Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.36 KB, 56 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Thắng
Lớp: CCLLCT tỉnh Bắc Kạn, khóa 2014 - 2016
Chức vụ: Phó trưởng Công an huyện Chợ Mới
Đơn vị công tác: Công an huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

HÀ NỘI, tháng 6 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy
giáo, cô giáo của Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Ban Quản lý đào tạo, giáo viên chủ nhiệm lớp Cao cấp
lý luận Chính trị K6(2014- 2016) đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành tốt chương trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo đã
tận tình tư vấn, giúp tôi hoàn thành đề án tốt nghiệp này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Công
an tỉnh Bắc Kạn, tập thể lãnh đạo Công an huyện Chợ Mới, các đồng nghiệp
và các đồng chí trong đơn vị nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
để tôi hoàn thành đề án này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đề án không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý tận tình của các thầy cô giáo để
đề án được hoàn thiện hơn.


Xin trân trọng cảm ơn!
Chợ Mới, tháng 6 năm 2016
Tác giả đề án

Nguyễn Mạnh Thắng


MỤC LỤC
*/ Khái niệm Ma túy...........................................................5


1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Hiện nay, tình hình tội phạm ma tuý đang là vấn đề mang tính thời sự
nóng bỏng, nhức nhối, là hiểm hoạ của từng quốc gia nói riêng và của toàn
nhân loại. Tội phạm ma tuý gây ra những tác hại nguy hiểm trên tất cả các
mặt của đời sống xã hội, làm suy thoái nhân cách, sức khỏe và nòi giống
con người. Ma tuý là một trong những nguồn gốc làm gia tăng các loại tội
phạm và là một trong những nguyên nhân làm lây lan căn bệnh thế kỷ
HIV/AIDS. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý là nhiệm vụ
không chỉ của từng quốc gia mà là trách nhiệm của tất cả các quốc gia trên
thế giới.
Tỉnh Bắc Kạn nói chung, huyện Chợ Mới nói riêng là địa bàn miền
núi phía bắc có nguồn tài nguyên, khoáng sản (vàng, quặng chì, kẽm…)
phong phú, là tỉnh tái lập nên cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế đang được
Nhà nước quan tâm đầu tư mạnh mẽ, có nhiều công trình đang được xây
dựng, do vậy hàng năm có số lượng người từ các tỉnh khác đến lao động,
sinh sống tại địa phương ngày một nhiều, một bộ phận trong số này không

được quản lý, giáo dục nên sống buông thả, nhanh chóng mắc vào các tệ
nạn xã hội, trong đó có ma túy.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm
đến vấn đề đấu tranh phòng, chống ma túy. Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định... chỉ đạo công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy. Cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều Chỉ thị, kế
hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn, đặc biệt là
trong giai đoạn 2010 – 2015 và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong
đánh giá sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 26/3/2008 của
Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống


2
và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã có
đánh giá, tình hình tội phạm ma túy tuy được kiềm chế nhưng còn diễn biến
phức tạp, số người nghiện vẫn ở mức cao, số xã, thị trấn có tội phạm ma túy
tăng so với giai đoạn trước, các đối tượng vi phạm pháp luật là người nghiện
ma túy tăng. Đối với huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là huyện miền núi có quy
mô dân số ít nhưng trong những năm qua tình hình tội phạm ma túy vẫn diễn
biến phức tạp, số người nghiện ma túy đứng thứ 02 toàn tỉnh.
Do lợi nhuận thu được từ hoạt động mua bán trái phép chất ma tuý là siêu
lợi nhuận nên mặc dù bị bắt giữ, xử lý với những hình phạt theo quy định của
pháp luật hình sự là rất nghiêm khắc mức án cao nhất là tử hình, nhưng tội phạm
ma tuý vẫn liều lĩnh hoạt động. Phần lớn số đối tượng phạm các tội về ma tuý
đều hoạt động mang tính chất chuyên nghiệp, cấu kết chặt chẽ thành đường dây
khép kín để hoạt động phạm tội, thông qua các mối quan hệ gia đình, họ hàng
người thân, các đối tượng phạm tội ma túy thường là những đối tượng có tiền án,
tiền sự, có nhân thân phức tạp do đó thủ đoạn hoạt động của chúng rất tinh vi,
xảo quyệt tìm mọi cách đối phó nhằm thoát khỏi sự phát hiện, bắt giữ, điều tra,

xử lý của các cơ quan chức năng..., khi bị phát hiện, bắt giữ thì sự chống trả, đối
phó ngày càng quyết liệt và manh động hơn, có trường hợp gây thương vong cho
cán bộ chiến sỹ đang thi hành nhiệm vụ. Các chất ma tuý phát hiện thu giữ được
qua các vụ án ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, đã xuất hiện loại ma tuý
tổng hợp dạng viên nén, dạng đá trên địa bàn huyện. Tình hình tội phạm ma túy
chưa được kiềm chế đáng kể, so sánh trên địa bàn toàn tỉnh số người nghiện ma
túy trên địa bàn huyện Chợ Mới vẫn ở mức cao.
Do đó để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và
tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Chợ Mới căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được
giao của lực lượng Công an huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, căn cứ vào kiến thức
đã được học tại nhà trường và lĩnh vực công tác thực tế của bản thân, tôi chọn
xây dựng đề án: “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm


3
ma túy trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016 – 2020” làm
đề án tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên
địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, nhằm tiến tới đẩy lùi tệ nạn nghiện ma
túy ra khỏi đời sống xã hội, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, xây
dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy kinh tế phát triển tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2020, giảm bền vững trên 10% số người nghiện
ma túy hiện có trên địa bàn, giảm 15% số xã có tệ nạn ma túy. Nâng cao hiệu
quả ngăn chặn nguồn ma túy thẩm lậu, xâm nhập vào địa bàn huyện. Kịp thời
triệt phá, kiên quyết không để hình thành các tụ điểm “nóng“, phức tạp về
mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma túy. Không để xảy ra tình
trạng tái trồng cây thuốc phiện, các loại cây có chất ma túy trái phép trên địa

bàn huyện.
- 100% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được cai nghiện ma túy
dưới mọi hình thức, 100% số người đã cai nghiện ma túy có nguy cơ tái
nghiện cao đều được quản lý sau cai. Phấn đấu đến năm 2020 có từ 30% số xã,
thị trấn trở lên không có người nghiện ma tuý.
- Tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho 100% số người
nghiện ma túy trên địa bàn huyện, nhân rộng mô hình và nâng cao hiệu quả
công tác cai nghiện tại cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2020 có từ 30% trở lên
số người đã được cai nghiện ma túy tại các Trung tâm không tái nghiện sau
cai; Ngăn chặn không để phát sinh số người nghiện ma tuý mới; Không để tội
phạm ma tuý xâm nhập vào trường học và môi trường học đường.
- Kịp thời phát hiện, điều tra các loại tội phạm về ma tuý, xử lý nghiêm
mọi hành vi vi phạm pháp luật về ma túy. Tổ chức triệt phá 100% các điểm, tụ


4
điểm về tội phạm đã được xác định, kiềm chế và làm giảm đến mức thấp nhất
hoạt động của tội phạm về ma tuý trên địa bàn huyện.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Giới hạn về đối tượng
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của lực lượng Công
an cấp huyện.
3.2. Giới hạn về không gian
Đề án được thực hiện trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
3.3. Giới hạn về thời gian
Các số liệu đánh giá công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên
địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn được khảo sát từ năm 2010 đến năm 2015.
Đề án dự kiến được triển khai thực hiện trong thời gian từ tháng 8 năm
2016 đến hết năm 2020.



5
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm chung về ma túy, tội phạm ma túy.
*/ Khái niệm Ma túy
Theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hợp Quốc, ma tuý là: Các chất có
nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi
trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng.
Tại khoản 2, Điều 1 Luật phòng, chống ma tuý năm 2000, định nghĩa
về chất ma túy như sau: Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần
được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Chất gây
nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối
với người sử dụng. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc
gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với
người sử dụng. Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá
trình điều chế, sản xuất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ
ban hành. Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được
quy định trong danh mục do Bộ Y tế ban hành.
Từ những định nghĩa được đưa ra trên đây, ta có thể hiểu một cách
chung nhất: Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc do
con người tạo ra, khi đưa chất ma túy vào cơ thể con người có thể làm thay
đổi các chức năng tâm, sinh lý của cơ thể người sử dụng chất ma túy. Sử
dụng chất ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây tác
hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người sử dụng chất ma túy,ảnh hưởng xấu
đến sự bền vững của gia đình và gây mất trật tự an toàn xã hội.
*/Khái niệm Tội phạm ma túy
+ Theo điều 8, Bộ luật hình sự: Tội Phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm

hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm


6
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị
xử lý hình sự.
+ Theo Điều 3 Công ước quốc tế năm 1988 về chống buôn bán các
chất ma túy, chất hướng thần quy định: Tội phạm ma túy là hành vi cố ý
sản xuất, chiết xuất, pha chế, chào hàng, phân phối, mua bán trao đổi,
tàng trữ ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, trồng hoặc tàng trữ các loại
cây có chất ma túy hoặc chất hướng thần một cách trái phép; tổ chức chỉ
đạo hoặc tài trợ cho những hành vi phạm tội đó, chuyển đổi hoặc chuyển
giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ những hành vi phạm tội
ma túy.
Trên cơ sở lý luận về Tội phạm học và khoa học Luật hình sự, pháp luật hình
sự nước ta quy định tội phạm về ma tuý như sau: Tội phạm về ma tuý là những
hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý.
Trong Bộ luật hình sự các tội phạm về ma tuý được quy định tại Chương XX,
gồm 13 điều từ Điều 247 đến Điều 259.
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là việc các cơ quan của
Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc
phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn,
hạn chế tội phạm và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời
sống xã hội.
Đối với lực lượng Công an nhân dân, công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma túy có 02 nội dung cơ bản:

- Phòng ngừa tội phạm ma túy là quá trình sử dụng đồng bộ các biện
pháp, phương tiện cần thiết cùng với sự tham gia của nhiều lực lượng trong xã
hội nhằm kịp thời phát hiện, hạn chế, ngăn chặn và đi đến thủ tiêu các hiện
tượng xã hội tiêu cực là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm ma túy, không để


7
tội phạm ma túy hình thành và phát triển, không để một thành viên nào của xã
hội phải chịu hình phạt của pháp luật; xã hội không phải gánh chịu hậu quả của
tội phạm ma túy; các cơ quan bảo vệ pháp luật không phải tốn kém những khoản
chi phí rất lớn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án... người phạm tội về
ma túy. Đây là định hướng mang tính chiến lược, cơ bản và lâu dài.
- Đấu tranh với tội phạm ma túy là tổ chức điều tra làm rõ các hành vi
phạm tội, đối tượng phạm tội về ma túy, làm rõ những vấn đề cần chứng minh
theo yêu cầu của pháp luật phục vụ công tác truy tố, xét xử tội phạm về ma
túy; đảm bảo tội phạm không thể không bị phát hiện và xử lý trừng phạt,
không một người phạm tội nào có thể tránh khỏi hình phạt của pháp luật; hạn
chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại của ma túy và tội phạm ma túy đối với
xã hội. Đây cũng là một hướng nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi trên thực
tế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm ma túy
vẫn còn tồn tại, nguyên nhân là do hoạt động phòng ngừa chưa phát huy được
hiệu quả nên tội phạm vẫn xảy ra. Hướng này đặt ra yêu cầu đòi hỏi các cơ
quan chức năng cần có sự phối hợp khăng khít, nhịp nhàng, đồng bộ nhằm kịp
thời, phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy một cách nhanh
chóng và triệt để nhất.
1.1.2. Đặc điểm, ý nghĩa của công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là quá trình Nhà
nước cùng các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội và mọi công dân,
trong đó lực lượng Công an là nòng cốt, áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm

ngăn ngừa không để cho tội phạm ma túy xảy ra, cũng như phát hiện nhanh
chóng, chính xác, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật
về ma túy, phục vụ yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy có đặc điểm là mang tính
cưỡng chế đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.


8
Tính đồng bộ của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là
sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tổ chức – hành chính, kinh tế - xã
hội, pháp luật, nghiệp vụ, vũ trang, ngoại giao để đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy. Dựa trên cơ sở hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống
tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng, như: Bộ luật hình sự, Bộ
luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức điều tra hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân, Luật thi hành án hình sự, Luật phòng,
chống ma túy và các văn bản hướng dẫn về công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma túy.
Để đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy có hiệu quả đòi hỏi phải có
sự tham gia của toàn xã hội nói chung, đồng thời phải đặt dưới sự lãnh đạo
trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất
của Nhà nước, do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm
nòng cốt.
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là một bộ phận quan
trọng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội nói chung
nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Mặc dù tội phạm ma túy chỉ chiếm
khoảng 10% trong tổng số tội phạm xảy ra nhưng tội phạm ma túy đã gây ra
nhiều hậu quả nặng nề cho xã hội do đó yêu cầu đòi hỏi đặt ra cho đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy có vai trò rất quan trọng và là một nhiệm vụ

trọng tâm của công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy mang ý nghĩa chính trị xã hội,
kinh tế sâu sắc, không chỉ góp phần giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự
an toàn xã hội mà còn tạo môi trường lành mạnh cho sự nghiệp giáo dục đào
tạo, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa. Góp phần
phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm và tệ nạn xã hội có nguồn
gốc từ ma tuý như: Tội phạm trộm cắp, tội phạm và tệ nạn cờ bạc, tệ nạn mại
dâm... ngăn chặn căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS lây lan do tiêm chích ma tuý là
nguyên nhân... bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của công dân. Tiết kiệm ngân sách của Nhà nước, sức lao động của cán bộ


9
Nhà nước và của công dân phải đầu tư vào trong các hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án và giáo dục cải tạo người phạm tội cũng như trong việc
giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm ma túy.
1.1.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma túy.
*/ Tiêu chí đánh giá về sự giảm dần của số vụ phạm tội và người phạm
tội ma túy.
Sau khi tiến hành các hoạt động phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm
ma túy thì tổng số vụ phạm tội ma túy xảy ra trên địa bàn phải giảm hơn so
với cùng kỳ so sánh trước đó. Nếu tổng số vụ phạm tội ma túy xảy ra trên
thực tế giảm thì rõ ràng công tác phòng ngừa tội phạm đã đạt được hiệu quả
nhất định.
Số người phạm tội bao giờ cũng lớn hơn số vụ phạm tội, do một vụ
phạm tội ma túy có thể có nhiều người tham gia (đối với những vụ án có đồng
phạm). Nếu số người phạm tội giảm chứng tỏ tình hình tội phạm ma túy sẽ
không quá phức tạp và công tác phòng ngừa tội phạm ma túy đã đem lại hiệu
quả tích cực. Nếu số vụ phạm tội ma túy giảm nhưng số người phạm tội ma

túy tăng cao thì hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy chưa
đem lại hiệu quả.
*/ Tiêu chí đánh giá sự giảm bớt tính nguy hiểm của tình hình tội phạm
ma túy.
Phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy phải hướng đến mục tiêu
không để sự gia tăng tình trạng phạm tội của người chưa thành niên và tội
phạm do cán bộ, đảng viên thực hiện. Người chưa thành niên là thế hệ tương
lai của đất nước, được ưu tiên bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Nếu người chưa
thành niên phạm tội chiếm tỷ lệ cao thì công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội
phạm ma túy chưa đem lại hiệu quả tích cực; Cán bộ, đảng viên là những
người có phẩm chất tốt, có trình độ hiểu biết về tác hại của ma túy và hiểu
biết pháp luật cao, họ đáng lẽ phải là những người tham gia tích cực vào các
hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy. Nếu đối tượng này


10
phạm tội một cách phổ biến thì tình hình tội phạm ma túy có tính chất nguy
hiểm cao, gây ra thiệt hại lớn cho các mối quan hệ xã hội. Do đó, khi đánh giá
hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy thì cần phải
xem xét đến chỉ số tình hình phạm tội về ma túy có người phạm tội là cán bộ,
đảng viên và người chưa thành niên trong cơ cấu người phạm tội về ma túy
xảy ra trên địa bàn.
*/ Tiêu chí đánh giá sự giảm dần về thiệt hại do tình hình tội phạm ma
túy gây ra cho xã hội.
Tính chất nguy hiểm của tội phạm ma túy thể hiện ở những thiệt hại mà
nó gây ra về kinh tế, về nhân cách, thể chất, tinh thần và trật tự các mối quan
hệ truyền thống vốn có trong xã hội. Tội phạm ma túy làm cho Nhà nước
hàng năm phải dành một khoản ngân sách khổng lồ cho công tác tuyên
truyền; phòng, chống; tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, xây dựng, quản lý các
trung tâm cai nghiện; Chi phí phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và

giam giữ, cải tạo số người phạm tội về ma túy…Ngoài ra, ma túy còn làm
tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS, gia tăng tệ nạn mại dâm, gia tăng tội
phạm và tệ nạn cờ bạc, gia tăng tai nạn giao thông, tác động xấu về nhân cách
đạo đức, lối sống và sức khỏe con người, ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại bền
vững của yếu tố gia đình là tế bào của xã hội… Nếu sau khi tiến hành các
hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, số vụ phạm tội giảm
nhưng chỉ số thiệt hại gia tăng thì vẫn chưa thể kết luận công tác phòng ngừa,
đấu tranh với tội phạm ma túy đem lại hiệu quả tích cực đối với xã hội.
*/ Tiêu chí đánh giá địa bàn phức tạp về tội phạm ma túy được chuyển
hóa thành địa bàn an toàn
Tình hình tội phạm ma túy gắn liền với yếu tố không gian (địa bàn). Có
những địa bàn là “điểm nóng” của tình hình tội phạm về ma túy. Vì vậy nếu
kết quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy chuyển hóa
được các địa bàn trước đây được coi là “điểm nóng” về ma túy thành địa bàn
không phức tạp, an toàn về tội phạm ma túy thì công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy đã đem lại hiệu quả tích cực.


11
*/ Tiêu chí đánh giá chi phí cho công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy thấp nhưng đem lại hiệu quả cao.
Phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy đạt kết quả tích cực cho xã
hội nhưng chi phí cho hoạt động này ít, tiết kiệm. Nếu bỏ ra một khoản kinh
phí lớn đầu tư cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy nhưng
kết quả thu được không tương xứng với chi phí phải đầu tư thì hoạt động đấu
tranh phòng, chống với tội phạm ma túy chưa đem lại hiệu quả tích cực, thiết
thực cho xã hội.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
Để đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy Đảng, Nhà nước ta đã ban

hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đảo về công tác này như:
- Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong
tình hình mới.
- Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục
tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
trong tình hình mới
- Kết luận số 95-KL/TW, ngày 02/4/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục thực
hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới, giai đoạn
2015-2020
1.2.2. Cơ sở pháp lý
Đề án được xây dựng trên cơ sở các quy định của những văn bản quy
phạm pháp luật sau:
- Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013
- Luật Hình sự; Luật Tố tụng Hình sự; Luật Công an nhân dân; Luật xử
lý vi phạm hành chính; Luật phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy năm 2008;


12
- Quyết định số 1001/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chiến luợc quốc gia phòng, chống và kiểm soát
ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 1203/QĐ-TTg, ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống
ma túy giai đoạn 2012 – 2015.
- Nghị quyết 98/NQ-CP, ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường
chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát ma túy và cai nghiện ma túy trong
tình hình mới...

- Nghị định 221/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2014 quy định
chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Công an nhân dân là lực lượng thực thi pháp luật chuyên trách, có
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trách
nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Công an nhân dân
đựợc thể hiện rõ trong Điều 4 - Bộ luật hình sự: “Cơ quan Công an, Viện kiểm
sát nhân dân, Toà án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách
nhiệm thi hành đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng
thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm
tội tại cộng đồng”. Cơ sở pháp lý trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy còn được thể hiện trong Luật Công an nhân dân: “Lực lượng
Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm
mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm
pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”. Đây là nhiệm vụ của
lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy nói riêng: “Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội
phạm và vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường;
phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác
và kiến nghị biện pháp khắc phục”.


13
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trong thời gian qua công tác đấu tranh phòng, chống nhằm ngăn chặn hoạt
động của tội phạm về ma tuý đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tội phạm về ma
tuý đã từng bước được kiềm chế sự gia tăng ở địa phương, tạo được dư luận quần
chúng tích cực tham gia phòng, chống tội phạm ma tuý. Các lực lượng chức năng
phòng, chống ma túy nói chung, Công an huyện Chợ Mới nói riêng, dưới sự

lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, biện pháp tích cực, chủ động
phòng ngừa, đấu tranh nhằm kiềm chế sự gia tăng của tội phạm ma túy trên
địa bàn huyện và đã đạt được nhiều kết quả tích cực: Đã triệt phá nhiều ổ
nhóm tội phạm về ma túy, chuyển hóa được một số địa bàn, tụ điểm phức tạp
là “điểm nóng“ về ma túy; bóc gỡ nhiều đường dây, ổ nhóm tội phạm ma tuý
có tính chất, liên tỉnh, liên huyện, quyết tâm không để hình thành điểm nóng
phức tạp về tội phạm ma túy trên địa bàn huyện. Công tác cai nghiện ma túy
được quan tâm chỉ đạo đúng mức, nhận thức của các ngành, các cấp về công
tác cai nghiện ma túy tiếp tục có chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên tình hình hoạt động của tội phạm ma tuý trên địa bàn huyện
vẫn còn diễn biến phức tạp, do lợi nhuận thu được từ hoạt động mua bán ma tuý
rất lớn nên mặc dù bị bắt giữ, xử lý với những hình phạt rất nghiêm khắc nhưng
bọn tội phạm ma tuý vẫn liều lĩnh hoạt động. Về công tác cai nghiện cho người
nghiện ma tuý đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đã đem lại kết
quả ngày một tích cực hơn. Tuy nhiên hiệu quả của công tác cai nghiện và
quản lý người nghiện sau khi cai nghiện còn nhiều hạn chế, tình trạng tái
nghiện sau cai còn tương đối phổ biến. Từ những tình hình thực tiễn trên đã
có tác động tiêu cực không nhỏ đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy trên địa bàn huyện trong thời gian qua và thời gian tiếp theo.
Dự báo trong thời gian tới tình hình tội phạm về ma túy tại các điểm, tụ
điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn huyện Chợ Mới vẫn còn diễn biến phức
tạp, có khả năng phát sinh các điểm phức tạp mới về ma túy, các điểm, tụ điểm
về ma túy đã bị triệt phá có khả năng nhen nhóm hoạt động trở lại. Về phương


14
thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm về ma túy tại các điểm, tụ điểm phức tạp
trong thời gian tới sẽ xuất hiện những phương thức và thủ đoạn mới ngày càng
tinh vi, xảo quyệt hơn. Trước tình hình đó, công tác đấu tranh, triệt phá các

điểm, tụ điểm ma túy trên địa bàn huyện cần được tập trung chỉ đạo đồng bộ
với sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của tất cả các cấp, các
ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân trong đó lực lượng Công an huyện mà
cụ thể là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy làm nòng cốt.
Thực trạng này đòi hỏi cần xây dựng ngay một đề án khả thi, hiệu quả,
tìm ra các biện pháp, giải pháp quyết liệt, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Chợ Mới
trong thời gian tới.
2. Nội dung cụ thể cần triển khai thực hiện trong đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Huyện Chợ Mới được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 02/9/1998,
gồm 15 xã, 01 thị trấn trên cơ sở sáp nhập 10 xã phía bắc của huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên và 06 xã phía nam của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc
Kạn; huyện có vị trí nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Kạn, phía Bắc giáp thành
phố Bắc Kạn, phía Đông giáp huyện Na Rì tỉnh, Bắc Kạn, phía Tây giáp huyện
Định Hóa, phía Nam giáp huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Chợ Mới là
huyện cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Kạn, có tuyến đường quốc lộ 3 trải dài
trên 40 km đi qua 08 xã của huyện, lối liền thủ đô Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên
trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của khu vực với tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Cao
Bằng; tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 66.515 ha, trong đó: đất nông
nghiệp 61.160 ha, đất phi nông nghiệp 1.547 ha, đất chưa sử dụng 3.808 ha;
dân số 39.950 người (số liệu năm 2014); toàn huyện có 165 thôn, bản; có 07
dân tộc cùng sinh sống gồm: Kinh (26%), Tày (57,3%), Nùng, Dao(9%),
Mông(3%), Hoa, Sán chay, đời sống của đồng bào các dân tộc huyện Chợ Mới
chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp; tại địa bàn huyện Chợ Mới có 01 mỏ khai
thác vàng sa khoáng đang hoạt động tại bãi vàng Khau Âu thuộc xã Bình Văn,
và có 01 khu Công nghiệp kinh tế trọng điểm của tỉnh đặt tại xã Thanh Bình.


15

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và
sự nỗ lực đoàn kết của các tầng lớp nhân dân, nền kinh tế của huyện đã có
những bước phát triển ổn định. Đây là những điều kiện tiền đề thuận lợi để
huyện Chợ Mới tiếp tục phấn đấu phát triển kinh tế xã hội nhằm phục vụ và
đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên lợi dụng
những vấn đề này, các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy tích cực hoạt
động gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự trên bàn huyện.
Chợ Mới luôn được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm, phức tạp
về an ninh trật tự cần tập trung giải quyết, trong đó một trong những vấn đề
bức xúc cần tập chung giải quyết là tình hình tội phạm ma túy.
Do điều kiện tự nhiên không có nhiều thuận lợi, điều kiện phát triển
kinh tế – xã hội gặp rất nhiều khó khăn, nằm cách xa các trung tâm kinh tế
lớn, thị trường nhỏ, chất lượng lao động chưa cao, kết cấu hạ tầng còn hạn
chế; tổng thu ngân sách hàng năm trên địa bàn huyện không đáp ứng đủ nhu
cầu chi, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ rất hạn chế của Trung ương và của
Tỉnh. Sản xuất chính vẫn là thuần nông, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ chưa được chú trọng phát triển, ngành nghề dịch vụ, chế biến,
các làng nghề truyền thống còn ít, lao động dôi thừa nhiều. Do vậy, vấn đề
giải quyết việc làm thường xuyên là một yêu cầu bức xúc, cấp thiết, trở thành
nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, trong đó có tội phạm
về ma túy.
Bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường đem lại đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì các mặt trái của nó như phân
hoá giàu nghèo, lối sống thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền ... đã tác động
gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội
tại địa phương nhất là trong các tầng lớp dân cư, rõ nét nhất là đối với thanh
thiếu niên. Tình hình tai nạn, tệ nạn xã hội trong đó bao gồm cả tội phạm và tệ
nạn ma túy có chiều hướng gia tăng.
Trong thời gian qua, tình hình tội phạm ma túy diễn biến phức tạp ở địa
phương nhưng lực lượng trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng, chống còn



16
mỏng chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của tình hình thực tế. Hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ, các văn bản
hướng dẫn dưới luật chưa đầy đủ, kịp thời. Một số văn bản hướng dẫn thực
hiện Bộ luật hình sự còn nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn diễn biến
tình hình tội phạm. Bộ luật hình sự quy định nhiều tội danh trong cùng một
điều luật với chế tài, khung hình phạt chung cho tất cả các hành vi phạm tội là
chưa hợp lý, gây khó khăn cho việc định tội danh và quyết định hình phạt chính
xác, công bằng vì tính chất, mức độ, nguy hiểm của mỗi hành vi phạm tội
không giống nhau.
Những vấn đề nêu trên đã có những ảnh hưởng không thuận lợi nhất
định đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cũng như sự phát
sinh, phát triển của tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng trên
địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Thực trạng những vấn đề cần đề ra giải pháp để giải quyết
2.2.1 Khái quát về lực lượng Công an huyện Chợ Mới
Trong những năm qua lực lượng Công an huyện Chợ Mới nói chung,
lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an huyện Chợ Mới nói
riêng không ngừng được củng cố và tăng cường về số lượng, chất lượng, cũng
như trang bị phương tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật nghiệp vụ nhằm đáp ứng
với yêu cầu đảm bảo an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của địa
phương. Hiện nay quân số của toàn Công an huyện là 111 đồng chí, được tổ
chức bố trí thành 08 Đội nghiệp vụ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chợ Mới hiện có 01 Thủ
trưởng và 01 Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, được tổ chức với mô
hình 2 đội Cảnh sát điều tra gồm: đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Hình sự Kinh tế - Ma túy và đội Điều tra tổng hợp, với tổng biên chế 29 cán bộ chiến sỹ,
trong đó có 09 đồng chí là điều tra viên các cấp.
Về trình độ: Điều tra viên trung cấp 02 đồng chí, Điều tra viên sơ cấp 07

đồng chí. Toàn bộ số Điều tra viên các cấp của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an huyện Chợ Mới đều có trình độ đại học trở lên, được tham dự nhiều lớp tập


17
huấn về nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên tự học tập, nghiên cứu nhằm bổ
sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và pháp luật đảm bảo đáp ứng yêu cầu
của công tác công an trong tình hình mới và có thể hoàn thành tốt chức năng
nhiệm vụ được giao.
Lực lượng chuyên trách làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy gồm có 06 cán bộ chiến sĩ, trong đó có 01 điều tra viên sơ cấp, 05 trinh
sát viên, có 03 đồng chí có trình độ đại học được đào tạo tại các trường Công an
nhân dân, so với tình hình hoạt động của tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn
huyện thì lực lượng chuyên trách này còn quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy đang diễn
biến phức tạp trên địa bàn huyện.
2.2.2. Diễn biến tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện
Chợ Mới giai đoạn 2010-2015
Thực tế trong những năm qua cho thấy, do được sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương các lực lượng chức
năng chuyên trách làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy đã
có nhiều nỗ lực, cố gắng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn
ma túy, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự ở địa phương, phục vụ
đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà. Tuy nhiên,
do ảnh hưởng của tình hình tội phạm về ma túy của các địa phương lân cận
và xuất phát từ đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư của huyện mà tình
hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
vẫn diễn biến hết sức phức tạp, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh, xảo
quyệt, tội phạm và tệ nạn ma túy thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động
để tránh sự phát hiện và bị bắt giữ, số đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp

ngày càng tăng.
2.2.2.1. Tình hình tội phạm về ma tuý
Thực tế trong những năm qua cho thấy tình hình tội phạm về ma túy trên
địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn diễn biến rất phức tạp, do lợi nhuận thu
được từ hoạt động mua bán ma túy rất lớn nên mặc dù bị bắt giữ, xử lý với


18
những hình phạt rất nghiêm khắc nhưng bọn tội phạm ma túy vẫn liều lĩnh hoạt
động. Phần lớn số các đối tượng phạm tội về ma túy đều hoạt động mang tính
chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự do đó thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi,
xảo quyệt gây khó khăn không nhỏ cho việc phát hiện, bắt giữ và xử lý của các
cơ quan chức năng... đặc biệt khi bị phát hiện, bắt giữ thì mức độ chống trả, đối
phó với các cơ quan chức năng ngày càng quyết liệt hơn, có những vụ các đối
tượng phạm tội ma túy khi bị bắt giữ chống trả gây thương vong cho cán bộ
chiến sỹ làm nhiệm vụ. Các chất ma túy bị phát hiện và thu giữ được qua các
vụ án bị triệt phá ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, đã xuất hiện loại ma
túy tổng hợp dạng viên nén, dạng đá trên địa bàn huyện.
Qua khảo sát thực tế, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn
huyện Chợ Mới từ năm 2010 đến năm 2015 Công an huyện Chợ Mới đã tiến
hành bắt giữ, khởi tố và thụ lý điều tra tổng số: 117 vụ = 127 bị can phạm các
tội về ma tuý, tang vật thu giữ 55,948 gam Hêrôin, 86.000.000 triệu đồng và
nhiều tang vật khác có liên quan.
Tình hình tội phạm về ma túy bị bắt giữ và xử lý trên địa bàn huyện
tăng, giảm thất thường. Năm 2010 phát hiện 22 vụ = 22 bị can; năm 2011
phát hiện 14 vụ = 14 bị can (giảm 08 vụ so với năm 2010); năm 2012 bắt
giữ 17 vụ = 18 bị can (Tăng 03 vụ so với năm 2011); năm 2013 bắt giữ 20
vụ = 24 bị can (tăng 03 vụ so với năm 2012); năm 2014 bắt giữ 25 vụ = 29
bị can (tăng 05 vụ so với năm 2013), năm 2015 bắt giữ được 19 vụ = 20 bị
can (giảm 06 vụ so với năm 2014).

2.2.2.2. Tình hình tệ nạn ma tuý
Trong 5 năm, từ năm 2010 đến hết năm 2015 huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn thường xuyên duy trì số lượng người nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý khoảng từ 190 đối tượng; Số lượng người nghiện ma túy tăng giảm
không theo quy luật trong các năm. Cụ thể:
- Năm 2010: 135 người, giảm 03 người so với năm 2009. Lý do giảm
do bị bắt đi tù.


19
- Năm 2011: có 168 người, tăng 33 người so với năm 2010. Lý do tăng
do nghiện tái nghiện 11 người, nghiện mới 22 người.
- Năm 2012: có 164 người, giảm 04 người so với năm 2011, trong đó
lý do giảm do bị bắt đi tù 02 người và chuyển đi nơi khác 02 người.
- Năm 2013: có 197 người nghiện ma tuý, tăng 23 người so với năm
2012. Nguyên nhân do tái nghiện 06 người, nghiện mới 17 người.
- Năm 2014: có 212 người, tăng 15 người so với năm 2013. Nguyên
nhân do tái nghiện 05 người, nghiện mới 10 người.
- Năm 2015: có 225 người, tăng 13 người so với năm 2014. Nguyên nhân
do, phát hiện mới 07 người, tái nghiện 06 người.
Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2015 tình hình tệ nạn ma túy trên địa
bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn có xu hướng tăng dần. Điều đáng chú ý
là tỷ lệ người mắc nghiện mới có xu hướng tăng, trong khi tỷ lệ cai nghiện
thành công lại rất thấp, theo thống kê của Phòng lao động - Thương binh xã
hội huyện Chợ Mới năm 2010 cai nghiện thành công 02 người, năm 2013
là 03 người và năm 2014 chỉ có 01 người. Thực trạng này cho thấy công tác
phòng ngừa người nghiện ma túy và công tác cai nghiện đạt hiệu quả chưa
cao.
- Hình thức sử dụng trái phép chất ma túy của các đối tượng nghiện:
Từ nghiên cứu, khảo sát thực tế trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

trong những năm qua cho thấy các đối tượng nghiện ma túy thường sử
dụng trái phép chất ma túy bằng các hình thức sau:
+ Hút ma túy chủ yếu được sử dụng với chất ma túy là thuốc phiện. Tỷ
lệ này chiếm khoảng 5% số đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn huyện.
+ Hít, tiêm, chích ma túy chủ yếu sử dụng với chất ma túy là Hêrôin.
Đây là hình thức sử dụng ma túy phổ biến nhất chiếm tỷ lệ khoảng 80%
tổng số đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn huyện.
+ Uống ma túy chủ yếu sử dụng với ma túy tổng hợp. Đây là hình thức
mấy năm gần đây các đối tượng nghiện ma túy sử dụng ngày càng nhiều và


20
trở nên phổ biến hơn. Nếu như những năm trước đây tỉ lệ này chiếm khoảng
05% thì tỉ lệ này đến nay chiếm khoảng 15% tổng số người nghiện.
- Địa bàn sử dụng chất ma túy: Qua khảo sát thực tế cho thấy, các đối
tượng nghiện ma túy xuất hiện ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn toàn
huyện và tập trung nhiều nhất ở các xã, thị trấn nằm dọc tuyến Quốc lộ 3.
Cụ thể: Thị trấn Chợ Mới: 16,75%; Xã Yên Đĩnh: 7,65%; Xã Thanh Bình:
11,0%; Xã Nông Thịnh: 5,26%; Xã Nông Hạ: 12,44%; Xã Cao Kỳ: 11,0%;
Xã Hòa Mục: 11,96%; Xã Quảng Chu: 6,6%; Xã Thanh Mai: 3,34%; Xã
Thanh Vận: 4,30%; Xã Như Cố: 7,17%; Xã Bình Văn: 2,39%. Tính đến
thời điểm hiện nay huyện Chợ Mới có 04 xã: Yên Hân, Yên Cư, Tân Sơn,
Mai Lạp không có người nghiện ma túy, chiếm tỷ lệ 25% tổng số xã trên
địa bàn huyện.
- Về giới tính: Các đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn huyện Chợ
Mới chủ yếu đều là nam giới (trong 6 tháng đầu năm 2016 đã phát hiện mới
01 người nghiện là nữ).
- Về lứa tuổi: Tập trung nhiều ở lứa tuổi từ 18 đến 30 tuổi, chiếm
khoảng 20%; lứa tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ khoảng 80%.
- Về nghề nghiệp: Qua khảo sát thực tế trên địa bàn huyện cho thấy:

Cán bộ công nhân viên: chiếm tỷ lệ 0 %; Học sinh, sinh viên: chiếm tỷ lệ
0%; Nông dân: chiếm tỷ lệ 75 %; Buôn bán: chiếm tỷ lệ 10%; Nghề khác:
chiếm tỷ lệ 15 %.
Từ số liệu trên có thể lý giải các đối tượng làm ruộng hoặc không có
nghề nghiệp ổn định do có nhiều thời gian rảnh rỗi thường tụ tập, chơi bời
và dễ bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập ma túy. Đến nay trên địa bàn
huyện Chợ Mới chưa có trường hợp nào là cán bộ, học sinh nghiện ma tú y,
cho thấy công tác phòng ngừa tệ nạn ma túy trong các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, trường học được tiến hành tốt, đạt hiệu quả cao.
Tệ nạn ma túy đã và đang là mối lo thường trực của mọi gia đình và
là vấn đề bức xúc, nhức nhối của toàn xã hội. Hầu hết người nghiện ma túy
có hoàn cảnh gia đình thuộc diện nghèo hoặc rất khó khăn, không có việc


21
làm hoặc việc làm không ổn định. Vì vậy, nhiều người nghiện ma túy tham
gia vào hoạt động vận chuyển, mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma
tuý và các hoạt động tội phạm khác như cướp giật, lừa đảo, trộm cắp tài
sản, cờ bạc, mại dâm… để có tiền hút, hít, tiêm chích ma túy, gây mất an
ninh trật tự ở địa phương và làm cho công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy ngày càng khó khăn phức tạp.
2.2.2.3. Nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn tại và phát triển
tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Xuất phát từ đặc điểm của địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là
huyện cửa ngõ của tỉnh có đầu mối giao thông liên tỉnh quan trọng nối liền
giữa thủ đô Hà Nội với tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Chợ
Mới cũng là huyện có chứa nhiều loại khoáng sản quý trong lòng đất như
vàng sa khoáng nên thu hút người không có việc làm từ các huyện, các
tỉnh lân cận đến để đào, đãi, khai thác, gây nhiều khó khăn, phức tạp cho
công tác quản lý của các cấp chính quyền địa phương và làm nảy sinh

nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội trong đó có tội phạm và tệ nạn về ma
túy. Chợ Mới cũng là một trong những địa bàn trung chuyển và tiêu thụ ma
tuý tương đối phức tạp theo đánh giá của Công an tỉnh Bắc Kạn. Đây là
một trong những nguyên nhân làm phát sinh, phát triển tội phạm ma túy
trên địa bàn huyện.
Công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân, gia đình, tổ chức,
đoàn thể nâng cao nhận thức và chủ động phòng, chống ma túy chưa được
quan tâm đúng mức, còn dàn trải, ít chú ý nhân rộng điển hình, phổ biến
các kinh nghiệm đem lại hiệu quả tích cực về những tấm gương tốt trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Quá trình
tuyên truyền pháp luật về ma túy còn nêu quá sâu về những tác dụng khoái
cảm của ma túy gợi sự tò mò, hiếu kỳ đặc biệt đối với thanh thiếu niên.
Việc áp dụng các biện pháp tuyên truyền nhằm phòng ngừa tội phạm về ma
túy trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chưa được tiến hành đồng
bộ và thường xuyên, chỉ tập trung trong Tháng hành động phòng, chống ma


22
túy, tỷ lệ tái nghiện còn cao; việc kiểm tra, xử lý đối với các cấp ủy Đảng,
chính quyền để xảy ra tệ nạn ma túy phức tạp, kéo dài ở địa phương và rà
soát, thống kê xử lý đảng viên để, chồng, con nghiện ma túy, vi phạm pháp
luật về ma túy chưa thực hiện được.
Diễn biến về số người nghiện ma túy trên địa bàn huyện Chợ Mới
trong những năm qua còn phức tạp, số lượng người nghiện ma túy có xu
hướng tăng, giảm không ổn định qua các năm. Đây là nguồn cầu đáng kể
để các đối tượng bán trái phép chất ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy cung cấp trái phép chất ma túy nhằm thu lời bất chính và là nguyên
nhân làm gia tăng tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện.
Trong nền kinh tế thị trường mở cửa bên cạnh mặt tích cực thúc đẩy
xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, trình độ dân trí ngày

càng cao thì mặt trái, mặt tiêu cực của nó đã và đang tác động đến toàn bộ
đời sống xã hội và từng gia đình là tế bào của xã hội. Thực tế cho thấy, con
người sống trong cơ chế thị trường năng động hơn, thực tế hơn, có điều
kiện phát triển tài năng, trí tuệ và luôn khát khao vươn tới sự hoàn thiện
ngày càng cao. Song cơ chế thị trường cũng tạo ra một lối sống thực dụng
đến cực đoan, mù quáng, làm giàu bằng mọi giá, kể cả đi vào con đường
phạm tội…Đó là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội phạm nói chung và
tội phạm về ma túy nói riêng.
Gia đình là cái nôi, là nơi đùm bọc, nuôi dưỡng mỗi con người ngay
từ khi mới sinh ra. Nhưng ngày nay vai trò của gia đình ít được coi trọng,
tình trạng số gia đình tan vỡ hoặc có nguy cơ tan vỡ do ly hôn, ly thân ngày
càng tăng là nguyên nhân sâu xa đẩy nhiều trẻ em ra khỏi sự quản lý của
gia đình, bị xô đẩy vào con đường phạm tội ma túy. Gia đình có cấu trúc
không hoàn hảo, thiếu người quan tâm, chăm sóc, giáo dục…làm cho trẻ
em dễ bị bọn xấu rủ rê, lôi kéo. Cuộc sống gia đình xung đột dẫn đến ly
hôn đã làm cho một bộ phận công dân rơi vào hoàn cảnh đó cảm thấy chán
nản, bế tắc và đi vào con đường nghiện ngập ma túy để giải sầu, để quên đi
tất cả, thậm chí phạm tội về ma túy. Trong những năm gần đây, thực tế trên


×