Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Bao cáo thuc tap cong ty may Sai Gon 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 91 trang )

SVTH: Lã Mai Phương

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, em
đã đư ợc nhà trường và Khoa Công Nghệ May và Thời Trang tạo điều kiện cho em
khảo sát thực tế bằng sáu tuần thực tập tại Xí Nghiệp Thịnh Phước - Công Ty Cổ
Phần May Sài Gòn 3. Từ đó em đã củng có những kiến thức đã học được ở nhà
trường, nâng cao hiểu biết, giúp em xác định khả năng của chính mình để em vững
tin trong công việc tương lai của mình sau này.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Giám đốc Xí Nghiệp Thịnh Phước Chị
Trương Ngọc Mai, Phó giám đốc sản xuất Anh Trịnh Văn Hòa, cán bộ công nhân
viên , cùng các anh chị kỹ thuật Xí nghiệp Thịnh Phước đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình thực tập, học hỏi, tìm hiểu và thu thập tài liệu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Ngọc Châu đã nhiệt tình
hướng dẫn và góp ý cho em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo này.
Em xin chúc Công ty Cổ phần may Sài Gòn 3 ngày càng phát triển và phồn
thịnh.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày…..tháng…..năm 2015
Sinh viên

Lã Mai Phương

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 1



SVTH: Lã Mai Phương

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÀI GÒN 3.......8
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ................................................................8
II. NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN .......................12
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ...............................................................13
1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................13
2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.............................................................15
3. Nguồn nhân sự................................................................................................18
IV. Giới thiệu xí nghiệp Thịnh Phước...................................................................18
1 .Ban giám đốc ..................................................................................................18
2. Tổng quan về xí nghiệp ..................................................................................18
3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................20
4. Sơ đồ mặt bằng xí nghiệp Thịnh Phước .........................................................21
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT...................................22
I. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU........................................22
1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu...............................................................................22
2. Quy trình chuẩn bị nguyên phụ liệu ...............................................................29
II. CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ KỸ THUẬT..............................36
1. Tiếp nhận thông tin.........................................................................................37
2. Rập cứng.........................................................................................................38
4. Kiểm tra rập ....................................................................................................38
5. Cắt may mẫu đối.............................................................................................38
6. Kiểm tra mẫu ..................................................................................................39
7. Giác sơ đồ .......................................................................................................40
III. CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ VỀ BÁN THÀNH PHẨM .................................40
1. Kế hoạch cắt và sản xuất ................................................................................40

2. Chuẩn bị cắt ....................................................................................................41
3. Công đoạn trải vải...........................................................................................44
4. Công đoạn cắt vải ...........................................................................................47
5. Đánh số - Phối kiện ........................................................................................48
6. Kiểm tra và thay bán thành phẩm...................................................................50
GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

7. Ép keo .............................................................................................................51
8. Kiểm tra chi tiết ..............................................................................................53
9. Theo dõi báo cáo tiến độ cắt...........................................................................53
10. Chuyển hàng ra tổ may.................................................................................53
IV. CÔNG ĐOẠN MAY SẢN PHẨM...................................................................54
1. Nhận kế hoạch cắt và yêu cầu sản xuất .........................................................55
2. Họp triển khai .................................................................................................56
3. Chuẩn bị sản xuất ...........................................................................................56
4. Ủi trong quá trình may....................................................................................64
5. Lắp ráp sản phẩm............................................................................................65
6. Kiểm sản phẩm đầu chuyền............................................................................68
7. Cân đối và báo cáo tiến độ sản xuất ...............................................................68
8. Giao wash (nếu sản phẩm có wash) ...............................................................69
9. Cắt chỉ - Vệ sinh sản phẩm.............................................................................70
V. CÔNG ĐOẠN ỦI VÀ HOÀN THÀNH ............................................................70
1. Quy trình ủi và hoàn thành của sản phẩm quần Kaki – hàng Mitsubishi.......71

2. Kế hoạch cắt và sản xuất ................................................................................71
3. Ủi giàn ............................................................................................................72
4. Lăn bụi mặt trái..............................................................................................72
5. Ủi hoàn chỉnh thành phẩm..............................................................................72
6. KCS kiểm hàng...............................................................................................74
7. Nhận phụ liệu và bao bì..................................................................................80
8. Gấp xếp – Gắn nhãn – Vô bao........................................................................81
9. Rà kim.............................................................................................................85
10. Kiểm tra thùng ..............................................................................................86
11. Đóng thùng, nhập kho thành phẩm...............................................................86
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................89
1. Kết luận ..........................................................................................................89
2. Đề nghị ...........................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP : Cổ phần
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
BGĐ: Ban Giám Đốc
PL: Phụ liệu

NPL: Nguyên Phụ liệu
KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm may
KT: Kiểm tra
BTP: Bán thành phẩm
TP: Thành phẩm
QC: Kiểm soát chất lượng

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình. 2. 1. Sơ đồ tổ chức kho NPL............................................................................23
Hình. 2. 2 Nguyên liệu được che đậy. ......................................................................24
Hình. 2. 3 Một số hình ảnh lỗi vải.............................................................................27
Hình. 2. 4. Kiểm tra vải.............................................................................................28
Hình. 2. 5. Bảng test độ co rút ..................................................................................31
Hình. 2. 6. Bảng định mức chỉ ..................................................................................33
Hình. 2. 7. Bảng tác nghiệp.......................................................................................35
Hình. 2. 8. Bảng tác nghiệp cắt.................................................................................36
Hình. 2. 9. Xe xổ vải ..................................................................................................43
Hình. 2. 10. Kệ để vải được xổ..................................................................................43
Hình. 2. 11. Trải vải ..................................................................................................45
Hình. 2. 12. Phiếu thanh toán vải bàn cắt ................................................................46
Hình. 2. 13. Cắt vải ...................................................................................................47

Hình. 2. 14. BTP được phối kiện...............................................................................48
Hình. 2. 15. Công tác đánh số và con dập số ...........................................................49
Hình. 2. 16. Kiểm tra BTP, ghép lá vào lô................................................................51
Hình. 2. 17. Ép keo....................................................................................................52
Hình. 2. 18. khu vực để bán thành phẩm sau cắt. .....................................................54
Hình. 2. 19. Rập lấy dấu pen và rập lấy dấu đáp túi ................................................57
Hình. 2. 20. Rập lấy dấu lưng quần ..........................................................................57
Hình. 2. 21. Rập ủi túi quần Jean .............................................................................58
Hình. 2. 22. Rập may paget.......................................................................................58
Hình. 2. 23. Rập may đường cong túi sau.................................................................58
Hình. 2. 24. Bảng đơn giá mã hàng Mitsu NOO3.....................................................60
Hình. 2. 25. Sơ đồ xếp chuyền...................................................................................63
Hình. 2. 26. Công đo ạn vắt sổ...................................................................................65
Hình. 2. 27. Bảng theo dõi phát và thu các vật dụng nguy hiểm ..............................67
Hình. 2. 28. Nơi c ắt chỉ .............................................................................................70
Hình. 2. 29. Lăn bụi mặt trái.....................................................................................72

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

Hình. 2. 30. Ủi thành phẩm.......................................................................................74
Hình. 2. 31. Hình ảnh minh họa................................................................................77
Hình. 2. 32. Tài liệu về quy cách gấp xếp .................................................................83
Hình. 2. 33. Quy trình gấp xếp..................................................................................83

Hình. 2. 34. Quy trình vô bao....................................................................................85
Hình. 2. 35. Rà kim....................................................................................................86
Hình. 2. 36. Đóng gói vào thùng carton ...................................................................87
Hình. 2. 37. Đưa hàng lên container ........................................................................88

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 6


SVTH: Lã Mai Phương

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
TP. HCM, ngày……tháng……năm 2015
Giáo viên hướng dẫn

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 7


SVTH: Lã Mai Phương

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY SÀI GÒN 3
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY


Tên Công ty: CÔNG TY CÓ PHẦN MAY SÀI GÒN 3



Tên giao dịch: SAIGON 3 GARMENT JOINT-STOCK COMPANY




Tên viết tắt: GATEXIM



Địa chỉ: 86 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh.



Văn phòng: 40/32 Qu ốc lộ 13 cũ, Phư ờng Hiệp Bình Phước, Quận Thu Đức,
Thành Phố Hồ Chí Minh



Điện thoại: 08.37271140



Fax: 08.37271143



Mã thuế: 0302427278



Email:



Website: www.saigon3.com.vn




Được thành lập từ năm 1986 với quy mô nhỏ, tên gọi Xí Nghiệp May Sài

Gòn 3 trực thuộc Liên Hiệp Xí nghiệp May Thành Phố.


Ngày 11/3/1993, Xí Nghiệp May Sài Gòn 3 được chuyển thành Công Ty

May Sài Gòn 3 trực thuộc Sở Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh theo Quyết
định số 80/QĐ- UB của ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh.


Tháng 10/2001, Công Ty May Sài Gòn 3 chuyển từ doanh nghiệp nhà nước

thành Công Ty Cổ Phần May Sài Gòn 3 (tên giao dịch là GATEXIM) theo quyết
định số 785/QĐ-TTG ngày 27/06/2001 của Thủ Tướng Chính Phú và chính thức
hoạt động kể từ ngày 11/10/2001.


Công Ty Cổ Phần May Sài Gòn 3 hiện có 8 xí nghiệp: Minako 1, Minako 2,

Minako 3, Thịnh Phước, Bình Phước, Hiệp Phước, Thuận Phước, Xí Nghiệp Thêu,
một cao ốc văn phòng, một trung tâm thời trang EVENNA với các cửa hàng ở
Thành Phố Hồ Chí Minh và các hoạt động đầu tư tài chính khác.


Các sản phẩm chính của công ty: Pants, Jeans, Sportwears.


GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

Thị trường xuất khấu chính: Hoa Kỳ 40%, Nhật Bản 45%, EƯ 10%, thị



trường khác vá nội địa chiếm 5% như Hàn Quốc, Đài Loan.


Tổng diện tích: 60.000m2.



Số lượng lao động: 2.797 người.



Số lượng đơn hàng tối thiểu: 2.000 pcs/ kiểu/ màu.



Số chuyền may: 35 chuyền.




Năng lực sản xuất: 850.000 sản phẩm 950.000 sản phẩm.



Công ty còn tham gia đầu tư cổ phần vào các đơn vị: công ty Legamex, công

ty Garmex Sài Gòn, Tổng công ty Hanosimex và là cổ đông sáng lập cùa công ty
đầu tư phát triển Gia Định (GDI).
Công ty Cổ Phần may Sài Gòn 3 – TP HCM là một trong những công ty sản
xuất xuất khẩu hàng may mặc uy tín hàng đầu Việt Nam, đặt biệt chuyên về các
chủng loại quần Jeans, Kaki và quần thể thao với tổng sản lượng hơn 10 triệu chiếc
mỗi năm.
Sài Gòn 3 luôn đặt sự chú trọng đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ
hướng đến sự hài lòng cho khách hàng làm nền tảng hoạt động của công ty. Chính
điều này đã đem lại cho công ty sự hợp tác bền vững, hiệu quả cùng đối tác của
mình và có nhiều cơ hội phát triển, thành công trong những năm qua.
Với bề dày lịch sử hoạt động trên 25 năm, nhờ vào sự đoàn kết của tập thể
cán bộ công nhân viên gồm hơn 2800 người luôn nỗ lực, sáng tạo, không ngừng học
hỏi nâng cao năng lực cùng với sự đầu tư công nghệ mới trong thiết kế, quản lý và
tổ chức sản xuất, chúng tôi đã có được sự phát triển bền vững, hiệu quả cùng với
đối tác của mình.
Chìa khóa thành công của công ty là văn hóa tập thể trau dồi 4 đặc trưng
quan trọng: đoàn kết, sáng tạo, hợp tác và phát triển.
 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Sản xuất kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng may mặc, kinh doanh hàng thời

-


trang.
GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-

SVTH: Lã Mai Phương

Nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ và phụ tùng phục

vụ cho sản xuất các mặt hàng ngành dệt may. Mua bán nguyên phụ liệu, thiết bị
ngành may, quần áo.
-

Xuất khẩu các mặt hàng ngành dệt may. Kinh doanh nhà, môi giới bất động

sản, cho thuê nhà, dịch vụ tư vấn về quản lý kỹ thuật may.
Các hoạt động khác như: Công ty cổ Phẩn May Sài Gòn 3 hiện đang cho
thuê cao ốc văn phòng tại địa chi: 140 Nguyễn Vãn Thú, Phường Đa Kao, Quận 1,
Thành Phố Hồ Chí Minh.


Nhiệm vụ và giá trị cốt lõi
Công ty CP may Sài Gòn 3 đoàn kết cùng nhau với nhiệm vụ:




Mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng về chất lượng thông qua việc

không ngừng cải tiến sản xuất, nâng cao năng lực quản lý.


Mang lại sự tăng trưởng về giá trị của công ty một cách bền vững cho cổ

đông.


Tạo môi trường làm việc thuận lợi, chuyên nghiệp, phát huy tính sáng tạo, có

tinh thần trách nhiệm cao và ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
lao động.
Giá trị của Sài Gòn 3 thể hiện qua:


Triết lý kinh doanh: “Tất cả cho chất lượng sản phẩm vì sự phát triển bền

vững của công ty”.


Thái độ với khách hàng và đối tác: Chuyên nghiệp - Hợp tác – Uy tín.



Thái độ đối với công việc: Trách nhiệm - Sáng tạo - Hiệu quả.




Thái độ đối với đồng nghiệp: Tinh thần tập thể - Tôn trọng - Công bằng -

Chia sẻ.


Chính sách chất lượng



Mọi cán bộ công nhân viên của công ty luôn làm việc với phương châm:



"Tất cả cho chất lượng sản phẩm vì sự phát triển bền vững của công ty "

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



SVTH: Lã Mai Phương

Công ty luôn duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng

theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 làm cơ sở đề hoạch định, kiểm soát, cải tiến
chất lượng các quá trình trong hệ thống và đảm bảo chất lượng tối ưu nhất cho

khách hàng. Đáp ứng vượt trội mọi yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản
phẩm, thời gian giao hàng, giá cả, an toàn và thuận lợi trong thanh toán tài chính.


Công ty áp dụng chính sách ISO 9001:2008 làm cơ sở để hoạch định, kiểm

soát, cải tiến chất lượng các quá trình trong hệ thống và đảm bảo chất lượng tối ưu
nhất cho khách hàng.


Hệ thống quản lí 5S, Kaizen Nhật Bản nhằm nâng cao năng suất lao động,

chất lượng công việc , liên tục tổ chức sắp xếp lại nơi làm việc, kỷ luật công việc và
cao hơn nữa đây chính là nét đẹp văn hóa của công ty.


Tham gia chương trình cải tiến doanh nghiệp (Factory Improvement Program

– FIP)


Triển khai áp dụng hệ thống Better Work nhằm cải thiện việc tuân thủ tiêu

chuẩn lao động và nâng cao tính cạnh tranh của công ty.


Chính nhờ những chính sách trên mà các nhà máy sản xuất của công ty đều

đã đư ợc đánh giá cao bởi các khách hàng uy tín trên toàn thế giới như: Nike, Levi
Strauss, JC. Penney, Aeon, Ito- Yokado, Tommy Hilfiger, Liz Claiborne, ANF,

Polo, Target, Pacsun, Sear, Perry Ellis, Charming Shop…..


Bên cạnh các khoản thưởng vào dịp Tết Nguyên Đán và các ngày Lễ lớn

trong năm, Công ty còn có những khoản khen thưởng kịp thời những tập thể, cá
nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Ngoài ra, Sài Gòn 3 còn có các chế độ phúc lợi hàng năm như phụ cấp trang

phục, trợ cấp cho các CBCNV có con nhỏ, trao học bổng cho con em CBCNV đạt
thành tích cao trong học tập, rèn luyện…


Một số thành tích nổi bật:



Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba danh hiệu “Anh Hùng Lao Động”

do Chủ tịch nước trao tặng ngày 24/03/2008.


Chứng nhận về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 cùa BVQI.



Bằng khen của Chính phủ và các Bộ.




Cờ dẫn đầu thi đua ngành công nghiệp TP.HCM.

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương



Doanh nghiệp Dệt may tiêu biểu toàn quốc nhiều năm liền.



Sài Gòn 3 còn vinh dự được khách hành Uniqlo trao tặng giải thường “Nhà

cung cấp chất lượng” 2 năm liền 2010-2011.


Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín nhiều năm liền.



Với bề dày lịch sử hoạt động trên 25 năm, nhờ vào sự nỗ lực của tập thể cán


bộ công nhân viên những người luôn nỗ lực, sáng tạo, không ngừng học hỏi cùng
với sự đầu tư công nghệ mới, linh động trong cách quản lý và tổ chức sản xuất.


Đặc biệt Công ty còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và uy tín đối với

khách hàng, sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm là chìa khóa thành
công và là nền tảng hoạt động cùa Công ty. Chính nhờ những điều này đã đem lại
cho Công ty sự hợp tác bền vững, hiệu quả cùng với các đối tác của mình và mang
lại nhiều cơ hội phát triển, thành công trong thời gian qua.

Hình. 1. 1. Một số danh hiệu đã đ ạt được.
II. NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN


Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, trong đó

chủ động gia tăng tỷ trọng hàng FOB qua các năm.

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

“Chúng tôi có một nhiệm vụ: phát triển thiết kế, sản xuất và tiếp cận thị trường bằng
nhừng sản phẩm may mặc chất lượng cao. Với nhiệm vụ này, chúng tôi sẽ duy trì

được vị trí hàng đầu của mình bằng cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông
qua những mong đợi sau: chất lượng đẳng cấp thế giới, hồi đáp nhanh, sản xuất linh
hoạt, giao hàng đúng hạn, đội ngũ nhiều kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, đồng nhất
trong quản lý.”
(Trích từ website: www.saigon3.com.vn)


Công ty còn đ ẩy mạnh việc tiêu thụ hàng trong nước bằng cách xây dựng

thêm trung tâm thời trang Sài Gòn 3, tăng số lượng các đại lý và cửa hàng để tiêu
thụ sản phẩm của Công ty góp phần năng cao uy tín cũng như t ầm vóc của Công ty
trên thương trường trong nước cũng như là qu ốc tế.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
1. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu quản lý trực tuyến
chức năng, tương đối gọn nhẹ và hợp lý. Quan hệ giữa các phòng ban với nhau là
quan hệ phối hợp, các phòng ban chuyên môn chỉ tham mưu và làm nhiệm vụ
nghiệp vụ, các phòng ban chức năng không có quyền ra quyết định.
Quan hệ cấp dưới là quan hệ hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ nhằm cụ thể hóa
thực thi mệnh lệnh của Tổng giám đốc. Hội đồng quản trị và Ban Giám Đốc: gồm
một Tổng giám Đốc, hai Phó tổng giám đốc và năm Giám Đốc xí nghiệp.
Mô hình tổ chức quản lý của công ty Cổ phần may Sài Gòn 3 được thể hiện
cụ thể như sau:

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

SVTH: Lã Mai Phương

Trang 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban


Phòng Kế hoạch:



Tham mưu cho BGĐ về việc bố trí kế hoạch sản xuất.



Theo dõi kế hoạch nhập, xuất, tồn nguyên phụ liệu – vật tư, lên kế hoạch thu

mua, dự trữ, đảm bảo nguyên vật liệu mua vào phù hợp với yêu cầu sản xuất và theo
đúng tiêu chuẩn sản phẩm, bảo quản nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm.


Đảm bảo việc sẵn có máy móc thiết bị phục vụ tốt yêu cầu sản xuất – cập


nhật thông tin và xem xét các yêu cầu về giá cả sản phẩm, thị trường tiêu thụ và tìm
hiểu sự thỏa mãn của khách hàng.


Phòng Kinh doanh:



Nghiên cứu đề xuất ý kiến về chính sách chế độ đối với các mặt hàng kinh

doanh nhằm giữ vững và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.


Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài, nắm vững năng lực

sản xuất của doanh nghiệp, tìm biện pháp thâm nhập thị trường, phát triển mặt hàng
sản phẩm mới.


Phòng Kỹ thuật:



Thiết kế triển khai sản phẩm mới về mẫu mã, chất lượng, phối hợp với các xí

nghiệp phân tích các số liệu của các quá trình tạo sản phẩm.


Lập và duy trì hồ sơ chất lượng theo các thủ tục và chất lượng liên quan. Lưu


trữ hồ sơ tài liệu kỹ thuật cần thiết cho kiểm tra sau này.


Phòng Tổ Chức Nhân Sự:



Theo dõi việc kiểm soát tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo

các thông tin về hệ thống của nội bộ được cập nhật chính xác, phân phối đến các bộ
phận thực hiện theo các thủ tục liên quan, theo dõi và kiểm soát hoạt động đánh giá
nội bộ.

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



SVTH: Lã Mai Phương

Hoạch định và tham mưu cho BGĐ về các chính sách và các chiến lược phát

triển nhân sự phù hợp với kế hoạch kinh doanh đã được công ty phê duyệt, nhằm
phát huy tối đa năng lực nguồn nhân sự, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
công ty.



Tham mưu cho BGĐ về công việc quản lý và điều hành bộ máy hoạt động

nhân sự của công ty phù hợp với các chế độ chính sách hiện hành.


Quản lý hành chính, hồ sơ tài liệu, lưu trữ văn thư, giữ các con dấu.



Thực hiện công tác lao động và tiền lương, an toàn lao động, vệ sinh lao

động, phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự trong công ty.


Phòng Kế toán:



Đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp.

Theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ kế toán doanh nghiệp. Sử dụng hiệu
quả và hợp lý nguồn vốn.


Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty về tài chính, sử dụng nguồn vốn và

quản lý việc sử dụng vốn. Phản ánh đúng và kịp thời tình hình tài chính và thực
trạng sử dụng vốn của công ty.



Xây dựng kế hoạch tài chính, đưa ra giải pháp, điều hòa vốn thích hợp hàng

tháng, quý, năm nhằm giúp BGĐ quản lý và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh.


Thực hiện các công việc kế toán như: Theo dõi tình hình s ử dụng tài sản cố

định, lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định, kế hoạch sử dụng vốn và phương thức
sử dụng vốn. Theo dõi và điều hành việc trả lương, các khoản bảo hiểm và các hoạt
động thu chi khác. Theo dõi và quản lý công nợ, tổ chức kiểm kê định kỳ 6 tháng/
năm. Lập báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty,
tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.


Phòng Xuất nhập khẩu



Tham mưu, đề xuất biện pháp xuất nhập khẩu cho Ban giám đốc để tăng hiệu

quả sản xuất kinh doanh, cập nhật kịp thời và đầy đủ thủ tục xuất nhập khẩu, thuế

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


SVTH: Lã Mai Phương

suất, nhập khẩu và thuế suất giá trị gia tăng hàng xuất, nhập khẩu theo quy định của
cơ quan hữu quan.


Lập và duy trì hồ sơ xuất nhập khẩu. Lập bộ chứng từ để được thanh toán.



Thực hiện và xây dựng tốt kế hoạch xuất nhập khẩu cho từng tháng, quý,

năm. Theo dõi việc thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng với Hải quan.


Phòng Thiết bị điện:



Tham mưu cho BGĐ về việc tổ chức quản lý và sử dụng máy móc thiết bị

đáp ứng sản xuất theo yêu cầu khách hàng.


Kiểm soát việc thực hiện và tình trạng máy móc thiết bị, kiểm soát dụng cụ

đo cho các xí nghiệp đảm bảo hoạt động của máy móc thiết bị và có kế hoạch sửa
chữa hoặc thay thế kịp thời.



Lập phương án trùng tu, nghiên cứu cải tiến các thiết bị đáp ứng yêu cầu

nâng cao chất lượng sản phẩm.


Chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật.



Các xí nghiệp sản xuất:



Tổ chức, thực hiện, kiểm soát và quản lý các quá trình sản xuất đã đư ợc

hoạch định, nhằm tạo ra các sản phẩm đúng theo yêu cầu thiết kế và đúng với kế
hoạch sản xuất, kế hoạch đã được công ty phê duyệt.


Phối hợp với phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật, phòng Xuất nhập khẩu, để

tạo ra sản phẩm mới, đảm bảo và cải tiến chiến lược cơ sở, khai thác triệt để năng
lực sản xuất của nhà máy và đảm bảo hiệu quả của Công ty.


Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn chất lượng của Anh

Quốc và Nhật Bản được Công ty ban hành vào trong hoạt động sản xuất.



Trung tâm thời trang Sài Gòn 3:



Senna là trung tâm mãi vụ nội địa thuộc Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3

thực hiện chức năng tổ chức sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ hàng may
mặc trong phạm vi cả nước.
GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



SVTH: Lã Mai Phương

Tổ chức, quản lý, điều hành mạng lưới marketing hàng may mặc nội địa.

3. Nguồn nhân sự
Nhân sự là yếu tố then chốt trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh
của công ty. Cơ cấu tổ chức được cải tiến và sắp xếp phù hợp trong việc quản lý
công ty sản xuất kinh doanh. Trình độ quản lý của công ty từ trung cấp đến Đại
học, công nhân sản xuất hầu hết đều có tay nghề bậc 3/7 trở lên và công ty cũng
nhận đào tạo tay nghề công nhân. Các nhân viên công ty đều chú trọng mối quan hệ
với khách hàng, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng trong công việc.
IV. Giới thiệu xí nghiệp Thịnh Phước

1. Ban giám đốc


Giám đốc: Bà Trương Ngọc Mai



Phó giám đốc sản xuất: Ông Trịnh Văn Hòa



Phó giám đốc kĩ thuật: Ông Võ Thành Nhơn



Phó giám đốc kế hoạch: Bà Lâm Phương Hồng Hảo

2. Tổng quan về xí nghiệp


Điện thoại: 08.3.7271145



Fax: 08.3.7271143



Email:




Địa chỉ:40 /32 Quốc lộ 13 cũ, Phư ờng Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức,
TPHCM



Năm thành lập: 19/05/1995



Diện tích: 3.724 m2



Sản phẩm chính: Quần Kaki, Jeans



Tổng số lao động: 360 người



Tổng số chuyền may: 6 chuyền



Máy móc/ thiết bị: 427 đơn vị




NLSX hàng tháng: 150.000 quần

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



SVTH: Lã Mai Phương

Xí nghiệp Thịnh Phước đã đư ợc thông qua hệ thống đánh giá tiêu chuẩn của
Uniqlo, Levi’s Strauss, J.C Perry, Perry Ellis, Tommy Hifiger.

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

3. Cơ cấu tổ chức

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu


Trang 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

4. Sơ đồ mặt bằng xí nghiệp Thịnh Phước

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
I. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU
1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu
a. Tầm quan trọng của công tác kiểm tra nguyên phụ liệu:
Đối với một doanh nghiệp may, việc chuẩn bị và kiểm tra nguyên phụ liệu là
một công tác hết sức quan trọng trước khi sản xuất một mã hàng. Nếu giai đoạn
chuẩn bị sản xuất tốt và kỹ lưỡng thì đây là yếu tố giúp cho việc tăng năng suất và
đám bảo chất lượng sản phấm. Nguyên phụ liệu không chỉ được xem là những loại
vật tư cần thiết trong quá trình sản xuất mà còn được coi là tài sản của doanh nghiệp
may. Vì vậy, việc kiểm tra nhằm ôn định chất lượng nguyên phụ liệu trước khi sản
xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ở các mặt sau:
+ Giúp sản xuất được an toàn.

+ Xử lý và sử dụng nguyên phụ liệu họp lý và tiết kiệm.
+ Hoạch toán được nguyên phụ liệu chính xác.
+ Đảm bảo chất lượng nguyên phụ liệu theo đúng yêu cầu của sản xuất.
+ Nâng cao uy tín và lợi nhuận của doanh nghiệp.
b. Tổ chức sắp xếp kho nguyên phụ liệu:
 Tất cả nguyên phụ liệu nhập về xí nghiệp đều phải được cho vào kho tạm.
Sau đó người ta tiến hành đo đếm, kiểm tra để phân loại nguyên phụ liệu,
góp phần xử lý và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên phụ liệu.
 Trong xí nghiệp thường có 2 kho chứa nguyên phụ liệu:
 Kho tạm chứa: chứa nguyên phụ liệu mới nhập theo packing list chưa
qua kiểm tra, đo đếm.

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 22


SVTH: Lã Mai Phương

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Kho chính thức: gồm các nguyên phụ liệu đã được đo đếm, kiểm tra
phân loại số lượng, chắt lượng chính xác, hợp quy cách, có thể đưa vào
sản xuất.
 Ngoài ra còn khu vực chứa nguyên phụ liệu tồn sau sản xuất.

Nhập
kho tạm
chứa


Phá
kiện, đo
đếm

Hàng
hợp quy
cách

Nhập
khoa
chính
thức

Hàng
không
hợp quy
cách

Chờ xử


Kiểm
tra chất
lượng

Hình. 2. 1. Sơ đồ tổ chức kho NPL
 Sắp xếp kho nguyên phụ liệu:
 Để góp phần quản lý nguyên phụ liệu trong kho được an toàn và hợp lý,
cần phải sắp xếp kho sao cho thật gọn gàng, khoa học, đảm bảo cấp phát
thật chính xác và có ký nhận rõ ràng.

 Kho nguyên phụ liệu phải sạch sẽ, thoáng và đủ ánh sáng.
 Khi xếp hàng trong kho cần lưu ý x ếp sao cho dễ dàng lấy được từng thứ
khi cần và dễ nhận biết khi lấy hàng.
 Quy cách sắp xếp nguyên phụ liệu:
 Kết hợp sắp xếp theo chủng loại nguyên phụ liệu, mã hàng, màu sắc và
lot. Kiểu xếp kho này khá đơn giản, dễ sắp xếp, mỗi loại nguyên phụ

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

liệu đều có thẻ treo ghi thông tin mã hàng, loại nguyên phụ liệu để cấp
phát được chính xác và không nhầm lẫn.
 Nguyên liệu: Được xếp thành từng lớp theo chiều dọc và chiều ngang
trên các tấm pallet cách mặt đất 30 cm, cách tường 0.2m, không được
dựng thẳng đúng, chiều cao tối đa chất nguyên liệu: l.5 m đối với vải
Kaki, 1.6 m đổi vói vải Jean, các cây vải không được ló đầu khỏi pallet.
Dùng tấm vải đậy lại để nguyên liệu không bị dơ, bụi bẩn.
 Phụ liệu: Được xếp trên kệ hoặc các pallet, được che đậy cẩn thận.

Hình. 2. 2 Nguyên liệu được che đậy.
c. Nguyên tắc kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu:
 Tất cả các hàng nhập kho, xuất kho đều phải có phiếu giao nhận ghi rõ số lượng,
phải ghi sổ và ký nhận rõ ràng để tiện cho việc kiểm tra sau này.
 Tất cả các nguyên phụ liệu phải được tiển hành đo đếm, phân loại màu sắc, số

lượng, chất lượng,.. .trước khi cho nhập kho chính thức.
 Khi đo đếm nguyên liệu xong phải ghi đầy đủ số lượng, khổ vải, chất lượng cây
vải vào phiếu kiểm tra vải. Sau đó chịu trách nhiệm báo về cho phòng kỹ thuật
để tiện khâu thiết kế và giác sơ đồ.

GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SVTH: Lã Mai Phương

 Đối với các loại hàng không hợp quy cách như sai màu, lỗi sợi,.. .đều phải có
biên bản ghi rõ tình trạng hư sai để có cơ sở làm việc lại với khách hàng.
 Tất cả nguyên phụ liệu ưong kho cần phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đề
phòng mối mọt, chuột bọ,...và phải có đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa
cháy.
 Các nhân viên quản kho phải làm tốt tất cả các yêu cầu, nội quy của công ty đã
đề ra và chịu sự phúc tra khỉ cần.
d. Phương pháp kiểm tra nguyên phụ liệu:
 Kiểm tra nguyên liệu:
 Kiểm tra về số lượng:
 Kiểm tra số cây vải, art vải, màu sắc, số lot có đúng với packing list nhập
hàng không.
 Kiểm tra độ dài cây vải bằng máy kiểm.
 Kiểm tra khổ vải:



Việc xác định khổ vải chính xác giúp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguyên
liệu.

 Kiểm tra khổ 100% các cây vải nhập kho.
 Kiểm tra khổ vải ở vị trí đầu, giữa và cuối cây vải bằng thước đo có độ chính
xác cao.
 Nếu phát hiện khổ vải nhỏ hơn ở phiếu ghi quá nhiều thì báo cho phòng kỹ
thuật để có hướng giải quyết kịp thời.
 Kiểm tra về chất lượng vải:
 Tỷ lệ kiểm: phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và chất lượng của vải.
GVHD: Nguyễn Ngọc Châu

Trang 25


×