Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Mẫu đề cương LVTS giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC ở cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.38 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
_______________________

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CƠ SỞ ( XÃ, THỊ TRẤN) HUYỆN
PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.01.02

Học viên
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

: ĐOÀN TUẤN ANH
: QUẢN TRỊ KINH DOANH - KHÓA 20.1
: PGS. TS NGUYỄN HỒNG THÁI

Năm 2013


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Đoàn Tuấn Anh.
Tel: 091.230.7783

Mail:

2. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
3. Lớp: Quản trị kinh doanh


4. Cơ sở đào tạo:

- Khoá 20.1
Trường Đại học Giao thông Vận tải

5. Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Hồng Thái
Tel: 090.323.4048

Mail:

Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ, công chức cơ sở (xã, thị trấn) huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

Học viên thực hiện

Đoàn Tuấn Anh

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò của cán bộ, "cán bộ quyết định
mọi việc", "muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là
chân lý.". Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
Đảng ta cũng đã khẳng định "cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt
trong công tác xây dựng đảng".

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế,
nhất là yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì một trong các yếu tố quyết định đó là yếu
tố con người- cụ thể là đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu là
phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ, công chức của cả hệ thống chính trị từ
trung ương đến cơ sở, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, giỏi về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Chính quyền địa phương nói chung, cấp xã nói riêng (cấp cơ sở) là một bộ
phận quan trọng của bộ máy nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, nhất
là đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập. Để có được đội
ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới đặc biệt là công cuộc
xây dựng nông thôn mới, việc nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ Công chức cấp
xã, thị trấn là hết sức quan trọng và cần thiết. Suy nghĩ và tham gia thực hiện nội
dung này còn là trách nhiệm của cá nhân tôi vì tôi đang công tác ở Ban Tổ chức
Huyện uỷ huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài : Thực trạng và giải pháp nâng cao

chất lượng đội ngũ Cán bộ Công chức cơ sở (xã, thị trấn) huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội.
3


2. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng đội ngũ Cán bộ, Công chức cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội và các nội dung khác có liên quan. Đồng thời nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ cơ sở của huyện.
3. Phạm vi nghiên cứu

Các nội dung liên quan đến Cán bộ công chức của toàn bộ các xã, thị trấn

trong huyện, trong thời gian từ năm 2010 đến nay
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức cấp
cơ sở ( Xã, thị trấn) ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, trong các cơ quan
Đảng, chính quyền cấp xã, thị trấn thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng Cán bộ, Công
chức cơ sở thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chung duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác như:

Phương

pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn.
6. Kết cấu của luận văn:

NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Chương 1
Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở
(xã, phường, thị trấn)
1.1. Các khái niệm cơ bản có liên quan.
1.2. Vị trí, vai trò và yêu cầu tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ công chức cơ sở.
1.2.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ công chức cơ sở.
1.2.2. Yêu cầu tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ công chức cơ sở.
4



1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở.
1.5. Kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương đối với việc nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ công chức cơ sở.
Chương 2:
Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở của huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội.
2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội.
2.2. Bộ máy tổ chức quản lý huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức.
2.3. Thực trạng đội ngũ Cán bộ Công chức các xã, thị trấn của huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội.
2.4. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ Cán bộ Công chức các xã, thị trấn của
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
2.4.1 Ưu điểm
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân
Chương 3:
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ Công chức cơ sở
(xã, thị trấn) huyện Phúc Thọ đến 2020.
3.1. Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện đến năm 2020.
3.2. Các yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ Cán bộ Công chức cơ sở giai đoạn từ nay
đến 2020.
3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5



7. Dự kiến tiến độ thực hiện
Luận văn dự kiến được hoàn thành trong khoảng 6 tháng (25 tuần) kể từ
khi ra quyết định giao đề tài. Cụ thể như sau:
TT
1
2
3
4

TIẾN ĐỘ
(tuần)
5
8
8
4
25

CHƯƠNG MỤC
Phần mở đầu và Chương 1
Chương 2
Chương 3 và phần Kết luận, kiến nghị
Hoàn thiện Luận văn
Tổng cộng

8. Tài liệu tham khảo
1.

Trần Xuân Cầu - Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân
lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.


2.

Nguyễn Trọng Điều (2003), Nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ cán
bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, Tạp chí Cộng sản số 18,
Hà Nội.

3.

Luật cán bộ công chức (2009), Nxb Sự thật, Hà Nội.

4.

Nhà xuất bản Lao động - xã hội (2005), Đào tạo, luân chuyển, quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, quản lý và công tác tổ chức, kiểm tra đảng viên, Hà Nội.

5.

Quy định pháp luật về Quản lý, tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm
cán bộ, công chức, Nxb chính trị quốc gia, Hà nội (2009).
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỞNG BỘ MÔN

PGS.TS Nguyễn Hồng Thái

PGS.TS Nguyễn Hồng Thái

6




×