan niệm trên có thể khái quát:
Điểm nóng xã hội: Điểm nóng xã hội là đời sống xã hội trong trạng thái không bình
thường, bất ổn định, rối loạn diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng với những
10


hành vi không còn tự kiềm chế được, đã vượt ra ngoài hoặc có khả năng vượt ra ngoài
khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực văn hoá đạo đức, diễn ra tại một địa điểm, trong thời
gian nhất định và có khả năng lan toả sang nơi khác.
Khi điểm nóng xã hội nổ ra thường thấy có những biểu hiện sau:
-

Đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, có lúc rối loạn.

- Sự phản ứng, xung đột của đám đông, các lực lượng không còn tự kiềm chế được trở
thành sức mạnh, áp lực chống đối lẫn nhau.
- Hành vi của đám đông quần chúng đã vượt ra ngoài hoặc có khả năng vượt ra ngoài
khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hoá đạo đức.
-

Diễn ra trong không gian và thời gian nhất định, có khả năng lan toả sang nơi khác.

Điểm nóng xã hội có thể diễn ra ở những địa bàn và những lĩnh vực khác nhau. Có có
thể phát sinh ở khu vực nông thôn, miền núi hay thành thị, ở các xí nghiệp hay trường

học…Nó có thể diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, chính trị hay xã hội… Điểm nóng xảy ra ở
các khu vực trên được gọi chung là điểm nóng xã hội.
Nhìn chung, các điểm nóng xã hội thường được thể hiện qua các hình thức như khiếu
nại, tố cáo đông người, vượt cấp, biểu tình, bãi công, bãi khoá,…., có những hành vi bạo
lực, chống đối người thi hành công vụ…,vượt quá khuôn khổ quy định của pháp luật hiện
hành.
Như vậy, điểm nóng là những biểu hiện phản ánh sự bất ổn định trong đời sống xã hội
đến mức có nguy cơ phá vỡ trật tự an toàn xã hội, chứa đựng những khả năng chuyển hoá
thành những vấn đề chính trị.
Điểm nóng chính trị – xã hội:
Điểm nóng chính trị xã hội là những điểm nóng xã hội diễn ra trong lĩnh vực chínnh trị
xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần chúng đã hướng trực tiếp vào những người
nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế chính sách của chính quyền nhà
nước.
Trong thực tế thường xảy ra các điểm nóng xã hội nhiều hơn là các điểm nóng chính trị
– xã hội. Còn điểm nóng chính trị – xã hội xảy ra ít hơn nhưng phức tạp và quyết liệt hơn vì
nó có quan hệ trực tiếp tới quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, điểm nóng xã hội trong các lĩnh
vực khác đều có khả năng trở thành điểm nóng chính trị – xã hội. Chẳng hạn, những cuộc
đình công, bãi công của người lao động chống giới chủ, học sinh bãi khoá chống ban giám
hiệu nhà trường, nông dân tranh chấp đất đai với nhau…nếu không có cách xử lý đúng đều
có thể chuyển thành cuộc đấu tranh chống chính quyền nhà nước. Như vậy, nếu chúng ta xử
lý tốt, điểm nóng xã hội sẽ hạn chế sự phát sinh điểm nóng chính trị xã hội.
Điểm nóng xã hội có thể phát sinh trực tiếp từ lĩnh vực chính trị. Điểm nóng xã hội có
thể có nguồn gốc từ những tranh chấp dân sự, từ sự khiếu kiện của nhân dân không được
giải quyết kịp thời, để dây dưa, kéo dài gây tích động mâu thuẫn và bùng phát điểm nóng.
Do đó, để điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị – xã hội không nổ ra cần giải quyết tốt
những tranh chấp về mặt dân sự, giải quyết kịp thời những khiếu kiện của nhân dân, ngăn
ngừa sự chống đối của các lực lượng phản động.
Nhìn chung, các điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị – xã hội thường hay phát sinh
vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế – xã hội hoặc chínnh trị – xã hội. Chỉ tính riêng trong giai

đoạn khủng hoảng kinh tế – xã hội nước ta (cuối những năm 70 và những năm 80 của thế kỷ
11


XX) đã nảy sinh hơn 3000 điểm nóng xã hội, trong đó có một số điểm nóng chính trị – xã
hội. Bởi vì, khủng hoảng xã hội là tình trạng rối loạn, mất sự cân bằng, bình ổn do nhiều
mâu thuẫn chưa giải quyết được. Còn khủng hoảng chính trị là tình trạng không ổn định về
chính trị tạo nên những bất đồng lớn trong nội bộ môt quốc gia hay nhiều quốc gia có liên
đới.
Nhưng khủng hoảng xã hội hoặc chính trị xã hội chưa dẫn đến xung đột quyền lực hoặc
rối loạn xã hội, người ta còn tự kiềm chế được hành vi của mình. Luật pháp và các chuẩn
mực văn hoá – đạo đức vẫn được tuân thủ. Như vậy, khủng hoảng xã hội và khủng hoảng
chính trị - xã hội đã tiệm cận và có nguy cơ bùng phát thành điểm nóng xã hội và điểm nóng
chính trị – xã hội.
Điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị xã hội thường dễ nảy sinh khi một giai cấp mới
giành được chính quyền, khi một chế độ xã hội mới ra đời. Và khi đó pháp luật, thể chế nhà
nước, thể chế xã hội chưa được xác lập và hoàn thiện, người cầm quyền chưa có kinh
nghiệm, lực lượng thù địch còn ẩn náu chưa loại bỏ hết.
Tuy nhiên, ngay cả khi chế độ mới đã được hình thành, thể chế mới đã được hoàn thiện,
nhưng nếu người cầm quyền mắc sai lầm, có những hành vi thiếu văn hoá như mất dân chủ,
xúc phạm đến phon g tục tập quán, tín ngưỡng của cá nhân…hoặc do kẻ thù, lực lượng đối
lập phá hoại thì vẫn có thể phát sinh điểm nóng.
Từ sự phân tích trên có thể cho thấy, điểm nóng có nổ ra hay không, mức độ như thế nào
không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện, nhân tố khách quan ngoài chủ thể cầm quyền, mà
nó còn phụ thuộc vào chinh thể cầm quyền. Ngay trong điều kiện khủng hoảng xã hội, hay
khủng hoảng chính trị – xã hội, nếu chủ thể cầm quyền có giải pháp đúng thì cũng có thể
phát sinh những điểm nóng, hoặc điểm nóng có nổ ra thì tác hại cũng không lớn. Ngược lại,
nếu chủ thể cầm quyền áp dụng giải pháp sai lầm sẽ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm
trọng và khó tránh khỏi nổ ra điểm nóng xã hội hoặc điểm nóng chính trị – xã hội. Thực tế
cho thấy, khi thể chế chính trị quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, những người cầm quyền

thoái hoá biến chất thì nhân dân nổi dậy chống lại, lực lượng đối lập lợi dụng cơ hội lật đổ
lực lượng cầm quyền. Và do vậy, điểm nóng sẽ bùng phát.
Tuy nhiên, khi xem xét điểm nóng chính trị – xã hội cần phân biệt rõ hai loại:
Một là, điểm nóng chính trị – xã hội có sự can thiệp của lực lượng phản động trong,
ngoài nước. Lợi dụng những kẽ hở trong cơ chế, đường lối chính sách để kích động dân
chúng đấu tranh. Về hình thức có thể là đòi dân chủ, đòi quyền lợi kinh tế, nhưng thực chất
là gây rối loạn xã hội, làm mất ổn định an ninh chính trị, củng có thể tiến tới lật đổ chính
quyền.
Hai là, điểm nóng chính trị - xã hội xuất phát từ những mâu thuẫn trong nội bộ nhân
dân, thể hiện sự không đồng tình của nhân dân đối với những biểu hiện sai trái của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, của thể chế, đường lối chính sách của đảng, nhà nước, với chất lượng của
hệ thống chính trị…Mục đích của cuộc đấu tranh này là nhằm thực hiện tốt hơn chế độ dân
chủ, không ngừng hoàn thiện các tổ chức của hệ thống chính trị ngày càng tốt hơn.
2.2.Phương pháp tiếp cận điểm nóng chính trị – xã hội.
Khi điểm nóng nổ ra, tình hình rất khẩn cấp. Trước chúng ta là hàng trăm, hàng nghìn
người đang chống đối. Vậy chúng ta cần có cách tiếp cận như thế nào để nhận thức đúng và
đề ra những giải pháp kịp thời, ứng phó với tình hình.

12


Trước hết, cần phải phân tích những yêu sách của đám đông quần chúng đang nêu ra.
Phải tìm hiểu xem họ đang đòi hỏi lợi ích gì? Lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị hay lợi ích
văn hoá, tín ngưỡng…? Cũng có thể yêu sách sự đan xen giữa những lợi ích đấy. Từ sự
phân tích yêu sách chúng ta sẽ thấy được tình huống có vấn đề bắt nguồn từ đâu.
Nếu xét thấy yêu sách của quần chúng là chính đáng thì tình huống có thể bắt nguồn từ
sai lầm, khiếm khuyết của lực lượng cầm quyền, của cơ quan quyền lực hoặc thể chế chính
sách của nhà nước. Có thể yêu sách của quần chúng lúc khởi đầu là chính đáng, nhưng do
sự kích động hoặc có thể do kẻ địch lợi dụng dẫn đến những đòi hỏi quá đáng mà không sao
giải quyết được. Muốn giải quyết những tình huống như vậy, cần phải trở lại yêu sách ban

đầu của họ.
Những yêu sách của quần chúng nhân dân có tể chứa đựng những âm mưu kích động
phá hoại của kẻ xấu, của lực lượng thù địch. Yêu sách ấy có thể công khai nêu rõ những
mưu đồ chính trị, nhưng cũng có thể những âm mưu sâu xa, nham hiểm được thể hiện ra
như những yêu cầu rất bình dị. Nguồn gốc của vấn đề lại xuất phát từ những mưu đồ của kẻ
xấu, của lực lượng thù địch.
Yêu sách có thể có sự đan xen, cài đặt giữa nguyện vọng của quần chúng nhân dân với
âm mưu của các lực lượng thù địch. Tình huống có vấn đề ở đây rất phức tạp.
Thứ hai, cần phải phân tích bản chất của người đứng đầu đám đông quần chúng
Người đứng đầu có thể là những người xuất đầu lộ diện, đi đầu trong đám biểu tình
nhưng trong nhiều trường hợp họ là kẻ giấu mặt, trá hình, đứng đằng sau chỉ huy những
người hung hăng, quá khích. Chỉ khi tìm đúng người đứng đầu, phân tích rõ bản chất của
người đứng đầu mới thấy được bản chất của điểm nóng và mục tiêu của cuộc đấu tranh ẩn
giấu đằng sau những yêu sách của quần chúng.
Nếu người đứng đầu là kẻ xấu, phản động thì những yêu sách của quần chúng nêu ra
thường ẩn chứa những ý đồ chính trị, từ yêu sách này họ sẽ lấn tới những yêu sách khác và
cuối cùng đi đến lật đổ chính quyền.
Nếu người đứng đầu là người tốt, đại diện cho lợi ích của nhân dân thì yêu sách của
quần chúng nhân dân thường là chính đáng, mục tiêu đấu tranh của họ là thực hiện dân chủ
và công bằng xã hội.
Thứ ba, phải phân tích tâm lý, hành vi của đám đông quần chúng
Trong đám đông quần chúng thường có hai khuynh hướng gắn bó với hai bộ phận khác
nhau:
- Khuynh hướng thứ nhất: Do tâm lý của một bộ phận quần chúng đã ở trong tình
trạng bất bình thường cao độ, không còn tự kiềm chế được đã dẫn đến những hành vi bộc
phát, quá đà, hình thành nên bộ phận được gọi là những người quá khích. Bộ phận này còn
có thể bao gồm những người có tiền án, tiền sự, bất mãn với chính quyền, những người do
kẻ địch lợi dụng…Đó là bộ phận dẫn đầu đám đông quần chúng.
- Khuynh hướng thứ hai: Quần chúng bị động hùa theo, do sự nhẹ dạ cả tin, do sự ngộ
nhận hoặc bị ép buộc. Nhóm đối tượng này chiếm một bộ phận không nhỉ trong đám đông

và họ dễ dàng bị tan rã nếu được giải thích, tuyên truyền, thuyết phục, làm rõ đúng sai, hoặc
bị sức ép kiên quyết đúng đắn nào đó của cơ quan quyền lực.
Khi nhận thức rõ được hai khuynh hướng trên có thể sẽ giúp chúng ta bình tĩnh xử lý
trước đám đông và tìm được những giải pháp đúng.
13


Từ phân tích rõ ba vấn đề trên sẽ tạo nên căn cứ cho việc xác định mâu thuẫn của điểm
nóng: mâu thuẫn địch ta (đối kháng) hay là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ( không đối
kháng); mức độ của từng loại mâu thuẫn đan xen của các mâu thuẫn ấy. Chỉ xác định đúng
mâu thuẫn mới có căn cứ để tìm ra những giải pháp đúng.
2.3.NHỮNG YÊU CẦU VÀ QUY TRÌNH GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐIỂM NÓNG
CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI.
2.3.1.Những yêu cầu
Trước hết, cần phải áp dụng các giải pháp làm cho điểm nóng “nguội” dần và hạn chế
sự lan toả sang nơi khác. Biện pháp này còn được gọi là “hạ nhiệt độ”, “rút ngòi nổ”, vì như
phải dập tắt một đám cháy sao cho nó không bùng phát lớn hơn, không lan toả sang nơi
khác, mà nguội dần đi. Các giải pháp hành động trong trường hợp này phải mau lẹ, chính
xác, phải hạn chế một cách tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
Thứ hai, tạo lập sự ổn định chính trị – xã hội làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế – xã
hội. Sự ổn định có thể ở hai trạng thái:
- Ổn định bề ngoài, nhất thời nhưng bên trong lại chứa đựng những nguy cơ bùng phát
bất ổn đinh lớn hơn.
-

Ổn định tạo tiền đề cho sự phát triển và đảm bảo cho sự ổn định bền vững lâu dài.

Trạng thái thứ hai mới thực sự là yêu cầu xử lý điểm nóng chính trị – xã hội. Ổn định
chính trị là mục tiêu phát triển kinh tế và chỉ trên cơ sở phát triển kinh tế mới có thể đảm
bảo cho sự định hướng lâu dài về chính trị – xã hội.

Thứ ba, cần tạo ra những tiền đề, nhân tố để điểm nóng không tái phát.
Để đạt được yêu cầu này thì những giải pháp xử lý điểm nóng không phải chỉ mang tính
cấp thiết, nhất thời, “chữa cháy”, mà còn có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Thường
phải có những giải pháp chữa trị căn nguyên sinh ra điểm nóng và kết hợp với tổng thể các
giải pháp khác để cho đời sống xã hội phát triển vững mạnh cả về kinh tế, chính trị, cả về
văn hoá, xã hội…
Thứ tư, cần củng cố sự bền vững của cơ sở chính trị và tăng hiệu lực của hệ thống chính
trị. Xử lý điểm nóng chính trị – xã hội không chỉ với mục tiêu thiết lập ổn định chính trị, mà
cơ bản hơn là củng cố sự bền vững của cơ sở chính trị. Sự vền vững ấy chính là chính sách
an dân, chiếm được lòng dân và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với Nhà nước, huy
động được sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước. Và cũng trên cơ sở đó tăng
cường và củng cố hiệu lực của hệ thống chính trị sao cho sau khi xử lý điểm nóng, cơ sở
chính trị và hệ thống chính trị mạnh hơn trước.
2.3.2.Quy trình, giải pháp xử lý điểm nóng chính trị – xã hội
Xử lý điểm nóng chính trị – xã hội có thể trải qua các bước sau:
Bước một: Nắm tình hình, phân tích nguyên nhân và nhận dạng mâu thuẫn
Khi điểm nóng nổ ra, để có căn cứ cho những giải pháp đúng thì việc nắm tình hình có ý
nghĩa quyết định. Cần có thông tin chinh xác về các mặt:
- Số lượng quần chúng tham gia biểu tình, chống đối; thành phần tham gia, đối tượng
tham gia; hình thức tổ chức lực lượng…
-

Họ nêu những yêu sách gì? Những yêu sách ấy phải do cơ quan nào giải quyết…?
14


- Ai là người cầm đầu? Số lượng những người quá khích? Những âm mưu và thủ
đoạn? Họ có quan hệ và được sự chỉ đạo của các lực lượng phản động trong nước hay ngoài
nước không?
Phương thức nắm tình hình có thể thông qua chính quyền, các đoàn thể quần chúng ở cơ

sở, dựa và dân, bằng nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan công an và các cơ quan an ninh
khác… Cần bám sát địa bàn, thông tin kịp thời những diễn biến về cơ quan tham mưu tổng
hợp để lập ra những phương án xử lý.
Trên cơ sở tổng hợp thông tin về nhiều mặt, người chỉ huy và bộ phận tham mưu tổng
hợp phải đánh giá đúng nguyên nhân phát sinh điểm nóng. Có thể phân loại các nguyên
nhân:
-

Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân khách quan có thể do điều kiện kinh tế, xã hội gặp khó khăn, do dân trí
thấp lại bị kẻ xấu, phản động lôi cuốn, kích động…
Nguyên nhân chủ quan thuộc về những khiếm khuyết, sai lầm của chính sách, thể chế
của các cơ quan quyền lực và những người nắm giữ quyền lực.
-

Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài

Nguyên nhân bên trong thường được xem xét từ những mâu thuẫn nảy sinh trong phạm
vi cơ sở, địa phương hoặc trong phạm vi toàn quốc. Đó có thể là những mâu thuẫn về sắc
tộc, tôn giáo; sự bất công giữa các tầng lớp dân cư, giữa lao động và giới chủ, giữa quần
chúng nhân dân và cán bộ nắm giữ quyền lực.
Nguyên nhân bên ngoài có thể là do sự biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội có tính
khu vực và toàn cầu tác động đến từng quốc gia; do sự tác động của các lực lượng thù địch
quốc tế…
-

Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp

Nguyên nhân sâu xa của một điểm nóng chính trị – xã hội có thể là do sự hận thù của

giai cấp từ những năm chiến tranh cách mạng trước đây, lực lượng phản động còn lưu vong
ở nước ngoài móc nối tác động vào trong nước. Nguyên nhân sâu xa củng có thể do những
thể chế hiện hành (theo nghĩa hẹp) đã lạc hậu, không kịp đổi thay, phát sinh những tiêu cực,
ách tắc trong sản xuất và đời sống.
Nguyên nhân trực tiếp thì dễ nhận thấy hơn khi nổ ra điểm nóng. Chẳng hạn, điểm nóng
Thái Bình xảy ra năm 1998 có nguyên nhân trực tiếp là do bộ quan liêu, tham nhũng, mất
dân chủ, nhưng nó lại là hậu quả của cả một thể chế chưa được đổi mới. Điểm nóng các tỉnh
vùng Tây Nguyên có nguyên nhân trực tiếp từ những vấn đề đất đai, phân hoá giàu nghèo
giữa đồng bào dân tộc ít người với những người từ nơi khác đến khai phá rừng Tây Nguyên.
Thế nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn đề lại là từ lực lượng Phun – rô trước đây chạy ra
nước ngoài, nay trở lại móc nối với lực lượng bên trong kích động đồng bào gây bạo loạn.
Sự phân định những nguyên nhân trên cũng có ý nghĩa tương đối vì giữa chúng có quan
hệ và chuyển hoá lẫn nhau. Sau khi phân tích nguyên nhân cần xác định những mâu thuẫn
xem điểm nóng đó chứa đựng mâu thuẫn đối kháng hay không đối kháng, mâu thuẫn giữa
nội bộ nhân dân hay mâu thuẫn giữa ta và địch, mức độ của các mâu thuẫn và sự đan xen
của các mâu thuẫn ấy.
Trên cơ sở nhận dạng, xác định đúng mâu thuẫn mới có căn cứ để định ra quan điểm,
nguyên tắc, phương châm chỉ đạo, phương thức giải quyết và tổ chức lực lượng thực hiện.
15


Nếu như xác định sai mâu thuẫn thì toàn bộ nhận thức và hành động sẽ sai lầm, hậu hoạ
không nhỏ, điểm nóng sẽ không được giải quyết mà còn bùng phát lớn hơn.
Bước hai: Áp dụng biện pháp rút ngòi nổ và hạn chế sự lan toả sang nơi khác
- Trước hết phải xác lập sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, phát huy hiệu lực của hệ
thống chính trị để giữ vững quyền lực chính trị.
Người chỉ huy, người đứng đầu có vị trí đặc biệt quan trọng. Người chỉ huy có đủ bản
lĩnh, có phương pháp đúng sẽ thống nhất được các quan điểm, nguyên tắc, phương châm chỉ
đạo và tổ chức lực lượng thực hiện, tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động. Nếu không có
người chỉ huy đáp ứng yêu cầu công việc, khắc phục sự rối ren, phức tạp diễn ra ngay bên

trong nội bộ thì khó có thể giải quyết được sự phức tạp, rối loạn bên ngoài xã hội. Trong
trường hợp cần thiết có thể phải thay người chỉ huy. Tuy nhiên, việc thay thế người chỉ huy
cũng có thể là một sai lầm vì lực lượng đối lấp đấu tranh chống lực lượng cầm quyền
thường chĩa mũi nhọn vào những người đứng đầu cứng rắn nhất. Nếu chúng ta thay thế
người đứng đầu bằng một người khác yếu hơn thì rất dễ bị đánh đổ. Cứ như vậy, người thay
thế tiếp theo lại yếu hơn nữa…và cuối cùng dẫn đến sự mất dần quyền lực.
Những người đứng đầu cùng với bộ tham mưu mới có thể đủ khả năng giải quyết công
việc. Tuỳ theo tính chất và mức độ của điểm nóng mà bộ tham mưu có thể khác nhau. Đó có
thể bao gồm những thường trực hoặc thường vụ Đảng uỷ, Huyện uỷ, Tỉnh uỷ,…, hoặc có
thể cấp uỷ cử một bộ phận chuyên giải quyết điểm nóng.
Dưới sự chỉ huy của người đứng đầu cùng với bộ tham mưu, cần phối hợp chặt chẽ giữa
các lực lượng trong hệ thống chính trị như chính quyền, mặt trận, các đoàn thể quần
chúng…Mỗi tổ chức, mỗi lực lượng đều có vị trí và tác dụng nhất định trong việc giải quyết
điểm nóng chính trị –xã hội. Không nên nhân thức rằng, đó là nhiệm vụ của riêng lực lượng
công an và quân đội.
Xử lý điểm nóng chính trị – xã hội cần có sự chỉ đạo thống nhất của các cấp, các ngành
từ trung ương đến cơ sở. Bởi vì đây là một vấn đề nhạy cảm, phạm vi tác động không chỉ ở
nơi xảy ra điểm nóng mà còn ảnh hưởng đến các nơi khác trong phạm vi cả nước, thậm chí
có thể ảnh hưởng đến an ninh khu vực và quốc tế. Do vậy, cần phải có sự thống nhất, phối
hợp của cả hệ thống chính trị mới có thể tìm ra cách giải quyết đúng đắn.
-

Lựa chọn phương thức giải quyết – những lực lượng và phương tiện cần thiết

Trước hết xác định rõ phương thức giải quyết, đó là tuyên truyền, thuyết phục hay đàn
áp, hoặc kết hợp cả hai phương thức trên. Nếu như xác định dùng biện pháp tuyên truyền
thuyết phục là chính thì lực lượng tham gia giải quyết cơ bản là Mặt trận và các đoàn thể
quần chúng. Không nhất thiết phải huy động lực lượng công an và quân đội, hoặc chỉ sử
dụng một bộ phận để hỗ trợ cùng các lực lượng khác để làm công tác bảo vệ. Nếu như xác
định dùng biện pháp đàn áp là chính thì công an, quân đội là lực lượng chủ công. Nếu kết

hợp cả hai phương pháp trên thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà tổ chức phối hợp các lực
lượng. Điều quan trọng là phải có sự phân công và phối hợp giữa các lực lượng sao cho
phát huy mọi thế mạnh của từng lực lượng để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Việc sử dụng các phương tiện trong chínnh trị cũng rất quan trọng, đặc biệt là các
phương tiện thông tin đại chúng. Đây là một vũ khí sắc bén không chỉ trong hoạt động chính
trị nói chung mà nó còn quan trọng trong quá trình xử lý các điểm nóng chính trị – xã hội.
Thông qua đài phát thanh, truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác, hệ
thống thông tin đại chúng có thể giúp quần chúng nhân dân phân định đúng sai, định hướng
dư luận xã hội để tập hợp lực lượng, cô lập đối phương… Cách sử dụng các phương tiện
16


thông tin đại chúng là nghệ thuật chính trị. Tuỳ điều kiện cụ thể có thể có cách sử dụng công
cụ khác nhau. Điều cần lưu ý ở đây là phải nắm chắc và chi phối phương tiện thông tin đại
chúng. Nếu như công cụ này để rơi vào tay đối phương thì sự thất bại là khó tránh khỏi.
Việc lựa chọn các phương thức, các lực lượng và phương tiện nhằm giải quyết hai vấn
đề sau:
 Để giải tán đám đông quần chúng
Tuỳ theo những điều kiện cụ thể mà áp dụng các phương pháp khác nhau:
+ Nếu những yêu sách của quần chúng nhân dân là chính đáng thì có thể chấp nhận
những yêu sách ấy và giải quyết kịp thời những vấn đề có thể giải quyết được. Những vấn
đề chưa thể giải quyết ngay cần cam kết với quần chúng sẽ sớm đưa ra xem xét. Kinh
nghiệm thực tế cho thấy, nếu làm như vậy, đám đông quần chúng sẽ tự giải tán.
+ Đưa cán bộ vào đám đông vận động, lôi kéo những quần chúng tích cực, những người
bị động, hùa theo; tách họ khỏi lực lượng cầm đầu quá khích; yêu câu họ trở về nơi làm việc
hoặc cư trú; đồng thời nhận diện, răn đe, cô lập những người quá khích cầm đầu.
+ Trong trường hợp nguy cấp có thể sử dụng đến sức mạnh của lực lượng công an, quân
đội buộc mọi người phải giải tán.
 Đối sách với nhữnng người cầm đầu đám đông quần chúng
Có thể áp dụng những giải pháp sau:

+ Có thể thương lượng với người đứng đầu nếu như người đó đại diện cho những yêu
sách chính đáng của đám đông quần chúng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, có thể trong lúc đối
đầu giữa hai bên họ có thể có những hành vi tráo trở, không thực hiện lời cam kết hoặc
xuyên tạc những nội dung thương lượng để kích động quần chúng, nâng cao vị thế của
mình. Do vậy, cần có sự đề phòng cần thiết.
+ Nếu những người đứng đầu là những phần tử xấu, lợi dụng hoàn cảnh để xuyên tạc sự
thật, kích động quần chúng, gây nên bất ổn định, rối loạn xã hội thì có thể vạch trần thủ
đoạn của họ để quần chúng nhận thức rõ đúng sai. Song, nếu như không đủ chứng lý để
vạch tội họ thì có thể điều đó sẽ gây nên tác dụng ngược chiều, quần chúng sẽ phản đối và
càng làm tăng thêm vai trò của người đứng đầu.
+ Trong trường hợp cần thiết có thể bắt giữ đúng người đứng đầu. Tuy nhiên, nếu như
việc bắt giữ được thực hiện không đúng lúc, không đúng pháp luật thì có tể kích thích thêm
sự chống đối của quần chúng. Việc bắt giữ người đứng đầu phải hợp pháp, phải giải thích,
tuyên truyền cho quần chúng thấy được việc làm đó là cần thiết và đúng đắn. Nếu như trong
quá trình xử lý lại sa vào tình trạng hữu khuynh, do dự, thiếu kiên quyết bắt giữ người đứng
đầu trong trường hợp cần thiết thì tình hình có thể phức tạp hơn.
Trong trường hợp người đứng đầu là những phần tử phản động thì chỉ khi bắt được
người đứng đầu mới có thể giải quyết được những điểm nóng. Vấn đề quan trọng là cần
phải chọn những thời điểm thích hợp, tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể.
Giải tán đám đông quần chúng và đối sách với người đứng đầu là hai giải pháp có quan
hệ mật thiết với nhau. Người đứng đầu chỉ dựa vào đám đông quần chúng mới có sức mạnh,
và ngược lại, đám đông chỉ có sức mạnh khi có tổ chức, có người đứng đầu. Nếu như chúng
ta giải quyết tốt việc giải tán đám đông, lôi kéo quần chúng về phía mình thì người đứng
đầu không còn sức mạnh. Ngược lại, khi có đối sách đúng với người đứng đầu thì lại có
điều kiện để giải tán đám đông quần chúng. Thực chất ở đây là thể hiện mối quan hệ giáo
17


dục tuyên truyền, thuyết phục với số đám đông quần chúng và áp dụng những biện pháp
chuyên chính với những người quá khích cầm đầu khi cần thiết.

- Chuẩn bị phương án xử lý tình huống xấu nhất có thể xảy ra, ngăn ngừa nguy cơ lan
toả sang nơi khác.
Trong thực tế cần phải chuẩn bị ít nhất là ba phương án giải quyết. Lúc đầu giải quyết
theo phương án tố nhất, nếu như tình hình phức tạp có thể chuyển sang phương án thứ hai
hoặc thứ ba. Cần phải chuẩn bị cả những phương án xử lý tình huống xấu nhất để khi xảy ra
có thể ứng phó kịp thời, không bị rơi vào tìnnh trạng bị động, lúng túng hoặc trở tay không
kịp.
Cần có biện pháp kiềm chế không để cho điểm nóng bùng phát lớn và lan toả sang nơi
khác. Có thể dùng lực lượng vũ trang đóng quân gần hoặc xung quanh điểm nóng để yểm
trợ khi cần thiết để khu biệt điểm nóng với những vùng lân cận. Để hạn chế sự lan toả của
điểm nóng còn có thể áp dụng những giải pháp như tăng cường những nhân tố chính trị, xã
hội, tăng cường công tác tư tưởng, giải quyết đời sống…ở những vùng lân cận.
Những phương châm cần lưu ý khi áp dụng phương thức , biện pháp giải quyết:
- Cần phải kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và sự mềm dẻo, linh hoạt về biện pháp.
Về nguyên tắc chỉ đạo, có những nguyên tắc chung về quan điểm, đường lối, có những
nguyên tắc chỉ đạo cụ thể cho từng điểm nóng. Cần phải có sự vận dụng linh hoạt, mềm dẻo
theo phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đặc biệt là không được mất phương hướng
chính trị, nản chí đấu tranh khi gặp tình huống phức tạp. Cần kiên định lập trường, kiên
quyết giữ vững lập trường chính trị. Nhưng những giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề lại dựa
trên nguyên tắc “tuỳ cơ ứng biến”, không được cứng nhắc, máy móc.
- Trước hết cần chọn giải pháp tốt nhất (thượng sách) để giải quyết, không được ngay
từ đầu lựa chọn giải pháp bất đắc dĩ (hạ sách). Đối với trường hợp nhân dân biểu tình chống
đối chính quyền không nên áp dụng ngay từ đầu những giải pháp cưỡng chế, đàn áp mà phải
áp dụng giải pháp tuyên truyền, thuyết phục, thương lượng… Nhưng đối với trường hợp lực
lượng phản động gây bạo loạn, chống đối chính quyền nhà nước thì có thể việc dùng lực
lượng công an, quân đội dập tắt ngay từ đầu là cần thiết.
- Trong bất kỳ tình huống nào củng phải dựa vào dân. Khi giải quyết điểm nóng, việc
làm phân hoá quần chúng, lôi cuốn quần chúng đứng về phía mình là một điều có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Bởi vì khi tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của đại đa số quần chúng thì
chúnng ta mới có thể giải quyết được điểm nóng. Do vậy, cần kiên nhẫn, biết tin vào dân

ngay cả khi họ ở trong trạng thái giận dữ, có những hành vi bất nhã, xúc phạm đến chúng ta.
Cần phải tuyên truyền, thuyết phục họ kiềm chế bản thân và đặc biệt không được có những
hành vi trả đũa tương xứng.
Bước ba: Khắc phục hậu quả sau khi điểm nóng được dập tắt
Khi giải tán được đám đông và xử lý những người đứng đầu thì điểm nóng về cơ bản đã
được dập tắt. Công việc tiếp theo là phải áp dụng những giải pháp để đưa xã hội trở lại hoạt
động ổn định, bình thường.
- Trước hết,phải đưa hoạt động ở những nơi xảy ra điểm nóng trở lại với nhịp điệu
bình thường trước đó. Trên cơ sở khôi phục lại các hoạt động cơ bản ấy mới có điều kiện ổn
định các mặt khác. VD: Nếu như đó là các nhà máy, xí nghiệp thì phải đưa sản xuất trở lại
bình thường, công nhân trở lại làm việc. Nếu đó là trường học thì các lớp học phải được mở
lại, học sinh đi học, thầy giáo lên lớp giảng bài.
18


- Khắc phục những thiệt hại về người và của nếu có xảy ra. Các công trình phục vụ
sản xuất, đời sống nếu bị hư hại phải được sửa chữa; những người bị thương phải được cứu
chữa, người bị chết phải được giải quyết hậu quả…Giải quyết những công việc này mới tạo
điều kiện để ổn định xã hội.
Điều quan trọng là phải phân định rõ đúng sai, xử lý đúng mức những người vi phạm khi
nổ ra điểm nóng. Công tác thanh tra phải được triển khai kịp thời và phải có kết luận rõ
ràng. Kết luận của thanh tra cần được công bố công khai, có sự thảo luận, đối chứng, làm rõ
đúng sai. Để cho những kết luận của thanh tra đúng với thực tế khách quan, được đa số nhân
dân đồng tình, ủng hộ, những cán bộ sai phạm cần phải thừa nhận những sai lầm, khuyết
điểm của mình.
Sau công tác thanh tra, cần tiến hành xử lý những người vi phạm. Tuỳ theo mức độ vi
phạm của từng người mà có thể có mức xử lý khác nhau, từ hình thức kiểm điểm trước nhân
dân, xử phạt hành chính tới hình thức truy tố trước pháp luật.
Thực tế cho thấy cần phải xử lý nghiêm minh cả hai phía: cán bộ mắc sai lầm và những
người quá khích vi phạm pháp luật khi nổ ra điểm nóng. Nếu như nguyên nhân của sự

chống đối từ phía nhân dân là do cán bộ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ thì trước hết
phải xử lý nghiêm minh đối với cán bộ rồi sau đó mới xử lý những người do quá khích vi
phạm pháp luật. Trong trường hợp điểm nóng nổ ra do bọn phản động, kẻ xấu lợi dụng, kích
động quần chúng thì khi xử lý cần phân tích rõ những hành vi gây rối của họ để cho mọi
người thấy rõ đúng sai; mặt khác cũng phải thừa nhận những khiếm khuyết của cán bộ, của
thể chế chính sách để kẻ xấu lợi dụng và sửa chữa những khiếm khuyết ấy.
Nếu như trong quá trình xử lý có thiên vị, dung túng, bao che hoặc xử quá nặng mặt này
hay quá nhẹ mặt kia thì khó có thể tạo được sự ổn định và sẽ để lại những hậu quả lâu dài
cho đời sống xã hội.
Giải quyết những vấn đề trên chỉ đem lại hiệu quả tích cực khi thực hiện nhất quán các
nguyên tắc: công khai, dân chủ, công minh theo đúng pháp luật và các chuẩn mực văn hoá,
đạo đức.
Đồng thời với quá trình thanh tra, xử lý là quá trình lọc cán bộ phạm sai lầm, lựa chọn
cán bộ thay thế, củng cố các tổ chức chính trị – xã hội như Đảng, chính quyền, các đoàn thể
nhân dân.
Khắc phục những thiệt hại về vật chất có thể nhìn thấy được đã là những công việc khó
khăn, phức tạp, nhưng khắc phục những tổn thương về tư tưởng, tình cảm con người sau
điểm nóng lại là vấn đề dai dẳng và phức tạp hơn nhiều.
Bước bốn: Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải pháp để điểm nóng
không tái phát
Giải quyết những điểm nóng cần tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm trên những mặt
sau:
- Ưu nhược điểm của cán bộ lãnh đạo: Qua xử lý điểm nóng sẽ thấy rõ ai là người
kiên định, sáng tạo, linh hoạt, ai là người thụ động, nhu nhược, hữu khuynh…và từ đó có
thể loại trừ những cán bộ bất tài, bất lực, tuyển lựa cán bộ có năng lực, phẩm chất đảm
nhiệm công việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Qua điểm
nóng còn có thể thấy rõ được ưu, nhược điểm của công tác cán bộ trong cả giai đoạn trước
đó.
19



- Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống tổ chức quyền lực: Thực tế cho thấy, trong
điều kiện bình thường, nếu nhìn nhận hệ thống tổ chức quyền lực người ta dễ lầm tưởng là
nó rất hùng mạnh. Không ít những địa phương, nơi mà những điểm nóng nổ ra chỉ trước đó
ít lâu được phong danh hiệu Đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, chính quyền và các
đoàn thể vững mạnh…nhưng khi nổ ra điểm nóng thì hệ thống đó tỏ ra bất lực và tan rã rất
nhanh. Qua điểm nóng cũng cho thấy mức độ nhạy cảm chính trị của các cấp từ trung ương
đến cơ sở và hiệu lực của các cấp ấy.
- Đánh giá về những khiếm khuyết và bất cập của chính sách, thể chế và pháp luật nhà
nước: Những ưu, nhược điểm của cán bộ, của cán bộ hệ thống tổ chức quyền lực và phương
thức hoạt động của hệ thống ấy thường có nguồn gốc từ chính sách, thể chế và pháp luật nhà
nước. Qua những điểm nóng ở nông thôn chúng ta thấy rất rõ những khiếm khuyết, bất cập
về chính sách, thể chế của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Qua điểm nóng tại các tỉnh Tây Nguyên cho thấy cần phải hoàn chỉnh chính sách đối với
đồng bào các dân tộc; những điểm nóng tôn giáo cho thấy cần phải hoàn thiện luật pháp về
tôn giáo…
- Đánh giá về cơ sở chính trị – xã hội trong quần chúng: Qua điểm nóng, do sự chống
đối của nhân dân với chính quyền nhà nước, có thể có những đánh giá khác nhau về cơ sở
chính trị – xã hội trong nhân dân. Sự đánh giá đó phải tuỳ thuộc vào những điều kiện cụ thể.
Trong trường hợp nhân dân tự tổ chức chống lại tệ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, sự
tha hoá của chính quyền nhà nước, thì đó lại là cơ sở chính trị vững vàng cho một chính
quyền nhà nước trong sạch, vững mạnh. Trong trường hợp nhân dân bị kẻ xấu, phản động
lôi kéo, kích động thì phải đánh giá bản chất của nhân dân nơi xảy ra điểm nóng, tìm hiểu
nguyên nhân và mức độ lôi cuốn, kích động để tìm ra những giải pháp nhằm chuyển hoá
quần chúng theo hướng tích cực…
Đặc biệt cần đánh giá cụ thể lực lượng phản động còn ẩn náu trong nhân dân hay không;
số đã bộc lộ ra và số vẫn tiếp tục giấu mặt; khả năng hoạt động của các lực lượng ấy.
-

Dự báo tình hình và áp dụng các giải pháp để điểm nóng không tái phát


Trên cơ sở đánh giá các vấn đề một cách khách quan và cụ thể có thể dự báo tình hình
xem điểm nóng có thể tái phát trở lại hay không? Mức độ tái phát ra sao? Xu hướng tái
phát? Tái phát theo chiều hướng giảm dần hay ngày càng nghiêm trọng hơn? Cần phải áp
dụng những giải pháp gì để điểm nóng không tái phát?
Để điểm nóng không tái phát cần áp dụng tổng hợp các giải pháp về kinh tế, chính trị, xã
hội, nhưng cơ bản nhất vẫn là phát triển kinh tế và tạo dựng cơ sở chính trị trong nhân dân.
Cần áp dụng những giải pháp an dân cả về vật chất và tinh thần.
Tuy nhiên, theo điều kiện cụ thể mà có những giải pháp trọng điểm khác nhau. Có
những trường hợp cần phải thay đổi căn bản chính sách, thể chế vĩ mô thì điểm nóng mới
không tái phát. Bài học kinh nghiệm mà Lênin giải quyết ở nước Nga sau vụ bạo loạn của
binh lính ở Crông – xtát vẫn còn giá trị cho đến hôm nay. Lênin cho rằng, sự thay đổi của
binh lính là biểu hiện của sự bất mãn của giai cấp nông dân với chính quyền Xô viết. Do
vậy, cần phải sửa đổi chính sách để làm vừa lòng nông dân thì mới có thể khắc phục được
điểm nóng. Đó là một trong những căn cứ để Lênin quyết định thay đổi chính sách – từ
chính sách trưng thu lương thực thừa sang chính sách thuế lương thực, từ “chính sách cộng
sản thời chiến” sang “chính sách kinh tế mới”.
Thời kỳ trước và sau đại hội VI của Đảng (1986) ở nước ta đã nổ ra hơn 3.000 điểm
nóng xã hội và điểm nóng chính trị – xã hội, trong đó phần lớn ở cấp độ cơ sở. Nếu chúng ta
20


không thay đổi chính sách vĩ mô thì có lẽ điểm nóng sẽ bùng nổ lớn hơn và trầm trọng hơn.
Những thay đổi căn bản về chính sách đại hội VI đã tạo cơ sở để khắc phục những khủng
hoảng kinh tế – xã hội, đồng thời cũng hạn chế và khắc phục sự nảy sinh các điểm nóng xã
hội. Sau điêm nóng Thái Bình năm 1997 – 1998 cần phải thay đổi một số chính sách về
nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Sau điểm nóng ở các tỉnh Tây Nguyên cần phải có chính
sách mang tính chiến lược để phát triển vùng Tây Nguyên.
Điểm nóng chính trị – xã hội là một tình huống chính trị mà người cán bộ lãnh đạo chính
trị đôi khi phải xử lý. Các điểm nóng chính trị – xã hội ở mỗi nơi mỗi lúc lại khác nhau.

Trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo đúng đòi hỏi phải có sự xử lý linh hoạt,
khôn khéo cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Lãnh đạo chính trị không chỉ biết xử lý
các điểm nóng mà quan trọng hơn là làm sao cho điểm nóng không nảy sinh để gây nên
những tác hại cho đời sống xã hội.

21


Chương 3.
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ KHI CÓ NẠN QUAN LIÊU,
THAM NHŨNG TRẦM TRỌNG
3.1. KHÁI NIỆM
Quan liêu, tham nhũng là một căn bệnh phổ biến và nan giải đối với nước ta nói riêng và
đối với các thể chế nhà nước nói chung.
Hậu quả do quan liêu, tham nhũng gây ra là rất nặng nề và nghiêm trọng. Nó không chỉ
làm tổn hại tới kinh tế, gây lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước và xã hội, làm giảm sút
niềm tin, gây nên những phản ứng, bất bình của dân chúng đối với các cơ quan quyền lực,
có ảnh hưởng xấu tới uy tín lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước mà còn
làm suy yếu chế độ, dẫn đến nguy cơ làm đổ vỡ chế độ chính trị.
Quan liêu, tham nhũng là một trong những nguy cơ không thể xem thường đối với sự
nghiệp đổi mới và xây dựng CNXH ở nước ta. Nguy cơ này, một mặt vẫn tiếp tục tồn tại, nó
chính là lực cản lớn nhất, nguy hiểm nhất đối với sự phát triển lành mạnh, bền vững của
nước ta, mặt khác nó đã không còn là một nguy cơ mà là một hiện tượng gây nhức nhối
trong đời sống xã hội, là điều không bình yên của chế độ ta.
Quan liêu, tham nhũng đã trở thành quốc nạn và vẫn đang là một quốc nạn, một trọng
bệnh cần phải đươc xử lý kiên quyết với những giải pháp đủ mạnh, đồng bộ, được áp dụng
thường xuyên và rộng khắp trong cả nước, ở mọi cấp, mọi ngành. Đó là cách tốt nhất đảm
bảo cho các tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước trở nên trong sạch, vững mạnh, đáp ứng
lòng mong muốn của tầng lớp nhân dân và đòi hỏi bức xúc của xã hội, để giữ vững được
thành quả đổi mới theo định hướng XHCN tới thắng lợi.

Muốn đảm bảo và phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, muốn thực hiện được quy
chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng và phát triển dân chủ như một động lực quan trọng của tiến
bộ và phát triển thì phải loại bỏ được quan liêu, tham nhũng.
Không đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả thì sự lây lan của căn bệnh
này sẽ đặt chế độ ta vào một sự thách thức nguy hiểm nó sẽ phá vỡ sự ổn định chính trị – xã
hội, làm kinh tế suy thoái, đạo đức băng hoại, môi trường xã hội – nhân văn bị ô nhiễm và
đẩy tới tình huống chính trị phức tạp với hậu quả khôn lường.
3.2.NGUY CƠ VÀ HẬU QUẢ VỀ CHÍNH TRỊ CỦA NẠN QUAN LIÊU, THAM
NHŨNG
3.2.1.Quan liêu – một căn bệnh phổ biến của bộ máy cầm quyền
Quan liêu là một hiện tượng lịch sử xã hội, nảy sinh trong xã hội có giai cấp và nhà
nước, gắn liền với các thể chế nhà nước. Từ khi có nhà nước thì đời sống xã hội bắt đầu
xuất hiện hiện tượng quan liêu. Quan liêu biểu hiện rõ nhất và tập trung nhất ở trong hoạt
động nhà nước, gắn liền với tổ chức bộ máy, phương thức tổ chức và hoạt động của bộ máy
quyền lực, với các công cụ và phương tiện quản lý và với những công chức, viên chức nhà
nước được giao chức trách, nhiệm vụ thực thi quyền lực.
Quan liêu đối lập và xa lạ với dân chủ. Nó là sản phẩm mà xã hội và dân chúng không
mong muốn, nhưng một khi xã hội đã tổ chức thành nhà nước, tức là đã xuất hiện xã hội
chính trị với một thể chế nhà nước đã định hình thì xã hội và dân chúng thường phải đối
diện trực tiếp với hiện tượng phức tạp đó. Đó là bệnh quan liêu, nạn quan liêu của nhà nước,
22


trong thể chế nhà nước. Trong lịch sử, không một nhà nước nào lại không ít nhiều mắc phải
khuyết tật này.
Nhà nước là một tổ chức quyền lực. Nhà nước thực hiện vai trò quản lý, điều hành các
hoạt động của xã hội trên mọi lĩnh vực. Các chức năng của nhà nước đều hướng vào thực
hiện vai trò đó. Hệ thống tổ chức nhà nước cùng với bộ máy và con người (các công chức,
viên chức), các công cụ, phương tiện đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy được lập ra, do
đó là một đòi hỏi tất yếu. Đặc trưng của hệ thống tổ chức và hoạt động quản lý là tính nhiều

cấp độ, từ trên xuống, từ dưới lên, đó là chiều dọc của hành chính nhà nước, có trong tất cả
các bộ phận cấu thành nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ngoài ra, hoạt động quản lý
còn phải quản lý ngành, khu vực và lãnh thổ. Quan liêu, tham nhũng biểu hiện ra bởi sự tác
động, chi phối lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá.
Các quan hệ trên – dưới, dọc – ngang này lại thường đan xen vào nhau, cùng nhau tác
động và hoạt động nhà nước , vào xã hội, có ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp tới cuộc
sống và hoạt động của người dân, tới sự phát triển hoặc giảm phát của cá nhân và xã hội,
tuỳ thuộc vào sự tác động này đúng hay sai, hợp lý hay phi lý, năng động hay trì trệ.
Nói tới nhà nước là nói tới sức mạnh của quyền lực tập trung, tiêu biểu cho quyền lực và
ý chí chung, do dân chúng uỷ quyền cho nhà nước thực hiện. Chính từ đây, sức mạnh của
quyền lực và ý chí của chủ thể quyền lực in dấu rất đậm nét vào phương thức quản lý và các
phương pháp điều hành quản lý. Đó là phương thức hành chính, phương pháp dùng mệnh
lệnh, phương pháp tác động tới đối tượng quản lý bằng quyền uy, chức trách, thẩm quyền.
Các công cụ và phương tiện để thực thi quyền lực nhà nước là luật pháp, chỉ thị, sắc
lệnh, quy định với những đảm bảo vật chất của nó thường có sức mạnh cưỡng chế, bắt buộc
phải thi hành, chấp hành đối với các công dân và sự thi hành công vụ đối với các công chức,
viên chức trong các thang bậc của hệ thống tổ chức. Đi kèm với nó là các cơ chế và chính
sách. Trong tính hiện thực của thể chế nhà nước, tất cả những phương thức, phương pháp,
công cụ và phương tiện đó được văn bản hoá, hành chính hoá, pháp lý và pháp chế hoá.
Đó là một tất yếu tự nhiên đối với nhà nước. Từ đây nảy sinh hiện tượng quan liêu, sự
phát triển của quan liêu đã trở thành một căn bệnh nhà nước.
Tính chất tầng nấc của việc tổ chức các cơ quan nhà nước và phương thức quản lý điều
hành thiên về hành chính, mệnh lệnh, quyền uy trong sự phát triển thái ấu của nó, tronng
việc lạm dụng nó quá mức, vượt ra khỏi giới hạn cần thiết và không được kiểm soát, biến nó
thành cứu cánh, dẫn tới chỗ nhà nước bị quan liêu hoá và xã hội vấp phải một lực cản nặng
nề cản trở sự phát triển, đó là bệnh quan liêu, nạn quan liêu trong thể chế nhà nước.
Quan liêu là cách lãnh đạo, chỉ đạo thiên về dùng mệnh lệnh, giấy tờ, xa rời thực tế
cuộc sống, xa cách quần chúng. Quan liêu biểu hiện ra với tác phong quan liêu, bệnh quan
liêu. Người mắc bệnh quan liêu thường rơi vào quan cách và quan dạng.
Quan cách là kiểu cách như quan lại trước dân, cố làm ra vẻ bề trên, có quyền uy. Cón

quan dạng là người có dáng điệu như quan lại, cố làm ra vẻ oai vệ, khác với mọi người bình
thường, cốt để gây ấn tượng về vị trí, chức quyền của mình trong con mắt của người khác,
làm cho họ (hoặc là người dưới quyền, hoặc là dân chúng) phải sợ, phải chịu khuất phục.
Những biểu hiện bề ngoài này của quan liêu, quan cách, quan dạng một mặt khắc hoạ
bộ mặt tâm lý của nó, mặt khác cho thấy những thói xấu đạo đức mà những kẻ quan liêu chủ
nghĩa mắc phải. Đó chính là thói háo danh, tham vọng quyền lực, sính hình thức, lạm dụng
hình thức để tô vẽ cho vị thế và sức mạnh quyền uy của mình. Vì thế quan liêu thường đi
liền với thói hách dịch, cửa quyền.
23


Ở công sở và trong quan hệ đồng sự cấp dưới, kẻ quan liêu bao giờ cũng tạo cho mình ra
vẻ một nhân vật quan trọng, thậm chí không ai thay thế được. Nó cũng cố tạo ra khoảng
cách giữa mình với người khác, nhất là những người dưới quyền, thừa hành nhiệm vụ và
với dân chúng khi họ có công việc phải đến công sở, phải tiếp xúc với các quan chức. Chủ
quan, kiêu ngạo, hợm hĩnh, thích tự huyễn hoặc bản thân và thói ưa tâng bốc, xu nịnh của kẻ
khác, đó là những thói xấu mà kẻ quan liêu thường mắc phải.
Trên thực tế, đây chính là chỗ kẻ quan liêu thường tự mâu thuẫn với chính mình. Vì sao
vậy? Vì mọi biểu hiện quan cách, quan dạng nêu trên, xét đến cùng chỉ là sự che đậy giả tạo
những thiếu hụt trong năng lực và phẩm chất của bản thân họ. Những sự thiếu hụt đó sẽ bộc
lộ ra công việc, trong làm việc và quan hệ với con người. Để che đậy những chỗ thiếu hụt
đó, kẻ quan liêu phải tự tạo cho mình một bộ mặt khác như một cái mặt nạ, đó là một cách
giả nhân cách, cố dùng ý chí để khẳng định uy quyền. Nó cũng chỉ có thể làm được điều đó,
nhờ nó đang có chức, có quyền. Diện mạo, tác phong, kiểu cách quan liêu này là bằng
chứng tự đánh giá sai lầm về chính bản thân mình của kẻ quan liêu.
Xét về mặt nhân cách, từ phương diện con người cá nhân của người có quyền, có chức
thì kẻ quan liêu bao giờ cũng là người thiếu tự tin, thiếu tinh thần tự phê phán, nhưng lại
thường hay tự phê phán ngườ khác, thường hay chủ quan, định kiến trong đánh giá về con
người và công việc.
Cái gốc của những yếu kém này là ở chỗ, họ không có năng lực thực chất và không có

niềm tin ở con người. Do đó, người có quyền chức mà mắc bệnh quan liêu, xa rời thực tiễn
cuộc sống và xa rời quần chúng thì sễ nảy sinh trì trệ, bảo thủ. Tư duy kinh nghiệm chủ
nghĩa và bệnh giáo điều đã ngăn cản họ tới cái mới. Họ càng không thể đấu tranh cho cái
mới, ủng hộ và bảo vệ những nhân tố mới, tích cực và tiến bộ nảy sinh trong quá trình phát
triển. Đơn giản là ở họ không có nhu cầu đổi mới, không sẵn sàng tiếp nhận những đổi mới
mà trước hết là đổi mới chính mình. Trước sức ép của thực tế, khi tất yếu phải nhập cuộc
theo xu thế đổi mới, người mắc bệnh quan liêu chủ nghĩa thường chỉ đổi mới một cách hình
thức, chiếu lệ, lời nói thường không đi đôi với việc làm, mượn hình thức đổi mới để duy trì
một hiện trạng không đổi mới. Ở một trạng thái khác, đổi mới một cách cực đoan, không có
quan điểm thực tiễn và phát triển, cũng lại là một biểu hiện quan liêu trong tư duy và hành
động. Về thực chất, nó không hiểu hết con người và cuộc sống, không quan tâm tìm hiểu
xem cuộc sống đang đòi hỏi cái gì, con người đang có những nhu cầu bức xúc nào cần phải
giải quyết và do đó cần phải đổi mới như thế nào.
Những người nhiễm bệnh quan liêu với những biểu hiện trên, chung quy lại là người
thoát ly thực tiễn, không hiểu và không nắm được tình hình thực tế đang diễn biến ra sao,
không có mối liên hệ mật thiết nào với con người, nói rộng ra là với quần chúng nhân dân.
Họ không có thói quen cập nhật thông tin, không chịu lắng nghe những thông tin phản hồi,
vừa coi thường lại vừa sợ những thảo luận, tranh luận, những ý kiến khác biệt. Theo đó,
những thiếu hụt kiến thức và thông tin, những yếu kém về năng lực và trí tuệ, sự hiểu biết
hời hợt, nông cạn về chuyên môn nghiệp vụ đã dẫn tới quan liêu của cán bộ và công chức,
nhất là ở những người lãnh đạo. Tiếp dân (bao gồm tiếp xúc với dân và giải quyết các yêu
cầu, nguyện vọng của dân) một cách chiếu lệ, hình thức, hứa suông mà không thực hiện lời
hứa, đùn đẩy công việc và trách nhiệm cho những người khác hoặc không dám quyết định,
không có dũng khí chịu trách nhiệm, cái gì cũng phải xin ý kiến cấp trên, thụ động chờ đợi
cấp trên…cũng là biểu hiện quan liêu chủ nghĩa. Như vậy, quan liêu còn đồng thời là thái
độ vô trách nhiệm, lãng tránh trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận của mìnnh trước dân
chúng.
24



Xa rời cuộc sống và dân chúng mà quan liêu thì điều đó có nghĩa là người mắc bệnh
quan liêu chủ nghĩa là người thiếu thái độ lao động tận tâm và tận lực, thường có thiên
hướng hành chính hoá mọi công việc, chỉ quen với thói ra lệnh, chỉ thị, giấy tờ công văn,
hoạt động lãnh đạo và quản lý chỉ khuôn vào giới hạn 4 bức tường trong phòng giấy (văn
phòng). Thói quen thường ngày của họ chỉ ra lệnh, áp đặt những mệnh lệnh, chỉ thị, không
chịu điều tra, nghiên cứu để phát hiện tình hình, để điều chỉnh và sửa sai trên cơ sở những y
kiến đề xuất, góp ý của người dưới quyền hay đồng cấp, của quần chúng nhân dân.
Vì lẽ đó, nói tới quan liêu, người ta thường nghĩ ngay tới tác phong quan liêu, chú trọng
đến giấy tờ, hồ sơ, thủ tục và nạn hội họp… Đây là hậu quả của tình trạng hành chính hoá,
bệnh giấy tờ thường phổ biến ở nước ta. Cũng là biểu hiện trực tiếp và dễ nhận biết về bản
chất của quan liêu ở đằng sau và bên trong những hiện tượng bề ngoài đó.
Quan liêu, nói một cách khái quát là sự xa lạ, đối lập với dân chủ trong quan hệ giữa tổ
chức bộ máy của thể chế và những người có chức có quyền với dân chúng. Bộ máy lập ra để
thực thi sự uỷ quyền của dân do bị quan liêu hoá đã bị xơ cứng, giảm sút năng lực hành
động để thực hiện quyền dân chủ và làm chủ của nhân dân. Những công chức, viên chức
của bộ máy do dân uỷ quyền, trong môi trường và cơ chế quan liêu, hành chính hoá đã suy
giảm tính chất đại diện sự uỷ quyền của dân. Một bộ phận trong số họ đã bị thoái hoá, biến
chất, hành động của họ ngày càng xa dần mục tiêu phấn đấu vì lợi ích, quyền lực của nhân
dân. Nói tóm lại, xa dân và không bị kiểm soát của dân đã dẫn tới quan liêu.
Một khi dân chủ bị vi phạm hoặc dân chủ hình thức thì dân chúng không thể thực hiện
được quyền làm chủ và vai trò của người chủ của mình, do đó cũng không thể kiểm tra,
giám sát được những hoạt động và hành vi của những người có chức có quyền. Quan liêu sẽ
tiếp tục phát triển thành một chứng bệnh nhà nước. Sự biến dạng của quyền lực với những
biểu hiện lộng quyền và lạm dụng quyền làm cho quyền lực bị tha hoá, chế độ uỷ quyền bị
hình thức hoá, tập trung dân chủ bị lệch lạc, biến thành tập trung quan liêu ở phía trên và
tình trạng tự do vô chính phủ ở phía dưới.
Gốc rễ sâu xa của quan liêu và mọi chúng bệnh khác của thể chế nhà nước chính là chủ
nghĩa cá nhân, vị kỷ ở những người có chức có quyền.
Hồ Chí Minh đã phát hiện và đánh giá bản chất quan liêu không chỉ ở thể chế, cơ chế mà
còn ở đạo đức, phẩm hạnh của cán bộ. Nó biểu hiện rõ nhất ở thái độ và hành động vô trách

nhiệm của các quan chức và công chức nói chung đối với dân chúng.
Người nhấn mạnh rằng, vì sao quan liêu? Và Người tự trả lời: quan liêu là do xa dân,
ghét dân, không tin dân, sợ dân, không thương dân và coi thường nhân dân, đúng trên dân
chúng để ra lệnh chứ không hoà mình vào dân chúng để bàn bạc dân chủ với dân, phát huy
sức mạnh của dân, thuyết phục dân và phục vụ tận tuỵ dân chúng.
Vì vậy, để đấu tranh chống quan liêu thì phải ra sức phát huy và thực hành dân chủ, đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân, trau dồi đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ: “Thực hành dân chủ là cách tốt nhất để chữa bệnh quan liêu”. Coi nhân dân như là một
giá trị trong chính trị, Người còn nói: phải dùng văn hoá mà chữa thói phù hoa, xa xỉ, chữa
quan liêu, tham nhũng.
3.2.2.Tham nhũng là một tội ác và đấu tranh chống tham nhũng
a. Quan niệm chung về tham nhũng
Thuật ngữ tham nhũng bắt đầu từ tiếng La Tinh (động từ) với nghĩa là bẻ gãy, vi phạm
hoặc sai lệch. Trong tiếng Anh 1, tham nhũng được gọi là Corruption với nghĩa đồi bại, truỵ
25


×