Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Phân tích hàm lượng nitrat trong một số loại rau ở gia ninh, quảng ninh, quảng bình bằng phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV VIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 34 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
B. NỘI DUNG ............................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...............................................................3
1.1. VAI TRÒ CỦA RAU TƯƠI TRONG DINH DƯỠNG ...................................3
1.1.1. Vai trò của rau tươi nói chung ...................................................................3
1.1.2. Công dụng của một số loại rau nghiên cứu trong đề tài .............................4
1.2. PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG .............................................................5
1.2.1. Vai trò của phân bón ..................................................................................5
1.2.2. Phân đạm ....................................................................................................6
1.3. NITRAT ............................................................................................................7
1.3.1. Trạng thái tự nhiên và tính chất hóa học ...................................................7
1.3.2. Độc tính của nitrat .....................................................................................9
1.3.3. Độc tính của nitrit .......................................................................................9
1.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NITRAT BẰNG PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ UV - VIS
...............................................................................................................................11
1.4.1. Cơ sở lý thuyết .........................................................................................11
1.4.2. Định luật Lambe – beer ............................................................................12
1.4.3. Xác định NO−
3 ..........................................................................................14
1.4.4. Ưu điể m của phương pháp ......................................................................14
1.5. MÁY ĐO QUANG PHỔ ...............................................................................15
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM ................................................................................16
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................16
2.2. HÓA CHẤT VÀ THUỐC THỬ .....................................................................16
2.2.1. Hóa chất ....................................................................................................16
2.2.2. Thuốc thử..................................................................................................16
2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ ....................................................................................17


2.4. CÁCH TIẾN HÀNH.......................................................................................18
2.4.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.........................................................................18
2.4.2. Phương pháp chiết nitrat và nitrit bằng lò vi sóng ...................................18
2.4.3. Xác định nitrat ..........................................................................................19
i


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................22
3.1. XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN, KHẢO SÁT GIỚI HẠN PHÁT HIỆN,
GIỚI HẠN ĐỊNH LƯỢNG ...................................................................................22
3.1.1. Xây dựng đường chuẩn ............................................................................22
3.1.2. Khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng ....................................23
3.2. HÀM LƯỢNG NITRAT TRONG MẪU PHÂN TÍCH .................................24
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................28

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Quy định hàm lượng Nitrit và Nitrat trong nước uống của một số Quốc
gia và Tổ chức……………………………………………………………………... 10
Bảng 1.2 Sự hấp thụ của dung dịch theo màu……………………………………... 11
Bảng 2.1 Các mẫu phân tích………………………………………………………. 18
Bảng 3.1 Kết quả đo độ hấp thụ ứng với hàm lượng nitrat………………………...22
Bảng 3.2: Các hệ số tương quan, LOD, LOQ…………………………………….. 24
Bảng 3.3: Hàm lượng nitrat trong mẫu phân tích và giới hạn cho phép của Bộ nông
nghiệp……………………………………………………………………………… 24


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Muối Nitrat .................................................................................................. 7
Hình 1.2 : Nitrit đi vào cơ thể gây xanh da, thiếu máu và nguy cơ ............................ 9
Hình 1.3: Đồ thị A = f(C) và T = f (C)...................................................................... 13
Hình 1.4: Giới hạn của định luật Beer về sự hấp thụ quang ..................................... 13
Hình 2.1: Máy đo quang phổ DR5000 ...................................................................... 17
Hình 2.2: Thiết bị phá mẫu AURORA ..................................................................... 17
Hình 2.3: Nồi cách thủy ............................................................................................ 17
Hình 2.4: Giá đựng dụng cụ thủy tinh....................................................................... 18
Hình 2.5: Hóa chất sử dụng: NaOH, NH4OH, axit phenoldisunfunic ...................... 19
Hình 2.6: Đun cách thủy ........................................................................................... 19
Hình 2.7: Dung dịch mang đi đo phổ ........................................................................ 20
Hình 3.1: Đường tương quan tuyến tính của hàm lượng nitrat ................................. 23
Hình 3.2 Kết quả xác định nitrat trong mẫu phân tích .............................................. 25
Hình 3.3: Hàm lượng nitrat trung bình trong các loại rau ....................................... 26

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên

MRLs (Maximum residue Limits)


Giới hạn tồn dư tối đa

LOD ( Limit of Detection )

Giới hạn phát hiện

LOQ ( Limit of Quantification)

Giới hạn định lượng

ISO ( Internationnal Standard Organization)

Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế

IEC (International Electrotechnical Commission)

Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ppm

Phần triệu

v


A. MỞ ĐẦU

Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử
dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ
được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần
thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội.
Rau quả chứa chất xơ, nhiều loại vitamin nhóm A, B, C,… là một phần không
thể thiếu trong thành phần dinh dưỡng của chúng ta. Ngày nay, nhu cầu sử dụng rau
quả ngày càng cao, đặc biệt với các chị em muốn giảm cân hay duy trì vóc dáng của
mình. Tuy nhiên gần đây các phương tiện thông tin đại chúng đưa rất nhiều thông
tin nói về mất an toàn thực phẩm, điều này làm dấy nên một mối lo ngại lớn khi sử
dụng thực phẩm nói chung, rau củ nói riêng.
Trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, việc sản xuất và canh tác cây
trồng phần lớn được áp dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Sử dụng
phân bón bổ sung trở nên phổ biến và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của
nguồn dinh dưỡng hỗ trợ. Sử dụng phân bón hợp lý giúp tăng năng suất cây trồng,
nâng cao chất lượng nông sản rõ rệt. Nhưng nếu thiếu hiểu biết về cách thức sử
dụng phân bón dẫn đến lạm dụng phân bón lại gây hậu quả khôn lường. Đặc biệt
phổ biến nhất là việc sử dụng phân đạm vô tội vạ dẫn đến các loại rau củ có dư
lượng nitrat vượt quá ngưỡng cho phép.
Nitrat vốn tồn tại tự nhiên trong mọi thực phẩm và 1 phần của chế độ ăn
nhưng khi hàm lượng nitrat trong rau củ quả vượt quá ngưỡng an toàn được xem
như một độc chất và sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Một số tác
động xấu của dư lượng nitrat lên sức khỏe con người như:
- Sự tạo thành methemoglobinemia làm mất khả năng vận chuyển oxi của
hemoglobin. Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến
cuộc sống, đặc biệt là trẻ em dưới sáu tháng tuổi (chứng blue baby) [17].
- Ảnh hưởng đến hoạt động của tuy ến giáp, gây đột biến và phát triển khối u
dẫn đến bệnh ung thư [17].
Trong khi thực phẩm tồn dư thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật chỉ có thể hạn chế
nhờ rửa dưới vòi nước mạnh, gọt vỏ sâu; hay thực phẩm nhiễm vi sinh vật, ký sinh
trùng có thể khắc phục được bằng rửa sạch dưới vòi nước mạnh, nấu chín… thì tồn

dư nitrat là một sát thủ vô hình ẩn nấp trong rau quả, không có cách nào loại bỏ. Bởi
chất này có mặt chủ yếu trong thịt củ quả, trong thân, lá nên không có cách gì giảm
bớt hàm lượng nitrat dư thừa này. Do đó, cơ quan chức năng đã từng khuyến cáo
không nên sử dụng các sản phẩm rau quả có nitrat vượt ngưỡng [9].
Xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là khu vực trồng rau lớn, là
nguồn cung cấp rau quả chủ yếu cho thành phố Đồng Hới- Quảng Bình và các vùng
1


lân cận. Vì vậy việc xác định hàm lượng nitrat trong rau quả ở địa phương này là
hết sức cần thiết nhằm đánh giá chất lượng rau quả trên thị trường, đồng thời có thể
giúp các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng lương thực
thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng [17].
Hiện nay, phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis được ứng dụng
rộng rãi trong phân tích thực phẩm nên các nhà khoa học quan tâm, điển hình như:
luận văn thạc sỹ khoa học của Nguyễn Thị Hoàn "Nghiên cứu phương pháp động
học trắc quang xác định hàm lượng nitrit trong mẫu nước ngầm và thực phẩm".
Một số bài báo đã được công bố như : "Đánh giá thực trạng tồn dư nitrat trên một
số loại rau sản xuất tại Quảng Bình" của Mai Văn Minh-Chi cục Quản lý Chất
lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Quảng Bình (2013) hay " Phân tích và đánh giá
hàm lượng nitrat, nitrit trong một số thực phẩm chế biến lưu hành ở thành phố
Huế" Lê Thị Kim Tiến, Nguyễn Văn Ly, Tạp chí khoa học, Đại Học Huế, Tập 74B,
số 5, (2012) ; .... Dựa trên điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội mà mỗi đề tài có
một đặc thù, ứng dụng riêng đối với từng địa phương, địa bàn.
Dựa trên những thực tế đó, em chọn đề tài " Phân tích hàm lượng nitrat
trong một số loại rau ở Gia Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình bằng phương pháp
phổ hấp thụ phân tử UV - VIS" làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. VAI TRÒ CỦA RAU TƯƠI TRONG DINH DƯỠNG
1.1.1. Vai trò của rau tươi nói chung [20]
Các loại rau tươi của nước ta rất phong phú. Nhìn chung ta có thẻ chia rau tươi
thành nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...;
nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát,
cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi,…
Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng
protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể
nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các
vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường
tan trong nước và chất xenluloza.
Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng gây thèm ăn
và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở
các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi...Ăn rau tươi phối hợp
với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày.
Thí dụ: trong chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần
so với chế độ ăn chỉ có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận
lợi cho sự tiêu hoá và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác.
Ngoài ra men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá, như các
men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị, các men của cải
bắp và xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến tuỵ.
Về thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tuỳ theo từng
loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5-1,5%). Tuy
vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu
tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau sắng (3,9%), rau ngót (4,1 %), cần tây
(3,1%), su hào, rau giền, rau đay (1,8-2,2%). Về glucid, trong rau tươi có các loại
đường đơn dễ hấp thu , tinh bột, xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung

bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4 %, có những loại có tới 6-8%. Chất
xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza
của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành
phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và
tiết dịch của ruột giúp tiêu hoá dễ dàng.
Rau tươi là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và
muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi. Hầu
hết các loại rau tươi thường dùng của nhân dân ta đều giàu vitamin nhất là vitamin
3


A và C là những vitamin hầu như không có hoặc có chỉ có rất ít trong thức ăn động
vật. Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng. Trong rau có nhiều chất
khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Chúng giữ vai trò quan trọng trong cơ
thể và cần thiết để duy trì kiềm toan. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự
do cần thiết để trung hoà các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển
hoá tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của
các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối
kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi
tiểu. Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75 %. Đặc biệt
là các loại rau thơm, rau dền, rau đậu có nhiều magiê.
Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt
hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt. Tóm lại
rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng ngày của chúng ta
không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn
gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.
1.1.2. Công dụng của một số loại rau nghiên cứu trong đề tài
- Rau xà lách
Nước ép xà lách có tác dụng giải nhiệt. Y học dân gian phương Tây cho rằng
dùng dịch ép xà lách pha với tinh dầu hoa hồng thoa vào trán và thái dương sẽ giúp

cắt những cơn đau đầu. Giúp thoát khỏi tình trạng táo bón, tốt cho những người bị
thiếu máu do thiếu sắt, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thấp khớp, đục thủy tinh thể.
Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên cải xà lách sẽ
rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh. Có thể can thiệp, giảm “nỗi đau” của đàn ông
do có tác dụng ngăn chặn xuất tinh sớm, giảm cân, đẹp da [3] [11].
- Rau cải
Lương y Hoàng Duy Tân cho biết, rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit
nicotic, catoten, abumin,...Công dụng của rau cải xanh: thanh nhiệt, chữa mụn nhọt,
hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân cường giáp, tiểu đường, chữa trị bệnh
viêm ruột – gout [3] [11].
- Rau ngò (rau mùi)
Rau mùi chứa nhiều acid ascorbic và được xem là có tính năng lọc máu rất
tốt.Thường xuyên uống nước rau mùi sẽ giúp làm hạ cholesterol trong máu.
Uống nước ép từ rau mùi còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các
vitamin như A, C, B1, B2 và chất sắt. Một số công dụng như bổ tì vị, tác dụng
cường dương, giúp tăng thêm lượng tích trữ, giải phóng nước tiểu và giảm đầy hơi,
thường được dùng để trị đánh rắm, thuốc bổ, nhuận tràng, lợi tiểu.Rau mùi giúp
tống các chất đờm nhớt ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và gây rối loạn
4


đường hô hấp, chữa cảm cúm,trị sỏi thận, sỏi, nghẽn thận, bệnh vàng da và bệnh
phù, chữa rong kinh, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh, tác dụng làm đẹp da [3] [11].
- Rau diếp cá
Chữa bệnh trĩ, chữa táo bón, chữa sốt ở trẻ em, chữa kinh nguyệt không đều,
chữa viêm âm đạo, chữa mụn nhọt sưng đỏ, chữa bệnh viêm tai giữa, chữa viêm phế
quản. Điều trị sỏi thận, trị chứng đái buốt, đái dắt, chữa sốt nóng trẻ em, chữa đau
mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh [3] [11].
1.2. PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
1.2.1. Vai trò của phân bón

Phân bón là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Nó chiếm
tỷ lệ lớn trong năng suất cây trồng. Phân bón là sự bổ sung vật chất - năng lượng
vào chu trình trao đổi vật chất - năng lượng của hệ. Trong thực tiễn sản xuất như
chúng ta đã biết, hàng năm chúng ta thu hoạch một khối lượng lớn nông sản, nên đã
mang đi khỏi đất một lượng khá lớn dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, vì vậy để
tiếp tục thu được hiệu quả kinh tế cao trong những năm tiếp theo người sản xuất
hàng năm cũng phải bổ sung cho đất một lượng lớn chất dinh dưỡng thông qua việc
bón phân. Ở Việt Nam phân bón đóng góp vào việc tăng tổng sản lượng từ 38 40%.Như vậy, muốn cải tạo độ phì nhiêu của đất không còn con đường nào khác là
phải bón phân. Tuy nhiên, tác dụng tích cực của phân bón đến năng suất và phẩm
chất của cây trồng cũng như môi trường đất và nước chỉ thể hiện khi được sử dụng
một cách cân đối và hợp lý [9].
Một vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay trong sử dụng phân bón là người sản xuất
phần lớn còn thiếu hiểu biết về đất, phân bón nên đã đầu tư mất cân đối. Do đó, vấn
đề đặt ra là sử dụng phân bón phải dựa trên quan điểm sử dụng phân bón phối hợp
cân đối mới đảm bảo được tính bền vững của hệ thống canh tác. Nền tảng của quản
lý tổng hợp dinh dưỡng cây trồng là bón phân cân đối và hợp lý. Khái niệm cân đối
là một khái niệm cụ thể và luôn biến động nên hệ thống sử dụng phân bón phối hợp
cân đối luôn có bốn tính cơ bản là: tính cụ thể, tính mục tiêu, tính thời điểm và tính
gần đúng [9].
Trong 20 năm qua việc sử dụng phân bón trong thâm canh cây trồng ở nước ta
diễn ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa N, P và K. Tỷ lệ sử dụng kali thấp hơn
nhiều so với đạm và lân. Ở những vùng mà người sản xuất có trình độ thâm canh
thấp, khoảng 70% nông dân bón đạm vượt và vượt xa so với nhu cầu bón (theo
khuyến cáo trong quy trình), vai trò của lân và kali trong khi đó lại hầu như chưa
được chú ý đến một cách thoả đáng [9].

5


1.2.2. Phân đạm

Đạm là một nguyên tố quan trọng bậc nhất trong các nguyên tố cấu tạo nên sự
sống. Đạm có trong thành phần tất cả các protein đơn giản và phức tạp, mà nó là
thành phần chính của màng tế bào thực vật, tham gia vào thành phần của axit
Nucleic (tức ADN và ARN), có vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi vật chất của
các cơ quan thực vật. Đạm còn có trong thành phần của diệp lục tố, mà thiếu nó cây
xanh không có khả năng quang hợp, có trong các hợp chất Alcaloid, các phecmen
và trong nhiều vật chất quan trong khác của tế bào thực vật [16].
Biểu hiện Thiếu đạm (N) cây sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng.
Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào nên khả năng sinh
trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý - sinh hóa trong cây cũng bị
ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá chuyển vàng [16].
Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO−
3 ) và ion

amoni (NH4 ). Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây, làm
tăng tỷ lệ của protein thực vật. Có phân đạm cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho
nhiều hạt, củ hoặc quả. Các loại phân đạm chính là phân đạm amoni, phân đạm
nitrat, phân đạm ure [19].
Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng không tốt. Thừa đạm sẽ làm cho cây không
chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy nhiều dạng đạm vô cơ gây độc
cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh trưởng thái quá, gây vóng. Các hợp chất các
bon phải huy động nhiều cho việc giải độc đạm nên không hình thành được các chất
“xơ” vì vậy làm cây yếu, các quá trình hình thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc
không cho thu hoạch...[2].
Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng N% trong
phân[19].
a. Phân đạm amoni [19]
Phân đạm amoni là các muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3,… Các
muối này được điều chế khi cho amoniac tác dụng với axit tương ứng. Thí dụ:
2NH3 + H2 SO4 → (NH4 )2 SO4

Khi tan trong nước, muối amoni bị thủy phân tạo ra môi trường axit, nê chỉ
bón phân này cho các loại đất ít chua, hoặc đất đã được khử chua trước bằng vôi
(CaO).
b. Phân đạm nitrat [19]
Phân đạm nitrat là các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2,… Các muối này được
điều chế khi cho axit nitric tác dụng với muối cacbonat của các kim loại tương ứng.

6


Thí dụ:
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3 )2 + CO2 + H2 O
Phân đạm amoni và phân đạm nitrat khi bảo quản thường dễ hút nước trong
không khí và chảy rữa. Chúng tan nhiều trong nước, nên có tác dụng nhanh đối với
cây trồng, nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.
c. Ure [19]
Ure ((NH2 )2 CO) là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, chứa khoảng 46%
N, được điều chế bằng cách cho amoniac tác dụng với CO2 ở nhiệt độ 180 – 200oC,
dưới áp suất ~200 atm:
CO2 + 2NH3 → (NH2 )2 CO + H2 O
Trong đất, dưới tác dụng của vi sinh vật ure bị phân hủy cho thoát ra amoniac,
hoặc chuyển dần thành muối amonicacbonat khi tác dụng với nước:
(NH2 )2 CO + 2H2 O → (NH4 )2 CO3
Hiện nay ở nước ta ure được sản xuất tại nhà máy phân đạm Bắc Giang và nhà
máy phân đạm Phú Mỹ.
1.3. NITRAT

Hình 1.1: Muối Nitrat
1.3.1. Trạng thái tự nhiên và tính chất hóa học [15]
Công thức cấu tạo của ion Nitrat:


Nitrat là muối của axit nitric. Người ta đã biết được tất cả muối nitrat của các
kim loại. Trong muối nitrat ion NO-3 có cấu tạo hình tam giác đều với góc ONO
bằng 120ᵒ và độ dài của liên kết NO bằng 1,218Ӑ. Trong đó nguyên tử N ở trạng
7


thái lai hóa sp2, ba obitan lai hóa tham gia tạo thành ba liên kết σ với ba nguyên tử
O. Obitan 2p còn lại ở N tạo nên một liên kết π không định chỗ với ba ngyên tử O.
Ion Nitrat không có màu nên các muối nitrat của các cation không màu đều
không có màu. Hầu hết các muối Nitrat đều dễ tan trong nước. Một vài hút ẩm trong
không khí như NaNO3 và NH4NO3. Muốinitrat của những kim loại hóa trị II và hóa
trị III thường ở dạng Hidrat.
Muối Nitrat của kim loại kiềm khá bền với nhiệt (chúng có thể thăng hoa trong
chân không ở 380 - 500ᵒC) còn nitrat của các kim loại khác dễ phân hủy khi đun
nóng. Độ bền của muối nitrat phụ thuộc vào bản chất của cation kim loại. Nitrat của
những kim loại hoạt động đứng trước Magie ở trong dãy thế điện cực tăng dần, khi
đun nóng bị phân hủy thành Nitrit và Oxi.
Ví dụ :
2NaNO3 → 2NaNO2 + O2
Nitrat của những kim loại từ Magie đến Đồng, khi đun nóng bị phân hủy thành
oxit, Nito dioxit, và oxi.
Ví dụ:
2Pb(NO3 )2 → 2PbO + 4NO2 + O2
Nitrat của những kim loại hoạt động kém hơn Đồng, khi đun nóng bị phân hủy
đến kim loại.
Ví dụ:
Hg(NO3 )2 → Hg + 2NO2 + O2
Cách phân hủy khác nhau của các muối nitrat kim loại là do độ bền khác nhau
của nitrit và oxit của các kim loại quyết định. Chẳng hạn NaNO2 và PbO bền trong

khi Pb(NO2)2 và Hg(NO2)2 và HgO không bền.
Do dễ mất oxi, các muối nitrat khan khi đun nóng là chất oxi hóa mạnh. Ion
môi trường axit có khả năng oxi hóa như axit nitric, trong môi trường
trung tính hầu như không có khả năng oxi hóa, nhưng trong môi trường kiềm có thể
bị Al, Zn khử đến NH3.
NO−
3 trong

Ví dụ:
NaNO3 + 4Zn + 7NaOH + 6H2 O → 4Na2 [Zn(OH)] + NH3
Muối Nitrat kim loại có thể điều chế bằng tác dụng của axit nitric với kim loại,
oxit, hidroxit hay cacbonat kim loại.

8


Muối nitrat có giá trị thực tế cao là KNO3 hay còn gọi là diêm tiêu kali. Được
ứng dụng trong công nghiệp làm thuốc súng đen, dùng làm phân bón, chất bảo quản
thịt và dùng trong công nghiệp thủy tinh.
1.3.2. Độc tính của nitrat [7]
Hợp chất quan trọng của nitơ là NO−
3 gây những tác hại không nhỏ cho sức
khoẻ con người đặc biệt thông qua nguồn thực phẩm. Hàm lượng NO−
3 liên quan
chặt chẽ tới hàm lượng đạm sử dụng. Nếu con người bón quá lượng đạm cần thiết
cho cây trồng gây ra dư thừa nitrat. Khi vào cơ thể con người NO−
3 tham gia phản

ứng khử ở dạ dày và đường ruột sinh ra NO−
2 là chất độc hơn cả NO3 .

Thật ra bản thân nitrat không độc, ngộ độc ở đây là ngộ độc nitrit, nhưng do
nitrat, nitrit có thể chuyển hóa lẫn nhau nhờ phản ứng hóa học (phản ứng oxy hóa
khử) và cả phản ứng sinh học (do vi khuẩn chuyển hóa) nên nitrat biến thành nitrit
gây ngộ độc, vì thế gọi chung là ngộ độc nitrat, nitrit.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, các nước nhập khẩu rau tươi đều phải
kiểm tra dư lượng Nitrat. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế châu
Âu (EC) giới hạn hàm lượng Nitrat trong nước uống là 50 mg/l, đối với rau không
quá 300 mg/kg rau tươi.
1.3.3. Độc tính của nitrit [7]

Hình 1.2 : Nitrit đi vào cơ thể gây xanh da, thiếu máu và nguy cơ gây ung thư
Hàng ngày thông qua thực phẩm thì nitrit gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lớn
của con người. Nitrit đi vào cơ thể gây xanh da, thiếu máu và nguy cơ gây ung thư.
Khi vào cơ thể nitrit kết hợp với Hemoglobin hình thành methaemoglobin, kết quả
hàm lượng Hemoglobin giảm sẽ làm giảm quá trình vận chuyển oxi trong máu.
Thông thường hemoglobin chứa Fe2+ ion này có khả năng liên kết với oxi. Khi có
3+
mặt của NO−
2 nó sẽ chuyển hoá thành Fe khiến hồng cầu không làm được nhiệm vụ
chuyển tải oxi. Nếu duy trì lâu sẽ dẫn tới ung thư.
3+
2HbFe2+ (O2 ) + NO−
+ 2OH − + NO−
2 + H2 O → 2HbFe
3 + O2

Sự tạo thành methemoglobin đặc biệt thấy rõ rệt ở trẻ em. Trẻ em mắc chứng
bệnh này thường xanh xao và dễ bị đe doạ đến cuộc sống đặc biệt là trẻ em dưới 6
tháng tuổi.
9



Ngoài ra khi nitrit vào dạ dày tại đây pH thấp nitrit được chuyển thành axit
nitrơ có khả năng phản ứng được với amin hoặc amit sinh ra nitrosamine – đây là
hợp chất gây ung thư. Các hợp chất nitroso được tạo thành từ các amin bậc II và
axit nitrơ có thể trở nên bền vững hơn nhờ tách lại proton trở thành nitrosamine.

Các amin bậc III trong môi trường axit yếu ở pH = 3 – 6 với sự có mặt của ion
nitrit chúng dễ dàng phân huỷ thành anđehit và amin bậc II. Sau đó amin bậc II tiếp
tục chuyên thành nitrosamine.

Các amin bậc II thường xuất hiện trong quá trình nấu rán thực phẩm giàu
protein hay quá trình lên men. Nitrit có trong rau quả vào khoảng 0,05 – 2 mg/kg.
Khi dùng thực phẩm hay nguồn nước có nồng độ NO−
2 vượt quá giới hạn cho phép
lâu ngày sẽ gây nên ngộ độc.
Do nitơ và hợp chất của chúng có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người nên
tổ chức y tế thế giới và các quốc gia đều có những quy định về hàm lượng nitrit và
nitrat trong nước uống và thực phẩm (Bảng 1.1)
Bảng 1.1: Quy định hàm lượng Nitrit và Nitrat trong nước uống của một
số Quốc gia và Tổ chức
TT

Tổ chức và Quốc gia

Hàm lượng NO3 (mg/l)

Hàm lượng
NO-2 (mg/l)


1

WHO

45

-

2

TCVN5501-91

50

0,1

3

Canada

10

1,0

4

EEC

50


0,1

5

CHLB Đức

50

0,1

10


1.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NITRAT BẰNG PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ UV - VIS
Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử hay còn gọi là phương pháp đo
quang, phương pháp phân tích trắc quang phân tử là một trong những phương pháp
phân tích công cụ thông dụng [5].
1.4.1. Cơ sở lý thuyết
Cơ sở của phương pháp là dựa vào phản ứng tạo chất màu của chất cần xác
định với thuốc thử và dựa vào định luật Lambe - Beer để xác định hàm lượng chất
đó.
- Sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch màu [5]
Dung dịch có màu là do bản thân dung dịch đã hấp thụ một phần quang phổ
(một vùng phổ) của ánh sáng trắng, phần còn lại ló ra cho ta màu của dung dịch,
chính là màu phụ của phần ánh sáng trắng đã bị hấp thụ (vùng quang phổ còn lại).
Ví dụ: dung dịch Fe(SNC)3 ta nhìn thấy màu đỏ là do khi ánh sáng chiếu vào dung
dịch, dung dịch này hấp thụ mạnh bức xạ đơn sắc màu xanh và xanh lá cây, vùng
quang phổ còn lại ló ra cho ta màu đỏ.
Sự hấp thụ của dung dịch theo màu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.2 Sự hấp thụ của dung dịch theo màu

BƯỚC SÓNG λ (nm)

VÙNG HẤP THỤ

MÀU CỦA DUNG DỊCH

400nm – 450nm

Vùng tím

Lục ánh vàng

450nm - 480nm

Vùng chàm

Vàng

480nm – 498nm

Vùng chàm lục

Da cam

490nm – 510nm

Vùng lục chàm

Đỏ


510nm – 560nm

Vùng lục

Đỏ tía

560nm – 575nm

Vùng lục ánh vàng

Tím

575nm – 590nm

Vùng vàng

Chàm

590nm – 640nm

Vùng đỏ cam

Chàm lục

640nm – 720nm

Vùng đỏ

Lục chàm


720nm – 800nm

Vùng đỏ tía

Lục

Sự hấp thụ bức xạ đơn sắc của dung dịch còn phụ thuộc vào nồng độ của chất
hấp thụ. Ở ví dụ trên, dung dịch Fe(SCN)3 càng lớn thì sự hấp thụ càng mạnh, biểu
diễn ở màu của dung dịch càng đậm.

11


1.4.2. Định luật Lambe – beer [8]
Chiế u bức xa ̣ đơn sắ c có bước sóng λ1 có cường đô ̣ I0 qua dung dịch chứa cấ u
tử khảo sát có nồ ng đô ̣ C. Bề dày dung dich
̣ là 1. Ta ̣i bề mă ̣t cuvet đo, mô ̣t phầ n bức
xa ̣ bi ̣phản xa ̣ có cường đô ̣ IR, mô ̣t phầ n bức xa ̣ bi ̣hấ p thu có cường đô ̣ IA. bức xa ̣ ra
khỏi dung dich
̣ có cường đô ̣ I.

Hình 1.3: Chiếu bức xạ đơn sắc (I0) qua dung dịch cấu tử khảo sát
Do đó Io = IR + IA + I
Cho ̣n cuvet đo có bề mă ̣t nhẵn, truyề n suố t để IR = 0  I0 = IA + I
I

log o = A = ε.l.C
I

Trong đó: ε là mô ̣t hằ ng số tỉ lê ̣ có tên đô ̣ hấ p thu phân tử biể u thi ̣ đô ̣ hấ p thu

của dung dich
̣ có nồ ng đô ̣ chấ t tan là 1 M đươ ̣c đựng trong bình cuvet dày 1cm và
có đơn vi ̣là 1 mol-1cm-1.
Bây giờ ta có thể áp du ̣ng dễ dàng đinh
̣ luâ ̣t Beer vào viê ̣c xác đinh
̣ nồ ng đô ̣
các chấ t tan bằ ng cách đo đô ̣ hấ p thu A của chúng.
- Cường đô ̣ hấ p thu bấ c xa ̣ của cấ u tử đươ ̣c xác đinh
̣ bằ ng 2 đa ̣i lươ ̣ng:
- Đô ̣ truyề n suố t T (Transmittance)
T=

I
I0

- Đô ̣ hấ p thu quang A (A bsorbance) hay mâ ̣t đô ̣ quang OD (Optical
denstity)
I

1

100

I

T

T%

A = log o = log = log


= 2 – log T%

Trong đó:
T: Là độ truyền suốt
I0: Là cường độ bức xạ đơn sắc chiếu qua dung dịch cấu tử
I: Là cường độ bức xạ ra khỏi dung dịch
Nế u đo đô ̣ hấ p thụ quang của mô ̣t loa ̣t dung dich
̣ bằ ng mô ̣t dòng sáng đơn sắ c
(ta ̣i mô ̣t giá tri ̣ λ) thì A = f(I,C) là hàm bâ ̣c nhấ t, đường biể u diễn là mô ̣t đường
thẳ ng, còn đường T=f(C) là mô ̣t đường cong.
12


Vì vâ ̣y trong phân tích trắ c quang chỉ dùng đường A = f(C) mà không dùng
T=f(C)

T

Hình 1.4: Đồ thị A = f(C) và T = f (C)
Sự lệch khỏi định luật Beer [8]
Sự lệch khỏi định luật Beer được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Hình 1.5: Giới hạn của định luật Beer về sự hấp thụ quang
Khoảng tuyến tính LOL (Limit of Linear Response) là khoảng nồng độ tuân
theo định luật Beer (A = εlC) nghĩa là khi nồng độ tăng thì độ hấp thụ quang A
tăng. Ngoài giới hạn LOL là sự lệch khỏi định luật Beer, nghĩa là khi nồng độ tăng
thì độ hấp thụ quang A hầu như không tăng nữa.
Nguyên nhân của quá trình này là do nồng độ dung dịch quá lớn. Ngoài ra,
khoảng tuyến tính LOL còn bị ảnh hưởng của mức độ đơn sắc của ánh sáng sử

dụng, pH của dung dịch, lực ion, sự pha loãng...

13


1.4.3. Xác định 𝐍𝐎−
𝟑 [8]
a. Phương pháp khử bằng cột cadmium
Nguyên lý:

NO−
3 bị khử thành NO2 khi đi qua cột Cadmium (Cd), phương trình phản ứng:

2+
NO−
+ OH−
3 + H2 O + Cd → NO2 + Cd

NO−
2 hình thành được xác định bằng phương pháp so màu diazo được mô tả ở
phần trên.
Các chất gây nhiễu và giới hạn phân tích:
Hàm lượng vật chất lơ lửng quá cao làm giảm hiệu suất của cột khử, lọc mẫu
qua giấy lọc 0,45 µm trước khi cho qua cột khử. Các ion kim loại như Fe2+, Cu2+ và
các kim loại khác cũng làm giảm hiệu suất của cột khử khi hàm lượng đạt vài mg/l,
dùng EDTA để loại trừ ảnh hưởng này. Dầu, mỡ trong mẫu nước sẽ bao quanh bề
mặt các hạt Cd làm giảm sự tiếp xúc của mẫu nước với hạt Cd, do đó mẫu nước cần
loại dầu mỡ bằng dung môi hữu cơ trước khi cho qua cột khử. Dư lượng Chlorin sẽ
oxi hóa Cd cũng làm giảm hiệu suất của cột khử, có thể kiểm tra dư lượng chlorine
bằng chỉ thị DPD và khử chlorin bằng Na2S2O3.

b. Phương pháp Salicilate
Nguyên lý:
Trong môi trường kiềm NO−
2 sẽ hình thành phức màu vàng anh với axit
Sunfanilic.

1.4.4. Ưu điể m của phương pháp [8]
- Phương pháp có đô ̣ nha ̣y cao, thường có thể xác đinh,
̣ đinh
̣ lươ ̣ng các nồ ng
đô ̣ nhỏ hơn 10-7 M. do đó, đươ ̣c ứng du ̣ng trong hai liñ h vực:
Thứ nhấ t là trong liñ h vực phân tích lươ ̣ng vế t, phép đo đô ̣ trắ c quang trong
vùng phổ tử ngoa ̣i và khả kiế n cho phép đinh
̣ lươ ̣ng các cấ u tử của mẫu có hàm
lươ ̣ng cỡ 1ppm về khố i lươ ̣ng.
Thứ hai là trong liñ h vực vi phân phân tích có thể xác đinh,
̣ đinh
̣ lươ ̣ng các cấ u
tử chiń h trong mẫu có kić h thước rấ t nhỏ.

14


- So với phương pháp chuẩ n đô ̣ và tro ̣ng lươ ̣ng truyề n thố ng thì phép phổ trắ c
quang là mô ̣t phương pháp thực hiê ̣n nhanh và thuâ ̣n lơ ̣i
- Nhờ có phầ n lớn máy quang phổ hiê ̣n đa ̣i mà có thể tiế n hành phép đo từ 5
đế n 10 mẫu trong 1 phút. Ngoài ra dễ dàng tự đô ̣ng hóa phương pháp đo phổ trắ c
quang, bắ t đầ u từ viê ̣c đưa mẫu vào cho đế n tính nồ ng đô ̣ mô ̣t số cấ u tử trong mẫu.
1.5. MÁY ĐO QUANG PHỔ [5]
Máy đo quang phổ hoạt động tuân theo định luật Lamber – Beer, không phụ

thuộc vào vùng phổ, các máy đo độ truyền quang và độ hấp thụ (mật độ quang) của
dung dịch gồm 5 bộ phận cơ bản:
- Nguồn bức xạ có năng lượng ổn định.
- Bộ phận tạo bức xạ đơn sắc cho phép ta chọn bước song của bức xạ đơn sắc
thích hợp với chất nghiên cứu.
- Các cuvet chứa dung dịch đo.
- Đitectơ để chuyển tín hiệu quang – năng lượng bức xạ - thành tín hiệu đo
được, thường là tín hiệu điện.
- Bộ phận chỉ thị kết quả đo của tín hiệu.
Nguồn
bức xạ
liên tục

Bộ phận
tạo tia
đơn sắc

Cuvet
đựng
dung dịch

Đitectơ

Chỉ thị
kết quả

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổng quát của một thiết bị đo quang
Tùy theo cấu tạo của từng loại thiết bị mà người ta chia ra làm 2 loại máy đo
quang là máy 1 chùm tia và máy 2 chùm tia.
Độ phức tạp của các bộ phận riêng của các máy đo phổ hấp thụ của dung dịch

cũng phụ thuộc vào các máy khác nhau, vào vùng bước sóng kể cả vùng sử dụng
các số liệu. Ví dụ: để đo độ hấp thụ trong vùng khả kiến ta có các máy so màu bằng
mắt, máy so màu quang điện, trong vùng hồng ngoại ta có máy quang phổ hồng
ngoại IR, hiện nay các máy quang phổ hấp thụ phân tử thường cho phép đo trong
vùng tử ngoại UV và cả vùng khả kiến VIS từ 190nm đến 1100 nm, gọi chung là
máy quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS.

15


CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xác định hàm lượng nitrat bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UVVIS (Ultraviolet – Visible)
Nguyên tắc:
Hòa tan (chiết xuất) nhanh NO−
3 trong mẫu cây trồng tươi trong môi trường
nước bằng năng lượng vi sóng.
Đo màu vàng đặc trưng của dung dịch có độ hấp thụ quang cực đại ở bước
sóng 410nm, hình thành bởi dung dịch NO−
3 tác dụng với thuốc thử axit
phenoldisunfulnic tạo thành nitrophenoldisulfunic trong môi trường kiềm.
2.2. HÓA CHẤT VÀ THUỐC THỬ
Hóa chất sử dụng để pha các chất chuẩn đạt loại tinh khiết hóa học, hóa chất
sử dụng để phân tích đạt loại tinh khiết phân tích.
2.2.1. Hóa chất
Nước cất: TCVN 4851:1989
Phenol (C6H5OH)
Axit sunfuric (H2SO4) d= 1,84.
Axit axetic (CH3COOH) 10% theo thể tích (V:V), hòa tan trong nước cất.
Amoni hydroxit (NH4OH)

Natri Hidroxit (NaOH)
2.2.2. Thuốc thử
Dung dịch axit phenoldisulfonic (C6H6O7S2): Hòa tan 25g Phenol tinh khiết
vào 150 ml H2SO4 đặc (d= 1,84), thêm 75 ml axit H2SO4 bốc khói. Đun nóng 2h
trong nước sôi, bảo quản trong lọ mẫu tối.
Lưu ý: Cần thực hiện quy trình này trong tủ hút.
Dung dịch tiêu chuẩn nitrat, nồng độ 10 mg/l
Cân chính xác 0,1631 g KNO3 khô tinh khiết, hòa tan bằng nước và them nước
đến 1000ml trong bình định mức. Trọn đều dung dịch, thu được dung dịch tiêu
chuẩn có nồng độ 100mg/l, hòa loãng tiếp 10 lần có dung dịch tiêu chuẩn có nồng
độ 10mg/l.
Dung dịch NH4OH, pha trong nước cất tỷ lệ 1:1 tính theo thể tích.
Dung dịch NaOH, pha trong nước cất tỷ lệ 10 % tính theo khối lượng trên thể
tích dung dịch.
16


2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và các
thiết bị, dụng cụ được hệ thống quản lý phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC
17025:2005 như sau:
Máy quang phổ DR5000

Hình 2.1: Máy đo quang phổ DR5000
Máy nghiền mẫu thực vật
Cân phân tích, độ chính xác 0,0002g
Lò vi sóng, công suất 850 W, tần số 2450 MHz

Hình 2.2: Thiết bị phá mẫu AURORA
Nồi cách thủy, nhiệt độ 100oC


Hình 2.3: Nồi cách thủy
Tủ hút
Cốc chịu nhiệt, dung tích 250ml
Bình định mức, dung tích 50; 100; 200; 500; 1000ml
17


Pipet, dung tích từ 1ml đến 5ml

Hình 2.4: Giá đựng dụng cụ thủy tinh
2.4. CÁCH TIẾN HÀNH
Thực hiện cá bước tiến hành theo sơ đồ 2.1.

Lấy mẫu và chuẩn
bị mẫu

Chiết nitrat bằng lò
vi sóng

xác định nitrat

Sơ đồ 2.1: Các bước tiến hành
2.4.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác định
8551:2010.

NO−
3 theo TCVN


Lấy mẫu rau tươi tại các thôn trên địa bàn xã Gia Ninh. Cụ thể: thôn Tiến
Vinh (Mẫu 1), thôm Dinh Mười (Mẫu 2).
Bảng 2.1 Các mẫu phân tích
STT
Loại mẫu
Số mẫu

1

2

3

4

Xà lách

Ngò

Cải

Diếp cá

2

2

2

1


2.4.2. Phương pháp chiết nitrat và nitrit bằng lò vi sóng
NO−
3 trong mẫu cây trồng được hòa tan bằng lò vi sóng. Phương pháp chiết
này có thể loại trừ được hầu hết các ảnh hưởng xấu đến kết quả phân tích nitrat.
Cách làm như sau:
Thái nhỏ, trộn đều mẫu, cân khoảng 10g mẫu với độ chính xác 0,2 mg, nghiền
nhỏ bằng máy nghiền thực vật tươi và cho vào cốc 250 ml, thêm nước cất cho đến
khoảng 200 ml.
18


Đưa mẫu vào lò vi sóng và tiến hành đun vi sóng ở mức năng lượng 70%
trong thời gian 12 min.
Lấy ra để nguội, lọc bỏ bã và định mức dịch lọc bằng nước cất đến 200ml. Lấy
10ml để xác định NO−
3.
2.4.3. Xác định nitrat
Thực hiện các bước tiến hành theo sơ đồ sau:

Xây dựng đồ thị
chuẩn

Đo mẫu

Tính kết quả

Sơ đồ 2.2: Quy trình xác định nitrat
Hóa chất sử dụng: NaOH, NH4OH, axit phenoldisunfunic.


Hình 2.5: Hóa chất sử dụng: NaOH, NH4OH, axit phenoldisunfunic
2.4.3.1. Xây dựng đồ thị chuẩn 𝑵𝑶𝟑−

Xây dựng đồ thi chuẩn bằng dãy tiêu chuẩn 0,1 mg NO−
3 /l đến 1,0 mg NO3 /l.

Cách tiến hành
Chuẩn bị dãy cốc 250 ml, thêm vào mỗi cốc một lượng dung dịch nitrat tiêu
chuẩn 10 mg/l theo thứ tự lần lượt 0,0; 0,1; 0,2; 0,4; 0,6; 0,8; 1,0 ml.
Đun cách thủy cho bay hơi đến cạn (không để cháy) và để nguội.

Hình 2.6: Đun cách thủy
19


Ghi chú: Có thể cô cạn bằng lò vi sóng ở mức năng lượng thấp 30% công suất,
trong thời gian khoảng 5 min đến 10 min.
Thêm vào mỗi cốc 1 ml dung dịch axit phenoldisunfonic và lắc mạnh cho
phản ứng xảy ra nhanh chóng.
Để yên 10 min, sau đó thêm vào mỗi cốc khoảng 20 ml nước cất.
Cẩn thận thêm vào mỗi cốc 8 ml dung dịch NH4OH tỷ lệ 1:1 theo thể tích để
pH nằm trong khoảng từ 10 đến 11.
Ghi chú: Có thể trung hòa dung dịch bằng cách nhỏ từng giọt dung dịch
NaOH 10%, thử bằng quỳ tím, cho đến khi dung dịch chuyển màu vàng (dư một ít
NaOH không ảnh hưởng đến màu của dung dịch).
Chuyển dung dịch trong cốc vào bình định mức dung tích 50ml, định mức
bằng nước cất đến vạch và lắc kỹ.

Hình 2.7: Dung dịch mang đi đo phổ
Sau 20 min, đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 410nm. Sau khi biểu diễn lên

đồ thị ta được đường chuẩn có nồng độ NO−
3 từ 0,1 mg/l đến 1 mg/l.
Dựng đô thị với trục hoành là khối lượng của nitrat trong dung dịch hiệu
chuẩn và trục tung là giá trị của độ hấp thụ tương ứng xác định được bằng máy đo
đo phổ DR5000 ở bước sóng 410 nm.
2.4.3.2. Đo mẫu
Chuẩn bị dãy cốc 250 ml, lấy vào mỗi cốc 10 ml dịch đã chiết bằng lò vi sóng.
Tiếp tục các bước như quy định như đối với dung dịch hiệu chuẩn.
Đo độ hấp thụ quang của dung dịch màu ở bước sóng 410 nm.
Đồng thời tiến hành mẫu trắng với 10 ml nước như với dung dịch mẫu.
Đo dung dịch mẫu đồng nhất điều kiện như đo dung dịch tiêu chuẩn.
Căn cứ vào đồ thị chuẩn và số đo mẫu trên máy xác định được nồng độ mg
trong dung dịch đo, từ đó suy ra hàm lượng NO−
3 trong mẫu.

NO−
3 /l

20


×