Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu phẩm chất, môi trường bảo tồn và sử dụng tinh đông lạnh trâu Murrah phối giống cho trâu cái Việt Nam (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ LIÊN

NGHIÊN CỨU PHẨM CHẤT, MÔI TRƯỜNG
BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG TINH ĐÔNG LẠNH TRÂU
MURRAH PHỐI GIỐNG CHO TRÂU CÁI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Chăn nuôi

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ LIÊN
NGHIÊN CỨU PHẨM CHẤT, MÔI TRƯỜNG
BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG TINH ĐÔNG LẠNH TRÂU MURRAH PHỐI GIỐNG CHO TRÂU CÁI
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Hùng

Thái Nguyên - 2016




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài
liệu trình bày trong luận văn này được ghi từ nguồn gốc trong phần phụ lục.
Tác giả

Lê Thị Liên


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của
bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân,
đơn vị và tập thể khác.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Nguyễn Đức Hùng, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, TS. Nguyễn
Văn Đại và ThS. Vũ Đình Ngoan, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn
nuôi Miền núi, những người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên nói chung, khoa Chăn nuôi nói riêng những người đã giúp
đỡ, giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển Chăn nuôi Miền núi và toàn thể cán bộ công nhân viên của Trung

tâm, những người luôn hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên và nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát
triển Chăn nuôi Miền núi!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 08 năm 2016
Học viên

Lê Thị Liên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, sức sản xuất của trâu Murrah ......................3
1.1.2. Sinh lý sinh dục trâu đực ...................................................................................5
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch trâu ...........................................8
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch..............................................10
1.1.5. Kỹ thuật đông lạnh tinh dịch trâu ....................................................................12
1.1.6. Kỹ thuật đông lạnh và giải đông tinh dịch trâu ...............................................18
1.1.7. Giới thiệu môi trường pha loãng, đông lạnh tinh dịch trâu dùng trong nghiên cứu.. 20
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................21

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......26
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .......................................................................26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................26
2.1.2. Nguyên, vật liệu nghiên cứu, hóa chất và thiết bị ...........................................26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................27
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................28
2.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của cá thể và mùa vụ đến một số chỉ tiêu đánh giá
phẩm chất tinh dịch ...................................................................................................28
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu lựa chọn môi trường pha loãng ..............................31


iv
2.4.3. Phương pháp dẫn tinh và xác định tỷ lệ thụ thai ở trâu cái nội .......................33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................35
3.1. Ảnh hưởng của cá thể và mùa vụ đến một số chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch trâu Murrah ...35
3.1.1. Ảnh hưởng của cá thể đến một số chỉ tiêu phẩm chất tinh trâu ......................35
3.1.2. Ảnh hưởng của mùa vụ đến một số chỉ tiêu phẩm chất tinh trâu Murrah .............49
3.2. Nghiên cứu lựa chọn tinh dịch trâu và môi trường đông lạnh ...........................64
3.3. Nghiên cứu sử dụng tinh trâu Murrah đông lạnh ...............................................67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
A

Ý nghĩa của chữ viết tắt
Activity (Hoạt lực)

ADN

Acid Deoxyribo Nucleic

ATP

Adenosin triphosphat

C

Concentration (Nồng độ tinh trùng)

cs

Cộng sự

ĐTC
FAO

Đạt tiêu chuẩn
Food and Agriculture Organization of the United Nations:
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

FSH


Follicle-stimulating hormone

K%

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình

LH

Luteinizing hormone

MT1

Môi trường 1

MT2

Môi trường 2

MT3

Môi trường 3

SD

Standard Deviation: Độ lệch chuẩn

Sg%

Tỷ lệ tinh trùng sống


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTNT

Thụ tinh nhân tạo

V
VAC

Volume (Thể tích tinh dịch)
Tổng số tinh trùng sống tiến thẳng


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thiết bị dùng trong nghiên cứu ............................................................26
Bảng 2.2. Hóa chất, dụng cụ ...................................................................................27
Bảng 2.3. Môi trường pha loãng, đông lạnh tinh dịch .........................................32
Bảng 3.1. Thể tích của từng cá thể trâu Murrah .................................................36
Bảng 3.2. pH tinh dịch của từng cá thể trâu Murrah ..........................................37
Bảng 3.3. Hoạt lực tinh trùng của từng cá thể trâu Murrah ..............................39
Bảng 3.4. Nồng độ tinh trùng của từng cá thể trâu Murrah ...............................41
Bảng 3.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của từng cá thể trâu Murrah ......................43
Bảng 3.6. Tỷ lệ tinh trùng sống của từng cá thể trâu Murrah ............................45
Bảng 3.7. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần xuất tinh của từng cá thể ..............47
Bảng 3.8. Thể tích tinh dịch của trâu Murrah ở các mùa trong năm ................50
Bảng 3.9. pH tinh dịch của trâu Murrah ở các mùa trong năm .........................52

Bảng 3.10. Hoạt lực tinh trùng của trâu Murrah ở các mùa trong năm ...........54
Bảng 3.11. Nồng độ tinh trùng của trâu Murrah ở các mùa trong năm............56
Bảng 3.12. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của trâu Murrah ở các mùa trong năm........58
Bảng 3.13. Tỷ lệ tinh trùng sống của trâu Murrah ở các mùa trong năm.........60
Bảng 3.14. Tổng số tinh trùng tiến thẳng của trâu Murrah ở các mùa trong
năm ...........................................................................................................................62
Bảng 3.15. Chất lượng tinh dịch của trâu Murrah sau giải đông ......................65
Bảng 3.16. Tỷ lệ thụ thai của trâu cái nội ở lần phối đầu ....................................68


vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thể tích tinh dịch của từng cá thể trâu Murrah ....................................36
Biểu đồ 3.2. pH tinh dịch của từng cá thể trâu Murrah .............................................38
Biểu đồ 3.3. Hoạt lực tinh trùng của từng cá thể trâu Murrah ..................................40
Biểu đồ 3.4. Nồng độ tinh trùng của từng cá thể trâu Murrah ..................................42
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của từng cá thể trâu Murrah ..........................44
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ tinh trùng sống của từng cá thể trâu Murrah ...............................46
Biểu đồ 3.7. Tổng số tinh trùng tiến thẳng của từng cá thể trâu Murrah ..................48
Biểu đồ 3.8. Thể tích tinh dịch của trâu Murrah ở các mùa trong năm ....................50
Biểu đồ 3.9. pH tinh dịch của trâu Murrah ở các mùa trong năm .............................53
Biểu đồ 3.10. Hoạt lực tinh trùng của trâu Murrah ở các mùa trong năm ................54
Biểu đồ 3.11. Nồng độ tinh trùng của trâu Murrah ở các mùa trong năm ................57
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của trâu Murrah ở các mùa trong năm .............59
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ tinh trùng sống của trâu Murrah ở các mùa trong năm .............60
Biểu đồ 3.14. Tổng số tinh trùng tiến thẳng của trâu Murrah ở các mùa trong năm .....62
Biểu đồ 3.15. Chất lượng tinh dịch sau giải đông ở 3 môi trường khác nhau ...............65


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trâu là động vật nuôi rất quan trọng của nông dân Việt Nam, là loài
cung cấp chủ yếu sức kéo, thịt chất lượng cao; đồng thời còn cung cấp phân
bón cho cây trồng và là một nguồn vốn tiết kiệm góp phần cải thiện cuộc sống
của người nông dân. Việt Nam là một trong những nước có đàn trâu lớn trên
thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2015 nước ta có hơn 2,5 triệu con
trâu. Trâu được phân bố ở tất cả các tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh
vùng núi phía Bắc.
Mặc dù, chăn nuôi trâu là một nghề đã có từ lâu trong đời sống nông
nghiệp, nông thôn của nước ta, nhưng nhìn chung vẫn còn mang tính quảng
canh, phân tán, nhỏ lẻ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi
trâu còn hạn chế. Chính vì vậy, trong chăn nuôi đại gia súc thì đàn trâu nước
ta không chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn mà còn kém cả về chất lượng,
thể hiện ở tầm vóc nhỏ, sinh sản kém. Do tập quán chăn nuôi trâu theo hình
thức quảng canh nên trâu sinh sản tự nhiên là chủ yếu; công tác giống chưa
được chú ý đúng mức, đặc biệt là con đực chưa được chọn lọc, hiện tượng cận
huyết khá phổ biến, đàn trâu có chiều hướng thoái hóa về tầm vóc.
Từ thực tế đó, ngay từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước, nước ta đã tiến hành
nhập giống trâu Murrah từ Ấn Độ với số lượng lớn nhằm lai, cải tạo giống
trâu nội. Trâu Murrah là một giống trâu tốt của Ấn độ, có thể chất vững chắc,
khối lượng lớn và sức sản xuất sữa cao... Tuy nhiên, do đặc điểm sinh lý sinh
dục của trâu đực Murrah có nhiều điểm không phù hợp với trâu cái nội, phần
lớn trâu đực Murrah không có ham muốn tính dục với trâu cái Việt Nam (Mai
Văn Sánh, 1996) [12], nên việc lai tạo bằng giao phối trực tiếp gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy việc ứng dụng thụ tinh nhân tạo là giải pháp quan trọng để lai
tạo nhằm cải tạo đàn trâu nội.
Hiệu quả thụ tinh nhân tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có chất
lượng tinh dịch, đặc biệt là tinh dịch được bảo tồn. Tinh dịch được bảo tồn

dưới dạng đông lạnh có ưu điểm là kéo dài thời gian sống của tinh trùng, cho


2

phép bảo tồn nguồn vật liệu di truyền của con đực dưới dạng ngân hàng gen
trong thời gian dài, do vậy có thể mở rộng bán kính thụ tinh, thuận tiện trong
vận chuyển và đáp ứng yêu cầu thương mại hóa sản phẩm tinh dịch. Tuy
nhiên, kỹ thuật và môi trường đông lạnh tinh dịch có ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng tinh dịch trong quá trình bảo tồn, sau giải đông và dẫn tinh.
Việc nghiên cứu bảo tồn tinh dịch ở dạng đông lạnh đã được nhiều
nước trên thế giới thực hiện. Các nước Đức, Nhật, Mỹ, Pháp… đã rất thành
công trong kỹ thuật đông lạnh tinh dịch gia súc phục vụ cho thụ tinh nhân tạo
hoặc lưu trữ bảo tồn quỹ gen quý. Ở Việt Nam, nghiên cứu tinh đông lạnh
trâu Murrah mới được thực hiện trong thời gian gần đây và còn nhiều vấn đề
cần giải quyết để nâng cao chất lượng tinh dịch sau bảo tồn. Để góp phần làm
phong phú thêm kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất tinh đông lạnh và sử
dụng tinh trâu Murrah để thụ tinh nhân tạo cho trâu cái nội, chúng tôi tiến
hành đề tài “Nghiên cứu phẩm chất, môi trường bảo tồn và sử dụng tinh
đông lạnh trâu Murrah phối giống cho trâu cái Việt Nam”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất một số kỹ thuật mới trong công nghệ đông lạnh tinh dịch trâu
Murrah để phục vụ chương trình lai tạo và nhân giống.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được ảnh hưởng của cá thể và mùa vụ đến phẩm chất tinh
dịch của trâu Murrah.
- Xác định được nồng độ glycerin thích hợp trong môi trường pha
loãng, bảo tồn tinh dịch trâu Murrah ở dạng đông lạnh.
- Đánh giá được kết quả sử dụng tinh dịch trâu Murrah đông lạnh trong

phối giống cho trâu nội.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, sức sản xuất của trâu Murrah
1.1.1.1. Nguồn gốc, quá trình nhập và phát triển trâu Murrah ở Việt Nam
Trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập vào nước ta từ năm
1958, nhưng đến thập niên 70 của thể kỷ trước trâu Murrah mới được nhập
vào nước ta với số lượng lớn. Năm 1970, nước ta đã nhập 30 trâu Murrah từ
Quảng Tây (Trung Quốc) và được nuôi ở Trại thí nghiệm trâu Ngọc Thanh
(Vĩnh Phú). Năm 1976 nước ta tiếp tục nhập 1000 con trâu Murrah của Ấn
Độ về nuôi tại Trung tâm Trâu sữa Phùng Thượng và một số địa phương
trong cả nước (Nguyễn Văn Bình,Trần Văn Tường, 2007) [3]. Đến năm 1978,
Trung tâm Nghiên cứu Trâu và Đồng cỏ Sông Bé đã nhận 502 trâu Murrah từ
Ấn Độ với sự tham gia của các chuyên gia Ấn Độ và công tác nghiên cứu trâu
Murrah được tiến hành có hệ thống (Mai Văn Sánh, 1996) [12], nhằm phát
triển nhân rộng đàn trâu này và các con lai giữa trâu Murrah và trâu nội với
mục đích phát triển đàn trâu Murrah ở Việt Nam cung cấp thịt và sữa.
1.1.1.2. Đặc điểm ngoại hình
Trâu Murrah thường có da và lông màu đen tuyền, da mỏng, mềm mại,
nhẵn bóng, có lông thưa, ở cuối đuôi có chòm lông màu trắng sát với chân; có
một tỷ lệ thấp màu xám nâu hoặc xám nâu vàng, rất ít khi có trâu trắng.Trâu
Murrah có sừng xoắn khác với trâu thường có sừng vòng cung.
Phần đầu: Đặc điểm nổi bật và rõ nét nhất của trâu Murrah là sừng
ngắn, quay ra sau và lên trên sau đó vòng vào trong thành hình xoắn ốc, mặt
sừng phẳng. Đầu trâu đực thô kệch và nặng nề, đầu con cái thì tương đối nhỏ,

cân đối. Trán rộng và hơi gồ, mặt cân đối, lỗ mũi rộng, mắt trâu đực không lồi
lắm, nhưng mắt con cái thì lồi, nhanh nhẹn và sáng. Tai trâu bé, mỏng và rủ
xuống. Cổ trâu đực thô và mập, cổ trâu cái dài, mảnh.


4

Phần thân: Ngực trâu to, rộng, không có yếm. Trâu đực có phần thân
trước nặng, phần sau nhẹ, trâu cái thì phần thân trước nhẹ và hẹp, phần thân
sau nặng và rộng tạo thành hình cái nêm. Lưng rộng, dài và thon về phía đầu.
Xương sườn rất tròn, núm rốn nhỏ, không có u bướu.
Phần sau: Đuôi dài, mảnh, dễ vận động. Con cái có bầu vú phát triển,
các tĩnh mạch vú nổi rõ, núm vú dài và cách xa nhau, cân đối, dễ nắm để vắt
sữa và sữa xuống dễ dàng.
1.1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng
Theo Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường (2007) [3], trâu đực trưởng
thành có khối lượng từ 650–730 kg/con, có thể nặng tới 1.000 kg, chiều cao
trung bình của trâu là 142 cm; trâu cái trưởng thành có khối lượng từ 350–
400 kg/con, có thể tới 900 kg, chiều cao trung bình 133 cm; nghé sơ sinh
nặng 30 kg/con, khi trưởng thành chúng có khối lượng thịt cao hơn so với
giống trâu bản địa ở Việt Nam từ 50 đến 70 kg/con.
1.1.1.4. Sức sản xuất
Khả năng sản xuất sữa trung bình khoảng 1400-2000 kg/chu kỳ, tỷ lệ
mỡ sữa cao 7%. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 48-52% (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn
Tường, 2007) [3].
1.1.1.5. Khả năng sinh sản
Theo Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường (2007) [3] cho biết, trâu cái
Murrah có biểu hiện động dục lần đầu ở 34 tháng tuổi; Tuổi đẻ lứa đầu trung
bình là 39,8 tháng; Khoảng cách giũa 2 lứa đẻ là 15-16 tháng; Khối lượng
trâu cái khi đẻ lứa đầu trung bình là 367,8 kg. Động dục lại sau đẻ 117 ngày.

Trâu đực thành thục tính dục trung bình lúc 36,3 tháng tuổi; Khối lượng khi
thành thục tính dục trung bình là 355,8kg; Thời gian sử dụng trâu đực tốt nhất
từ 4 đến 5 năm tuổi.


5

1.1.2. Sinh lý sinh dục trâu đực
1.1.2.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục
Cơ quan sinh dục của trâu Murrah có nhều nét tương đồng như của bò,
kích thước tinh hoàn của trâu chỉ bằng 1/2 so với bò đực cùng thể trọng, tinh
hoàn ở trong bìu đái từ lúc mới đẻ. Dương vật của trâu đực hình ống và nhỏ
dần về phía đầu, nó có ít tổ chức làm cương nở, độ dài dương vật trung bình
khoảng 83,5 cm. Cơ quan sinh dục phụ của trâu phát triển kém hơn so với bò,
nhưng tuyến cowper lại dài tuy bề rộng không lớn. Trâu cái, âm đạo có nhiều
cơ, thẳng và sừng tử cung thì uốn nhiều hơn so với bò, buồng trứng của trâu
khác hẳn so vói bò về hình thù, kích thước và trọng lượng (Đinh Văn Cải,
Nguyễn Ngọc Tấn, 2007) [4].
Các bộ phận chính của cơ quan sinh dục trâu đực bao gồm bao dịch
hoàn, dịch hoàn, phụ dịch hoàn, ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ và
dương vật… (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [3], cụ thể:
Dịch hoàn: Trâu đực có hai dịch hoàn được treo phía ngoài cơ thể
trong bao dịch hoàn, kích thước dài khoảng 11-12 cm, đường kính 5-7 cm và
khối lượng khoảng 250-350 gam. Dịch hoàn có 2 chức năng cơ bản là sản
xuất tinh trùng và tiết hóc môn.
Dịch hoàn phụ: Dịch hoàn phụ là ống dẫn tinh từ dịch hoàn ra ngoài,
nằm trên bề mặt dịch hoàn. Đỉnh dịch hoàn phụ bao gồm nhiều ống nhỏ gom
tinh vào một ống lớn phía đáy dịch hoàn phụ. Dịch hoàn phụ là nơi thành thục
và lưu giữ tinh trùng trong thời gian đợi phóng tinh.
Ống dẫn tinh: Ống dẫn tinh bắt đầu từ đuôi dịch hoàn phụ, đi vào

xoang bụng và đổ vào ống dẫn niệu; phía cuối phình ra tạo thành một túi chứa
lớn có dạng như một cái ampule, có nhiệm vụ hứng tinh trùng và dẫn tinh
trùng đổ vào ống niệu.
Các tuyến sinh dục phụ: Tuyến sinh dục phụ bao gồm tuyến tinh nang
(tuyến túi), tuyến tiền liệt (prostate), tuyến cầu niệu đạo (tuyến Cowper). Các
tuyến này nằm dọc theo niệu quản, chúng tiết ra dịch lỏng đổ vào niệu đạo,


6

hỗn hợp với tinh trùng thành tinh dịch trước khi xuất tinh. Dịch tiết của chúng
làm tăng thể tích tinh dịch, cung cấp chất dinh dưỡng cho tinh trùng hoạt
động, cung cấp chất đệm phosphate và carbonate để duy trì pH của tinh dịch,
đảm bảo cho sự sống, sự vận động và khả năng thụ tinh của tinh trùng.
Dương vật: Dương vật là cơ quan giao cấu ở con đực. Dương vật trâu
có dạng cong hình chứ S. Bình thường dương vật nằm trong bao dương vật,
khi được kích thích thì dương vật cương lên và phần cong hình chữ S được
làm thẳng ra. Quy đầu là đầu mút tự do của dương vật. Quy đầu nằm trong túi
gọi là bao dương vật.
1.1.2.2. Sinh lý sinh dục của trâu đực
Quá trình sinh tinh và thành thục của tinh trùng diễn ra liên tục kể từ
khi con đực thành thục về tính dục. Tuy nhiên, cường độ có thay đổi chút ít
theo mùa. Quá trình tạo tinh bắt đầu từ khi phân chia nguyên bào tinh cho đến
khi bài tiết tinh trùng vào xoang ống dẫn tinh, thường kéo dài từ 48-50 ngày.
Các nguyên bào tinh phân chia và biệt hóa qua một giai đoạn loạt phân bào,
cuối cùng hình thành nên tinh trùng. Khi tinh trùng được hình thành đầy đủ
chúng sẽ được đẩy ra hầu như tự do trong xoang ống sinh tinh (Hà Văn
Chiêu,1999) [6].
Trâu đực có khả năng giao phối lúc 3 năm tuổi, thời gian sử dụng tốt
nhất là 4-5 năm, tuy nhiên có thể khai thác tinh dịch tới hai chục năm nhưng

tính hăng và kết quả phối giống sẽ giảm dần khi đực giống về già. Một trâu
đực có thể sử dụng phối giống trực tiếp cho 30-50 trâu cái, nhưng tỷ lệ ghép
thích hợp là 1 đực 20 cái, tối đa không quá 30 cái. Mỗi lần phóng tinh trâu
đực xuất 2,5-3 ml tinh dịch, hoạt lực 70-80%, nồng độ 0,8-1 tỷ/ml. Tần số
phối giống tốt là 2-3 lần trong một tuần, nếu nhiều hơn thì phẩm chất tinh sẽ
kém và tỷ lệ thụ thai thấp hơn. Trâu đực không có chu kỳ tính dục nhưng
phẩm chất tinh dịch cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi mùa vụ, phẩm chất tinh
trâu tốt nhất vào mùa thu so với các mùa khác trong năm do ảnh hưởng của
thức ăn tốt trong mùa mưa (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [3].


7

Một khó khăn lớn trong công tác lai tạo với đàn trâu với trâu nội Việt
Nam, đó là phần lớn trâu Murrah không có phản xạ sinh dục với trâu nội. Tuy
nhiên, nếu được trâu đực Murrah được nuôi ghép với trâu cái nội ngay từ bé,
trong điều kiện chăn thả, thì trâu đực Murrah vẫn có phản xạ nhảy với trâu cái
nội (Mai Văn Sánh, 1996) [12]. Để khắc phục hiện tượng này, việc lai tạo
giữa trâu đực Murah và trâu cái Việt Nam được thực hiện chủ yếu bằng kỹ
thuật thụ tinh nhân tạo.
1.1.2.3. Hình thái và hoạt động của tinh trùng trâu
a. Hình thái và kích thước của tinh trùng
Tinh trùng trâu hình dạng giống con “nòng nọc” có chiều dài từ 68-80
µm, có thể chia làm 4 phần chính gồm đầu, cổ, đoạn giữa và đuôi (Trần Tiến
Dũng và cs, 2002) [7], cụ thể:
Đầu tinh trùng: Có hình Ovan dài từ 8,0 đến 9,5 µm, rộng từ 3,3 đến
5,5 µm, dày 2 µm, chứa nhân tế bào nơi có ADN - là vật chất di truyền các
đặc điểm của con đực. Bao lấy phần chỏm là thể đỉnh chứa enzyme
hyaluronidaza có chức năng phá vỡ màng ngoài (Mucopolysaccarit) của tế
bào trứng để mở đuờng cho nhân tinh trùng vào dung hợp với nhân của trứng.

Sự nguyên vẹn của thể đỉnh giữ vai trò quan trọng như là chỉ số đánh giá về
khả năng thụ tinh của tinh trùng
Cổ tinh trùng: là phần rất ngắn cắm vào hõm của đáy ở đầu, dễ dàng bị
gãy. Cổ chứa hai trung tử, trung tử gần nhân và trung tử xa nhân, là nơi bắt
nguồn của bó trục của đuôi tinh trùng.
Đoạn giữa: đoạn này ñuợc nối vào cổ và dày hơn đuôi, có chiều dài
14,8µm, đuờng kính trong khoảng từ 0,7 đến 1,0µm. Đoạn giữa có một tập
hợp sợi trục (2 sợi trục chính và 9 sợi vòng), bọc quanh là một bao ty thể xoắn
và màng tế bào chất. Phía cuối của đoạn giữa là một vòng nhẫn, giàu
phospholipids, chứa nhiều oxydase và cung cấp năng luợng cho tinh trùng.
Đuôi tinh trùng: Là đoạn còn lại cho đến hết chót đuôi, có chiều dài từ
45 đến 60µm, đuờng kính từ 0,3 đến 0,7µm, gồm hai phần là đoạn chính và
chót đuôi. Đoạn chính có 9 sợi trục nối vào vòng nhẫn, bao quanh là một bó


8

sợi trục coi như nguyên sinh chất. Chót đuôi là phần tận cùng của đuôi, chỉ
gồm hai sợi trung tâm, đuợc bao bọc bằng màng tế bào.
Nếu phân đoạn theo chức năng của từng bộ phận thì tinh trùng có thể
chia thành hai phần chính: Phần đầu lưu giữ yếu tố di truyền và các men liên
quan đến năng lực thụ tinh của tinh trùng; Phần đuôi là cơ quan có chức năng
vận động bằng nguồn năng luợng của ty thể và cấu trúc của đuôi.
b. Hoạt động của tinh trùng
Trạng thái hoạt động của tinh trùng thể hiện chất lượng tinh dịch. Nếu
tinh trùng hoạt động càng mạnh thì chất lượng càng tốt. Tinh trùng có 3 hình
thức vận động cơ bản:
Vận động tiến thẳng: là vận động của những tinh trùng có khả năng thụ thai.
Vận động xoay tròn: là tinh trùng này thường không có khả năng thụ thai.
Vận động tại chỗ: là hình thức vận động của tinh trùng non, dị tật, chỉ

lắc lư tại chỗ. Những tinh trùng này không có khả năng thụ thai.
1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh dịch trâu
Việc khai thác tinh dịch trâu chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp
dùng âm đạo giả và vào buổi sáng, trước khi cho ăn.
Một số chỉ tiêu thường dùng đánh giá phẩm chất tinh dịch là thể tích tinh
dịch (ml), nồng độ tinh trùng (tỷ/ml), hoạt lực tinh trùng (%), pH tinh dịch, tỷ
lệ tinh trùng kỳ hình (%), tỷ lệ tinh trùng sống (%) và tổng số tinh trùng tiến
thẳng/lần xuất tinh (tỷ/lần xuất tinh).
1.1.3.1. Thể tích tinh dịch V (ml)
Thể tích tinh dịch là số ml tinh dịch trong một lần khai thác. Người ta
xác định thể tích tinh dịch bằng ống đo có vạch đến 1/10 ml.
1.1.3.2. Hoạt lực tinh trùng (A)
Hoạt lực tinh trùng là chỉ số phản ánh số lượng tinh trùng hoạt động
tiến thẳng trong tinh dịch và được đánh giá bằng ước tính trực quan theo tỷ lệ
phần trăm. Hoạt lực tinh trùng là một trong những chỉ tiêu quan trọng và là


9

chỉ tiêu chủ yếu trong đánh giá chất lượng của tinh dịch. Nếu chỉ tiêu hoạt lực
tinh trùng không đạt tiêu chuẩn sẽ không thể sản xuất được tinh đông lạnh có
chất lượng tốt, cho dù các chỉ tiêu khác của tinh dịch vẫn đảm bảo tiêu chuẩn.
1.1.3.3. Nồng độ tinh trùng (C – tỷ/ml)
Nồng độ tinh trùng là số lượng tinh trùng có trong một ml tinh dịch.
Nồng độ tinh trùng thường được tính bằng đơn vị tỷ/ml. Tinh dịch có nồng độ
tinh trùng càng cao phản ánh chất lượng tinh dịch càng tốt. Nồng độ tinh dịch
cùng với lượng xuất tinh được dùng để xác định lượng môi trường pha loãng
và số lượng tinh đông lạnh sản xuất được.
1.1.3.4. Độ pH tinh dịch
Độ pH tinh dịch phản ánh nồng độ [H+] có trong tinh dịch. pH của tinh

dịch liên quan đến năng lực đệm, sức sống và năng lực thụ tinh của tinh trùng,
đồng thời phản ánh chế độ dinh dưỡng cũng như trạng thái bệnh lý của cơ
quan sinh dục đực.
1.1.3.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K - %)
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phản ánh trình trạng bất thường về hình thái
của tinh trùng. Tỷ lệ kỳ hình càng lớn cho thấy phẩm chất tinh dịch càng kém.
Ở điều kiện bình thường, tinh trùng có hình dạng đặc trưng cho mỗi loài. Khi
điều kiện sống, dinh dưỡng bất thường hoặc bệnh lý có thể làm tăng số lượng
tinh trung kỳ hình. Những tinh trùng kỳ hình không có khả năng thụ tinh.
1.1.3.6. Tỷ lệ tinh trùng sống (Sg-%)
Tỷ lệ tinh trùng sống là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng tinh
dịch, vì nó liên quan khá chặt chẽ với khả năng sinh sản của gia súc. Tỷ lệ tinh
trùng sống phản ánh số tinh trùng sống trong liều tinh.
1.1.3.7. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần xuất tinh (V.A.C - tỷ)
Tổng số tinh trùng tiến thẳng là tích của của 3 chỉ tiêu V.A.C, là chỉ
tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất tinh dịch trong một lần xuất tinh hoặc trong
một liều tinh. VAC càng lớn phản ánh sức sản xuất của con đực càng cao
hoặc chất lượng liều tinh càng tốt.


10

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch
Các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch có mối tương quan với nhau
và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như giống, cá thể, lứa tuổi, mùa vụ, dinh
dưỡng, chăm sóc, quản lý...
1.1.4.1. Giống, cá thể và độ tuổi
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, giống, cá thể và độ tuổi có ảnh hướng lớn
đến số lượng và chất lượng tinh dịch. Các giống khác nhau cho số lượng xuất
tinh khác nhau. Nordin và cs (1990) [48] cho biết lượng xuất tinh trung bình

của trâu đầm lầy trưởng thành đạt 3,7ml, trong khi trâu Murrah có lượng xuất
tinh trung bình đạt 2,58ml (Bhakat và cs 2011) [25] đến 2,93ml (Trịnh Thị
Kim Thoa và cs, 2006) [15], trâu Nili-Ravi đạt tới 4,96ml (Javed và cs., 2000)
[39]. Hà Minh Tuân (2014) [18] cho biết, lượng xuất tinh trung bình của trâu
Việt Nam đạt 3,89ml.
Các giống trâu khác nhau cho chất lượng tinh dịch khác nhau. Trịnh
Thị Kim Thoa và cs. (2006) [15] cho biết chất lượng tinh dịch của trâu
Murrah nuôi tại Việt Nam và trâu đầm lầy có sự khác nhau rõ rệt. Nồng độ,
hoạt lực, tỷ lệ sống, tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng và độ pH của tinh trùng của
trâu Murrah nuôi tại Việt Nam lần lượt là 1,03 tỷ/ml; 68,0%; 96,36%; 7,93%
và 6,63, trong khi đó các chỉ tiêu này ở trâu đầm lầy là 0,91 tỷ/ml; 64,36%;
95,78%; 7,30% và 6,87. Hà Minh Tuân (2014) [18] cho biết, trâu Việt Nam
có lượng xuất tinh, nồng độ và hoạt lực tinh trùng lần lượt là 3,89 ml, 1,14
tỷ/ml và 75,08%.
Các nghiên cứu cũng cho biết, giữa các cá thể trâu có sự khác biệt về số
lượng, chất lượng tinh dịch (Kumar và cs., 1993a) [41]. McCool và Entwistle
(1989) [47] thấy có sự khác biệt giữa các cá thể trâu đầm lầy về chu vi dịch
hoàn, tuổi dậy thì, thành thục tính dục từ đó ảnh hưởng tới số lượng, chất
lượng tinh. Các nghiên cứu trên trâu Murrah và trâu Surti cũng có kết quả
tương tự. Mahmoud và cs. (2013) [43] cũng nhận thấy các cá thể trâu Murrah
khác nhau đáng kể về lượng xuất tinh và nồng độ tinh trùng (P <0,05).


11

1.1.4.2 . Yếu tố ngoại cảnh
a) Mùa vụ:
Yếu tố mùa vụ ảnh hưởng trực tiếp tới gia súc thông qua nhiệt độ, độ
ẩm, lượng mưa … Nhiệt độ cao sẽ gây ra stress đối với giá súc, gián tiếp ảnh
hưởng tới số lượng và chất lượng tinh dịch. Trong mùa hạ, nồng độ thyroxin

tiết giảm dẫn đến giảm lượng thức ăn ăn vào của động vật, giảm sự trao đổi
chất và từ đó làm giảm quá trình sinh tinh. Do gia súc bị stress nhiệt nên có
thể kiệt sức và giảm hưng phấn sinh dục, giảm khả năng khải thác tinh
(Mandal và cs, 2000) [44].
TrịnhThị Kim Thoa và cs. (2006) [16] cho biết, chất lượng tinh dịch
trâu Murrah và trâu đầm lầy trong mùa xuân và thu tốt hơn mùa hè và đông,
trong khi đó Hà Minh Tuân (2014) [18] lại cho biết chất lượng của trâu Việt
nam trong mùa thu và đông tốt hơn so với mùa xuân và hè. Sự giảm chất
lượng tinh dịch trong mùa hè có liên quan tới sự gia tăng của nhiệt độ môi
trường xung quanh trong những tháng nóng dẫn đến xáo trộn trong hoạt động
sinh sản của trâu.
b) Thức ăn
Thức ăn có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh trưởng phát triển và
sinh sản của gia súc, là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng, chất
lượng tinh dịch của con đực.
Việc thiếu hụt dinh dưỡng vitamin, khoáng chất đa lượng và vi lượng
đã làm giảm chất lượng tinh dịch. Vitamin A và E có liên quan trực tiếp đến
chất lượng của tinh dịch trong tất cả các loài vật nuôi. Thiếu hụt selen làm
tăng kỳ hình đuôi tinh trùng. Các axit amin cũng có tác dụng cải thiện chất
lượng tinh dịch, việc bổ sung lysine và methionine vào thức ăn cho trâu giúp
tăng số lượng, chất lượng tinh dịch và chất lượng tinh đông lạnh (Singh và cs,
2000a) [52].
c) Quản lý, chăm sóc
Các yếu tố quản lý, chăm sóc, khai thác và sản xuất tinh đông lạnh
cũng ảnh hưởng tới chất lượng tinh trâu. Việc phun nước làm mát cho trâu
trong những tháng mùa hạ nóng làm giữ ổn định chất lượng tinh dịch trong


12


năm (Jainudeen và cs, 1982) [38]. Kỹ thuật kích thích hưng phấn nhảy giá
khai thác tinh ở trâu đực làm tăng nồng độ tinh trùng.
Koonjaenak và cs. (2007) [40] thấy rằng, tần suất khai thác tinh ảnh
hưởng đến các dạng kỳ hình về kích thước đầu tinh trùng, kỳ hình đuôi có
mảng bám và đuôi cong. Ngoài ra, việc tiêm phòng bệnh truyền nhiễm, một mặt
giúp gia súc tránh được bệnh dịch nhưng mặt khác cũng làm ảnh hưởng đến số
lượng, chất lượng tinh dịch vì tiêm phòng vắc xin gây phản ứng sốt sau tiêm
chủng. Khai thác tinh một lần trong một tuần là hợp lý nhất cho gia súc có độ
tuổi từ 2 đến 3 năm. Việc thực hiện tốt kỹ năng kích thích hưng phấn nhảy giá và
kỹ thuật lấy tinh bằng âm đạo giả của người khai thác tinh gia súc sẽ giúp thu
được số lượng tinh dịch nhiều hơn.
1.1.5. Các nguyên lý cơ bản, yếu tố ảnh hưởng và vai trò của môi trường
pha loãng trong đông lạnh tinh dịch trâu.
1.1.5.1. Một số nguyên lý cơ bản về đông lạnh tinh dịch
a) Hiện tượng đóng băng chất lỏng
Khi chất lỏng bị làm lạnh xuống nhiệt độ quá thấp sẽ xảy ra hiện tượng
đóng băng. Quá trình này xảy ra qua các giai đoạn sau:
Tiền đóng băng: là quá trình làm lạnh một chất lỏng. Nếu tốc độ làm
lạnh chậm, nhiệt độ của chất lỏng hạ xuống điểm đóng băng mà chất lỏng vẫn
giữ nguyên trạng thái và chưa có tinh thể đóng băng. Trạng thái của chất lỏng
lúc này là không ổn định, chỉ cần một tác động nhẹ là xảy ra hiện tượng tạo
nhân hoặc phá vỡ hiện tượng tạo nhân tinh thể thay vào đó là hiện tượng kết
hạt (Ditto, 1992) [33]; (Weize, 1991) [60].
Tạo nhân tinh thể: một chất lỏng đóng băng phải có một hạt nhỏ làm
nhân cho các phân tử nước lần lượt bám vào để hình thành tinh thể. Hiện
tượng tạo nhân tinh thể có hai hình thái. Đối với nước nguyên chất, việc tạo
nhân từ hạt tinh thể nước; đối với dung dịch, các hạt chất tan làm nhân cho
các phân tử nước bao quanh tạo tinh thể.
Giãn nở của tinh thể băng: khi đóng băng các tinh thể hình thành, thể
tích của chúng sẽ tăng lên, sự giãn nở thể tích này giải phóng năng lượng tiềm



13

ẩn trong các phân tử nước làm cho nhiệt độ của dung dịch tăng đến điểm đóng
băng mặc dù quá trình làm lạnh vẫn tiếp tục (Iritani, 1989) [37]. Tại thời điểm
đóng băng, nhiệt độ của dung dịch không đổi trong một giai đoạn nhất định
và giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào tốc độ đóng băng. Nếu tốc độ
đóng băng nhanh thì giai đoạn trên sẽ ngắn và sự giãn nở của tinh thể sẽ bị
loại trừ và thay vào đó là hiện tượng tinh thể hóa.
Kết tinh hoàn thiện tại một nhiệt độ nhất định (EP/Entectic point): khi
hiện tượng làm lạnh tiếp tục, lượng tinh thể nước tăng lên và pha lỏng giảm
dần, nồng độ dung dịch tăng và dung dịch sẽ tách ra làm 2 phần: pha tinh thể
và pha lỏng. Nếu hiện tượng làm lạnh tiếp tục thì pha lỏng sẽ biến mất ở nhiệt
độ nhất định. Điểm đó gọi là điểm đóng băng hoàn chỉnh của một dung dịch
(Weize, 1991) [60].
b) Ảnh hưởng của đóng băng lên tế bào tinh trùng
Tinh trùng là một tế bào đặc biệt rất mẫn cảm với các yếu tố ngoại
cảnh. Khi đông lạnh, tinh trùng bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng sau:
Hiện tượng đóng băng nội bào: tinh trùng bị chết hoặc bị mất năng lực
hoạt động khi cấu tạo nội bào bị phá vỡ do việc hình thành tinh thể nuớc nội
bào. Nếu tinh trùng nằm trong dung dịch nuớc muối sinh lý có thể loại trừ
đuợc hiện tuợng này, vì được các phân tử nuớc dạng lỏng bao quanh, mặc dù
dung dịch ngoại bào bắt đầu đóng băng ở nhiệt độ -2oC hoặc -5oC. Như vậy,
quá trình đóng băng sẽ không làm hại tới tế bào tinh trùng cho đến khi nuớc
nội bào đông lạnh mặc dù dung môi môi truờng bao quanh đã đông lạnh
(Mazur, 1989) [46]
Sự mất nước của tế bào tinh trùng: nếu nước nội bào thoát ra ngoài,
tinh trùng sẽ bị teo lại nhưng vẫn có tinh trùng sống được ở nhiệt độ thấp
hoặc cực thấp -196oC. Trong quá trình làm lạnh, nước ngoại bào đóng băng

làm áp suất thẩm thấu chênh lệch, nước nội bào thoát ra khỏi tinh trùng và
tiếp tục đông băng phần ngoại bào. Có 80% nước nội bào bị đông lạnh ở 150C và được thoát ra ngoài, do đó ngăn ngừa được hiện tượng đóng băng nội
bào (Hà Văn Chiêu, 1999) [6]


14

Hiện tượng đóng băng ngoại bào: trong quá trình đông lạnh, hiện
tượng đóng băng nước ngoại bào sẽ xảy ra làm nồng độ dung dịch tăng lên và
ASTT ngoại bào cao hơn ASTT nội bào dẫn đến sự thoát nước nội bào ra môi
trường, pH cũng thay đổi (Iritani, 1989) [37].
Chuyển động của nước và sự giãn nở của tinh thể nước gây ra hủy hoại
cơ học đối với tinh trùng: Hiện tuợng giải đông giống như đông lạnh, có ảnh
huởng đến tinh trùng do chênh lệch áp suất thẩm thấu, sự di chuyển của nước
qua màng tế bào tinh trùng và sự giãn nở của các tinh thể nước đá trong quá
trình đông lạnh hoặc tan băng có thể gây tổn thương tinh trùng. Bọt khí tồn tại
trong tinh thể băng cũng có thể gây tổn hại tinh trùng trong quá trình này (Hà
Văn Chiêu, 1999) [6]).
1.1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức sống tinh trùng sau đông lạnh
Khả năng chịu lạnh của tinh trùng là tỷ lệ sống sót của tinh trùng sau
khi giải đông. Khả năng chịu lạnh của tinh trùng còn gọi là sức kháng lạnh.
Sức kháng lạnh của tinh trùng phụ thuộc vào giống, độ tuổi lấy tinh, mùa vụ
lấy tinh…
Thành phần môi trường pha loãng cũng ảnh hưởng đến sức kháng của
tinh trùng. Môi trường pha loãng bao gồm chất có năng lượng, chất đệm, chất
chống đông, chất điện giải… Tỷ lệ tinh trùng sống sau đông lạnh và giải đông
phụ thuộc vào các thành phần trên. Nếu thành phẩn tỷ lệ các chất liệu cấu tạo
môi trường không hợp lý sẽ làm giảm hoạt lực, tăng tỷ lệ chết của tinh trùng.
Thời gian cân bằng khi đông lạnh tinh dịch: Tinh trùng sau khi ra ngoài
cơ thể rất dễ bị sốc nhiệt do sự chênh lệch giữa nhiệt độ trong cơ thể và nhiệt

độ môi trường ngoài cơ thể. Chính vì vậy, cần thiết phải hạ nhiệt độ từ từ để
tinh trùng làm quen với nhiệt độ thấp. Theo Ditto (1992) [33], thời gian cân
bằng khoảng 3-5h ở nhiệt độ 50C có tác dụng làm tinh trùng quen với nhiệt
độ thấp và nâng cao tỷ lệ tinh trùng sống sau đông lạnh. Trịnh Thị Kim Thoa
và cs. (2006) [15] cho biết, thời gian làm lạnh tinh dịch tinh trâu đầm lầy từ
370C đến 40C trong 2 giờ cho kết quả bảo tồn tốt hơn so với thời gian làm
lạnh trong 1 giờ hoặc trên 1 giờ đến dưới 2 giờ.


15

Tốc độ đông lạnh cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tinh trùng. Khi
đông lạnh sâu để tinh trùng đóng băng, tốc độ đông lạnh nhanh hay chậm
quyết định đến hoạt lực tinh trùng sau giải đông. Trịnh Thị Kim Thoa và cs.
(2006) [15] nhận thấy, đông lạnh tinh trâu đầm lầy với tốc độ 13 0C/phút
trong giai đoạn hạ nhiệt từ + 4 0C đến – 350C, 650C/phút trong giai đoạn từ 300C đến -1350C và 40C/phút trong giai đoạn từ -1350C đến -1500C cho kết
quả tốt nhất.
Tốc độ giải đông có ảnh hưởng lớn đến hoạt lực tinh trùng: Tinh cọng
rạ (0,5ml/cọng) giải đông bằng nước ấm ở 370C trong 5 giây và 30 giây thì
hoạt lực tương ứng 34% và 29% (Davies Morel, 1999) [31].
Chế độ bảo quản có ảnh hưởng lớn đến sức sống của tinh trùng sau
giải đông. Tinh trùng sau đông lạnh luôn phải được bảo quản trong nitơ lỏng
(-1960C). Nếu bảo quản tốt sau vài chục năm, tỷ lệ sống và sức hoạt động
của tinh trùng vẫn không thay đổi, khả năng thụ thai vẫn không bị giảm (Hà
Văn Chiêu, 1996) [6].
1.1.5.3. Vai trò của môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch trâu
Môi trường pha loãng tinh dịch là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
tồn tại của tinh trùng trong quá trình đông lạnh. Theo Ivanop (1890) được
Nguyễn Đức Hùng và cs, (2003) [9] trích dẫn, môi trường pha loãng và bảo
tồn tinh dịch là một môi trường lý, hóa học, đáp ứng đầy đủ các điều kiện

sống và trao đổi chất của tinh trùng và sau khi bảo tồn có khả năng hồi phục
chức năng hoạt động và thụ tinh. Vì vậy, môi trường phải đảm bảo các
nguyên tắc cơ bản sau: áp lực thẩm thấu phải tương đương với áp lực thẩm
thấu của tinh dịch; có độ pH tương đương với pH của tinh dịch hoặc toan yếu
(6,4-6,7); có năng lực đệm để ổn định pH trong quá trình bảo tồn; có các chất
điện giải và không điện giải hợp lý; có các đặc điểm vật lý (độ nhớt, tỷ
trọng...) phù hợp để tinh trùng sống, hoạt động (Nguyễn Đức Hùng và cs,
2003) [9]. Đặc biệt, đối với môi trường pha loãng, đông lạnh tinh dịch phải bổ
sung vào môi trường chất chống choáng lạnh.


16

Để đáp ứng các nguyên tắc trên, các môi trường pha loãng, bảo tồn tinh
thường có các thành phần chất yếu sau:
- Chất cung cấp năng lượng
Chất cung cấp năng lượng thường dùng trong môi trường là các loại
đường, như glucoza, fructoza, lactoza và Raffinose hydrate. Ngoài vai trò
cung cấp năng lượng, đường còn có tác dụng bảo vệ màng tinh trùng, giúp
tinh trùng tránh được hiện tượng mất điện tích và không gây tụ dính cho tinh
trùng; giải độc cho tinh trùng, ổn định tỷ lệ chất điện giải và chất không điện
giải (Nguyễn Mạnh Hà và cs, 2012) [8]. Khi pha loãng tinh dịch bằng những
dung dịch trên thì các vi khuẩn gây mủ bị kìm hãm, ít phát triển và có lợi cho
đời sống tinh trùng (Nguyễn Tấn Anh, 1996) [1].
- Chất đệm
Trong quá trình bảo tồn, tinh trùng vẫn sống và trao đổi chất bằng quá
trình đường phấn yếm khí, mà sản phẩm cuối cùng là axit lactic, có xu hướng
làm giảm độ pH của môi trường, có nguy cơ đầu độc tinh trùng. Vì vậy, người
ta cần phải cho vào môi trường để ổn định độ pH. Có nhiều chất hóa học được
dùng làm chất đệm, Tris là một trong các chất đó. Tris (hydroxymethyl amino-methane) là một hóa chất quan trọng trong quá trình đông lạnh tinh

dịch gia súc. Theo Andrabi (2009) [23], Tris-citric axit có thể cung cấp các hệ
thống đệm tốt nhất để cải thiện chất lượng tinh trùng sau giải đông và do đó
cũng có thể cải thiện khả năng sinh sản của tinh trùng trâu. Tris-citric và Triscitrate làm tăng hoạt lực và khả năng sống của tinh trùng sau giải đông
(Dhamivà cs., 1994) [32].
- Chất chống choáng lạnh
Glycerol là chất bảo vệ lạnh được sử dụng nhiều nhất trong các môi
trường pha loãng tinh dịch. Tác dụng bảo vệ tinh trùng trong quá trình đông
lạnh của glycerol do nó tăng áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào để kéo
nước trong tế bào ra ngoài, qua đó làm giảm nguy cơ hình thành tinh thể băng
trong tế bào, hạ thấp điểm đóng băng của nước trong tế bào. Nghiên cứu của
Andrabi (2006) [22] về ảnh hưởng của các nồng độ glycerol khác nhau trong


×