Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Quách xuân kỳ người cộng sản trung kiên và cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của nhân dân bố trạch qua nhật ký của ông (1947 1949)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến thầy giáo Th.S Lê Trọng Đại - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Khoa học xã hội - Trường
Đại học Quảng Bình đã tận tình dạy dỗ, quan tâm giúp đỡ và động viên em trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Vì mới bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm và thời
gian có hạn nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả khóa
luận rất mong nhận được sự góp ý phê bình của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự
hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn. Khóa luận không sao chép công trình nghiên cứu của
người khác. Các dữ liệu thông tin sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng đúng quy định.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên

Quách Dáng Hương


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................................... 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu:......................................................................................................... 2


3.2. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................................ 2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2
4.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................... 2
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 3
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................................ 3
7. Bố cục khóa luận .................................................................................................................... 3
NỘI DUNG ............................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA QUÁCH XUÂN KỲ ............................. 4
1.1 Việt Nam những năm 1920 - 1949 ..................................................................................... 4
1.1.1 Việt Nam những năm 1920 - 1929 ..................................................................................... 4
1.1.2 Việt Nam những năm 1930 - 1945 ..................................................................................... 7
1.1.3 Việt Nam những năm 1945 - 1949 ..................................................................................... 8
1.2 Quê hương, gia đình và tuổi thơ Quách Xuân Kỳ ........................................................... 9
1.2.1 Quê hương của Quách Xuân Kỳ ........................................................................................ 9
1.2.2 Gia đình của Quách Xuân Kỳ .......................................................................................... 10
1.2.3 Tuổi thơ của Quách Xuân Kỳ .......................................................................................... 11
1.3. Qúa trình hoạt động cách mạng và những đóng góp của Quách Xuân Kỳ ............... 14
1.3.1 Vị trí của Quách Xuân Kỳ trong lịch sử .......................................................................... 14
1.3.2 Những đóng góp Quách Xuân Kỳ - người cộng sản trung kiên trong quá trình hoạt động
cách mạng. ................................................................................................................................ 15
1.3.2.1 Quách Xuân Kỳ tham gia xây dựng phong trào cách mạng thời kỳ Tiền khởi nghĩa ở
Bố Trạch ................................................................................................................................... 15
1.3.2.2 Quách Xuân Kỳ tham gia khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng củng cố chính
quyền cách mạng, mặt trận và tổ chức Đảng ở Bố Trạch (tháng 8/1945 – tháng 2/1947) ...... 16
1.3.2.3 Quách Xuân Kỳ cùng Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Bố Trạch kháng chiến chống Pháp
(từ tháng 3-1947 – tháng 12/1948)........................................................................................... 17
1.3.2.4. Quách Xuân Kỳ cùng Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Đồng Hới kháng chiến chống Pháp
và lãnh đạo chi bộ nhà lao Đồng Hới đấu tranh chống chế độ nhà tù của thực dân Pháp (từ
tháng 1 đến tháng 7 năm 1949) ................................................................................................ 21



CHƯƠNG 2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA NHÂN DÂN
BỐ TRẠCH QUA NHẬT KÝ CỦA QUÁCH XUÂN KỲ (1947 - 1949) ........................... 24
2.1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Bố Trạch qua nhật ký của
Quách Xuân Kỳ trong năm 1947 .......................................................................................... 24
2.1.1 Trong trang đầu của nhật ký, Quách Xuân Kỳ đã tái hiện lại sự kiện thực dân Pháp bắt
đầu cuộc tấn công đánh chiếm Bố Trạch từ ngày 27 đến 31/3/1947 như sau: ........................ 24
2.1.2 Quách Xuân Kỳ và Huyện ủy Bố Trạch tổ chức lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống
thực dân Pháp và tay sai .......................................................................................................... 24
2.1.3 Quách Xuân Kỳ tích cực vận động nhân dân tham gia kháng chiến............................... 25
2.2. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Bố Trạch qua nhật ký của
Quách Xuân Kỳ cuối năm 1948 đầu năm 1949. ................................................................... 37
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 40
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 41


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã có rất nhiều tấm
gương các cán bộ, chiến sỹ, đồng bào trên khắp cả nước không ngại hy sinh, chiến đấu
dũng cảm và lập nên những chiến công hiển hách. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ
đại đó, Quảng Bình được cả nước biết đến với các cụm từ: “Quảng Bình quật khởi”,
“Làng chiến đấu Cự Nẫm”, “Làng chiến đấu Cảnh Dương”... hay các anh hùng, liệt
sỹ: Lâm Úy, Trần Trực, Nguyễn Khính, Trần Quyền, Nguyễn Huy Thiêm, Quách Sỹ
Ca, Quách Xuân Kỳ…Trong hàng chục cái tên oanh liệt đó thì Liệt sỹ - anh hùng
Quách Xuân Kỳ cố Tỉnh ủy viên - bí thư Thị ủy thị xã Đồng Hới là người có nhiều
đóng góp quan trọng cho lịch sử quê hương, đất nước.
Là người con quê hương Quảng Bình, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bố

Trạch, cũng là hậu duệ của anh hùng liệt sỹ Quách Xuân Kỳ nên đã từ lâu tôi hằng ấp
ủ việc tìm hiểu thật cặn kẽ về cuộc đời và những đóng góp của ông. Việc tìm hiểu
cuộc đời sự nghiệp cuả Quách Xuân Kỳ và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
của nhân dân Quảng Bình không chỉ là một vinh dự mà còn giúp tác giả nâng cao
thêm hiểu biết của mình về lịch sử quê hương, làm hành trang nghề nghiệp sau này.
Mặt khác việc thực hiện đề tài giúp cho chính tác giả lần đầu tiên tập dượt việc nghiên
cứu khoa học. Xuất phát từ những lí do nói trên mà tôi chọn vấn đề: “Quách Xuân Kỳ
- người cộng sản trung kiên và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân
dân Bố Trạch qua nhật ký của ông (1947 - 1949)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Qua nghiên cứu tài liệu thành văn ở Quảng Bình chúng tôi thấy có nhiều tác
phẩm đã đề cập đến anh hùng Liệt sỹ Quách Xuân Kỳ ở những mức độ khác nhau.
Sau khi tập hợp nghiên cứu, dựa vào nội dung chúng tôi chia thành 2 nhóm với 2 mức
độ khác nhau.
+ Ở mức độ sơ lược có các tác phẩm: Lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch tập 1;
Lịch sử Đảng bộ Thị xã Đồng Hới tập 1; Lịch sử Đảng bộ thị Trấn Hoàn Lão; Quảng
Bình kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của bộ chỉ huy quân sự Tỉnh.
+ Ở mức độ một chuyên đề có các tác giả như:
- Nguyễn Tất Thắng, Dương Thanh Mừng với “Quách Xuân Kỳ - Người chiến sỹ
cách mạng trung kiên trong kháng chiến chống Pháp xâm lược tại Quảng Bình (19451954)”; Huỳnh Hữu Đại, (1988) Người con quê hương Hoàn Lão; Trần Hữu Phà,
(1998), với Dẫu có muộn màng,…
Không chỉ đi vào sử sách mà vào năm 2001 tấm gương yêu nước khí tiết người
cộng sản anh hùng Quách Xuân Kỳ còn được nhà viết kịch Phan Xuân Hải xây dựng
1


thành kịch bản để giới thiệu và ca ngợi. Đặc biệt năm 2006, Lê Ngọc Báu đã cho ra
mắt tác phẩm Anh hùng Quách Xuân Kỳ: “Niềm tin không chết”; Trần Công Tấn,
(2010) với Dòng sông Son vẫn trong xanh, NXB thời đại.

Tuy nhiên các công trình trên đều chưa khai thác để tái hiện lại bức tranh về
cuộc kháng chiến của nhân dân Bố Trạch trong những năm 1947-1949 trong nhật ký
của Quách Xuân Kỳ.
Trên cơ sở kế thừa công trình của những người đi trước, tác giả khóa luận cố
gắng tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về cuộc đời, sự nghiệp của Quách Xuân Kỳ và
những ngày tháng hào hùng oanh liệt nhưng đầy hy sinh mất mát của nhân dân huyện
Bố Trạch những năm 1945 - 1949 nói riêng và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
của nhân dân Quảng Bình nói chung.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu các đối tượng sau đây:
- Cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng liệt sỹ Quách Xuân Kỳ
- Nhật ký của Quách Xuân Kỳ
- Các công trình nghiên cứu của những người đi trước về Quách Xuân Kỳ
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Bố Trạch qua nhật ký của
Quách Xuân Kỳ
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Căn cứ vào đề tài chúng tôi xác định không gian nghiên cứu
chủ yếu ở địa bàn huyện Bố Trạch, thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh.
- Về thời gian: Khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu thời gian Quách Xuân
Kỳ sống và hoạt động cùng với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân
Bố Trạch trong những năm 1947 - 1949.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận xác định mục đích của đề tài là: Làm rõ những đóng góp của anh
hùng liệt sỹ Quách Xuân Kỳ cho cách mạng và tái hiện một phần bức tranh kháng
chiến chống thực dân Pháp ở Bố Trạch những năm 1947 - 1949 qua nhật ký của ông.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nói trên chúng tôi vạch ra các nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:

- Sưu tầm các tài liệu thành văn ở các thư viện, trung tâm lưu trữ về viết về cuộc
kháng chiến chống Pháp của quân và dân Quảng Bình những năm 1945-1954; các
công trình nghiên cứu về Quách Xuân Kỳ đã được công bố.
- Điền dã dân tộc học để tìm kiếm các tài liệu về Quách Xuân Kỳ ở địa phương.
2


- Làm rõ những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của Quách Xuân Kỳ đặc
biệt là những đóng góp của ông cho cách mạng.
- Nghiên cứu khai thác nhật ký của Quách Xuân Kỳ để tái hiện lại một phần bức
tranh về cuộc kháng chiến chống pháp của quân và dân Bố Trạch trong những năm
1947-1949.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài tác giả đứng trên quan điểm phương pháp luận duy vật lịch sử
và lập trường quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lịch sử, chúng tôi sử dụng
hệ thống các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp điền dả đân tộc học để tập hợp tài liệu lịch sử và văn học ở địa
phương.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết trong đó chủ yếu sử dụng hai phương
pháp của chuyên ngành lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgích đồng
thời kết hợp một số phương pháp liên ngành bổ trợ như: các phương pháp tổng hợp,
phân tích, thống kê, xác minh tài liệu để khai thác thông tin phục vụ cho đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Khóa luận sẽ tập trung giới thiệu làm rõ cuộc đời sự nghiệp và những đóng góp
của anh hùng liệt sỹ Quách Xuân Kỳ cho cách mạng.
Mặt khác khóa luận còn tái hiện lại một phần bức tranh về cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân Bố Trạch trong những năm 1947 - 1949 qua những trang
nhật ký của ông.
Khóa luận đã tập hợp được một thư mục tài liệu khá phong phú về anh hùng liệt
sỹ Quách Xuân Kỳ và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Quảng Bình.

7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, nội dung và kết luận thì bố cục của khóa luận được trình
bày trong 2 chương.
Chương I: Thân thế và sự nghiệp của Quách Xuân Kỳ từ trang 4 đến trang 23.
Chương II: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Bố Trạch qua
nhật ký Quách Xuân Kỳ (1947-1949) từ trang 24 đến trang 38.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA QUÁCH XUÂN KỲ
1.1 Việt Nam những năm 1920 - 1949
1.1.1 Việt Nam những năm 1920 - 1929
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, tuy là nước thắng trận nhưng Pháp cũng là
một trong những nước chịu thiệt hại khá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Tình hình đó
đã thôi thúc chính quyền Pháp tăng cường sản xuất trong nước, đồng thời đẩy mạnh
đầu tư, khai thác thuộc địa nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế và
khôi phục vị thế chính trị của mình trên trường quốc tế. Tại Việt Nam, thực dân Pháp
đẩy mạnh việc bóc lột thông qua chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai với qui
mô lớn hơn lần thứ nhất (từ 1919 - 1929) nhiều lần. Chỉ tính riêng 6 năm (1924 1929) tổng số vốn của tư bản Pháp đầu tư vào Đông Dương đã tăng gấp 6 lần so với
20 năm trước chiến tranh. Tác động của công cuộc khai thác thuộc địa đã dẫn đến
những biến đổi sâu sắc không chỉ về mặt kinh tế mà còn làm phân hóa trong lòng xã
hội Việt Nam. Bên cạnh các giai cấp cũ vẫn còn tồn tại như địa chủ phong kiến và
nông dân thì lúc bấy giờ đã xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới đó là: giai cấp tư
sản; giai cấp tiểu tư sản; giai cấp công nhân. Mỗi tầng lớp, giai cấp đều có quyền lợi,
địa vị khác nhau nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau. Giai
cấp địa chủ phong kiến phân hóa làm 2 bộ phận: Đại địa chủ là chổ dựa chủ yếu của
Pháp, được Pháp dung dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc
cướp đoạt ruộng đất, tăng cường bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị với nhân

dân. Vì thế họ không có khả năng cách mạng. Địa chủ vừa và nhỏ hoặc một số đại địa
chủ vẫn có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện. Giai
cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, họ bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề
nên bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong kiến.
Vì vậy giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng nồng cốt và hăng hái nhất của cách
mạng. Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu chủ
trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay làm đại lý hàng hóa cho
Pháp. Do quyền lợi kinh tế và quan hệ của họ với tư bản Pháp mà giai cấp tư sản Việt
Nam chia làm hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản có
quyền lợi kinh tế gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc. Còn tư sản
dân tộc có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập, bị Pháp chèn ép nên ít
nhiều có tinh thần dân tộc nhưng thế lực kinh tế nhỏ yếu nên dễ thỏa hiệp. Giai cấp tư
sản là tiểu tư sản, gồm nhiều thành phần như học sinh, sinh viên, viên chức, tri thức,
những người làm nghề tự do, buôn bán nhỏ… thường xuyên bị bọn đế quốc bạc đãi,
khinh rẻ, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản
4


và thất nghiệp nên họ có cũng là tầng lớp có tinh thần cách mạng. Đặc biệt trong giai
cấp tiểu tư sản bộ phận tri thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những
trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài nên trong các phong trào họ là lực lượng quan
trọng của cách mạng. Cuối cùng là giai cấp công nhân, ra đời trong đợt khai thác
thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong công
cuộc khai thác thuộc địa lần hai. Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân
quốc tế như đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng
riêng, có ý thức tổ chức và kỷ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để… thì giai cấp
công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng. Đó là bị ba tầng áp bức bóc lột
của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp
nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc; có điều
kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và trào lưu cách mạng thế giới. Cách mạng tháng

Mười Nga năm 1917 giành thắng lợi không chỉ đã cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu tranh mà
còn chỉ ra con đường đúng đắn để giành thắng lợi trong phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong giai
đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX các phong trào đấu tranh ở Việt Nam trước khi
diễn ra cách mạng tháng Mười Nga liên tiếp nổ ra. Cách mạng Việt Nam đứng trước
những thách thức mới đó là tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Những
con đường cách mạng, phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, tư sản
của các chí sĩ yêu nước như phong trào Cần vương, phong trào Duy tân, Đông Du…
rất rầm rộ nhưng cuối cùng đều thất bại, bị dìm trong biển máu. Cách mạng Việt Nam
đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối và lãnh đạo. Sau khi cách
mạng tháng Mười Nga thành công, năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp “luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin”. Luận cương đã chỉ ra con đường
giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào mà Người đã nhận định: “Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản”.
Bên cạnh việc bắt gặp con đường cách mạng đúng đắn là cách mạng vô sản với
thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga thì phong trào cách mạng Việt Nam còn
chịu ảnh hưởng của các phong trào giải phóng dân tộc trên giới, đặc biệt là cách mạng
Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Trung Quốc, ngày 4/5/1919 phong trào cách mạng rộng lớn
chống chủ nghĩa đế quốc bùng nổ, mở đầu cho cuộc cách mạng dân chủ mới tiếp diễn
trong suốt 30 năm đó. Phong trào Ngũ tứ đã thúc đẩy phong trào công nhân nhanh
chóng kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin dẫn đến việc thành lập Đảng cộng sản
Trung Quốc vào tháng 7 năm 1921. Còn ở Ấn Độ phong trào bãi công của công nhân
tiếp diễn trong suốt những năm 1924 - 1927, phong trào công nhân chống thuế, chống
địa chủ tăng tô diễn ra mạnh mẽ vào năm 1927. Chính sự biến đổi sâu sắc trong xã hội
5


và những nhân tố bên ngoài trong những năm 1920 - 1929 đã dẫn tới các phong trào
cách mạng ở nước ta: phong trào cải lương của Đảng Lập Hiến Bùi Quang Chiêu ở

Sài Gòn (1923), phong trào chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, phong trào đấu
tranh đòi thả Phan bội Châu (1925), truy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh (1926),
đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926)…
Năm 1925 - 1926 diễn ra phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản
thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa
đoàn, Phục Việt, Hưng Nam (1925), Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà
xuất bản như Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thi xã (Sài Gòn), Quan hải tùng
thư (Huế); ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (LA Cloche fêlée), Người nhà
quê ( Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam)...Tuy nhiên về sau cùng với sự thay
đổi của điều kiện lịch sử, các phong trào ngày càng bị phân hóa mạnh, có bộ phận đi
sâu hơn nữa vào khuynh hướng chính trị tư sản như Nam Đồng thư xã, có bộ phận
chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản tiêu biểu là Phục Việt, Hưng Nam. Năm
1927 - 1930 phong trào cách mạng tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt
Nam Quốc dân Đảng (25/12/1927). Cội nguồn của Đảng này là Nam Đồng thư xã,
mô phỏng theo chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn, vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng
trong phong trào ở Việt Nam chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái
(1930).
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc, ông tìm tiếp xúc và tìm hiểu các
tổ chức yêu nước Việt Nam hải ngoại ở đó. Nguyễn Ái Quốc đã chọn Tâm Tân xã để
cải tạo nó thành lập ra Cộng sản Đoàn làm nòng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên ra đời vào tháng 6 năm 1925. Sau khi thành lập, Hội đã phái người về
nước để tuyển người sang Trung Quốc dự các lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc ở
Quảng Châu hay để gửi sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương Đông. Mặt
khác những người được huấn luyện trở về nước lại tiếp tục mở các lớp huấn luyện để
phát triển hội viên và tổ chức của Hội. Do tổ chức của Hội Thanh niên phát triển
nhanh chóng và dân hình thành hệ thống tổ chức các cấp ở trong nước. Một số hội
viên của Tân Việt cũng đến dự các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Thanh Niên nên
Tân Việt đã nhiều lần thay đổi tôn chỉ, điều lệ theo hướng đường lối tôn chỉ của Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các học viên
về sau được tập hợp lại thành tập sách Đường Cách mệnh.

Trong năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát động phong trào vô
sản hóa đưa hội viên đi về các nhà máy hầm mỏ để thâm nhập vào đời sống của giai
cấp công nhân; để họ có điều kiện rèn luyện bản thân và tuyên truyền chủ nghĩa Mác
vào phong trào công nhân. Đến cuối tháng 3 năm 1929, tại số nhà 5D - Hàm Long Hà Nội một số hội viên tiên tiến của hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ đã
6


lập ra chi bộ Đảng đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 đồng chí do Trần Văn Cung làm bí thư
với mục đích chủ trương xây dựng cơ sở cho việc thành lập Đảng Cộng Sản ở Việt
Nam. Tháng 5 năm 1929, tại Hội nghị lần thứ nhất của hội Việt Nam cách mạng thanh
niên đại biểu kỳ bộ Bắc kỳ đề nghị đổi tên thành lập Đảng Cộng sản nhưng do bất
đồng giữa các đại biểu nên Hội nghị đã không đồng ý. Do đó đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc
Kỳ do Ngô Gia Tự đứng đầu đã bỏ Hội nghị về nước. Ngày 17 tháng 6 năm 1929, tại
số nhà 312 Khâm Thiên, Hà Nội các đại biểu ưu tú của tổ chức cơ sở Đảng ở Miền
Bắc đã họp và quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng thông qua tuyên
ngôn, điều lệ, quyết định xuất bản báo Búa Liềm và cử ra ban chấp hành Trung ương
Đảng.
Trước tình hình của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng và phong trào cách
mạng lúc bấy giờ thì một số hội viên tiên tiến ở Nam Kỳ cũng vạch ra kế hoạch thành
lập Đảng. Đến tháng 8 năm 1929 An Nam Cộng sản đảng ra đời.
Bên cạnh đó, một số hội viên tiến tiến của Tân Việt cách mạng đã họp vào tháng
12 năm 1929 và thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn họp họp hội. Tuy nhiên
sau khi thành lập ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau,
tranh giành quần chúng của nhau gây nên trở ngại lớn cho cách mạng nên yêu cầu bức
thiết lúc này là phải có một chính đảng thống nhất trong cả nước. Từ ngày 03 đến ngày
07 tháng 02 năm 1930, được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc từ Xiêm về Hương Cảng (Trung Quốc) chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam thông qua Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt và điều lệ vắn
tắt của Đảng. Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tạo nên bước ngoặt lịch sử của
phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

1.1.2 Việt Nam những năm 1930 - 1945
Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và
kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt. Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ
ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao
động không có tiền mua. Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại
của chủ nghĩa tư bản nói chung và đế quốc Pháp nói riêng. Vì vậy để giải quyết khó
khăn nước Pháp đã rút vốn đầu tư ở Đông Dương về các ngân hàng Pháp và dùng ngân
sách Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp khiến cho sản xuất công nghiệp ở Việt
Nam bị thiếu vốn dẫn đến đình trệ. Từ 1929 đến 1933 thiên tai lại xảy ra luôn, hết hạn
đến lụt. Sự tăng cường bóc lột thuộc địa và chính sách khủng bố trắng sau cuộc khởi
nghĩa Yên Bái (02-1930) làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Pháp ngày
càng sâu sắc.
Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập đã nắm quyền lãnh đạo phong trào cách
mạng. Ngay khi vừa mới ra đời, với đường lối cách mạng cứu nước đúng đắn, Đảng ta
7


đã quy tụ, đoàn kết chung quanh mình tất cả các giai cấp, các tầng lớp yêu nước, xây
dựng nên lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp, đấu tranh chống thực dân Pháp và
bọn phong kiến tay sai vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trải qua các cuộc đấu tranh
gian khổ hy sinh, với ba cao trào cách mạng lớn (1930-1931; 1936-1939; 1939-1945),
khi thời cơ đến Đảng đã lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành
công. Nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của chế độ thực dân và lật nhào
chế độ phong kiến tay sai thối nát. Ở địa phương Quảng Bình, ngày 23/08/1945 là
ngày khởi nghĩa chung cho toàn Tỉnh, nhân dân toàn Tỉnh đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,
miền xuôi cũng như miền ngược đã vùng lên đấu tranh lật đổ chính quyền phong kiến
tay sai ở địa phương. Chỉ trong vòng hai ngày đêm, quần chúng nhân dân khắp Tỉnh
đã đạp đổ được ách thống trị của đế quốc phong kiến giành chính quyền về tay nhân
dân.
1.1.3 Việt Nam những năm 1945 - 1949

Sau ngày cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời, nhân dân ta được đổi đời từ thân phận nô lệ trở thành công dân một nước độc lập.
Nhưng ngay lập tức chính quyền cách mạng non trẻ phải đương đầu với bao khó khăn
từ giặc đối, giặc dốt và đặc biệt là “thù trong giặc ngoài”. Đó là 20 vạn quân Tưởng
núp dưới danh nghĩa Đồng minh tràn vào miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra) làm nhiệm
vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật nhưng thực chất chúng ôm mộng lật đổ chính
quyền cách mạng; thiết lập chính quyền tay sai biến nước ta thành thuộc địa của
chúng. Ở miền Nam quân Anh kéo vào cũng dưới danh nghĩa đồng minh đến giải giáp
quân Nhật nhưng thực chất là dọn đường cho quân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Lợi
dụng tình hình trên bọn phản động đủ loại từ tay sai Pháp, Nhật ở trong nước đến bọn
Việt Quốc, Việt cách (lưu vong) theo chân quân Tưởng nổi dậy làm tay sai cho giặc
ngoại xâm. Bên cạnh đó, nền kinh tế tài chính lúc bấy giờ ở nước ta vô cùng khó khăn,
nạn đói xảy ra khắp nơi, lũ lụt, hạn hán kéo dài, 90% dân số mù chữ; tài chính quốc
gia trống rỗng.
Cũng như cả nước, ở Quảng Bình sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công,
chính quyền cách mạng phải đương đầu với những khó khăn chồng chất. Ngày
06/09/1945, một đại đội quân Tưởng lũ lượt kéo về thị xã Đồng Hới. Vừa đặt chân
tới, chúng đã đưa ra hàng loạt yêu sách ngang ngược, cướp bóc, vơ vét của nhân dân,
phá rối thị trường, đòi cung cấp lương thực cho chúng. Nhân cơ hội này, bọn địa chủ
cường hào tay sai phản động đội lốt Thiên Chúa giáo cấu kết với quân Tưởng tìm
cách phá hoại chính quyền. Trong lúc đó, tình hình kinh tế tài chính của Tỉnh hầu như
trống rỗng. Nạn đói chưa được giải quyết thì nạn thất nghiệp lan tràn, chính quyền
cách mạng lại vừa mới thành lập. Cho nên vào ngày 7/10/1945 một Hội nghị cán bộ
đại diện các cơ sở đảng trong Tỉnh được triệu tập ở thị xã Đồng Hới để thành lập
8


Đảng bộ Tỉnh. Vừa mới ra đời, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời và Đảng bộ
Quảng Bình đã thực hiện hàng loạt biện pháp tích cực để khắc phục khó khăn trên
mọi mặt. Đi đôi với công tác xây dựng chính quyền nhân dân, Đảng bộ còn chủ

trương phát triển lực lượng vũ trang, ở các huyện, xã các lực lượng tự vệ chiến đấu
được bổ sung, chấn chỉnh lại tổ chức. Bên cạnh đó, công tác xây dựng chiến khu được
chú trọng cho nên vào cuối năm 1946 ở Quảng Bình mọi công việc chuẩn bị kháng
chiến đã được triển khai khẩn trương và có hiệu qủa.
Ngày 27/03/1947, thực dân Pháp huy động lực lượng lớn gồm thủy lực, không
quân ồ ạt đổ bộ vào Quảng Bình. Với chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” và thực
hiện chính sách “đốt sạch, giết sạch”, chỉ trong một thời gian ngắn chúng đã chiếm
hầu hết các huyện lị trong Tỉnh: Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng
Trạch. Để chống lại âm mưu đánh chiếm mở rộng của kẻ thù thì ở thị xã Đồng Hới
công tác tiêu thổ kháng chiến được triển khai khẩn trương, công binh trong khi rút lui
đã phá hủy Cầu Dài, đánh sập nhà máy điện, hệ thống đường ray bị lật tung nhiều
đoạn, các nhà ga bị phá, nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”, tản cư lên chiến
khu. Tại các chiến khu, Ủy ban kháng chiến còn lập ra các trại kinh tế để tăng gia sản
xuất. Ở vùng bị tạm chiếm tiêu biểu là huyện Bố Trạch, các cuộc chiến đấu của các
đơn vị bộ đội và dân quân du kích vẫn diễn ra liên tục; phong trào rào làng chiến đấu,
gây dựng cơ sở kháng chiến lan rộng, tạo niềm tin cho nhân dân. Tuy nhiên trước sự
phát triển của phong trào thì thực dân Pháp đã dùng nhiều thủ đoạn để khủng bố, đàn
áp nhằm đè bẹp ý chí và lòng kiên định của nhân dân ta. Với tinh thần yêu nước,
truyền thống bất khuất, nhân dân Bố Trạch cùng với cả tỉnh và cả nước đã anh dũng
kháng chiến, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch bảo vệ các vùng tự do tạo
nên những pháo đài thép những làng chiến đấu nổi tiếng như Cự Nẫm, Cảnh Dương,
Lệ Sơn Hương Đạo… Cuộc kháng chiến đầy anh dũng hy sinh nhưng rất kiên cường
anh dũng của nhân dân Bố Trạch những năm 1947-1949 đã được Quách Xuân Kỳ mô
tả khá sinh động qua những trang nhật ký của ông. Tuy không thể bao quát toàn diện
cuộc chiến nhưng Quách Xuân Kỳ đã giúp chúng ta thấy được sự khốc liệt của chiến
tranh, những diễn biến tâm lý của các tầng lớp nhân dân và cán bộ đảng viên; những
trận đánh hào hùng của du kích; sự dã man tàn bạo của kẻ thù. Đặc biệt nhật ký đã
giúp chúng ta thấy được những tấm gương trun dũng kiên cường của quân và dân
Quảng Bình trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
1.2 Quê hương, gia đình và tuổi thơ Quách Xuân Kỳ

1.2.1 Quê hương của Quách Xuân Kỳ
Quách Xuân Kỳ sinh ra và lớn lên ở thôn Hoàn Lão (nay là Thị trấn Hoàn Lão),
xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hoàn Lão có tọa độ 170 34’37’’ vĩ
Bắc, 106031’49’’ kinh đông. Phía đông Hoàn Lão giáp xã Trung Trạch; phía nam giáp
9


các xã Trung Trạch và Đại Trạch; phía tây giáp các xã Đại Trạch, Tây Trạch và Hoàn
Trạch; phía bắc giáp các xã Đồng Trạch và Trung Trạch. Hoàn Lão có diện tích là 5,7
km2; dân số khoảng gần 7000 người. Thị trấn Hoàn Lão nằm trên Quốc lộ số 1, cách
thành phố Đồng Hới chỉ 13 km và cách khu Di sản thiên nhiên thế giới Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng trên 30 km. Mặt khác, với vị trí là huyện lị của Bố Trạch nên
Hoàn Lão ngày nay là một trong những địa phương có vị trí đặc biệt về giao thông và
nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế.
Hoàn Lão xưa kia là nơi ruộng đất màu mỡ, phì nhiêu, thuộc vùng đồng bằng
của Bố Trạch. Đây là khu vực thích hợp với sản xuất nông nghiệp và trồng cây ăn
quả. Ai đã từng sống ở Hoàn Lão thì không thể quên những nhà vườn cây trái xum
xuê: hồ tiêu, cau, chè, mít, xoài, nhãn lồng, mãng cầu, cau, bưởi... Là một làng nông
nghiệp lấy trồng lúa là ngành kinh tế chủ đạo nhưng năng suất lúa của Hoàn Lão
trước đây cũng vào loại thấp lại thường gặp thiên tai mất mùa do đó lương thực chính
của người dân nơi đây suốt một thời gian dài (từ thời phong kiến thực dân đến những
năm 90 của thế kỷ XX) vẫn chủ yếu dựa vào khoai lang và củ sắn (củ mì). Ở vào vị trí
lưng chừng không gần rừng cũng chẳng kề biển, nên Hoàn Lão không có thế mạnh
rừng vàng hay biển bạc, người dân quanh năm bám lấy ruộng vườn nên cái nghèo nó
đeo đẳng mãi với họ. Hơn nữa trong những năm kháng chiến chống Pháp; giặc
thường xuyên càn quét, làng bị đốt năm sáu lần. Nhiều gia đình bị Tây bắt bớ tra tấn,
tù đày, giết chóc, có nhà chết hết không còn người nào. Tuy vậy, nơi đây lòng dân
luôn trung kiên với đất nước, anh dũng trong đấu tranh chống lại sự áp bức kìm kẹp,
phá hoại của kẻ thù.
1.2.2 Gia đình của Quách Xuân Kỳ

Quách Xuân Kỳ sinh năm 1926, ông lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống
nhân văn và cách mạng. Cha của Quách Xuân Kỳ là cụ Quách Nguyên Hàm, một danh
y nổi tiếng trong vùng; mẹ là Trần Thị Điển hay thơ phú, tần tảo nuôi dạy con cái nên
người. Người anh cả là Quách Tố Am (1905 - 1974), tham gia vào Đảng Cộng sản
Việt Nam từ năm 1930 và là một trong những người có công xây dựng chi bộ Đảng ở
Sêpôn (Lào), sau đó về Phê Phô (Hội An) tiếp tục hoạt động cách mạng. Đến năm
1938, ông Am chuyển về Đồng Hới làm “Sở dây thép” (bưu điện), được cấp trên giao
nhiệm vụ chuyên giao báo chí tiến bộ và sách báo của Đảng cho cơ sở. Tại Đồng Hới,
ông tuyên truyền vận động thanh niên, viên chức, học sinh đấu tranh chống áp bức bóc
lột của tư sản, địa chủ, cường hào. Năm 1942, ông tham gia mặt trận Việt Minh; năm
1945, ông tham gia giành chính quyền ở Đồng Hới, làm chủ sự dây thép (tức là giám
đốc bưu điện hiện nay) hoạt động liên tục đến khi nghỉ hưu. Năm 1965 ông Quách Tố
Am được Đảng và Nhà nước phong tặng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng
nhì, huân chương độc lập hạng ba.
10


Người anh thứ hai là Quách Tuân (1911 - 1984), tham gia hoạt động của Hội Việt
Nam Thanh niên Cách mạng năm 1929; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam từ
tháng 5 năm 1930. Ông là một trong những cán bộ lão thành của ngành Tòa án nhân
dân tỉnh Quảng Bình. Với những đóng góp quan trọng trong quá trình hoạt động cách
mạng; ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống
Pháp hạng nhì, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng nhì, Huân chương độc lập
hạng ba. Người chị dâu (vợ anh Quách Tuân) chịu thương, chịu khó không chỉ đảm
đang công việc gia đình mà còn chăm sóc chồng và em (Quách Xuân Kỳ) tham gia
cách mạng nên được Đảng và Nhà nước tặng Bằng “Có công với nước” và quyết định
công nhận tham gia hoạt động cách mạng trước Tháng Tám năm 1945 (lão thành cách
mạng) và được tặng Huân chương độc lập hạng ba.
Người anh thứ ba - Quách Sĩ Kha (1920 - 1999) là cán bộ Tiền khởi, Phó Chính
ủy Quân khu VI, Quyền Chánh án Toà án Quân sự Trung ương. Ông được Đảng và

Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công (hạng nhất, nhì, ba), Huân chương
chiến công (hạng nhất, nhì, ba), Huân chương chiến thắng hạng hai, Huân chương
chống Mỹ cứu nước hạng nhất, Huân chương chiến sỹ vẻ vang (hạng nhất, nhì, ba),
Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Người anh thứ tư là
Quách Sĩ Ca, được Đảng và Quân đội đào tạo ở nước ngoài, khi về nước giữ chức
chính trị viên tiểu đoàn, Chủ nhiệm chính trị Quân khu IV, hy sinh vào năm 1954 (liệt
sỹ).
Chị Quách Thị Mai (Rộ) lớn lên lấy chồng ở Đồng Hới, khi nghe tin Quách Xuân
Kỳ bị địch bắt; bà đã bán hết của cải đề lo lót cho em trai ra tù nhưng không thành.
Thực dân Pháp còn bắt chị giam cạnh em trai dùng đòn tâm lý để dụ dỗ, khai thác
nhưng thất bại.
Chị Quách Thị Lý trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chị tản cư
lên chiến khu ở Tuyên Hóa và qua đời tại Ba Tâm.
Quách Xuân Kỳ là con trai thứ năm và là con thứ bảy trong gia đình. Ông Quách
Nguyên Hàm mất sớm nên anh em Quách Xuân Kỳ mồ côi cha từ nhỏ. Nhà đông con,
mẹ ông phải tần tảo nuôi dạy con cái một thân một mình nhưng bà đã dạy dỗ anh em
Quách Xuân Kỳ trở thành những công dân ưu tú, kiên cường, đóp góp tích cực cho
lịch sử dân tộc.
1.2.3 Tuổi thơ của Quách Xuân Kỳ
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì Quách Xuân Kỳ đã rất chăm chỉ học
tập. Anh nổi tiếng ở trường là một học sinh thông minh, cương trực, giàu lòng nhân ái,
được thầy giáo và bạn bè quý mến. Năm 1942, Quách Xuân Kỳ được giác ngộ cách
mạng. Trong những năm theo học trung học Collégium Nhật Lệ ở Đồng Hới với lòng
yêu nước và chí căm thù giặc sâu sắc nên Quách Xuân Kỳ đã tham gia hội kín, từng
11


bước tiếp cận với lý tưởng cách mạng bằng việc tích cực tìm hiểu các loại sách báo
tiến bộ, nhất là các tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc, đọc thơ của cụ Phan Bội
Châu, thơ Tố Hữu. Quách Xuân Kỳ từng tô đậm trong sổ tay của mình hai câu:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mặt trời chân lý chói qua tim..."
Năm 1943, anh tham gia đấu tranh bãi khóa ở trường chống lại Đốc học Lương
Duy Ủy thực hiện chính sách giáo dục ngu dân và ngược đãi học trò. Quách Xuân Kỳ
truyền bá sách báo tiến bộ và sách báo của Đảng cho thanh niên, học sinh, khơi dậy
trong thế họ tinh thần yêu nước, yêu quê hương và lòng căm thù giặc. Đây chính là
bước khởi đầu quan trọng giúp cho quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất và tài
năng của một cán bộ lãnh đạo tương lai.
Thời thơ ấu Quách Xuân Kỳ đã chứng kiến biết bao nỗi thống khổ bởi bọn thực
dân - phong kiến gây ra đang đè nặng lên kiếp đời nô lệ để rồi thấm được cái nỗi nhục
của người dân mất nước. Bên cạnh đó, được 2 anh trai là Quách Tố Am, Quách Tuân
trực tiếp dìu dắt. Năm 1944, trước những biến đổi lớn lao nhanh chóng của cách mạng
mặc dù đang học nửa năm thứ hai ở Thành Chung ở Vinh (Nghệ An), Quách Xuân Kỳ
đã bỏ học về quê để tham gia hoạt động cách mạng.

12


CHÂN DUNG ANH HÙNG LIỆT SỸ QUÁCH XUÂN KỲ
Nguồn: Ảnh tư liệu gia đình

13


1.3. Qúa trình hoạt động cách mạng và những đóng góp của Quách Xuân Kỳ
1.3.1 Vị trí của Quách Xuân Kỳ trong phong trào cách mạng ở Quảng Bình.
Sau khi bỏ học về làng, Quách Xuân Kỳ cùng một số bạn bè vừa tham gia Mặt
trận Việt Minh, anh hoạt động trong lực lượng thanh niên cách mạng dưới danh nghĩa
là Đoàn Thanh niên Phan Anh. Quách Xuân Kỳ đã tích cực, tận tụy với công việc
chống đói, lăn lộn xây dựng cơ sở trong huyện. Từ 1944 - 1945, với cương vị là người

tổ chức xây dựng lực lượng thanh niên, tự vệ ở địa phương Quách Xuân Kỳ đã góp
phần quan trọng trong công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện và xã
thành công. Tháng 1 năm 1945, Quách Xuân Kỳ được kết nạp vào Đảng Cộng Sản
Việt Nam. Anh đã cùng một số đồng chí kịp thời xây dựng tổ chức ở xã, đặc biệt là
dân quân du kích và tự vệ chiến đấu. Trong những ngày Tổng khởi nghĩa, Quách Xuân
Kỳ đã được bầu vào Ủy ban Khởi nghĩa. Trên cương vị mới, anh cùng các đồng chí
trong Ủy ban Việt Minh lâm thời huyện lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính
quyền ở huyện Bố Trạch.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Quách Xuân Kỳ đã sát cánh cùng
các đồng chí cán bộ đảng viên hằng ngày trực tiếp tham gia chỉ đạo giải quyết nhiều
công việc quan trọng và cấp bách của huyện nhà, tổ chức tốt đời sống cho nhân dân,
củng cố chính quyền cách mạng. Quách Xuân Kỳ đã cùng với cấp ủy và chính quyền
cách mạng vận động nhân dân thực hiện thắng lợi các biện pháp đấu tranh do Hồ Chủ
Tịch phát động là “chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”; ủng hộ trong “tuần lễ
vàng, tuần lễ đồng” ở trong xã và thu được kết quả tốt. Chỉ mới hai mươi tuổi nhưng
Quách Xuân Kỳ đã chứng tỏ được năng lực của một cán bộ lãnh đạo nhạy bén, sáng
tạo và rất vững vàng.
Trên cương vị là bí thư Đoàn thanh niên cứu quốc Bố Trạch, Quách Xuân Kỳ đã
góp phần quan trọng trong công tác vận động thanh niên tham gia cách mạng, phát
triển tổ chức Đoàn thanh niên và mặt trận Việt Minh.
Năm 1946, Quách Xuân Kỳ cùng các đồng chí Phan Khắc Hy, Mai Trọng
Nguyên nhận nhiệm vụ chỉ huy một đội tự vệ vừa tăng gia sản xuất vừa xây dựng khu
căn cứ Ba Lùm, Ba Lòi.
Ngày 27 tháng 3 năm 1947, thực dân Pháp đổ bộ lên đất Quảng Bình. Quách
Xuân Kỳ đã cùng với cán bộ Đảng viên lãnh đạo nhân dân rào làng chiến đấu, đào
giao thông hào bí mật, thực hiện vườn không nhà trống, sẵn sàng chiến đấu. Tháng 10
năm 1947, Quách Xuân Kỳ được bầu làm Huyện ủy viên Bố Trạch, trực tiếp phụ trách
bí thư Đoàn thanh niên cứu quốc huyện, lại vừa phụ trách Trưởng ban tình báo. Trên
cương vị mới, anh bất chấp nguy hiểm về tận các vùng địch hậu để gây dựng lại cơ sở
đã bị địch phá vỡ; vực dậy phong trào ở nhiều địa phương thuộc huyện Bố Trạch. Mặt

khác với vai trò Trưởng ban tình báo anh đã nhiều lần cải trang vào vùng địch nắm
14


tình tình, tổ chức đánh địch, diệt ác phá tề, trừ gian. Những hoạt động tích cực và hiệu
quả của anh khiến cho kẻ thù khiếp sợ. Trước tấm gương anh dũng của anh những
đồng bào đồng chí hoang mang dao động như trấn tỉnh được tinh thần, nhiều cơ sở
cách mạng tại vùng địch kiểm soát được củng cố và phát triển. Tháng 7 năm 1948,
Quách Xuân Kỳ được bầu làm Bí thư Huyện ủy Bố Trạch. Trên cương vị là Bí thư
huyện ủy huyện Bố Trạch với trách nhiệm là người lãnh đạo cao nhất của huyện nhà
ông đã lăn lộn khắp huyện để tổ chức kháng chiến. Trong cuộc chiến đấu một mất một
còn với kẻ thù thì người cán bộ đảng của huyện Bố Trạch đã nêu cao ý chí kiên cường
không quản gian khổ, hy sinh, Quách Xuân Kỳ thề: “quyết một phen với chúng có chết
thì ít nhất cũng đền được nợ nước và cũng làm tròn phận sự” [15]. Thời gian này tình
hình Quảng Bình nói chung cũng như Bố Trạch nói riêng rất căng thẳng, một số cán
bộ, đảng viên hoang mang dao động, vài cơ sở của ta bị tan rã nên địch tha hồ làm
mưa, làm gió. Trước tình hình như thế, nhiệm vụ đảng giao phó lúc bấy giờ vô cùng
nặng nề nên Quách Xuân Kỳ được Huyện ủy cử về xây dựng cơ sở ở ba xã: Trung
Trạch, Tây Trạch, Hải Trạch nơi mà cơ sở yếu nhất, địch lại khủng bố nhiều nhất.
Quách Xuân Kỳ luôn bám sát, tuyên truyền giáo dục phát huy tính kiên cường của
nhân dân: “Quốc dân đồng bào! Đồng bào hẳn không bao giờ quên được những nỗi
khổ dưới sự đè nén của quân thù”[15] và anh tin rằng: “ Đồng bào Bố Trạch sẽ đứng
dậy giải phóng cho mình”[15]. Tháng 2 năm 1949, Quách Xuân Kỳ trúng cử Tỉnh ủy
viên Quảng Bình (dự khuyết) và được Tỉnh ủy cử vào công tác tại thị xã Đồng Hới,
trực tiếp làm bí thư Thị ủy. Trong vòng vây tứ bề của địch, nơi mà chúng cho là an
toàn khu thì Quách Xuân kỳ vẫn len lỏi ngày đêm đi về nằm vùng xây dựng cơ sở bí
mật. Trong một lần về hoạt động tại thôn Phú hội (xã Quang Phú hiện nay), vì bị mật
vụ chỉ điểm nên Quách Xuân Kỳ bị địch bắt giam, tra tấn vô cùng dã man.
Trong thời gian bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, Quách Xuân Kỳ không chỉ
kiên cường đấu tranh bảo vệ Đảng giữ tròn khí tiết của người cộng sản mà còn năng

động đứng ra tập hợp đảng viên; thành lập và lãnh đạo chi bộ nhà tù đấu tranh với kẻ
thù.
Qua quá trình hoạt động cách mạng với những trọng trách được tổ chức tín
nhiệm giao phó, Quách Xuân Kỳ với tài năng và nhiệt tình của mình đã hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ trên các cương vị mà anh gánh vác trong mỗi giai đoạn.
1.3.2 Những đóng góp Quách Xuân Kỳ - người cộng sản trung kiên trong quá trình
hoạt động cách mạng.
1.3.2.1 Quách Xuân Kỳ tham gia xây dựng phong trào cách mạng thời kỳ Tiền khởi
nghĩa ở Bố Trạch
Năm 1943, Quách Xuân Kỳ bỏ học về quê để tham gia cách mạng. Được anh trai
dẫn dắt, Quách Xuân Kỳ gia nhập Việt Minh và hoạt động trong tổ chức Đoàn thanh
15


niên cứu quốc. Năm 1944, Quách Xuân Kỳ cùng một số cán bộ đã xây dựng cơ sở của
Việt Minh tại Hoàn Lão và huyện Bố Trạch. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp
(9/3/1945), phong trào kháng Nhật cứu nước do Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt
Minh phát động ngày một lan rộng ở Quảng Bình. “Với tư duy chủ động sáng tạo
Quách Xuân Kỳ đã cùng với các đồng chí trong Việt Minh huyện Bố Trạch về các địa
phương xây dựng cơ sở cách mạng; chọn lựa kết nạp nhiều quần chúng trung kiên vào
Việt Minh và thành lập tổ chức Việt Minh ở nhiều nơi như Hoàn Lão, Hòa Duyệt,
Chánh Hòa, Cự Nẫm, Khương Hà…” Những đóng góp quan trọng của Quách Xuân
Kỳ trong thời kỳ tiền khởi nghĩa đã được Phan Đức Đoài - Bí thư huyện ủy Bố Trạch
khẳng định trong diễn bài phát biểu tại lễ đón nhận danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân của liệt sỹ Quách Xuân Kỳ tháng 2/1999). Phong trào đấu tranh của
“Thanh niên cứu quốc” (núp dưới danh nghĩa Đoàn thanh niên Phan Anh) ở huyện Bố
Trạch chống Nhật và chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim do Quách Xuân Kỳ lãnh đạo
đã phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm của phong trào chống các hoạt động tuyên
truyền phản động của địch trước Cách mạng tháng Tám”. Ngay từ những ngày đầu
tham gia vào cách mạng, Quách Xuân Kỳ đã nhận thức được tính chất tàn bạo và ác

liệt của đại chiến thế giới thứ II đã gieo rắc cho nhân dân Pháp nói chung và nhân loại
nói riêng. Với tấm lòng yêu quê hương, đất nước cùng với nhiệt tình của tuổi trẻ,
Quách Xuân Kỳ đã sớm tham gia vào công tác phát triển cơ sở, xây dựng lực lượng
trong thanh niên. Những đóng góp của Quách Xuân Kỹ đối với sự nghiệp cách mạng
trong những ngày đầu đã chứng tỏ anh là một thanh niên sớm giác ngộ lý tưởng cách
mạng, sống có hoài bão, sẵn sàng xả thân vì dân, vì nước.
1.3.2.2 Quách Xuân Kỳ tham gia khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng củng cố
chính quyền cách mạng, mặt trận và tổ chức Đảng ở Bố Trạch (tháng 8/1945 – tháng
2/1947)
Tháng 8/1945, sau khi nhận được tin tổng khởi nghĩa của Việt Minh tỉnh, Ủy ban
khởi nghĩa của Huyện được thành lập, Quách Xuân Kỳ được bầu vào Ủy ban khởi
nghĩa. Trên cương vị mới, Quách Xuân Kỳ đã về các địa phương xúc tiến thành lập
các Ủy ban khởi nghĩa, vận động tập hợp quần chúng sẵn sàng chuẩn bị khởi nghĩa.
Đêm 22 rạng ngày 23/08/1945, Ủy ban khởi nghĩa huyện hạ lệnh Tổng khởi nghĩa.
Sau khi lật đổ chính quyền tay sai ở Bố Trạch giành chính quyền về tay nhân dân,
Quách Xuân Kỳ đã sát cánh cùng các đồng chí cán bộ, đảng viên hàng ngày trực tiếp
tham gia chỉ đạo giải quyết được nhiều công việc quan trọng, cấp bách của huyện nhà,
tổ chức tốt cho đời sống nhân dân, tập trung xây dựng củng cố chính quyền cách
mạng. Đặc biệt Quách Xuân Kỳ đã cùng chính quyền, Mặt trận Việt Minh huyện vận
động nhân dân thực hiện thắng lợi ba cuộc vận động cách mạng lớn do Chủ tịch Hồ
Chí Minh phát động: “Chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”, “tuần lễ đồng,
16


tuần lễ vàng”, xây dựng quỹ độc lập; các cuộc ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến,
vận động thanh niên Nam tiến và chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến
chống Pháp. Tại Bố Trạch nhân dân tích cực thực hiện ngày đồng tâm, hũ gạo cứu
đói,… phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách, nhường cơm xẻ áo giúp nhau vượt
qua những ngày giáp hạt. Năm 1946, Quách Xuân Kỳ vừa làm Bí thư thanh niên Cứu
quốc huyện vừa phụ trách công tác tình báo của huyện Bố Trạch. Tháng 2 năm 1947,

Quách Xuân Kỳ đã có công tổ chức một đội thanh thiếu niên làm liên lạc, tình báo rất
đắc lực góp phần vào công tác trừng trị bọn phản động, bảo vệ trật tự an ninh ở địa
phương, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo, tham gia xây dựng cơ sở chuẩn bị kháng chiến
ở nhiều xã trong huyện Bố Trạch.
1.3.2.3 Quách Xuân Kỳ cùng Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Bố Trạch kháng chiến chống
Pháp (từ tháng 3-1947 – tháng 12/1948).
Ngày 27 tháng 3 năm 1947, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn hải lục,
không quân đánh chiếm Quảng Bình. Trong một thời gian ngắn, quân Pháp đã thiết lập
một hệ thống đồn bốt dày đặc, tiến hành các vụ tàn sát đẫm máu. Quảng Bình trở
thành chiến trường ác liệt, gian khổ và giữ một vị trí quan trọng trên địa bàn Liên khu
IV. Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Liên khu IV, Đảng bộ
tỉnh, nhân dân Quảng Bình đã cùng cả nước kiên quyết đứng lên đấu tranh bảo vệ nền
độc lập tự do cho đất nước.
Với tinh thần hăng hái đi đầu và trách nhiệm là Bí thư Đoàn thanh niên huyện Bố
Trạch, Trưởng ban tình báo, Quách Xuân Kỳ đã cấp ủy, chính quyền huyện lãnh đạo
nhân dân Bố Trạch đấu tranh chống lại các cuộc hành quân càn quét và bình định của
thực dân Pháp. Nhận thức được tầm quan trọng từ vị thế của tỉnh Quảng Bình trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Quách Xuân Kỳ đã tự nhủ rằng: “…Bắt đầu từ
hôm nay nhất quyết phải ở với địch, gần địch thì phải về Hoàn Lão… Phải quyết một
phen sống chết với tụi nó. Có chết thì ít nhất cũng phải làm tròn phận sự…”. Những
dòng tâm sự trong cuốn nhật ký cho thấy tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
của ông đã dành cho quê hương, đất nước ngay từ những ngày đầu Pháp quay trở lại
xâm chiếm Việt Nam. Tinh thần này thật đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ
trong Tuyên ngôn độc lập: “…Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [3; 557]
Từ cuối tháng 3 năm 1947, thực dân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng tại Quảng
Bình. Hầu khắp các vùng đồng bằng thuộc huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, thị xã Đồng
Hới, phần lớn huyện Bố Trạch, một phần ba huyện Quảng Trạch và vùng địa đầu
huyện Tuyên Hoá đã bị thực dân Pháp chiếm đóng, kiểm soát. Quách Xuân Kỳ đã
miêu tả lại cuộc tấn công của Pháp lên Phú Định (một xã nằm phía Tây của huyện Bố

Trạch): “Ngày 31/3/1947, tại bảy cây thông Phú Định, cũng tại đây thì chúng tấn công
17


Phú Định. Mình lúc đầu cũng khiếp xanh cả mật, nhưng một lát sau bình tĩnh ngay...”.
Quách Xuân Kỳ đã nhận định tình hình lúc này: “Bố Trạch có thể sẽ hoàn toàn bị
chiếm, các xã sẽ bị mất hẳn liên lạc. Các nhân viên có thể sẽ bị bắt hoặc bị giết ngay.
Nhưng như thế có nghĩa là không tin tưởng vào tương lai, vào ngày độc lập vinh
quang nay mai không?”. Những đợt tấn công quyết liệt của thực dân Pháp vào Quảng
Bình không nằm ngoài mục đích là cắt đứt liên lạc giữa hai miền Bắc Nam, giữa chiến
trường Bình - Trị - Thiên với chiến trường Thanh - Nghệ - Tĩnh. Tuy nhiên, với ý thức
trách nhiệm là một cán bộ lãnh đạo, một đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Quách Xuân Kỳ đã nêu rõ ý chí của mình:
“Một chiến sĩ đã giơ tay thề sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng cho độc lập,
hơn nữa, cho nhân loại. Không vì thế mà có những ý nghĩ đen tối. Ác mộng! Không
bao giờ. Ta tin tưởng, chắc chắn ngày mai đây sẽ đẹp đẽ, ngày mai đây đồng bào Bố
Trạch sẽ đứng dậy giải phóng cho mình. Không thể nước Việt Nam bị nô lệ một lần
nữa, cũng như dân tộc Việt Nam không thể bị áp bức và như thế lý gì Bố Trạch thân
yêu lại bị trong vòng xiềng xích. Ngay bây giờ ta đã nghĩ ngày mai đẹp đẽ ấy. Ta tin
tưởng ngày mai đẹp đẽ ấy. Cũng như ta chắc chắn ngay bây giờ ta đang sống”[ 3; ]
Trong nhận thức của mình, Quách Xuân Kỳ luôn ý thức được những trọng trách
mà Đảng và đất nước giao phó cho mình. Ông luôn quan niệm rằng: “Một người cộng
sản phải có hai điều kiện trong sự làm việc để thực hiện chương trình: Một là tinh
thần cách mạng Nga. Hai là óc thực tế của Mĩ. Hai phần này đều quan trọng như
nhau, không thiếu cái này hoặc cái kia được”. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng nói “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”[4; 496]. Để đưa
cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng, cần phải có tinh thần đấu tranh kiên cường
và bất khuất của quần chúng như tinh thần của nhân dân Xô Viết trong chiến tranh thế

giới thứ hai. Tuy nhiên, để đối phó lại với một đế quốc sừng sỏ đã từng có “nhiều kinh
nghiệm” về chiến trường Việt Nam thì cần phải có thêm sự khôn khéo, uyển chuyển
trong cách đối phó và xử lý. Hay nói cách khác hơn là cần phải xây dựng một đường
lối đấu tranh đúng đắn. Chính những nhận thức đúng đắn này đã giúp cho Quách Xuân
Kỳ trưởng thành dần lên trong chiến đấu, dạn dày thêm với đạn lửa.
Bên cạnh việc xác định mục tiêu và lý tưởng đấu tranh của mình, Quách Xuân Kỳ
luôn quan tâm đến xây dựng tâm lý đấu tranh cho quần chúng nhân dân, bám sát thực
tế từ các hoạt động đấu tranh nhằm kịp thời đưa ra những đối sách phù hợp. Sau 3
ngày thực dân Pháp tấn công vào Quảng Bình, trước những đòn tấn công mạnh bằng
vũ khí quân sự cùng những âm mưu xảo quyệt đã khiến cho không ít quần chúng nhân
dân xao động trước những “cám dỗ” của kẻ thù. Đứng trước tình thế đó, ngày 31 tháng
18


3 năm 1947, với cương vị là bí thư Huyện ủy Bố Trạch, Quách Xuân Kỳ đã triển khai
cuộc họp khẩn cấp tại căn cứ Phú Định. Tại cuộc họp này, Quách Xuân Kỳ đã nghiêm
khắc phê phán những biểu hiện chạy dài, hoang mang, dao động của một số cán bộ,
đảng viên và những thiếu sót trong công tác lãnh đạo tổ chức chiến đấu của một số cán
bộ chính quyền địa phương một số xã. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ: “Cán bộ, đảng viên
phải bám dân, bám làng tổ chức kháng chiến; đồng thời phân công các đồng chí cấp
uỷ về củng cố cơ sở, gây dựng phong trào, tổ chức lực lượng chiến đấu, cùng sống
chết với nhân dân” [2; 162]. Những chỉ đạo kịp thời trên đây của ủy ban kháng chiến
huyện Bố Trạch đã góp phần cũng cố tinh thần đoàn kết, nâng cao tinh thần trách
nhiệm cho quần chúng nhân dân cũng như xây dựng và đề xuất những biện pháp đấu
tranh trong bối cảnh mới. Đầu tháng 4 năm 1947, trung đội du kích thường trực đã ra
đời tại làng Hoà Duyệt (xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch). Huyện uỷ Bố Trạch đã quyết
định chọn làng Hoà Duyệt làm thí điểm xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân. Ngày
4 tháng 4 năm 1947, thực dân Pháp cho quân tấn công vào làng này. Dân và quân làng
Hoà Duyệt “với lối đánh bí mật, bất ngờ, toàn dân đánh giặc nhất tề xung phong làm
cho địch lúng túng hoang mang tháo chạy toán loạn để lại trên trận địa 5 xác chết” [2;

163]. Từ những kinh nghiệm chiến đấu ở làng Hoà Duyệt, Huyện uỷ Bố Trạch đã đề ra
chủ trương xây dựng các khu căn cứ kháng chiến ở Phú Định, Bồng Lai và quyết định
xây dựng làng Cự Nẫm thành làng chiến đấu. Trong kháng chiến chống Pháp, Cự Nẫm
đã thực sự là một “làng chiến đấu gương mẫu ở Quảng Bình, dân làng đã tổ chức
được nhiều đội du kích thiện chiến, gan dạ, Ủy ban Kháng chiến làng đã biết huy động
lực lượng dân chúng trong làng tham gia vào cuộc kháng chiến. Do đó, làng đã đương
đầu được với quân Pháp từ khi xảy ra tác chiến ở Quảng Bình” [11].
Là một người chiến sĩ kiên trung với cách mạng, luôn phải đối mặt với nhiều cam
go và thử thách, Quách Xuân Kỳ đã không ít lần đối mặt với “tử thần”. Ngày 13 tháng
4 năm 1947, trong lúc đang tiến hành nhiệm vụ tại xã Võ Thuận (Bố Trạch), Quách
Xuân Kỳ bị thực dân Pháp tấn công. Ông đã miêu tả lại cuộc truy đuổi của Pháp đối
với ông trong cuốn nhật ký của mình như sau: “Mình với Tán, Tất vừa đặt xong Ban
Tình báo xã thì quân Pháp tổng tấn công. Mình định chạy sang Đông thì ba tiếng
canon 75 rầm rầm nổ. Chạy sang Tây thì nghe một loạt súng trường. Chạy ra đồng
nhằm hướng Cao Lao thẳng tiến. Có lẽ buồn cười nhất là vừa chạy vừa tụt quần.
Hoảng quá, một tay cầm dép, một tay giữ quần vừa chạy vừa lo. Cảnh này có lẽ giống
cảnh Tào Tháo bị Mã Siêu đuổi…”[ 5; 8].
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập tự do cho quê hương đất nước, Quảng
Bình nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung đã có không ít những hy sinh mất mát.
Sự ra đi của những người bạn, người thân, những người đồng chí, đồng đội, đó chính
là những nỗi đau vô hạn. Với Quách Xuân Kỳ, những cái tên Đống, Cúc, Thiêm,
19


Xuyên, Trung, Quyền vừa là những người đồng chí nhưng cũng chính là những người
bạn thân thiết. Họ đã hy sinh trong cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương Bố Trạch trước
sự càn quét của thực dân Pháp. Trong nhật ký của mình, ông đã ghi lại như sau: “Ngày
3/6/1947: Thế là Đống chết, cũng như Cúc chết, rồi Thiêm, Xuyên, Trung, Quyền…”.
Biến đau thương thành hành động, sự ra đi của những người bạn, những người đồng
chí càng thôi thúc tinh thần đấu tranh của ông. Ông viết: “Tin các đồng chí đồng đội

chết đến tai ta như sét đánh. Nhưng đồng thời cũng làm cho lòng ta thêm sôi sục căm
thù, uất hận. Cuộc chiến đấu và chịu đựng của Đống đáng làm gương cho chúng ta”
Tháng 10/1947, trong đại hội Đảng bộ Bố Trạch lần thứ nhất, Quách Xuân Kỳ được
bầu vào ban chấp hành Đảng bộ huyện và được bầu vào Thường vụ huyện ủy. Tháng
7/1948 trước tình hình phát triển cuộc kháng chiến trong toàn tỉnh, tỉnh ủy Quảng Bình
đã quyết định cử Quách Xuân Kỳ làm bí thư huyện ủy Bố Trạch.
Bước sang năm 1948, thực dân Pháp tăng cường các hoạt động quân sự nhằm
mở rộng địa bàn chiếm đóng tại Quảng Bình. Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu
Đảng bộ Liên khu IV đã họp hội nghị nhằm đề ra nhiệm vụ kháng chiến trong bối cảnh
mới. Đối với chiến trường Bình - Trị - Thiên, Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ: “Phải xây
dựng cơ sở quần chúng, tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh, vận động toàn dân trực
tiếp tham gia đánh giặc giữ làng, trừng trị bọn Việt gian, giải tán hội tề, vận động
binh lính địch. Liên khu uỷ chủ trương, đưa các đơn vị vũ trang về vùng tạm bị chiếm
bám đất, bám dân, gây dựng cơ sở theo khẩu hiệu “Tất cả cho Bình - Trị - Thiên”,
“Đánh mạnh ở Bình - Trị - Thiên”[4; 191].
Tại Bố Trạch, làng chiến đấu Cự Nẫm luôn được xem như “là một cái gai thọc
vào mắt Pháp”. Do vậy, từ tháng 3 năm 1948, thực dân Pháp đã huy động một lực
lượng quân đội cùng nhiều vũ khí hiện đại tấn công vào căn cứ kháng chiến này. Với
cương vị là bí thư huyện ủy Bố Trạch, Quách Xuân Kỳ đã lãnh đạo quần chúng nhân
dân kháng chiến chống lại các cuộc càn quét của thực dân Pháp.
Cũng trong năm 1948, một trong những hình thức mới là các “Hội tề” đã được
thực dân Pháp xây dựng ở nông thôn nước ta nhằm kiểm soát các làng xã để tách dân
khỏi cách mạng. Nhận rõ thủ đoạn xảo quyệt của thực dân Pháp, Ban Thường vụ
Trung ương Đảng ra chỉ thị về công tác phá tề. Bản chỉ thị nêu rõ: “Đối với hội tề cũng
như đối với mọi tổ chức bù nhìn, cố nhiên nói chung ta phải tìm hết cách phá, nhưng
phải khôn khéo và mềm mỏng”[1; 199]. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, các
hoạt động phá tề đã được triển khai rộng khắp trên quy mô toàn tỉnh. Với vai trò là Bí
thư Huyện ủy đồng chí Quách Xuân Kỳ đã cũng các đồng chí, đồng đội thống nhất
trong công tác lãnh đạo kháng chiến cho nên phong trào ở Bố Trạch lúc này phát triển
mạnh, xuất hiện nhiều trung đội du kích anh hùng, cự phách. Bên cạnh việc phát động

và lãnh đạo phong trào phá tề trong toàn huyện, Quách Xuân Kỳ còn trực tiếp cùng
20


với du kích và lực lượng an ninh của huyện về tận cơ sở đề diệt ác, phá tề nhiều lần,
Tiêu biểu là dịp cuối tháng 12 năm 1948, Quách Xuân Kỳ đã “cải trang giả dạng sĩ
quan Pháp cùng một tổ công an đặc biệt của huyện về làng Đồng Cao giết tên Bát
Bạch tay sai gian ác của thực dân Pháp. Từ đây, bọn tề đầu sỏ ban đêm phải vào đồn
địch để ngủ. Hội tề các thôn tan rã từng mảng địch không thể nào củng cố lại
được”[4; 191]. Chính nhờ tinh thần quả cảm, thông minh, nhạy bén và gương mẫu của
Quách Xuân Kỳ nên phong trào diệt ác, phá tề ở Bố Trạch phát triển mạnh. Năm 1948,
Hội tề của địch ở các vùng tạm chiếm thuộc huyện Bố Trạch bị phá vỡ từng mảng lớn;
một số nơi tuy vẫn tồn tại nhưng tê liệt hoặc làm việc hai mang. Tấm gương anh dũng
của Quách Xuân Kỳ đã được Ủy ban kháng chiến quân khu IV tuyên dương: “Quách
Xuân Kỳ (chủ nhiệm Việt Minh Bố Trạch đã xung phong len lỏi vào vùng địch chiếm
để gây lại các cơ sở bị tan rã và gây dựng phong trào Bố Trạch tiến nhanh về mọi
phương diện... Tình hình khả quan hiện tại ở Bố Trạch một phần lớn do công của ông
Quách Xuân Kỳ”. Cuối năm 1948, Quách Xuân Kỳ được bầu vào ban chấp hành Tỉnh
ủy Quảng Bình.
1.3.2.4. Quách Xuân Kỳ cùng Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Đồng Hới kháng chiến
chống Pháp và lãnh đạo chi bộ nhà lao Đồng Hới đấu tranh chống chế độ nhà tù của
thực dân Pháp (từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1949)
Năm 1949, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp tại Quảng Bình bước
sang một giai đoạn mới. Đây cũng chính là thời điểm giữa ta và Pháp diễn ra nhiều
cuộc giao tranh quyết liệt nhất. Để bình ổn tình hình, bên cạnh các hoạt động quân sự,
mua chuộc và lôi kéo, thực dân Pháp còn tìm mọi cách thủ tiêu các phần tử cách mạng
kiên trung, Quách Xuân Kỳ đã không thể tránh khỏi sự theo dõi lùng bắt của kẻ thù.
Thực dân Pháp đã treo giải với số tiền rất lớn cho ai chỉ điểm giúp chúng bắt được
Quách Xuân Kỳ.
Tháng 2 năm 1949, Quách Xuân Kỳ trúng cử Tỉnh ủy viên Quảng Bình và được

Tỉnh ủy cử vào công tác tại Đồng Hới, trực tiếp làm bí thư Ban cán sự đảng thị xã.
Tháng 4 năm 1949 Ban cán sự đảng thị xã đổi thành thị ủy Đồng Hới (Quách Xuân Kỳ
làm bí thư). Trong những ngày thử thách ấy anh đã từng viết: “Đây là một việc khó
khăn đầy nguy hiểm mà mình biết trước rằng sẽ chết như các bạn trước đây, nhưng
mình vẫn thấy thú vị vì hợp với sở thích của mình…” và anh đã nguyện “Đem hết tài
trí để phủ lên Đồng Hới thân yêu màu đỏ, màu nâu, màu của kháng chiến, của dân tộc
anh hùng, thay hẳn màu hồng, mùi phấn nước hoa của trụy lạc, nô lệ”… Trên cương
vị mới với bầu nhiệt huyết cách mạng, ngày nằm hầm bí mật, đêm tung hoàng ngang
dọc từ Phương Hạ, Lý Nhân đến Phú Hội, Bảo Ninh; không nề hà gian khổ, hiểm
nguy, về với dân, bám dân, tập trung chỉ đạo và trực tiếp gây dựng cơ sở cách mạng
ngay trong vùng địch tạm chiếm ở Trung Bính, Sa Động, Hà Thôn, Hữu Cung, Phú
21


×